Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?
Bài viết của ông Jonathan London trên blog của ông „Đừng giữ một giấc mơ đã chết, hãy tập trung vào hiện tại” mà sau đó được BBC đăng lại đã gây nhiều tranh cãi mà hai bài viết „Con đường nào đi tới?” và „Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó” của ông sau đó có vẻ chỉ làm chìm sóng gió một cách miễn cưỡng.
Tuy ông Jonathan London nói về bài viết coi cờ vàng “đã chết” là “có một số thiếu sót nghiêm trọng và nội dung bài viết đã gây buồn lòng và làm tổn thương nhiều người” nhưng tôi lại cảm thấy băn khoăn nhiều hơn an ủi.
Có hai vấn đề ông đưa ra. Một là ông xin lỗi và không muốn xúc phạm tình cảm của những ai trân trọng cờ vàng. Hai là ông vẫn duy trì quan điểm nên dẹp chuyện vẫy cờ sang một bên khi chưa lo xong chuyện thay đổi thể chế. Giữa hai vấn đề, người đọc được bồi bổ thêm kiến thức về những suy nghĩ của ông với Việt Nam.
Thứ nhất, việc phân giải bản chất của tác giả, xin lỗi và nhận lời xin lỗi hay không là việc mà tôi xin miễn bình luận, coi đây như một trong các yếu tố có thể xuất hiện trong lúc tranh luận và mỗi người trong công chúng có đặc quyền tha thứ riêng. Nhưng những yếu tố còn lại làm tôi vô cùng e ngại mà theo tôi không thể khép lại sau các bài viết của ông tiến sĩ.
Ướp sống?
Coi chuyện vẫy cờ là „chướng ngại vật” trong môi trường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam dĩ nhiên đẩy cờ vàng ra rìa công cuộc chống đối cam go hiện nay đồng thời làm những người muốn nhận lời xin lỗi từ ông như tôi đặt thêm dấu hỏi ông xin lỗi điều gì và đang nhắn nhủ chúng tôi điều gì. Nói nôm na, ông bỗng dưng nhận thấy giấc mơ cờ vàng „chưa chết” nhưng khuyên hãy ướp mạng sống của nó trong lúc chờ thời cơ. Hỡi ơi!
Tôi có những bất đồng tương tự khi đọc các suy nghĩ của ông trong bài „Có con đường nào đi tới?”. Xin lần lượt liệt kê.
Thời Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski từng phải bất ngờ ban lệnh thiết quân luật, chỉ trong vòng 3 năm đẩy hơn 10 ngàn người hoạt động dân chủ vào trại giam, chưa tính số nạn nhân bị thủ tiêu. Nhân mạng, tù đầy, uy hiếp…. Tất cả chỉ để ướp lạnh mọi giấc mơ. Cuối cùng thì giấc mơ thành hiện thực không chỉ đối với Ba Lan trong khi có người mong nó bị chết cóng từ lâu mà tốt nhất là đi vào quên lãng.
Nói cho cùng, nếu cứ ướp lạnh „have a dream” của Nelson Mandela thì không rõ ngày nay văn minh nhân loại nằm ở xó xỉnh nào đây.
Có quá nhiều giấc mơ thực sự sống cùng dân tộc và con người thực với trái tim biết khát khao luôn là ác mộng của độc tài. Bởi thế mà đã hơn 50 năm sau khi Đại Lai Lạt Ma rời quê lánh nạn, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn phải chật vật đối phó với những ước mơ của ông. Dĩ nhiên lá cờ truyền thống của Tây Tạng là biểu tượng bị cấm đoán khay khắt nhất và Trung Quốc liệt kê vô vàn lý do để biện hộ cho việc cấm đoán đó. Y như đảng cộng sản Việt Nam đang làm với cờ vàng.
Tạm thôi?
Tôi không thấy trên thế giới có học giả nào khuyên Đạt Lai Lạt Ma rời bỏ ước mơ hay giả bộ phủ nhận biểu tượng Tây Tạng để coi đó là sách lược đối với Trung Quốc dẫu sự giành giật ở Tây Tạng đang ngày một tàn nhẫn mà hậu quả tới nay là các vụ tự thiêu diễn ra gần như triền miên.
Hãy nhìn sang Tây Tạng, Miến Điện, Ba Lan… để biết không thể vừa hòa mình vào lô-gích của độc tài, vừa bài trừ tệ nạn do chính độc tài tạo ra.
Ở Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi thà để đối phương trù dập mình, chứ không chấp thuận chùn bước dù luôn có cơ hội „chủ động tạm thôi”.
Đi ngược lại mong muốn của độc tài nghĩa là nắm bắt cơ hội duy nhất và con đường duy nhất cho chúng ta xoay đổi thế cờ. Vì thế việc học giả Jonathan London lên tiếng ủng hộ ý tưởng „tạm ngưng vẫy cờ” làm tôi vô cùng khó hiểu, nhất là khi ông tiếp tục hứa hẹn ủng hộ nhân dân Việt Nam trên con đường dân chủ hóa đất nước.
„Chúng ta”?
Ở Việt Nam, từ nay tới khi tình thế ngã ngũ, muốn hay không, sẽ luôn có hai phe: một phe ít nhiều thuộc đảng cộng sản và một phe của của xã hội ít nhiều tổn thương. Qua bài viết của tiến sĩ Jonathan London tôi được biết trong hàng ngũ đảng có „nhiều người thông minh tận tụy” và họ có những khát vọng „như tất cả chúng ta”. Tôi thật sự phát hốt và cáo lỗi xin ông đừng cho tôi vào đám „chúng ta” đó.
Tại sao việc họ „bị trói trong các thể chế còn khiếm khuyết” là điều được dĩ nhiên công nhận như một thực tế khách quan, như những bối rối trong lúc đợi chờ Gov-ba-chốp hoặc Kim Dae Jung xuất hiện tại Việt Nam? Trong khi đó „chúng tôi” phải tiếp tục chứng kiến bao phiên tòa phi lý, bao bản án phi nhân mà tác giả là „thể chế khiếm khuyết” được mông má bởi những nhân vật „thông minh tận tụy”. Tôi không thể tin và không thể chấp nhận lời nói ngọt ngào rằng nỗi uất giận và khát khao của tôi và của những người trong đảng cộng sản „cũng như nhau”. Khát vọng của những ông bố bà mẹ có con bị chế độ vùi dập, khát vọng của những người muốn tìm sự thật cho những án mạng khuất tất trong đồn công an, khát vọng của những thuyền nhân tìm tự do trên biển, khát vọng của dân oan bị cướp đoạt đất sống và khát vọng của những người „điên tiết” bởi bài viết của ông không thể đem so sánh bừa phứa với khát vọng của 3 triệu đảng viên phần lớn tồn tại được nhờ các „khiếm khuyết” vì e rằng việc so sánh này khiến ông phải xin lỗi thêm lần nữa.
