WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

40 năm sau một cuộc phản bội

Hôm rồi, anh Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang gọi cho tôi từ Na uy để hỏi về Hiệp định Paris “kết thúc chiến tranh Việt nam” cách đây gần 40 năm. Sở dĩ anh muốn hỏi tôi vì lúc đó anh còn nhỏ quá, không nhớ bao nhiêu tuy anh biết đó là một quả lừa, một cú phản bội nhân dân VN, nhất là đối với Việt nam Cộng hoà.

Tôi bảo, muốn biết rõ hơn, có lẽ anh nên gọi cho cụ Bùi Diễm, bởi cụ là một chứng nhân, người có trực tiếp dự cả hai hội nghị về chiến tranh Việt Nam, Hội nghị Đình chiến Genève 1954 chia đôi đất nước VN ở vĩ tuyến 17 và Hoà đàm Ba lê (Paris Peace Talks) từ năm 1968 đến lúc kết thúc vào ngày 27/1/1973.

Tuy nhiên, về những nét chính thì tôi cũng có thể cung cấp được một số tin tức và nhận định mà tôi mong là có cơ sở cho anh. Xong tôi hỏi lại anh:
“Tại sao anh lại quan tâm?” Anh cho tôi biết, ở Na-uy người ta vẫn thắc mắc về Hiệp định Hoà bình Ba lê bởi năm đó, Giải Nobel Hoà bình đã được trao cho hai người thương thuyết chính ở Hoà đàm Ba lê, ông Kissinger về phía Mỹ và ông Lê Đức Thọ về phía CS Hà Nội. Tuy Giải Nobel Hoà bình là tiền của Thụy điển nhưng ban tuyển chọn, để cho được khách quan và (may ra) công bằng lại được quyết định bởi một ủy ban Na uy chọn lựa. Vì thế mà khi giải được “trao nhầm cho tướng cướp” thì Na Uy cũng cảm thấy mình có trách nhiệm, một trách nhiệm mà đến giờ họ vẫn chưa rửa hết vết nhục là đã chọn sai.
20130107143548_2

Vì thế nên tôi cho trở lại xét về Hoà đàm Paris và hiệp định kết thúc nó không phải là một việc làm vô ích.

Cùng một suy nghĩ

Không chỉ một mình tôi nghĩ thế mà nhiều người khác cũng có cùng một ý tưởng với tôi. Sớm sủa nhất có lẽ là một bài của ông Nguyễn Quốc Khải gởi cho Đài RFA (Á Châu Tự Do) vào ngày 17/12/2012 mang tên “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973,” theo đó ông cho rằng Mỹ đã hy sinh quyền lợi của VNCH từ những năm 1971-72 khi ông Nixon muốn “đi đêm” với TrungCộng để đánh Nga (tức Liên-Xô). Dựa vào những trao đổi giữa ông Kissinger và ông Nixon với hai ông Mao và Chu Ân-lai mà sau này được bạch-hoá, ông Khải cho rằng Mỹ đã dụng tâm bỏ miền Nam ngay từ những ngày đó.

Bỏ ra ngoài những “còm” (“comments”) khá nặng nề mà người ta đã dành cho ông, từ cả trong nước lẫn ngoài này, tôi đã tìm cách phản-bác luận-cứ của ông dựa vào một số sự thật khó phủ-nhận, đó là:

1/ Cần phân biệt giữa ông Kissinger và ông Nixon. Ông K là người gốc Do-thái, có khá nhiều định kiến và ác cảm đối với VNCH (đặc biệt với ông Thiệu và Hoàng Đức Nhã) nên sẵn sàng coi nhẹ quyền lợi của quân dân miền Nam khi đặt lên bàn cân với quyền lợi sống còn của Israel, một đồng minh cốt yếu của Mỹ ở Trung Đông.

Ông Nixon, trái lại, không có quan niệm miệt thị đối với VNCH nên ông tin tưởng (một cách khá thành thật) là chính sách “Việt Nam hoá” chiến tranh của ông sẽ thành công hay ít ra cũng “mua” được hoà bình cho Mỹ (đem hết lính Mỹ về) và để lại cho VNCH một cơ hội sống còn.

