WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoa Kỳ cảnh giác với trục liên minh ma quỷ!

co my-trungHoa kỳ đã phạm phải một sai lầm rất lớn trong chiến lược phòng thủ lâu dài ở thế giới tương lai, vì đã tích cực góp phần vực dậy một nền kinh tế và quốc phòng hùng mạnh thứ hai thế giới hiện nay là Trung Quốc! Hơn bốn mươi năm trước sau những lần “đi đêm” mặc cả với Trung Quốc và Hà Nội, người Mỹ chấm dứt sự có mặt ở miền Nam Việt Nam thông qua việc đàm phán và ký kết hiệp định paris vào ngày 27/01/1973, điều đó đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ chấp nhận bỏ rơi người anh em đồng minh Việt Nam Cộng Hòa dẫn đến kết cuộc quân đội miền nam Việt Nam dần suy yếu và Sài Gòn chính thức thất thủ vào ngày 30/4/1975. Trách nhiệm thuộc về chức sắc nền Đệ nhị Cộng hòa đã không tìm cách tự lực cánh sinh: ngân quỹ quốc gia chủ yếu phụ thuộc, dựa dẫm vào sự viện trợ của người Mỹ cho đến khi người Mỹ rút thang thì Chính phủ VNCH phải chới với và ngã từ trên cao xuống đất mà không thể bấu víu vào đâu được nữa. Việc rút thang này có công đóng góp rất lớn của ông tiến sĩ ngoại trưởng Kit-sinh-gơ, ông ta đã đạt thành quả với ván cờ cao vì quyền lợi của người Do Thái bởi ông là người gốc Do Thái và bản thân đất nước Hoa Kỳ cũng đạt được mục tiêu thí chốt trên bàn cờ chiến lược khi làm sụp đổ, tan rã khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô. Nhưng sự ngoi lên mạnh mẽ về kinh tế, lẫn tiềm lực quân sự của Trung Quốc ngày nay đang là mối lo cho vị thế siêu cường của người Mỹ! Ở vị thế năm nước thường trực, lá phiếu của Trung Quốc luôn phủ quyết và đối nghịch lại các chính sách của Hoa kỳ đồng thời là một nước chống lưng làm bức bình phong cho các cuộc thương lượng về ván cờ hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên… Trung Quốc thường sử dụng hai nước nói trên như những quân cờ trên bàn đàm phán trong chiến lược ngoại giao; buộc Mỹ và các nước phương Tây phải nhượng bộ nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ phía Bắc Kinh; dù thừa hiểu rằng Trung Quốc là kẻ đứng phía sau, bao che, dung túng kể cả việc cung cấp nguyên liệu lẫn phương tiện, kỹ thuật làm giàu Uranium về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của hai quốc gia này.

Sau sự kiện ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ phát động cuộc chiến chống khủng bố và nhanh chóng giải thể các chế độ nhà nước Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên uy tín và vị thế siêu cường số 1 của Hoa Kỳ lại xuống thấp do sa lầy bởi hai cuộc chiến ở Afghanistan và Irac. Cho dù ông Geogth W. Bush có làm sụp đổ chế độ Taliban hay đưa ông Sadam Huisen lên giá treo cổ nhưng nếu nhìn kỹ lại người Mỹ không đạt được nhiều lợi ích như mong muốn? Chỉ có chết chóc, thương tật và những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại cho cả hai phía! Mười hai năm trôi qua, việc tái thiết nhằm ổn định cho cả hai quốc gia nói trên xem ra còn xa vời và một cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế không mong đợi đó là: khủng hoảng tài chính, những khoản nợ công, thất nghiệp tăng cao ở Hoa Kỳ là một sự thật? Theo dự đoán, bước sang thập kỷ 20 của thế kỷ 21 thì nền  kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt mặt Hoa Kỳ nếu người Mỹ vẫn mãi hao tâm, tổn sức cho những việc triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa ở Đông Âu hoặc loay hoay vấn đề hạt nhân của Iran và Bắc triều tiên. Nói như thế không có nghĩa là nước Mỹ lơi lỏng để ba quốc gia nói trên muốn làm gì thì làm! Hoa Kỳ phải có những đối sách rạch ròi và  chiến lược thích hợp trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai? Trước thế lực bao che, dung túng vấn đề hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên cộng với việc xưng hùng, xưng bá gây căng thẳng ở biển đông, vùng Đông Bắc Á như thời gian vừa qua và hiện nay thì những bước đi ngoại giao của Hoa Kỳ sắp tới sẽ ra sao?