Cờ lạ?
Tiến sĩ Jonathan London cho rằng có thể dung hòa giữa việc tạm ngưng vẫy cờ vàng và tạm ngưng bàn chuyện quốc kì trong hi vọng „một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận” trong khi ông tiếp tục khuyến khích chúng tôi nhìn xem có những con đường nào đi tới.
Phải bàn luôn chuyện quốc kì cho ra nhẽ, bởi tôi thấy có xu hướng trong những bài viết và lời bình của ông J.London muốn người Việt tham vọng mang thêm một lá cờ lạ nào đó vào Việt Nam. Lại thêm một ý kiến làm tôi phải phản đối.
Sẽ là mị dân khi nói các dân tộc có thể đi vào tương lai mà không mang theo hành trang quá khứ. Cũng không có lá cờ nào dĩ nhiên được một thể chế dân chủ nào đó vẽ ra mà không màng tới các giá trị truyền thống vượt thời gian và phi đảng phái.
Việt Nam được thế giới biết tới như một dân tộc khác biệt tại Á Châu với màu vàng tượng trưng cho giáo lý Phật Pháp tiểu thừa. Màu vàng cũng là màu của người chủ quốc vương trên ngai vàng. Nếu có tìm thêm màu sắc của các cuộc khởi nghĩa như Trần Hưng Đạo, bà Trưng bà Triệu… thì cũng rất khó tìm ra màu đỏ. Tìm sao vàng càng bó tay. Trong trường hợp Việt Nam, màu đỏ thật sự đại diện cùng sự có mặt của phong trào cộng sản nước Nga. Kể cả „bác” Hồ cũng không dấu điều đó khi bắt trước Trung Quốc nhập nội cờ đỏ từ rất xa về Việt Nam.
Chỉ có các giá trị và truyền thống mới là điểm dựa có sức đột phá tiếp sức cho mọi thế hệ dân chủ Việt Nam, từ Hòa Thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, tới các bạn trẻ mới vào tù gần đây. Khi độc tài tưởng đã hạ bệ được „chúng ta” bằng bạo lực thì giá trị truyền thống là giá đỡ có thật và hiên ngang nhất bảo vệ sự sống dân tộc dẫu có người vẫn chưa nhận ra điều đó. Việc người Việt trưng cờ vàng không chỉ là việc nhắc nhở quá khứ hay nâng niu cảm xúc mà đang thực hiện công cuộc xây dựng tương lai bằng cách duy trì giá trị dân tộc thâu suốt. Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hiên ngang trước tòa bởi có được sự nâng đỡ vô giá đó và trên hết thấu hiểu sức mạnh đó.
Dân chủ nhà nước yêu dân chủ ngoài luồng?
Ông Jonathan London nói vì có câu chuyện vẫy cờ mà môi trường dân chủ Việt Nam gặp „chướng ngại vật” khi ông gộp những người „thuộc bộ máy nhà nước” và những người „đối lập với nhà nước” vào cùng một khối. Tôi hoài nghi điều này bởi trên thực tế, phe nhà nước chỉ nhập cuộc dân chủ khi tình thế đã ngã ngũ hoặc đã bị dồn tới chân tường. Việc vẫy cờ màu gì trước và sau đó chỉ là một trong các cớ câu giờ.
Còn nếu xét việc vẫy cờ từ góc nhìn của những nhà hoạt động dân chủ „ngoài luồng” thì nguồn cảm hứng không bao giờ mâu thuẫn với hành động bởi họ gánh mạo hiểm quá cao. Các nhà hoạt động thấu hiểu điều gì là giá trị cần ưu tiên khi bị bài trừ. Lá cờ, nếu đã là nguồn cảm hứng, thì sẽ không thể đồng thời là chướng ngại vật trong công cuộc đeo đuổi mục đích. Nỗ lực của người Việt tị nạn trước kia cho tới Nguyễn Phương Uyên ngày nay đã chứng minh sức mạnh phi thường của sự liên kết đó.
Ngoài ra, các „chướng ngại vật”, nếu có, cũng không thành vấn đề phải dấu nhẹm. Các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam theo tôi không muốn ngoảnh mặt làm ngơ với các „chướng ngại vật” mà trước sau phải đối diện. Ngoài việc quốc kì, chúng ta còn phải tranh luật dài dài để đòi công bằng cho các thân nhân và chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, phải giải quyết được các oan ức đất đai, phải biết thành tâm tưởng nhớ boat people bỏ mạng tìm tự do, phải đòi công bằng cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong khi vẫn phải đối diện với Giáo Hội Phật Giáo của nhà nước…
Hai chân mạo hiểm ngã ba đường
Người Việt hiện nay đang thực sự dành vai trò thách thức đối phương qua tự do tư duy và tinh thần bất khuất. Những con đường nào cho Việt Nam ư? Bài học của những cuộc các mạng đã thành công cho thấy con đường chính nghĩa chỉ có một, nhưng ý kiến thì nhiều. Có ý kiến cho rằng có thể đặt hai chân ở hai bờ chiến tuyến để giữ vai trò khó định nghĩa như ông J.London với tờ Nhân Dân. Cũng có gợi ý khác về con đường kém vinh quang, đầy mạo hiểm ở giữa khoảng không của hai cái chân đôi khi được gọi là cây cầu hòa hợp… Không biết có tới được đích hay không nhưng chắc chắn chui qua háng chân là con đường luồn lách và cúi đầu.
Tôi không cho rằng đội ngũ dân chủ Việt Nam có xu hướng tìm giải pháp trung dung dẫu phía bên kia là đảng cộng sản đang nỗ lực vận động cho ý tưởng này.
Theo dõi hướng đi của thế hệ trước như Hòa Thượng Thích Huyền Quang, tù nhân lương tâm Trương Văn Sương, Nguyễn Hữu Cầu… và theo dõi động lực vận hành của cỗ xe dân chủ thời nay thì có thể đi tới kết luận rằng người vạch đường thấu đáo nhất là người đã gán số phận mình quyết cho cỗ xe chạy tới đích. Kẻ đứng giữa ngã ba đường tất nhiên có thể khua khoắng chướng ngại vật với dụng ý tốt nhưng e đó là hành vi vô bổ đầy mạo hiểm. Hơn nữa, khi đã thống nhất cỗ xe đang chạy là cơ hội duy nhất kéo Việt Nam rời độc tài thì chúng ta đừng phân vân mà hãy chủ động vịn tay tiếp sức. Về phía mình, tôi sẽ cố gắng dẫu tôi sinh sau 1975, từng có nhiều năm học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa tại Hà Nội và nay đang hoạt động xã hội tại Ba Lan.
