WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc tập thơ của Trần Gia Thái, buồn về hội chứng “méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách” của nền văn học VN hôm nay

Chúng tôi xin mạn phép ông Trần Gia Thái mượn cụm từ “ méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách” của ông để gắn vào đuôi nhan đề bài viết này.

“Lời nguyện cầu trước lửa” ( NXB Hội nhà văn 2011) là tập thơ đầu tay của ông Trần Gia Thái, 56 tuổi, thấy đề chức danh ở phần gấp bìa một như sau: “Ủy viên thường vụ – Trưởng ban nghiệp vụ hội nhà báo Việt Nam. Chủ tịch hội nhà báo thành phố Hà Nội. Tổng giám đốc-Tổng biên tập Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội”. Sau khi viết bài phê bình: “Vì sao nhà thơ Hữu Thỉnh hết lời ca ngợi những câu thơ tẻ nhạt của Trần Gia Thái?” in trên hàng chục báo mạng, chúng tôi thiết nghĩ sẽ không viết gì thêm về tập thơ của Trần Gia Thái nữa.

(Nhân đây, chúng tôi cũng xin thưa về danh xưng “chúng tôi” khi viết phê bình văn học. Có khá nhiều bạn đọc, bằng những góp ý dưới bài viết của chúng tôi, chê chúng tôi dốt : rằng, ông Hảo chỉ được quyền xưng tôi, chỉ có mình ông sao lại xưng là “ chúng tôi”, hay có rất nhiều ông Hảo khác cùng đứng tên, hay ông đại diện cho một tập thể người nào để viết ? Thưa, để giữ phép lịch sự và để khiêm tốn, khi trước tác, người ta không ông ổng xưng tôi thế này, tôi thế nọ, nghe chướng; vì “cái tôi đáng ghét” mà ! Do đó, việc người viết dùng danh xưng “ chúng tôi” là một thói quen khiêm tốn, lễ phép của văn hóa viết, văn hóa nói Việt Nam và thế giới. Nhiều vùng miền Trung và miền Nam khi nói chuyện với nhau, tuy chỉ có hai người, hai bên vẫn nhất mực xưng “bầy tui” đó sao”?)

Khi đọc “ Lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái, trang 58, đến đoạn sau, với những lời nói rất nôm na, không thể gọi là thơ, tôi quyết định viết bài báo này. Xin trích:

“…Tôi lịm dần, lịm dần trong đớn đau cùng cực

Không đau đớn làm sao khi anh bị hàm oan, bị người ta hắt một chậu mực lên mặt, dội một xô nước thối lên người.

Cơn đau quặn thắt thay vì thét lên: Không phải thế, tôi nuốt nước mắt vào trong miệng vẫn rầm rì như cầu nguyện: không phải thế…

Không …phải…thế, cho đến khi toàn thân dại tê vô cảm.

Ai bảo cây ngay không thể nào chết đứng

Trước mắt người đời tôi thành kẻ méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách…”

(Lời ông già tiên tri và bài thơ viết ở tầng tư)

Thưa qúy bạn đọc, trên đây là những lời ông Trần Gia Thái viết về nỗi đau tột cùng của ông khi ông bị người ta vu oan giá họa. Nhân vật xưng “tôi” trên có thể là chính tác giả hoặc là một cái tôi biểu tượng, cái tôi hư cấu, nhưng hệ quả mà lời vu oan mang lại thì tột cùng đau đớn cho “tôi”.

Thưa ông Trần Gia Thái, để khỏi bị “méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách”, khế ước về đạo đức xã hội quy định rằng: cái gì mình không muốn, thì đừng đổ vấy lên đầu kẻ khác; rằng tự do của anh nghĩa là đừng làm mất tự do của người khác.

Việc ông Trần Gia Thái chỉ thị cho thuộc hạ ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, tối 21/8/2011, tối 22/8/2011 đã phát hình hai chương trình truyền hình dài dằng dặc nhằm bôi nhọ, vu oan giá họa cho những người yêu nước biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược tại khu vực quanh Bờ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội như các ông : nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Nhà văn Nguyễn Huệ Chi, TS. Nguyễn Quang A, GS.TS, nhà khoa học Ngô Đức Thọ, TS. Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Vũ Ngọc Tiến, TS. Viện phó Viện Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện…là xấu xa, là phản động, cần kiên quyết với những phần tử phản động này…thì hành vi vu khống khủng khiếp này nên gọi tên là gì thưa ông Trần Gia Thái? Ông Trần Gia Thái đang bị những người yêu nước chân chính trên kiện ra tòa vì tội vu khống. Nếu những nhân vật nổi tiếng kia xấu xa, phản động như ông Trần Gia Thái vu vạ, sao ông Bí thư thành ủy đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Quang Nghị lại mời họ đến gặp cùng đối thoại. Chính ông giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh đã trả lời báo chí rằng, những người biểu tình quanh Bờ Hồ vừa qua là những người yêu nước…

