WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Giáp -Tự hào và tủi hận

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh Google

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh Google

Hà Nội lên cơn sốt tang lễ ông Đại tướng già Võ nguyên Giáp từ hơn một tuần qua, ông mất ngày 4-10-2013, thọ hơn trăm tuổi. Các trang mạng trong nước đăng hình ảnh mấy trăm người xếp hàng dài rồng rắn trước tư dinh ông tướng để được vào viếng xác. Nhiều người ôm chân dung ông, bộc lộ nỗi niềm thương tiếc một nhà quân sự lão thành. Trên lộ trình dài hơn 40 km từ nhà tang lễ Quốc gia tới sân bay Nội Bài, người dân xếp thành hàng đông nghẹt hai bên đường để tiễn ông. Nhiều bài, nhiều video clip quay lại khúc phim tiễn đưa ông tướng đại thọ của nhân dân thủ đô.

Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời – năm 1969, lại có thêm một lễ viếng với một biển người lớn như thế”

Các trang mạng nói có một biển người hàng chục ngàn đứng dọc suốt năm chục cây số tiễn đưa ông Đại tướng. Con số mười ngàn người này theo tôi biết thì chưa được bằng một phần trăm (1%) tổng số nhân mạng mà ông đã xử dụng để thí quân trong các trận đánh biển người đẫm máu suốt ba mươi năm từ 1946 cho tới 1975.

Từ hơn một tuần qua, các trang mạng, báo chí trong nước tràn ngập những bản tin, những dòng chữ lớn về đủ mọi khía cạnh qua cái chết của ông Đại tướng đại thọ: Cử hành lễ viếng đại tướng Võ nguyên Giáp, Người nước ngoài ngưỡng mộ tướng Giáp, Bước chân tướng Giáp còn vấn vương mùa thu dân tộc, Tiêu binh diễn tập tiễn đưa đại tướng lúc nửa đêm, Hai chuyến bay số hiệu đặc biệt tiễn đưa đại tướng, Người dân rơi nước mắt khi viếng đại tướng, Báo chí quốc tế xúc động trước dòng người 50km tiễn đưa đại tướng, Hàng chục ngàn người dân Hà nội tiễn biệt đại tướng về với quê mẹ Quảng bình .. vân vân và vân vân…

Coi trong khúc phim ngắn ngủi tôi thấy hai bên đường một hàng dài đen nghịt người tiễn đưa, trong số này người hiếu kỳ đi xem cũng có, người hâm mộ, thương tiếc thật tình cũng có. Nhiều người khóc lóc thảm thương, cò mồi cũng có, đảng viên chịu ơn mưa móc cũng có…

Đảng và nhà nước khai thác tối đa xác chết của ông Tướng già đến mức điên loạn, y như việc khai thác thi hài của Bác từ năm 1969 cho tới tận bây giờ.

Có thật là nhân dân thủ đô Hà nội rơi lệ thương tiếc ông tướng già này không? Ông đã sống trên 100 tuổi trong một biệt thự rộng thênh thang, tột đỉnh vinh quang phú quí, danh tiếng lẫy lừng , con cháu ông đều là những nhà giầu phú gia địch quốc. Cuộc đời ông hình như không có ngày gian khổ nào tại đất nước mà đa số người dân còn bần hàn thiếu thốn. Thật vậy, ông ăn trên ngồi chốc từ đầu chí cuối. Điều đáng thắc mắc là tại sao người dân không thương xót cho chính cái thân phận hẩm hiu đói rách của mình lại đi thương người hạnh phủc, sung sướng nhất trong thiên hạ như ông Đại tướng? Ông đâu có cần ai thương?

Ông đã từng giữ những chức vụ lớn hàng đầu về quân sự tại miền Bắc: Tổng tư lệnh quân đội nhân dân từ thời kháng chiến, rồi Bộ trưởng quốc phòng, Bí thư quân ủy trung ương, người đứng đầu cơ quan đại diện của đảng trong quân đội. Về chính trị có thời ông làm phó thủ tướng, ông giữ trọng trách về quân sự hơn là chính trị. Các trang web cũng đăng đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước viếng thăm đại tướng tại nhà tang lễ, chính phủ sẽ làm lễ quốc táng long trọng cho ông và chôn tại quê nhà miền Trung đất cầy lên sỏi đá.

Có ý kiến cho rằng người ta cố nhào nặn một biểu tượng để đáp ứng nhu cầu tìm thần tượng trong xã hội quá nhiễu nhương tại VN hiện nay. Có thể lắm, nay đứng trước sự phá sản niềm tin của người dân, của giới trẻ vào lý tưởng Cộng sản nên họ cũng phải ráng tạo ra những huyền thoại và thần tượng. Cộng sản sống nhờ huyền thoại, họ hy vọng lôi kéo được nhiều người trở lại cái ảo ảnh của hào quang Mác Lê xa xưa để tiếp tục lừa gạt mọi người như họ đã từng làm trong quá khứ.

Nhưng thực tế lại rất phũ phàng, ngày nay thanh niên thiếu nữ nhất là tại Hà Nội đang sống thác loạn, trụy lạc, đua đòi, luân lý đảo điên, thật khó mà quay ngược bánh xe lịch sử, khó mà đưa con người trở lại cái lý tưởng mọi rợ, bán khai đã bị loại trừ ra khỏi trào lưu tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Lý tưởng Cộng sản đã bị chìm vào quên lãng, đã thực sự bị coi là biểu tượng của phản văn minh, phản tiến bộ. Dù có khai thác triệt để xác chết của ông cựu Tư lệnh, người ta cũng không thể nào cứu vãn được sự sụp đổ, tan rã của đức tin vô sản tại thiên niên kỷ mới này.

Đảng cũng tránh dùng những khẩu hiệu, ngôn từ thời chiến như đánh đuổi đế quốc, thực dân xâm lược giành độc lập. Có thể nó đã quá xa xưa, nhưng có lẽ vì nó không còn thích hợp với hoàn cảnh đất nước hiện nay nhất là khi phải sống nhờ lòng nhân đạo của kẻ cựu thù, sống nhờ sự bố thí và cơm thừa canh cặn của họ.

Binh nghiệp của ông đại tướng bắt đầu từ mùa thu năm ấy cách đây đã gần 70 năm, nó đã được xây dựng trên núi xương sông máu của hàng triệu sinh linh vô tội.

Ngày 15-8-1945 quân Nhật đầu hàng đồng minh, Việt Minh cướp chính quyền, ngày 2-9-1945 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. VM tiêu diệt các đảng phái quốc gia không Cộng sản. Võ nguyên Giáp được Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ thủ tiêu, bắn giết, tấn công các đảng phái, thành phần quốc gia không CS, có vào khoảng vài chục ngàn người đã bị mạng vong trong cơn binh biến đẫm máu này.

Thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, De Gaulle vội vã đưa quân đi tái chiếm thuộc địa cũ Đông Dương mà họ còn nhiều quyền lợi nhưng dư luận Pháp không thuận lợi. Không khí chính trị bất lợi, bị chống đối, người dân cho là cuộc chiến bẩn thỉu (sale guerre) hoặc ô nhục (guerre honteuse). Sau thế chiến, nước Pháp kiệt quệ tan nát vì bị Đức quốc xã chiếm đóng vét sạch, họ không đủ phương tiện tổ chức quân đội. Ngày 11- 9-1945 Pháp đưa 300 lính theo chân quân Anh giải giới quân Nhật, họ đổ bộ tại Tân sơn Nhất, rồi đưa thêm nhiều quân dần dần chiếm lại miền Nam .

