40 năm sau một cuộc phản bội
Hôm rồi, anh Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang gọi cho tôi từ Na uy để hỏi về Hiệp định Paris “kết thúc chiến tranh Việt nam” cách đây gần 40 năm. Sở dĩ anh muốn hỏi tôi vì lúc đó anh còn nhỏ quá, không nhớ bao nhiêu tuy anh biết đó là một quả lừa, một cú phản bội nhân dân VN, nhất là đối với Việt nam Cộng hoà.
Tôi bảo, muốn biết rõ hơn, có lẽ anh nên gọi cho cụ Bùi Diễm, bởi cụ là một chứng nhân, người có trực tiếp dự cả hai hội nghị về chiến tranh Việt Nam, Hội nghị Đình chiến Genève 1954 chia đôi đất nước VN ở vĩ tuyến 17 và Hoà đàm Ba lê (Paris Peace Talks) từ năm 1968 đến lúc kết thúc vào ngày 27/1/1973.
Tuy nhiên, về những nét chính thì tôi cũng có thể cung cấp được một số tin tức và nhận định mà tôi mong là có cơ sở cho anh. Xong tôi hỏi lại anh:
“Tại sao anh lại quan tâm?” Anh cho tôi biết, ở Na-uy người ta vẫn thắc mắc về Hiệp định Hoà bình Ba lê bởi năm đó, Giải Nobel Hoà bình đã được trao cho hai người thương thuyết chính ở Hoà đàm Ba lê, ông Kissinger về phía Mỹ và ông Lê Đức Thọ về phía CS Hà Nội. Tuy Giải Nobel Hoà bình là tiền của Thụy điển nhưng ban tuyển chọn, để cho được khách quan và (may ra) công bằng lại được quyết định bởi một ủy ban Na uy chọn lựa. Vì thế mà khi giải được “trao nhầm cho tướng cướp” thì Na Uy cũng cảm thấy mình có trách nhiệm, một trách nhiệm mà đến giờ họ vẫn chưa rửa hết vết nhục là đã chọn sai.
Vì thế nên tôi cho trở lại xét về Hoà đàm Paris và hiệp định kết thúc nó không phải là một việc làm vô ích.
Cùng một suy nghĩ
Không chỉ một mình tôi nghĩ thế mà nhiều người khác cũng có cùng một ý tưởng với tôi. Sớm sủa nhất có lẽ là một bài của ông Nguyễn Quốc Khải gởi cho Đài RFA (Á Châu Tự Do) vào ngày 17/12/2012 mang tên “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973,” theo đó ông cho rằng Mỹ đã hy sinh quyền lợi của VNCH từ những năm 1971-72 khi ông Nixon muốn “đi đêm” với TrungCộng để đánh Nga (tức Liên-Xô). Dựa vào những trao đổi giữa ông Kissinger và ông Nixon với hai ông Mao và Chu Ân-lai mà sau này được bạch-hoá, ông Khải cho rằng Mỹ đã dụng tâm bỏ miền Nam ngay từ những ngày đó.
Bỏ ra ngoài những “còm” (“comments”) khá nặng nề mà người ta đã dành cho ông, từ cả trong nước lẫn ngoài này, tôi đã tìm cách phản-bác luận-cứ của ông dựa vào một số sự thật khó phủ-nhận, đó là:
1/ Cần phân biệt giữa ông Kissinger và ông Nixon. Ông K là người gốc Do-thái, có khá nhiều định kiến và ác cảm đối với VNCH (đặc biệt với ông Thiệu và Hoàng Đức Nhã) nên sẵn sàng coi nhẹ quyền lợi của quân dân miền Nam khi đặt lên bàn cân với quyền lợi sống còn của Israel, một đồng minh cốt yếu của Mỹ ở Trung Đông.
Ông Nixon, trái lại, không có quan niệm miệt thị đối với VNCH nên ông tin tưởng (một cách khá thành thật) là chính sách “Việt Nam hoá” chiến tranh của ông sẽ thành công hay ít ra cũng “mua” được hoà bình cho Mỹ (đem hết lính Mỹ về) và để lại cho VNCH một cơ hội sống còn.
2/ Ngay sau khi ông thắng nhiệm kỳ 2 vào Tòa Bạch Ốc (1969-1973), ông đã đem thực hiện tức thì chính sách “Việt nam hoá” của ông qua những giai đoạn:
- Rút từng phần (một cách đáng kể) quân đội Mỹ về
- Gặp ê-kíp hai ông Thiệu-Kỳ ở Midway (ngày 8/6/1969) để bàn về chuyện rút quân Mỹ và tăng cường tiềm-lực cho VNCH (cả về mặt quân sự lẫn dân sự)
- Phản công Cộng sản sau khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gần như bị kiệt quệ sau các trận Mậu thân (Tết rồi tháng 5 và tháng 8/1968) và các cơ sở của Việt-cộng ở Miền Nam hầu như bị lộ tẩy toàn bộ, qua các chiến dịch như chiến dịch Phụng Hoàng.
- Yểm-trợ cho VNCH thực hiện chương trình “Người cày có ruộng” (1970).
- Để thử lửa khả năng của Quân đội VNCH, đồng ý cho quân ta đánh thần tốc sang Cao Miên (mà không có bộ binh Mỹ tham dự) vào năm 1970.
- Tiếp nối là chiến dịch Lam sơn 719 sang Hạ Lào (tháng 2/1971, tuy không thành công và phải rút lui song nhờ đó chúng ta cũng đã khám phá được ra khả năng của đối phương về mặt chiến xa và hoả tiễn phòng không, nhờ vậy mà…)
- Mùa Hè đỏ lửa đã kết thúc bằng cuộc chiến-đấu phi thường và anh dũng của Quân lực VNCH đánh bật CS ra khỏi An lộc (một trận được so sánh với trận Stalingrad chống chặn Hitler trong Thế-chiến II), đánh bại chúng ở Kontum và chiếm lại được Cổ-thành Quảng-trị vào tháng 9/1972.
Dựa trên những chiến tích như vậy, Nixon có quyền tin là nếu Mỹ giữ lời hứa cung cấp đầy đủ súng ống và quân cụ cho VNCH thì Quân lực VN sẽ đủ sức bảo vệ được miền Nam.