Thế mà Trần Gia Thái dám vu oan giá họa cho các vị yêu nước hết mực kia là xấu xa, là phản động thì có phải ông đã bị “méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách” rồi  hay sao? Ông Trần Gia Thái nên biết rằng năm ông sinh ra đời, tức năm 1955, nhà văn Nguyên Ngọc đã được giải nhất giải thưởng văn nghệ Việt Nam với tác phẩm “Đất nước đứng lên” đồng hạng với tác phẩm thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Thế mà ông dám “hắt một chậu mực lên mặt, dội một xô nước thối lên người” ông Nguyên Ngọc (và các chiến hữu yêu nước) đáng tuổi cha ông Thái, một vị công thần cách mạng, công thần văn học của nhà nước Việt Nam như thế thì thử hỏi, ông là người có văn hóa hay không? Ủng hộ, đứng đằng sau những người yêu nước biểu tình như các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Xuân Diện…kia là các bậc nguyên lão quốc gia như GS. Hoàng Tụy, thiếu tướng nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh, luật sư Trần Lâm, nhà ngoại giao Dương Danh Dy…, là toàn thể nhân dân im lặng, không phải các thế lực thù địch nào đâu thưa ông Trần Gia Thái?

Chúng tôi lấy làm lạ, một người căm thù đến xương tủy những người yêu nước chân chính như ông Trần Gia Thái mà cũng dám cầm bút làm thơ ư?

Khi đã “méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách”, khi mang trong người “tâm hồn nước lạ” như Trần Gia Thái, dứt khoát không thể có tấm lòng cao đẹp để bước vào ngôi đền thi ca.

Trần Gia Thái dành cả trang năm của tập thơ để in thủ bút “tuyên ngôn nghệ thuật” rất chi là hoành tráng của ông như sau: “Để có một tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời phải có biết bao nhiêu sự vun đắp bồi bổ tích nạp ghê gớm ngoài bản thân tác giả Những đóng góp ấy thậm chí còn vượt lên , vượt xa trở thành vô hình vì quá lớn lao mà chỉ những người coi nhẹ chữ TÔI mới nhận biết được. Tập thơ này cũng vậy – ở đây – quê hương, dòng họ, gia đình, vợ con, bằng hữu, đồng nghiệp, người thân đã hào phóng ban tặng tôi cảm xúc, lại còn mang đến cho tôi một môi trường thanh sạch để trải mình…Xin được cám ơn, biết ơn và yêu thương tất cả…Hà Nội 20/4/2011, ký tên Trần Gia Thái”

Những dòng thủ bút tuyên ngôn có cánh mở đầu tập thơ trên, chắc chắn ông Trần Gia Thái phải đọc đi đọc lại, cẩn thận từng câu chữ rồi mới chụp để in lên sách cho bàn dân thiên hạ tỏ tường. Chúng tôi chưa từng đọc ở đâu một đoạn văn trúc trắc, lủng củng, ý tứ lộn xộn, tầm phào, lại sai ngữ pháp tiếng Việt như đoạn văn trên của Trần Gia Thái. Câu văn đầu của đoạn trên không có dấu chấm câu, lại thiếu cả thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. Câu văn luộm thuộm không rõ nghĩa mà lại rất buồn cười: “ngoài bản thân tác giả” thì những việc  vun đắp bồi bổ tích nạp ghê gớm” kia trút vào đâu, trút vào hư vô à? Câu văn thứ hai hết sức vô nghĩa khi Trần Gia Thái bảo “Những đóng góp ấy” (tức thành công của tác phẩm văn học nghệ thuật) “ vượt lên, vượt xa trở thành vô hình vì quá lớn lao” là sao? Ô hay, thí dụ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, thơ Nguyễn Trãi, thơ Hồ Xuân Hương…vì quá lớn lao mà biến thành vô hình cả hay sao? Chỗ này, Trần Gia Thái đã viết rất bậy. Trần Gia Thái, ở cuối câu văn thứ hai đưa ra một ý tưởng mà giời cũng không hiểu nổi là: “…mà chỉ những người coi nhẹ chữ TÔI mới nhận biết được”? Người thưởng thức tác phẩm văn học phải mang hết cái TÔI của mình mới có thể thành tri âm tri kỷ với tác giả được. Đọc thơ Hồ Xuân Hương mà bỏ cái tôi ra ngoài, tức bỏ hồn vía ra ngoài, bỏ con người thật với đầy đủ thành tố phồn thực bản năng của mình ra ngoài thì làm sao cảm nhận được hồn vía thi ca tuyệt diệu của bà chúa thơ Nôm?