2/ Ngay sau khi ông thắng nhiệm kỳ 2 vào Tòa Bạch Ốc (1969-1973), ông đã đem thực hiện tức thì chính sách “Việt nam hoá” của ông qua những giai đoạn:

- Rút từng phần (một cách đáng kể) quân đội Mỹ về

- Gặp ê-kíp hai ông Thiệu-Kỳ ở Midway (ngày 8/6/1969) để bàn về chuyện rút quân Mỹ và tăng cường tiềm-lực cho VNCH (cả về mặt quân sự lẫn dân sự)

- Phản công Cộng sản sau khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gần như bị kiệt quệ sau các trận Mậu thân (Tết rồi tháng 5 và tháng 8/1968) và các cơ sở của Việt-cộng ở Miền Nam hầu như bị lộ tẩy toàn bộ, qua các chiến dịch như chiến dịch Phụng Hoàng.

- Yểm-trợ cho VNCH thực hiện chương trình “Người cày có ruộng” (1970).

- Để thử lửa khả năng của Quân đội VNCH, đồng ý cho quân ta đánh thần tốc sang Cao Miên (mà không có bộ binh Mỹ tham dự) vào năm 1970.

- Tiếp nối là chiến dịch Lam sơn 719 sang Hạ Lào (tháng 2/1971, tuy không thành công và phải rút lui song nhờ đó chúng ta cũng đã khám phá được ra khả năng của đối phương về mặt chiến xa và hoả tiễn phòng không, nhờ vậy mà…)

- Mùa Hè đỏ lửa đã kết thúc bằng cuộc chiến-đấu phi thường và anh dũng của Quân lực VNCH đánh bật CS ra khỏi An lộc (một trận được so sánh với trận Stalingrad chống chặn Hitler trong Thế-chiến II), đánh bại chúng ở Kontum và chiếm lại được Cổ-thành Quảng-trị vào tháng 9/1972.

Dựa trên những chiến tích như vậy, Nixon có quyền tin là nếu Mỹ giữ lời hứa cung cấp đầy đủ súng ống và quân cụ cho VNCH thì Quân lực VN sẽ đủ sức bảo vệ được miền Nam.

3/ Vấn-đề là vụ Watergate đã tê liệt hóa chính quyền Nixon và Quốc hội Mỹ dựa vào đó để bó tay ông qua những quyết định như:

- Luật về Quyền Chiến tranh (War Powers Act, 3/11/1973) tuyệt đối cấm Mỹ trở lại chiến trường Đông dương, kể cả không được yểm trợ không lực cho VNCH

- Cắt viện trợ cho VNCH “từ 2,2 tỷ Mỹ-kim cho tài-khoa 1973 [xuống] 1,1 tỷ Mỹ kim cho tài khóa 1974 và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975″ (theo những con số do chính ông Khải cung cấp) trong khi Liên Xô và Trung Cộng thì tăng viện trợ của họ cho Hà-nội theo hướng ngược chiều.

Tóm lại, chính Quốc hội Mỹ, dưới áp lực nặng nề của các thành phần phản chiến và của một nền báo chí nhất quyết chủ bại, đã âm thầm tiếp tay cho ông Kissinger thương thảo một hiệp định “hoà-bình” giả mạo (như cho phép quân xâm lược Bắc Việt để lại 150 nghìn quân ở miền Nam) và “đâm sau lưng” các chiến sĩ mà trên danh nghĩa là “đồng-minh” VNCH.

Đâu là sự thật?

Ông Khải viết sai sự thật chỉ vì ông muốn nhất quyết đả phá “ý tưởng phục hồi Hiệp định Paris” mà ông cho là “hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn”? Song sự thật có như thế không?

Để thấu hiểu vấn đề, thiết tưởng ta không nên lỏng lẻo quá trong cách dùng và hiểu chữ nghĩa của ta. Ta nên nhớ giữa hai hiệp định về Việt Nam thì một, Hiệp-định Genève 1954, chỉ là “Hiệp-định đình chiến” (“Cease-fire Agreement”) còn Hiệp-định Paris 1973 trong tên đầy đủ của nó là “Hiệp-định Hoà-bình Paris” (“Paris Peace Agreement”). Ta không cần phải là nhà ngôn ngữ học cũng có thể trông ra đây là hai hiệp định (và hai quan niệm) rất khác nhau về trong căn bản.

