WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thực thi quyền lập hội

hoi huynh de dan chuTrong những năm qua, phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của người Việt ở trong và ngoài nước đã có bước phát triển đáng kể. Đã có rất nhiều những thỉnh nguyện thư, kiến nghị được gửi cho các cơ quan Nhà nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Những việc làm đó đã thu hút được sự tham gia và ủng hộ của đông đảo đồng bào ở trong và ngoài nước.

Đã đến lúc, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước cần liên kết với nhau để thực thi các quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận. Một trong những quyền con người về chính trị căn bản nhất mà chúng ta nên thực hiện lúc này là quyền lập hội.

Về mặt pháp lý, quyền lập hội được qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi ngày 11-4-2013, quyền lập hội tiếp tục được thừa nhận tại điều 26.

Về mặt thực tiễn, những người mong muốn tham gia lập hội đều là những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, hoặc có mục đích tạo dựng các cơ chế dân sự để bảo vệ lợi ích tập thể của mình. Do vậy, khi tiến hành thành lập hội theo luật pháp của Việt Nam, chúng ta có thể sẽ bị chính quyền gây khó khăn mà không thực hiện được.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thành lập được Hội, có các sinh hoạt của các thành viên trong Hội mà chưa cần xin phép theo qui định của pháp luật của Việt Nam?

Sự phát triển của công nghệ thông tin cung cấp cho chúng ta rất nhiều phương tiện để thực hiện các quyền của mình. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, các phần mềm như Skype, Paltalk, tạo ra cho chúng ta một không gian mạng để giao lưu với nhau mà không bị cản trở về lãnh thổ, không gian, thời gian,… Các dịch vụ trên đều nằm bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Do vậy, việc thành lập các hội đoàn, tổ chức chính trị,… trên không gian mạng của quốc tế hoàn toàn không bị pháp luật Việt Nam cấm, và không phải xin phép.

Ví dụ cụ thể: “Hội Anh Em Dân Chủ” có tên tiếng Anh là Brotherhood Association For Democracy (BAFD) do những người Việt Nam ở trong và ngoài nước được thành lập trên mạng xã hội Facebook. Do vậy “Hội Anh Em Dân Chủ” chỉ cần tuân thủ các qui định của facebook và luật pháp của Hoa Kỳ. Các sinh hoạt giữa các thành viên của Hội như trao đổi thông tin, huấn luyện,… đều diễn ra trên không gian mạng, pháp luật Việt Nam không có qui định cấm và cũng không phải xin phép về vấn đề này. Khi các thành viên của Hội muốn gặp mặt, họ có thể cùng nhau tham dự các đám cưới, sinh nhật, tiệc chiêu đãi, picnic,… pháp luật không cấm và không phải xin phép.

Tại sao cần phải thành lập nhiều hội, tổ chức chính trị vào lúc này?

Vai trò lịch sử của các kiến nghị, các thỉnh nguyện thư, các lời kêu gọi sắp kết thúc. Cuộc vận động cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam cần phải bước sang một trang mới. Các cá nhân vốn hoạt động độc lập, nay đến lúc cần phải liên kết với nhau để hình thành nên các tổ chức chặt chẽ hơn. Bước đầu, nên hình thành các hội đoàn, tổ chức chính trị trên không gian mạng để không phải xin phép. Chỉ với hình thức này, nếu các thành viên biết cách tổ chức và hoạt động thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho phong trào dân chủ. Khi các tổ chức Hội đã lớn mạnh và có số lượng thành viên đông đảo, thì có thể liên kết, liên minh với nhau để tạo sức mạnh, hoặc hình thành lên một chức lớn hơn.

Trước đây, các cá nhân hoạt động độc lập thì tùy theo cảm hứng mà làm. Nay, khi đứng cùng trong một tổ chức, tuy chỉ là trên không gian mạng nhưng phải bắt đầu làm quen với việc hoạt động có tổ chức. Khi chưa có tổ chức, mọi phát ngôn, hành động chỉ ảnh hưởng tới mỗi cá nhân, nhưng khi ở trong một tổ chức thì mọi phát ngôn, hành động của các thành viên đều phải cân nhắc nếu không sẽ ảnh hưởng đến tập thể, tổ chức. Điều này sẽ giúp cho mỗi thành viên có ý thức tổ chức kỷ luật khi hoạt động trong Hội đoàn.

Khi các cá nhân cùng đứng trong một tổ chức, làm việc và cùng trao đổi với nhau thì sẽ hiểu biết về nhau nhiều hơn, giúp nhau khắc phục điểm yếu, cùng khuyến khích những ưu điểm của nhau. Các thành viên tùy theo khả năng của mỗi người mà được phân công những công việc phù hợp. Từ đó phát huy được hiệu quả của tính làm việc tập thể. Mọi thành viên cùng nhau thống nhất hành động sẽ đem lại hiệu quả hơn mỗi cá nhân.