25 tháng 5 năm 2013, Warszawa
© Tôn Vân Anh
© Đàn Chim Việt
Thưa MỸ VIỆT :
Theo được biết, vấn đề POWs-MISs coi như xong; vấn đề khai quang
mìn bẫy coi như xong.
Mà lâu lâu, hai bên Mỹ Việt vẫn rề rà nhắc tới, ngụ ý rằng :
” Hiệp định Ba lê 1973 CHƯA HOÀN TẤT.” ( Phạm Hà Châu)
Nếu bác Huỳnh Phan đã đọc còm của bác lê thì hẳn bác HP đã thấy gốc của câu nói “nước dơ thì rưả…”. Hy vọng bác HP không còn thắc mắc về máu của ai nữa. Tui cũng dồng ý với bác HP là
“…..không nên cỗ vũ….”. Có lẽ bác HP đang “bức xúc” về trường hợp cháu UP ? Bác có nghĩ rằng
có thể là trò “đổ vấy” cuả ai đó ?
Riêng hỏi bác HP nghĩ thế nào về lời khuyên của người Mỹ J London “Xin đừng giữ 1 giấc mơ đã chết ” mà bác TVA đã phản biện trong bài chủ ở trên ? Xin gợi 1 ý : Nếu không có (và giữ) 1 giấc mơ như TS Martin Luther King (cũng là đấu tranh cho nhân quyền) thì nước Mỹ giờ đã không có TT Obama.
Nhân tiện xin góp một tư liệu (chĩ tư liệu) về Martin Luther King Jr:
“The book, “Jacqueline Kennedy: Historic Conversations on Life with John F. Kennedy.
In the interviews, she also called civil rights leader Martin Luther King Jr. “terrible,” “tricky” and “a phony.”…She called him “tricky” and a “phony” after hearing about FBI tapes of him and a woman in his hotel room, while noting that JFK had urged her not to be judgmental. (JFK’s own adulterous affairs weren’t yet widely known.)”I just can’t see a picture of Martin Luther King without thinking, you know, that man’s terrible,” Mrs. Kennedy said.
The widowed first lady soured on King as a result of secret wiretaps arranged by FBI director J. Edgar Hoover. Hoover had told President Kennedy that King tried to arrange a sex party while in town for the March on Washington, and told Robert Kennedy that King had made derogatory comments during the president’s funeral, Mrs. Kennedy recalled.
http://abcnews.go.com/Politics/Jacqueline_Kennedy/jacqueline-kennedys-feelings-martin-luther-king-jr-revealed/story?id=14478321
Thưa ông Jonathan London,
các câu trả lời của ông, dẫu rất quý giá vì cho thấy ông đã dành nhiều thời gian cho bài viết của tôi nhưng càng đọc tôi càng thấy nhiều phi lý và hụt hẫng. Tôi cảm thấy vậy vì ông không nói ý gì mới và không làm cho tôi rút ra thêm kiến thức về động lực chưa rõ ràng của ông. Nói chung tôi cảm thấy ông không những đứng 2 chân ở 2 bờ chiến tuyến mà còn muốn kiêm nhiều vai trò khác nhau (chính trị gia, bác học, tư vấn chính trị cho cả 2 bên đối nghịch và bloger tự do). Tôi không tán thành phương thức đối thoại đó vì nó rất kì quặc và không mang lại hiệu quả cụ thể nào. Với vai trò như vậy, ông sẽ “lúc nào cũng đúng” mỗi tội sẽ không có ai trong xã hội Việt Nam cùng ngồi vào vị trí của ông vì đó là vị trí của trí tưởng tượng.
Nhận xét của ông về thái độ của tôi với chủ đề “ta với họ (địch)” là một thí dụ. Tôi vẫn khẳng định rằng muốn hay không thì Việt Nam sẽ luôn có người trong và ngoài đảng đối nghịch nhau. Đó là một nhận xét khách quan mà nếu có nói khác đi thì cũng không làm cho thực tế thay đổi. Tôi thất vọng vì cảm thấy ông lại tiếp tục cho rằng không nên nói về các khác biệt đó, vì chúng là “chướng ngại vật” (như chuyện vẫy cờ). Tôi vẫn duy trì quan điểm rằng trong đối thoại cần mô tả thực tế thẳng thắn và không nên nhầm lẫn giữa việc mô tả thực tế và ý kiến về các thực tế đó. Thắc mắc của tôi vẫn là nếu không khích lệ các giấc mơ có thật bởi chúng nâng đỡ người Việt trên con đường dân chủ thì không thể nói chúng ta ủng hộ dân chủ. Còn ông, tôi cảm thấy ông vẫn duy trì quan điểm rằng nên sàng lọc giấc mơ – và ở đây ông đóng vai tư vấn chính trị. Tôi không hiểu ông đang làm gì nên chỉ có thể nói về các cảm nhận của mình: những luận xét của ông tôi thấy lùng bùng cộng mâu thuẫn bởi vai trò khó hiểu của ông đối với dân chủ VN. Riêng tôi cho rằng không ai trong chúng ta nên thọc tay vào giấc mơ mà chỉ nên khích lệ người dân mơ ước và giúp họ chủ động thực hiện ước mơ. Tương tự như vậy với câu hỏi “Liệu phải làm gì khi đang có người dí súng ép bạn lùi bước?” – câu trả lời tôi chí ít cũng đã đưa ra trong bài: hãy nâng niu tôn trọng lựa chọn của những người đã chủ động gán số phận mình vào cỗ xe dân chủ, và nếu được thì hãy khuyên kẻ gian bỏ súng xuống, thay vì khuyên người tốt đừng làm việc tốt. Vì nếu hễ gặp chướng ngại vật là ta chôn sống giấc mơ thì cho dù giấc mơ đó là gì (sở hữu đất đai, biên giới quốc gia, quốc kì, …) thì sẽ không có giấc mơ nào sát cánh cùng người Việt một cách “hiệu quả”.
Tôi thất vọng về cách viết “VN không giống Ba Lan, Miến Điện, Tây Tạng…” và “mọi việc phức tạp hơn ta tưởng” hay “đối lập Việt Nam chưa đủ mạnh” vì các loại khẩu hiệu trên gặp khá nhiều trên các diễn đàn kém nghiêm túc và luôn báo hiệu chúng ta đang cạn quyệt lý lẽ đối thoại. Tôi chỉ muốn nói rằng Ba Lan, Miến Điện, Tây Tạng cực kì giống nhau trong những giấc mơ và con đường chính nghĩa, Việt Nam cũng không ngoại lệ… Cũng là ý tôi đã nói trong bài mà tôi không thấy có nhu cầu cần bàn thêm.