  1. a.      Người Mỹ sẽ thích ứng với những chiến lược nào?

-     Với các chính sách áp đặt trước đây mà một vùng Châu Mỹ Latin rộng lớn gồm nhiều quốc gia đã từng là sân sau của Mỹ nay đã lần lượt quay lưng với người Mỹ? Một quốc gia Đài Loan nhỏ bé trên bàn cờ chiến lược của Mỹ thời chiến tranh lạnh (cũng là nạn nhân nhưng lại may mắn hơn VNCH) nay không có nhiều lợi thế cho một cuộc chiến tranh quy mô, khi đối đầu với những vũ khí chiến lược tầm xa của Trung quốc? Một đảo quốc Philippin và một quốc gia Thái Lan là những đồng minh luôn bất ổn về chính trị? Một Indonesia, Malaisia hai quốc gia hồi giáo Mỹ không mặn mòi vì những người Hồi Giáo luôn có tư tưởng chống Mỹ? Một đất nước Việt nam vừa là bạn, vừa là thù trong quá khứ ngày nay đã tự biến mình thành rùa già rút cổ, chậm chạp bởi tầm trí thấp bé luôn lo sợ “diễn biến hòa bình”? Như vậy cả vùng Đông Nam Á này không thể làm thế đối trọng chiến lược quân sự lâu dài và có đủ sức ngăn chặn, hạn chế sức phát triển, bành trướng của người Trung Quốc trong tương lai.

-     Người Nhật sau thế chiến thứ hai, phải tận lực tập trung vào phát triển kinh tế và xây dựng tái thiết đất nước trên đống đổ nát hoang tàn do hậu quả của chiến tranh để lại. Tuy bị chiếm đóng nhưng may mắn nền tảng chính trị đất nước không rơi vào trạng thái hổn loạn, rối ren. Dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ! Nhật Bản tập trung vào việc tái thiết đất nước. Với tinh thần dân tộc bất khuất, ý chí quật cường cùng với nghị lực phi thường; người Nhật không những thành công trong việc tái thiết đất nước mà còn tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực khoa học kỷ thuật và nhanh chóng trở thành một quốc gia cường thịnh…. Dù là một siêu cường kinh tế thế giới nhưng tiềm năng quân sự của Nhật Bản không thể phát huy hết sở trường bởi sự khống chế ở một số điều khoản trong Hiến Pháp sau chiến tranh. Tiềm năng quân sự, lẫn tiềm lực quốc phòng của Nhật Bản hiện nay chỉ đủ khả năng chống đở mối hiểm họa tiềm ẩn từ Bắc Hàn, nhưng không đủ lực đương đầu với một cuộc chiến tranh tổng lực trước Trung quốc. Vì vậy việc phòng thủ an ninh quốc phòng Nhật Bản vẫn dựa vào đồng minh chiến lược Hoa Kỳ là chính. Lòng tự ái dân tộc của người Nhật đang trỗi dậy nhưng người Nhật phải chờ đợi đến mười, mười lăm năm nữa mới đủ thời gian để hiện đại hóa quân đội.

-     Người Mỹ nên hạn chế tầm ảnh hưởng với Pakistan một quốc gia hồi giáo không ưa thích Mỹ, hơn nữa quốc gia Nam Á nầy khó có một nền chính trị ổn định bền vững để làm đối tác, đồng minh chiến lược lâu dài. Đồng thời Hoa Kỳ cần có những chính sách mềm dẽo, ôn hòa với các quốc gia hồi giáo ở Trung Đông và những quốc gia Nam Mỹ.Với lợi thế siêu cường trong lĩnh vực khoa học kỷ thuật, Hoa kỳ mở rộng giao thương, hợp tác khai khoáng và khai sáng mở mang vùng đất Châu Phi giàu tiềm năng, nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Vì với một nền kinh tế đang trên đà lớn mạnh, Trung quốc sẽ nhanh chân tạo mối quan hệ giao thương lên các quốc gia này để tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác khoáng sản cùng tiềm năng kinh tế còn tiềm ẩn của các quốc gia Châu Phi.

