WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

10 nước cạnh tranh nhất thế giới, VN tụt hạng

Châu Á chỉ đóng góp 2 đại diện trong danh sách 10 nước năng lực cạnh tranh hàng đầu thế giới, theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố.

Báo cáo xếp loại dựa trên 12 tiêu chí: các định chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, hàng hóa và tính hiệu quả của thị trường, giáo dục đào tạo bậc cao, tính hiệu quả của thị trường lao động, tính sẵn có của công nghệ, sự phát triển thị trường tài chính, quy mô thị trường, kinh nghiệm trong kinh doanh và đổi mới. Các tiêu chí này sau đó được chia ra thành các mục nhỏ hơn.

Dưới đây là 10 nước dẫn đầu về năng lực cạnh tranh theo báo cáo của WEF.

1. Thụy Sĩ


Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.

Thứ hạng năm ngoái: 1

Thế mạnh:

- Có sự hợp tác chặt chẽ giữa giới kinh doanh và trí thức, giúp khuyến khích nghiên cứu, đổi mới và phát triển.

- Các định chế và thị trường tài chính mạnh.

- Cơ sở hạ tầng vững chắc.

Điểm yếu:

Tỷ lệ tuyển sinh đại học thấp, chỉ 49,4%.

2. Singapore


Mọi con mắt đều đang đổ dồn về Singapore. Đảo quốc Sư tử có đầy đủ tất cả các yếu tố để thành công, giờ họ chỉ cần hoàn thiện chúng hơn.

Thứ hạng năm ngoái: 3

Thế mạnh:

- Singapore dẫn đầu về thể chế mạnh, minh bạch và hiệu quả.

- Đứng vị trí số một về sự phát triển thị trường tài chính.

- Cơ sở hạ tầng tốt (đứng thứ 3).

Điểm yếu:

Cần phát triển thêm công nghệ tiên tiến và doanh nghiệp mạnh.

3. Thụy Điển


Thụy Điển bị tụt một bậc so với năm ngoái nhưng đa phần là do sự vươn lên của Singapore. Xét về thực lực, tính cạnh tranh của Thụy Điển vẫn rất lớn.

Thứ hạng năm ngoái: 2

Thế mạnh:

- Các thể chế mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân và lãnh đạo các tập đoàn có đạo đức kinh doanh cao. Xét về văn hóa doanh nghiệp và sức đổi mới, nước này đứng thứ 2.

- Đứng thứ 2 về giáo dục và đào tạo nâng cao.

- Kinh tế vĩ mô ổn định do nợ công thấp và ngân sách cân bằng.

Điểm yếu:

Giống như các nước vùng Scandinavia khác, Thụy Điển thiếu một thị trường lao động linh hoạt.

4. Phần Lan


Phần Lan là nước có bước nhảy vọt đáng kể nhất trong danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh hàng đầu.

Thứ hạng năm ngoái: 7

Thế mạnh:

- Đứng thứ 3 thế giới về các định chế công.

- Dẫn đầu về giáo dục bậc cao.

- Xếp thứ 3 về tốc độ đổi mới.

Điểm yếu:

Thâm hụt ngân sách tăng ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến nền tảng kinh tế vĩ mô.

5. Mỹ


Nước Mỹ vẫn giữ vững thế mạnh cạnh tranh. Nhưng có vẻ như khu vực cả công và tư nhân sẽ phải học cách hợp tác với nhau nếu nước này vẫn muốn duy trì chỗ đứng của mình

Thứ hạng năm ngoái: 4

Thế mạnh:

- Các doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và khả năng đổi mới cao.

- Hệ thống giáo dục bậc cao chất lượng hợp tác hiệu quả với khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển

- Nền kinh tế trong nước rộng lớn.

- Các thị trường tài chính đang được cải thiện (vươn lên vị trí 22 từ mức 31 năm ngoái).

