WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một chiến lược Biển Đông của Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí

Trần Bình Nam (giới thiệu)

Ngày 24/4/2013 Đoàn làm phim tài liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam do sáng kiến của đài truyền hình HTV tại Sài Gòn đã phỏng vấn Hải Quân Trung Tá Nguyễn  Mạnh Trí tại quận Cam (Orange County), California.

Nội dung cuộc phỏng vấn do Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, trưởng Đoàn đã được Trung Tá Trí post  trên mạng “Tranh chấp Biển Đông”

www.tranhchapbiendong.com

Cuộc phỏng vấn phản ảnh một sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu bảo vệ biển đảo của Đoàn phỏng vấn cũng như của người được phỏng vấn.

Ngoài ra nội dung các câu trả lời của Trung tá Nguyễn Mạnh Trí cho thấy cái nhìn chiến lược xuyên suốt trên toàn diện bức tranh tranh chấp Biển Đông giữa Trung quốc và Việt Nam của ông, một cái nhìn hướng về tương lai, chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước vượt lên trên những khác biệt đang còn tranh cãi – những tranh cãi cần thiết- giữa chính quyền trong nước và người Việt sống tại hải ngoại.

Được biết Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí là sĩ quan Hải quân khóa 10 (trong 26 khóa SQHQ được đào tạo tại trường Sĩ quan Hải Quân Nha Trang) tốt nghiệp năm 1962. Ông là chủ quản của diễn đàn điện tử “Tranh Chấp Biển Đông”. Ông hiện sống tại quận Cam, California ./.

–:o0o:–

Câu hỏi phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Trí

(Ngày 24/4/2013 tại California)

Sau đây là phần phỏng vấn giữa tác giả và Đoàn làm phim tài liệu về Chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đạo diễn: Lâm Thành Quí – Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV).

Lời nói đầu của ông NMT trước cuộc phỏng vấn:

Chào mừng đồng bào quốc nội.

  1. Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí

    Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí

    Để bảo vệ cho hành động xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc thường viện dẫn công hàm do ông Phạm Văn Đồng, Thủ tướng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký vào năm 1958 công nhận về chủ quyền lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, coi đó là văn bản pháp lý của Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các đảo trong biển Đông. Vậy ông đánh giá thế nào về nội dung và tính pháp lý của Công hàm 1958 này?

Chúng ta cần phân tích công hàm này trên hai phương diện Nội dung và Pháp lý.

Về nội dung, công hàm này rất ngắn gọn, chỉ tuyên bố “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hải phận của Trung Quốc” và “có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”. Công hàm này không nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa .

Về mặt pháp lý thì trong thời điểm 1958, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là 2 quốc gia có chủ quyền riêng biệt và Hoàng Sa cũng như Trường Sa trực thuộc VNCH. Một quốc gia này không có thẩm quyền pháp lý khi bàn về chủ quyền của một quốc gia khác.

  1. Được biết ông là một người quan tâm đến trận hải chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/4/1974, xin ông cho biết về quá trình tham chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những diễn biến chính của sự kiện bi hùng này?

Trước hết, tôi xin nói đôi chút về địa lý Hoàng Sa . Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tuyên truyền rất nhiều về thành phố Tam Sa như mở tuyến du lịch, phát triển hạ tầng cơ sở cũng như  tăng cường quân sự để chỉ huy toàn thể Biển Đông. Thật sự, quần đảo Hoàng Sa chỉ gồm 2 nhóm. Phía Đông là nhóm Tuyên Đức mà đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích chỉ khoảng 2 km² với 1 phi đạo dài 1,500 km, không có nước ngọt, phải tiếp tế từ Hải Nam. Phía Tây là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết mà đảo lớn nhất là đảo Pattle (Hoàng Sa) diện tích chỉ khoảng 0.3 km².

Trong thời gian 1962-1964, tôi phục vụ ở Hạm Đội, có 1, 2 lần ra Hoàng Sa tiếp tế và thay quân.

Năm 1973, tôi trở lại Hạm Đội, ra công tác ở Trường Sa khoảng hơn 2 tháng, có lên đảo Nam Yết và Song Tử Tây.

