WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm 2012: Năm của Châu Á

215781_web_Myanmar-US-Obama_Shri-2-

Nếu năm 2011 là năm của Trung Đông và Bắc Phi với cái thế giới thường gọi là “Mùa xuân Ả Rập” thì năm 2012 vừa qua chắc chắn là năm của châu Á.

Không phải những nơi khác không có vấn đề. Chiến tranh ở Afghanistan vẫn còn khốc liệt. Tình hình Ai Cập vẫn đầy những biến động khiến mọi người phải lo lắng. Iran vẫn như một lò thuốc súng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Xung đột giữa Do Thái và Palestine vẫn căng thẳng, có lúc, đẫm máu. Đặc biệt cuộc nổi dậy của dân chúng chống chính phủ Bashar al-Asaad ở Syria càng lúc càng dữ dội. Khả năng thay đổi chính quyền ở Syria rất lớn.

Tuy vậy, mọi cặp mắt của giới quan sát và nghiên cứu chính trị thế giới hầu như vẫn dõi về một nơi khác: châu Á.

Lý do đầu tiên là vì sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ: sau hơn nửa thế kỷ tập trung vào châu Âu (thời Chiến tranh lạnh) và một thập niên tập trung vào Trung Đông (thời chống khủng bố), Mỹ chính thức thừa nhận tương lai của họ, cũng như của cả thế giới, trong ít nhất vài ba thập niên tới là ở châu Á. Chính châu Á, chứ không phải là bất cứ một nơi nào khác trên thế giới, trở thành một thao trường thách thức vị thế lãnh đạo số một của Mỹ, và nếu có một cuộc chiến tranh lớn – mang tầm khu vực, hoặc rộng hơn, cả thế giới – bùng nổ, châu Á sẽ trở thành một chiến trường chính.

Trong năm 2012, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đi thăm các nước châu Á dồn dập. Giữa tháng 11, chỉ hai tuần sau khi thắng cử nhiệm kỳ 2, Tổng thống Barack Obama đi thăm ba nước Á châu: Thái Lan, Miến Điện và Campuchia. Tất cả các cuộc thăm viếng chính thức ấy đều nhằm vào mấy mục đích chính: Một, chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong việc trở lại với châu Á; hai, tìm kiếm các đồng minh mới cũng như củng cố quan hệ với các đồng minh cũ của Mỹ ở châu Á; ba, tăng cường quan hệ hợp tác trên cả ba lãnh vực: kinh tế, chính trị và quân sự với châu Á qua đó, bảo vệ vị thế lãnh đạo của Mỹ không những chỉ ở châu Á mà còn cả trên thế giới trong những thập niên sắp tới; và bốn, quan trọng nhất, nhưng lại ít được nói ra một cách công khai nhất, là nhằm kiềm chế, nếu không muốn nói là bao vây Trung Quốc.

Bên cạnh các biện pháp ngoại giao là các biện pháp quân sự: Một, Mỹ điều thêm chiến hạm và các lọai vũ khí trên biển đến vùng biển Thái Bình Dương; hai, xây dựng hoặc phát triển các căn cứ quân sự tại vùng châu Á – Thái Bình Dương; và ba, tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực.

Lý do thứ hai là sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc. Trung Quốc bao giờ cũng nói họ phát triển một cách hòa bình, trong hòa bình, nhắm tới hòa bình và nhằm xây dựng một thế giới hòa bình. Nhưng hành động của họ, đặc biệt trong năm 2012, thì khác hẳn. Họ mưa toan xâm lấn cả vùng Đông Hải lẫn Nam Hải. Họ gây hấn và đe dọa hết nước này đến nước khác. Họ đưa tàu đánh cá và tàu hải giám đến bãi đá cạn Hoàng Nham (Scarborough) của Philippines. Họ cũng đưa tàu đánh cá và tàu hải giám đến quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu/Senkaku) của Nhật Bản. Ở cả hai nơi, họ đều muốn giành chủ quyền. Trầm trọng nhất là đối với Việt Nam. Họ khẳng định chủ quyền trên cả hai quần đảo vốn thuộc về Việt Nam: Hoàng Sa và Trường Sa. Họ áp đặt chủ quyền trên cả vùng Biển Đông, qua con đường lưỡi bò gồm 9 đoạn, bao trùm lên toàn bộ lãnh hải Việt Nam. Họ cắt dây cáp ngầm thăm dò dầu khí của Việt Nam. Họ cấm ngư dân Việt Nam đánh cá ngay trên vùng biển vốn thuộc về Việt Nam. Họ đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam. Họ bắt các ngư dân Việt Nam và đòi tiền chuộc. Họ còn tuyên bố, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, họ sẽ bắt giữ mọi tàu bè lưu thông “bất hợp pháp” trên Biển Đông, kể cả tàu bè quốc tế.