Cảm ơn nhắc nhở của ông về L.King với “have a dream”, thật may mắn tôi đã không nhầm với B.Obama :)
Cảm ơn Đàn Chim Việt, bạn đọc và ông Jonathan London.
Vì bấm nhầm chỗ nên còm của thichtudo tui đúng ra là reply cho bác Huỳnh Phan lại đượcthấy ngay cạnh còm của bác TVA @J London. Ngẫu nhiên vui.
Cảm ơn bác Tôn Vân Anh đã nói hộ cho rất nhiều người, trong đó có thichtudo tui, ý nghĩ về bài viết của J London cũng như những thắc mắc về động lực của ông ấy (thật ra cái động lực này cũng chẳng quan trọng). Thichtudo tui xin tạm chiết ra phần ý cuối còm của mình, gởi riêng cho J London “Nếu không có (và giữ) 1 giấc mơ như TS Martin Luther King
(cũng là tranh đấu cho nhân quyền) thì nước Mỹ giờ đã không có TT Obama.”
lại
một ông tiến sỉ
*
sao mà lắm tiến sỉ thế
*
có lẻ ông này
là bản sao
*
của
giáo sư tiến sỉ
chỉ chống độc tài
mà
không chống cộng
*
thêm
một tên đột lốt hòa giải
*
để
chống lại cờ vàng
*
mục đích cuối cùng
của bọn chúng
*
là
làm giảm độ nóng
và
sức mạnh
*
của
mặt trận chống cộng*
Hậu duệ của VNCH nên cắt đứt quá khứ, nên từ bỏ tất cả những ký ức chiến tranh đã qua. Không nên kỷ niệm VNCH, hay dinh danh các chiến sĩ VNCH tử trận. Họ đã chết, họ đã thua trận, thế là hết. Quê hương đã không còn, đất nước đã không còn. Hãy để họ đầu thai kiếp khác một cách trọn vẹn, đừng gợi nhớ họ về thất bại. Khép lại quá khứ bằng cách quên sạch những thất bại chết chóc, đau thương. Chúng ta hãy delete tất cả những memories cũ, update lại cái mới những con chip trong đầu, càng nhớ về quá khứ, nổi đau mất nước càng thêm dày, hận thù càng thêm lớn. Nó làm chúng ta mụ mị, căm thù với tất cả những người VN thế hệ mới, mà đầu óc họ đang tươi rói trong cuộc sống thanh bình. Hãy hướng tới tương lai, chúng ta chỉ còn là một VN duy nhất. Kẻ thua cuộc nên chấp nhận, đừng thù hận. Vì cho dù có thù hận thì cũng chả làm được gì nhau! Mà chỉ đau và đau thêm thôi! Người Mỹ đã cưu mang các bạn, thế là quá tốt. Nhưng họ cũng không cần phải dinh danh những kẻ thất bại để làm gì, vì tất cả các bạn bây giờ là công dân Mỹ, hãy tự hào về điều đó. Các tiền bối VNCH đã hi sinh để quý vị trở thành công dân của một nước siêu cường nhất thế giới. Hãy cảm ơn họ! Nếu VNCH mà thắng trận, liệu các bạn có được đời sống như bây giờ? Hay là vẫn ru rú ở cái đất nước nghèo rớt mồng tơi như VN hiện tại. Hãy cảm ơn thất bại! Vì thất bại là mẹ thành công! Cảm ơn CSVN, cảm ơn ngày 30/4/1975 ngày đã chính thức nhập quốc tịch cho quý vị vào đại siêu cường Hợp Chủng Quốc Huê Kỳ! Hay không bằng hên, nhờ cha ông thua trận mà quý vị được sống ở… thiên đàng!
Ông Người buôn nước và mọi người đang sống trong hiện tại, và cái người dân Việt đang chống bây giờ là chống lại tội ác của chế độ cộng sản độc tài toàn trị áp bức bán nước hại dân; người Việt trong và ngoài nước đang đấu tranh cho một đất nước độc lập tự do, ấm no hạnh phúc, và nhân quyền chứ không như ông nói.
kbc
Ttd tui không nằm trong thành phần mà bác (Nbn) nhắc đến. Tui cũng không đang sống ở…thiên đàng. Vì theo tui, thiên đàng hay địa ngục cũng chỉ tại tâm, không ở đâu xa. Hiện tại, tạm thời chỉ xin hỏi bác 1 câu :
Bác có đồng ý với việc nhà nước VN hằng năm tổ chức lễ lạc vui mừng kỷ niệm
ngày 30/4 như 1 ngày chiến thắng “mỹ ngụy” ?
Tui xin để dành 1 vài ý tưởng để chia xẻ với bác nếu được bác chiếu cố.
Xin cảm ơn trước.
Ông NBN chắc khuyên bảo người Miền Nam hãy quên hết đi ? Hãy biết cám ơn Thiên đàng Mĩ quốc đã cho ăn uống, ngủ yên mà khọng ai gõ cửa nửa đêm. Lòng biết ơn phải có ở mỗi Nhân cách, nhưng sâu xa hơn, NBN còn tìm đến cái gốc của sự việc để tỏ lòng biết ơn, cám ơn cuộc chiến thất bại, xa hơn nữa, cám ơn CSVN đã chiếm Miền Nam…nên Người Việt mới có mặt ờ Thiên đường Mĩ quốc ! Thật là hiếm hoi để thấy được những tâm hồn như thế. Nếu Ông thật sự chân thành với điều Ông nghĩ và nếu nghĩ sâu thêm chút nữa thì còn phải Cám ơn Bác HCM, vẫn chưa ổn khi không tạ ơn Bác Lenin, à quên còn Bác Max nữa ! Có đấy, người ta còn cung
kính đến cả Cụ Nguyễn sinh Sắc cơ mà ! Xin cám ơn đời, vì hồi tưởng lại năm xưa, trong 1 đêm mưa gió bão táp, Anh đã bất ngờ xuất hiện với mã tấu trong tay, bọn các Anh đã cướp của, hãm hiếp vợ con Em rồi giết sạch cả nhà, cũng may mà em chạy trốn kịp, bây giờ ngồi trong căn nhà khang trang, Vợ kế trẻ, Đẹp, con ngoan có phần hơn hẳn gia đình trước đây của Em. Có Anh, em mới có ngày hạnh phúc hôm nay, xưa kia Cụ Tổ nhà em ăn ở có Dức… Dẫu sao chúng em cũng phải Nhớ ơn Anh tướng cướp !