Cuối tháng 11/1973, Đại tá Hà Văn Ngạc và tôi được lệnh ra Đà Nẳng tăng cường cho V1DH vì tình hình căng thẳng tại Hoàng Sa. Trong tháng 12/1973 và đầu tháng 1/1974, Trung Quốc tăng gia hoạt động tại Hoàng Sa.

Trước khi nói về trận Hải chiến Hoàng Sa, tôi xin nói đôi chút về tương quan lực lượng:

Trong thập niên 70, Hải quân Trung Quốc, phần lớn mua hay đóng dựa theo thiết kế của Liên Xô, tàu nhỏ nhưng khả năng chiến đấu khá tốt. Tàu nhỏ, tốc độ nhanh, vận chuyển dễ dàng, hỏa lực khá mạnh.

Trong khi đó hải quân VNCH, nhận viện trợ từ Hoa Kỳ, gồm có các chiến hạm và tàu tuần duyên từ Đệ 2 Thế Chiến, chỉ dùng cho việc tuần tiểu. Hải quân VNCH có 2 khu trục hạm, hỏa lực mạnh với 2 khẩu 76 ly bắn nhanh, có hệ thống khóa mục tiêu nhưng trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến không có vật liệu thay thế. Các tuần duyên hạm có khả năng chịu sóng rất mạnh nhưng cồng kềnh chỉ dùng cho việc tuần tiểu và cấp cứu.

Hải quân hai nước đều không có kinh nghiệm hải chiến.

Ngày 16/1/1974, Tổng thống Thiệu ra thăm V1DH ra lệnh cho hải quân được dùng mọi phương tiện, kể cả vũ lực để trục xuất tàu Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa .

Đại tá Ngạc, đang đi phép tại Sài Gòn, được lệnh khẩn cấp trở ra Đà Nẵng. Ngày 17/1, ông cùng HQ 5 và HQ 10 ra tăng viện cho HQ 4 và HQ 16 đang bị áp lực nặng nề từ phía Trung Quốc.

Chiều ngày 18/1, 4 chiến hạm VHCH và 6 chiến hạm Trung Quốc gồm có 4 tàu hộ  tống 271, 274, 389, 396 và 2 tàu chở quân 402, 407 vờn nhau trong vùng lòng chảo Hoàng Sa. Tối 18/1, 4 chiến hạm VNCH được lệnh rút ra ngoài, chuẩn bị chiến đấu vào ngày mai. Vào sáng ngày 19/1, khi các chiến hạm VNCH vào thì các chiến hạm TQ  đã chờ sẵn, hai bên ở rất gần nhau, HQ 10 chỉ cách tàu địch trên dưới 1 ngàn thước. Khoảng 10 giờ sáng, trong lúc tôi đang có mặt tại Trung tâm Hành quân thì Đô đốc Thoại cho lệnh khai hỏa. Đại tá Ngạc còn mở máy âm thoại để phòng hành quân theo dỏi diễn tiến trận đánh. Nữa giờ sau đó là cả một sự hỗn loạn trên máy âm thoại: tiếng ra lệnh, tiếng đạn nổ, tiếng reo hò của thủy thủ đoàn khi tàu địch trúng đạn. Khoảng 45 phút sau, liên lạc âm thoại bị gián đoạn, cả một sự im lặng đến rợn người trong phòng hành quân V1DH. BTL vùng không còn liên lạc được với 4 chiến hạm. Khoảng 2 chiều, TTHQ mới liên lạc được với HQ 16. HQ 16 cho biết bị trúng đạn, nghiêng 15° nhưng thoát được ra ngoài, cho biết HQ 10 bị trúng đạn ngay phút đầu giao chiến, bất khiển dụng tại chổ. Độ 1 giờ sau, phòng hành quân liên lạc được với HQ 4 và HQ 5 cho biết bị hư hại nhẹ. Cả ba chiến hạm về lại Đà Nẵng vào ngày 20/1.

  1. Thưa ông, vì sao quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không giữ được Hoàng Sa trong sự kiện ngày 19/1/1974? Có phải do sự chênh lệch của tương quan lực lượng giữa chúng ta với kẻ thù hay còn vì lý do nào khác? Có phải chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không tiên liệu được việc Trung Quốc sẽ đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 nên đã không cảnh giác đúng mức cần thiết, vì thế chúng ta đã lâm vào thế bị động và để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?