Sau khi đã thỏa thuận với Việt Minh, ngày 18-3-1946 Pháp đưa 15,000 quân từ trong Nam ra Bắc, đổ bộ vào Hải phòng, lên Hà Nội để thay thế 200,000 quân Tầu Quốc dân đảng. Việt Minh đành phải để Pháp ra Bắc vì nhờ đó quân Tầu mới chịu về nước, giữa hai cái xấu, họ chọn cái nào bớt tệ hơn.

Việt Minh chỉ điểm giúp thực dân tiêu diệt các đảng phái Quốc gia để trừ hậu họa và rồi ngày 19-12-1946 Võ nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà nội mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ.

Đáng lẽ cuộc chiến tái chiếm Đông Dương của Pháp không thể thực hiện được vì bị chống đối từ trong nước, chính phủ phải lén lút dấu giếm người dân, tại Đông dương bị Mỹ và chính phủ Trung Hoa dân quốc ghét cay ghét đắng, họ chỉ muốn tống cổ Pháp ra khỏi nơi đây. Nhưng rồi Pháp lại được Mỹ ủng hộ vì lý do Việt Minh theo Cộng sản, Mỹ căm ghét chế độ thực dân nhưng cũng phải cắn răng giúp Pháp để ngăn ngừa CS tràn xuống Đông nam Á.

Quân Pháp tiến chiếm Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Việt Minh rút vào chiến khu, Pháp không đủ lực lượng nên chỉ giữ được các thành phố. Cuối năm 1949,Trung Cộng chiếm toàn cõi Hoa Lục, năm 1950 VM được họ huấn luyện, cung cấp vũ khí, thành lập năm sư đoàn chính qui và các đơn vị địa phương quân, cuộc chiến sang một khúc quành quan trọng. Mỹ bắt đầu giúp Pháp khiến cuộc chiến đã được quốc tế hóa, Việt Minh đã biến đất nước thành bãi chiến trường cho Đệ tam quốc tế và Thế giới tự do.

Năm 1950 lần đầu tiên Võ nguyên Giáp đánh thắng một trận lớn, trận Cao Bắc Lạng (16/9/1950-7/10/1950) làm rung động cả nước Pháp, không ngờ VM lớn mạnh như thế. Pháp mất 7,000 quân và rất nhiều vũ khí mà Việt Minh có thể trang bị đầy đủ năm trung đoàn.

Cuối 1950 tướng De Lattre được cử sang Đông Dương, ông vừa giữ chức Cao ủy và Tư lệnh quân đội Pháp. Võ nguyên Giáp nay đã có nhiều sư đoàn trong tay mở nhiều trận đánh biển người nhưng bị thiệt hại nặng, De Lattre phản công dữ dội, ông ta đánh bại Võ nguyên Giáp mấy trận liên tiếp, riêng trận Vĩnh Yên tháng 1-1951có 6,000 Việt Minh bị giết. Cuộc chiến ngày càng kéo dài, chính phủ Pháp chán nản muốn bỏ Đông dương, Mỹ giúp Pháp ngày càng nhiều, sang năm 1954 họ chịu 78% chiến phí nhưng cũng không cân bằng với viện trợ của Trung cộng và Đệ tam quốc tế.

Việt Minh ngày càng mạnh, Pháp ngày càng yếu, trận Điện biên phủ kết thúc ngày 7-5-1954, quân Pháp thảm bại, gần mười ngàn người bị bắt làm tù binh, trận đánh làm rung động cả thế giới, một nước nông nghiệp lạc hậu đánh thắng một nước văn minh. Võ nguyên Giáp được thế giới biết đến, người ta nghĩ ông là một thiên tài tay không dựng nghiệp, nhưng sau đó hai năm, người Pháp công bố sự thật về trận đánh và nhất là cuối thập niên 70, Trung cộng cũng tiết lộ nhiều bí mật cho thấy họ đã viện trợ, giúp đỡ, chỉ đạo VM rất nhiều. Khoảng hơn 2,000 quân Pháp bị thiệt mạng trong trận này, VM tổn thất ít nhất cũng gấp 4 lần Pháp.

Tám năm khói lửa 1946-1954 được VM ca ngợi là cuộc chiến thần thánh giành độc lập, cái gía mà họ phải trả là xương máu của khoảng 300,000 quân sĩ. Việt nam là nước thuộc địa duy nhất trên thế giới giành độc lập bằng núi xương sông máu.

Năm 1954 đất nước chia đôi, Võ nguyên Giáp được nghỉ ngơi mấy năm khi CSVN lo thực hiện chính sách cải cách ruộng đất theo chỉ thị của quan thầy Nga -Tầu để đấu tố, bắn giết, chôn sống khoảng 150,000 địa chủ. Sau khi thất bại trong việc hiệp thương thống nhất hai miền, Đảng quyết định đánh chiếm miền Nam bằng vũ lực, miền Bắc nghèo đói không thể sống thiếu vựa lúa miền Nam, tướng Giáp lại có việc làm. Ông theo chiến lược của Mao dùng chiến tranh du kích, lây nông thôn bao vây thành thị, TT Kennedy giúp VNCH bình định miền nam bằng trực thăng và thiết vận xa.

Sau đảo chính 1-11-1963, lợi dụng tình hình miền Nam xáo trộn tướng Giáp thừa cơ nước đục thả câu, tăng cường xâm nhập, miền Nam ngày càng bị ung thối. Năm 1965 đánh dấu một khúc quành quan trọng, được Nga sô, Trung cộng giúp đỡ, Bắc Việt công khai đưa quân chính qui xâm nhập để sớm chiếm được miền Nam, khi ấy Hoa kỳ cũng đem đại binh vào cứu nguy VNCH khỏi bị sụp đổ. Một lần nữa tướng Giáp được Đảng giao nhiệm vụ biến đất nước thành bãi chiến trường cho Cộng sản quốc tế và Thế giới tự do. Lần này sự đụng độ lớn hơn trước hàng trăm lần, đất nước cũng bị tàn phá mạnh hằng trăm lần nhiều hơn trước.

Việt Minh không thể đánh thắng Mỹ như đã thắng Pháp tại Cao Bắc Lạng 1950 và Điện Biên Phủ 1954 vì hỏa lực của Mỹ mạnh gấp trăm lần Pháp, tướng Giáp không dám đánh trực diện vì sẽ bị không quân và pháo binh địch tiêu diệt ngay. Ông lệnh cho cán binh cố gắng giết được nhiều lính Mỹ để thúc đẩy phong trào phản chiến dù phải trả giá cao, thường là lấy 15 mạng cán binh đổi lấy một mạng Mỹ, kiên trì đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, nói nôm na là chiến lược “cố đấm ăn xôi” giành thắng lợi. Nói chung tướng Giáp lấy quân sự để phục vụ mục đích chính trị.

Trong những năm dầu sôi lửa bỏng 1965, 1966, 1967 khoảng mấy trăm ngàn cán binh CS phải hy sinh để đợi ngày tổng tấn công giải phóng toàn bộ miền Nam. Người Mỹ tưởng tình hình đã yên chuẩn bị rút quân từ từ về nước nhưng trong khi quân dân miền Nam đang ăn Tết Mậu Thân 1968 vui vẻ thì đạn bay súng nổ khắp nơi, tướng Giáp đánh một canh bạc vô cùng táo bạo nhưng cũng thật tiểu nhân và bỉ ổi. Tổng cộng hơn 80,000 cán binh được đưa vào trận tổng công kích mấy chục tỉnh, thành tại miền Nam . Mặc dù có yếu tố bất ngờ nhưng Cộng quân vẫn bị thảm bại, khoảng 70% cán binh bị giết, tổn thất gấp mười lần VNCH và Mỹ. Họ đại bại về quân sự nhưng lại đại thắng về chính trị, phong trào phản chiến được thúc đẩy lên cao, miền Nam thắng một trận lớn, nhưng thua cuộc chiến.

