WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một ông Hồ nhỏ

Hai câu chuyện nhỏ kể sau, dù tôi được đọc đã khá lâu nhưng lần nào xem lại cũng thấy lòng (thoáng) có chút gì ái ngại:

Khoảng cuối 1970, nhà văn Nguyễn Khải có dịp cùng với Tô Hoài qua New Delhi, dự hội nghị nhà văn Á Phi, trước và sau đó đều có ghé qua Moskva. Trong câu chuyện kể lại với chúng tôi ở Văn nghệ Quân đội, Nguyễn Khải dành cho Tô Hoài một vai khá đẹp:

- Đến New Delhi, ông ấy cũng chỉ có bộ vét-tông tài chính cũ kỹ. Ấy thế nhưng tây nó lại thích, có mấy tay nhà văn Ấn Độ nổi tiếng, sách toàn được nhà Gallimard ở Pháp cho in mà trông cũng xuềnh xoàng như lão bán vải.

- Đi họp thời nay thể nào cũng phải có chuyện đấu đá một chút. Được cái Tô Hoài nói khôn lắm. Trước lúc thông qua cái văn kiện, ông ấy chỉ vừa cười vừa bảo với mấy tay Nga: “Làm thế nào để tôi có thể đi nữa thì làm”. Thế là tự họ thu xếp với nhau, khiến cho sứ quán mình cũng nghe được.

(Vương Trí Nhàn. Cây Bút, Ðời Người: Tô Hoài và Những Nghiêm Chỉnh Của Kiếp Phù Du. Sài Gòn: Phương Nam, 2002).

Khoảng năm 1982, Xuân Diệu vừa đi Pháp về, đang nói chuyện trên phòng họp, thì ở nhà ngang, Nguyễn Tuân rỉ tai tôi :

- Đang nói rằng chuyến đi thành công lắm, có nói thế bận sau người ta mới cho đi nữa! (sđd, tr. 321 -322).

“Người ta” quả là có khó khăn trong việc đi/lại của dân chúng, kể cả những cán bộ văn nghệ cao cấp như Tô Hoài, hay “danh nhân văn hoá” – cỡ như Xuân Diệu. Thảo nào, trong dân gian thường (nghe) có tiếng than van và giễu cợt:

Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An – Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

Mãi cho đến “thời kỳ hội nhập” thì chuyện vào/ ra (ở nước ta) mới trở nên thông thoáng hơn thấy rõ, nếu so với Bắc Hàn! Bởi vậy, hễ ai có dịp “đi ra” là y như rằng khi “đi vào” thế nào cũng có chuyện làm quà –  dù thường chỉ là chuyện nhạt.

Riêng câu chuyện sau đây, của ông Nghiêm Tiến Quang – giám đốc công ty in báo Hà Nội – lại hơi bị mặn (chắc) tại thêm thắt và mắm muối quá tay:

Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn  cùng làm ở chỗ tôi”. Tôi hỏi tiếp: “Ở Đức có nhiều người đọc ANTG không?”. Ông gật đầu: “Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại.  Bởi báo có nhiều bài cần đọc”.

Nếu đang rảnh tưởng cũng nên đọc chơi một bài (“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh”) của báo An Ninh Thế Giới – số ra ngày 02 tháng 2 năm 2013 – cho nó mở mang đầu óc:

Đêm 9/9/1966, có một chàng trai chưa tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ, ông nội  và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh xuất quỷ nhập thần làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…

Kẻ thù từng xem anh là tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại – NV).

 Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn – một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường“.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh: antg.cand.com

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh: antg.cand.com

Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” còn đang loay hoay chưa tìm ra được một chỗ (đắc ý) để chưng danh hiệu anh hùng thì  đã có chuyện đáng tiếc xẩy ra – theo như tin loan của báo Dân Trí, đọc được và ngày 4 tháng 3 năm 2013:

17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.

Nói nào ngay: đây không phải là lần đầu tiên ông Hồ Xuân Mãn đã khiến “đồng chí đồng đội và người dân địa phương bức xúc.” Trước đó, “Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” cũng đã từng làm cho nhiều người “chết lặng” – theo tin loan của báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng 11 năm 2005:

Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng…

Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “… mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.” Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.

Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!

Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.

Coi:

Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:

Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận nàychỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012).

Ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền, cho biết chi tiết về một trong những những thành tích “xuất qủi nhập thần của ông Hồ Xuân Mãn” như sau:

Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo…không lẽ người con “ưu tú” ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu “ưu tú” ư? Mãn đã “giết nhầm hơn bỏ sót” để khử 01 tên ác ôn mà 9 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương… Vì cái danh hảo “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ…

Với đường lối xuyên suốt là “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” thì để trừ khử một viên trưởng ấp mà có thêm 17 thường dân vừa chết vừa bị thương, kể ra, cũng vẫn đáng được tuyên dương. Trong Cải Cách Ruộng Đất, con số những kẻ thương vong nhiều hơn cả chục ngàn lần. Tuy thế, Hồ Chủ Tịch cũng vẫn coi đây như là thành tích:

Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”

Và điều mà các đồng đội của ông Hồ Xuân Mãn than phiền nhiều nhất là ông Mãn viết báo tự xưng tụng mình, hay “hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên. Hồ sơ của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, cũng chính ổng tự làm ra và “đưa từ trên xuống” chớ đâu. Bác tự viết tiểu sử rồi bắt cả nước học tập và xưng tụng còn được thì nhằm nhò gì cái chuyện lẻ tẻ – như bài tạp bút của ông Hồ Xuân Mãn (“Nhớ Đêm Về Xóm Bồ”) trên tạp chí Sông Hương.

Tương tự, cái tát của cô tiếp viên nhà hàng – hồi năm 2005 – mới chỉ làm thực khách của một quán ăn “chết lặng” chứ còn cái xác của bà Nông Thị Xuân (nằm trước Phủ Chủ Tịch, vào sáng hôm 12 tháng 2 năm 1957) bộ không làm cho cả nước sững sờ sao?

Dù vậy, theo ghi nhận của Wikipedia:

Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, một nhân cách cao thượng, được coi là một thần tượng. Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh.

Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh – Ủy Viên Trung Ương Hồ Xuân Mãn (rõ ràng) chỉ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh” và đã trở thành ông Hồ nho nhỏ – thế thôi. Chế độ hiện hành được hình thành, bảo vệ và tô điểm bởi vô số những ông Hồ tương tự. Kích thước, tuổi tác của họ tuy có khác nhưng bản chất thì không.

© T.N.T

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Một ông Hồ nhỏ”

  1. noileo says:

    “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”(Hồ chí Minh)

    Cái đểu cáng lưu manh của Hồ chí Minh, cha già của một bộ phận không nhỏ quý các nhà tuong lanh & trí thức hà nội sĩ phu bắc hà, là 3 chữ “có ruộng cày” ở trên.

    Người bình thường, thấy mấy chữ “có ruộng cày” đều nghĩ “có ruộng” đồng nghĩa với “làm chủ”.

    Chỉ đến sau khi bị Hồ chí Minh & Việt cộng cướp trắng, nông dân miền bắc mới hiểu ra cái bịp bợm của Hồ chí Minh:

    Hồ chí Minh nói “có ruộng cày” là có ruộng để cày thấy ông bà hòng có thóc lúa nộp cho Hồ chí Minh,

    Hồ chí Minh nói “có ruộng cày” không có nghĩa là “có ruộng”, không có nghĩa là “làm chủ sở hữu mảnh ruộng” .

  2. Builan says:

    Thật tình, đọc xong bài viết cuả bác T.N.T. Tôi muốn post lại nguyên ven – để CHÀO MỜI quý bà con comsĩ vốn it khi đọc bài chủ , nhưng sợ cụ MOD nhà ta rầy nên chỉ dám trích một chút thôi !!! Xin bà con bỏ chút thì giờ đọc hết bài chủ – rất là thú vị- không thừa bất cứ một từ nào _ quý anh CC “tham nuận viên” CCCĐ 900..lại càng nên đọc cho thấm nhuần tư tưởng , đạo đức bác Hù – có thêm tư liệu khi tác nghiệp !!

    ” Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng…

    Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “… mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.” Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.

    Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!

    Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.

    …….. Ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền, cho biết chi tiết về một trong những những thành tích “xuất qủi nhập thần của ông Hồ Xuân Mãn” như sau:

    Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo…không lẽ người con “ưu tú” ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu “ưu tú” ư? Mãn đã “giết nhầm hơn bỏ sót” để khử 01 tên ác ôn mà 9 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương… Vì cái danh hảo “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ…” (thôi bắn )

  3. Người Buôn Mộng says:

    Hay!

  4. Choi Song Djong says:

    Đọc xong tớ nhớ lại bài viết của Lê Cửu Long với cái tựa “VN: thời lục súc tranh công”mà đau buồn cho số phận dân tộc.Ai chứ riêng ông Hồ Xuân Mãn thì rõ ràng đã học nằm lòng cái đạo đức và tư tưởng của ông cụ hơn ai hết,cái đạo đức chó má và cái tư tưởng chết tiệt ấy đã và đang làm điêu đứng không biết bao thế hệ.Nạ dòng Nguyễn Thị Doan với cái đầu đất sét chẳng biết làm gì ngoài làm một con vẹt cái chanh chua đỏ mỏ cho bọn bất lương.

