WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những Con Bệnh Khó Chiều

Sách mới:

Những Con Bệnh Khó Chiều
(12 cuộc Đối thoại văn chương  giữa Marcel Reich-Ranicki & Peter Voß về 12 nhà văn viết tiếng Đức của thế kỷ XX)
Người dịch: Thế Dũng & Thiên Trường
I SBN: 987-3-9813547-2-0  Sách dày. 378 trang.
Thiết kế Bìa: Họa Sĩ Duy Ninh
Edition VIPEN  xuất bản
và phát hành tại Đức và EU vào tháng 09 năm 2011
Theo Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa:
Ullstein Buchverlag GmbH  và Edition VIPEN  tháng 04 năm 2011


————————————————–

Đây là lần đầu tiên ông thử tiêu dao trong vùng Việt ngữ.

1
Marcel Reich-Ranicki sinh năm 1920 tại Wloclawek Ba Lan, từ 1929 sống ở Berlin, năm 1938 trở lại Ba Lan  sống trong  lưu đày bởi chủ nghĩa phát xít. Năm 1958 ông trở về  Đức,  nơi  ông đã bắt  đầu sự nghiệp của mình  như là một nhà phê bình. 1960-1973, thường xuyên phụ trách mục  Phê bình văn học trên Tuần báo Thời Gian.1973-1988, phụ trách trang  Văn học của FAZ, một tờ báo nổi tiếng ở thành phố Frankfurter.1971-1975 ông là Giáo sư thỉnh giảng về Văn học  nước Đức mới tại Đại học tổng hợp Stockhohm & Uppsala. 1991-1992 là Giáo sư  thỉnh giảng về Heinrich Heine của Đại học Tổng hợp Düsseldorf. 1988-2000: ông đã duy trì  Chuyên mục: Khúc Tứ Tấu Văn Chương trên Đài truyền hình ZDF, Là Tiến sĩ danh dự của các Đại học tổng hợp tại: Uppsala, Augsburg, Bamberg & Düsseldorf, ông đã xuất bản rất nhiều cuốn sách nghiên cứu  và phê bình  có giá trị  về văn chương Đức.

2

Những con bệnh khó chiều (Lauter schwierige Patienten) do nhà xuất bản PROPYLAEN – SWR ấn hành tại CHLB Đức năm 2002. Sách gồm mười hai cuộc đối thoại  của Marcel Reich-Ranicki, nhà phê bình văn chươngnổi tiếng, ông đã bày tỏ nhiều suy ngẫm  về 12 nhà văn Đức ngữ của thế kỷ XX mà ông đã từng quen biết và gặp gỡ: Bertolt Brecht, Erich Kastner,Anna Seghers, Elias Canetti, Wolfgang Koeppen, Hans Werner Richter, Golo Mann, Max Frisch, Heinrich Böll, Friedrich Dürrenmatt, Ingeborg Bachmann,Thomas Bernhard.  Người đối thoại với Marcel Reich-Ranicki là Peter Voss, sinh năm 1941 tại Hamburg, từ 1998 là Giám đốc Đài truyền hình  SWR và là Phó Giám đốc Đài truyền hình ARD tại CHLB Đức.

3
Đây là lần đầu tiên Marcel Reich-Ranicki, nhà phê bình vốn được mệnh danh vị Giáo hoàng của văn chương Đức xuất hiện trang trọng trong một ấn phẩm tiếng Việt có nguồn gốc từ mười hai cuộc đối thoại của chương trình Khúc tứ tấu văn chương  trên Đài  truyền hình SWR tại CHLB Đức.

Peter Voss nói trong lời Tựa: “Ông để Sự nghiêm túc tự nghiêm túc và Sự khó khăn tự khó khăn. Tuy vậy ông vẫn thử nói về  nó một cách dễ dàng, chủ yếu là dễ hiểu. Bởi vậy, ông nhận được nhiều sự tán thưởng và cả sự chống đối quyết liệt nữa. Các tiêu chuẩn của ông quá đơn giản, đánh giá của ông quá rõ ràng. Nhận định của ông có quyền lực quá lớn vì nó quyết định số phận của những cuốn sách và các tác giả“.

Trong lời Bạt, sợ mình tự cường điệu, Marcel Reich-Ranicki  không muốn khẳng định là  cuốn sách có các chân dung các nhà văn viết tiếng Đức của thế kỷ XX, ông cho rằng „ nó có phần giống như là những viên gạch xây nên những chân dung như thế“ và  hy vọng cuốn sách sẽ là một cơ hội để công chúng có thể tiêu khiển một cách tao nhã.

Ngoài việc có thể nhận biết một cách làm sách độc đáo, với cuốn sách này, bạn đọc am hiểu cả văn chương tiếng Đức, lẫn văn chương  tiếng Việt còn có thể  cảm thấu được khá nhiều cung bậc và sắc thái của đời sống văn chương Đức.