Vào cuối năm 1968, Hoa Kỳ đã để lộ ý định muốn chấm dứt cuộc chiến Việt Nam và tạm thời hòa hoãn với Trung Quốc để đối đầu với Liên Sô. Cả hai miền Việt Nam đều chưa hiểu được vị trí chiến lược của Hoàng Sa trong tương lai. VNCH chỉ gởi ra Hoàng Sa một đại đội Địa phương quân. Hải quân VNCH cũng không tuần tiểu thường trực tại Hoàng Sa. Trong khi đó, sau khi đạt được thỏa thuận ngầm với Hoa Kỳ không can thiệp ở Hoàng Sa, Trung Quốc chuẩn bị xâm chiếm Hoàng Sa ở cấp bậc cao nhất. Tài liu đã giải mật của ông Gerald Kosh, người đã theo HQ 5 ra Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc đã huấn luyện đổ bộ từ tháng 7/1973 và Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình và Bộ Chính Trị đã đích thân chỉ huy trận đánh. Hạm đội Nam Hải gồm mấy chục chiến hạm đã túc trực sẵn giữa Hải Nam và Hoàng Sa .

Thành thử, nếu hải quân VNCH không khai hỏa vào sáng 19/1 thì không sớm thì muộn Trung Quốc cũng tìm cách đẩy hải quân VNCH ra khỏi Hoàng Sa. Quyết định khai hỏa đã chứng minh chủ quyền của VNCH tại Hoàng Sa. Các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu và hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 cũng như các chiến sĩ trong trận chiến biên giới 1979 và trận hải chiến tại Trường Sa 1988 để bảo vệ đảo Gạt Ma đều là anh hùng dân tộc, đáng được đồng bào quốc nội cũng như hải ngoại tri ân.

  1. Thưa ông, ông có thể cho biết về thái độ và hành động của Hoa Kỳ trong đối với trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974? Ông đánh giá thế nào về vai trò của Hoa Kỳ trong sự kiện này?

Trước trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hạm đội Hoa Kỳ vẫn còn ở vịnh Bắc Việt. VNCH yêu cầu hải quân Hoa Kỳ lập một “Buffer zone” nhưng không được trả lời. Sau đó, khi được yêu cầu giúp đỡ tìm kiếm bè đào thoát từ HQ 10, hải quân Hoa Kỳ cũng không tham dự.Nhưng điều này không có nghĩa là tình hình 1974 giống như tình hình hiện nay. Quyền lợi của các đại cường Hoa Kỳ-Trung Quốc-Nga Sô không bao giờ thay đổi, quan niệm bạn thù chỉ là giai đoạn. Quyền lợi của Hoa Kỳ và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đi song song với nhau. Dù rằng vẫn còn nhiều trở ngại nhưng những người lãnh đạo 2 nước phải cố gắng biến trở ngại thành cơ hội để tiến tới một thế liên minh chiến lược.

  1. Thưa ông, xin ông cho biết đánh giá của ông về biến cố này và ý nghĩa của biến cố này trong lịch sử đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam? Theo ông, Việt Nam cần có chiến lược và hành động như thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và tránh những mất mát đáng tiếc như đã xảy ra đối với quần đảo Hoàng Sa?

Biển Đông là một phần trong sự đối đầu toàn diện giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ, các cường quốc Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Ấn Độ, Úc Đại Lợi và ngay cả Nga Sô và Liên Âu cùng 5 nước Đông Nam Á liên hệ trên mọi phương diện chính trị-ngoại giao, kinh tế-tài chánh-thương mại và quân sự.

Biển Đông nắm giữ quyền lợi sinh tử của Trung Quốc về tài nguyên về dầu khí và hải sản và là yết hầu di chuyển nhiên liệu từ Trung Đông sang Bắc Á. Trung Quốc cố gắng chiếm Biển Đông bằng mọi cách cho đến khi bị chận lại.

