WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sáng kiến hay

hoi anh em dan chuÔng Tổng Bí thư ở thế hệ có lẽ là áp chót của ĐCSVN này “tối kiến” một cách thật kỳ lạ.

Chướng đến độ, bây giờ mà còn sang tận Cuba để ca ngợi Mác- Lênin, hay đến nỗi … làm cho bà Tổng thống Brazin hủy lời mời, từ chối không dám tiếp nữa.

Hàm hồ đến mức dám thóa mạ cả những lão thành cách mạng, những trí thức khả kính dám nói lên tiếng nói của nhân dân.

Lạc lõng đến mức, không chỉ xa rời thực tiễn, xa rời nhân dân, xa rời Đảng mà ông TBT này xa rời (hay chống lại?) chính cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cho nên ông ta chủ trương một đàng, Trung ương phán quyết một nẻo. Ông chủ trương quyết tâm “hạ sát” Thủ tướng nhưng Trung ương không bằng lòng. Ông giành quyền điều hành Ban Chống tham nhũng nhưng Ban này chưa hành động đã bị Trung ương tiết chế (hay là vô hiệu hóa?). Các ông Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ không phải là không tài đức (so với các ủy viên Bộ Chính trị hiện thời) nhưng đã “chết chìm” chỉ vì dính dáng đến “cái cọc” TBT.

Phản trắc đến mức, giặc ngoại xâm xông vào tận nhà cướp của giết người song ông không hé răng (Vì sợ mất người bảo lãnh?) mà đi đâu cũng, lúc nào cũng, hô hóan phải cảnh giác đặng thẳng tay trừng trị “các thế lực thù địch” ngay trong nội bộ Đảng, trong trường học, trong quân ngũ, trong xưởng máy, trong phố phường, trong thôn bản … của ta!.

Đối nghịch lại, rất may là, thế hệ trẻ gần đây có nhiều sáng kiến rất hay.

Chủ trương quảng bá Quyền Con Người của các “Công dân tự do” vừa phát động đã dấy lên sôi nổi ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang trong các ngày 5 và 12 tháng 5 vừa qua. Hàng ngàn bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và cuốn sách bỏ túi “Câu chuyện Quyền Con Người” đã được phân phát trên xe bus và ngay trước cổng trường Đại Học Quốc Gia, Đại Học Sư Phạm, Đại Học Thương Mại và bến xe Mỹ Đình, Hà Nội.

Đánh giá hiện tượng này, bài báo “Các xu hướng “đổi mới” sau Hội nghị Trung Ương 7” đăng trên “Dân Luận” đã viết:

“Nói thật là tôi rất ngạc nhiên và ấn tượng vì ý thức quyền con người của nhân dân đang tăng lên mạnh mẽ. Không ai có thể phủ định được công sức của báo chí lề trái và của các blogger nói chung, và phong trào Con Đường Việt Nam nói riêng, đối với công trạng này. Nhiều người CS từng là chóp bu cũng đã phải thừa nhận rằng anh Thức, Định, Long đã lựa chọn một con đường đúng đắn và rất chiến lược. Ngay cả những người bảo thủ nhất bây giờ cũng không thể bài bác quyền con người. Viện nghiên cứu dư luận xã hội của Trung Ương vừa có một báo cáo gửi Bộ Chính Trị đánh giá rằng nhận thức về quyền con người trong nhân dân đang tăng lên nhanh chóng và nếu đảng không có những điều chỉnh phù hợp về quan điểm đối với phạm trù này thì sẽ gặp nhiều vấn đề trong các chính sách sắp tới”.

Càng nức lòng hơn khi biết luật sư Nguyễn Văn Đài vừa tuyên bố thành lập “Hội Anh Em Dân Chủ” có tên tiếng Anh là Brotherhood Association For Democracy (BAFD).

Ông Đài khẳng định:

Đã đến lúc, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước cần liên kết với nhau để thực thi các quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận. Một trong những quyền con người về chính trị căn bản nhất mà chúng ta nên thực hiện lúc này là quyền lập hội.

Về mặt pháp lý, quyền lập hội được qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi ngày 11-4-2013, quyền lập hội tiếp tục được thừa nhận tại điều 26”.

