WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư của các Nghị sĩ gửi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Quốc hội Mỹ

Washington DC 20515

Ngày 20 tháng 9 năm 2011

Ngài David Shear,

Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bộ Ngoại giao Mỹ

2201 C Street, NW

Washington DC 20520

Ngài Đại sứ Shear thân kính,

Đại sứ David Shear

Chúng tôi xin chúc mừng ngài nhân việc gần đây ngài được xác nhận là Đại sứ Hoa Kỳ thứ năm ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Ngài được bổ nhiệm đúng vào một thời điểm then chốt, khi Việt Nam đang theo đuổi những lợi ích kinh tế có được thông qua mối quan hệ song phương của họ với Hoa Kỳ, nhưng vẫn tiếp tục không thực hiện những gì Hoa Kỳ coi là ưu tiên của mình: tôn trọng các quyền con người căn bản của công dân.

Trước khi ngài đến Hà Nội, chúng tôi hy vọng cung cấp được cho ngài một sự hiểu biết nhanh chóng, tức thời về Việt Nam thông qua góc nhìn của Quốc hội, và bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi về các nỗ lực của Việt Nam trong việc thắt chặt kiểm soát Internet, báo chí, quyền tự do ngôn luận, cũng như việc họ đàn áp bất đồng chính kiến, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Chúng tôi cũng có những mối lo ngại rất lớn về việc Chính phủ Việt Nam tỏ ra thiếu quan tâm đến pháp quyền và không thể hiện ý chí chính trị trong cuộc đấu tranh chống nạn buôn người, đặc biệt buôn bán sức lao động. Trong quá trình ngài hoạt động để đẩy mạnh những lợi ích do quan hệ ngoại giao đem lại, chúng tôi hy vọng ngài cũng sẽ là người cổ vũ cho tài sản quý giá nhất của đất nước Việt Nam: nhân dân của họ.

Quyền tự do kết nối để tăng cường quan hệ về giáo dục

Sự cống hiến của ngài nhằm thúc đẩy những cam kết của người tiền nhiệm trong việc xúc tiến hợp tác về giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam phải gắn liền với sự cổ súy cho Internet tự do. Khi chính quyền Việt Nam phong tỏa tự do Internet cũng là khi họ đang áp đặt những hạn chế lên tương lai kinh tế của đất nước, cũng như lên giáo dục và quan hệ xã hội (1) của nhân dân họ.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Internet ở Việt Nam kể từ năm 2000 là một bước tiến đầy hứa hẹn. Với việc ngày càng có nhiều người sử dụng Internet vào mạng và dành nhiều thời gian hơn cho mạng, Internet đã trở thành một môi trường để xã hội dân sự phát triển, nhưng nó cũng càng ngày càng là mục tiêu trấn áp.

Bất chấp việc Facebook bị chặn theo kiểu gián đoạn từ năm 2009 tới nay, tầm lan tỏa theo ước tính của Facebook vẫn tiếp tục mở rộng, cho thấy một niềm khao khát ngày càng lớn hơn – khao khát tự do kết nối. Tuy nhiên, và có lẽ do số công dân vào mạng tìm kiếm thông tin hoặc kết nối với người khác gia tăng cho nên Hà Nội đã trấn áp báo chí trên mạng, sử dụng đúng những kỹ thuật họ vẫn áp dụng đối với báo chí truyền thống; gần đây họ ra một nghị định hẳn sẽ bóp nghẹt đáng kể tự do ngôn luận trên mạng. Có rất nhiều nguồn báo cáo cho rằng các cuộc tấn công trực tuyến có xuất xứ từ Việt Nam đã phá hoại các website bất đồng chính kiến. Và, thậm chí còn đáng báo động hơn thế nữa, là một thực tế rằng hành vi hạn chế tự do Internet đã diễn ra cả ở ngoài mạng: hàng chục blogger và nhà hoạt động trên mạng đã bị quấy nhiễu, bị bắt giam trong vài năm gần đây.