Chiến lược quân sự của Việt Nam phải đi song song với mặt trận ngoại giao, kinh tế. Trong thời gian gần đây đã có những cố gắng để tăng cường phòng thủ như mua Su-30 MKV, hỏa tiễn phòng thủ bờ biển, tàu khu trục Gepard 3.9, tàu ngầm Kilo, phi cơ tuần tra nhưng điều quan trọng nhất là đừng để Trung Quốc dụ vào thế đối đầu để chiếm thêm các đảo tại Trường Sa. Hệ thống phòng thủ chỉ được dùng để phản công khi tối cần thiết. Du kích chiến trên biển có thể áp dụng tại Hoàng Sa. Các ngư dân miền Trung đang ở tuyến đầu trong mặt trận này. Họ xứng đáng nhận được sự tri ân của toàn dân cả nước. Chiến tranh phi quy ước trên Biển Đông vẫn còn hiệu lực để đối đầu với nước mạnh hơn. Cuối cùng thì một thế liên minh quân sự chiến lược với Hoa Kỳ, các cường quốc Đông Á (Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi) và các quốc gia liên hệ  tại  Đông Nam Á (Việt Nam và Philippines) chỉ là vấn đề thời gian.

6.    Ông có ý kiến gì để tăng cường sự hiểu biết của đồng bào quốc nội và hải ngoại về Tranh chấp Biển Đông nhất là tình hình tại Trường Sa.

Hiện nay, sự hiểu biết của đồng bào quốc nội và hải ngoại về Hoàng Sa và Trường Sa tương đối hạn hẹp. Nếu chúng ta tổ  chức được những buổi triễn lảm về tình trạng chiếm đóng Biển Đông thì đó là điều đáng làm.

Hồ sơ: NMT-HS-042413-Phong van.doc

© Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 24  tháng 4 năm 2013

–:o0o:–

58 Phản hồi cho “Một chiến lược Biển Đông của Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí”

  1. ttxvn says:

    So với người Trung Quốc sự hiểu biết quan tâm của đại đa số nhân dân Việt với hai quần đảo HS và TS là gần như con số zero, lỗi này là của chính quyền.

    • Bút Thép VN says:

      Chắc là phải có một bí ẩn nào đó khó lý giải nên đảng CSVN mới ngăn cấm dân VN chống TQ xâm lược, thẳng tay đánh đập những người biểu tình chống TQ và những ai muốn đòi lại Hoàng Sa?

      Bà Phạm Thanh Nghiên chỉ toạ kháng trước sân nhà với biểu ngữ “Hoàng Sa là của Việt Nam” mà đã bị nhà nước CSVN bỏ tù 4 năm!

      Tôi cứ thắc mắc mãi, tại sao nhà nước CSVN lại hành xử như thế? Hay quân bán nước CSVN còn có những mật ước khác với TQ?

  2. Ông Bút says:

    Đây không phải là “cuộc phỏng vấn”. Mà là thầy dò bài, học tró trả lời

  3. tò mò says:

    Mong tác giả bài chủ (và cũng là người giới thiệu bài phỏng vấn) đọc phản hồi cuả Long Dick và Trúc
    Bạch, và tốt hơn nữa là có phản biện, để rộng đường dư luận.
    Cũng mong “cựu” Trung tá HQ/QLVNCH Nguyễn Mạnh Trí (NMT) có phản biện.
    Cùi Tò Mò.