“Hội Anh Em Dân Chủ” do những người Việt Nam ở trong và ngoài nước thành lập trên mạng xã hội Facebook. Do vậy hoạt động của “Hội Anh Em Dân Chủ” chỉ cần tuân thủ các qui định của facebook và luật pháp của Hoa Kỳ. Pháp luật Việt Nam chưa có điều khoản qui định cấm nên không phải xin phép. Các sinh hoạt giữa các thành viên của Hội như trao đổi thông tin, hội họp, bàn thảo, huấn luyện,… đều diễn ra trên không gian mạng. Họ cũng có thể cùng nhau tham dự các buổi biểu diễn nghệ thuật, trình bầy sáng tác phẩm, các đám cưới, sinh nhật, picnic,…

Những sinh hoạt như thế sẽ giúp các thành viên của Hội hiểu biết về nhau nhiều hơn, giúp nhau khắc phục những khiếm khuyết, phân công những công việc phù hợp với mỗi người trong những kế họach, chương trình ngắn và dài hạn.

Lúc chin muồi, Hội sẽ từ không gian ảo hiện hữu thành tổ chức trong xã hội.

Vậy luật sư Nguyễn Văn Đài là ai?

Hôm 9 tháng 5 vừa qua, một ký giả ở Little Saigon đã viết như sau:

“Thật là một điều hân hạnh và vinh dự cho tôi post lại bài viết “Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?” của Luật sư Nguyễn Văn Đài được đăng tải trên mạng BBC, một bài viết cô đọng nhưng xúc tích, sâu sắc, chính xác và chân thành được bày tỏ từ một người trí thức trẻ lớn lên và sống cả cuộc đời ngay tại cái nôi cộng sản.

Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng Luật sư Nguyễn Văn Đài và những “chiến hữu dân chủ” của anh tại quốc nội sẽ là chất xúc tác giúp cho đất nước sớm thoát khỏi ách độc tài, tàn ác, ngu muội của cộng sản để đem lại tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc, nhân bản cho 85 triệu đồng bào trong nước. Nhà chí sĩ cách mạng Phan Chu Trinh có nhắn nhủ: “Các anh bước tới một bước thì dân nhà nhờ một bước, các anh đi lạc một khoảng đường thì nước nhà bị nhận chìm mấy lần địa ngục,” và Wilde có nói “Thanh niên là tài sản duy nhất có giá trị,” do đó tôi đặt kỳ vọng nơi anh Luật sư Nguyễn Văn Đài và các “chiến hữu dân chủ” của anh tại quốc nội thật nhiều”.

“Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?” là tên một bài viết trên web BBC ngày 29 tháng 4 năm 2013 của luật sư Nguyễn Văn Đài. Trong đó có câu:

Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự”.

Cách đây mươi năm người viết bài này chỉ dám nói: “Cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam là vô nghĩa”.

(Vậy mà các thế lực chuyên chính vô sản của ĐCSVN đã khủng bố gay gắt đến mức tưởng như tôi sắp bị hạ sát. Họ tông xe dọc đường. Họ xuyên tạc rằng tôi đã nói “Cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam là phi nghĩa” để phát động cả một chiến dịch phản ứng hết sức khốc liệt đối với tôi. Thư mệnh danh các tập thể thương binh từ nhiều địa phương gửi đến dọa đánh, dọa giết. Điện thoại réo chửi suốt ngày đêm. Gần hai chục “thương binh” xô cổng hô khẩu hiệu và la hét rất dữ dằn rồi xông vào nhà gây sự hành hung … ).

Bây giờ thì Nguyễn Văn Đài còn dũng cảm hơn tôi, nói đúng hơn tôi, sâu sắc hơn tôi.

Nguyễn Văn Đài dấn thân vào công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam sau tôi khá lâu nhưng quả cảm hơn, nhiều sáng kiến hơn.

Với kiến thức sâu sắc của một luật sư, ông đã viết hàng loạt bài về quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền có luật sư, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền bất khả xâm phạm nhà ở, thư tín, điện thoại, điện tín, quyên phát biểu chính kiến, quyền tham gia quản lý đất nước …. để làm cơ sở đấu tranh.