Mặc dầu sự khác biệt là rõ ràng như vậy, trong báo Hành chánh miền Đông, “tiếng nói của Hội Cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh miền Đông Hoa Kỳ,” số Xuân Quý Tỵ (năm 2013) vừa mới ra lò, một tác giả thường viết khá thận trọng, ông Trọng Đạt, vẫn mở đầu như sau: “Sau bốn năm đàm phán, Hiệp định ngưng bắn chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 tại Paris” làm mất hẳn ý nghĩa của sự khác biệt căn-bản nói trên.

Theo chính ông Trọng Đạt thì Hiệp định nói trên gồm 8 chương: “Chương I – Chủ quyền, thống nhất; Chương II – Chấm dứt chiến sự, rút quân; Chương III – Trao trả tù binh; Chương IV – Hội đồng hòa giải dân tộc; Chương V – Thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào; Chương VI – Ủy ban liên hợp quân sự; Chương VII – Đối với Miên, Lào; Chương VIII – Quan hệ VNDCCH và Mỹ.”

Vẫn theo ông Trọng Đạt thì “trên thực tế chỉ có một số điểm chính hai bên đã thương thuyết như sau:

“- Mỹ rút quân.
“- Trao trả tù binh.
“- Lật đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu [mà sau không thành.- NNB chú]
“- Việc thành lập chính phủ Liên hiệp.
“- Lập Hội đồng hòa giải dân tộc.
“- Bắc Việt rút khỏi miền Nam.”

Như vậy, dù theo những tên chính thức của các chương trong Hiệp định hay đi theo những điểm phân tích của ông Trọng Đạt thì vấn đề “ngưng bắn” chỉ chiếm có một phần tương-đối khiêm tốn trong Hiệp định mà thôi: Các chương II, III và VI, tức chỉ 3 trong 8 chương của Hiệp-định; và 2 trong 6 điểm theo cách phân-tích của ông Trọng Đạt.

Nói thế để cho thấy là dù Mỹ và VNCH (bởi vì VNCH có ký vào Hiệp định Paris, khác với trường hợp của Hiệp định Genève) có “nhượng bộ để quân đội Bắc Việt được ở lại” miền Nam, chính Bắc Việt cũng đã xé bỏ hết những phần còn lại của Hiệp-định Hoà-bình này, một hiệp định mà chính tay họ ký với sự đảm bảo của quốc tế ít lâu sau đó với “Định ước quốc tế” bảo đảm việc thi hành Hiệp định Hoà bình Paris về Việt-nam (mà tên chính thức là “Act of the International Conference on Viet-Nam” ký ngày 1/3/1973 cũng ở Paris do 12 quốc gia với sự chứng kiến của ông Tổng thư ký Liên-hiệp-quốc).

Do vậy nên ta mới có thể nói đến việc trở lại Hiệp định Paris 1973!

Vì trừ phi ta xem và có thể gọi được Hiệp định Paris 1973 và Định ước quốc tế kèm theo sau đó là một mớ giấy lộn, ta không thể nào phủ nhận được đây là những văn kiện ngoại giao có giá trị cam kết bởi các quốc gia có đại diện ký tên vào đó.

Đâu là những cam kết của các nước?

Thưa, ngay từ câu mở đầu (Preamble) “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” [NNB nhấn mạnh], ta đã thấy là Hiệp định có “mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới.” [NNB nhấn mạnh]

Điều 1 nhắc lại:Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.” [NNB nhấn mạnh]

Chương IV mang tên “Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam” trong đó có ghi nơi Điều 9a: “Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng” và Điều 9b: “Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.” [NNB nhấn mạnh]

Điều 11 của cùng chương nói: “Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:

“- Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

“- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do họat động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.”

Còn nhiều cam kết khác nữa trong phần còn lại của Hiệp định, tỷ như Chương V chủ trương trong việc “thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào,” nhưng ta chỉ cần hỏi: Hà-nội đã tôn trọng được bao nhiêu phần trong các điều cam-kết trên đây?

Hà Nội đã tôn trọng “quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam… thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế” chưa?