3/ Vấn-đề là vụ Watergate đã tê liệt hóa chính quyền Nixon và Quốc hội Mỹ dựa vào đó để bó tay ông qua những quyết định như:
- Luật về Quyền Chiến tranh (War Powers Act, 3/11/1973) tuyệt đối cấm Mỹ trở lại chiến trường Đông dương, kể cả không được yểm trợ không lực cho VNCH
- Cắt viện trợ cho VNCH “từ 2,2 tỷ Mỹ-kim cho tài-khoa 1973 [xuống] 1,1 tỷ Mỹ kim cho tài khóa 1974 và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975″ (theo những con số do chính ông Khải cung cấp) trong khi Liên Xô và Trung Cộng thì tăng viện trợ của họ cho Hà-nội theo hướng ngược chiều.
Tóm lại, chính Quốc hội Mỹ, dưới áp lực nặng nề của các thành phần phản chiến và của một nền báo chí nhất quyết chủ bại, đã âm thầm tiếp tay cho ông Kissinger thương thảo một hiệp định “hoà-bình” giả mạo (như cho phép quân xâm lược Bắc Việt để lại 150 nghìn quân ở miền Nam) và “đâm sau lưng” các chiến sĩ mà trên danh nghĩa là “đồng-minh” VNCH.
Đâu là sự thật?
Ông Khải viết sai sự thật chỉ vì ông muốn nhất quyết đả phá “ý tưởng phục hồi Hiệp định Paris” mà ông cho là “hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn”? Song sự thật có như thế không?
Để thấu hiểu vấn đề, thiết tưởng ta không nên lỏng lẻo quá trong cách dùng và hiểu chữ nghĩa của ta. Ta nên nhớ giữa hai hiệp định về Việt Nam thì một, Hiệp-định Genève 1954, chỉ là “Hiệp-định đình chiến” (“Cease-fire Agreement”) còn Hiệp-định Paris 1973 trong tên đầy đủ của nó là “Hiệp-định Hoà-bình Paris” (“Paris Peace Agreement”). Ta không cần phải là nhà ngôn ngữ học cũng có thể trông ra đây là hai hiệp định (và hai quan niệm) rất khác nhau về trong căn bản.
Mặc dầu sự khác biệt là rõ ràng như vậy, trong báo Hành chánh miền Đông, “tiếng nói của Hội Cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh miền Đông Hoa Kỳ,” số Xuân Quý Tỵ (năm 2013) vừa mới ra lò, một tác giả thường viết khá thận trọng, ông Trọng Đạt, vẫn mở đầu như sau: “Sau bốn năm đàm phán, Hiệp định ngưng bắn chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 tại Paris” làm mất hẳn ý nghĩa của sự khác biệt căn-bản nói trên.
Theo chính ông Trọng Đạt thì Hiệp định nói trên gồm 8 chương: “Chương I – Chủ quyền, thống nhất; Chương II – Chấm dứt chiến sự, rút quân; Chương III – Trao trả tù binh; Chương IV – Hội đồng hòa giải dân tộc; Chương V – Thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào; Chương VI – Ủy ban liên hợp quân sự; Chương VII – Đối với Miên, Lào; Chương VIII – Quan hệ VNDCCH và Mỹ.”
Vẫn theo ông Trọng Đạt thì “trên thực tế chỉ có một số điểm chính hai bên đã thương thuyết như sau:
“- Mỹ rút quân.
“- Trao trả tù binh.
“- Lật đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu [mà sau không thành.- NNB chú]
“- Việc thành lập chính phủ Liên hiệp.
“- Lập Hội đồng hòa giải dân tộc.
“- Bắc Việt rút khỏi miền Nam.”
Như vậy, dù theo những tên chính thức của các chương trong Hiệp định hay đi theo những điểm phân tích của ông Trọng Đạt thì vấn đề “ngưng bắn” chỉ chiếm có một phần tương-đối khiêm tốn trong Hiệp định mà thôi: Các chương II, III và VI, tức chỉ 3 trong 8 chương của Hiệp-định; và 2 trong 6 điểm theo cách phân-tích của ông Trọng Đạt.
Nói thế để cho thấy là dù Mỹ và VNCH (bởi vì VNCH có ký vào Hiệp định Paris, khác với trường hợp của Hiệp định Genève) có “nhượng bộ để quân đội Bắc Việt được ở lại” miền Nam, chính Bắc Việt cũng đã xé bỏ hết những phần còn lại của Hiệp-định Hoà-bình này, một hiệp định mà chính tay họ ký với sự đảm bảo của quốc tế ít lâu sau đó với “Định ước quốc tế” bảo đảm việc thi hành Hiệp định Hoà bình Paris về Việt-nam (mà tên chính thức là “Act of the International Conference on Viet-Nam” ký ngày 1/3/1973 cũng ở Paris do 12 quốc gia với sự chứng kiến của ông Tổng thư ký Liên-hiệp-quốc).
Do vậy nên ta mới có thể nói đến việc trở lại Hiệp định Paris 1973!
Vì trừ phi ta xem và có thể gọi được Hiệp định Paris 1973 và Định ước quốc tế kèm theo sau đó là một mớ giấy lộn, ta không thể nào phủ nhận được đây là những văn kiện ngoại giao có giá trị cam kết bởi các quốc gia có đại diện ký tên vào đó.
Đâu là những cam kết của các nước?
Thưa, ngay từ câu mở đầu (Preamble) “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” [NNB nhấn mạnh], ta đã thấy là Hiệp định có “mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới.” [NNB nhấn mạnh]
Điều 1 nhắc lại: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.” [NNB nhấn mạnh]
Chương IV mang tên “Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam” trong đó có ghi nơi Điều 9a: “Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng” và Điều 9b: “Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.” [NNB nhấn mạnh]
Điều 11 của cùng chương nói: “Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
“- Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
“- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do họat động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.”
Còn nhiều cam kết khác nữa trong phần còn lại của Hiệp định, tỷ như Chương V chủ trương trong việc “thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào,” nhưng ta chỉ cần hỏi: Hà-nội đã tôn trọng được bao nhiêu phần trong các điều cam-kết trên đây?
Hà Nội đã tôn trọng “quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam… thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế” chưa?
Hà-nội, qua các chính sách như lùa cả triệu người đi gọi là “học tập cải tạo” mà chính thật là tập trung tù tội, rồi đổi tiền, đánh tư sản, lùa hàng triệu dân ra biển v.v. thì có thể nói được là không “trả thù và phân biệt đối xử” được không?
Còn nói về các thứ tự do dân chủ thì Hà Nội không thực hiện được tới một phần trăm, phần nghìn những tự do được nêu trên đây!
Vậy thì hỏi tức là trả lời! (Tôi xin nhờ cả ông Nguyễn Quốc Khải trả lời giùm Hà Nội!)