Ý thức được ảnh hưởng của Internet, năm ngoái, các thành viên của Ban Công tác về Việt Nam (nguyên văn: Congressional Caucus on Vietnam) đã tiến hành các bước tiên phong ủng hộ cho việc bảo vệ tự do Internet ở Việt Nam, và đã kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như Google và Yahoo bảo vệ quyền riêng tư của người dùng Internet tại Việt Nam; trong khi Chính phủ Việt Nam tiếp tục những hành động phi luật pháp nhằm thắt chặt kiểm soát Internet.

Như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã lưu ý trong một bài diễn văn năm nay về tự do Internet, “không có khái niệm Internet kinh tế, Internet xã hội, Internet chính trị. Chỉ có một khái niệm Internet thôi”. Chúng tôi trân trọng đề nghị ngài kêu gọi chính quyền Việt Nam trao cho công dân của họ quyền truy nhập Internet mà không phải chịu sự can thiệp và đe dọa của công an mạng.

Trấn áp người bất đồng chính kiến

Đồng thời với việc tường lửa ở Việt Nam được dựng lên mạnh mẽ hơn, chính quyền Hà Nội đã tiến hành những bước có tính toán để dập tắt những tiếng nói lương tâm ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo, những người mà “tội” của họ là cổ vũ một cách ôn hòa cho công bằng xã hội và tự do tôn giáo.

Đặc biệt, chúng tôi lo ngại về vụ xử bảy nhà hoạt động tôn giáo và dân chủ ở tỉnh Bến Tre vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Theo các tổ chức nhân quyền, đây là một trong những phiên tòa chính trị lớn nhất ở Việt Nam tính đến nay, và các bị cáo đều đã bị tước quyền được xét xử công khai, công bằng theo Hiến pháp Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế. Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc trong đó người cổ súy cho dân chủ đã được đáp lời bằng án tù chính trị. Những người khác, ở đây chỉ nêu tên một số, gồm: Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, và Cha Nguyễn Văn Lý, người được tha để chữa bệnh do sức khỏe yếu, nhưng vẫn phải thi hành án. Đây chỉ là một số ít trong rất nhiều vụ việc trong đó người ủng hộ cho dân chủ được đáp lời bằng án tù chính trị.

Mục sư, linh mục, và các thành viên trong cộng đồng tôn giáo đa dạng của Việt Nam đều đang đối mặt với sự kiểm soát ngày càng gia tăng, với việc bị cưỡng ép phải từ bỏ đức tin của mình, với nạn quấy nhiễu, bắt bớ và bỏ tù vì họ đã theo đuổi niềm tin tôn giáo. Các tín đồ Công giáo, Tin Lành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (UBCV), Cao Đài, Hòa Hảo, người Thượng, người H’mong theo Tin Lành, người Khmer theo Phật giáo, và nhiều tín đồ của các đạo giáo khác đều đã thông báo về nạn lạm dụng nghiêm trọng, tịch thu xung công và phá hoại tài sản nhà thờ, và sự giám sát chặt chẽ của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo, các cuộc họp và hoạt động của giáo đoàn. Thay vì khuyến khích biểu đạt tôn giáo, Chính phủ Việt Nam lại tiếp tục trấn áp đức tin của nhân dân.

Chúng tôi đề nghị ngài kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân đang bị giam giữ vì đã cổ súy một cách ôn hòa cho đức tin; và chấm dứt đàn áp tự do tôn giáo. Chúng tôi khuyến khích ngài, trên cương vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thường xuyên gặp gỡ các tù nhân chính trị và thân nhân của họ, bởi đây sẽ là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ coi nhân quyền là vấn đề ưu tiên trong quan hệ Mỹ-Việt. Thêm vào đó, những chuyến thăm như vậy sẽ cho ngài một dịp để lắng nghe trực tiếp những thách thức nhân quyền mà công dân Việt Nam phải đối mặt.