Năm 1968, nữ ký giả Ý Fallaci phỏng vấn Võ nguyên Giáp, ông ta nói đã bị thiệt hại nửa triệu quân tại miền nam VN. Bài phỏng vấn đã được đăng trên báo chí Sài Gòn cũng như trên thế giới và đã khiến nhiều người hãi hùng trước câu trả lời lạnh lùng gớm ghiếc của ông. Tướng Giáp được Tây phương biết tới nhiều qua những trận đánh biển người thí quân ghê rợn, thời gian này giới chức quân sự, ký giả Mỹ cũng viết về tướng Giáp. Người ta nhắc tới ông tướng không phải để ca ngợi thiên tài của ông nhưng vì ông là nhân vật quan trọng của cuộc chiến và nhất là vì những chiến thuật chiến lược đẫm máu kinh hoàng của ông.

Tướng Giáp vẫn là vị Tư lệnh muôn năm của Quân đội nhân dân anh hùng, trận Hạ Lào 1971 CS Bắc Việt thắng VNCH nhưng bị tổn thất rất nặng hằng chục ngàn quân, gấp ba lần đối phương. Năm 1968 hàng trăm ngàn thanh niên miền Bắc bị tử trận, họ phải đợi mấy năm sau khi những cậu bé 15, 16 tuổi đã được 18 tuổi có thể vác súng lên đường vào Nam. Tháng 3-1972, Tướng Giáp đánh một canh bạc lớn và táo bạo hơn trận Mâu thân rất nhiều, lợi dụng khi Mỹ đã rút gần hết, ông ta đưa 10 sư đoàn chính qui cùng với xe tăng đại bác, phòng không tổng tấn công tại ba vùng chiến thuật VNCH.

Lần này tướng Giáp bỏ chiến tranh du kích đánh theo chiến tranh qui ước, công khai vì đã được Nga Tầu viện trợ tối đa. Bộ binh và xe tăng của CSBV đã làm mồi cho B-52 và không quân, pháo binh VNCH. Tổng cộng gần 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị phá hủy sau nửa năm chiến tranh tàn khốc, cuộc tổng công kích thất bại không đạt thế mạnh tại bàn Hội nghị Paris.

Chiến lược “cố đấm ăn xôi” của ông Đại tướng đã đạt kết quả tốt mặc dù phải hy sinh hơn một triệu cán binh. Cuối cùng người Mỹ bị dân trong nước chống đối dữ dội phải rút bỏ Đông Dương, cắt viện trợ VNCH. BV thắng lớn trận đánh cuối cùng năm 1975, bất ngờ y như người đi câu chỉ tưởng được con cá chép nhưng lại câu được con cá voi.

CSBV đưa quân đi làm nghĩa vụ quốc tế tại xứ Chùa tháp từ cuối thập niên 70, và rồi bị đàn anh Trung Quốc đem mấy trăm ngàn quân đập cho một trận nên thân tại biên giới Việt-Hoa. Trong toàn bộ hai cuộc chiến này BV mất khoảng 80,000 quân. Cuối thập niên 80, chiến tranh Đông dương lần thứ ba thực sự chấm dứt.

Tại miền Bắc nhiều người khóc thương và ca ngợi ông Đại tướng, họ nói ông là nhà thiên tài quân sự, được xếp trong số những danh tướng hàng đầu trên thế giới, họ nói người ngoại quốc thán phục ông.

Một giáo sư Mỹ, mới đây đã nhận xét:

“Tướng Giáp, tất nhiên, là một nhân vật quan trọng trong lịch sử quân sự và chính trị Việt Nam và thực sự là một nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới”.

Có thể đúng, Hitler, Staline, Mao Trạch Đông…đã là những nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới nhưng vấn đề đặt ra là họ đã đóng góp được gỉ cho nhân loại hay chỉ đi tàn phá, gây hoang tàn đổ nát khắp nơi trên thế giới?

Theo tôi biết tướng Giáp được nhiều người Tây phương nhắc tới vì ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ, tên tuổi ông là biểu tưởng của những trận đánh biển người máu chẩy thịt rơi, núi xương sống máu. Người ta nhắc tới ông như một nhân vật ghê rợn của lịch sử giống như nhắc tới Hitler, Himmler, Staline, Béria, Mao Trạch Đông, Lâm Bưu… không hơn không kém.

Nhiều người Việt hãnh diện vì ông, đó là quyền của họ nhưng tôi thì chẳng cảm thấy tự hào, hãnh diện tí nào, trái lại tôi thấy xấu hổ quá. Các nước trên thế giới không phải đổ máu thê thảm giành độc lập như VN ta. Các nước Đông nam Á thu hồi độc lập chẳng phải gây chiến tranh gian khổ ngày nào, nhất là Thái Lan, họ hưởng thái bình thịnh trị từ đầu chí cuối.
Tôi tự hỏi tại sao các nhà lãnh đạo nước người ta khôn ngoan sáng suốt như thế mà các nhà lãnh đạo miền Bắc nước ta lại tối dạ, u mê, đần độn đến thế? Họ chỉ biết gieo rắc thang thương đau khổ cho người dân Việt và đã đưa đất nước vào cảnh lạc hậu, bán khai, giật lùi hằng mấy chục năm đằng đẳng.

Tại sao chúng ta lại không có được những nhân vật lịch sử đáng kính như Minh Trị Thiên Hoàng, Gandhi, Park Chung-hee, Aung San Suu Kyi, Mandela … những người đã bỏ bao công lao đóng góp, xây dựng cho quê hương của họ và đã được cả thế giới vô cùng ngưỡng mộ.

Cuối cùng tôi chỉ thẩy tủi nhục và xấu hổ
© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

Tags:

78 Phản hồi cho “Tướng Giáp -Tự hào và tủi hận”

  1. dn says:

    Non Ngàn nói
    “Cho nên nếu nói cuộc chiến tranh giữa lực lượng Việt Minh và lực lượng Pháp từ năm 1945 đến 1954 hoàn toàn là cuộc chiến tranh vệ quốc của phía VM là chắc chắn không đúng. Bởi vì nó đã gắn kết với yếu tố chủ nghĩa trong đó. Những người lãnh đạo lực lượng VM rõ ràng là những người mác xít, tức những đảng viên mác xít, và đặc biệt tướng Võ Nguyên Giáp nhất hẳn nhiên phải là một người như vậy.
    Mục đích cuộc chiến tranh đối với phía VM chắc chắn không phải chỉ thuần túy nhằm giải phóng đất nước, mà mục đích chính yếu là để nhằm thực hiện tức xây dựng chủ nghĩa Cộng sản.”
    (ngưng trích)

    Rất đúng!

    Không thể nào nói đây là cuộc chiến tranh giành độc lập,giải phóng dân tộc vì mục đích chính của nó là mang một chủ nghĩa ngoại lai (ác ôn) áp đặt lên đầu một dân tộc, tại sao yêu nước lại phải là yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa?
    Mặc dù nó chỉ là cuộc chiến tranh “giành độc lập giả cầy” nhưngcũng bịp bợm được rất nhiều người
    Xin góp ý thêm :
    Chẳng thà theo Tây, chẳng thà sống dưới chế độ thực dân còn hơn sống với chế độ Mác xít ghê bỏ cha, đếch ai mê nổi !!!