Nguyễn Văn Đài thật sắc bén khi ông gạt bỏ Điều 4 Hiến pháp bằng những lý lẽ:

Điều 2 bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Điều này được hiểu là đa số người dân có toàn quyền quyết định về thể chế chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng,… thông qua trưng cầu dân ý. Đa số người dân có quyền lựa chọn đảng cầm quyền, người đứng đầu quốc gia thông qua cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tức là đa số người dân có quyền quyết định đảng nào là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tóm lại là đa số người dân có quyền quyết định về mọi vấn đề của đất nước. Các tổ chức, đảng phái chính trị có trách nhiệm đưa ra các ứng cử viên, cương lĩnh, đường lối của mình để nhân dân lựa chọn và quyết định. Trong khi đó điều 4 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều này đã phủ nhận quyền lực của nhân dân trong việc lựa chọn đảng cầm quyền thông qua bầu cử cũng như phủ nhận quyền lực của nhân dân trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Qui định của điều 4 trái với nguyên tắc của một thể chế Nhà nước dân chủ. Như vậy rất rõ ràng là điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 2. Nếu Quốc hội giữ điều 4 qui định quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội là của đảng Cộng sản thì điều 2 phải sửa lại là “Nhà nước là của đảng Cộng sản, do đảng Cộng sản và vì đảng Cộng sản. Tất cả mọi quyền lực Nhà nước thuộc về đảng Cộng sản.” Hoặc là ngược lại, Quốc hội muốn giữ điều 2 qui định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì phải sửa đổi toàn bộ điều 4.

 Điều 6 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” Điều này được hiểu là mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, đảng phái, quan điểm chính trị, tôn giáo,… đều có quyền ứng cử trực tiếp vào vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhưng điều 4 lại chỉ cho phép những công dân là đảng viên đảng Cộng sản có quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4 đã bóp chết quyền của những công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp. Như vậy điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 6.

Điều 17 qui định “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều này được thể hiện là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách một con người cần phải có và buộc phải có. Trong xã hội sẽ không có tự do nếu không có sự bình đẳng thực sự giữa các thành viên trong xã hội với nhau. Quyền bình đẳng còn là một giá trị nhân bản của xã hội loài người. Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử do sự khác nhau về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị,… Trong đời sống chính trị, quyền bình đẳng trước pháp luật được hiểu là mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng, có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự do tham gia ứng cử vào các vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong khi đó theo tinh thần của điều 4 thì chỉ những công dân Việt Nam là đảng viên đảng Cộng sản mới có quyền và cơ hội tham gia ứng cử vào các vị trí để lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hơn 3 triệu công dân là đảng viên đảng Cộng sản, trong khi có hơn 80 triệu công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản. Như vậy, thật rõ ràng là hơn 3 triệu đảng viên đảng Cộng sản đã tước đoạt quyền và cơ hội của hơn 80 triệu công dân khác. Như vậy điều 4 đã phủ nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân. Điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 17 và trái với nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt quan điểm chính trị, đảng phái,…

Điều 29 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”. Theo tinh thần của điều này thì mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, đảng phái, quan điểm chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp, thời gian cư trú,…đều có quyền tham gia quản lý, lãnh đạo đất nước một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện mà họ lựa chọn trong việc tham gia ứng cử hay bầu cử. Nhưng theo qui định của điều 4 thì chỉ những công dân Việt Nam là đảng viên đảng Cộng sản mới có quyền và cơ hội để tham gia quản lý, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Một lần nữa, điều 4 lại phủ nhận quyền và cơ hội của những công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Như vậy điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 29”.

Ông bênh vực Đoàn Văn Vươn:“UBND huyện Tiên Lãng đã vi phạm Điều 73 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, khi huy động một lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí xâm phạm vào nơi ở của gia đình ông Đoàn Văn Vươn khi không được pháp luật cho phép. Hành vi của UBND huyện Tiên Lãng có dấu hiệu của tội cướp tài sản có tổ chức, có vũ khí được qui định tại Điều 133 Bộ luật hình sự Việt Nam. Khi họ sử dụng một lực lượng đông đảo để dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tấn công vào gia đình ông Vươn, làm cho gia đình ông không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản hợp pháp của gia đình ông Vươn. Việc gia đình ông Vươn sử dụng mìn tự chế, súng tự chế bắn đạn hoa cải chỉ là giải pháp cuối cùng để tự vệ bảo vệ tài sản hợp pháp của gia đình mình trước hành vi tấn công ăn cướp của người khác. Hành động tự vệ cho nổ mìn tự chế và bắn đạn hoa cải chỉ nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của người khác.