-     Hoa Kỳ xác định mối quan hệ song phương ngày càng khằng khít, bền chặt với Ấn Độ một quốc gia Nam Á nằm sát cạnh sườn Trung Quốc là một hướng đi ngoại giao sáng suốt. Tuy diện tích đất đai của Ấn Độ rộng lớn chỉ bằng 1/3 Trung Quốc nhưng có số dân đông đúc và tiềm năng phát triển không thua kém Trung Quốc. Với chiến lược lâu dài, Ấn Độ có thể là một đồng minh tin cậy có khả năng, thực lực làm thế đối trọng quân sự cho người Mỹ trong tương lai. Thế giới vẫn luôn chờ mong sự phát triển của Trung Quốc, Ấn Độ có thể làm cho hệ thống quốc tế trở về với trạng thái cân bằng giữa Đông và Tây! Thế nhưng sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc ngày nay không theo chiều hướng tích cực mà chỉ đem đến nhiều hệ lụy tiêu cực, lo lắng cho tất cả các quốc gia láng giềng kể cả Mỹ và phương Tây. (chiếm đóng trái phép, chồng lấn biên giới, lãnh thổ lên hai nước láng giềng là Việt nam và Ấn Độ; cùng lúc chịu tác động lớn bởi các chính sách áp đặt thiếu nhất quán, nói một đàng làm một nẻo. Với Ấn Độ thì Trung quốc còn kiêng nể nhưng với Việt Nam họ vừa đấm, vừa xoa).

-     Trong xu thế toàn cầu hóa ở thế kỷ 21, Hoa Kỳ và Liên bang Nga nên là hai đồng minh hợp tác chiến lược, sẽ tạo nên bước ngoặc kép: kiềm tỏa Trung quốc ở mặt bắc, mở sang trang bước vào kỷ nguyên mới một thế giới hiện đại ổn định và phồn vinh. Nếu hai quốc gia này luôn dè chừng và đối đầu nhau thì cả hai đều bại, kẻ thắng cuộc chắc chắn sẽ là Trung quốc vì “Ngư ông đắc lợi”? Hãy gạt bỏ quá khứ  tạo nên mối quan hệ bền chặt như quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ-Nhật Bản nhằm hạn chế và ngăn chặn mưu đồ bành trướng, bá quyền của người Trung Quốc những kẻ nuôi tham vọng một ngày nào đó sẽ vượt qua mọi rào cản để lên ngôi bá chủ thống trị thế giới mới là đều cần thiết trong bối cảnh hiện nay và cả cho tương lai.

  1. b.      Hoa Kỳ có những bước đi ngoại giao thế nào?

-                       Do có nhiều bất đồng sâu sắc trong đàm phán, ngoại giao như vừa kể trên và sau những sự kiện xảy ra trên biển đông trong thời gian gần đây Hoa Kỳ hiện đang tìm thế, lẫn tiềm lực nhằm ngăn chận và kiềm tỏa mưu đồ bành trướng, bá quyền của Trung Quốc đó là một trong những lý do để người Mỹ quay trở lại vùng Đông Nam Á – Thái Bình Dương đã bỏ ngỏ hơn bốn mươi năm qua. Việt Nam sẽ là điểm đến và lựa chọn ưu tiên số một cho mục tiêu chiến lược mới bởi trong quá khứ giữa Hoa Kỳ – Việt Nam từng có những “kỷ niệm” khó quên! Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước trải qua các triều đại Nhà nước phong kiến, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh chống ngoại xâm, từng đẩy lùi nhiều cuộc xâm lăng thống trị của người phương Bắc. Nhưng tiếc rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn đang mê ngủ, theo đuổi những giấc mơ hão huyền, ảo tưởng! Ở một chừng mực nào đó có thể nói chế độ hiện nay không còn là chế độ của giai cấp chuyên chính vô sản đích thực mà là một giai cấp của những người lãnh đạo, giai cấp này tự đặt cho mình quyền cai trị tối thượng chỉ nhằm bảo vệ tư lợi của một nhóm người đặt lên trên quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước, của dân tộc, đồng thời xem thường nhân cách, vi phạm dân chủ, nhân quyền một cách nghiêm trọng. Khi đất nước lâm nguy họ vẫn chủ trương ôm chân cầu cạnh, cúi đầu trước kẻ thù xâm lược bạo ngược? Việt Nam càng phải học hỏi và đúc kết kinh nghiệm của người Nhật là nên gác lại quá khứ lẫn ánh hào quang trong chiến thắng để phát triển bền vững và cường thịnh như Nhật Bản.