  4. Pham Minh says:

    Tương quan lực lượng giữa HQ/VNCH và TQ trong trận Hoàng Sa tác giả nói: “Hải quân VNCH có 2 khu trục hạm, hỏa lực mạnh với 2 khẩu 76 ly bắn nhanh, có hệ thống khóa mục tiêu nhưng trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến không có vật liệu thay thế. Các tuần duyên hạm có khả năng chịu sóng rất mạnh nhưng cồng kềnh chỉ dùng cho việc tuần tiểu và cấp cứu.”
    Xin thưa: 4 chiến hạm tham dự trận Hoàng Sa:
    - HQ4 là khu trục hạm nhưng HQ10 là hộ tống hạm chứ không phải là khu trục hạm (không có súng 76 ly)
    - HQ5 và HQ16 là tuần dương hạm chứ không phải là tuần duyên hạm.
    Trận HS, theo nhiều tài liệu đã được phổ biến (cả 2 phía VNCH và TQ) thì thiệt hại về nhân mạng cũng như tàu chiến: TQ thiệt hại nhiều hơn HQ/VNCH. Sở dĩ HQ/VNCH phải rút lui và để mất HS là vì hạm đội tiếp ứng không ra kịp, không có không quân hỗ trợ; trong khi TQ đã có chuẩn bị lực lượng tiếp ứng, có tàu Komar trang bị hỏa tiễn Styk và có Mig tăng cường ngay nếu cuộc chiến tiếp tục. Cũng cần nên nói thêm, VNCH thời điểm đó (01/1974) không chỉ có mỗi trận HS phải đối phó.
    Nói đến trận HS là ta phải xét và đánh giá tinh thần chiến đấu của quân đội và chủ trương của chính phủ trong việc xác định chủ quyền, dám chống lại ngoại xâm để giữ bờ cõi hơn là yếu tố thắng, thua.
    Xin mời vào đây xem trận Gạc Ma năm 1988 để (không) hiểu thêm thái độ của CSVN sau đó:
    http://www.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4.
    Không biết cái “chiến lược biển đông” này của ông PMT mà ông TBN giới thiệu có giúp cho CSVN lấy lại được HS-TS không?
    PM

  5. Mạc p Đăng says:

    “Thưa ông, vì sao quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không giữ được Hoàng Sa trong sự kiện ngày 19/1/1974? Có phải do sự chênh lệch của tương quan lực lượng giữa chúng ta với kẻ thù hay còn vì lý do nào khác? Có phải chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không tiên liệu được việc Trung Quốc sẽ đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 nên đã không cảnh giác đúng mức cần thiết, vì thế chúng ta đã lâm vào thế bị động và để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?”

    Qua câu hỏi của Vc đem ra “nhử mồi” ông cựu Ttá; thú thật cỡ MpĐ tui cũng chấp tay vái Vc rồi… dzọt lẹ!

    Xui xẻo cho ông cựu Ttá ngang dọc một thời; nay, trong phút chốc …hấp tấp như đứa trẻ thèm thuồng cục kẹo, té lên té xuống – thương thay, cụ già đã dặn dò con cháu…khôn ba năm dại một giờ!

  6. vkmy says:

    Trúc bạch là người TQ? Vì căm ghét CS mà luôn mồm tuôn ra lời lẽ có lợi cho Tàu Cộng. Như thế là người có đầu óc dân trí thấp. Muốn chửi CS cũng được không ai phản đối nhưng chửi sao để có lợi cho VN chứ không phải nhắm mắt chửi bừa có lợi cho Tàu Cộng.

  7. LeBinh says:

    Bọn nhà báo của bọn cs trước sau gì cũng lộ rỏ sự đểu cáng, lưu manh của chúng, chẳng hạn chúng hỏi :”Có phải chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không tiên liệu được việc Trung Quốc sẽ đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 nên đã không cảnh giác đúng mức cần thiết, vì thế chúng ta đã lâm vào thế bị động và để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?” chúng cố tình đổ lổi cho VNCH làm mất HS, nếu chúng khôn ngoan hơn VNCH thì tại sao Trung cộng lại chiếm thêm được mấy đảo ở Trường Sa sau nầy. Ông hải quân nầy bàn về du kích chiến khiếp quá, lại lôi ngư dân ra cho bọn Tầu làm bia bắn, Khổng Minh sống lại cũng chào thua, cách đây vài năm đài BBC cũng phỏng vấn một tên cs, nó nổ là sẽ trang bị vũ khí cho ngư dân để họ bảo vệ chính họ, thật là chuyện khôi hài nó bịa ra để gạt đài BBC. Ông hải quân nầy không đọc báo chí VN nên ông không biết rằng bọn tay sai Tầu cộng chúng đâu dám lập liên minh chiến lược với Mỹ.

  8. Long Dick says:

    Có 2 điểm rất quan trọng làm mấu chốt cho cuộc phỏng vấn nầy. Danh có chính thì ngôn mới thuận.

