WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sách lược chuyển hóa

Như chúng tôi đã trình bầy từ nhiều năm trước, có 3 phương thức giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam: trông đợi sự chấp nhận dân chủ của ban lãnh đạo cộng sản, lật đổ chế độ bằng bạo lực quân sự hay quần chúng, và tạo các áp lực và môi trường, điều kiện để đưa đến chế độ dân chủ hoặc qua thay đổi trong nội bộ ban lãnh đạo cộng sản, hoặc bằng một phong trào quần chúng, hoặc tổng hợp cả hai cách.

Tất nhiên chúng ta không thể chấp nhận phương thức thứ nhất vì đơn giản thụ động ngồi chờ không phải là vận động dân chủ. Phương thức thứ hai không khả thi về mặt bạo lực quân sự, chỉ khả thi về mặt quần chúng, với điều kiện tạo được phong trào quần chúng. Do đó, tôi đã đề nghị chọn phương thức thứ 3, mà tôi gọi là sách lược chuyển hóa. Từ nhiều năm nay tôi đã vận động cho phương thức này và đã cùng làm việc để thực hiện phương thức này với những cá nhân, nhóm và tổ chức nào đồng ý.

Trước hết, sách lược chuyển hóa nhằm bốn mục tiêu cụ thể: (1) tạo được áp lực từ xã hội và quần chúng đòi thay đổi chế độ chính trị; (2) nới lỏng được sự kiểm soát của đảng CSVN trong các lãnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin, tư tưởng; (3) tạo được sự ủng hộ của quốc tế cho tiến trình dân chủ hóa; (4) xây dựng được nhân sự nồng cốt (core) và lực lượng dân chủ trong nước.

Ba mục tiêu đầu không thể thực hiện được nếu thiếu điều kiện thứ tư. Nhưng nhân sự nồng cốt và lực lượng dân chủ không thể xây dựng được từ chân không, thuần lý thuyết, và ở ngoài nước, mà phải từ quần chúng ở ngay trong nước, và bằng các phương pháp mang tính chuyên nghiệp.

Trước hết và trên hết, cần có môi trường nhân xã (kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm lý quần chúng…) thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu thứ 4 này. Hiện nay, các điều kiện kinh tế, xã hội khá thuận lợi. Sức mua của dân chúng được nâng cao, thông lưu trong nước với khu vực và quốc tế tương đối cởi mở (regional and global mobility), thông lưu giữa các miền trong nước dễ dàng (social mobility). Các phương tiện truyền thông, kể cả điện tử hiện đại, ngày càng phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Chỉ còn vấn đề tâm lý quần chúng cần được khai thông hơn nữa.  Đại đa số người dân chưa thật sự thấy cần thay đổi chế độ chính trị hiện nay. Họ bất mãn, chống đối, ít hay không còn tin tưởng vào ban lãnh đạo cộng sản hiện nay. Tuy nhiên đa số vẫn chỉ chống bất công, tham nhũng, lạm dụng quyền thế, đòi hỏi công lý, công bằng xã hội, đòi hỏi “đổi mới” để có được ban lãnh đạo tốt hơn, đáp ứng nguyện vọng quần chúng. Những đòi hỏi này là cần thiết, cần được hỗ trợ để phát triển mạnh và rộng khắp hơn nữa. Những đòi hỏi này cũng khá thuận lợi cho việc đạt mục tiêu thứ 2: bào mòn uy tín và sức mạnh của đảng và nhà nước cộng sản, nới lỏng và thu hẹp phạm vi và khả năng kiểm soát xã hội của họ. Tuy nhiên để xây dựng được nhân sự nồng cốt và lực lượng dân chủ thì những đòi hỏi này chưa đủ. Dù sao chúng ta thấy hiện nay những yếu tố tâm lý xã hội mới đang nẩy sinh từ bối cảnh xã hội đã có nhiều đổi thay so với những năm trước đây.