-                       Mấy năm trở lại đây Trung quốc, Iran, Bắc triều tiên, họ thừa hiểu rằng họ không đủ thực lực để đối đầu trực diện với Hoa kỳ? Mưu đồ chiến lược của trục liên minh ma quỷ này đang tìm kế sách đánh vào kinh tế của nước Mỹ vốn là con nợ lớn nhất của Trung Quốc. Nền tảng kinh tế suy yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: thất nghiệp lan tràn sẽ gây bất ổn xã hội, ngân sách cắt giảm, thiếu hụt làm cho quốc phòng suy yếu, quốc phòng yếu kém dẫn đến việc an ninh chính trị đất nước bị đe dọa. Hoa Kỳ cần phải thận trọng trước những động thái mặc cả chính trị về tiến trình hạt nhân vì nó có thể là mưu đồ làm hao công, tổn sức của Hoa Kỳ trong đó mục tiêu, chiến lược lớn nhất là đánh vào nền kinh tế nước Mỹ trong những lần điều động và triệt thoái binh lực. Họ tuyên bố cứng rắn, bất chấp phản ứng của dư luận quốc tế hoặc một cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc Tế (IAEA). Khi Hoa Kỳ dùng biện pháp cứng rắn điều động binh lực trừng phạt thì họ lại dịu giọng đáp ứng yêu cầu.

-                       Tình hình trên bán đảo Triều tiên hiện nay đã nhận thấy rõ, đang đi theo chiều hướng này. Dư luận cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim jong un trẻ người, non dạ lỡ mạnh miệng tuyên bố chiến tranh nên phóng lao phải theo lao để giữ thể diện, nhưng thực ra họ đang giở những chiêu bài hư hư, thực thực. Iran cũng vậy họ cũng đang mặc cả khi các phương án ngoại giao không đạt kết quả, chờ đến lúc Hoa Kỳ điều động binh lực thì lúc đó Iran mới giả vờ lùi bước chấp nhận một cuộc thanh sát toàn diện.

-                       Có không ít ý kiến cho rằng nhờ Bắc Triều Tiên hung hăng làm càn nên Hoa kỳ mới danh chánh, ngôn thuận chuyển hướng phòng thủ đến vùng Châu Á Thái Bình Dương sau hơn bốn mươi năm bỏ ngỏ. Nhưng cũng không thể khinh suất và loại trừ khả năng Trung Quốc tập trung quan sát, theo dõi sát sao việc Hoa Kỳ tập trận chung cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản. Có khi họ lại chủ động khuyến khích Bắc Hàn gây hấn để tận mắt chứng kiến, khám phá xem tiềm lực xuất kích của những loại vũ khí chiến lược tối tân B-2 và F-22 đến đâu? Bởi hai loại vũ khí chiến lược tối tân này đối với họ vẫn còn là những ẩn số? Có thể họ sẽ tìm ra những phương án để chế ngự, phòng bị hoặc khả năng đánh bại trong tương lai? Nói như thế không có nghĩa khuyên ngăn Hoa Kỳ thụ động đứng ngoài cuộc để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm mà qua đó đề ra những đối sách phù hợp tránh để bị sa lầy và hao tổn binh lực cho những lần huy động lực lượng rồi triệt thoái. Hoa Kỳ càng hao tâm, tổn sức với tình hình Bắc Hàn và Iran bao nhiêu, Trung quốc càng có lợi bấy nhiêu.

-                       Hoa Kỳ cần nghiên cứu xem xét chiến lược lá chắn tên lửa ở Đông âu với lý do bảo vệ đồng minh có thiết thực hay không? Việc Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu chưa thể xua tan mối hoài nghi của người Nga, vì Nga không công nhận quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu là một hành động nhượng bộ?