Câu văn thứ ba, Trần Gia Thái hạ một kết luận kinh người: “Tập thơ này cũng vậy”. Nghĩa là tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa” của ông Thái tuân thủ mọi kết luận của hai câu trước: “đóng góp ấy …vượt lên, vượt xa, trở thành vô hình vì quá lớn lao”. Viết như thế này, cầm bằng như Trần Gia Thái đã cho tập thơ mình là quá lớn lao. Chưa từng có ai trên đời dám vỗ ngực cho thơ mình là lớn lao một cách công khai trước bàn dân thiên hạ như Trần Gia Thái? Vì tập thơ này của Trần Gia Thái lớn lao đến độ biến thành vô hình, thành không có thật hay sao?

Một người chưa biết viết câu văn tiếng Việt đơn giản, viết sai ngữ pháp, viết thật tối nghĩa, phản nghĩa, lủng củng như Trần Gia Thái, sao có thể lãnh đạo toàn ngành báo chí từ báo chữ, báo nói, báo hình của thành phố Hà Nội? Bó tay!

Đọc cả tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa”, chúng tôi chẳng tìm thấy sự lớn lao nào cả, chí thấy toàn chữ là chữ, toàn nói là nói, nhưng chất thơ thì biến thành vô hình, biến thành không có thật.

Xin trích nguyên văn bài thơ “Lời nguyện cầu trước lửa” (trang 67) được lấy làm tên cho cả tập thơ để thách đố bạn đọc xem có tìm ra câu thơ nào không? Chắc Trần Gia Thái cho bài thơ này hiện đại lắm, “lớn lao đến mức thành vô hình” lắm lắm, tâm huyết lắm, là cái đinh của cả tập thơ:

Lời nguyện cầu trước lửa

(Kính tặng Đại Đức Thích Minh Pháp)

 Ấy là lúc chuyển sang nghi thức cuối cùng của Đàn lễ tân niên

Trang nghiêm Đại Đức tọa theo tư thế Đức Phật ngự trên tòa sen

Tự tay ông khơi ngọn lửa

Lớn dần lớn dần lửa đồng điệu cùng âm vang lời cầu nguyện của những thiện nam tín nữ

Lửa bay phần phật như cờ vàng rồi hợp thành một tháp lửa vàng

Vàng cuồn cuộn hất ngược vào không trung

Đêm và ngày giao hòa

Quyền uy phủ vàng mật thất

Tựa như muôn lưỡi mác uốn cong kết thành đài lửa

Hoàng Liên

Hoàng Liên

Tòa sen vàng đấy ư ?

Trong quầng lửa kỳ biến dường như quần tụ những gương mặt chúng sinh rạng ngời ký thác trên dung nhan Phật

Từ mơ hồ vọng về lời sấm

Gió bão nắng mưa nóng lạnh đội lên từ sâu thẳm đất hay ngồn ngộn kéo về từ vũ trụ bao la ?

Không, không hẳn thế

Đấy là lời vị Đại Đức có đôi mắt sáng như sao và giọng nói trầm hùng vang động

Ông nói với lửa bằng ngôn ngữ riêng

Ngọn lửa dịu dần dịu dần hóa thân vào một vầng trăng viên mãn sau cái lắc chuông đường đột như một khẩu lệnh cắt đứt chuỗi âm thanh tưởng như triền miên vô tận ấy khiến ta bừng tỉnh

Ôi, giá như bức tường kia là một tấm gương thì các phật tử lúc này sẽ được chiêm ngưỡng chính mình và cảm nhận rõ sự thăng hoa hàm súc

Gió và gió

Hương hoa tràn theo gió

Gió cuốn theo hương của muôn loài thảo dược thấm quyện nên một trời hương tinh khiết

Nhìn họ, ta tin những điều thiện cát trong lá sớ kia sẽ thành hiện hữu

Mãn nguyện một đêm hương

Sương ngủ quên trên lá

Trăng đã khóc

Những giọt nước mắt hoan hỉ mừng cho sự giải thoát

Sẽ không còn nữa cảnh đói niềm tin”

( hết bài thơ)

Đọc xong bài được Trần Gia Thái gọi là thơ này, chúng tôi không biết nó thuộc thể loại gì: văn xuôi, văn tế, văn tường thuật, văn đưa linh…hay mê cung triết học? Cầu mong ông Trần Gia Thái thương tình mà chỉ giáo cho sự tò mò có thể phát ốm của chúng tôi được giải tỏa phần nào? Với kiến văn hạn hẹp người trần mắt thịt, chúng tôi xin cá với ông Trần Gia Thái bài sớ trên của ông mà là thơ thì chúng tôi xin …chết liền.