Hà-nội, qua các chính sách như lùa cả triệu người đi gọi là “học tập cải tạo” mà chính thật là tập trung tù tội, rồi đổi tiền, đánh tư sản, lùa hàng triệu dân ra biển v.v. thì có thể nói được là không “trả thù và phân biệt đối xử” được không?

Còn nói về các thứ tự do dân chủ thì Hà Nội không thực hiện được tới một phần trăm, phần nghìn những tự do được nêu trên đây!

Vậy thì hỏi tức là trả lời! (Tôi xin nhờ cả ông Nguyễn Quốc Khải trả lời giùm Hà Nội!)

Chúng ta có chỗ để khiếu nại không?

Thưa có, đó là giá trị của Định ước quốc tế nhằm đảm bảo “các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam cũng như quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.” (Câu này được nhắc lại trong cả Điều 4 và Điều 5 của Định ước quốc-tế 1/3/1973. NNB nhấn mạnh)

Những đảm bảo này không phải là những đảm bảo tầm phào khi ta biết là Định ước ngày 1/3/1973 đã được ký bởi ngoại trưởng của các quốc gia sau đây, trong đó có đầy đủ ngũ cường “với sự hiện diện của ông Tổng thư ký Liên-hiệp-quốc” (“in the presence of the Secretary-General of the United Nations”):

1/ Ngoại-trưởng William P. Rogers ký nhân danh Hoa-kỳ
2/ Ngoại-trưởng Maurice Schumann ký nhân danh Cộng-hòa Pháp
3/ Bà Nguyễn Thị Bình nhân danh Chính-phủ cách mạng lâm-thời Cộng-hòa Miền Nam VN
4/ Ngoại-trưởng Janos Peter ký nhân danh Cộng-hòa Nhân-dân Hung-ga-ri
5/ Ngoại-trưởng Adam Malik ký nhân danh Cộng-hòa In-đô-nê-xi
6/ Ngoại-trưởng Stefan Olszowki ký nhân danh Cộng-hòa nhân-dân Ba-lan
7/ Ngoại-trưởng Nguyễn Duy Trinh ký nhân danh Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa
8/ Ngoại-trưởng Alec Douglas-Home ký nhân danh Anh-quốc và Bắc Ái-nhĩ-lan
9/ Ngoại-trưởng Trần Văn Lắm ký nhân danh Việt-nam Cộng-hòa
10/ Ngoại-trưởng Andrei A. Gromyko ký nhân danh Liên-Xô
11/ Ngoại-trưởng Mitchell Sharp ký nhân danh Canada
12/ Ngoại-trưởng Chi Peng-fei (Cơ Bằng-phi) nhân danh Cộng-hòa Nhân-dân Trung-quốc

Và nếu những chữ ký này không phải là những chữ ký tầm phào, vô giá trị thì ta có quyền trở lại với các quốc gia này và hỏi: “Quý Vị đã làm gì khi đã có những vi phạm trắng trợn Hiệp định Hòa bình Paris 1973″ như đã liệt kê ở trên trong trường hợp Bắc Việt (giờ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN)?

Còn trường hợp Trung Cộng thì với cuộc xâm lăng Hoàng Sa vào năm 1974 và Trường Sa vào năm 1988 thì rõ ràng là Trung Cộng đã không tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH (vi phạm Điều 1 của Hiệp-định Hòa-bình Paris ngày 27/1/1973 và Điều 4-Điều 5 của chính Định-ước quốc-tế mà ông Cơ Bằng-phi đã đặt bút cam-kết tôn trọng).

Điều 7 Định ước quốc tế

Điều 7 của Định ước quốc tế ngày 1/3/1973 ghi:

“(a) Trong trường hợp xảy ra một sự vi phạm Hiệp định và các Nghị định thư, đe dọa hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lạnh thổ của nước Việt Nam, hoặc quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam, các bên ký kết Hiệp định và các Nghị định thư, mỗi bên sẽ tự mình hoặc bằng hành động thống nhất, trao đổi với các bên khác ký kết Định ước này, để xác định những biện pháp cần thiết để giải quyết.

“(b) Hội nghị Quốc tế về Việt Nam sẽ được họp lại khi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hoa Kỳ thay mặt cho các bên ký kết Hiệp định (3) cùng yêu cầu, hoặc khi có sáu, hoặc hơn sáu bên ký kết Định ước này, yêu cầu.”

