WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nữ biệt động Sài Gòn từng đánh nổ máy bay Mỹ

LTS: Một bạn bình luận trên Facebook thế này: “Có nên tuyên dương “chiến công” này trên báo chí không? Đây rõ ràng là một vụ khủng bố, chiếc máy bay là máy bay dân sự và rất có khả năng là ngoài các “cố vấn Mỹ” còn có dân thường.

Qua vụ việc này có thể thấy Việt Cộng đã đi rất sớm trong việc đặt bom máy bay. Các vụ khủng bố tấn công đặt bom máy bay sau này chủ yếu từ sau 1966 và do các nhóm khủng bố Arab và Bắc Phi (và tình báo Bắc Triều Tiên) thực hiện.

Hài hước là con trai bà này sau đó lại học về Hàng không ở Mỹ và giờ làm ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam”.

Dưới đây là chiến công của nữ biệt động Sài Gòn đăng trên tờ VnExpress.

—————————————-

Cựu biệt động Sài Gòn Thu Nguyệt kể chuyện hoạt động cách mạng năm xưa, trong buổi giao lưu hôm 18/10 tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM. Ảnh: B.T.

Cựu biệt động Sài Gòn Thu Nguyệt kể chuyện hoạt động cách mạng năm xưa, trong buổi giao lưu hôm 18/10 tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM. Ảnh: B.T.

Bà Lê Thị Thu Nguyệt, nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa với bí danh Mỹ Linh, hay biệt danh Con chim sắt, là con gái gốc Sài Gòn, sinh ra tại Tân Định, quận 1. Cha là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, bị lộ nên năm 1954 tập kết ra Bắc. Mẹ từng là hội viên Hội Phụ nữ cứu quốc, mắc bệnh không có thuốc chữa đã qua đời khi Nguyệt mới vài tuổi.

Ở lại Sài Gòn, cô bé được cha gửi vào nhà chú ruột. Trước khi ra Bắc tập kết, cha dặn cô ở nhà chịu khó học tập, 2 năm nữa cha sẽ về. Rồi cuộc kháng chiến kéo dài hơn suy tính của nhiều người, 20 năm sau cha con mới được gặp nhau.

Năm 14 tuổi, Nguyệt tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ giao liên, đưa người vào chiến khu, mang tài liệu công văn, vận chuyển vũ khí vào nội thành… Khi ấy Nguyệt tham gia đánh giặc ban đầu đơn giản chỉ là căm thù quân xâm lược đã khiến gia đình mình ly tán, mẹ không có thuốc chữa bệnh. Qua năm tháng hoạt động, cô đã hiểu và yêu lý tưởng của mình.

Bà Nguyệt (người đầu tiên từ trái qua) tại sân bay Lộc Ninh, 1974. Ảnh: CAND

Bà Nguyệt (người đầu tiên từ trái qua) tại sân bay Lộc Ninh, 1974. Ảnh: CAND

Nhắc đến bà Nguyệt, người ta vẫn còn nhớ đến chiến công làm phát nổ máy bay Boeing 707 của Mỹ ở tận Honolulu năm 1963. Để có thể tiêu diệt máy bay địch, đội Biệt động 159 yêu cầu Nguyệt và cán bộ bí số E8 đóng giả làm tình nhân. E8 là nhân viên điều khiển không lưu trong sân bay. Nguyệt giả làm người tình E8 để dễ ra vào sân bay, nghiên cứu mục tiêu. Cả hai mất nhiều thời gian chuẩn bị, đi xem địa thế, nắm bắt quy luật hoạt động của một số máy bay và sân bay… chờ đến khi thời cơ thuận tiện để hành động.

Vai trò tình nhân khiến Nguyệt gặp nhiều chuyện hiểu lầm. Cô bị trêu chọc, thậm chí bị vợ E8 đánh ghen… có lúc tưởng chừng bỏ cuộc. Để kế hoạch đưa mìn vào sân bay hoàn hảo, cô dàn dựng mang bụng bầu, bị bà thím bắt gặp mách chú. Người chú đau khổ khuyên: “Cha đã gửi con cho chú nuôi, mong con học hành cẩn thận, nếu con muốn lấy chồng thì về bảo chú, gả cho người ta đàng hàng đừng để ảnh hưởng đến danh dự gia đình”. Cô gái khi ấy chỉ khóc mà đáp: “Rồi có ngày con sẽ nói cho chú hiểu, con không bao giờ dám làm điều gì có lỗi với gia đình, với ba con và chú thím”.