Các bài “sớ” được gọi là thơ theo kiểu phi thể loại, câu chữ ngùng ngoằng ngũng ngoẵng hiện đại quá khiếp này của Trần Gia Thái còn khá nhiều, như: “Chợt hoàng hôn”, “ Nháp hộ một tình yêu”, “ Tuổi 53”, “Lời ông già tiên tri và bài thơ ở tầng tư”, “ Trò truyện với Cổ loa”, “Lời bia mộ”…

Chúng tôi xin trích bài được gọi là thơ, bài đầu tiên của tập (trang 12), thấy toàn là những câu nói tầm thường hơi bị sến, năng xuống dòng:

Ảo ảnh

Không nỗi buồn nào buồn hơn

Không sự thật nào thật hơn

Rằng trước tôi em là ảo ảnh

Em là quá vãng dội về thánh thiện dại ngây

Em trong hơn mưa

Hạt mưa trần trong nắng

Mưa tan trong tay, mưa tím bầm cảm giác

Em tan cùng mưa khi vướng một sợi nhìn

Gần đến thế mà sao không thể với

Bến bờ ơi

Em ảo ảnh đến muôn nghìn…”
( hết bài thơ)

 

Nhiều lần chúng tôi đã viết: trong thơ có nói nhưng chỉ toàn là nói không thì không phải là thơ.

Chúng tôi xin trích hết bài “Giọt đắng”, từng được một ông nhà thơ kiêm nhà phê bình khen là khái quát có tầm triết học:

 

“Giọt đắng

Quán cà phê vắng lặng

Giọt cà phê đóng băng

Phin cà phê nghẹn tắc

Và ta

Đậm đặc

Không đường

Bất lực nhìn niềm đau nỗi nhớ

Hả hê cào cấu

Hả hê vẫy vùng

Quán vắng

Ngày không em

Quán vắng

Buồn thênh thang

(hết bài thơ)

 

Mười ba câu nói xuống dòng liên tù tì, dễ dãi, sáo mòn như thế mà sao dám gọi là thơ?

Ngoài một số bài thơ tình lãng mạn ưa triết lý vu vơ tầm phào kiểu trên, Trần Gia Thái còn chơi thơ cổ điển, nhại kiểu thơ thất ngôn xưa của Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính, nhưng dở và sáo hơn nhiều, cũ hơn nhiều tiền nhân xưa cũ.

Chúng tôi xin trích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Trần Gia Thái có tên là “Nghiêng cả về thu”( trang 20):

“Hơi ấm còn đây người ở đâu

Buồn dâng ngày lạnh lụt mưa ngâu

Biển say dốc cạn dòng sông đắng

Nghiêng cả về thu khúc thẳm sầu”

 

Những “buồn dâng”, “bến say”, “khúc thẳm sầu”…nghe cũ quá, cải lương quá giời ạ!

Chúng tôi xin trích thêm một bài thất ngôn tứ tuyệt phải nói là đại nhạt nhẽo, có tên là “Lời thơm rót mật” ( trang 21) của Trần Gia Thái:

Đêm nay tôi thức ru em ngủ

Xin đừng mộng mị dáng hình ai

Thây kệ gió than ngoài khung cửa

Lời thơm rót mật giấc hương dài”

Phải nói là Trần Gia Thái đã có tài kéo cả một đại dương sáo rỗng, đại dương nhạt nhẽo vào tập thơ “ lớn lao đến vô hình” này của mình. Xin trích, khỏi bình luận:

Có một mối tình sét đánh

Say từ ánh mắt đầu tiên

Có một mối tình đắm đuối

Rượu nồng ủ kín hơi men” (Mơ- tr.24)

 

Phần lớn thơ Trần Gia Thái đều làm bởi niềm “say đắm đuối” rất chết cười như trên. Chúng tôi xin lược trích một số câu thơ điển hình cho kiểu nói sáo, nói sến, nói lẩn thẩn ngô nghê là sở trường của trường thơ dở Trần Gia Thái : “Để tim này lạnh câm” / “ Làm nghẹn con tim hồng” / “ Để tim ta xáo động” / “Ngọt ngào bù đắp đắng cay”/ “ Sao ánh mắt cứ nhìn đi đâu thế/ Để trời thu Hà Nội cũng sập sùi” / “vẫn trinh trắng tình đầu / Vẹn Nguyên từ kiếp trước” / “Men nào cho anh say” / “Em hát nữa đi em/ Cho lòng tôi thỏa khát” / “ Đi gieo tiếp mùa vui/ Lời tình tôi đang trải” / “Anh nhìn em đắm thắm/ Em nhìn anh bao dung” / “Căn nhà mình quánh đặc những yêu thương” / “ Mắt em nồng lóng lánh một ngày mai” / “Bánh đa tôi nhận gà với gạo/Là để ngày mai đội ra đình” / “Ai xem tế lễ thì cứ việc/ Tôi chỉ thích xem cỗ được bày” / “Lạy trời mẹ vẫn còn dư sức/ Tôi thì…ông ngoại…sắp sửa lên” (Chú của Trần Mạnh Hảo: “Tôi sắp sửa lên ông ngoại” được thi ca hóa theo trường phái con cóc của TGT thành “ Tôi thì …ông ngoại sắp sửa lên”.A di đà Phật, thơ với chả phú, kinh hãi thế là cùng!)…