Pháp quyền

Chúng tôi khuyến khích ngài tập trung mạnh mẽ vào cải cách tư pháp thông qua việc đòi hỏi Chính phủ Việt Nam bãi bỏ hoặc xem xét lại những quy định hoặc nghị định có chứa các điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia như Điều 79, Điều 88 và Điều 258 – những điều khoản vẫn thường xuyên được lợi dụng để bắt giam các công dân vốn ôn hòa ủng hộ tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội. Chúng tôi cũng đề nghị ngài làm việc với chính quyền Việt Nam để đảm bảo rằng những đạo luật như Nghị định năm 2004 về Tín ngưỡng, Tôn giáo và Các Tổ chức Tôn giáo không làm hạn chế việc thực thi quyền tự do tôn giáo; và các đạo luật về xuất khẩu lao động, cũng như đạo luật vừa được thông qua về buôn người, sẽ được thi hành nghiêm ngặt nhằm trừng phạt bọn buôn người và bảo vệ các nạn nhân.

Chúng tôi mong tới ngày Việt Nam làm được như cam kết thiêng liêng của họ trong hiến pháp và trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam cũng là một bên tham gia ký; và trao cho toàn thể nhân dân của họ quyền tự do biểu đạt ý kiến, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp.

Chúng tôi hy vọng có thể hợp tác cùng ngài và cùng Chính phủ (Mỹ), sao cho nhân quyền được coi là phần không thể tách rời trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, và nhằm mang lại tiếng nói cho rất nhiều nhà hoạt động Việt Nam – những người đang cố gắng đấu tranh một cách ôn hòa cho các quyền con người trên mảnh đất quê hương họ, các quyền ấy đã được quốc tế thừa nhận.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

——————————————-

Người dịch chú thích: Nguyên văn tiếng Anh của từ “quan hệ xã hội” là “social mobility”. Đây là một thuật ngữ xã hội học, có nghĩa là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác, từ giai tầng này sang giai tầng khác. Thuật ngữ này thường được dịch sang tiếng Việt là “cơ động xã hội”, “dịch chuyển xã hội”, “lưu động xã hội”.

Nguyên bản Anh ngữ: US Congressional Letter to Ambassador David Shear

5 Phản hồi cho “Thư của các Nghị sĩ gửi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam”

  1. Paramita says:

    Xâu’ hô cho nuoc Viet qua’ khi bi. thê gioi xem là bon moi ro*. chà dap nhân quyên

  2. SAI says:

    Mỗi quốc gia đều có vấn đề riêng của mình, nếu thấy nhức mắt ói máu thì hãy tự mình hành động để thay đổi, ko nên cứ ngồi một chỗ mà ý kiến, chê bai. Các các bộ nhà nước nắm chức quyền phần lớn đều lớn tuổi, đi lên cái gọi là Đảng, họ thuộc thế hệ đi trước, nên khó tiếp thu cái mới, và đều rất bảo thủ. Tôi không ghét Đảng nhưng Đảng bây giờ ko còn là bao gồm những thành phần yêu nước, sống nhiệt tình thật sự. Tôi, thế hệ trẻ, đang sống và làm việc tại VN, tôi ko phản động, tôi ko phán xét XHCN hay XHTB, tôi ko quan tâm là Mỹ hay TQ, chỉ cần có lợi cho VN tôi đều ủng hộ. Tôi sẽ và đang có gắng phấn đấu để thay đổi những cái gai trong mắt tôi. Nếu thấy khó chịu vì nhà nước, thì phấn đấu vào bộ máy nhà nước để tham gia cải cách, hoặc dù làm kinh tế vẫn có cách này cách khác, trực tiếp hay gián tiếp để thay đổi được điều gì đó. Làm chứ đừng nói. Đừng khiến cho những người VN khác ghét nhà nước mình, đừng chia rẽ, mà cố gắng để họ cảm thấy tức mà đốt cháy ngọn lửa.