Trong những năm gần đây, đã xuất hiện một lớp người mới, tuy còn ít nhưng đang phát triển, đó là thành phần thức giả và thanh niên trí thức thành thị. Tầng lớp này bắt đầu hiểu rằng căn nguyên của mọi căn bệnh Việt Nam hiện nay chính là chế độ cộng sản, và chỉ có thay đổi nó bằng chế độ dân chủ pháp trị mới hy vọng giải quyết tận gốc những căn bệnh đang làm quần chúng bất mãn. Những nhân sự nồng cốt cho lực lượng dân chủ cần được nhận diện từ trong thành phần này, và có kế họach xây dựng đúng hướng, hữu hiệu và chuyên nghiệp. Nhân sự nồng cốt tất nhiên không thể nhiều và cũng không cần nhiều, nhưng cần “tinh”. Tinh về lý tưởng và tầm nhìn, bền vững, xa dài. Tinh về kiến thức và nhận thức về dân chủ và về tiền đồ dân tộc, trong thời đại toàn cầu. Tinh về khả năng tồn tại, hoạt động hữu hiệu, và mở rộng hệ thống nối kết vi tế, sinh động, nhiều tiềm năng, trong điều kiện an ninh còn dầy đặc, chuyên nghiệp và tinh vi của chính quyền cộng sản. Tinh cả về lý tưởng, tầm nhìn, nhận thức, tấm lòng, nhân cách và khả năng. Đó mới có thể là nhân sự nồng cốt cho lực lượng dân chủ.

Nhiệm vụ của những nhân sự nồng cốt là: (1) xây dựng được lực lượng dân chủ và hệ thống nối kết dân chủ; (2) tham mưu và điều phối hệ thống nối kết (network) và các họat động của hệ thống này và của lực lượng dân chủ. Nhiệm vụ của lực lượng dân chủ và của hệ thống nối kết dân chủ là thực hiện được 3 mục tiêu chuyển hóa dân chủ 1, 2, 3 nói trên. Cần phân biệt nhân sự nồng cốt với hệ thống nối kết và lực lực lượng dân chủ.

Hệ thống nối kết rộng hơn lực lượng dân chủ, bao gồm tất cả những cá nhân, nhóm, có tổ chức, có tên gọi hay không, hoạt động vì tự do, nhân quyền, dân chủ, trong mọi lãnh vực — văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị. Nhiệm vụ của nhân sự nồng cốt là nhận diện, tiếp cận, nối kết và phối hợp được các hoạt động đa dạng này, nhưng không cần nối kết thành một tổ chức, vừa để bảo đảm an toàn cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm, vừa giữ được tính phong phú đa dạng của các hoạt động này. Những hoạt động này có tác dụng nung nấu một phong trào quần chúng, và hệ thống nối kết vừa giúp đẩy nhanh và lan rộng các nhân tố hình thành phong trào đồng thời chuẩn bị phát động phong trào quần chúng khi cần thiết.

Lực lượng dân chủ được hình thành và tổ chức từ hệ thống nối kết, bao gồm những cá nhân và nhóm hoạt động tích cực nhất, có tổ chức, có khả năng tập hợp và hướng dẫn khi phong trào bùng nổ. Cả ba — nhân sự nồng cốt, hệ thống nối kết và lực lượng dân chủ — đều thuộc phe dân chủ, dân tộc và tiến bộ, có chung nhiệm vụ là thực hiện 3 mục tiêu cụ thể trong sách lược chuyển hóa.