Xin trích tiếp thơ sến, thơ sáo của trường thơ dở TGT: “Rủ con tim héo” / “Tim ơi” / “Có xuân rồi tôi chỉ thiếu em” / “Rạo rực lòng rạo rực đường vui” / “Nồng nàn say chuyện xưa” / “Trước biển dặm dài đắm đuối” …v…v…và v…v…Có khi Trần Gia Thái chơi lục bát không vần : “ Lại cầm tay, lại vân vi/ Em đừng mách mẹ anh hư…em đừng/ Thế rồi lớn thế rồi xinh” (Bao giờ- tr. 29)

Một tập thơ không có bài nào khá, không có câu thơ nào hay, chỉ toàn chữ nghĩa dông dài, sáo cũ, sáo mới, toàn câu nói xuống dòng ngô nghê, nôm na là thế, sao ông Hữu Thỉnh chủ tịch Hội Nhà Văn lại khen “Lời nguyện cầu trước lửa” đến thế? Chưa hết, trên báo Văn Nghệ số 36+37, số đặc biệt kỷ niệm quốc khánh 2-9-2011 vừa qua, một ông nhà thơ kiêm nhà phê bình đã dành một trang nguyên vẹn hoành tráng ca tụng tập thơ này của ông Trần Gia Thái hết lời. Chắc “hai ông lớn” này chuẩn bị dư luận cho ông TGT nhận giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2012 đây ? Cứ đà này, tập thơ dở nhất nước sẽ thành tập thơ hay nhất nước; rồi tiến thêm TGT sẽ được đủ các giải thưởng nhà nước, giải thưởng HCM sau này. Nếu những người chân chính không hét to lên, rằng xin quý vị hãy dừng ngay trò ma giáo trong việc đánh giá giá trị của văn học, đánh tráo hay dở, lừa đảo nhân dân bằng cách tôn vinh những tác phẩm dở nhất nước đang được thực thi trong ma trận giải thưởng ngất trời.

Nền văn học quốc doanh đang bị thao túng bởi những trùm sò mang động cơ phi văn học; bởi những mưu mô chạy giải; bởi những ban giám khảo gà mờ hay tư túi xét người không xét tác phẩm; những giải thưởng hàng nghìn tỉ đồng đang bị hội chứng ngụy văn chương làm hoen ố. Người đọc chân chính một là dời bỏ văn học quốc doanh, hai là điên theo đoạn thơ điên sau của Trần Gia Thái:

Tôi mong là người điên

Người điên không phải đề phòng

Người điên có quyền sống thật

Quyền yêu, quyền giận, quyền buồn

Không bị người đời thô bỉ

Nhẩy sổ vào cuộc sống riêng”

(Một lần đúng-tr. 52)

 

Chúng tôi xin thực lòng can ông Trần Gia Thái; xin hãy bỏ ước muốn thành người điên như đoạn thơ ông vừa viết. Bởi vì khi tỉnh táo, ông đã làm khổ chúng tôi bằng tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa”. Huống hồ khi điên lên, ông có thể chơi hết mình, tung ra hàng trăm thi phẩm chết người, khiến ông Hữu Thỉnh phải bò ra mà viết bài tán tụng, há chẳng phải là lúc mà người đọc chúng tôi ù té chạy hết ư ? Eo ôi, sợ nhất là viễn cảnh ngoảnh lại văn đàn chỉ còn toàn một lũ “ méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách” thì có phải cùng với ông Hữu Thỉnh, ông sẽ đắc tội xua đuổi văn học chân chính ra khỏi xã hội đầy bấc trắc của chúng ta hôm nay hay sao?

Sài Gòn tối 28-9-2011

© T.M.H.

© Đàn Chim Việt

 

27 Phản hồi cho “Đọc tập thơ của Trần Gia Thái, buồn về hội chứng “méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách” của nền văn học VN hôm nay”

  1. ngan giang says:

    Thơ là gì? Bình thơ là gì ? Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh? Hay vị …? Những tháng ngày này của văn nghệ thật là đáng sợ? Bao giờ cho đến tháng Mười…

  2. Hue Nhu says:

    Tu thieu la pham toi Sat nhan,mot gioi cam quan trong nhat cua dao Phat .Chua di het doan duong Doi ma da tu cho minh Tu hanh dac dao .Tu minh cho minh quyen duoc sat hai ban than minh thi chi la nhung ke co tinh cach Kieu ngao va Sat nhan ma thoi.Nhung ke nhu the theo giao li nha Phat se bi day xuong Dia nguc Ati doi doi kiep kiep

  3. Người San Jose says:

    Lảo ngồi rặn mãi không ra !
    Tại sao lại gọi nó là cục phân ?

    Người San Jose

    • Người San Jose says:

      ĐỒNG-CÃM VỚI MAI QUYÊN.

      BỐC LÁO !

      Một tấc lại bốc tới trời !
      Ba-hoa,khoác-lác,bịp đời,dối nhân.
      Tưỡng rằng cả nước đều đần.
      Nên cứ bốc láo,chẵng cần nhìn ai.
      Mồm ông rộng tới mang tai !