Ngày 25/3/1963, cô mang bụng bầu chứa thuốc nổ C4 cài đồng hò hẹn giờ vào sân bay, xách theo một chiếc túi du lịch, giống túi cố vấn Mỹ thường dùng. Sau đó cô vào nhà vệ sinh, tráo “hàng” trong túi và trong bụng, rồi tiếp tục đánh tráo túi với một cố vấn Mỹ trong phòng đợi.

Theo kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút, dự kiến sẽ rơi ở Thái Bình Dương để không ảnh hưởng đến người dân ở dưới. Chiếc Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá cảnh sân bay Honolulu được 2 phút mìn mới phát nổ. Toàn bộ máy bay bị phá hỏng. Nếu như hôm ấy, chiếc đồng hồ hẹn giờ không bị trục trặc do máy bay lên độ cao 10.000 m, áp suất không khí khiến nó chạy chậm lại, thì 80 cố vấn Mỹ đã thiệt mạng.

Bà Nguyệt kể, năm ấy do điều kiện kinh tế của cách mạng khó khăn nên khi đi mua đồng hồ bà chọn chiếc rẻ tiền nhất. Chính vì thế, kết quả đã không được như mong muốn. Tuy nhiên, trận đánh này vẫn được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời khen ngợi qua sóng của Đài tiếng nói Việt Nam: “Không chỉ đánh Mỹ ở Việt Nam mà chúng ta còn đánh Mỹ ở ngay nước Mỹ”. Trận này cũng đã mang lại kinh nghiệm rất lớn cho những đơn vị đánh bằng thuốc nổ hẹn giờ.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều chiến công mà bà Nguyệt thực hiện cùng đồng đội, như vụ phá hỏng chiếc trực thăng HU1A, phá hỏng kế hoạch triển lãm trưng bày sức mạnh quân sự của chính quyền Sài Gòn tháng 10/1962 ngay trước tòa chánh đô Sài Gòn…

Năm 1963, bà Nguyệt bị bắt, trải qua 11 năm trong các nhà tù từ Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, chuồng cọp Côn Đảo… Trên đôi chân bà vết răng chó bécgiê cắn lúc bị thẩm vấn vẫn còn hằn dấu.

Khi đất nước thống nhất, bà Nguyệt gặp lại cha. Người cha không thể hình dung con gái đã trưởng thành như thế nào. Trong mắt ông, cô vẫn là đứa con gái bé nhỏ, thậm chí cha vẫn mua bánh kẹo và búp bê làm quà cho con.

Rồi bà lập gia đình, chồng hơn 17 tuổi nên bạn bè bà phản đối. Tuy nhiên, cha đã phân tích cho cô con gái thấy cô không còn trẻ, lại suy giảm sức khỏe sau 11 năm bị giam trong nhà tù, phải lấy người chồng có sức khỏe tương đương cả hai mới có thể đảm bảo hạnh phúc gia đình. “Lấy nhau xong, nhiều lúc thấy chồng còn rất trẻ”, bà mỉm cười hạnh phúc.

Sau kết hôn, trong 4 năm bà sảy thai tới 5 lần. Bà xin nghỉ việc không lương, ra Hà Nội điều trị tại Viện Y học dân tộc, coi bệnh viện là nhà. Ngày bà vào Bệnh viện Từ Dũ sinh con đầu lòng, chồng lại được điều động ra công tác ngoài Hà Nội. Không họ hàng thân thích bên cạnh, bà phải nhờ sự giúp đỡ của hai nữ bộ đội đưa mình đến bệnh viện. Trên đường đến nhà sinh, xe chết máy. Cuối cùng, cậu con trai đầu lòng cũng ra đời trong niềm vui khôn xiết. Ba năm sau, năm 1983, bà sinh thêm cậu con trai nữa.

Cả hai con trai của bà Nguyệt đều học hành chăm chỉ. Cậu anh đã tốt nghiệp ĐH Khoa Hàng không không gian hạng giỏi ở Boston (Mỹ), tốt nghiệp thạc sĩ quản trị Kinh doanh, hiện công tác tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Cậu em học chuyên ngành hóa tại Anh, và đang công tác trong lĩnh vực bất động sản. Năm đầu tiên, gia đình phải viện trợ, sau đó cả hai anh em đều kiếm được học bổng và tự đi làm để lo chi phí học hành cho mình.

Vợ chồng bà luôn khuyên các con: “Cần tiếp thu khoa học kỹ thuật ở các nước tiên tiến nhưng phải luôn nhớ mình là người Việt Nam. Ra ngoài học để về phục vụ cho tổ quốc”. Cả hai con đều rất yêu thương bố mẹ.