Chúng ta có chỗ để khiếu nại không?
Thưa có, đó là giá trị của Định ước quốc tế nhằm đảm bảo “các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam cũng như quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.” (Câu này được nhắc lại trong cả Điều 4 và Điều 5 của Định ước quốc-tế 1/3/1973. NNB nhấn mạnh)
Những đảm bảo này không phải là những đảm bảo tầm phào khi ta biết là Định ước ngày 1/3/1973 đã được ký bởi ngoại trưởng của các quốc gia sau đây, trong đó có đầy đủ ngũ cường “với sự hiện diện của ông Tổng thư ký Liên-hiệp-quốc” (“in the presence of the Secretary-General of the United Nations”):
1/ Ngoại-trưởng William P. Rogers ký nhân danh Hoa-kỳ
2/ Ngoại-trưởng Maurice Schumann ký nhân danh Cộng-hòa Pháp
3/ Bà Nguyễn Thị Bình nhân danh Chính-phủ cách mạng lâm-thời Cộng-hòa Miền Nam VN
4/ Ngoại-trưởng Janos Peter ký nhân danh Cộng-hòa Nhân-dân Hung-ga-ri
5/ Ngoại-trưởng Adam Malik ký nhân danh Cộng-hòa In-đô-nê-xi
6/ Ngoại-trưởng Stefan Olszowki ký nhân danh Cộng-hòa nhân-dân Ba-lan
7/ Ngoại-trưởng Nguyễn Duy Trinh ký nhân danh Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa
8/ Ngoại-trưởng Alec Douglas-Home ký nhân danh Anh-quốc và Bắc Ái-nhĩ-lan
9/ Ngoại-trưởng Trần Văn Lắm ký nhân danh Việt-nam Cộng-hòa
10/ Ngoại-trưởng Andrei A. Gromyko ký nhân danh Liên-Xô
11/ Ngoại-trưởng Mitchell Sharp ký nhân danh Canada
12/ Ngoại-trưởng Chi Peng-fei (Cơ Bằng-phi) nhân danh Cộng-hòa Nhân-dân Trung-quốc
Và nếu những chữ ký này không phải là những chữ ký tầm phào, vô giá trị thì ta có quyền trở lại với các quốc gia này và hỏi: “Quý Vị đã làm gì khi đã có những vi phạm trắng trợn Hiệp định Hòa bình Paris 1973″ như đã liệt kê ở trên trong trường hợp Bắc Việt (giờ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN)?
Còn trường hợp Trung Cộng thì với cuộc xâm lăng Hoàng Sa vào năm 1974 và Trường Sa vào năm 1988 thì rõ ràng là Trung Cộng đã không tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH (vi phạm Điều 1 của Hiệp-định Hòa-bình Paris ngày 27/1/1973 và Điều 4-Điều 5 của chính Định-ước quốc-tế mà ông Cơ Bằng-phi đã đặt bút cam-kết tôn trọng).
Điều 7 Định ước quốc tế
Điều 7 của Định ước quốc tế ngày 1/3/1973 ghi:
“(a) Trong trường hợp xảy ra một sự vi phạm Hiệp định và các Nghị định thư, đe dọa hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lạnh thổ của nước Việt Nam, hoặc quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam, các bên ký kết Hiệp định và các Nghị định thư, mỗi bên sẽ tự mình hoặc bằng hành động thống nhất, trao đổi với các bên khác ký kết Định ước này, để xác định những biện pháp cần thiết để giải quyết.
“(b) Hội nghị Quốc tế về Việt Nam sẽ được họp lại khi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hoa Kỳ thay mặt cho các bên ký kết Hiệp định (3) cùng yêu cầu, hoặc khi có sáu, hoặc hơn sáu bên ký kết Định ước này, yêu cầu.”
Thế thì có phải rõ ràng là khi có những vi phạm Hiệp định Hòa bình Paris 1973 như ta đã thấy (1) trong vụ tấn công bằng vũ lực để xâm chiếm miền Nam (chiến-dịch Hồ Chí Minh), rồi (2) các hành động trả thù dã man, chưa kể là (3) từ 1975 đến nay không hề có tổng tuyển cử ở miền Nam “với quốc-tế giám-sát” để cho nhân-dân miền Nam được quyền tự-quyết chế-độ chính-trị của mình, và (4) không có một quyền tự do dân-chủ nào được tôn trọng ở miền Nam, thì ta đã có Điều 7b của Định ước quốc tế để tài phán về những vi phạm đó không?
Trường hợp Trung Cộng vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của miền Nam như trong hai vụ đánh chiếm Hoàng sa 1974 và Trường sa 1988 cũng thế! Chính Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7 năm 2011 cũng đã phải ra trước Quốc hội Việt Nam ở Ba Đình để nhắc lại tới ba lần Hoàng Sa Trường Sa là thuộc chủ quyền của “Việt-nam Cộng-hòa.”
Vậy thì ta đợi gì mà không lôi Điều 7b của Định ước quốc tế ra mà tìm cách vận động tái nhóm Hòa đàm Ba lê để phân định xem ai phải trái trong các vấn đề này?
Thiết tưởng các luật gia, trí thức, và các vị lãnh đạo cộng đồng người Việt tự do khắp thế giới nên dành thời giờ ra nghiên cứu cặn kẽ vấn đề này để rồi chúng ta có thể chung sức gây một phong trào toàn cầu đặt lại vấn đề trở về Hiệp định Paris 1973 và nêu Định ước quốc tế 1/3/1973 để đòi lại một tiếng nói chính đáng cho nhân dân miền Nam và lôi Hà Nội cũng như Bắc Kinh ra trước sự phán xét của nhân loại trong vấn đề Việt nam cũng như Biển Đông.
Viết xong vào đêm 6/1/2013
Đồng-xuân, Bang Trinh-nữ, Hoa-kỳ-quốc
© Nguyễn Ngọc Bích
© Đàn Chim Việt
Ông Nguyễn Ngọc Bích là thủ tướng lưu vong mới nhất và có học thức trong bốn vị thủ tướng lưu vong tại Hoa Kỳ. Do đó tôi mời ông Bích bỏ chút thì giờ đọc bài sau đây của tác giả Góp Gió. Tôi hi vọng với vốn hiểu biết của mình ông có thể tìm thấy chân lý, mà một người bình thường, dốt nát trung bình cũng nhận ra được.