-                       Giới chức Hoa Kỳ nỗ lực thúc đẩy Quốc hội nước này thông qua việc Mỹ chính thức tham gia vào Công ước luật biển, như vậy mới có cơ sở pháp lý buộc Trung Quốc chấp hành công ước mà nước này đã ký kết. Và những điều luật của Công ước này sẽ là nền tảng pháp lý cho sự hiện diện của Mỹ trên toàn cầu, cả không phận, hải phận và dưới đáy biển (Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994).

-                       Điều động binh lực trong điều kiện, khả năng kinh tế cho phép nhưng không để ảnh hưởng suy giảm đến nền kinh tế đất nước. Bảo vệ đồng minh là các quốc gia Đông Bắc Á gồm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vừa ngăn chặn hướng đông khogn6 để Trung Quốc làm bàn đạp tiến ra cửa ngỏ thế giới, vừa tạo thế gọng kềm từ bán đảo Ấn Độ giáp giới phía tây và Nga từ hướng bắc, Úc đóng vai trò hổ trợ then chốt giữa khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nhằm  khống chế Trung Quốc tác oai, tác oái trên biển đông và Thái Bình Dương.

Xảy ra vụ hai quả bom tự chế phát nổ khi đoàn vận động viên về gần đích đến ở giải marathon thường niên tại thành phố Boston bang Massachusetts khiến 3 người chết và 264 người bị thương vào sáng ngày 15/4/2013, càng khoét sâu thêm vào vết thương chưa kịp lành sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, và từ đó cho đến nay cũng xảy ra vài vụ tương tự hoặc được ngăn chận kịp thời hoặc ở một mức độ không nghiêm trọng. Vì vậy, người dân Mỹ đã suy nghiệm một điều: nước Mỹ không phải là một đất nước bất khả xâm phạm bởi nhà chức trách không thể kiểm tra, giám sát toàn diện và tổ chức mạng lưới bố phòng an ninh dầy đặc trên khắp đất nước Mỹ! Chính quyền quốc gia phải nhanh chóng đề ra những phương án tối ưu và hiệu quả giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại tiềm tàng nhất là không được khinh suất, lơ là trong mọi tình huống. Chiến lược phòng thủ từ xa hay đổ bê tông trước khung thành trong  môn bóng đá đều có thế mạnh và điểm yếu: tùy theo hoàn cảnh ứng biến, hoặc kết hợp cả hai thì cơ hội giành thắng lợi mới được toàn diện trên bàn cờ chính trị trong thời đại toàn cầu hóa, hiện đại hóa.

Dù người Mỹ đã gây ra cái chết oan uổng cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong quá khứ? Và hiện tại nước Mỹ có không ít kẻ thù do một số chính sách cứng rắn, áp đặt lên các quốc gia có tham vọng hạt nhân! Nhưng cả thế giới nầy không thể phủ nhận vai trò siêu cường của nước Mỹ đối với thế giới. Hãy cảm tạ Đấng Tạo hóa, vì ngài đã ban cho thế giới nầy một đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để nhân loại mới hiểu được thế nào là dân chủ và tự do, thế nào là bình đẳng và nhân quyền vì ở những chế độ nô lệ, phong kiến xa xưa con người không thể nhìn thấy! Và trong thời hiện đại ngày nay còn sót lại những thế lực vô nhân, tàn bạo đang kìm hãm sự phát triển của xã hội tương lai đó là các chế độ cộng sản vô thần đang hủy hoại đời sống tâm linh, sẵn sàng gieo rắc bạo tàn và bất hạnh cho nhân loại. Mong muốn của xã hội hiện đại là đất nước Hoa Kỳ mãi mãi cầm trịch thế giới, để thế giới nầy luôn nhìn thấy ánh sáng của tự do, dân chủ; ngày nào chẳng may bọn cộng nô Hán quyền Trung quốc đoạt ngôi thống trị bá chủ thế giới! Ngày đó sẽ là ngày thảm họa và bất hạnh của cả thế giới hơn cả nạn diệt chủng của phát xít ở thập niên 1935-1945 của thế kỷ trước. Lịch sử nhân loại không thể nào quên vào khoảng 2250 năm (năm 259-210 trước công nguyên), dưới triều đại Tần thủy hoàng bạo chúa đã thôn tính và cai trị các nước chư hầu như thế nào? Hãy vì hòa bình, ổn định và trật tự thế giới; vì tự do, dân chủ và phát triển, phồn vinh: thế giới chúng ta hãy cùng đoàn kết xiết chặt tay, cùng nhau vạch mặt, chỉ tên, nhanh chóng đánh đổ, loại bỏ một thứ chủ nghĩa quân phiệt kiểu mới đó là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền và Hán hóa của Trung Quốc.