Trưa 18/10, trời Sài Gòn nắng như đổ lửa. Tan buổi giao lưu tại Nhà văn hóa Phụ nữ thành phố, bà Nguyệt gọi điện cho cậu con út đến đón mẹ. Khoảng 15 phút sau, một thanh niên cao to dừng xe trước cổng. Thấy mẹ xách chiếc túi và ôm một bó hoa to, cậu trai tận tình đội mũ bảo hiểm và cài dây cho mẹ. Chờ mẹ ngồi ổn định, anh mới phóng xe hòa vào dòng người trên phố.

Kim Anh (VnExpress)

Tags:

181 Phản hồi cho “Nữ biệt động Sài Gòn từng đánh nổ máy bay Mỹ”

  1. Trần Tưởng says:

    “Năm 14 tuổi, Nguyệt tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ giao liên, đưa người vào chiến khu, mang tài liệu công văn, vận chuyển vũ khí vào nội thành… Khi ấy Nguyệt tham gia đánh giặc ban đầu đơn giản chỉ là căm thù quân xâm lược đã khiến gia đình mình ly tán, mẹ không có thuốc chữa bệnh.”—-Trich.

    Mẹ mắc bệnh không có thuốc chữa, cha tập kết ra Bắc ,gia đình ly tán … Bọn Mỹ Ngụy có “ăn nhậu ” gì
    ở trong cái vụ này không ? ,mà sao em Nguyệt 14 tuổi, lại căm thù bọn chúng đến thế nhỉ ???

    ỉa không được , ta phải căm thù cái … cầu tiêu ???

  2. MotKhucRuot says:

    Xưa nay chỉ có hai hạng ” người ” sung sướng hãnh diện với hành động giết người : bịnh hoạn , con người mang tâm hồn quỷ dữ súc sanh . Con mẹ này có cái tên rất đẹp do cha mẹ đặt , tiếc thay cha mẹ bà ta đẻ một đứa con súc sanh !!!!
    Khủng bố ư !!! Danh từ đó đồng nghĩa với CS , một tập đoàn bị kết án chống lại con người .

    • TUỔI TRẺ ĐẤT THÉP CỦ CHI says:

      Thay mặt nữ anh hùng LÊ THỊ THU NGUYỆT tuổi trẻ ĐẤT THÉP CỦ CHI quyết đi theo con đường chị đã chọn. Non sông đất nước này luôn ghi công chị – người nữ anh hùng. Và Trước anh linh của những chiến sĩ biệt động thành năm xưa, chúng ta xin thề sẽ mãi mãi là những cảm tử quân nếu quân thù rắp tâm xâm chiếm nơi này Nếu những kẻ lưu vong phản động rắp tâm phá hoại cuộc sống của chúng ta. Nào tuổi trẻ chúng, tuổi trẻ Việt Nam hãy xiết chặt tay nhau vạch mặt quân phản động bảo vệ quê hương Việt nam hòa bình độc lập tự do và hạnh phúc

      • says:

        Nữ anh hùng Củ chi chỉ cu hỏi củ chi ?

      • Sigma says:

        Khỏi vạch m.. Tui chỉ thẳng luộn
        địa chỉ :
        TRUNG NAM HẢI
        Thấy chưa ?????

      • nguyenlan says:

        TUỔI TRẺ ĐẤT THÉP CHỈ CU says:

        Thay mặt nữ anh hùng LÊ THỊ THU NGUYỆT tuổi trẻ ĐẤT THÉP CHỈ CU quyết đi theo con đường Bác đã chọn. Non sông đất nước này luôn ghi công Trung quốc vĩ đại. Và Trước anh linh của những chiến sĩ biệt động thành năm xưa, chúng ta xin thề sẽ mãi mãi là những cảm tử quân đối phó với bất cứ quân thù nào làm trở ngại tiến trình sát nhập Việt nam vào Trung quốc. Nếu những kẻ lưu vong phản động rắp tâm phá hoại nghị quyết này của Đảng, nào tuổi trẻ chúng ta, tuổi trẻ Việt Nam hãy xiết chặt tay nhau vạch mặt quân phản động, bảo vệ quê hương Trung quốc vĩ đại.

    • Lê Thuy- Ha Noi says:

      Đúng rồi. Thêm bằng chứng Cộng sản là thầy của khủng bố

  3. Ca Dao says:

    Câu: “Rồi bà lập gia đình, chồng hơn 17 tuổi nên bạn bè bà phản đối ” có lẽ người viết bài muốn nói ” Rồi bà lập gia đình, hơn chồng 17 tuổi nên bạn bè bà phản đối ” thì đúng hơn.