  2. NON NGÀN says:

    SỰ THẬT VÀ LỊCH SỬ

    Sự thật là điều gì có thật, điều gì xảy ra thật. Lịch sử là điều gì đã xảy ra xong, đã trở nên quá khứ. Lịch sử có thể thuộc sự vật, cá nhân, tập thể xã hội, hay toàn xã hội. Lịch sử đất nước bởi thế là điều mà người dân một nước, một quốc gia quan tâm nhất. Người không biết lịch sử nước mình coi như kẻ mất gốc, kẻ vong bản, kẻ vô tâm vô tứ, hay nói chung là kẻ vô ý thức, vô trách nhiệm hay cũng gọi được là kẻ chẳng ra gì.
    Như vậy biết lịch sử cần phải biết đúng sự thật. Biết sai sự thật cũng coi như không biết hay cái biết đó cũng như không. Biết sai sự thật thì chỉ luôn là kẻ dại khờ hay tội nghiệp. Làm cho người khác biết sai sự thật là coi như dối gạt, là việc làm xấu xa và phải chịu trách nhiệm rất lớn. Bởi vậy khái niệm “tuyên truyền” thực chất là khái niệm không đúng đắn, vì nó có thể chỉ lừa dối, làm cho hiểu lệch lạc, hiểu sai sự thật. Chỉ có khái niệm thông tin hay giảng dạy lịch sử mới đúng đắn, vì nó chỉ cốt truyền đạt sự thật đúng đắn, khách quan, không như các kiểu tuyên truyền nhất thời về chính trị.
    Bởi vậy ý nghĩa của lịch sử là cần luôn luôn sưu tập đầy đủ dữ liệu lịch sử cần thiết, quan trọng, vì càng để lâu qua thời gian, càng phân tán, đánh mất và càng dễ sai lạc. Đó cũng là lý do tại sao việc nghiên cứu lịch sử và phổ biến lịch sử đều luôn luôn cần thiết, đó là để giúp các thế hệ đến sau hiểu biết về lịch sử liên qua một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và thích đáng nhất.
    Nói cách khác, lịch sử sự kiện thì luôn gắn với các thực tế cuộc sống, tức mọi điều gì đã thực tế diễn ra trong không gian và trong thời gian. Còn lịch sử lý thuyết thì cần phải gắn với khoa học, đó là khoa sử học. Sử học nhất thiết phải là môn khoa học, nó không thể là môn chính trị hay môn ý thức hệ. Vì nếu thế là làm hạn chế lịch sử, là xuyên tạc, bóp méo lịch sử, tức cũng có nghĩa là phi lịch sử hay phản lại lịch sử.
    Trong các tính cách như thế, thì giai đoạn lịch sử của đất nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay chính là giai đoạn lịch sử cần làm sáng tỏ và cần nghiên cứu cặn kẻ, chính xác nhất. Bởi vì nó không giống với bất kỳ giai đoạn lịch sử nước nhà nào trước đó. Lý do đơn giản là các mốc thời điểm trước kia đều chưa có sự xuất hiện của chủ thuyết Mác trên thế giới, chưa xảy ra xung đột quốc tế về chủ nghĩa trên thế giới. Và đặc biệt, nước Việt Nam lại rơi vào đúng những hệ lụy hay những tác động và nhất thiết đã bị gắn kết vào những yếu tố như thế đó.
    Cho nên nếu nói cuộc chiến tranh giữa lực lượng Việt Minh và lực lượng Pháp từ năm 1945 đến 1954 hoàn toàn là cuộc chiến tranh vệ quốc của phía VM là chắc chắn không đúng. Bởi vì nó đã gắn kết với yếu tố chủ nghĩa trong đó. Những người lãnh đạo lực lượng VM rõ ràng là những người mác xít, tức những đảng viên mác xít, và đặc biệt tướng Võ Nguyên Giáp nhất hẳn nhiên phải là một người như vậy.
    Mục đích cuộc chiến tranh đối với phía VM chắc chắn không phải chỉ thuần túy nhằm giải phóng đất nước, mà mục đích chính yếu là để nhằm thực hiện tức xây dựng chủ nghĩa Cộng sản. Lực lượng Pháp chính là một trở ngại lớn nhất trên con đường này. Bởi vậy sau khi chiến tranh kết thúc và VM thắng lợi, mọi người đều đã biết kết quả của nó như thế nào. Đặc biệt không thể ai phủ nhận là vào những năm cuối cùng kết thúc chiến tranh, hay kể cả ngay trong những ngày đầu, các sách lược giúp đỡ về quân sự cũng như nhiều mặt khác mà Liên xô cũ và TQ đã tiến hành cho VM là một sự thật không thể chối cãi được.
    Điều đó cũng có nghĩa bản thân tướng Giáp cũng như mọi người lãnh đạo VM đều không thể tự mình thoát ra khỏi được thực tế cuộc chiến tranh. Bởi vì nó đã là một mục đích, mục tiêu dài hạn về chính trị, và nó cũng đã là cái thế chính trị và quân sự trên thế giới cũng như kể cả trong nước lúc ấy là như thế đó. Cho nên mọi tính cách hi sinh nhiều mặt, mọi tính cách chiến thuật và chiến lược trong bản chất cuộc chiến cũng không thể nào thoát ra khỏi mọi điều như thế. Tính chất phức tạp của cuộc chiến như vậy thực sự có hai mặt. Mặt phân tán sức mạnh trong nước nếu chỉ nhìn ở khía cạnh vệ quốc thuần túy. Mặt gia tăng sức mạnh nếu chỉ nhìn vào phương diện quốc tế thuần túy. Nói cách khác, đều có mặt lợi và mặt hại trong tính chất riêng của cuộc chiến này.
    Bây giờ thì tất cả mọi điều như trên đều đã qua. Bởi vì nó đã trở thành lịch sử, và lịch sử thì không thể thay đổi những gì đã xảy ra trong quá khứ được nữa. Bởi vì cho dù mọi cuộc chiến tranh có tàn khốc hay hủy diệt thế nào, đó cũng chẳng khác gì một cuộc cháy rừng. Cho dù rừng cháy trơ trọi hết nhưng rồi nó vẫn cứ lên lại như thường, khiến về sau người ta cũng không còn nhận ra được dấu vết nào cả. Tuy nhiên mọi người VN hiện nay cho dù ở đâu cũng đều cần phải biết rõ điều đó. Kể cả những người hiện nay đang ở trong hàng ngủ CS. Bởi vì nó chính là lịch sử của đất nước mình, đất nước của tất cả mọi người, kể cả mọi thế hệ tương lai cũng phải cần biết như thế. Bởi nếu vì những lý do nào đó mà cứ còn tiếp tục chính trị hóa lịch sử, còn tiếp tục ý thức hệ hóa lịch sử một cách sai lệch và giả tạo, thì những cách làm như thế, cho dù do ai chủ trương như vậy, đều vẫn có tội với quá khứ, với hiện tại và kể cả với tương lai. Bởi mọi người đã chết đi thì không thể sống lại được, mọi đau khổ của họ đều không thể xóa nhòa được, và kể cả mọi hiểu biết và mọi niềm tin đã có của họ cũng không còn có thể sửa chữa, thay thế hay thay đổi được. Bởi chính họ đã phải là những lớp người đã bị hi sinh, và bằng mọi cách cần phải thông cảm và tôn trong mọi sự thực về họ một cách hoàn toàn khách quan và trung thực nhất. Đó cũng là cách thật sự thương yêu, đồng cảm, hoặc thật sự trân trọng đối với họ, còn nếu không thì quả chỉ có hoàn toàn ngược lại.