    • VÕ HƯNG THANH says:

      NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

      Mọi nhà nước muốn được dân tôn trọng và yêu mến, trước hết phải thật sự là nhà nước từ dân, vì dân, mà không phải chỉ là các khẩu hiệu giả tạo hay tuyên truyền suông. Thật ra nhà nước là ai ? Là mọi thành phần cán bộ từ trên xuống thấp tạo nên cái khung sườn, cái cơ chế của toàn thể nhà nước đó. Vậy thì nhà nước phụ thuộc vào chất lượng cán bộ, từ thấp đến cao, từ lãnh đạo đến thừa hành thấp nhất, mà không là gì khác. Chỉ nhìn vào thực chất của mọi cán bộ đó mà đánh giá và bình phẩm nhà nước cũng là cách tự nhiên, cụ thể và thực tế nhất. Có nghĩa mọi cán bộ đó phải có ý thức độc lập, tự do thật sự, phải có lòng công tâm, công ích thật sự. Từ ngôn ngữ cho đến mọi hành vì đều phải chính đáng, ngay thẳng thật sự. Nếu mọi cán bộ đều không có các đức tính thiết yếu và quan trọng này, đó chỉ là loại cán bộ hủ bại, và tất nhiên số đông hay đa số cũng sẽ tạo nên nhà nước hủ bải. Có nghĩa bất kỳ một nhà nước nào mà có nền giáo dục, nền tuyên truyền giả dối, mị dân, tính cách truyền thông chỉ có lợi cho nhà nước mà không có lợi cho dân, cho xã hội vì luôn luôn luôn chỉ mang tính cách che đậy, một chiều, đều là những nhà nước coi thường dân, phản lại nhân dân. Cho nên chính có tinh thần, ý thức độc lập, tự do, tự chủ là quý nhất nơi mọi giá trị và sự chính danh của con người. Mọi sự tin tưởng mù quáng vào bất kỳ nhà nước nào, như coi nhà nước luôn luôn tốt, luôn luôn hay, đó là sự từ chối quyền công dân, quyền xã hội, quyền dân tộc nói chung. Không phải tuổi trẻ chỉ tích cực hành động tốt rồi xã hội sẽ tốt, nhà nước nào đó sẽ tốt. Đó chưa phải là tinh thần, ý thức hay mục đích khoa học thật sự. Ý nghĩa và giá trị khoa học thật sự tức là mình phải luôn tốt, luôn tích cực, và biết mạnh dạn chỉ trích, tìm cách sửa đổi mọi cái xấu xa, mọi cái tiêu cực đang diễn ra một cách thật sự. Mọi hành động tốt kiểu mù quáng, tiêu cực cũng chẳng khác gì con đà điểu cho là hay khi rúc đầu vào cát, chẳng khác gì con dã tràng hì hục xe cát hoài để cho sóng biển cuốn đi. Một người tích cực trong xã hội mà có tới hai người tiêu cực ngang nhau hay lớn hơn, thì đó quả là công chùa, công vô tích sự một cách khờ khạo. cho nên tuổi trẻ phải biết phê phán và sáng suốt. Nếu tuổi trẻ chỉ biết tin tưởng một chiều theo cách tuyên truyền lề phải, chẳng khác gì tuổi trẻ bị xỏ mũi mà cứ tưởng mình hay. Cho nên tuổi trẻ VN ngày nay nhất thiết phải cần giương cao tinh thần độc lập tự do, tự chủ, chỉ tin vào thiện chí, trí tuệ, tình cảm trong sáng, và mục đích cao quý của mình, mà không thể chỉ tin tưởng mù quáng hay thụ động vào bất kỳ ai như trong quá khứ. Đó chính là một vài lời ngắn, tâm huyết, để nhắn với mọi bạn trẻ hôm nay.