    Bà Nguyệt thù Mỹ, đánh phá máy bay Mỹ. Bây giờ cho con đi học bên Mỹ, lại học ngành hàng không. Có khi nào bà ta thấy cái nghịch lý này không nhỉ ? Cái tư hào ” đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào ” ngày xưa bây giờ chắc đã bị đồng đô la đánh bại rồi.

    • CAM Ca says:

      “Rồi bà lập gia đình, chồng hơn 17 tuổi nên bạn bè bà phản đối ”Câu viết rỏ như vậy mà cũng sửa ngược lại đươc. Trừ trường hợp người viết biết rỏ gia đình “con khũng bố “này… Muốn rỏ hơn thêm chử với ngay nơi có dấu phẩy. Hay chấm ở đó. Tóm lại câu viêt này ai hiểu ,bà lấy chồng hơn bà 17 tuổi…
      Đây là vụ khũng bố lớn dù không thành công thì đâ
      u có gì mà gọi là có thành tích đem ra khoe. Cũng có lẻ sợ “phịa” quá 2 thằng con qua Mỹ học phi công có thể bị đuổi hay một ngày nào đó ,chết không nguyên nhân…
      Nhứng bài này dịch đăng ở báo Mỹ với tên và địa chỉ .Nếu có tên 2 thằng con của kẻ khũng bô càng tốt.
      Giúp cho Mỹ chống khũng bố cũng là một cách “cám ơn nước Mỹ ‘ vậy..
      (cc)

  4. BK54 says:

    Day thong tin tai nan Boeing 707 nam 1963:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Pan_Am_Flight_214

    • Sigma says:

      Pan Am Flight 214, a Boeing 707-121 registered as N709PA, was en route from Baltimore to Philadelphia on December 8, 1963, when it crashed near Elkton, Maryland after being hit by lightning, killing all 81 on board.[1]

      ***
      Toàn bộ máy bay bị phá hỏng ,Không thương vong.???
      đánh tráo túi với một cố vấn Mỹ trong phòng đợi.???
      Đúng là thợ đốt pháo,pháo đại!!!!!
      chúng khoái NỔ mà, tội nghiệp xứ Lừa !!!!!!

      • thơ của tui says:

        Đất nước

        Sáng mát trong như sáng năm xưa
        Gió thổi mùa thu hương cốm mới
        Tôi nhớ những ngày thu đã xa
        Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
        Những phố dài xao xác hơi may
        Người ra đi đầu không ngoảnh lại
        Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
        Mùa thu nay khác rồi
        Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
        Gió thổi rừng tre phất phới
        Trời thu thay áo mới
        Trong biếc nói cười thiết tha
        Rừng xanh đây là của chúng ta
        Núi rừng đây là của chúng ta
        Những cánh đồng thơm mát
        Những ngả đường bát ngát
        Những dòng sông đỏ nặng phù sa
        Nước chúng ta
        Nước những người chưa bao giờ khuất
        Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
        Những buổi ngày xưa vọng nói về
        Ôi những cánh đồng quê chảy máu
        Dây thép gai đâm nát trời chiều
        Những đêm dài hành quân nung nấu
        Bỗng bồn chồn như nhớ mắt người yêu
        Từ những năm đau thương chiến đấu
        Đã ngời lên nét mặt quê hương
        Từ gốc mía bờ tre hồn hậu
        Đã bật lên những tiếng căm hờn
        Bát cơm chan đầy nước mắt
        Bay còn giằng khỏi miệng ta
        Thằng giặc tây thằng chúa đất
        Đứa đè cổ đứa lột da
        Xiềng xích chúng bay không khoá được
        Trời đầy chìm và đất đầy hoa
        Súng đạn chúng bay không bắn được
        Lòng dân ta yêu nước thương nhà
        Khói nhà máy cuộn trong sương núi
        Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
        Ôm đất nước những người áo vải
        Đã đứng lên thành những anh hùng
        Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
        Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
        Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
        Lòng ta bát ngát ánh bình minh
        Súng nổ tung trời giận dữ
        Người lên như nước vỡ bờ
        Nước Việt Nam như máu lửa
        Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

      • TUOI TRE says:

        Cũng có thể bị khủng bố! Nếu quả thật bà Lê Thị Thu Nguyệt này đã đặt bom nổ máy bay dân sự Boeing 707 này thì cần phải thông báo cho Interpol truy nã nguyên cứu trách nhiệm khủng bố, phải bồi thường và bị ra toà trừng phạt đúng theo luật chống khủng bố quốc tế của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là thành viên.