      ĐAO TO,BÚA LỚN !

      Nghe nhạc bác-học,hàn-lâm !
      Ăn cơm văn-hóa,đi nằm văn-minh.
      Công-nghệ giáo-dục học,hành.
      Ngang tầm thế-giới có ngành xây,tô.
      Chuyên-gia giết lợn,mỗ bò !

      Người San Jose

    • Người San Jose says:

      ĐỒNG CÃM với LÊ DI .

      BỐC LÁO.

      Một tấc lại bốc tới trời.
      Ba-hoa,khoác-lác,bịp đời,dối nhân.
      Tưỡng rằng cả nước đều đần.
      Nên cứ bốc láo,chẵng cần nhìn ai.
      Mồm ông rộng tới mang tai.

      ĐAO TO, BÚA LỚN.

      Nghe nhạc bác-học,hàn-lâm.
      Ăn cơm văn-hóa,đi nằm văn-minh.
      Công-nghệ giáo-gục học,hành.
      Ngang tầm thế-giới có ngành xây,tô.
      Chuyên-gia giết lợn,mỗ bò.
      ***
      Ông ngồi rặn mãi chẵng ra !
      Tại sao lại gọi nó là cục…thơ ?

      Người San Jose

  4. Le Di says:

    Xin tham khảo phong cách phê bình của ANTG qua bài viết trên Talawas trước đây:

    Về một lối phê bình tụng ca và khoa trương
    ________________________________________
    Mai Quyên

    Đọc xong bài báo “Trái tim vừa ngọt ngào, vừa đắng đót” (An ninh thế giới cuối tháng, số 52, tháng 11.2005) tôi thật sự “kinh ngạc” (chữ dùng trong bài báo). “Kinh ngạc” nhưng không “cảm động” như tác giả Hồng Thanh Quang. Trước nay, tôi cũng đã gặp nhan nhản những bài báo viết về giới ca sĩ, giới làm phim, những bài phê bình âm nhạc, hội họa, văn chương, điện ảnh… sặc mùi quảng cáo, nhưng tôi không ngờ lại gặp chính nó trong một tờ báo là “ấn phẩm được ưa chuộng bởi sự trang trọng vào loại hàng đầu” (Hồng Thanh Quang trong bài báo trên). Ngay trong số nguyệt báo đó cũng có hai bài “Văn nghệ thời… tiếp thị” và “Căn bệnh bán trời không văn tự” nói khá hay và khá chuẩn về tật chứng thổi phồng và đánh bóng tên tuổi mình theo kiểu bán thuốc của “Sơn Đông mãi võ”. Buồn thay, bài báo của Hồng Thanh Quang lại vô tình “chửi lại” những luận điểm ở hai bài báo nói trên, đặc biệt là khi Tổng thư ký tòa soạn lại viết bài ca tụng ông Tổng biên tập một cách rùm beng vô lối ngay trên tờ báo của họ!

    Tôi vốn quý trọng Hữu Ước sau khi được xem đôi ba vở kịch, bộ phim mà anh là tác giả kịch bản. Anh có sự nhạy bén, dũng cảm khi đi vào những vấn đề thời sự gai góc. Nhưng, những vở kịch đó có “nhân văn và sâu sắc”, “có xu hướng trở thành ngụ ngôn” (Hồng Thanh Quang) hay không thì nên để dư luận khán giả và quy luật thời gian thẩm định, sàng lọc (Hình như vở kịch “Tiếng chuông chùa” in trong tập sách hiện nay đang được dàn dựng) Anh là một tác giả kịch xông xáo và thành đạt, hiện tại chỉ có thể khẳng định như vậy.

    Nhưng tôi thật sự bất bình và phản cảm khi đọc Hồng Thanh Quang bình về thơ Hữu Ước. Trước mấy đoạn thơ trích không hẳn là dở nhưng không có gì là đặc sắc (nếu như không muốn nói là xoàng xĩnh) người đọc có cảm tưởng Hồng Thanh Quang đã phải bở hơi tai vì nhiều lần “kinh ngạc và cảm động”, rồi lại phải loay hoay giở mọi ngón nghề lăng xê ra để cố chứng minh cho người đọc tin rằng đó là những tuyệt phẩm của thi ca! Chả thế mà anh đã phải viện dẫn tới nào là nhà thần học cổ La Mã, nào là nhà thơ Pháp thế kỷ 18, nào là nhà triết học thế kỷ 19, rồi cả Nguyễn Du nữa – để giúp những câu thơ gầy còm mòn sáo của tác giả mà anh hâm mộ được “đứng trên vai những người khổng lồ”. Anh đã vận dụng rất nhiều những cụm từ khoa trương: “phập phồng cảm xúc nhân văn”, “đứng ở tầm cao cống hiến và khổ ải của kiếp nhân sinh”, “ở thế thượng phong của nhận thức và rung cảm”, “phong độ hiệp sĩ”, “phẩm chất nhân văn”, “rất có chất thiền”, “kẻ sĩ Bắc Hà”… Và dùng tới mức ê hề những từ ngữ to tát: “khoan dung”, “minh triết”, “đắc đạo”, “sứ mệnh”, “khải huyền”, “trí tuệ”, “trái tim”, “tử tế”, “lương tri”,…