…. Hành động tự vệ của gia đình ông Vươn khi cho nổ mìn tự chế và bắn hoa cải vào những người vi phạm pháp luật vẫn nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật cho phép. Đó không phải là hành vi giết người như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng. Do vậy, các ông Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) không phạm tội giết người như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng”.

Ông lên án:

Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.

… Thánh Kinh cho biết“…Không có cây lành lại nào sinh quả độc; không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả thì biết cây. Không ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật lê. Người tốt do lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do lòng chứa điều ác mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng mới nói ra”.

Nguyễn Văn Đài không chỉ đấu tranh bằng lý lẽ mà còn bằng hành động. Từ đầu tháng 12 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, trên cương vị giám đốc Văn phòng luật sư Thiên Ân, ông đã tổ chức tại đây các lớp học về dân chủ và nhân quyền cho một số sinh viên, trí thức và người khiếu kiện, đồng thời giới thiệu và vận động cho các Đảng Dân chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406… Ông bị bỏ tù vì tội danh “Tuyên truyền chống phá Nhà nước” nhưng vừa thóat khỏi nhà tù ông đã khẳng định qua trả lời phỏng vấn của “Tạp chí Thanh niên”:

Sau 4 năm tù, tôi trải nghiệm rất nhiều. Mình không coi đó là sự thất bại mà coi đó là một bài học. Mình rút ra những kinh nghiệm quý báu cho chặng đường tiếp theo. Niềm tin của mình lúc nào cũng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn xưa rất nhiều, vì những gì đang xảy ra trên thế giới cũng sẽ xảy ra với dân tộc và đất nước Việt Nam”.

Nguyễn Văn Đài đang trở nên “mạnh mẽ hơn xưa rất nhiều” vì cho rằng “Tình hình Việt Nam hiện nay tương đồng với tình hình đêm trước các cuộc Cách mạng ở Đông Âu, khi đó các nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo còn khá mạnh và các lực lượng đối lập, dân chủ bị kìm kẹp chặt và có phân tán lực lượng … nhưng mọi điều bất ngờ đều có thể xảy ra …Điểm mạnh của Đảng cộng sản hiện nay là họ nắm trong tay mọi công cụ sức mạnh từ quân đội, cảnh sát, tòa án rồi toàn bộ hệ thống chính trị của họ đều nằm trong tay của Đảng cộng sản. Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa … Nó không tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho tất cả người dân ở trong xã hội, và tệ nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức của họ làm cho chính bản thân họ suy yếu đi rất nhiều“. (Trả lời phỏng vấn BBC ngày 11-4-2013).

Kỳ vọng ở tuổi trẻ đất nước. Hoan nghênh những sáng kiến của “Công dân Tự do” và của luật sư Nguyễn Văn Đài.

Hà Nội 17 tháng 5 năm 2013

© Nguyễn Thanh Giang

© Đàn Chim Việt

 

6 Phản hồi cho “Sáng kiến hay”

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

  2. Builan says:

    Những lời nói câu chữ viết sẽ đi vào ịch sử – Tiếp nối cho những gì được lưu truyền trong sử xanh – Niềm tự hào của dân tôc – Có trên 4000 năm lịch sử !

    @ “Sau 4 năm tù, tôi trải nghiệm rất nhiều. Mình không coi đó là sự thất bại mà coi đó là một bài học. Mình rút ra những kinh nghiệm quý báu cho chặng đường tiếp theo. Niềm tin của mình lúc nào cũng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn xưa rất nhiều, vì những gì đang xảy ra trên thế giới cũng sẽ xảy ra với dân tộc và đất nước Việt Nam”.

    Cùng với
    _ ” Thà làm quỹ nước NAM còn hơn là làm vương đất BÁC ”
    _ ” Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu THẦN trước đã”
    _ Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư………….. ” ……..