Trả lời bài: “Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?”
Tôi đã đọc với sự quan tâm bài “Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?” của Tôn Vân Anh và trước hết khẳng định, dù đã nói về giấc mơ nhiều, tôi không phải là người “hâm nóng giấc mơ.” Tôi xin trả lời một số lo ngại của Tôn Vân Anh dưới đây :
Có một số điều tôi thích về bài của Tôn Vân Anh. Một là, khác với đa số người khác, cô có đề cập đến ba bài liên quan. Nếu có thời gian, tôi cũng đề nghị Tôn Vân Anh và những ai quan tâm tham khảo một số bài báo và phỏng vấn mà tôi đã thực hiện, liên quan đến nền chính trị của Việt Nam. (Tôi sẽ cho các hyperlink).
Tiếc rằng Tôn Vân Anh đã khẳng định trong bài “Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó” “có vẻ chỉ làm chìm sóng gió một cách miễn cưỡng” hoặc “băn khoăn nhiều hơn an ủi”. Kết luận đấy thôi thì cũng được. Chỉ nhờ Tôn Vân Anh và người đọc xem những gì ở dưới đây và sau đó chúng ta có thể đánh giá được những chỗ đồng ý, những chỗ chưa rõ, và những chỗ vẫn còn vấn đề, hoặc là khó có thể giải quyết được.
Thứ nhất, về đoạn: “Có hai vấn đề ông đưa ra. Một là ông xin lỗi và không muốn xúc phạm tình cảm của những ai trân trọng cờ vàng. Hai là ông vẫn duy trì quan điểm nên dẹp chuyện vẫy cờ sang một bên khi chưa lo xong chuyện thay đổi thể chế.”
Tôi xin trả lời như thế này: Ai mà muốn đấu tranh cho cải cách chính trị ở Việt Nam hay bất cứ nước nào đều chọn phương thức thể hiện, bày tỏ ý tưởng của mình. Nếu tôi là người Việt sống ở Việt Nam thì tôi sẽ làm như thế nào là một câu hỏi rất sâu sắc.
Song, về cá nhân tôi, là một người Mỹ, là một người đã được sống nhiều năm ở Việt Nam, và có nghiên cứu nhiều về thay đổi chính trị ở các nước, tôi thấy hành vi vẫy cờ dù cũng có lúc của nó, nhưng ít khi tự thân việc đó là một phương thức hữu hiệu. Nến có người không chấp nhận quản điểm này thì tôi hoàn toàn không có vấn đề gì; chỉ là ý kiến cá nhân của tôi thôi.
Tôn Vân Anh có viết “Giữa hai vấn đề (tức là ‘dẹp chuyện vẫy cờ sang một bên ….khi chưa lo xong chuyện thay đổi thể chế …. ‘cho người đọc được bồi bổ thêm kiến thức về những suy nghĩ của ông với Việt Nam.’ Xin lỗi Ông chưa đủ thông tin trên câu này để đánh giá điều gì. Nếu có một kẻ cướp cấm súng dí sát đầu mình thì hành vi nên thế nào?”
Nếu ‘ những yếu tố còn lại làm… e ngại mà theo tôi không thể khép lại sau các bài viết của ông tiến sĩ’, thì xin chờ đọc hết bài này trước khi khép cửa.
Ướp sống?
Về cáo buộc thứ nhất:
“Coi chuyện vẫy cờ là ‘chướng ngại vật’ trong môi trường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam dĩ nhiên đẩy cờ vàng ra rìa công cuộc chống đối cam go hiện nay, đồng thời làm những người muốn nhận lời xin lỗi từ ông như tôi đặt thêm dấu hỏi ông xin lỗi điều gì và đang nhắn nhủ chúng tôi điều gì. Nói nôm na, ông bỗng dưng nhận thấy giấc mơ cờ vàng „chưa chết” nhưng khuyên hãy ướp mạng sống của nó trong lúc chờ thời cơ. Hỡi ơi!”
Trước hết, những gì mà tôi nói về cờ vàng là nhắn riêng với những người đang đấu tranh trong nước. Tôi xin lỗi vì đã bất cẩn viết về cờ vàng và đã bỏ qua lịch sử, ý nghĩ sâu xa và phức tạp của nó. Tôi chẳng có ý nói đến những cộng đồng hải ngoại, dù là khi cho đăng bài, tôi nhận thấy nói gì tới dân Việt thì phải nói đến toàn dân trong và ngoài nước. Nhưng, đối với những người đang đấu tranh đòi hỏi dân chủ ở Việt Nam, tôi đã thấy ‘chiến lược’ vẫy cờ chưa chắc là con đường đầy hứa hẹn nhất.
Về cáo buộc thứ hai:
“Nếu không vẫy cờ thì giấc mơ và phong trào dân chủ ở Ba Lan có thể bị “ướp lạnh”, cũng như nếu “cứ ướp lạnh „have a dream” của Nelson Mandela thì không rõ ngày nay văn minh nhân loại nằm ở xó xỉnh nào đây.”
Ở đây có ít nhất ba vấn đề. Một là tình hình ở Ba Lan và Việt Nam hiện nay là khác hẳn,…vì phong trào lao động và dân chủ ở Việt Nam chưa phát triển bằng với Ba Lan trong thời kỳ thiết quân luật. Và nếu tình hình ở Việt Nam có thay đổi, tôi đoán sẽ có nhiều cờ chứ không phải duy nhất một cờ… . Thứ hai, ‘giấc mơ’ mà tôi hàm ý khi viết bài “có vấn đề nhất” (Đừng giữ giấc mơ đã chết) không phải là giấc mơ dân chủ, mà là nói về chế độ thất bại ở miền nam Việt Nam, không phải là giấc mơ về một tương lai dân chủ ở Việt Nam (xin nhắc lại, „have a dream” là của M.L. King chứ!)…
Ý tôi không phải là “ướp lạnh” giấc mơ về tương lai, mà là tìm một con đường phù hợp với tình hình cụ thể ở Việt Nam (chưa nói gì về hải ngoại). Thứ ba, nếu tìm hiểu một chút về các phong trào xã hội ở các nước, mọi người sẽ thấy những phong trào thành công thì gần như là luôn luôn được phát triển trên một cơ sở rộng rãi, chứ không chỉ dựa trên một biểu tượng đại diện cho một bộ phận. Và so sánh cờ vàng với cờ Tây Tạng tôi thấy chưa thuyết phục lắm. Hai trường hợp Tây Tạng và Việt Nam là khác chứ.
Tạm thời?