    Từ “trái tim” được dùng tới 9 lần (trong đó của đáng tội hai lần nằm ở thơ trích “Trái tim đầy vết đạn thời gian”), từ “tử tế” 3 lần, từ “trí tuệ” 2 lần. Phải chăng tác giả bài báo muốn lưu ý ngầm cho bạn đọc rằng: trí tuệ và nhân cách của người làm thơ mới là điều quan trọng, còn nghệ thuật có thể châm chước? Tôi đã chịu khó đọc đi đọc lại mấy đoạn thơ trích (theo Hồng Thanh Quang nói là có 11 bài thơ trong tập sách) với một sự hoang mang: có khi mình chẳng hiểu gì về thơ cả! Hay là có một tiêu chí riêng biệt về thơ của các bài thơ ngạch báo An ninh mà mình không thể tiếp cận nổi? Nhưng anh đã đưa ra cho công chúng cùng thưởng thức thẩm bình thì không thể cứ nói lấy là được, bất chấp chuẩn mực chung. Cái ý tưởng “ta là ai?” thật sự chẳng mới mẻ gì trong văn học nghệ thuật thế giới cổ kim, hơn thế đây lại là một sự “thuổng” lại câu thơ quen thuộc của Chế Lan Viên: “Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình/ Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt”. Từ một câu hỏi đầy sự suy nghiệm triết học, nhà thơ họ Chế đã khái quát thành một thái độ sống xa lạ và đáng phê phán của cả một thế hệ. Còn đằng này, sau 4 lần lặp lại “ta là ai” với những dấu chấm hỏi đầy đe dọa nhốt trong ngoặc đơn, thi sĩ họ Hữu đã quy về một quan điểm khá thực dụng: “là đứa hay là thằng”(?), “là khôn hay là dại (?). Chưa nói về câu chữ không chuẩn (“đứa” so sánh với “thằng” khiến cho câu thơ trở nên ngây ngô vô nghĩa) người đọc cảm thấy trong đó hình như chứa đựng một thái độ trâng tráo, miệt thị, một sự đong đếm sòng phẳng đến lạnh người (mà có thể chính tác giả thơ cũng không nhận ra?) Vậy thế nào là “khôn, dại”? Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chỗ lao xao” – thì mặc nhiên ông đã cho khái niệm “dại khôn” một nội dung xã hội in đậm triết lý nhân sinh của cá nhân ông. Còn khi Hữu Ước viết: “Khôn thì ai cũng khôn/ Dại thì ai cũng dại/ Âu cũng một kiếp người/ Ta vừa dại vừa khôn/ Lúc vừa khôn vừa dại/ Thì cũng vậy thôi”, ta không hiểu nội dung xã hội của cái “dại khôn” đó là gì. Tác giả dại khờ hay quá khôn ngoan khi chẳng để lộ ra chút gì quan niệm của riêng mình về hai chứ “dại khôn” từng khiến nhiều thế hệ người băn khoăn? Rốt cục, tác giả chỉ làm mệt người đọc về cái điều ai cũng biết (ai mà chẳng “vừa dại vừa khôn”?) bằng một hình thức phải nói là tầm thường, thô kệch. Thật là “hết khôn rồi đến dại” khi chơi trò tung hứng chữ nghĩa! Nhưng nếu để trong sổ tay riêng thì chẳng sao cả. Đằng này chúng lại được Hồng Thanh Quang say sưa tung hứng tiếp: “Bài thơ đã vang lên lần đầu”, “vừa khoan dung vừa minh triết”, “bài thơ nghe thực đắng lòng”, “tôi thích nhất và xót nhất cho câu thơ cuối của anh “Tôi và tôi và tôi”, “và anh đã đạt được sự khải huyền, chân lý bao giờ cũng đơn giản: “à, ra đời là thế/ Ta vừa nhận vừa cho” (Điều này thì một học sinh PTTH với nhận thức bình bình và với lối học vẹt thường thấy cũng có thể nói được khi trả lời cho xong chuyện một câu hỏi đại loại: Hạnh phúc và ý nghĩa của đời người là gì? Giáo viên sẽ hào hứng giải thích: Nhận là hưởng thụ, cho là cống hiến, v.v…)

    Vâng, gần hết bài báo là một sự tán tụng theo kiểu “quá lời nguyện hết thành hoàng thổ công” như thế! Nếu như không có bài viết “trống giong cờ mở” kia (xin lỗi, hình như chính tôi cũng bị nhiễm “phong cách” đó mất rồi) biết đâu tôi, và chắc nhiều bạn đọc khác cũng thế, sẽ bỏ tiền ra mua cuốn sách mang tên Thế sự đọc cho vui, nhưng đến nước này thì… xin kiếu vậy! Rõ là, “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau…”