Những Trò Hề Chính Phủ Hải Ngoại
Góp Gió
Kính thưa Quý Vị,
Tôi vốn “không tin” bất cứ ai vỗ ngực tự xưng là “Chánh Phủ Quốc Gia Lưu Vong” hay “Chánh phủ Lâm Thời” nầy nọ, vì các chánh phủ như vậy hoàn toàn không có căn bản pháp lý. Đặc biệt là các “Chánh phủ ” đó lại được thành lập ngay trên đất Mỹ nầy. Xin đưa ra vài nhận xét
1.- Sau 30-4-1975 chánh quyền VNCH sụp đổ, chánh phủ Hoa Kỳ ban hành “lệnh cấm vận” đối với chế độ CS Hànội, coi VC là “thù địch”. Trong thời gian nầy, những người Việt lưu vong có thể thành lập chánh phủ lưu vong hay như thành lập Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đòi giải phóng VN nầy nọ… Chánh phủ Hoa Kỳ không nói năng hay can thiệp chi cả.
2.- Nhưng kể từ khi Hoa Kỳ và chế độ CS Hànội chánh thức có bang giao thì lại khác. Trong các điều khoản về “tái lập bang giao”, dĩ nhiên là Hoa Kỳ không được hỗ trợ cho bất cứ tổ chức người Việt lưu vong nào chủ trương lật đổ chế độ CS Hànội bằng bạo lực. Do đó, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh bắt buộc phải dẹp tiệm, chấm dứt chủ trương dùng bạo lực, và chuyển sang đấu tranh chánh trị khi lập ra Đảng Việt Tân.
3.- Dựa vào các yếu tố trên đây, người Việt Tị Nạn có thể tự thành lập Chánh Phủ Lưu Vong, miễn không đòi dùng “vũ lực” chống lại chế độ CS Hànội. Tuy nhiên, chánh phủ Hoa Kỳ và kể cả CS Hànội, đều xem những loại “Chánh phủ” đó không hơn một… gánh hát phường chèo! Có khi VC còn khuyến khích… để làm phân hoá hàng ngũ người Việt tại hải ngoại.
a.- Đã gọi là một “chánh phủ lưu vong” hợp pháp thì điều kiện tối thiểu cần phải có như : Phải có đất, có dân như bọn Mặt Trận GPMN trước kia và được một số quốc gia nào đó công nhận. Trường hợp “Chánh phủ Tây Tạng Lưu vong” là một ngoại lệ vì Tây Tạng bị ngoại bang Trung Cộng đô hộ. Vậy xin hỏi chánh phủ Đào Minh Quân : Đất và Dân của quý ông ở đâu ? Có chánh phủ nào công nhận quý ông không ?
b.- Trường hợp “Chánh phủ” của quý ông Đào Minh Quân, Nguyễn Hữu Chánh, Lý Tòng Bá, Nguyễn Ngọc Bích… đúng là… những gánh hát phường chèo ! Cả chánh phủ HK và CS Hànội chẳng hề quan tâm. Chế độ CS Hànội không bao giờ “lên tiếng” chống đối các chánh phủ lưu vong như trên. Nếu quả thật các “chánh phủ” lưu vong kia được sự hậu thuẫn của bà con Việt hải ngoại thực sự và có nguy cơ đe doạ đến chế độ… thì VC đã lên tiếng đòi chánh phủ Hoa Kỳ dẹp từ lâu rồi.
4.- Tôi đã vào trang web: http://www.cuutuchinhtri.org và chứng kiến một số hình ảnh dễ làm cho một số vị yếu bóng vía… phải xĩu liền : Thư của Tổng thống Bill Clinton gởi cho chánh phủ Đào Minh Quân và thư của đại diện cho TT Bush gởi cho ông Đào Minh Quân, cũng như một số sự kiện khác.
a.- Không ngạc nhiên: Quý vị Tổng thống Hoa Kỳ luôn luôn “lịch sự”. Bạn cứ thử viết thư cho Tổng thống Obama xem (nhứt là trong mùa bầu cử), sẽ được Tổng thống trả lời ngay. Bạn xưng danh là “Thủ tướng”, cũng sẽ được ông Obama “lịch sự” gọi đáp lại là “Thủ tướng” mặc dù họ chẳng biết bạn là ai !? Nhưng điều nầy không có nghĩa là bạn… đã được TT Obama công nhận… đâu nhé. Đừng có vội… tưởng bở.
b.- Ngoài ra, nếu bạn “ủng hộ” tiền bạc cụ thể hoặc có công giúp vận động cho các ứng cử viên Tổng thống, thì đương nhiên bạn sẽ được gởi thư cám ơn, được mời chụp hình chung hoặc mời ăn cơm chung với Tổng thống hoặc các Nghị sĩ, Dân biểu cũng thế. Trước đây “chú Chánh” cũng biết dùng các mánh mung nầy để loè bịp thiên hạ và nhiều ông trí thức “ham ghế” cỡ bự, cùng một số ông Tướng… chỉ biết có đánh giặc… nên đã bị lừa !
Xin bà con đừng ngạc nhiên việc TT Clinton và TT Bush hay bất cứ ông lớn Mỹ nào gởi thư cho ông “thủ tướng” Đào Minh Quân. Và vì ông Đào Minh Quân xưng danh là Thủ tướng chánh phủ VN lâm thời ngon lành, các ông chánh khách Mỹ trong mùa bầu cử đang cần kiếm phiếu… họ cũng không tiếc thời gian để tiếp ông “Thủ tướng” để kiếm phiếu người Việt gốc Mỹ. Hãy nhớ vụ TT Obama cho đón tiếp phái đoàn Thỉnh Nguyện Thư của Trúc Hồ… đầu voi đuôi chuột ra sao… để mà rút kinh nghiệm… bà con ơi !
4.- Điều cuối cùng, chúng tôi nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc cụ Trọng Nghĩa ở Oregon còn sống, cụ có gởi cho tôi rất nhiều tài liệu và hình ảnh về chánh phủ Đào Minh Quân. Trong số hình ảnh, đặc biệt có bức hình của vị đại diện nào đó của Chánh Phủ Lâm Thời… “được” Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp kiến tại Hànội. Rất tiếc, sau 2 lần dọn nhà, chúng tôi đã để lạc mất tập hồ sơ nói trên. Xin thủ tướng Đào Minh Quân nhắc lại cho bà con nghe chơi.
Kết luận : Tuy chúng tôi không tin chánh phủ của ông Đào Minh Quân, nhưng chúng tôi cũng không đả phá. Ai tin thì cứ tin. Ít ra chánh phủ của ông Đào Minh Quân còn có chút lương thiện là không chủ trương “móc túi” bà con !