    1- Ông nầy là CỰU trung tá chứ không thể gọi là trung tá. Former or retired lieutenant colonel là cựu trung tá hoặc trung tá hồi hưu. Cái nầy rất quan trọng. Ông Obama hiện tại là US President chứ không thể gọi Clinton là US President được. Gọi như vậy là lộn tùng phèo. Ngay người được gọi cũng không đồng ý vì liêm sĩ không cho phép.

    2- Về lý mà nói, VNCH bị VC đánh bại và giải thể. Do đó anh NMT này KHÔNG THỂ trả lời kẻ địch về những việc liên quan đến quân sự, Như vậy là vi phạm Quân Phong Quân Kỷ. Trong cẩm nang Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa có điều lệ bắt buộc này khi anh bị địch quân cầm giữ và khai thác. Anh KHÔNG được nói bất cứ điều gì có lợi cho kẻ địch và PHẢI tìm cách trốn thoát.

    Anh có thể trả lời các đài TV của VC, nhưng trong tư cách thường dân VK yêu nước này nọ thì được. Nên nhớ, đối với VC thì anh là người thất trận, nhưng đối với QLVNCH thì anh phải tuân hành Quân Phong Quân Kỷ.

    Đó là lý do tại sao cựu Phó Đề Đốc Hải Quân VNCH và một vị cựu trung tá hạm trưởng đã TỪ CHỐI trả lời phỏng vấn của VC. Vì sao? Vì họ là những cựu quân nhân có kỷ luật.

    Tùy, một là anh chọn làm VK yêu nước. Hai là anh vẫn còn là cựu quân nhân VNCH. Anh có quyền chọn làm người dân VN hợp tác với VC. Trong trường hợp này xin mời anh lột cấp bực cũ xuống để qua một bên.

    • NGÀN KHƠI says:

      CŨNG ĐỪNG NÊN KHẮC KHE THÁI QUÁ

      Ông Nguyễn Mạnh Trí hiện tại chỉ là một thường dân, tức con người bình thường như tất cả mọi người. Cho dầu người ta vẫn có thể gọi ông là một cựu Trung tá. VNCH ngày nay không còn nữa. Cho dầu có người khen, người chê, có người bảo nó còn tốt hơn nhiều so với miền Bắc trước đây về nhiều mặt, thì thực tế nó cũng không còn nữa. Như vậy ông Trí vẫn hoàn toàn có quyền tự do của mình trong mọi phát biểu riêng tư nếu ông muốn.
      Thế nhưng điều quan trọng ở đây, chính là qua phát biểu trả lời phỏng vấn của ông Trí, người ta thấy ông ta là một công dân VN yêu nước thật sự. Ông không cần ở trong đảng phái nào, phải chịu lệnh lạc của đảng nào trong khi ông cư xử như một quân nhân yêu nước trong chế độ miền Nam cũ. Điều đó cho thấy nó hoàn toàn khác với miền Bắc vì cấp vụ của ông Trí đương nhiên phải là ĐVCS. Đấy cái khác cơ bản trong trường hợp ở đây chính là như thế. Trong chế độ miền Nam cũ, vẫn tách biệt việc hành xử như một công dân và việc hành xử của người làm chính trị, không bị gom hẳn vào kiểu trọn gói chính trị như miền Bắc cũ và VN hiện nay. Mong rằng VN trong tương lai cũng sẽ trở lại nguyên tắc chính đáng, hữu lý, giá trị và tự nhiên như thế. Đó là ý nghĩa của xã hội dân sự không bị xã hội chính trị khống chế, xâm đoạt, nuốt chửng. Bởi chỉ xã hội dân sự, quyền tự do cơ bản được tôn trọng, mới thể hiện ra được những công dân yêu nước tốt thật sự. Còn ngược lại, cái gì hiện ra bên ngoài cũng chỉ là cái máy, đa phần giả tạo, và chính điều đó rất nguy hiểm cho thực chất sức mạnh của một đất nước trước họa ngoại xâm.