    Đọc xong toàn bộ bài báo trên, tôi còn được thu hoạch thêm một điều nữa: tác giả của nó là một người sính khoe chữ, thích phô trương hiểu biết, lại hay bộp chộp nôn nóng dạy đời những điều mà chính anh cũng chưa hiểu là gì: “Sống có nghĩa là thêm một lần làm mới lại cõi đời này. Đó là sứ mệnh của mỗi người chúng ta”. Sợ chưa? Nhưng thế nào là làm mới lại? Làm mới lại cái gì của cõi đời này? (Chắc mọi cái đều là cũ và đáng vứt đi cả, hoặc đều đáng phải rơ-tút lại hết để cho tất cả sáng bóng lên như chiếc đèn đồng!) Thế nào là “thêm một lần”? Ngoa ngôn, nói cho sướng tai sướng miệng khiến cho không ít độc giả phải hoang mang và tự nhủ: “Sao mà ta dốt nát mù mờ đến thế”! Nhưng điều an ủi sau cùng của độc giả là: ừ, cái giọng văn phỉnh phờ chói lói màu sắc tụng cả kia chính là để dành cho loại thơ văn đó, chứ sao!

  5. NGÀN KHƠI says:

    VĂN CHƯƠNG HẠ GIỚI

    Văn chương hạ giới rẻ hơn bèo
    Bốc phét nhiều vào, chỉ nói điêu
    Ý tứ cùn mằn, y chổi sể
    Điệu vần chập choạng, giống dây leo
    Đọc lên nghe quả ngô nghê quá
    Nghĩ lại ôi toàn cách hót theo
    Ấy thế mới nên điều cớ sự
    Văn chương hạ giới tệ hơn bèo

    NON NGÀN
    (30/9/11)

  6. NJS says:

    Thế này là phê-bình văn-học ư? Thật là láo lếu!
    Đây chỉ là một bài viết đễ chĩ-trích,trã thù.
    Lời văn hằn-học cay cú,láo xược, dù rằng ở đầu bài
    tác-giả đã tõ ra là người biết khiêm-tốn và có lể-độ.
    Ý văn thấp kém, kết-cấu rườm-rà, văn-phong nhạt-nhẽo.
    Tập thơ mà tác-giả đưa ra trích dẫn đễ chĩ-trích đã dở tệ,
    cộng với bài viết còn dở hơn, thì đây quả là “tuyệt dở tác-phẩm”.
    Tôi yêu-cầu tác-giả gỡ bỏ bốn chử PHÊ BÌNH VĂN HỌC ở đầu bài.
    Viết liều.
    Viết không được hóa ra lại tốt.
    Vẫn còn hơn anh dốt viết liều.
    Dai,dài,dại,dóc,dở,điêu.
    Viết nhăng,viết cuội những điều dỡ hơi.
    Văn thỗ-tã đọc rơi con mắt.
    Bút mắc ôn khoác-lác,làu-bàu.
    Ông kia hăng-hái dẫn đầu.
    Bê nguyên hủ mắm giội vào văn-chương.
    Nhìn văn ấy nửa thuơng,nửa ngán!
    Giọng ẫm-ương thật chán mớ đời.
    Ông ơi, ném bõ cho rồi.
    Cái văn thổ-tả bẩn đời,hại ta.
    Được gác bút,quả là tốt phúc.
    Còn ngo-ngoe,thêm nhục với đời.
    Văn kia bẩn thỉu do người.
    Người kia viết ẫu cho đời thối hoăng.
    Giặt quần cho vợ,nên chăng?
    Người San Jose

  7. Truong sa says:

    Phong trào thơ văn dưới sự chỉ đạo của HNV VN, nặn óc viết cũng không bao giờ ra thơ… văn … Vì khi cầm cây bút viết văn, thơ phải tự bản thân mình kiểm duyệt lấy mình ,nếu không sẽ bị tít còi …theo chi đạo định hướng của đảng … NN XHCN VN hiện nay . Chỉ còn lại văn thơ của Hữu Thỉnh như ” Thương lượng với thời gian ” …Trần Gia Thái với ” Lời nguyện cầu trước lửa” hay ” Bật mầm ” của Nguyễn Hồng Vinh v v & v v …Các ông thơ thẩn này mang (mùi danh hiệu ) có pha chút chính trị đễ tung hô qua ,lại nhằm đánh bóng cho nhau với mục đích tìm đường chui sâu,trèo cao vào những chiếc ghế vô tài bất dụng trong chế độ XHCN muốn thăng quan tiến chức thì phải biết ăn theo, nói leo , muốn bình an thì phải biết im lặng là vàng !

  8. body says:

    Buồn cười chết đi đươc, ới giời ơi là giời…

Leave a Reply to ngan giang