Ông Thượng Đình,
Ông trích dẫn Sáu “Hồ Hởi” ra đây làm gì?
Việc cuả ông NNB và nhóm cuả ông hoàn toàn khác với những gì Võ Văn Sáu viết về “chính Phủ” Đào Minh Quân!
Ai sẽ yêu cầu phục hồi HĐ Paris?
Và tại sao phải phục hồi? Cho vấn đề tranh chấp HS giữa VN với Trung Cộng hay chỉ giữa VNCH và VNDCCH?).
Chính Quyền VN biết họ không thể dùng vũ lực chống lại TC để dành lại HS, chỉ còn trông cậy vào giải pháp pháp lý, vì thế không thể bỏ qua chủ quyền VNCH đối với HS bởi đây là chỗ dựa duy nhất! Nếu CQVN hiện nay thực lòng “theo Mỹ”, thay đổi “bạn” và đặt quyền lợi tổ quốc VN lên trên hết, thì điều 7(b) là cơ may còn lại cho VN.
Không thể đòi lại HS nếu không có “yếu tố” VNCH.
Không thể “dựng dậy” VNCH nếu không phục hồi HĐ Paris!
(Một khi HĐ Paris được phục hồi, ai cấm người Việt Quốc gia không tóm lấy thời cơ đặt lại những vấn đề có lợi cho nhân dân Miền Nam?
Tôi đồng ý với hai nhận xét sau đây:
Ọng Lê Duy San: “Những người gìa thường lẩm cẩm. Ý tưởng phục hồi hiệp định Paris 1973 là ý tưởng của những ông gìa lẩm cẩm.”
Ông Lê Quế Lâm: ““Hiệp Định Paris 1973 ra đời đến nay vừa tròn 40 năm, đất nước đã thay đổi quá nhiều, làm sao có thể tái tạo bối cảnh cũ để trình diễn. Chỉ còn cách đóng tuồng để hoài vọng quá khứ.”
Tuy nhiên, nếu ô. Nguyễn Ngọc Bích vẫn còn đi trên mây, xin để cho ô. Bích giữ cái danh hão thủ tướng lưu vong, vãn hồi Hiệp Định Paris. Thời gian sẽ trả lời ông một cach phũ phàng nhất. Xứ này tự do. Ai muốn làm gì thì làm. Chỉ xin ô. Bích một điều là không nên bòn tiền của người Việt để tiêu dùng vào chuyện hề này.
Tôi đã đặt hai câu hỏi dưới đây với ô, Nguyễn Ngọc Bích, nhưng chưa được trả lời. Vậy xin lập lại tại đây.
Tôi được biết ô. Nguyễn Ngọc Bích vào tháng 3/2007 đã bí mật gập gỡ Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng Phạm Gia Khiêm trong chuyến công tác để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm Hoa Kỳ sau đó của các ông Phan Văn Khải và Nguyễn Minh Triết. Cuộc gặp gỡ này do văn phòng của cựu TNS Jim Webb dàn xếp. Ngoài ông, còn có một “Việt kiều” thứ hai. hành động đi đêm này của ông khiến cho một số người lâu năm trong Ban Chấp Hành của Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ (National Congress of Vietnamese Americans – NCVA) do ông làm chủ tịch đã rút tên ra khỏi tổ chức. Cho đến nay ông vẫn giữ kín vụ này, nhưng nhiều người cũng đã biết. Chúng tôi, những con dân của VNCH, yêu cầu ông xác nhận những sự kiện này và cho biết mục tiêu của buổi gặp gỡ và kết quả ra sao.
Trước đây, ô. Bích đã hợp tác với Chính Phủ VNCH lưu vong của cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn. Sau khi ô. Cẩn qua đời, ông Bích vẫn tiếp tục hoạt động với tổ chức này dưới sư lãnh đạo của các ông Nguyễn Văn Chức và Lý Tòng Bá. Xin ô. Bích cho biết kết quả của việc vận động vãn hồi Hiệp Định Paris của Chính Phủ VNCH lưu vong sau 4 năm làm việc và lý do nào ông lại tách ra lập thêm một chính phủ lưu vong thứ tư. Khi nào ông thành lập xong nội các để ra mắt người Việt và vận động chính giới quốc tế và đặc biệt Hoa Kỳ công nhận? Việc này phải thực hiện trước khi ông bàn đến chuyện vãn hồi Hiệp Định Paris.
Trân trọng cám ơn Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Bích.
Họp lại Hội nghị Paris? Khùng hết thuốc chữa!
Mấy lão già tâm thần gần đất xa trời nói nhảm! Cả thế giới biết Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris từ ngay sau khi chữ ký chưa khô nét mực(1973), nhưng các nước tham gia hội nghị ngay ngày ấy họ còn chẳng hơi đâu lên tiếng, họ mặc kệ 2 miền choảng nhau, kể cả tổng thống Mỹ cũng như quốc hội Mỹ không tăng viện trợ mà còn cắt viện trợ, không nhưng thế Kissinger còn than “Sao họ (VNCH) không chết lẹ cho rồi”, bây giờ sau 40 năm lại đòi họp lại.
Mấy lão già này không tâm thần thì cũng khùng, đến trẻ con cũng không thèm nghe. Nước nào sẽ đứng ra tài trợ (tốn kém hàng chục triệu đô-la) và với danh nghĩa gi để mời các nước đến họp trong khi chính phủ VNCH và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam VN đã bị xóa sổ? Giả thử, có một thằng điên nào đó viết giấy mời họp, nhưng chính phủ cộng sản Vn không trả lời và không đến họp thì làm gì nó. Mang quân đến đánh nó hả?
Nếu mấy lão khung kia đến Las Vegas đánh bạc, thua bài có đòi nhà cái xóa đi chơi lại hay không? Chuyện chính trị nói cứ như chuyện trẻ ranh chơi trò ú tim không bằng. Hiệp định Genève và Paris đã đi vào dĩ vãng và lịch sử của thế kỷ XX, nếu ai có khả năng bắt trái đất quay ngược lại thì hãy bàn đến chuyện tào lao này.
Trích bài chủ:…”Ông Khải viết sai sự thật chỉ vì ông muốn nhất quyết đả phá “ý tưởng phục hồi Hiệp định Paris” mà ông cho là “hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn”? Song sự thật có như thế không?
Kết luận của ông Nguyễn Ngọc Bích:…”Vậy thì ta đợi gì mà không lôi Điều 7b của Định ước quốc tế ra mà tìm cách vận động tái nhóm Hòa đàm Ba lê để phân định xem ai phải trái trong các vấn đề này?