Chúng tôi xây dựng sách lược chuyển hóa dân chủ dựa trên tiền đề này: tiến trình dân chủ là xu thế tất yếu của thời đại. Ban lãnh đạo cộng sản cũng không thể đi ngược lại xu thế này, tuy nhiên họ tìm cách thực hiện tiến trình này theo lộ trình của họ. Lộ trình của họ nhằm vừa làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa (để kịp điều chỉnh có lợi cho họ) vừa giới hạn sự chuyển hóa trong các lãnh vực kinh tế, thương mại, cho đến khi “không thể không” thay đổi trong các lãnh vực văn hóa và chính trị. Tạo được tình trạng “không thể không” cho phe cộng sản phải là mục tiêu chiến lược của phe dân chủ. Dưới áp lực của tình thế, kể từ 1990, họ đã “không thể không” tự do hóa các họat động kinh tế, mở cửa cho người dân tham gia vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đang tạo ra vừa cơ hội vừa áp lực mới cho những đòi hỏi tự do hóa các lãnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin và tư tưởng. Chúng ta cần nhận diện ra và khai dụng những cơ hội và áp lực mới này để nhanh chóng tạo ra tình trạng “không thể không” tự do hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, thông tin và cơ chế chính trị. Lực lượng dân chủ hình thành và phát triển vừa bằng đấu tranh, đòi hỏi, vừa qua các hoạt động đa dạng, tự động, tự phát, nhằm mở rộng cánh cửa tự do cho mọi người trong các lãnh vực thông tin văn hóa, giáo dục, tư tưởng và chính trị. Phong trào quần chúng sẽ lớn mạnh dần lên qua cuộc vận động văn hóa-xã hội-chính trị này. Và áp lực từ mọi thành phần quần chúng, bình dân và thức giả, sẽ đặt ban lãnh đạo cộng sản trước hai lựa chọn: hoặc chấp nhận tự do hóa văn hóa-chính trị như trong kinh tế, hoặc tan rã trước cuộc cách mạng mầu Việt Nam.

Nhưng đó vẫn sẽ chỉ là triển vọng, dù xu thế tương lai chắc chắn thuộc về phía dân chủ. Để triển vọng này sớm trở thành hiện thực, chúng ta phải bắt tay vào làm việc. Và phải cùng nhau học tập cách làm việc có hiệu quả –nghĩa là phải làm việc một cách khoa học, vì vận động dân chủ hóa đã trở thành một khoa học.

(Hải ngoại, mùa thu 2011)

© Đoàn Viết Hoạt

Nguồn: http://changevietnam.wordpress.com/2011/09/15/doan-vi%E1%BA%BFt-ho%E1%BA%A1t-sach-l%C6%B0%E1%BB%A3c-chuy%E1%BB%83n-hoa/