Thứ ba, trước những thái độ và hành vi gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, một số các nước châu Á đã phản ứng quyết liệt. Quyết liệt nhất là Philippines và Nhật Bản. Cả hai đều cương quyết ngăn chận âm mưu xâm lấn của Trung Quốc cũng như tích cực đẩy mạnh quá trình liên minh với Mỹ để tăng cường sức mạnh tự vệ của mình. Chiến thắng vang dội của Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc bầu cử mới đây cho thấy dân chúng Nhật đã chọn phản ứng cứng rắn trước các âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Ngoài Nhật Bản và Philippines, phần lớn cả các quốc gia khác ở châu Á đều tìm cách tự vệ qua hai biện pháp chính: Một là phát triển tiềm lực quốc phòng bằng cách mua thêm các loại vũ khí và thiết bị quân sự mới cho một cuộc chiến trên biển; và hai là xây dựng hoặc củng cố các khối liên minh quân sự, trong đó, nổi bật nhất là hai khối liên minh: thứ nhất là giữa Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Úc và thứ hai là giữa ba nước Úc-Nhật Bản-Ấn Độ.

Bạch thư của một số quốc gia, ví dụ như Úc, đều nhấn mạnh: Thế kỷ 21 này chủ yếu là thế kỷ châu Á. Nói là thế kỷ 21, nhưng tất cả đều bắt đầu nổi rõ từ năm 2012 vừa qua.
Có thể nói tóm tắt thế này: năm 2012 là năm khởi đầu một thế trận mới cho, nếu không phải là cả thế kỷ thì ít nhất cũng là vài ba thập niên sắp tới.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

1 Phản hồi cho “Năm 2012: Năm của Châu Á”

  1. kbc3505 says:

    Với dân số đông nhiều đáng sợ so với các lục địa khác và ngoại trừ vài nước có kỹ thuật tiên tiến, còn đa số đều là những nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba; và vì là những nước đang phát triển nên giá nhân công rẻ nhưng lại có nhiều tài nguyên nên tài phiệt thế giới tấp nập đến đầu tư làm ăn góp phần phát triển kinh tế, và Á Châu tương lai sẽ là trọng tâm thương mại buôn bán trao đổi mậu dịch của thế giới như các cường quốc đang thừa nhận. Bởi thế, không chỉ riêng Mỹ mà tất cả các nước lớn trên thế giới cũng như khu vực sẽ phô trương sức mạnh cũng như tất cả tài năng sở trường để đấu trí tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Cuộc đấu trí tranh giành đồng minh và lợi ích có thể đe dọa sự tồn vong của nhân loại trong thế kỷ này.

    Tàu, Nhật, Ấn Độ, cũng như Nga (lãnh thổ phần lớn thuộc Á Châu) là những nước có nền kinh tế lớn ở Á Châu; nhưng mạnh nhất là Tàu. Kinh tế Tàu đã vượt qua Nhật và hiện là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nhưng về mặt quân sự, Tàu không mạnh hay đáng sợ như mọi người nghĩ, chỉ ngang Ấn Độ và còn thua xa Nhật hay Nga về mặt kỹ thuật. Tàu vẫn còn là nước cộng sản đông dân, nghèo (tính theo income đầu người), chính quyền không tạo được việc làm cho người dân mà chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài, sản phẩm làm ra tuy rẻ nhưng độc hại và thiếu tính kỹ thuật cao, đa phần là hàng gia dụng, đồ chơi, và quần áo. Bán hàng chục triệu cái áo thun cũng chỉ đủ mua 1 chiếc boeing của Mỹ. Tiền kiếm được, thay vì dùng nâng cao đời sống người dân thì lại phải cho chính phủ Mỹ vay để Mỹ tiếp tục mua hàng mình hầu tạo việc làm cho người dân có tiền mà sống; phần thì chạy vào túi lãnh đạo, phần thì đầu tư vào quốc phòng quyết tâm xây dựng một quân đội mạnh, nhưng không phải để bảo vệ đất nước mà để đe dọa, xâm lấn các nước lân bang lập lại bước đi đã đổ của nhiều đế quốc trong quá khứ. Và vì thiếu trình độ kỹ thuật để phát minh hay sáng tạo cấp cao nên máy bay, tàu chiến chỉ có số lượng chứ không có chất lượng nên không thể so sánh với Mỹ, Nga, Anh, hay Pháp, Đức, Nhật… Hải quân thì chỉ có mỗi cái tầu sân đậu (không phải sân bay vì chưa đủ khả năng đáp, vẫn còn đang học hỏi và muốn mua kỹ thuật của Nga nhưng Nga không bán.) Cái tầu này chỉ để giật le, dễ làm mồi cho địch. Ngoài ra, số lượng hàng trăm tầu hải giám hay tầu chiến trá hình cũng khó thoát khỏi “cặp mắt” vũ khí hiên đại ngày nay vì ở trên biển không có chỗ trốn. Sức mạnh quân sự của Tàu chỉ ăn hiếp được VN, ngoài ra muốn bắt nạt Phi cũng không phải dễ, còn nếu Nhật thay đổi hiến pháp xây dựng lại quốc phòng thì đố Tàu dám hỗn; ngay cả Miến Điện, Tàu bắt nạt cũng chẳng được hay cái đảo Đài Loan bé tí mấy mươi năm nay muốn chiếm lại cũng chưa xong.

    Tóm lại, Mỹ chẳng bao giờ sợ sức mạnh quân sự của Tàu; và chắc chắn Mỹ sẽ không để yên nếu Tàu muốn qua mặt về kinh tế. Khó có thể đế quốc tư bản tài phiệt da trắng để anh cộng sản da vàng thống trị thế giới.

    kbc

Leave a Reply to kbc3505