Khi tôi đọc câu của Tôn Vân Anh
“Tôi không thấy trên thế giới có học giả nào khuyên Đạt Lai Lạt Ma rời bỏ ước mơ “… tôi phải gật đầu đồng ý, vì tôi chưa hề nói hay viết “rời bỏ ước mơ” về cải cách chính trị ở Việt Nam đâu,… trừ giấc mơ hay ác mộng của Tôn Vân Anh và những người khác bức xúc về bài đầu tiên của tôi… Xin đừng cáo buộc tôi như thế, tội lắm !
Hãy nhìn sang Tây Tạng, Miến Điện, Ba Lan đi. Ở Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi là một nhân vật mà việc “không chấp thuận chùn bước dù luôn có cơ hội „chủ động tạm thời”” cũng đã gia tăng áp lực đối với chế độ, nhưng chưa có ai cho rằng bà là yếu tố trung tâm, thậm chí yếu tố quyết định mang lại thay đổi ở Miến điện. …. Tôi hoàn toàn đồng ý nên “ đi ngược lại mong muốn của độc tài”, nhưng chưa đồng ý đây là “cơ hội duy nhất và con đường duy nhất” để “xoay đổi thế cờ.” Vì thế ý tưởng ‘tạm ngưng vẫy cờ’ có nghĩa là nên chọn một con đường thật chiến lược để mang lại thành công sớm nhất.
Là người Mỹ, một nước mà nơi hành vi vẫy cờ nhiều khi là cực kỳ bảo thủ và được dùng như một cớ để ủng hộ những chính sách vớ vần, thậm chí phân biệt đối xử…,vì thế tôi đặc biệt ngại về việc vẫy cờ.
‘Chúng ta’?
Câu của Tôn Vân Anh viết:
“Ở Việt Nam, từ nay tới khi tình thế ngã ngũ, muốn hay không, sẽ luôn có hai phe: một phe ít nhiều thuộc đảng cộng sản và một phe của xã hội ít nhiều tổn thương.”
Thì tôi thấy đây là một cách suy nghĩ và phân biệt hơi ấu trĩ. Và câu viết:
“Qua bài viết của tiến sĩ Jonathan London tôi được biết trong hàng ngũ đảng có „nhiều người thông minh tận tụy” và họ có những khát vọng „như tất cả chúng ta”. Tôi thật sự phát sốt và cáo lỗi xin ông đừng cho tôi vào đám ‘chúng ta’ đó.”
Thì đây lại một ví dụ của chính trị “ta và họ”, dù có nói và viết rất hay về việc xây dựng những liên minh rộng rãi, thì đây là một quan điểm tuyệt đối và cực hóa…, chỉ dẫn đến bế tắc ( Câu này tôi không hiểu ý Jonathan muốn nói gì, nên chỉ đoán mà viết như vậy )
Tôn Vân Anh “không thể tin và không thể chấp nhận lời nói ngọt ngào rằng nỗi uất giận và khát khao của tôi và của những người trong đảng cộng sản ‘cũng như nhau’. Và tôi có thể hiểu điều đó, không chỉ vì Tôn Vân Anh sống ở Ba Lan, mà là vì về việc đẩy mạnh và khuyến khích thay đổi chính trị ở Việt Nam không cần thiết mình phải yêu người trong đảng.
Về câu viết rằng:
“Khát vọng của những ông bố bà mẹ có con bị chế độ vùi dập, khát vọng của những người muốn tìm sự thật cho những án mạng khuất tất trong đồn công an, khát vọng của những thuyền nhân tìm tự do trên biển, khát vọng của dân oan bị cướp đoạt đất sống và khát vọng của những người „điên tiết” bởi bài viết của ông không thể đem so sánh bừa phứa với khát vọng của 3 triệu đảng viên phần lớn tồn tại được nhờ các „khiếm khuyết” vì e rằng việc so sánh này khiến ông phải xin lỗi thêm lần nữa.”
Thì một lần nữa cách viết là không trung thực, vì tôi đâu có hàm ý nên bỏ qua những ‘khát vọng’ như viết trên? Nếu ai xin lỗi thì chắc là chính Tôn Vân Anh, vì tôi bổng nhiên trở thành một kẻ thù của dân Việt Nam, trong khi tôi chỉ muốn một tương lai tốt hơn bây giờ cho VN. Ai mà biết gì về Việt Nam đều biết chế độ cầm quyền có rất nhiều nạn nhân (cũng như chế độ Cộng Hòa ngày xưa) và việc xét xem ai là người “trong sạch” (pure) sẽ là một sai lầm, nếu mục tiêu là xây dựng một phong trào có cơ sở rộng.
Cờ lạ?
Về khẳng định của tôi “một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận” và việc tôi “tiếp tục khuyến khích…. nhìn xem có những con đường nào đi tới”.. và kết luận là tôi ‘muốn lá cờ lạ nào đó vào Việt Nam” mà Tôn Vân Anh “(l)ại thêm một ý kiến làm tôi phải phản đối” thì tôi xin hỏi, Vân Anh có thể tưởng tượng một ngày mà toàn dân Việt Nam chấp nhận một trong hai lá cờ hiện giờ? Nếu thế thì tôi xin thận trọng đề nghị: tỉnh dậy đi, vì chính bạn đang mơ đấy.
Tôi mời Tôn Vân Anh và người đọc suy nghĩ một chút đến những quốc gia như Nam Phi. Trong trường hợp Nam Phi, quốc gia này đã chuyển sang một lá cờ mới. Đối với một quốc gia có lịch sử đặc biệt phức tạp như Việt Nam, giải pháp thích hợp nhất chính là cùng nhau chấp nhận một biểu tượng mới.
Tôn Vân Anh khảng định vàng là “màu của người chủ quốc vương trên ngai vàng” và “màu sắc của các cuộc khởi nghĩa như Trần Hưng Đạo, bà Trưng bà Triệu…” Thì tôi chẳng thấy vấn đề đâu! Tôi đâu có nói một từ về màu, về thiết kế của lá cờ hòa giải của Việt Nam trong tương lai? Đó phải là kết quả của sự sáng tạo và đoàn kết của người Việt Nam trong cơ sở hòa giải dân tộc.
Khi Tôn Vân Anh viết rằng, “Trong trường hợp Việt Nam, màu đỏ thật sự đại diện cùng sự có mặt của phong trào cộng sản nước Nga. Kể cả ‘bác’ Hồ cũng không dấu điều đó khi bắt trước Trung Quốc nhập nội cờ đỏ từ rất xa về Việt Nam.”, thì tôi chưa thấy có gì mới cả.
Khi khẳng định:“Chỉ có các giá trị và truyền thống mới là điểm dựa có sức đột phá tiếp sức cho mọi thế hệ dân chủ Việt Nam, từ Hòa Thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, tới các bạn trẻ mới vào tù gần đây.” Tôi trận trọng đề nghị phải có cả “các giá trị và truyền thống” lẫn giá trị đương đại và những nguyện vọng tập thể của toàn dân hiện nay.