5 Phản hồi cho “Sách lược chuyển hóa”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    CHUYỂN VÀ HÓA

    Chuyển gì, và lại hóa gì
    Chuyển thành dân chủ, hóa thành tự do
    Dân chủ đúng, không ba hoa chích chóe
    Tự do nghiêm, không phải thứ linh tinh
    Bởi vì sao, vì đất nước của mình
    Có thực chất mới thành ra phát triển
    Không thể cứ tự do kiểu cuội
    Thứ tự do nói khoác gấp triệu lần
    Không thể là thứ dân chủ mị dân
    Bầu toàn cả những người đã lựa
    Ai chống đối thì công an hỏi tới
    Chỉ làm ăn, đóng thuế vậy là yên
    Chân lý toàn tiền chế Mác Lênin
    Thỏa mãn vậy, cần gì đâu khoa học
    Tuổi trẻ lớn lên sính toàn bằng cấp
    Với mục tiêu làm cần trúc câu cơm
    Còn khôn hơn thì phải mác đảng viên
    Đặng lấy thế, sau này còn làm lớn
    Đấy vòng quay tuần hoàn, mà thấy ớn
    Hết lớp này, rồi đến lớp kia
    Dân thì dân phải lao động cần cù
    Chỉ số ít nắm vai trò lãnh đạo
    Lão làng ấy lâu ngày đôn tới trước
    Một dòng kênh duy nhất giữa non sông
    Bất chấp mọi tinh hoa, mọi trí tuệ mặc lòng
    Phải chấp nhận chỉ mình ta lãnh đạo
    Ta là chúa nên đừng ai hó hé
    Chỉ một mình ta biểu phải nên nghe
    Ta cầm quyền, thế lực khỏi cần khoe
    Thế lực đó là do ba dòng thác
    Cho dầu thác cũng chẳng còn giữa trời nung nắng hạ
    Nhưng cần gì, có chức phải có quyền
    Có quyền rồi, thì tiền cũng đi theo
    Tiền tự đến, đừng nói ta tham nhũng
    Ôi thế sự, phải vật cùng tắc biến
    Tham nhũng hoài, cũng lở núi lở non
    Nước non này, ô nhiễm khắp nơi nơi
    Từ mặt đất tới cả bầu không khí
    Trí thức dở hơi, cái gì cũng đều ca ngợi
    Nghệ sĩ hàm hồ, mọi cái thảy tung hô
    Chỉ tội toàn dân, sao thức giống giả đò
    Ngủ giấc ngủ yên thân, khỏe khoắn
    Chung quanh họ, toàn nhân danh đủ thứ
    Từng lắm thời sôi nổi Mác Lênin
    Hay nhịp nhàng nhân danh mãi Hồ Chí Minh
    Nhân danh mãi nhân danh hoài, không mõi
    Nhân danh cả tự do và dân chủ
    Nhân danh hạnh phúc vạn lần, hay cả thế giới đại đồng
    Thế giới tuy rã bành rồi, nhưng nhân danh thì luôn có mãi
    Hết một thời nhân danh tập thể đã qua rồi
    Đó là thứ nhân danh của tính giáo điều bao cấp
    Của chân lý luôn luôn thảy đều duy nhất đúng
    Giờ đến nhân danh kinh tế thị trường
    Nhưng lại của pháp quyền, của định hướng đi lên
    Của XHCN, dù hãy rất còn mơ hồ, chưa ai định nghĩa
    Mà chỉ nhân danh, có cần gì đâu xác đáng
    Cần định nghĩa làm gì, chỉ khiến mất công thôi
    Bởi định nghĩa làm chi, nào ai có khả năng
    Mặc dầu cả nước có hơn vài chục ngàn tiến sĩ
    Thôi cứ thế mà nước nhà hú hí
    Tự bằng lòng, thỏa mãn với tiền nhân
    Cứ một mực tung hô, tâng bốc chẳng thực lòng
    Cứ mặc sức hoan hô, và đúc tượng thờ mọi loại
    Ở đâu cũng thấy có nhiều tượng đài kỷ niệm
    Ở đâu cũng thấy đặt vô số tên đường
    Ở đâu cũng thấy rất nhiều khu lưu niệm khang trang
    Kẻ bảo thủ đứng cạnh bên số người đổi mới
    Bởi lịch sử nước nhà là thống nhất
    Nên mỗi lúc hứng quẹo đâu, thật sự đâu có nghĩa lý gì
    Khi quẹo lên, lúc quẹo xuống, cũng thường khi
    Khi quẹo phải, hay quẹo trái gì, thì cũng chỉ nhân danh, có gì đáng nói
    Chỉ rất tiếc Tố Hữu, Chế Lan Viên không còn có đó
    Kể cả như Xuân Diệu, cũng sẽ thảy về hùa
    Suốt cuộc đời thơ thẩn chỉ hoan hô
    Hoan hô từ lúc mịt mùng, cho đến thời kỳ đổi mới
    Ôi tiết điệu, và ôi là giai điệu
    Thật diệu kỳ, thơ và nhạc kiểu tưng tưng
    Tuy một lòng nhân danh nước, nhân danh dân
    Nhưng cốt lõi cũng chỉ là quyền lợi
    Không ca ngợi thì lấy gì để sống
    Phản đối ư còn phải ở tù
    Thôi thì đành chỉ ca ngợi, ngợi ca
    Còn đất nước cứ mặc dân biết lấy
    Chuyên trái đất cũ xưa ai chẳng rõ
    Chuyện kẻ hay người xấu ở đời
    Chuyện người điên, kẻ tỉnh thường khi
    Ấy là thế, cuộc đời luôn cứ thế
    Chỉ người mà, có thần thánh ai đâu
    Nên phải làm cho người được hiển linh
    Ai cũng anh hùng, chỉ một người là thần thánh
    Nếu không thể, đời chỉ toàn chán ngắt
    Lấy gì đâu hòng trí thức cuội ở đời
    Lấy gì đâu để nghệ thuật văn chương
    Hầu ca ngợi những tượng thần giả dối
    Quả là đúng nền văn chương hạ giới
    Thứ văn chương hạ giới rẻ hơn bèo.