    NGÀN KHƠI
    (17/4/14)

  3. trọng lú says:

    Đéo mẹ, đánh hay quá mà sao lê duẩn-lê đức thọ cho làm trưởng ban cai quản kế hoạch đẻ cho phụ nữ việt nam…sống nhục, chết nhục…sống dai thêm nhục dòng họ Võ..trên thế giới chưa có vị đại tướng nào nhục như võ nguyên giáp…đánh đấm không ra gì mà cúi đầu chịu nhục cũng không ra gì !

  4. Bác says:

    tonydo nói

    “Đàn Anh Dâm Tiên muốn biết cái ác liệt của chiến thuật biển người thì phải coi những phim TQ về cuộc chiến Triều Tiên, như Thượng Cam Lĩnh chẳng hạn.
    Bao giờ cũng vậy, đến đoạn kết khi tồng chí chí nguyện quân thổi kèn xung phong là, Trời Đất Qủy Thần ơi, người ở đâu xông lên như kiến về tổ, nhìn cũng hết hồn rồi, còn tinh thần đâu mà bắn.”

    Hay ho chó gì cái đánh nhau giết nhau mà ca tụng, chỉ có mấy anh CS đói rách mới ham đánh nhau để cướp đất cướp của người ta

  5. nghienphan says:

    Mao Trạch Đông khi sống đã từng tuyên bố:

    “Dân Trung quốc bây giờ là gần bẩy trăm triệu, tôi sẵn sàng hy sinh một nửa số đó để cắm ngọn cờ hồng lên toàn thể hành tinh.”

    • phaman51 says:

      Hưởng ứng lời tuyên bố của Mao chủ tịt, Hồ chủ tịt và Võ đại nướng tích cực đóng
      góp 5 triệu mạng người để sớm ước nguyện của Mao chủ tịt sớm thành hiện thực.

      • nghienphan says:

        Cái hay của CS Trung quốc là nói mà không làm, còn CSVN ” ưu việt ” hơn CS  Trung quốc là không nói mà làm!

  6. hai ngoia says:

    Chỉ có Cộng sản mới chủ trương đánh thí quân như Nga, Tầu, CSVN, như thế chứng tỏ các nước CS toàn là nghèo đói muốn cho dân chết bớt đi

  7. Bo Bo says:

    Ngay cả đảng của ông ấy cũng cho ông ấy ra rìa, thôi hãy dẹp ông ấy qua một bên cho vào quên lãng, không nên tốn nhiều giấy mực viết về ông ấy nữa.

  8. Binh Bét says:

    Thưa bác Nói Lèo,
    Bác nói đúng nhưng tiếc là bác đã bỏ sót khúc giữa của lịch sử chiến tranh Triều Tiên.
    Quân đội LHQ đánh lên tận biên giới Trung Quốc nhưng Tướng Mac Arthur tính sai nước cờ. Trung Quốc đưa chí nguyện quân phản công. Chiến thuật biển người đã đẩy lùi quân LHQ về phía Nam gần đến vĩ tuyến 38. Trung quốc bắt được rất nhiều tù binh của LHQ trong giai đoạn này. Mac Arthur thấy không xong mới đề nghị dùng bom nguyên tử. Chính phủ Mỹ bị mang tiếng vì vừa mới sử dụng bom nguyên tử tại Nhật nên không thể hay không dám lập lại lỗi lầm.
    Thế thì phải làm sao ? Đành phải lui hoàn toàn về ngang vĩ tuyến 38 là vị trí hiện hữu trước chiến tranh; triệu hồi Mac Arthur về Mỹ rồi tiến hành đàm phán với Bắc Hàn. Trong chiến tranh ĐD II, Tướng Westmoreland bị triệu hồi về Mỹ cũng trong trường hợp tương tự (không chừng hàng chữ này lại kéo theo một cuộc khẩu chiến nữa ?)
    Nếu thắng thế thì không ai dại gì lui binh rồi lại thay ngựa giữa dòng để phải thương thuyết với đối phương phải không bác ? Tôi chắc chắn bác sẽ không tìm được một tài liệu nào nói quân đội LHQ thắng tại Triều Tiên cả.
    Vũ khí tối tân có giới hạn của nó bác à. Chiến thuật biển người hay hạn hẹp hơn là mạng đổi mạng xem vậy mà rất hiệu quả. Người ta nói bài học lịch sử thường lập lại, trước đây tôi không tin là có vì chỉ có mỗi một thí dụ Nã-Phá-Luân và Hitler cùng đánh sang Nga vào mùa đông thôi. Thế nhưng chiến tranh Đông Dương I và II rồi chiến tranh người Nga sa lầy tại A-Phú Hãn cho tôi sáng mắt ra. Tới đây, Mỹ và các nước phương Tây rút khỏi Iraq thì rõ ràng chiến thuật 10 người đổi 1 vẫn đúng trong khi vũ khí càng ngày càng tối tân nhưng hiệu quà không theo theo tỉ lệ thuận như mong muốn. Tôi nghĩ người ta vì tự ái nên không xác nhận thôi.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe anh cò ca cái…chiến thuật biển người hay quá xá mà Tiên Ngu…ớn óc o…

      Mô Phật, lạy Chúa, cãm tạ ơn trời đã không cho con sống dưới cái chế độ cộng sản.

      Sinh mạng con người dưới những cái chế độ cộng sản quả như là mạng…chó. Quá xá bèo…
      Người chỉ là….công cụ, là…chiến thuật ăn tiền của các lãnh đạo cs.

      Dân Trung Cộng thập niên 50, sau những cách mạng…đói long trời lỡ đất, các chiến thuật biển người…ăn tiền, sơ sơ cũng…đi đứt tròm trèm…50 triệu mạng. Nhưng, tính ra cũng còn hên. Giả như tụi Mỹ hung nô như cộng sản, chắc chắn dân Trung Cộng sẽ lãnh thêm…vài cái búa tài xồi bằng bom nuke.

      Lúc ấy Trung Cộng, Liên Xô chửa hề biết chế ra…cái ấy. Mỹ không chơi nuke, là vì nó nhân đạo, không nỡ giết thêm hàng loạt. Chẳng phải là nó…dám hay không dám. Không nên phát biểu một cách….bất lương, ra cái vẽ Mỹ phải sợ cs Nga hay Trung Cộng mà không dám chơi nuke ở cuộc chiến ấy.

      Lạy thánh mớ bái. Kiến thức của thánh, quả nà…trên cả tuyệt vời…

      • tonydo says:

        Có nhiều người tin rằng với những loại vũ khí tàn khốc như nguyên tử hay vi trùng chẳng hạn, có thể tiêu diệt toàn thể nhân loại trên địa cầu.
        Điều này sai hoàn toàn, bởi vì chỉ có Tạo Hoá, Đấng đã tạo nên ngôi nhà ( qủa đất ) cho muôn loài cư trú, trong đó có loài người mới có thể hủy diệt cái Ngài đã tạo nên mà thôi.( cứ ngẫm thì ngộ liền ).
        Trong cuộc chiến Triều Tiên, B-52 chưa được sử dụng, phía Trung Quốc thì Liên Xô hứa mười, đặc biệt về không quân thì chỉ giúp có một.
        Vì thế cả hai phía đều không đạt được mục đích của mình.
        Bành Đức Hoài mất mặt với Mao. Mac Arthur cũng thê thảm với dân Mỹ.
        Chính vì vậy khi qua giúp VN, và Pháp trong trận ĐBP, TQ và Mỹ đều không muốn đụng nhau một lấn nữa, nên ký lẹ hiệp định Geneva.
        Đàn Anh Dâm Tiên muốn biết cái ác liệt của chiến thuật biển người thì phải coi những phim TQ về cuộc chiến Triều Tiên, như Thượng Cam Lĩnh chẳng hạn.
        Bao giờ cũng vậy, đến đoạn kết khi tồng chí chí nguyện quân thổi kèn xung phong là, Trời Đất Qủy Thần ơi, người ở đâu xông lên như kiến về tổ, nhìn cũng hết hồn rồi, còn tinh thần đâu mà bắn.
        Thân kính đàn anh.

