WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đề nghị không đổi tên nước, không xây dựng Luật về lãnh đạo của Đảng

(GDVN) – Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội: “Việc giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định con đường phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”.

Ông Phan Trung Lý – Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, đồng thời là thành viên UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trước Quốc hội vào chiều nay (20/5).

UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện hành.

UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện hành.

UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện hành.

Về “Lời nói đầu”, ông Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp có nhiều ý kiến đóng góp cho “Lời nói đầu” ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Tán thành với lời nói đầu như dự thảo nhưng đề nghị chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, khái quát, ngắn gọn, chính xác hơn và tránh trùng lặp; Loại ý kiến thứ hai đề nghị bổ sung vào lời nói đầu các mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nêu khai quát về lịch sử lập hiến của nước ta; Loại ý kiến thứ 3 đề nghị nêu rõ thành tựu trong xây dựng bảo vệ đổi mới đất nước, đề nghị lời nói đầu phải thể hiện có tính chất tuyên xưng của nhân dân Việt Nam với thế giới; Loại ý kiến thứ 4 đề nghị viết lại “Lời nói đầu” thật cô đọng, súc tích theo hướng ghi nhận một cách tổng quát mục tiêu sửa đổi Hiến pháp, định hướng phát triển của đất nước và vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và thi hành Hiến pháp.

“Lời nói đầu là bộ phận rất quan trọng của mỗi bản Hiến pháp. Tuy nhiên, cách thể hiện, mức độ và liều lượng sự kiện lịch sử đưa vào lời nói đầu cần được cân nhắc kỹ, để có quy định hợp lý. Trên cơ sở kế thừa đổi mới cơ bản Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992, lời nói đầu trong dự thảo đã được chỉnh lý ngắn gọn và xúc tích hơn, nêu khái quát truyền thống vẻ vang của dân tộc, sự ra đời của Đảng và nhà nước gắn với quá trình bảo vệ tổ quốc, xác định rõ chủ thể mục tiêu thi hành và bảo vệ Hiến pháp”, ông Lý nói.

Về các ý kiến xoay quanh vấn đề giữ nguyên hoặc lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ông Phan Trung Lý thông tin, qua tổng hợp nhiều ý kiến đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì tên gọi này ra đời gắn liền với chính thể cộng hòa đầu tiên của nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng 8/1945. Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong bản tuyển ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nhà nước ta là “cộng hòa”, bản chất của nhà nước ta là “nhà nước dân chủ”.

Ý kiến này cho rằng, việc lựa chọn tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” không làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, vì lời nói đầu cũng như các quy định khác của dự thảo đều khẳng định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ông Lý cho hay, trên cơ sở nghiên cứu, UB soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hoặc “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đều thể hiện rõ chính thể của nước ta là “cộng hòa”, bản chất của nhà nước ta là “nhà nước dân chủ”.

“Tuy nhiên việc giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định con đường phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”, ông Lý nhấn mạnh.

“Việc giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết”

Về điều 4, ông Phan Trung Lý cho hay, đa số ý kiến nhân dân tán thành sự lãnh đạo của Đảng với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không quy định Điều 4 vì Đảng là tổ chức chính trị được tổ chức và hoạt động theo cương lĩnh và điều lệ.

Ông Phan Trung Lý

Ông Phan Trung Lý

Trước những quan điểm khác nhau ấy, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp báo cáo Quốc hội khẳng định, việc giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết, kế thừa Điều 4 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng với quá trình cách mạng, với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Do bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng như vậy, nên nhân dân ta mới thừa nhận vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước ta. Do đó, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ Điều 4 như dự thảo đã công bố lấy ý kiến nhân dân”, ông Lý nhấn mạnh.

Đối với những ý kiến cho rằng cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng, ông Phan Trung Lý nêu quan điểm của UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp, cho rằng: “Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách; cách thức, nội dung lãnh đạo được thể hiện đã đáp ứng được yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vì vậy, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội không đưa nội dung Luật lãnh đạo của Đảng vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”.

Ngọc Quang

Nguồn: giaoduc.net.vn

16 Phản hồi cho “Đề nghị không đổi tên nước, không xây dựng Luật về lãnh đạo của Đảng”

  1. Choi Song Djong says:

    Đúng đấy,không nên đổi tên nước,không xây dựng luật gì ráo trọi mà phải giựt sập cái đảng mafia việt gian này xuống ngay lập tức,tay việt gian Phan Trung Lý này coi vậy mà cũng dơ dáy bỏ xừ.Không biết gã đã mua được cái miếng đất cắm dùi ở xứ tư bản (giãy mãi mà vẫn chưa chết) nào hay chưa,nhưng nghe qua khẩu khí của gã thì chắc là có rùi nên gã mới không có phần lo toan.

  2. nguyen ha says:

    Trên cao hội trường có hang chữ”Đảng csvn quang vinh muôn năm”.Thế là đủ rồi!! Nói chi nửa cho uổng công! Góp ý với chúng chỉ làm công việc thêm râu-ria! Thằng Lý phát biểu như thế là” Đúng”,vì hắn ngồi dưới cái khẩu hiệu đó.! Còn nói về chữ nghĩa,chúng nó Dốt hết chổ chê! thằng Đinh thế H,lớp 6 trường làng
    (theo NKĐ cựu uy vien BCT) mà làm trưởng ban tuyên giáo BCT,huống chi thằng Lý, không khéo lớp một,có thế, nên chúng mạnh dạn vổ ngực :chúng tao đại diện giai cấp công nhân,chứ đâu dám đứng vào hang ngủ trí-thức! Việc đả rỏ mười mươi,đó là lý do từ thời HCM cho đến sau nầy,chúng đều là lủ vô-học.!
    Thương thay cho nước Vn!!!

  3. Cu Li says:

    Thời này cái tên XHCN nghe rất vô duyên nực cười. Cái thứ đó người ta đã cho vào nhà xí từ lâu, mấy ổng cứ nhặt lại xài mãi.. lấy nó thì con cháu đi làm cu li cho Nga-Tàu suốt đời.

  4. DâM TiêN says:

    Không đổi tên nước, rồi cũng phải đổi.
    Không đổi tên đảng, rồi cũng phải đổi.
    Vì, đã mở cửa cho tư bản nó vààào. ( tư bản nó…ép phải mở cửa,
    chứ ai ?)

    Ngay như đồng chí X, khi còn là Phó thủ tướng, 2002, cũng đã gợi ý:
    :” Rồi đây, chúng ta cũng phải đổi tên nước. ” Ainsi soit-il.

Phản hồi