      ĐẠI NGÀN
      (24/9/11)

  3. Lê Thiện Ý says:

    Ai cũng thấy csvn vi phạm nhân quyền, là độc tài đảng trị đi ngược với ý nguyện cuả toàn dân. Sở dĩ
    Mỹ và các nước phương Tây còn nương nhẹ về thành tích nhân quyền cuả họ cũng là muốn lôi kéo VN trong trận chiến chống Trung Quốc đang trỗi dậy mộng bá quyền.
    Lợi dụng tình hình tế nhị ấy, bọn thân TQ càng được dịp “ôm đít Tàu” chặt hơn, dùng thế đu dây để hưởng lợi về chính trị; ra sức vơ vét mọi bổng lộc từ chức vụ, bất kể hậu quả. Ngày nay NTD và bộ sậu đã là những Tỉ Phú Đô La, dù phải qụy lụy TQ, dù lần hồi để mất đất, mất biển.
    Việc làm ấy rất nguy hiểm : nếu chiến tranh giưã TQ và các nước dân chủ xảy ra, VN đứng về phe nào ? Chọn “Người -Anh-Cả-cùng-phe-xhcn” ư ? – Chết cả nút, các đ/c ạ, là thảm hoạ cho dân tộc !

  4. CUASONG1968 says:

    CÔNG TRÌNH BOXIT TÂN RAI RÒ RĨ HÓA CHẤT RA MÔI TRƯỜNG
    Tuổi Trẻ – 7 giờ trước
    TT – Ngày 21-9, ông Trần Dương Lễ – phó giám đốc Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng – thừa nhận: “Có việc để lượng xút tàn dư từ công trình bôxit Tân Rai chảy ra môi trường, đây là một sơ suất. Hiện đã khắc phục được vấn đề này”.
    >> 4.000 tỷ đồng đầu tư đường vận chuyển bôxit
    >> Thống nhất đề xuất dùng xe 25 tấn chở bôxit
    Tuy nhiên, đến nay người dân ở khu vực quanh công trình bôxit Tân Rai thuộc khu 6, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng vẫn không dám sử dụng nước giếng để sinh hoạt cũng như nước ao hồ để tưới trà và cà phê…

    Dân kêu

    Ông Bùi Công Liên, phó giám đốc Công ty TNHH trà giống Cao Nguyên (khu 6, thị trấn Lộc Thắng), cho biết: “Cuối tháng 7, nguồn nước từ nhà máy alumin chảy ra có mùi hắc, sủi bọt và có độ nhờn. Nguồn nước này đổ vào hồ nước rộng khoảng 20ha của công ty, khiến cá chết nổi trắng hồ và không thể dùng nước để tưới cho hơn 100ha trà và cà phê. Công ty đã kiến nghị việc này với lãnh đạo huyện Bảo Lâm, Ban quản lý dự án bôxit nhôm nhưng đến nay vẫn chưa thấy giải quyết. Hiện mỗi ngày Công ty Cao Nguyên phải dùng xe máy cày chở nước máy để tưới và phun xịt thuốc cho trà. Mùa khô sắp tới, nếu nguồn nước hồ không được khắc phục sẽ ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn cho sản xuất của công ty”.

    Có khoảng mười hồ nuôi cá của các hộ dân xung quanh nhà máy bôxit cũng gặp tình trạng tương tự. Bà Nguyễn Thị Việt (khu 6, thị trấn Lộc Thắng), phản ảnh: “Cá trắm tôi nuôi ở cả ba hồ đều chết hết, phần lớn cá nặng trên 2kg. Vớt cá lên đem bán cũng chẳng ai dám mua. Bơm nước hồ để tưới chanh dây và rau thơm, cây chết hết. Ba hồ này mỗi năm gia đình tôi thu được khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán cá và bơm nước tưới vườn cà phê cho các hộ dân vào mùa khô. Gia đình tôi hiện cũng chẳng dám sử dụng nước giếng mà phải mua nước bình về dùng”.