    • Sigma says:

      Ba đứa chăn bò ở vòng đai phi trường Tân sơn nhất

    • nguyenlan says:

      Chuyến bay này là từ Baltimore tới Philadelphia, và bị sấm chớp, chớ đâu có liên quan gì đến câu chuyện giả tưởng Kim Anh.

    • tu tai says:

      chang tha’y co’ vu. na`o trong tha’ng 3 1963 lien quan de’n boeing 707…. xao ke:

      http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_accidents_and_incidents_involving_the_Boeing_707

  5. Thầy Tướng-SG says:

    Bà này chỉ khác Bin Laden ở một chổ là không có râu.

  6. Tiep VIen says:

    Con của khủng bố đi học ngành hàng không? Thật nguy hiểm. Phải cảnh giác thôi…..

  7. TUOI TRE says:

    Nếu quả thật bà Lê Thị Thu Nguyệt này đã từng đặt bom phát nổ máy bay dân sự Boeing 707 thì cần phải thông báo cho Interpol truy nã nguyên cứu trách nhiệm khủng bố, phải bồi thường và bị ra toà trừng phạt đúng theo luật chống khủng bố quốc tế của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là thành viên.

  8. Nạn Nhân says:

    Thư gửi bà khủng bố Lê thị Thu Nguyệt,

    Đọc tin thấy bà hãnh diện về việc giết người của bà. Tôi không lạ bởi những kẻ khũng bố như bà và Đảng giết người của bà lấy máu lửa làm niềm vui.

    Vậy xin chúc bà, gia đình bà và tất cả các gia đình Đồng chí của bà luôn luôn gặp cảnh niềm vui máu lửa !
    Xin chúc ! Xin chúc !

  9. TovanLai says:

    Bọn ỉa bậy, bị bắt một lần, lần sau thấy cứt, người ta sẽ chỉ mặt mà chửi. Hôm nọ câu chuyện nắm đuôi trực thăng bị chửi chưa đủ hay sao, hôm nay lại vẽ chuyện nầy. Lần sau có nói thật cũng chẳng có ai tin. Lúc ấy nói gì người ta cũng cũng nói “lại nói sạo, nói dối như việt cộng”. Lúc ấy thì đừng có bảo tại sao người ta không tin. Nếu có lúc ấy thì chớ có vu khống cho người ta không tin là lũ phản động. Chuyện sạo nầy nên nói ở trong nước thôi. Đừng mang lên DCV ở hải ngoại, người ta cười cho.

  10. Lữ Út says:

    Danh sách các tai nạn máy bay thương mại trên thế giới vào năm 1963 :
    1963[edit]
    February 12 – Northwest Orient Airlines Flight 705, a Boeing 720, breaks up in turbulance associated with a severe thunderstorm and crashes into the Everglades; all 43 passengers and crew die in the first fatal crash involving a 720 in regular passenger service.[not in citation given]
    June 3 – Northwest Orient Airlines Flight 293, a Douglas DC-7C, crashes into the Pacific Ocean, 182.5 miles (293.7 km) WSW of Annette Island, Alaska, killing all 101 on board.
    July 2 – Mohawk Airlines Flight 121, a Martin 4-0-4, crashes near Rochester, New York while attempting takeoff, killing seven of the 43 people on board.
    July 3 – New Zealand National Airways Corporation Flight 441, a Douglas DC-3 Skyliner flying from Whenuapai Airport, Auckland to Tauranga, crashes into the Kaimai Ranges; all 23 aboard die, making it the worst air disaster in mainland New Zealand to date.
    July 27 – United Arab Airlines Flight 869, a de Havilland Comet 4C, crashes into the sea while on approach to Bombay Airport, India, killing all 63 on board.
    August 21 – An Aeroflot Tupolev Tu-124 ditches in the Neva river in Leningrad after engine failure; there were no fatalities among the 52 on board, but the aircraft is destroyed.
    September 4 – Swissair Flight 306, a Sud Aviation Caravelle, crashes near Dürrenäsch, Switzerland due to an in-flight fire, killing all 80 on board.
    November 29 – Trans-Canada Air Lines Flight 831, a Douglas DC-8, crashes shortly after takeoff from Montréal/Dorval Airport, killing all 118 people on board.
    December 8 – Pan Am Flight 214, a Boeing 707, is struck by positive lightning and crashes near Elkton, Maryland, killing all 81 people on board.
    Làm gì có tai nạn nào ở Hawaii

Leave a Reply to nguyenlan