Tưởng nhớ Sài Gòn, ngày 30/04/1975

© Quốc Anh

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Hoa Kỳ cảnh giác với trục liên minh ma quỷ!”

  1. Voda says:

    Ham ăn. Cá cũng giành, biển cũng giành, đất cũng giành, rừng cũng giành, lợi ích nho nhỏ cũng giành bất chấp thủ đoạn dù mỗi bữa chỉ ăn một chén cơm, ngũ trên một chiếc giường, sang trọng mấy mỗi lần chỉ đi một chiếc xe. Ông trời ổng làm cho sáng mắt mà chưa giác ngộ : động đất một cái chết hàng trăm hàng ngàn. Gây chiến tranh ai chết, cũng là dân mình, bị lịch sử quyền rủa đời đời là mình chắc gì được siêu sinh. Ôi TQ, liệu có thể cậy mình đối kháng với các nước vây quanh. Hãy chờ xem ai dám nổ súng trước.

  2. Cũng chính vì thế mà chẳng có gì đáng nghi ngờ khi ngày càng nhiều người Mỹ trở thành những người theo trường phái dân túy hay phái bảo hộ mậu dịch trong nước; và càng ngày càng tỏ ra nhẫn nhịn, thậm chí là khoan dung, trước sự can thiệp tai hại từ phía cấp quản lý vào nền kinh tế nước nhà.

  3. xa says:

    Tai sao chung khong len an ke ban nuoc va ai chang hang ,an com quoc gia lam tai sai cho CS,tho ma cs????

  4. Trúc Bạch says:

    Trích:

    “Trách nhiệm thuộc về chức sắc nền Đệ nhị Cộng hòa đã không tìm cách tự lực cánh sinh: ngân quỹ quốc gia chủ yếu phụ thuộc, dựa dẫm vào sự viện trợ của người Mỹ cho đến khi người Mỹ rút thang thì Chính phủ VNCH phải chới với và ngã từ trên cao xuống đất mà không thể bấu víu vào đâu được nữa…”

    - Làm sao “Tự Lực Cánh Sinh” khi mà VNCH phải đối diện với một cuộc chiến tranh Phá Hoại, khốc liệt và toàn diện của CS Hà Nội. (*)

    Quy trách nhiệm như thế là không đúng !

    (*) Ngay cả việc bảo vệ Hoàng Sa trước cuộc xâm lăng của Trung cộng cũng đành phải thúc thủ vì bị CS Hà Nội “trói chân, trói tay” trên khắp 4 vùng chiến thuật đó,…không thấy sao ?

    • Minh says:

      (Trích ) Trách nhiệm thuộc về chức sắc nền Đệ nhị Cộng hòa đã không tìm cách tự lực cánh sinh: ngân quỹ quốc gia chủ yếu phụ thuộc, dựa dẫm vào sự viện trợ của người Mỹ cho đến khi người Mỹ rút thang thì Chính phủ VNCH phải chới với và ngã từ trên cao xuống đất mà không thể bấu víu vào đâu được nữa.( Hết trích)

      Tự lực cánh sinh là vót chông, xử dụng gậy tầm vông để chống với A.K 47, tăng T.54… Đúng không nào?

      Xin lỗi nếu có tiền mà đi mua vũ khí thì nước nào dám bán cho Miền Nam ( ngoại trừ Trung Cộng). Uncle Sam theo dõi sít sao những chuyện như thế này.