Thiết tưởng các luật gia, trí thức, và các vị lãnh đạo cộng đồng người Việt tự do khắp thế giới nên dành thời giờ ra nghiên cứu cặn kẽ vấn đề này để rồi chúng ta có thể chung sức gây một phong trào toàn cầu đặt lại vấn đề trở về Hiệp định Paris 1973 và nêu Định ước quốc tế 1/3/1973 để đòi lại một tiếng nói chính đáng cho nhân dân miền Nam và lôi Hà Nội cũng như Bắc Kinh ra trước sự phán xét của nhân loại trong vấn đề Việt nam cũng như Biển Đông.”
Chỉ cần đọc tiền đề và kết luận của ông Bích ta cũng có thể suy ra được…“ý tưởng phục hồi Hiệp định Paris” khả thi hay là “hoang tưởng”?
Tôi không có ý kiến gì thêm để tránh ngộ nhận, nhưng quan điểm của tôi trước sau vẫn như một, như đã trình bày trong bài: “Phục hồi Hiệp Định Paris 1973: Hoang tưởng hay hiện thực? (của ông Nguyễn Quốc Khải)…và “Hiệp định hòa bình Paris và những “sự thật phũ phàng” (của ông Nguyễn Ngọc Bích).
Hòa đàm Paris, cả hai phía đều vi phạmLữ Phương (?)
Không hiểu vì sao ông Lữ Phương và “MTDTGPMNVN” của ông, cùng các lực lượng, tổ chức đã cùng với CS-Bắc Việt chống lại VNCH …không dựa vào những điều mà ông Bích nhắc trên đây để đòi “Phục hồi HĐ Paris 1973″…nhỉ?
Vì dù sao thì họ cũng là những người có tên trên bàn hội nghị, (bà Nguyễn Thị Bình của Chính-phủ cách mạng lâm-thời Cộng-hòa Miền Nam VN) vẫn còn sống, và đã bị csvn cho ra rìa, “chính phủ” của bà đã bị csvn khai tử!
Nói thì nói thế, nhưng họ cũng thừa biết rằng…để lâu cứt trâu hoá bùn, họ đã bị csvn lạm dụng và đánh lừa (để kịch bản của Hà Nội đuợc thực hiện), khi chiến tranh chấm dứt thì “nhiệm vụ” của họ cũng xong, “chính phủ” và tổ chức của họ bị dẹp bỏ xó bếp!…Chỉ còn biết than thở để tự an uỉ!
Tưởng rằng chiến đấu cho hoà bình
Cho tự do thống nhất Việt Nam
Nào ngờ…bị lạm dụng, bị lưa gạt
Để bây giờ mất đất, mất biển…và nhân dân phải khốn cùng!!!
Thôi đi cụ NNB ơi ! thế kỷ XXI rồi còn nói chuyện “trăng-cuội”.Nếu các cụ đặt lại vấn đề HĐ Paris 1973 với quốc tế thì ai nghe các cụ đây ??? Thế kỷ XXI nhiều chuyện “nóng” như SYRIA chưa giải quyết xong hơn 40,000 người dân vô tội chết nhưng quốc tế làm gì được tên độc tài Assad đâu…???.Giờ các cụ chỉ còn chút ‘sức khoẻ” cộng chút trí tuệ thì làm gì được TQ ở biển Đông ???.Thế giới thay đổi từng giây trong thế kỷ XXI và địa chính trị cũng thay đổi từng giờ.
Nếu các cụ lôi điều 7b của định ước quốc tế để tái nhóm hoà đàm Ba Lê phân định ai phải ai trái được tiểu bối ‘vô danh’ sẽ tự cắt cái đầu xin dâng các cụ bô lão chính trị VN ở hải ngoại.
Trọng kính.
Tiểu bối “vô danh tiểu tốt”.
Thưa Ông Bích:
Khâm phục và hoan nghênh ông đã mô lại Hồ Sơ VNCH bị bức tử. Đúng là chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để lật lại vụ án này, nhưng khổ nỗi là tổ chức nào đứng ra đảm trách việc này. Theo tôi nghỉ không một cá nhân hay một nhóm cá nhân nào có đủ tư cách pháp lý đẻ đứng đơn. Phải có một tổ chức rộng lớn như Ban Đại Diện Cộng Đồng Ti Nạn CS trên toàn Thế Giới, hoặc Ban Đại Diện Cộng Đồng trên toàn Liên Bang Hoa kỳ thì mới đủ uy tín và tính cách pháp lý. Chúng ta có thể nộp đơn lên Toà Án Quốc Tế hoậc Liên Hiệp Quoc dựa vào những dữ kiện ông vừa trình bày.
Là một người có uy tín và giao thiệp rộng, ông có thể liên lạc vơi một trong 2 Ban Đại Diện trên không? Mong việc làm của ông thành công, sau này Lịch Sử sẽ ghi tên ông.
Haòn toàn đồng ý và ủng hộ ý kiến này của người viết.
Ủy Ban Luật Gia Vãn Hồi Hiệp Định Paris 1973, Ủy Ban Bảo Vệ Dân Quyền, và Chính Phủ VNCH lưu vong (có ông Nguyễn Ngọc Bích ở trong đó), đã làm cả rồi, nhưng đều thất bại. Bây giờ ông Bích (75 tuổi) tách ra là thêm một chính phủ lưu vong nữa, cạnh tranh với ba chính phủ lưu vong kia, để vãn hồi Hiệp Định Paris. Quả thật, ông Bích phải là một người siêu việt.
Chỉ Một Ngày Là Lập Xong Chính Phủ Lưu Vong Nguyễn Ngọc Bích
Đào Nương
Saigon Nhỏ, số 1019
9-11-2012
Thứ Sáu tuần trước, có “Hội Nghị Diên Hồng” họp tại xóm Bolsa. Điều đặc biệt là, ngoài những “nhân sĩ” địa phương, còn có hai ông “trí thức thủ đô” Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Hữu Định đến từ Hoa Thịnh Đốn.
Theo bản tin tường thuật của ký giả Thanh Phong của Saigon Nhỏ thì “Hội Nghị Diên Hồng hải ngoại” diễn ra từ 12 giờ trưa đến khoảng 5 giờ chiều Thứ Bẩy ngày 27.10.2012 tại hội trường thành phố Westminster, 8200 Westminster Blvd, với khoảng 200 người tham dự. trong đó có một số sĩ quan QL/VNCH, ông Nguyễn Văn Lực, Chủ Tịch và bà Đặng Kim Trang, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng San Diego, và hầu hết các ứng cử viên gốc Việt đang tranh cử kỳ này.