  5. npt says:

    Thực tế hiện nay , CNCS không còn chính danh trên thế giới . Hiện tồn tại 5 nước như : Trung Cộng , Bắc Triều Tiên , VN , Lào , Cu Ba nhìn xa , nhìn gần có nước nào ra hồn về chính trị , kinh tế cũng như ngoại giao đúng chuẩn mực , chuyên nói một đằng làm một nẻo ? . Trung Cộng có cơ hội mới nỗi do thu vén tài nguyên các nước Phi Châu , Á Châu = con đường không minh bạch do hối lộ chính quyền , quan chức địa phương sở tại , chưa nói cùng ý thức hệ CNCS nhưng TC tìm cách tước đoạt nhau như chúng xâm lược Biển Đông VN là 1 ví dụ , CS hiện nay thực chất chỉ là các macdein vô thực còn ám ảnh nhân loại về nhiều mặt , còn về chính nghĩa thì ko còn , nên hợp tác nhau về mặt lý thuyết hoang tưởng kiểu ” đồng sàng dị mộng “. Chủ nghĩa Mác lê đã chết từ lâu trong tâm thức người dân , chỉ còn lại lớp cơ hội , sâu mọt toa rập nhau khuếch trương tồn tại đễ giữ ghế , tiếm quyền độc tài cai trị đễ dễ bề vơ vét tham nhũng cá nhân phe nhóm . Từ thực tế này XHCN bắc Triên Tiên dùng quyền cai trị tuyên truyền ép dân phải tuân lệnh nếu ko sẽ bị hình phạt tùy mức độ …phải xem Kim Nhật Thành , Kim Chính Nhật , Kim Jong Un như bậc thầy , cha của đất nước , khác gì Mao Trạch Đông 1000 năm công tội , nhưng đất nước Trung Cộng cũng lấy Mao làm hình ảnh tuyên truyền …tại VN cũng một khuôn mẫu xem ông Hồ như thánh , dù cho ông Hồ khi sinh thời đa số dân VN có ai biết gì về ông Hồ do CĐCS luôn tuyệt đối bí mật về cá nhân , đời tư trong cuộc sống , sinh hoạt . Nhưng cả bộ máy tuyên truyền được vận động hết công suất …lâu ngày thành quen , từ đó có số người ko am hiểu lại tin và đến cả tin . Nhìn chung CNCS mạnh về tuyên truyền , mị dân …nhưng nhiều người bị nhầm lẫn chưa hiểu ra hệ quả và bản chất của CNCS , chỉ khi nào có người dẫn dắt và những bài báo , bài viết phản biện , viện dẫn ngược lại tương ứng , thì số đã biết truyền lại số chưa biết mới vở lẽ ra sự dối trá của CS , hiện nay người dân không thích CS nhưng vẫn tin ông Hồ vì cho rằng lớp người sau này làm sai do tham nhũng , hối lộ …của 1 số cá nhân phe nhóm , chứ không thấy sai từ thời ông Hồ cùng một chủ thuyết và lỗi hệ thống dẫn đến phe XHCN như LX & 7 nước Đông Âu sụp đổ , do đi theo chủ nghĩa mác lê hoang tưởng . Người chuyên sâu về học thuyết CS như Trọng lú TBT nhưng nay vẫn không nhận ra điều này khi cả thế giới đang bùng nỗ thông tin , kết nối KT , nhưng Trọng lú vẫn ra rã vận dụng cơ chế thị trường có định hướng XHCN , hoặc cố giữ điều 4 , đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý , không tam quyền phân lập ,quân đội trung thành và chiến đấu cho đảng cs , luôn vận dụng đường lối đấu tranh giai cấp , lấy chủ nghĩa mác lê làm kim chỉ nam cho mọi hành động , đảng đứng trên cả dan tộc , đất nước và pháp luật ?. Thật không gì lú hơn như Trọng lú hiện nay thế giới đang tạo cơ hội hội nhập đẽ cùng nhau phát triển . Đất nước VN quả là gặp tai họa khi Trọng lú đang làm trưởng đảng một chủ nghĩa triệt tiêu dân tộc ,dẫn đến bờ vực … bán nước cho giặc Tàu nhẫn nhục làm chư hầu cho kẽ giặc chính là Trọng lú .!!!???

Phản hồi