  5. danluan13 says:

    Một bản tin mới, xin Đàn Chim Việt post để độc giả theo dõi tình hình thời cuộc.
    Đa tạ

    kbc

    —————————-

    Nhật khiến TQ ‘rụng rời tay chân’, Châu Á lo ngại.
    Cập nhật: 02-05-2013 , ĐẤT VIỆT

    Tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này.
    Giải thích về điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết.

    Rõ ràng, những quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng nguy hiểm đó? Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ.

    Rốt cuộc, trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên là những quốc gia không có và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém.

    Nhưng Nhật Bản thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do:

    Trước hết, cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại đã bộc lộ đỉnh điểm và không thể che giấu được nữa. Đó là sự hận thù dân tộc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Nhật Bản, một cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường, coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30 năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP?

    Đơn giản dễ hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân (VKHN).

    Mới đây, một vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”…

    Đành rằng trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”.

    Tất cả những điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?…

    Với tình thế đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”.

    Với tình thế đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”.

    Cuối cùng, Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một “thế năng” rất lớn.

    Chẳng hạn như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn plutonium.

    Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đạn hạt nhân.

    Về kỹ thuật, Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN.

    Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới.

    Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều Tiên hay Iran.

    Như vậy có thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi, đó là:

    “Hãy cẩn trọng với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”.

    Người Mỹ sẽ làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại, đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung hăng.

    Người dân khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản… tuy hết sức lo ngại.

    Báo chí Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại bàng Nhật Bản tung cánh.
    Vấn đề chỉ là thời gian khi nào?

    Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: “Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung – Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để”.

    Trung Quốc có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự hoảng hốt?

    Tại sao Trung Quốc biết thực hiện sách lược “giấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không?

    Thật ra, sau thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”.

    Từ những nỗi đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ.

    Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác, tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng.

    Xem ra dù đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân.

    Tham vọng quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản”.

    Lê Ngọc Thống
    nguồn Chanlyonline

  6. danluan13 says:

    Tính đến thời điểm ngày nay, Tầu cộng đã dám đánh nước nào chưa? Thưa rằng chưa!
    Thử suy luận xem Tầu cộng có dám đánh nước nào trong tương lai? Xin thưa cũng không dám!

    Thủ tướng Nhật tuyên bố sẽ dùng vũ lực nếu Tầu đưa người lên đảo Senkaku, và kêu gọi tinh thần dân tộc, có thể sẽ thay đổi hiến pháp để tân trang quân đội, nhất là về kỹ thuật vũ khí chiến lược hạt nhân là Tầu run rồi.

    Tầu ỷ lớn bắt nạt vài nước nhỏ trong khu vực, trong đó Việt nam bị nhiều nhất vì sát vách, cùng chung ý thức hệ, và sự tham quyền dốt nát của lãnh đạo Hà Nội, thế giới ai cũng biêt!
    Tầu cộng thừa hiểu không thể chiếm hết quyền lợi trong vùng một mình vì thế giới sẽ xúm lại hỏi tội ngay. Tất cả các cường quốc đều quan tâm và muốn có phần ở Châu Á. Mỹ-Anh-Pháp-Nhật cộng Úc, Ấn, và các nước nhỏ khác trong vùng như Nam Hàn, Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines … Chưa nói tới Nga cũng muốn; làm sao các nước để yên cho Tầu quậy và “ăn” một mình được?
    Mỹ cần Việt Nam vì Việt Nam có thể ngăn cản Tầu từ đất liền và nhất là từ mặt biển với cảng Cam Rang và các đảo nhỏ chiến lược thuộc quần đảo Hoàng Trường Sa. Mỹ muốn ngăn sức mạnh của Tầu ngay từ ranh giới không cho tràn xuống làm chủ lưỡi bò, hay rõ hơn toàn Biển Đông; và quan trọng là không muốn Việt Nam ngả theo Tầu tăng thêm sức mạnh đe dọa toàn khu vực chiếm hết quyền lợi và đe dọa tàu bè qua lại.

    Ván bài chiến lược Á Châu – Thái Bình Dương trong tương lai là các nước củng cố sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi kinh tế. Các cường quốc cũng như các nước nhỏ đều tranh thủ bảo vệ quyền lợi của mình.

    kbc

Phản hồi