    Người dân trong khu vực đang rất lo ngại, không biết mức độ ô nhiễm của nguồn nước đến đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

    Cẩu thả

    Ông Nguyễn Hoài Anh, trưởng Phòng TN-MT huyện Bảo Lâm, cho biết: “Ước tính có khoảng 200ha đất trồng cà phê, trà và ao nuôi cá của người dân bị ảnh hưởng. Khi nhận được tin báo của người dân, chúng tôi đã đến kiểm tra. Lần theo nguồn nước thì xác định được nước chảy ra từ cửa xả nước của đường cống ngầm khu vực nhà máy. Qua kiểm tra bước đầu, độ pH trong mẫu nước lấy tại miệng cống cao vượt tiêu chuẩn cho phép (pH=12,6 so với quy chuẩn Việt Nam là từ 6-9). Cũng may nhiều ngày qua trên địa bàn luôn có mưa nên nguồn nước nhiễm độc đã được pha loãng đáng kể”.

    Sau khi nhận được thông tin về sự cố môi trường xung quanh nhà máy alumin, thanh tra của Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng vào cuộc ngay. Kết luận của thanh tra cho thấy mẫu nước thử nghiệm có độ pH vượt ngưỡng cho phép (pH=10,53). Cơ quan này chỉ ra nguyên nhân là do nơi để các bao chứa hóa chất (xút) không được che chắn kỹ, khiến nước mưa tạt vào làm tan chảy và thẩm thấu xuống đất.

    Các bao bì chứa xút sau khi pha trộn (từ rắn sang lỏng) chưa được thu gom vào nơi quy định mà vứt ngoài trời. Lượng xút còn dính trong bao theo nước mưa thẩm thấu vào đất và một phần theo dòng nước chảy ra môi trường bên ngoài. Hiện tại, bể pha trộn xút có một số vị trí bị hư hỏng. Hành vi không thu gom, không che phủ và bảo quản rác thải của Ban quản lý dự án bôxit nhôm Lâm Đồng không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

    Ông Trần Dương Lễ thừa nhận những kết luận này là đúng. Ông cho biết thêm: “Đây là một sự cố nhỏ nhưng là bài học lớn trong công tác quản lý, đảm bảo vấn đề môi trường. Để chuẩn bị cho nhà máy đi vào hoạt động, chúng tôi đang tiến hành hòa tan xút rắn dạng bột thành xút lỏng”.

    Cần bồi thường cho dân

    Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Ban quản lý dự án bôxit nhôm Lâm Đồng khắc phục sự cố, đồng thời nghiêm cấm không để sự việc trên tái diễn. Sở cũng đang tiến hành lập thủ tục xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng.

    Ông Vương Khả Kim, phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: “Huyện đang xem xét để yêu cầu Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng bồi thường thiệt hại cho người dân”. Về phía Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng, ông Lễ cho rằng: “Hiện ban chưa nhận được đơn phản ảnh của người dân về những thiệt hại do sự cố gây ra. Tuy nhiên, thời gian tới ban cùng với cơ quan chức năng của địa phương xác định những thiệt hại của dân. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ để giảm bớt thiệt hại cho dân. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn để kiểm tra lại nguồn nước giếng sinh hoạt của các hộ dân tại khu vực này”.

    LÊ DUNG

    ——————————————–

    Tiếng ồn do nhà máy chạy thử tải

    Giải thích về tiếng ồn đinh tai nhức óc mấy ngày gần đây tại khu vực nhà máy alumin khiến nhiều người dân ta thán, ông Trần Dương Lễ cho rằng do “nhà máy đang chạy thử không tải nên mới phát ra tiếng ồn, khi hoạt động chính thức tiếng ồn này sẽ không còn”.
    Kết bạn với Yahoo! Tin Tức trên Facebook để cập nhật thông tin nóng hổi nhất

Phản hồi