    Tuổi trẻ VIỆT NAM hôm nay hãy trông vào !!!
    Kính

  3. C Giấy says:

    Đất nước 90 triệu người tài chỉ có vài cái tên lãnh đạo tầm thường lèo lái dân tộc mãi, cả dân tộc VN đã ngũ hết rồi?

  4. Ông Thanh tuyên bố mạnh, cũng là cái hay của người can đảm, không sợ sệt, nhưng ông vướn phải cái lú của ông Trọng, khiến mọi nhiệt huyết của ông biến thành mây khói. Ông Trọng không có bản lãnh điều hành đảng mà ông tuyên bố xem như ông có khả năng điều khiển bộ máy đảng. Người nào theo ông sẽ bị đồng chí X hốt hết vào trong tù trong tương lai. Ông Trọng bây giờ như kẻ lử hành cô độc trong sa mạc, hét trong cô đơn buồn bả, rốt cuộc tiếng hét thất thanh ấy chỉ vang vọng một cách vô vọng trong sa mạc đìu hiu.

    Ông Trọng tuyên bố thiếu lý luận cách mạng, chính điều ấy làm ông mất uy tín với nhân dân. Trong thể chế thiếu dân chủ và ông tuyên bố phản dân chủ, ông lại chơi trò bỏ phiếu dân chủ, chắc chắn ông thất bại, thất bại cay đắng. Tôi không thích đồng chí X, nhưng qua đại hội này, đồng chí X đã đánh bại hoàn toàn đường lối chống tham nhũng của ông Trọng vì cách điều hành chính phủ của nhân vật này dùng tiền làm cứu cánh, mà phần lớn uỷ viên trung ương thích tiền hơn thích đảng, cho nên đồng chí X vượt qua mọi chướng ngại và gài người của mình vào bộ chính trị, ngõ hầu sau này kế vị ngai vàng thủ tướng, hoặc có thể soán đạt ngôi vị tổng thống trong cương vị đứng đầu một nước phản dân chủ.

    Ông Trọng có ý định sắp tới là dùng quốc hội để bải nhiệm đồng chí X, nhưng điều ấy khó xảy ra vì quốc hội toàn la ghị gật, chuyện bải nhiệm bà Yến là một bằng chứng trong tiến trình loại người mà đồng chí X đã giật dây sau hậu trường.Tại sao ông Trọng không dùng dân để đảo chánh đồng chí X, hô hào dân chúng xuống đường chống tham nhũng. Sở dĩ ông Trọng không làm điều ấy, vì ông sợ thất bại, ông không thể hô hào xuống đường vì ông không trung, hiếu với dân, làm sao dân can đảm xuống đường đả dảo đồng chí X là kẻ cơ hội. Ông Trọng không biết làm cách mạng, ông rất yếu kém về chính trị, làm sao lật ngược thế cờ, để tạo một cảnh quang sáng sủa hơn cho dân tộc.

    Ý nghĩ của tôi khác bác Giang, tôi chỉ mong Trung Cộng giáng vào đầu VC để chúng hết cơ hội thở không khí tự hào của chúng.Khi VC tắt thở thì dân chúng VN mới có cơ hội thở không khí tự do và dân chủ, lúc đó tôi sẽ về thăm bác cùng nhau hít thở không khí trong lành trong ngày hội mới của dân tộc.

  5. a- Ban cán sự đảng có từ 7 đến 9 ủy viên, gồm các đồng chí đảng viên là Thủ tướng, phó Thủ tướng và một số đồng chí bộ trưởng.