    ĐẠI NGÀN
    (20/9/11)

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Theo tôi ông Đoàn Viết Hoạt biện luận dài dòng, hơi bị lẩm cẩm.

    Ai cũng biết, mọi cuộc cách mạng gì đi nữa cũng cần đầu tầu, mà chả ai khác là tầng lớp trí thức ! Ngày nay ở ta đã có những trí thức, nhận thức rõ vai trò thực sự của đảng CS ra sao trong hiện tình đất nước. Đó là lực cản lớn nhất của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, cội nguồn của mọi bất ổn xã hội, của sự tụt hậu đất nước …

    Họ đã đứng lên và bị đàn áp thô bạo. Nhưng hết người này đến người khác nối tiếp nhau và trên bình diện cả nước như trong hai thập niên qua. Càng ngày càng nhiều khuôn mặt trẻ, không phân biệt background đã quyết tâm lên đường đi làm nhiệm vụ lịch sử !

    Dĩ nhiên phe dân chủ cần tích lũy kinh nghiệm tranh đấu, cần tìm một chỗ tựa vững chắc trong lòng quần chúng, trong khi phải đối đầu trước một kẻ thù hung hiểm và gian manh như Cộng Sản, bởi chính bọn chúng cũng tìm mọi cách thoát xác thật nhanh theo tình thế thế giới để tồn tại !

    Tùy theo tình hình thế giới và tại chỗ, chẳng hạn như đối thủ là CS mà phe dân chủ ứng dụng những biện pháp thích ứng. Nghiã là phải linh động, uyển chuyển, không một khuôn mẫu cố định nào hết, Có khi cương khi nhu, khi cứng khi mềm, khi quân sự khi chính trị, ngoại giao, nhân quyền, tôn giáo, môi sinh ….
    Ngắn gọn bằng cụm từ ngữ đơn giản: SÁNG TẠO TÀI TÌNH, TỔNG HỢP, TRONG NGOÀI ! Và mục tiêu sau cùng vẫn là DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN !

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

  3. Thất học says:

    Một sách lược chuyển hoá cũng Cần phải có một chính nghĩa soi sáng để hợp lòng tiến lên

    Người VN giờ đây thụ động và hưởng thụ là điều đương nhiên . Ai đã đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa lại chẳng sợ . Tại sao …??? Bởi vì không nêu cao được tinh thần chủ nghĩa Dân tộc nên :

    - Người Việt Quốc Gia đã trở thành người việt Hải ngoại 
    - Người Việt Cọng sản đã đặt ngọn cờ ĐCSVN lên trên ngọn cờ Dân tộc với chế độ độc Tài Đảng trị

    Một sách lược chuyển hoá tối ưu , có thể thay đổi được chế độ đôc tài CS hiện tại .Nhưng thiếu tinh thần của chủ nghĩa Dân tộc thì một chế độ mới kế tiếp cũng chỉ phục vụ cho thành phần lãnh đạo độc tài chuyển dạng khác mà thôi 

    Tự do, Dân chủ đa nguyên ,đa đảng hay cho gì đi nữa , tất cả đều sẽ là tấm bình phong che chắn cho một chế độ . Nếu không tôn vinh được chủ nghĩa Dân tộc , quyền lợi  Dân tộc sẽ bị lợi dụng , bị chà đạp , bị bóc lột

    Người Dân Việt đã mất quá nhiều niềm tin ở bất cứ một chế độ lãnh đạo nào trong suốt gần một thế kỷ qua . Tinh thần Dân tộc Việt đã bị lợi dụng để phục vụ cho những chủ nghĩa vì thế giới Tự do và vì thế giới Cọng Sản . Sợ hãi , hận thù , nghi kỵ vẫn còn là nỗi đau giữa người Việt với người Việt.