      NON NGÀN

    • Củ Lẫn says:

      Tôi cũng không hiểu ông này nghĩ gì trương hình mặc quân phục lên đồng thời dạy dỗ nhà nước CSVN phải làm gì với Trung Cộng. Về nội dung cũng có nhiều câu không thể nào chấp nhận được, như cho rằng những người dân Việt đánh cá vùng biển Hoàng Sa là đang chiến tranh du kích… Tóm lại, theo tôi có điều gì không được bình thường.

      Còn người viết lời giới thiệu cũng “quái đản” khi trương bằng cấp tiến sĩ (giả hay thật) của người ký giả lên. Cũng không bình thường nốt!

  9. Thật tình mà nói, Tham thực cực thân. Chính sách ngoại giao của Tàu hôm nay yếu kém, không như ông Đặng Tiểu Bình ngày trước. Tàu chỉ cần đánh gục VC là làm chủ thế giới, khỏi cần đánh thắng Phi, Nhật, Ấn Độ và vài nước Đông Nam Á. Tàu theo chiến lược gây thù, bớt bạn, sẽ bị VC tạo liên minh nhiều nước đánh một nước. Nếu chiến tranh xẩy ra, Tàu sẽ bị cô lập và sẽ ở vị thế một mình chống chọi với nhiều người. Đứng một mình như thế,Trung Hoa sẽ bị thua, đó là điều chắc chắn.

    Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên, câu nói rất chí lý thế mà những nhà lãnh đạo Trung Hoa giờ đây chưa thấm thía câu nói ấy,vẫn chơi trò độc hành, tô son bằng những lời tuyên bố mang đầu óc dân tộc chủ nghĩa và tính hiếu thắng, hung hăng muốn làm anh cả thế giới, quên đi tính ngoại giao họ Đặng khi quyết định tặng cho bọn VC một bài học làm người. Nếu những nhà lãnh đạo Tàu không tin điều ấy, thử nhả đạn vào tàu Phi hay Nhật, hoặc cắt cáp. Nước Tàu sẽ thấy phản ứng dân chúng như thế nào, lòng sôi sục chống Tàu sẽ lên cao độ và báo hiệu ngày tàn của Tàu cùng những thành quả nền kinh tế đang trổi dậy. Trong khi đó dân VN thờ ơ với chế độ VC hiện tại, thấy ai đánh gục bọn VC là trong lòng mọi người mừng thầm, Tại sao Tàu không cho thêm bọn phản bài học đích đáng mà quay súng chỉa vào nước Phi, chưa một lần gây ân oán với Tàu. Những nhà lãnh đạo Trung Hoa hiện giờ còn non nớt ngoại giao và chính trị, so với ông Đặng Tiểu Bình ngày trước.

    • says:

      Tàu thích bắt nạt Philipine vì cho là Phi yếu. Với VN Tàu cũng chờn vì đã ngấm mấy cú đòn trước kia. Ông bạn Nguyễn Hiền hãy đọc bài Báo Trung Quốc: Trên Biển Đông, Việt Nam là “đối thủ đáng ngại” nhất của ông vk mỹ đăng trang này ở phía trên, mới nhất ấy. Bài báo sẽ giải thích tại sao TQ chờn VN? Ông Nguyễn Hiền xúi TQ đánh VN tức là “xúi trẻ con ăn cứt gà” rồi./.

  10. Trúc Bạch says:

    Lại vẫn một điệp khúc :

    “Công hàm này không nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa .”

    Tại sao ông Nguyễn Mạnh Trí lại cố tình bẻ quặt “nội dung” của công hàm bằng cách gắn liền hai vế độc lập vào nhau bằng chữ “và’ trong câu ;

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hải phận của Trung Quốc” “có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”. ?

    Ông có biết trong quyết định của TQ thì hải phận 12 hải lý mà công hàm công nhận và “có trách nhiệm triệt để tôn trong” là bao gồm cả phần biển xung quanh các quần đả HS và TS không ?

    Ông phải hiểu rằng, câu đâù tiên (và phần quan trong) của công hàm là :

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hải phận của Trung Quốc”

    Nghĩa là “ghi nhận và tán thành” toàn bộ bản tuyên bố

    - Mà trong bản “tuyên bố ngày 4 tháng 6 năm 1958 của chính phủ công hòa nhân dân Trung Hoa” đã ghi rất rõ ràng ở ngay điều một (1) rằng :

    “Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc” (Hòang Sa và Trường Sa – tức Tây Sa và Nam Sa lại được nhắc lại ở điều bốn (4)

    Riêng câu :” Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.”