Công nghệ thông tin sẽ giúp cho các thành viên có mối liên hệ và liên kết chặt chẽ trong mọi công việc. Từ việc trao đổi thông tin cho đến công tác huấn luyện. Tìm hiểu và kết nạp thành viên mới, ….

Tóm lại, trước khi đi đến việc thành lập một tổ chức chính trị có văn phòng, trụ sở tại Việt Nam. những người đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền ở trong và ngoài nước cần phải liên kết với nhau để hình thành nên các hội đoàn, các tổ chức chính trị trên không gian mạng.

Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội, hoạt động chính trị,… cá nhân, tổ chức nào sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ thông tin đem lại thì sẽ nắm được nhiều cơ hội thành công.

Hà Nội, ngày 5-5-2013

© Nguyễn Văn Đài

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Thực thi quyền lập hội”

  1. SAO NGÀN says:

    QUYỀN LẬP HỘI TỰ DO

    Lâu rồi ông Mác không còn
    Ông Lê cũng mất hẹp hòi mà chi
    Có gì mà quá nhiêu khê
    Mãi hoài cấm đoán làm dân mếch lòng
    Cuộc đời phải để thong dong
    Tự do dân chủ mới hòng dân khen
    Tới khi tàn lửa tắt đèn
    Tối tăm còn có dân đen bên mình
    Còn như chuyên chính linh đinh
    Trò cười thiên hạ coi mình ra chi
    Người xưa đã nói những gì
    Xêda thì trả của gì Xêda
    Mác nay còn lại hồn ma
    Dân mình sao cứ thụt ra thụt vào
    Cuộc đời lấm lét ra sao
    Tội này dễ có khi nào rửa xong !

    MÂY NGÀN
    (13/5/13)

  2. UPR là tên viết tắt của 3 chữ: Universal Periodic Review mà tôi xin tạm dịch là Tổng Xét Định Kỳ được Liên Hiệp Quốc cho ra đời vào năm 2006. Từ đó, cứ mỗi 4 năm rưỡi Liên Hiệp Quốc thông qua Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ – Human Rights Council) lại tổng xét các quốc gia thành viên (như Việt Nam chẳng hạn) về vấn đề nhân quyền để xem các nước có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không.

    Tháng 1 năm 2014 sắp tới đây sẽ tới phiên Việt Nam được đem lên bàn mổ ở Geneve, Thụy Sĩ. Trong lần tổng xét này, HĐNQ sẽ dựa vào 3 bản báo cáo trước khi thảo luận với chính phủ Việt Nam. Sau đó họ sẽ tổng kết và đưa ra kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện.

    Ba bản báo cáo đó bao gồm: báo cáo của quốc gia thành viên (the State’s national report), báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN report on the State) và báo cáo tổng kết của các thành viên liên quan (Summary of other relevant Stakeholders’ information) bao gồm đệ trình (submission) của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hay của các nhà hoạt động dân chủ, xã hội, về vấn đề nhân quyền ở nước này.

    Vì vậy, nói một cách tóm tắt, đây là cơ hội để những người dân Việt Nam, những nhóm hoạt động xã hội dân sự (civil society groups) trực tiếp lên tiếng một cách chính thức với Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong 4 năm vừa qua.

    Nếu chúng ta không lên tiếng, chắc chắn Liên Hiệp Quốc sẽ dựa vào bản báo cáo của Hà Nội để đưa ra nhận định. Và chắc chắn một điều là trong những nhận định đó sẽ hoàn toàn không có những cái tên như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần hay Việt Khang…

    Nếu muốn cho thế giới biết, chúng ta phải lên tiếng. Nếu muốn thấy thay đổi ở Việt Nam, chính chúng ta phải bỏ công, bỏ sức viết và đệ trình những kiến nghị nghiêm túc, đưa ra những bằng chứng cụ thể. Để từ đó thế giới có thể hiểu rõ vấn đề. Có thể biết chắc ở đâu có đàn áp. Và ai mới là người đang lộng ngôn, cần được giáo dục lại.

    Đã đến lúc chúng ta, những con dân xứ Việt, dành lại quyền tự do ngôn luận, để không phải chỉ nói cho chúng ta nghe, chỉ rầm rĩ trên các trang mạng Facebook, ở trong nhà, với bạn bè thân thiết ở đầu phố, mà đường đường chính chính chúng ta sẽ nói rõ, nói thật cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc cùng nghe. Vì đơn giản đó là quyền của chúng ta.

    Ở Việt Nam có thể chúng ta không có quyền lên tiếng. Nhưng ở Geneve, Thụy Sĩ, vào tháng 1 năm 2014 sắp tới đây chắc chắn tiếng nói của chúng ta sẽ được tôn trọng.

    Các bạn sẵn lòng nhập cuộc chứ?

    OK. Nếu sẵn lòng thì trước tiên chúng ta cần phải biết và tuân theo một số thủ tục cần thiết.

    Vào đây để xem chi tiết các thủ tục cần thiết:

    http://www.voatiengviet.com/content/upr-va-viet-nam/1654787.html

Phản hồi