  6. NON NGÀN says:

    BẢN CHẤT DÂN CHỦ VÀ NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ

    Bản chất dân chủ thì luôn hướng về ý nghĩa con người và ý nghĩa xã hội nói chung. Bản chất độc tài thì luôn hướng về quyền lợi bản thân và lợi ích nhóm. Đó thường là đặc trưng của một chế độ xã hội cụ thể nào đó. Có nghĩa một chế độ xã hội nào đó hoặc có bản chất độc tài hoặc có bản chất dân chủ.
    Khi một thể chế xã hội có bản chất dân chủ, tự nó luôn khai mở và đề cao những mục đích dân chủ. Do đó trong chế độ hay xã hội dân chủ, những sự đấu tranh cho dân chủ ít khi xảy ra, bởi vì tự nó đã là bản chất của xã hội đó, tự thân xã hội hay chế độ đó luôn tự biểu hiện mọi khía cạnh tự nhiên trong bản chất dân chủ của nó. Trái lại, trong mọi xã hội hay chế độ độc tài, việc tranh đấu cho dân chủ là điều đương nhiên, bởi vì độc tài thủ tiêu mọi ý nghĩa, giá trị, yêu cầu dân chủ chính đáng của cá nhân cũng như xã hội.
    Mặt khác, bản chất dân chủ cũng tương thích hay cùng đi theo với hệ quả tất yếu của nó là sự tự do. Sự tự do chính đáng của cá nhân cũng như sự tự do chung của toàn xã hội. Sự tự do chính đáng của cá nhân đó là các quyền làm người căn bản hay nhân quyền nói chung luôn luôn phải được tự nhiên tôn trọng và bảo đảm. Một số quyền tự do căn bản đó là quyền phát biểu, quyền báo chí, quyền hội họp, kể cả quyền biểu tình chẳng hạn. Thế nhưng các quyền tự nhiên này trong chế độ độc tài luôn bị hạn chế hay cấm đoán. Bởi vì các quyền này trong xã hội dân chủ không đưa lại tác hại cho bất kỳ ai nếu nó được thực hiện trong quy định của pháp luật. Trái lại trong xã hội độc tài, nhà cầm quyền cảm thấy nó có hại cho chính quyền lực hay quyền lợi của mình nên phải ra sức cấm đoán. Cũng vậy, xã hội tự do là xã hội phát triển theo ý nguyện khách quan của toàn dân, không bị đóng khung hay tiền chế trước bởi các quan niệm nào đó. Trong khi đó, ở chế độ độc tài sự phát triển được định khung theo ý thức hệ giả tạo, sai trái nào đó, hoặc theo ý muốn, sở thích, thị hiếu của cá nhân cầm quyền, đảng cẩm quyền, hay nhóm tập thể cầm quyền nào đó.
    Nhưng cuối cùng, lấy gì làm cơ sở để nói được một xã hội là thật sự dân chủ hay độc tài. Tất nhiên sự kết luận như thế không thể theo cảm tính, chủ quan, tùy tiện, đánh giá mông lung, mơ hồ, mà phải xác định qua các tiêu chuẩn khách quan, cụ thể, rõ rệt và xác định. Đó chính là các nguyên tắc về dân chủ như ngay từ đầu có nói. Các nguyên tắc đó là việc thực hiện bầu cử ứng cử tự do thật sự trong toàn dân trong việc tạo lập quốc hội. Quốc hội không do bất kỳ ai khác lãnh đạo ngoài ý chí ủy quyền của toàn dân. Đại biểu quốc hội không thể bị miễn nhiệm vì bất cứ lý do gì ngoài việc phạm tội hình sự thông thường (không phải tội chính trị) và tội phản quốc. Mọi cá nhân người dân được bảo đảm thực sự các quyền hạn nhân quyền và dân quyền được ghi rõ trong chính bản hiến pháp tự do dân chủ thật sự.
    Như vậy có nghĩa, đánh giá ý nghĩa của bản chất dân chủ là đánh giá dựa vào hay đi theo với những tiêu chuẩn cơ bản nhất của bản chất dân chủ như đã nói. Trên ý nghĩa đó, bản chất nào ngược lại tất nhiên phải là phi dân chủ, phản dân chủ hay là độc tài, độc đoán. Và nói gút lại, chỉ có bản chất dân chủ, tức mục đích dân chủ và các nguyên tắc dân chủ mới phù hợp với xã hội và con người đúng nghĩa thật sự. Trái lại bản chất nào phi dân chủ, trái với các nguyên tắc dân chủ khách quan, tự nhiên, đều phản lại con người, phản lại xã hội, cho dù nó có được sơn phết hay nhân danh bất kỳ những từ ngữ, tên gọi, hoặc mọi khẩu hiệu giả tạo bề ngoài nào khác.

    THƯỢNG NGÀN
    (17/5/13)

Phản hồi