Thích hay không thích, có gần 3 triệu người dân Việt đã thiết mạng dưới hai (không chỉ là một lá cờ) hiện có. Có lẽ có người không thích thực tế đó, nhưng không thể phủ nhận. Đến bây giờ có nhiều hộ gia đình đã là nạn nhân của một chiến tranh xảy ra dưới hai lá cờ vàng và đỏ.
Dân chủ nhà nước yêu dân chủ ngoài luồng?
Theo tôi, những người ‘thuộc bộ máy nhà nước’ và những người ‘đối lập với nhà nước’ là một cách suy nghĩ chưa đủ tế nhị, vì người trong “bộ máy” đa dạng hơn ý bao hàm của Tôn Vân Anh. Tôi chấp nhận rằng người “trong” và “ngoài” nhà nước không giống nhau, nhưng vẫn thấy muốn có cải cách phải thành một lực lượng “bao gồm” (inclusive), có nhiều khối khác nhau, tôn trọng nhau và tin cậy nhau tối thiểu.
Tôi không bác bỏ nhận xét của Tôn Vân Anh: “phe nhà nước chỉ nhập cuộc dân chủ khi tình thế đã ngã ngũ hoặc đã bị dồn tới chân tường”… nhưng tôi vẫn giữ quan điểm nhiều người trong bộ máy sẳn sàng ủng hộ cải cách chính trị thực sự..
Câu viết “Lá cờ, nếu đã là nguồn cảm hứng, thì sẽ không thể đồng thời là chướng ngại vật trong công cuộc đeo đuổi mục đích.” Thì xin lỗi, lá cờ vàng, theo tôi biết, chưa phải là nguồn cảm hứng cho toàn dân Việt Nam. Dù “Nỗ lực của người Việt tị nạn trước kia cho tới Nguyễn Phương Uyên ngày nay đã chứng minh sức mạnh”, thì tôi nghĩ rằng sức mạnh đó chưa đủ để huy động sự ủng hộ của hàng triệu người mà chưa có ý ôm cờ vàng.
Khi viết rằng “Ngoài việc quốc kì, chúng ta còn phải tranh luận dài dài để đòi công bằng cho các thân nhân và chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, phải giải quyết được các oan ức đất đai, phải biết thành tâm tưởng nhớ boat people bỏ mạng tìm tự do, phải đòi công bằng cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong khi vẫn phải đối diện với Giáo Hội Phật Giáo của nhà nước…” Thì tôi hoàn toàn nhất trí, Tôn Vân Anh ơi!
Hai chân mạo hiểm ngã ba đường
Tôn Vân Anh có viết rằng: “Những con đường nào cho Việt Nam ư? Bài học của những cuộc các mạng đã thành công cho thấy con đường chính nghĩa chỉ có một, nhưng ý kiến thì nhiều.” Thì tôi chưa hiểu.
Tôi cũng nhất trí “chắc chắn chui qua háng chân là con đường luồn lách và cúi đầu.” Nhưng để có thay đổi ở Việt Nam, tất cả mọi người phải đối phó với những cúi đầu của mình. Như thế mới có thể thoát được tình trạng bị ràng buộc bởi lịch sử.
Ai cũng biết có những lực lượng trong ĐCSVN thật sự muốn phá hoại phong trào dân chủ ở Viêt Nam. Nhưng tôi chưa cho rằng “đảng cộng sản” ngày nay là một tảng đá nguyên khối. Rõ ràng giới lãnh đạo của Đảng hiện nay chẳng phải là tiên phong dân chủ.
Tôi xin gửi thông điệp cho Tôn Vân Anh và những người đọc khác: Tôi ủng hộ cải cách chính trị ở Việt Nam và muốn là một nhân vật hòa giải, đứng bên cạnh người Việt Nam từ mọi phía, để ủng hộ cho một tương lai tốt hơn hiện nay.
Và hy vọng những gì trên không có ‘giọng văn’ xấu. Ý định chỉ là làm rõ quan điểm và phần ứng trước một số lo ngại của Tôn Vân Anh.
Hy vọng Tôn Vân Anh và các người đọc khác có thể coi tôi là bạn.
Chân thành
Và hy vọng những gì trên không có ‘giọng văn’ xấu.
Jonathan London
Ông Jonathan London viết:
“Trước hết, những gì mà tôi nói về cờ vàng là nhắn riêng với những người đang đấu tranh trong nước. Tôi xin lỗi vì đã bất cẩn viết về cờ vàng và đã bỏ qua lịch sử, ý nghĩ sâu xa và phức tạp của nó. Tôi chẳng có ý nói đến những cộng đồng hải ngoại, dù là khi cho đăng bài, tôi nhận thấy nói gì tới dân Việt thì phải nói đến toàn dân trong và ngoài nước. Nhưng, đối với những người đang đấu tranh đòi hỏi dân chủ ở Việt Nam, tôi đã thấy ‘chiến lược’ vẫy cờ chưa chắc là con đường đầy hứa hẹn nhất.”
Thưa ông Jonathan London, ông là người Mỹ và có sống ở Việt Nam, có nghiên cứu thì chắc ông biết về người Việt tị nạn cộng sản ở Mỹ cũng như khắp thế giới tự do chứ? Ông có biết tại sao người Việt tị nạn có mặt khắp nơi và quan điểm chính trị đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chứ? Ông nói có nghiên cứu mà tại sao còn “bất cẩn”? Tại sao ông chỉ “nhắn riêng với những người đang đấu tranh trong nước”, vậy ông có đăng bài ở trong nước không hay chỉ đăng ở hải ngoại? Tôi thấy lập luận của đoạn trích trên không đủ thuyết phục; và tiếp tục đọc toàn bài phản hồi của ông, tôi thấy nó như là một phản hồi chạy tội.
Cám ơn ông Jonathan London đã quan tâm đến đất nước chúng tôi. Nhưng xin ông đừng vì bất cứ lý do gì, nếu không ủng hộ, thì cũng đừng bóp chết sự đấu tranh giải thể chế độ cộng sản độc tài man rợ của tất cả người Việt chúng tôi.
Một lần nữa, cám ơn sự “quan tâm” của ông và chúc ông sức khỏe.
kbc
jonathan london
là
tên thật
hay
chỉ là nickname *
Ttd tui chẳng quan tâm JL là tên thật hay chỉ là nick. Bác và tui cũng chỉ là nick
cả đấy thôi. Đây là thế gìới “ảo”. Tham gia còm, với tui, chỉ mong nâng dân trí,
cho chính mình, và nếu có thể, cho những ai mình quan tâm, nhắm tới. Không
hoặc ít “ngã chấp”, để cùng chia xẻ, kể cả với những còm sĩ không đồng quan
điểm với mình, như vậy tui thấy thanh thản, nhẹ nhàng, tui tạm gọi là “thiền còm”, bác thấy sao ?