    • noileo says:

      “Mac Arthur thấy không xong mới đề nghị dùng bom nguyên tử. Chính phủ Mỹ bị mang tiếng vì vừa mới sử dụng bom nguyên tử tại Nhật nên không thể hay không dám lập lại lỗi lầm” (Binh Bét).

      “Thuần túy quân sự”, có phải bác Binh Bét đã nói thế không? sao bây giờ lại đía đía qua vấn đề “bị mang tiếng”?

      Nếu phải nêu ra vấn đề “bị mang tiếng” để đánh giá, thì rõ ràng quân cộng sản đã thua, thua tận mạng vì cả thế giới này đều đã nhiều nguyền rủa tội ác chiến tranh của cộng sản, nguyền rủa cái “thắng” của cộng sản!

      *****

      Tại sao mà chính phủ MỸ không chấp thuận yêu cầu của Mac Arthur xử dụng bom nguyên tử?

      tại vì sợ mang tiếng? tại vì lòng nhân đạo? tại vì không dám, tại vì không thể chấp nhận “đạt chiến thắng bằng mọi giá”, cho dù cái “bằng mọi giá” ấy là hàng triệu cái chết của địch thủ, chứ không phải là hàng triệu cái chết của chính binh sĩ mình, như bọn cộng sản VNDCCH đê tiện & Võ Nguyên Giáp ác quỷ “chiến thắng bằng mọi giá” với hàng triệu cái chết của binh sĩ cộng sản bị Giáp xô đẩy vào cái “chiến thuật biển người” tội ác của Võ nguyên Giáp tên tội phạm đón giặc tàu vào dày xéo đất nước VN.

      Dù “tại sao” gì đi nữa (khiến Mỹ không chấp thuận dùng bom nguyên tử tại cuộc chién tranh Triều Tiên để chống lại chiến thuật biển người của tàu cộng), thì rõ ràng, tất cả những cái “tại sao” nói trên đều không phải là lý do quân sự ,

      Nói cách khác, trái với luận điệu của bác Binh Bét, về mặt “quân sự thuần túy” mà nói, rằng thì là mà “không có chiến thuật nào thay thế được chiến thuật biển người”, “chiến thuật biển người là dz ô địch…”, thì, rõ ràng, đứng về khía cạnh thuần túy quân sự mà nói, “chiến thuật biển người” là đồ bỏ, hoàn toàn thất bại trước một hỏa lực dồi dào, hoàn toàn thất bại trước hỏa lực của Mỹ.

      Ngay trước ngày 30-4-1975 không lâu, mấy trái bom CBU tại mặt trận Long Khánh đã làm phá sản chiến thuật biển người của quân cộng sản bắc Việt.

      Chién thuật biển người không chỉ tàn ác, rõ ràng đó là một thứ chiến thuật đần độn mà chỉ có bọn cộng sản VNDCCH đê tiện & Võ Nguyên Giáp ác quỷ mới dám áp dụng.I

      Chưa kể rằng, thực ra nếu bọn cộng sản đã đặt chân đuọc vào Sài gòn, thì không phải chỉ riêng chiến thuật biển người đần độn tội ác của Võ Nguyên giáp làm nên, mà còn có, góp phần lớn, là những cuộc khủng bố tội ác của bọn cộng sản, bọn nam kỳ phản bội, sát hại thường dân, khiến cộng sản đi đến đâu là người dân bỏ chạy ở đó.

      • Binh Bét says:

        Thưa bác,
        Nói vòng vo để làm chi bác. Chính tác giả bài viết đã không đưa ra được giải pháp nào khi phê bình người khác mà.
        Bây giờ bác lại nhảy ra cứu nguy ? Bác thử đặt bác là VC nhé, thì để đánh bại đối phương quá mạnh về kỹ thuật quân sự thì bác phải tác chiến thế nào ? Nên nhớ bác đã có sẵn lợi thế về không quân, pháo binh và chiến xa nữa đấy. Phân tích cách đánh theo bác nghĩ ra xem sao nhé ? Đấy, tập trung về mặt quân sự để múa gậy vườn hoang. Bác đã gián tiếp chê bộ máy chiến tranh của Mỹ trong thập niên 60-70 của thế kỹ trước rồi đấy nhé.
        Tôi chỉ mong bác giải thích cho các độc giả khác thôi chứ tôi biết rồi và xem ý kiến của tôi chấm dứt ở đây. Chào bác.

      • Tien Ngu says:

        “để đánh bại đối phương quá mạnh về kỹ thuật quân sự thì bác phải tác chiến thế nào ?”

        Thưa,

        Chuyện…dể ợt! Ta xua….biển người, chơi mày tới bến. Chết…lính với dân phu chết chớ chết tao đâu mà sợ. Dân miền Bắc lúc ấy không có nhiều tiền để…xi nê ma, cà phê đèn màu, bi da…phăng, vũ trường múa đôi, chỉ có…chui vào màn vui với vợ qua đêm, thành ra…mắn đẻ. Chết bi nhiêu, đẻ bấy nhiêu. Đánh riết, cũng sẽ…tất thắng, sợ mẹ gì…

        Các anh Cộng hát nghe mắc cười quá. Đến nay mà chúng vẫn còn hát bài đánh thắng đế quốc Mỹ, một cách…tỉnh rụi, như thiệt.

        Cộng láo mà đánh bại đế quốc Mỹ, thì rỏ ràng chúng là…vô địch thế giới. Theo luật quốc tế về chiến tranh thì Mỹ phải bồi thường chiến tranh, chịu…lép, làm đàn em của VN cộng sản. Trung Cộng hay bất cứ quốc gia nào khác, gặp Việt Cộng là phải…bái chúng từ xa, bái tới…

        Làm gì có chuyện Trung Cộng coi Việt Cộng như…con cháu trong nhà, muốn dạy dổ, muốn….tát vào mặt lúc nào cũng được?
        Nhất là cái đám…cựu Cộng như Tiệp Khắc, Nga, Ba Lan…, mỗi khi các anh Cộng hay dân Cộng trình sổ thông hành qua cửa khẩu, cái đám cựu Cộng này cũng không dám…cười rèn rẹt, khi dể tới bến.

        Cộng ở các xứ đông Âu, không…đánh thắng Mỹ, chỉ Việt Cộng là duy nhất, lý ra họ phải cùng nhau, bái các anh việt Cộng làm…đàn anh, hay tôn VC lên hàng…sư phụ. Đàng này, mỗi khi thấy việt Cộng qua xứ họ….giao dịch, là…khi dể ra mặt.

        Lạ he?

        Mần ơn bớt láo tí đi, cò? VC không tấn công miền Nam VN, làm gì có chuyện Mỹ nhào vô…xâm lược, tính kế chận đứng, kềm kẹp cộng sản ở vĩ tuyến 17? Cần gì cái chiến thuật nướng bộ đội biển người? Nhà ai nấy ở, thì làm gì có chuyện đối phó với kỷ thuật qun6 sự mạnh bằng…biển thịt người?

        Đúng nà…đồ bất lương, vừa cướp, vừa…na nàng chính nghĩa.

        Mai mốt bắc…Triều Tiên xua biển người xuống…giã phóng Hàn quốc, chắc chúng cũng hát cái bài biển người…chính nghĩa quá?