Điểm yếu:

- Doanh nghiệp không tin tưởng các định chế của nhà nước. Do đó, Mỹ chỉ đứng thứ 39 về mặt này. Xét về lòng tin giữa các chính trị gia và doanh nghiệp, Mỹ xếp ở vị trí thứ 50 và đứng thứ 66 về lãng phí công.

- Đứng thứ 90 về độ ổn định kinh tế vĩ mô, chủ yếu là do lượng nợ công khổng lồ và các vấn đề kinh tế vĩ mô nghiêm trọng.

6. Đức


Đức bị tụt một bậc so với năm ngoái. Dù đang phải đối mặt với một vài vấn đề, nhưng năng lực cạnh tranh của nước này vẫn rất cao.

Thứ hạng năm ngoái: 5

Thế mạnh:

- Đứng thứ 2 về cơ sở hạ tầng.

- Có sự trợ giúp lớn dành cho các doanh nghiệp cỡ vừa. Báo cáo của WEF ca ngợi các tập đoàn lớn của Đức đã chiếm lĩnh được thị trường cấp thấp.

Điểm yếu:

- Thị trường lao động khắc nghiệt (đứng thứ 125).

- Số lượng các nhà khoa học và kỹ sư suy giảm, từ mức 27 năm ngoái nay đã rơi xuống vị trí thứ 41.

7. Hà Lan


Năng lực cạnh tranh của Hà Lan đã tăng một bậc so với năm ngoái, chủ yếu là nhờ cải thiện những thế mạnh sẵn có.

Thứ hạng năm ngoái: 8

Thế mạnh:

- Hà Lan đã cố gắng xây dựng các định chế vốn đã mạnh của mình ngày càng mạnh hơn.

- Cải thiện tính hiệu quả của các thị trường tài chính và năng lực của các doanh nghiệp (xếp thứ 5).

- Đứng thứ 8 về giáo dục đào tạo cấp tiểu học và nâng cao.

Điểm yếu:

Cần cải thiện tính linh hoạt của thị trường lao động

8. Đan Mạch


Tương tự Hà Lan, vị trí của Đan Mạch cũng tăng thêm một bậc trên bảng năng lực cạnh tranh, đa phần là nhờ một thị trường lao động hiếm có.

Thứ hạng năm ngoái: 9

Thế mạnh:

- Các định chế của Đan Mạch được đánh giá mạnh thứ 5 thế giới.

- Có thị trường lao động linh hoạt nhất trong số các nước vùng Tây Bắc Âu và đứng thứ 6 trên thế giới.

Điểm yếu:

Đan Mạch cần tiếp tục cải thiện các thị trường tài chính và doanh nghiệp.

9. Nhật Bản

Bất chấp biến động chính trị, thảm họa tự nhiên và kinh tế trì trệ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới.

Thứ hạng năm ngoái: 6

Việt Nam ở vị trí thứ 65 trên tổng số 142 quốc gia được khảo sát, rớt 6 bậc so với năm ngoái.

WEF tỏ ra bi quan hơn cả về tình trạng lạm phát, đang tăng với tốc độ hai con số ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao (6% trong năm 2010), cơ sở hạ tầng không bắt kịp đòi hỏi của nền kinh tế tiếp tục là quan ngại lớn của các chuyên gia dành cho Việt Nam (giao thông đường bộ xếp thứ 123, cảng xếp thứ 111). Chất lượng giáo dục, tuy có những tiến bộ đáng kể so với năm ngoái nhưng vẫn chỉ được xếp ở nhóm trung bình thấp.

Thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn đối với nhà đầu tư khi thâm nhập thị trường Việt Nam khi họ trung bình phải trải mất 44 ngày và trải qua 9 thủ tục để có giấy phép kinh doanh. Ở hai chỉ tiêu này, Việt Nam bị xếp hạng lần lượt là 119 và 94.

WEF cũng khuyến cáo Việt Nam cũng cần phải cải thiện một loạt điểm yếu khác như quyền sở hữu trí tuệ (xếp thứ 127) hay khả năng phòng chống tham nhũng… để có được xếp hạng cao hơn trong những năm tới.