Tuy thời gian vận động của “Hội Nghị Diên Hồng Bolsa” rất ngắn nhưng kết quả của [Hội Nghị] lại rất nhanh: chỉ trong một buổi chiều ông Nguyễn Ngọc Bích đã được bầu làm tân Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH. Trước 1975, danh xưng này là của ông Thiệu tương đương với chức vị tổng thống còn ông Kỳ là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tương đương với Thủ Tướng của miền Nam.
Phát ngôn nhân của Hội Nghị Diên Hồng (HNDH) Bolsa không phải là ông Hồ Văn Sinh mà là ông mục sư David Huỳnh. Ông mục sư thay mặt Ban Tổ Chức đọc diễn văn khai mạc, ông cho biết tình hình đất nước Việt Nam hiện nay “vô cùng bi thảm”. Ông nhắc lại Trung Công vi phạm Hiệp Định Paris 1973, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974), Trường Xa (1988) rồi ngang nhiên khoanh vùng chiếm cứ lãnh hải trên thềm lục địa VN mà đảng CSVN nhu nhược không dám lên tiếng hay phản ứng. Mục sư Huỳnh còn cho biết đã có 35,000 chữ ký trong Bản Tuyên Cáo yêu cầu Liên Hiệp Quốc và các nước thành viên đã ký tên trong Hiệp Định Paris 1973 tái họp Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam, nhằm trả lại sự thật lịch sử và công bằng cho Quân, Dân, Cán, Chính VNCH. Rồi không chờ đại hội biểu quyết, mục sư David Huỳnh đã đọc luôn cả Tuyên Cáo lẫn Nghị Quyết ngay sau bài diễn văn khai mạc của ông.
Thế rồi sau đó, HNDH Bolsa đi ngược lại phần trưng cầu dân ý “nên hòa hay nên chiến” của nhiều vị hiện diện như Phó Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ông Đoàn Hữu Định, cô Phạm Thị Diệu Chi. Thời buổi Internet nên ý kiến của những vị vắng mặt nhưng phát biểu trên Paltalk như Linh mục Phan Văn Lợi từ Việt Nam, ông Võ Đại Tôn từ Úc châu, ông Lê Ngọc Tùng từ Đức, GS Nguyễn Học Tập từ Ý, ông Ngô Ngọc Hiếu từ Anh quốc và cựu HQ Trung Tá Vũ Hữu San cũng được ghi nhận. Cuối cùng, ông Hồ Văn Sinh trình bầy giải pháp Chống Tầu Đuổi Cộng.
Thế rồi, chỉ một buổi chiều vàng (*), “Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH” đã được thành lập sắp theo số phiếu nhận được:
1. Ông Nguyễn Ngọc Bích
2. Ông Hồ Văn Sinh
3. Ông Đoàn Hữu Định và Mục sư David Huỳnh ngang phiếu.
Tuy nhiên Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH không dùng danh xưng Tổng Thống hay Phó Tổng Thống hoặc Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng nên Chủ Tịch là GS Nguyễn Ngọc Bích – Đệ Nhất Phó Chủ Tịch: ông Hồ Văn sinh, Đệ Nhị Phó Chủ Tịch: Ông Đoàn Hữu Định, Mục sư David Huỳnh chưa biết sẽ nắm giữ chức vụ gì trong Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH.
Sau cùng, để kết thúc HNDH Bolsa, tân “Chủ Tịch” của Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH Nguyễn Ngọc Bích phát biểu, cám ơn đồng hương tín nhiệm và tuyên bố sẽ tiến hành các Tuyên Cáo và Nghị Quyết do ông mục sư David Huỳnh đề ra khi khai mạc “Hội Nghị này.
Nhiều độc giả đọc xong bản tin về Hội Nghị Diên Hồng hải ngoại này trên nhật báo Saigon Nhỏ ngày Thứ Ba 30 tháng 10 thì không tin vì sự hiện diện của hai ông “trí thức thủ đô” là Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Hữu Định. Chả là vì đất Bolsa là đất địa linh nhân … liệt, nơi mà không ai cô đơn quá 3 ngày cũng không có cuộc tình nào kéo dài trọn 6 tháng kể cả những mối duyên tình … chính trị. Nhưng đó là chuyện người và việc của Bolsa. “Trí thức thủ đô” như ông Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Hữu Định nhập tịch xóm Bolsa hồi nào mà hành động thật y chang! Nhất là chuyện “lập chính phủ” thì la chuyện xưa như hồi dân tị nạn còn là bọn phản động phải tiễu trừ. Nay thì người Việt hải ngoại đã trở thành … khúc ruột ngàn dặm.
Sở dĩ Đào Nương tôi gọi hai ông Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Hữu Định là “trí thức thủ đô” bắt nguồn từ một câu trả lời phỏng vấn của ông tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng với báo Washington Post vào thập niên 90 của thế kỳ 20 là: Người Việt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn trí thức hơn Người Việt ở những vùng khác. Thế nhưng khi muốn nổi đình, nổi đám là các ông “trí thức thủ đô” lại phải mò về Thành Cam gió tanh mưa máu này. Những chuyện xử dụng danh xưng “to đùng” mà thực chất chẳng bao nhiêu là chuyện của những “chàng trai thủ đô” ví dụ như cái Nghị Hội Toàn Quốc [Người Việt tại Hoa Kỳ] chẳng hạn?
Đố ai biết gió ở đâu, gió hay đi vắng, khi nào có nhà … Người Việt hải ngoại mà tìm ra được những thành viên của Nghị Hội này thì khó khăn không thua gì … tìm gió qua câu hát ca dao trên.