Sáng 28-5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Y.Yun nhân dịp ông tới Hà Nội dự Đối thoại Việt Nam - Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương theo thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao hai nước.
Tại buổi tiếp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã điểm lại những sự kiện hợp tác quốc phòng giữa hai nước thời gian gần đây, đặc biệt nhấn mạnh tới một loạt sự kiện đã và sắp diễn ra trong năm 2013. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, việc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Mỹ ký Biên bản hợp tác quốc phòng năm 2011 đã tạo khuôn khổ thông thoáng cho sự hợp tác giữa hai bên và hai bên đang thực hiện tốt nội dung của Biên bản này.
Đồng tình với nhận định trên của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Y.Yun tin tưởng, trong thời gian tới, hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ song phương trên nhiều mặt, như kinh tế, thương mại, quốc phòng, viện trợ phát triển, hợp tác giáo dục…Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Y.Yun cùng bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng hai nước hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, rà phá bom mìn còn sót lại trong chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo…
Bác Mỹ Việt,
Vâng, đây là những sự kiện (facts) thời sự. Đúng/sai còn đó. Vì bác đưa tin, nên Ttd tui
mong được biết ý kiến của bác về việc này. Và nếu có thể, bác nhận định xem Trung Cộng sẽ phản ứng như thế nào ?
Chờ ý kiến của bác.
Tuyệt phẩm, bài viết quá hay. Đúng !! đấu tranh là phải có lập trường minh bạch, rạch ròi không lập lờ hàng hai được, quá khứ đau thương đã dạy cho chúng ta điều này. Dưói lá cờ Việt Minh đòi độc lập cho dân tộc thấp thoáng bóng cọng sản nương theo mỡ rộng bá quyền, Sau lá cờ dân tộc giải phóng miền Nam là quân CS chính quy với tham vọng nhuộm đỏ Đông dương và hơn nữa. Xin quá đủ với những trò ma mị, máu của Việt tộc chỉ nên đổ vì giang sơn nước Việt không thể đổ cho chủ nghĩa CS được…
Đối với chúng tôi thì lá cờ vàng là tinh thần, ý chí của tự do dân chủ, là khát vọng hướng tới tương lai sạch bóng cộng sản. Đối với con cháu chúng tôi thì lá cờ đó là cội nguồn, di sản trân trọng của tiền nhân. Có một điều mong ông hiểu rằng, chúng tôi đến và tự đứng dưới lá cờ đó, chứ không phải đến vì ai đó cầm cờ. Chính vì thế mà mọi nổ lực phá hoại của cộng sản đều vô ích, càng ra sức thì càng làm cho mọi người thấy rõ là chúng sợ hải chúng tôi. Gần 40 năm trôi qua mà lá cờ vàng vẫn tung bay,càng nở rộ trong lòng mọi người Việt Nam về sau này ở mọi phương trời. Xin cám ơn Tôn Vân Anh, chúc các bạn nhiều nghị lực trong cuộc sống, luôn là niềm hảnh diện của người Việt hải ngoại. Bên cạnh các bạn luôn có chúng tôi, chúng ta sẽ cùng chắp cánh cho khát vọng tự do và dân chủ vươn tới tương lai không còn cộng sản.
Thân kính.
Theo tôi, những người đang sống ở nước ngoài có thể TUỲ Ý chọn biểu tượng để đấu tranh cho dân chủ, tự do, chống sự toàn trị của cs… và có thể cỗ vũ cho biểu tượng của mình. Nhưng đối với người trong nước đang trực tiếp đấu tranh với bạo quyền cs gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho chính bản thân và cho cả gia đình nữa nên không nên tự làm mình khó khăn, nguy hiểm thêm nữa bằng cách chọn những biểu tượng dễ bị quy chụp là có dính dáng với các “thế lực thù địch bên ngoài, Do đó, có lẽ người sống ở nước ngoài không nên cỗ vũ cho họ dùng các biểu tượng của mình.
Với ý nghĩ như thế nên khi anh bạn cùng sở tấm tắc khen câu nói chơi chữ “tay dơ thì rửa bằng nước, còn nước dơ thì rửa bằng máu”, là ý nhị thì tôi đã nói ngay “nhưng làm ơn đừng rử bằng máu người khác”.
“… tay dơ thì rửa bằng nước, còn Nước dơ thì rửa bằng gì ? … MÁU” . Đây là phát ngôn của vua Duy Tân lúc người chỉ được 8 tuổi (hỏi và tự trả lời)
Huỳnh Phan phải hiểu khi Nước dơ (nhục) thì máu bất cứ ai cũng có thể đổ, đổ vì Nước thì không có “người khác”, người nào cũng phải đổ khi cần, không so đo, không tính toán. Khi bạn đã nghĩ tới “máu người khác” tức là bạn đã nghĩ tới mưu lợi trên nỗi nhục của đất nước rồi cho dù người mưu lợi không phải là bạn, nhưng chưa cống hiến mà đã so đo thì thật là… quá nhỏ mọn, nếu ai cũng tính toán như bạn thì đất nước này sẽ ra sao ?
Trong công cuộc đấu tranh cho đất nước người Việt hải ngoại dù chọn biểu tượng gì thì cũng chỉ đóng vai trò hổ trợ mà thôi, tham vọng lớn nhất của họ là người trong nước được hưởng một cuộc sống đáng sống như họ đang được hưởng tại các nước sở tại. Nếu hôm nay các bạn đạp đổ được chế độ CS, 50 năm nữa Việt Nam cũng không đạt được mức sống, điều kiện sinh hoạt, môi trường trong lành, cơ hội thăng tiến… tốt đẹp thuận lợi như các nước đang cưu mang người Việt tị nạn, nếu bạn sợ họ về “chia phần” thì e bạn đu dây hơi cao rồi đó
Có lẽ bạn ‘lê’ không thấy hai từ ‘chơi chữ’ trong phản hồi của tôi và không gắn câu trà lời của tôi trong toàn bộ ngữ cảnh ở đó. Tôi hoàn toàn tán động việc ủng hộ và thậm chí ủng hộ mạnh mẽ người trong nước đấu tranh nhưng không khuyến khích (đúng ra là không tán thành) họ sử dụng biểu tượng được người ở ngoài nước dùng. Lí do như tôi đã nêu trong phản hồi trước..