Theo số liệu được WEF công bố, dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 89 triệu người và có tổng thu nhập quốc nội khoảng 103,6 tỷ USD, tương đương 0,37% GDP toàn cầu. Tính trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 1.174 USD một năm.

Tổng hợp theo VnExpress

4 Phản hồi cho “10 nước cạnh tranh nhất thế giới, VN tụt hạng”

  1. Bin La Làng says:

    Nếu còn có Quốc Gia để được xem là tụt hậu thì vẫn còn may đấy quí ông bà ạ chứ còn nay mai người ta lại bảo là tỉnh Việt Nam của China đang đứng chót so với các tỉnh khác thì ôi thôi rồi Lượm ơi.
    Dân có hèn thì nước mới mạt và để quyền hành lọt vào tay những kẻ không ra gì.Dân ngu khu đen-đời vẫn vậy.

  2. bần dân says:

    197- Việt Nam:
    Thế mạnh:
    – có 1 triệu công an để sẳn sàng đàn áp dân lành
    -có 14 tên đầu sỏ thuộc diện hạm đô la đưa bao nhiêu nuốt hết bấy nhiêu
    -có bằng cấp bợ đít tụi tàu cộng của 14 tên đồ tể đang chễm chệ ở HN

    Điểm yếu:
    -cán bộ các cấp xài bằng giả mà lảnh lương thiệt (tham nhũng móc ngoặc)
    -chuyên đỗ tội cho thế lực thù địch (hải ngoại chống cộng) để giành nghế
    – 3D nói đất nước còn nghèo đặng xin tiền thế giới (định giành chức của Hồng Thất Công)

  3. Minh Đức says:

    Việt Nam không cần chủ nghĩa Mác Lê, không cần tư tưởng Hồ Chí Minh mà cần những thứ sau:

    Thể chế mạnh, minh bạch và hiệu quả

    Cơ sở hạ tầng vững chắc.

    Hệ thống giáo dục bậc cao chất lượng hợp tác hiệu quả với khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển

    Giáo dục đào tạo cấp tiểu học và nâng cao tốt .

    Có thị trường lao động linh hoạt

    Môi trường kinh doanh thuận lợi

    Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân và lãnh đạo các tập đoàn có đạo đức kinh doanh cao

    Những người tốt là người có khả năng tạo ra các điều kiện trên cho Việt Nam. Bất kể những người đó thuộc đảng phái chính trị nào, bất kể những người đó thuộc thành phần công, nông, tiểu tư sản hay tư sản, bất kể những người đó theo tôn giáo nào, bất kể gia đình, lý lịch nhân thân của những người đó như thế nào.

  4. Andy says:

    Nước Viet Nam Cộng Sản lấy tư cách gi`, khả năng gi` mà cạnh tranh với các nước “tân tiến” trên thế giới ? Quan sát thật kỷ chỉ thấy một đống “tạp nhạp”, được chỉ đạo bởi một đám người “vưà ngu vừa dốt” thi` chì co’ đường “đội sồ”. Chỉ co’ việc` ép giá luơng công nhân để làm lợi cho đám chủ nhân ngoại quốc la` giỏi. ( Lợi hay hại ?)

    tạp nhạp + ngu dốt => phân người. Thật ra phân cũng không biết đem đổ ở đâu, vì ở VN thi` chổ nào ma` không đẩy phân rồi?

    “Người Cộng Sản thứ thiệt” co’ phát biểu la` ” Chúng tôi la` người chiến thắng, chúng tôi có quyền hưởng sự vinh quang”. (???)
    Vậy thi` “Người Cộng Sản thứ thiệt” cũng làm ơn hưởng luôn số phân nảy luôn đi nha, vi` no’ la` một trong nhiều kết quả đến từ sự chiến thắng cuả các ông đó

Leave a Reply to Andy