    Là một vế độc lập để nhấn mạnh về “quyết tâm” tôn trong quyết định của TQ theo nội dung đã trích ở trên, và điểm đặc biệt là mang ý nghĩa cam kết tôn trong hải phận 12 hải lý của TQ bao gồm cả lãnh hải xung quanh các phần lãnh thổ thuộc các quân đảo mà TQ đã liệt kê trong quyết định của họ.

    Trong công hàm của VNDCCH không nói đến HS và TS ?

    Xét ra thì đây mới là phần ngu xuẩn nhất của người làm ra và ký cái công hàm 1958 – ở chỗ – chính vì không đề cập gì đến những quần đảo HS và TS mà TQ đã ghi rõ ràng là chủ quyền của họ , nên khi công hàm đã công nhận toàn bộ quyết định này – có nghĩa là không phản đối việc TQ xác nhận chủ quyền trên HS và TS – như thế là mặc nhiên công nhận HS và TS là của TQ rồi.

    Riêng việc ông Nguyễn Mạnh Trí bảo :

    “Về mặt pháp lý thì trong thời điểm 1958, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là 2 quốc gia có chủ quyền riêng biệt và Hoàng Sa cũng như Trường Sa trực thuộc VNCH. Một quốc gia này không có thẩm quyền pháp lý khi bàn về chủ quyền của một quốc gia khác”

    - Vậy đến “thời điểm” nào thì VNDCCH và VNCH không còn là hai quốc gia có chủ quyền riêng biệt…để VNDCCH có quyền mang quân “giải phóng” VNCH ?

    Việc những người ký công hàm, và ngay cả những người gọi là “trí thức XHCN” ngày nay – trước quốc tế – họ không bao giớ công nhận VNCH là một quốc gia có chủ quyền, vậy thì làm sao họ có thể dùng “chủ quyền của VNCH” để cãi lý về bản công hàm trước quốc tế ?

    Khi đã đặt vấn đề “pháp lý” thì xin chỉ nên cãi về “Lý” chứ không thể lấy “Tình” để làm “quan tòa” đông tâm được….Cái “Tình” của các ông đối với Hồ Chí Minh hay Phạm Văn Đồng không có lợi thế trước pháp luật Quốc Tế .

    Tóm tắt :

    - Bản công hàm 1958 ghi nhận, tán thành và tôn trọng quyết định ngày 4/9/1958 của TQ (không phản đối điều nào)

    - Quyết định ngày 4/9/1958 của TQ ghi rõ là hải phận của TQ là 12 hải lý tính từ lãnh thổ của TQ, bao gồm cả phần lãnh thổ trên biển là các quân đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)

    - Nếu VNDCCH thấy trong quyết định ngày 4/9/1958, TQ ghi Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của họ mà lại không phản đối hoặc có ý kiến gì (không đề cập gì tới) , thì về mặt lý, là Mặc Nhiên công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ rồi .

    Muốn đấu lý với TQ, thì các ông nên đứng về lập trường của VNCH – vốn là chủ nhân thật sự của HS và TS – chứ tuyệt đối không thể đứng về lập trường của những kẻ đã ký công hàm ngu xuẩn kia, bởi một lẽ đơn giản là…đám người “chí thức XHCN” ngày nay chủ yếu là muốn (loanh quanh) chạy tội “bán nước” cho cha ông của họ nhiều hơn là muốn đấu lý với Trung Cộng để đòi lại HS va TS .

    Chả biết trình độ ông Nguyễn Mạnh Trí ở “cỡ” nào mà ông mang đến “cấp” trung tá trong HQ/QLVNCH, nhưng việc ông “ăn phải đũa” của các nhà “chí thức XHCN” trong vấn đề “Cãi Lý” với Trung Cộng về “nội dung” bản công hàm 1958 …chứng tỏ – đã có trường hợp – QLVNCH gắn nhầm lon vho một người “ngồi nhầm …chỗ” .

    Thật buồn cho HQ/QLVNCH !

Phản hồi