    • vybui says:

      Tôi “phản đối” bác Nói Leo!
      “Ủng hộ” bác Binh Bét”, chỉ có điều KHÁC: “MẠNG đổi …ĐẠN!” – thay vì :MẠNG đổi MẠNG!

      Chiến thuật “biển người” là…số một!

      Joan Bao-ti-xi-ta Nguyễn Hữu Vinh, một người ” Hà Nội- Mới” trong bài “Hệ Thống Tuyên Truyền Và Tướng Giáp” đã chẳng chỉ ra tính ƯU VIỆT cuả món “Barbecue” đó sao?

      ” Với một cuộc chiến mà một bên quyết chết đến người cuối cùng, bất chấp số lượng, bất chấp cơ đồ, bất chấp…tất cả để giành thắng lợi, thì bên kia chỉ còn 1 cách, hoặc là giết tất cả hoặc bỏ chạy không kịp mang dép”!

      Máu Xương là… máu xương ử… ứ… ư…ừ…….chùa!

  9. quang phan says:

    Ha ha ! Nếu quả là thiên tài quân sự mà sao Võ nguyên Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa vậy cà ?! Bọn lãnh đạo Cộng sản Hà nôi chúng biết rõ tướng lèo Giáp được phong đại tướng chỉ là do sự nhận xét và cảm tính của Hồ chí Minh trong điều kiện đặc biệt lúc đó của lịch sử, và quan trọng hơn cả là vì chúng biết rõ các chiến thắng của Giáp có được là do các cố vấn Tàu cộng và sự giúp đỡ dư dả súng đạn của các quốc gia Cộng sản .

    Thứ hai, 21 tháng 10, 2013

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh ở Việt Nam, theo truyền thông Việt Nam.

    Báo Thanh Niên cho biết ở SGK Lịch sử lớp 9, có nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng “không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

    SGK Lịch sử lớp 12, cũng trong phần nói về Điện Biên Phủ, “không một lần” nhắc tên vị tướng.
    Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) – nói: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng.”

    “Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp,” bà nói.

    Cùng ngày 21/10, tờ PetroTimes cũng nói vị tướng lừng danh “không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông”.

    Trong khi đó, một học sinh nói trên báo Thanh Niên: “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.”

    Học sinh nói gì?

    “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM) .

    Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể.. (Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM).

  10. Vệ Ưởng says:

    Lời bình của Ông Nguyển Bá Chổi quả là thức thời nhân sĩ . Không rõ ông người nước nào ? nếu còn là người nước Việt thì thật là tội nghiệp cho ông! ông lấy tên “Chổi” quét rác nước Việt nhân có duyên ngầm
    về kinh sách mời ông Chổi đọc chuyện ” Kinh Sách Nước Vệ” của Phạm Lưu Vũ nếu chưa đọc qua và cám ơn ông đã góp ý hạp với kẻ nước Việt xa quê . Mời đọc trước mua vui sau suy gẫm:

    KINH SÁCH CỦA NƯỚC VỆ
    (Trích Luận ngữ tân thư)
    Nghe nói đến viếng nhà có tang thì cơm không được ăn no, rượu không được uống cạn. Về đến nhà rồi thì hết ngày không ca hát, không cười cợt, quần áo phải thay ra, ba ngày không được gần thê thiếp… Người đang có tang thì cả năm không đi dự giỗ chạp, khai trương, cưới hỏi… của bất cứ nhà ai… Chắc không chỉ vì “Lễ“ quy định phải như vậy. Lại nghe nói sinh khí thuộc về dương, tử khí thuộc về âm. Người thông minh, sáng suốt thuộc về dương, kẻ u mê, lú lẫn thuộc về âm. Người lương thiện, tử tế thuộc về dương, kẻ bất lương, đểu cáng thuộc về âm. Quân tử thuộc về dương, tiểu nhân thuộc về âm. Cả đến thiện, ác; chân, ngụy cũng phân biệt như vậy, thiện thuộc về dương, ác thuộc về âm, v.v… Thánh nhân đặt ra phép cúng tế quỷ thần, quy định “Lễ“ đối xử với người chết chắc không phải vì Thánh nhân mê tín dị đoan. Chính vì sợ sẽ diễn ra cái buổi âm thịnh, dương suy trên cõi trần (gian) này vậy…

    Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

    Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc, pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“ rồi đến “tử“. Riêng “Lễ“ về “tử“ của Ngài thì chung quy chỉ bốn bài sau đây là gồm hết.

    Thứ nhất: Có cái chết là sự tiếp tục của những đạo lý lớn trong thiên hạ (“Tử vi Thánh nhân“ -chết thành Thánh nhân, như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn Vương, Chu công …).

    Thứ hai: Có cái chết là sự tiếp tục của một sự nghiệp trong đời (“Tử vi hiền nhân“ -chết thành hiền nhân, như Cơ Tử, Tỷ Can, Tử Văn, Quản Trọng…).

    Thứ ba: Có cái chết đơn giản là sự trở về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trần“-chết thành cát bụi, lành như cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh). Song để đạt được những điều đó, thì tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với “Lễ“. Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung (gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp).

    Giảng đến bài này, Ngài nói: “Bản thân cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“. Nói đến đó, Ngài bỗng trầm ngâm, chưa biết phải lấy thí dụ thế nào cho các học trò hiểu thì vừa lúc ấy, gia nhân báo có người muốn xin vào gặp để biếu kinh sách. Khổng Tử mừng rỡ nói:

    “May quá! Kẻ mang cái thí dụ sinh động ấy đến vừa kịp lúc, vừa kịp lúc“.

    Học trò nhìn nhau ngơ ngác, chưa hiểu Ngài nói thế là có ý gì thì thấy một người ôm một chồng sách khệ nệ bước vào. Người ấy mặt chuột tai lừa, đầu đội mũ cánh chuồn, trang phục cũng ra dáng kẻ sĩ, chỉ tội ánh mắt hết sức u tối. Cẩn thận đặt những cuốn sách mạ vàng lên một chiếc đôn, người ấy bước đến trước mặt Khổng Tử vái dài một cái. Chưa kịp nói gì thì Khổng Tử đã hỏi ngay:

    “Tiên sinh từ nước Vệ tới đây có phải không?“.

    Người ấy giật nảy mình, trợn mắt kinh ngạc, hỏi:

    “Cớ sao Phu Tử lại biết tôi là người nước Vệ?“.

    Khổng Tử trả lời:

    “Trên người tiên sinh có mùi tử khí. Vì thế mà tôi biết“.

    Người đó hoảng sợ rùng mình một cái. Vội vàng hỏi tiếp, giọng có vẻ hơi bất bình:

    “Chẳng hay Phu Tử muốn rủa tôi, mong cho tôi chết sớm hay sao? Tôi đường đường đại diện cho kẻ sĩ của cả nước Vệ, còn đang sống khoẻ mạnh, minh mẫn thế này. Tại sao Phu Tử lại bảo tôi có mùi tử khí?“.

    Khổng Tử vẫn thản nhiên nói:

    “Tất cả người nước Vệ hiện thời đều có mùi tử khí hết. Vì thế, trong nước không ai ngửi ra đấy mà thôi. Khâu (tên tục của Khổng Tử) này nghe nói tử thi thì phải được chôn xuống đất hoặc đốt thành tro bụi. Nếu để quá một tuần (mười ngày), thì âm khí sẽ ám đến phạm vi một thành. Quá trăm ngày, âm khí sẽ càng loang rộng ra, ám đến phạm vi châu, quận… Hôm trước Khâu này xem thiên văn, trông về hướng địa giới nước Vệ, thấy âm khí đã ám đến tận trời, trùm khắp cả bờ cõi. Tất trong nước có tử thi đã để quá ba năm chưa chôn“.