Do đó việc lần này, ông “tân” chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH Nguyễn Ngọc Bích qua cái Hội Nghị Diên Hồng Bolsa có đến 300 “nhân sĩ” họp mặt trong một buổi chiều vàng thì quả thật là một thành công vượt bực. Ông Hồ già chỉ có le que vài đồng chí trong cái hang Pắc Pó còn làm nên chuyện lớn là thống nhất được cái nghèo, cái khổ của dân chúng hai miền Nam-Bắc còn được nữa là? Cũng phải ngợi khen các vị “nhân sĩ” hiện diện là sao mà các bác chọn đúng người thế? Ngày xưa vua nhà Trần họp Hội Nghị Diên Hồng để tìm người tài cứu nước. Ngày nay, Hội Nghị Diên Hồng Bolsa thì người triệu tập hội nghị lại cũng là … người hiền tài cả nước đi tìm, khỏi chọn đâu xa. Thế mới hay! Cũng may mà các “hiền tài” đều “khiêm nhường” chứ nếu không thì người Việt hải ngoại sẽ có thêm một ông tổng thống Nguyễn Ngọc Bích, một phó tổng thống Hồ Văn Sinh, hai thủ tướng Đoàn Hữu Định và David Huỳnh thì thật là xôm tụ. Mấy tháng nay, các hộp thư của người Việt hải ngoại tràn ngập các tin tức và bài viết “dư” khả năng trí tuệ của ông thủ tướng họ Đào. Đem quẳng vào hố spam cho rồi nhưng lâu lâu chúng vẫn tái sinh và đi lạc, “đọc không cười không phải là người tị nạn”. Cũng may là chính phủ chú Chánh dạo này đã tiêu tùng nên chúng ta cũng đỡ khổ …
Tóm lại, chỉ cần một buổi chiều là xong luôn tuốt tuồn tuột thành phần lãnh đạo. Cứu nước thì mấy “lãnh tụ” chập chạm nhưng lập chính phủ và chia ghế thì các ông này lại rất nhanh nhẹn. Chỉ cần một buổi chiều đã họp và bầu xong. Mấy ông “lãnh tụ” của Hội Nghị Diên Hồng Bolsa này lại theo … truyền thống của người tị nạn nhớ quê: chúng ta đã có lại hầu hết các bảng hiệu của miền Nam trước 1975 ở hải ngoại: phở Pasteur, nhà hàng Thanh Thế, bò Bẩy Món Ánh Hồng, Bún Mắm Châu Đốc … Tại sao lại không thể có một Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH? Ông Bùi Diễm vừa “đăng ký” Đại Việt Cách Mạng Đảng thành một tổ chức bất vụ lợi – a non-profit organization – tại tiểu bang Texas một tháng trước khi những đảng viên Đại Việt Cách Mạng kỳ cựu không đồng ý với ông Bùi Diễm tổ chưc đại hội của Đại Việt Cách Mạng Đảng tại đây. Sau đó, nhóm Bùi Diễm kiện các các đảng viên kỳ cựu này ra tòa về tội “dám” xử dụng danh xưng này. Vụ này sẽ ra tòa án tại Houston vào tháng 1 năm tới, hứa hẹn sẽ cười ra nước mắt cho những người con Đại Việt chính thống.
Đào Nương tôi cũng vừa được một người cho báo Xuân con Rồng của tạo chí “Cách Mạng”, diễn đàn dân chủ của Đại Việt Cách Mạng Đảng của phe Bùi Diễm. Chủ nhiệm kiêm chủ bút của tạp chí này ghi tên là Nguyễn Thái Học! Thiển nghĩ ngay cả khi đây là tên thật của cha mẹ đặt cho thì người của Đại Việt cũng nên chọn một biệt hiệu khác thay vì dung tên của đảng trưởng Nguyễn Thái Học của Việt Nam Quốc Dân Đảng như thế. Một chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ cho thấy nhân cách của người làm “cách mạng” thời nay. Thật là tủi hổ khi nghĩ đến tiền nhân!
Ai dám bảo cộng đồng Người Việt tị nạn là Cộng Sản là … lão lai, tài tận. Hai ông Bùi Diễm và ông Nguyễn Ngọc Bích là hai “lãnh tụ” của Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ từ 30 năm nay, đồng thời là hai “chủ chốt” cho nghi án tập thơ Vô Đề. Ông Nguyễn Ngọc Bích đem đăng ký với thư viện Hoa Kỳ để biến tập thơ Vô Đề thành “tác phẩm Hoa Địa Ngục của ông Nguyễn Chí Thiện”. Do đó, không biết danh xưng Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH có được đăng ký làm của riêng chưa? Để từ nay, “đứa” nào dám đụng tới danh xưng này thì ông sẽ mang họ ra tòa như Đại Việt Cách Mạng Đảng đã trở thành một non-profit organization của tiểu bang Texas? Tiện thể, xin các ông “trí thức thủ đô” như Bùi Diễm, Nguyễn Ngọc Bích còn chờ gì mà không đăng ký danh xưng ‘đảng cộng sản Việt Nam” với chính phủ Hoa Kỳ? Để từ nay về sau, “thằng” Việt Cộng nào đến nước này mà xử dụng danh xưng này thì các ông sẽ mang chúng ra tòa luôn một thể?
Có điều người dân tị nạn vẫn cổ võ điều thắc mắc: không hiểu các bác “trí thức thủ đô” hiện nay không 80 thì cũng tròm trèm 80 cả rồi. Các “bác” lập chính phủ hay đảng trưởng là vì muốn đem sức già ra phục vụ cho quê hương? Hay các “bác” phải làm theo lệnh chủ? Cứ nhìn lại mà coi? Ông Trần Thiện Khiêm ngậm miệng từ 35 năm, thế mà đùng một [cái] “ngài” phải về Thành Cam họp báo, khuyên dân tị nạn “thông cảm” với Việt Cộng để nghe thiên hạ “kháo nhau”: đồ chó có chủ. Chủ bảo thì phải ra, chủ bảo sủa thì phải sủa? Chủ bảo sủa hướng nào là phải quay đầu về hướng đó? Lão lai tài tận? Lưu hương coi bộ khó hơn là lưu xá rất nhiều!
Nếu nói theo kiểu ký giả Bill Maher của chương trình Real Time trên đài HBO về ông Mitt Romney: ông Romney đắc cử hay không thì cũng đều bất lợi cho ông. Nếu ông Mitt Romney đắc cử, nước Mỹ sẽ phải sống với những vấn nạn của ông triệu phú già, không biết làm gì với gia tài của mình nên ra ứng cử tổng thống. Nếu ông Mitt Romney thất cử, những diễn viên hài (comedian) như Bill Maher sẽ mất đi một đề tài bất tận để đề cập tới. Tương tự trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nếu quí vị “bô lão lãnh đạo” đoàn kết thì người Việt hải ngoại chắc gì đã có nhiều hội đoàn, tổ chức, nhiều chính phủ như hiện nay. Và những người viết phiếm như tôi lấy đâu ra đề tài để viết!
Theo những gì ông Nguyễn Ngọc Bích trình bày trên đây thì việc thành lập một “chính phủ lưu vong” để phục hồi lại HĐ Paris 1973 coi bộ dễ hơn lập một gánh hát nhiều.
Chịu các bố thật, đã đùa dở lại còn dai nữa chứ!