    Làm thế nào để dựng lại ngọn cờ chủ nghĩa Dân tộc VN ??? Tạo lại niềm tin vì Dân tộc VN …???
    Đây chính là việc chúng ta hiện nay cần phải nghỉ tới …

  4. Cu Tý says:

    SAO PHẢI CHỌN.

    1.
    Sao phải chọn con đường chuyển hoá,
    Thuyết Mác Lê bôi xoá tình thương.
    Đấu tranh giai cấp bạo cường,
    Nồi da xáo thịt còn vươn hận thù.
    Nết liềm sắc cắt da đồng loại,
    Thói buá đồng huỷ hoại giống nòi.
    Hồng mao hoa bướm học đòi,
    Mở đường dẫn lối bỏ vòi nhả tơ.

    2.
    Sao phải chọn qua bờ chuyển hoá,
    Xa cuồng tham Kẻ Lạ bá quyền.
    Hướng về dân chủ đa nguyên,
    Trong hoà ngoài thuận mối giềng phục hưng.
    Đảng phủ đảng còng lưng chay gối,
    Sao che sao u tối trăng Thu.
    Đêm đen thêm lại đui mù,
    Tình thù địch bạn mộng du hão huyền.

    3.
    Sao phải chọn ưu tiên chuyển hoá,
    Kịp thời cơ giờ đã chí nguy.
    Hoàng Trường uất hận thương bi,
    Biển Đông dậy sóng ầm ì nay mai.
    Thói Tần Chính ra oai lấn cướp,
    Nết Tào Man láo xược gian hùng.
    Cắt quang chận lối hung sùng,
    Hải thuyền hải giám trùng trùng tấn sang.

    4.
    Sao phải chọn dọn đàng chuyển hoá,
    Khắp trong ngoài phụ hoạ hô vang.
    Phen nầy quyết diệt tham quan,
    Độc tài độc đảng cường gian dứt trừ.
    Đảng đè đảng dạ tư riêng ý,
    Sao ấp sao hồ mị thông gian.
    KẺ GÂY THẢM KỊCH QUY HÀNG,
    Danh thơm ái quốc ẩn tàng hồ tinh.

    5.
    Sao phải chọn kiên trinh chuyển hoá,
    Trong ôn hoà kết đoá hoa lòng.
    Làm người phải tưởng giống giòng,
    Đồng bào đồng chủng rộng lòng khoan dung.
    Nết Mác Lê tánh hung ôm chặt,
    Thói buá liềm lộng tặc hại dân.
    Khắp nơi Âu Á xa gần,
    Người xa kẻ lánh luỵ thân mai chiều.

    6.
    Sao phải chọn đồng đều chuyển hoá,
    Hoà ứng theo thuận cả trong ngoài.
    Năm châu bốn biển bắt tay,
    Tự do dân chủ chuyển xoay thế cờ.
    Tơ bành trướng dật dờ Nam Bắc,
    Tầm bá quyền ngúc ngoắc gậm mòn.
    Đất rừng biển đảo thon von,
    Hoàng Trường ngóng đợi mõi mòn cánh Âu.

    7.
    Sao phải chọn ươm mầu chuyển hoá,
    Hoa Rồng Tiên rực choá Á Đông,
    Lạc Hồng đơm nhuỵ trổ bông,
    Bắc Nam rợp cánh hiệp thông trong ngoài.
    Chống độc tài diệt loài tham lại,
    Ngăn bá quyền tàn hại dân lành.
    Xua đàn hải tặc gian manh,
    Ngàn Năm mối hận sao đành lòng quên.

    8.
    Sao phải chọn tiến lên chuyển hoá,
    Vứt buá liềm xa cả Mác Lê.
    Đấu tranh giai cấp BUÀ MÊ,
    GIA VONG QUỐC PHÁ thảm thê giống nòi.
    Cờ dân chủ chiếu soi bốn biển,
    Trống nhân quyền rung chuyển năm châu.
    Độc tài đảng trị khó âu,
    Tự thân chuyển hoá bắt cầu sang sông.

    Vẹn tình Hồng Lạc Tiên Rồng !!!

Phản hồi