Xưa cũ với người nhưng mới mẻ với ta. Với người Việt mê văn chương  thì hầu như cả mười hai Con bệnh khó chiều mà Marcel Reich-Ranicki bàn đến vẫn còn  như những người xa lạ. Ngay cả Bertolt Brecht, Anna Seghers, Friedrich Dürrenmatt, những tác giả đã từng có kịch và tiểu thuyết dịch ra tiếng Việt hoặc như Elias Canetti và Heinrich Böll đã từng đoạt giải Nobel; cũng chưa thể là những cái tên quen thuộc với  người  Việt đương đại. Và dường như đã mấy  ai từng biết tới chân dung Ingeborg Bachmann, Erich Kästner, Golo Mann. Mấy ai đã biết về trí tuệ ranh mãnh  láu cá và tài tổ chức của Hans Werner Richter người tạo dựng ra Nhóm 47, một hiện tượng có một không hai trong  lịch sử văn học Đức?  Mấy ai biết  số phận và văn nghiệp của  Wolfgang Koeppen và Thomas Bernhard, hai nhà văn mang thân phận con hoang trong số mười hai Con bệnh khó chiều?

Marcel Reich-Ranicki đã từng nói: Nhiều nhà văn và nhiều nhà phê bình thường lầm lẫn là văn chương chỉ cần hấp hẫn. Tôi dứt khoát cho rằng: văn chương không được phép chỉ hấp dẫn mà nó cần phải hơn thế nữa.

Hy vọng Những con bệnh khó chiều  còn trên cả hấp hẫn vì nó chất chứa nhiều bôn ba, sóng gió không chỉ của mười hai nhà văn viết  tiếng Đức  trong  thế kỷ XX.

4

Năm 2010, Marcel Reich-Ranicki, một tài năng truyền hình lớn, một người kể chuyện với cả linh hồn và thể xác( Peter Vos) đã được làm khách mời của Đài truyền hình ZDF  trong lễ  trao tặng  Giải thưởng Truyền hình Đức  nhân dịp sinh nhật lần thứ  90 tuổi của ông. Cũng nhân dịp này, người ta đã giới thiệu khá nhiều nhận định nổi tiếng của Marcel Reich-Ranicki về tiền bạc, về phụ nữ, về văn chương, về con người và về nghề phê bình cùng với các bức ảnh của các Nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Người ta đã đặt cạnh bức ảnh  Thủ tướng Angela Merkel kề vai bên ông với nụ cười ân cần, trân trọng  ý kiến của ông về tiền bạc:“ Chỉ Tiền thôi, không thể làm ra hạnh phúc nhưng khóc ở trong tắc xi thì vẫn tốt hơn là khóc ở trên tầu điện“.  Cạnh bức ảnh chụp chung với MC truyền hình Thomas Gottschalk, người ta thấy ông tuyên bố:“Truyền hình làm cho những người thông minh trở nên thông minh hơn và làm cho những người dở hơi hóa dở hơi hơn“và ông đã từ chối:“ Tôi không nhận Giải thưởng này đâu!“. Thú vị hơn cả có lẽ là những nhận định của ông về nghề phê bình. Ông nói:
„Chân thành là bổn phận trước hết của nhà phê bình“. „Nhà phê bình không chỉ ra sát nhân, họ đưa ra giấy chứng tử“.
„Không có sự kiêu ngạo sẽ không có tác phẩm. Kiểu  gì cũng cần phải có sự cao ngạo, nếu không sẽ chẳng thể xuất hiện tác giả hoặc  nhà phê bình“.
„Tôi có rất nhiều kẻ thù, điều này đơn giản vì chuyện đó thuộc về nghề nghiệp của tôi.
Trong Những con bệnh khó chiều, bạn đọc sẽ còn gặp rất nhiều những cách ngôn của ông.
5

Có lẽ những người ham thích nghiên cứu văn chương sẽ không thể đọc mười hai cuộc đối thoại  này với tinh thần khảo cứu bởi chúng không hề được Marcel Reich-Ranicki xắp đặt theo thứ tự của văn học sử. Những Con Bệnh Khó Chiều  được ông trân trọng và trìu mến lựa chọn để đối thoại,  để ghi hình và làm sách với các tiêu chí riêng. Trước hết, những con bệnh ấy không phải những nhà văn mà tên tuổi đã bị quên lãng. Với ông, điều quan trọng nhất, họ phải là những nhà văn mà  ông đã từng quen biết, đã từng gặp gỡ lúc sinh thời. Họ phải là những nhà văn đã qua đời những vẫn còn sống trong tâm thức công chúng độc giả từ trước tới giờ. Trong quá trình làm sách, ông lo ngại việc biên tập, cắt xén quá kỹ lưỡng khẩu khí của các cuộc trò chuyện ngẫu hứng, các ghi chép. Ông bảo:“ Tôi chỉ lo kết quả cuối cùng chúng tôi không có được cả những cuộc trò chuyện và những tiểu luận hay“. Và ông chủ trương: “kiên trì giữ lại nguyên mẫu các cuộc nói chuyện và giới hạn những can thiệp chỉnh sửa ở mức tối thiểu“.  Rốt cuộc, những tiêu chí ấy không chỉ quan trọng với  ông mà còn quan trọng với hậu thế;  bởi nhờ vậy mà ấn phẩm tiếng Việt đang ở trên tay bạn đọc mang sức nặng của  trải nghiệm thăng trầm, của tri thức uyên áo cùng với những nhịp thở mãnh liệt  của cả một đời văn phiêu bạt, cam go.

Hy vọng cuốn sách sẽ không chỉ  hấp dẫn với công chúng đam mê những hơi thở của đời sống văn nhân mà còn thu hút, quyến rũ được cả giới  phê bình vì khí chất  và phong độ Giáo hoàng Văn chương của Marcel Reich-Ranicki; dù đây là lần đầu tiên ông thử tiêu dao trong vùng Việt ngữ.

© Thế Dũng

© Đàn Chim Việt

Phản hồi