    Người đó nghe nói thì sợ toát mồ hôi. Bèn nghĩ lại việc nước mình. Quả vua Vệ là Linh Công chết đã lâu, nhưng đám con cháu chỉ mải lo giành nhau ngôi báu, lại thấy cứ để như thế xem ra còn có cớ mà tha hồ bịp bợm. Vì thế nhất quyết không chịu đem chôn. Thật là những kẻ vì lợi mà sẵn sàng quên cả hiếu. Có biết đâu cái món âm khí ấy nó lại ghê gớm đến thế. Bèn hỏi:

    “Vậy bây giờ Phu Tử bảo phải làm thế nào?“.

    Khổng Tử nói:

    “Lại còn làm thế nào ư? Sở dĩ âm khí đã dâng lên trùm kín cả bờ cõi, bởi nước Vệ của tiên sinh bây giờ, tất cả những gì thuộc về âm đều đang thịnh, tất cả những gì thuộc về dương đều đang suy, danh và thực đều loạn, thật và giả đều lẫn lộn. Điều ấy chỉ có lợi cho bọn ăn cướp mà thôi. Đó chính là thời vận cực thịnh của lũ tiểu nhân và những kẻ chuyên nghề trộm cắp, bịp bợm. Nay người chết thì phải đem chôn, thế thôi. Có điều, đã nhiễm phải âm khí nặng như vậy thì người nước Vệ đời nay tất bị u mê, lại hay trí trá lắm, khó mà tiếp thu được đạo lý. Cứ tiếp diễn mãi như thế này, e rằng thế gian ngày nay không tìm đâu ra một qui tắc nào khả dĩ có thể áp dụng cho người nước Vệ được. Có lẽ phải đợi đến những đời sau may ra…“.

    Kẻ sĩ người nước Vệ tất nhiên chẳng đời nào chịu công nhận những điều đó. Bèn hướng cặp mắt u tối về phía Khổng Tử mà cãi:

    “Nước Vệ tôi xưa nay rất chú trọng đến việc dạy dân. Những kẻ sĩ danh giá đi lại ngoài đường, ngoài chợ đông như rắc trấu, ai ai cũng có thể làm ra văn chương, thi phú, chính sự được ca tụng hết lời, pháp luật mỗi ngày mỗi đẻ ra những cái mới. Trăm họ yên ổn làm ăn, không ai nói ngược lại cái điều mà kẻ bề trên muốn nghe. Lại có một nền giáo dục hoành tráng, vẫn thường tự đánh giá là cao nhất nhì thiên hạ. Sao Ngài lại bảo người nước Vệ tôi u mê, trí trá, không tiếp thu được đạo lý?“.

    Khổng Tử trả lời người kia mà như muốn nói với cả các học trò của mình:

    “Dạy học mà không hề thấy dạy cách làm người, chỉ dạy cách làm tiền. Chưa học làm người đã bổ làm quan chỉ vì chạy chọt hoặc là con ông, cháu cha. Thậm chí khối kẻ làm quan rồi mới đi học. Lại còn tha hồ mua bán danh hiệu, quan tước… Thì đó là cái nền giáo dục gì vậy? Dạy dân bằng đức hơn là bằng lệnh. Huống chi nước Vệ bây giờ chỉ ra sức chú trọng đến việc nhồi nhét cho học trò những kiến thức sặc mùi âm khí, dùng bịp bợm làm quốc sách giáo dục, lấy đen làm trắng, lấy không làm có, lấy ác làm thiện… Kẻ trên leo lẻo dối trá không biết ngượng mồm, kẻ dưới uốn mình nịnh hót không biết xấu mặt. Lại tùy tiện đẻ ra cái gọi là pháp luật để lừa mị, cưỡng ép người ta phải công nhận mình. Lại nhân danh trăm họ để thi hành bạo ngược, không cho ai có quyền được nghĩ tới chân lý, không cho phép ai được nói ra sự thật, khiến cho người người u mê, nhà nhà lú lẫn, nhìn gà hóa cuốc, nhìn kẻ cướp hóa người ngay, đánh đồng lưu manh với lương thiện… Từ đó con người sinh ra thói nhịn nhục, đớn hèn, nhất nhất chỉ biết chạy theo của cải, hư danh… Dạy dân như thế thì khác nào ngu dân có chủ ý, ngu dân bằng mọi giá, mọi thủ đoạn. Cái gọi là nền giáo dục ấy càng “hoành tráng“ bao nhiêu thì càng hỏng nặng bấy nhiêu. Làm hỏng một nhà đã phải ăn năn, sám hối. Đằng này lại làm hỏng cả một nước thì tội lỗi để đâu cho hết. Thế mà không gọi là u mê, trí trá thì gọi là cái gì?“.

    Kẻ sĩ người nước Vệ kia nghe Khổng Tử thuyết liền một hồi như vậy mà vẫn không cho làm phải, nét mặt vẫn có vẻ ấm ức, không phục. Quả là sự u mê đã ngấm đến tận xương tuỷ. Phải cái tội y đang ở vào địa vị là khách, chẳng lẽ lại cãi nhau mãi với bậc Thánh nhân đã nức tiếng thiên hạ này. Song nghĩ bụng cũng phải cố vớt vát thêm vài câu để giữ thể diện quốc gia. Y bèn chỉ vào đống sách mang theo và nói:

    “Phu Tử bảo người nước Vệ tôi hiện toàn những kẻ u mê, trí trá. Vậy sao lại có thể viết ra những cuốn kinh sách, những bộ giáo khoa mạ vàng như thế này được. Chính tôi được sai mang sang đây tặng Phu Tử, để Phu Tử bổ sung vào kho tàng kinh sách của Ngài cho thêm phần phong phú đấy“.

    Khổng Tử nghe y nói thì vội vàng dùng một tay kéo vạt áo lên che mặt, tay kia xua lấy xua để mà bảo:
    “Mang về ngay đi. Mang về ngay đi. Những thứ gọi là kinh sách với lại giáo khoa gì đó của nước ngài càng nặng mùi âm khí lắm. Nước Lỗ ta từ lâu đã vứt hết vào sọt rác rồi. Không tin ngài cứ ra ngoài bãi rác mà bới thử xem. Hãy tìm trong những mớ giấy lộn ấy, may ra vẫn còn sót một ít đấy“.

    Kẻ sĩ người nước Vệ đành tiu nghỉu ôm đống kinh sách của nước mình ra về. Bài giảng của Khổng Tử về “Lễ“ đến đó cũng vừa chấm dứt.

    Hôm ấy, trong số các học trò ngồi nghe Khổng Tử nói, có Tử Lộ (Trọng Do) là người cũng không hẳn tin rằng nước Vệ lại hỏng đến mức ấy, bèn quyết chí sang bên đó làm quan một phen xem sao. Tử Lộ những tưởng với đức độ, học vấn và cái dũng của mình, thì có thể cứu được dân chúng nước Vệ thoát khỏi mê muội, gian xảo chăng! Kết quả việc không thành. Tử Lộ chưa kịp thi thố điều gì thì đã bị chết bất đắc kì tử tại ngay chính nước Vệ.

    Thế mới biết cái thứ âm khí ấy ở nước Vệ quả là rất độc đối với người quân tử. Thương thay! Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng? Có người các nước gốc Việt sống xa quê đọc đã lâu đọc truyện ngẫm ra nước Việt hôm nay không khác gì nước Vệ thời xưa!

    Phạm Lưu Vũ

    (Nguồn: Blog Pham Luu Vu)

Leave a Reply to trọng lú