Thế thì có phải rõ ràng là khi có những vi phạm Hiệp định Hòa bình Paris 1973 như ta đã thấy (1) trong vụ tấn công bằng vũ lực để xâm chiếm miền Nam (chiến-dịch Hồ Chí Minh), rồi (2) các hành động trả thù dã man, chưa kể là (3) từ 1975 đến nay không hề có tổng tuyển cử ở miền Nam “với quốc-tế giám-sát” để cho nhân-dân miền Nam được quyền tự-quyết chế-độ chính-trị của mình, và (4) không có một quyền tự do dân-chủ nào được tôn trọng ở miền Nam, thì ta đã có Điều 7b của Định ước quốc tế để tài phán về những vi phạm đó không?

Trường hợp Trung Cộng vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của miền Nam như trong hai vụ đánh chiếm Hoàng sa 1974 và Trường sa 1988 cũng thế! Chính Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7 năm 2011 cũng đã phải ra trước Quốc hội Việt Nam ở Ba Đình để nhắc lại tới ba lần Hoàng Sa Trường Sa là thuộc chủ quyền của “Việt-nam Cộng-hòa.”

Vậy thì ta đợi gì mà không lôi Điều 7b của Định ước quốc tế ra mà tìm cách vận động tái nhóm Hòa đàm Ba lê để phân định xem ai phải trái trong các vấn đề này?

Thiết tưởng các luật gia, trí thức, và các vị lãnh đạo cộng đồng người Việt tự do khắp thế giới nên dành thời giờ ra nghiên cứu cặn kẽ vấn đề này để rồi chúng ta có thể chung sức gây một phong trào toàn cầu đặt lại vấn đề trở về Hiệp định Paris 1973 và nêu Định ước quốc tế 1/3/1973 để đòi lại một tiếng nói chính đáng cho nhân dân miền Nam và lôi Hà Nội cũng như Bắc Kinh ra trước sự phán xét của nhân loại trong vấn đề Việt nam cũng như Biển Đông.

Viết xong vào đêm 6/1/2013

Đồng-xuân, Bang Trinh-nữ, Hoa-kỳ-quốc

© Nguyễn Ngọc Bích

© Đàn Chim Việt

45 Phản hồi cho “40 năm sau một cuộc phản bội”

  1. Lê Dân Việt says:

    @ bạn Trung Kiên,
    Trích ý kiến của bạn Trung Kiên:

    “Thiển nghĩ, đả kích ông Bích thì không nên. Nhưng góp ý kiến hoặc nói lên nhận định của mình thì rất nên CÓ!

    Phục hồi HĐ Paris 1973 là điều có khả thi không?
    Nếu CÓ…dẫn chứng?
    Nếu KHÔNG, tại sao?”

    Thưa bạn TK, tôi rất quý mến những ý kiến đóng góp của bạn trên diễn đàn này. Tuy nhiên, tôi thấy bạn quá thiên vị và bảo lưu những thiên kiến của bạn, và cho rằng bạn luôn luôn đúng, còn ai nói ngược với bạn là sai. Tôi nhớ không lầm thì đã có lần tôi nói trong chính trị không có bạn mãi mãi và cũng không có kẻ thù truyền kiếp. Thế giới không chỉ có hai mầu trắng đen, mà còn muôn mầu khác gần như pha trộn lẫn nhau để tạo ra một xã hội hài hoà.

    Thiết nghĩ trong bài này, ông NNB đã đưa ra được mấy điểm mà chúng ta có thể áp dụng được để vận dụng ngoại giao cho tiến trình gỉai thể độc tài CS, hiệp thông sức mạnh toàn dân cứ quốc. Chẳng hạn:

    Preable của hiệp định Paris:

    “Hiệp định có “mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới”

    Điều này nói rõ rằng: ” Nhân dân Iệt nam nói chung được hưởng quyền dân tộc cơ bản, và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt nam” bất luận là dưới bất kỳ thể chế nào, và phải được thực thi qua điều 7 của hiệp định như sau:

    “(a) Trong trường hợp xảy ra một sự vi phạm Hiệp định và các Nghị định thư, đe dọa hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lạnh thổ của nước Việt Nam, hoặc quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam, các bên ký kết Hiệp định và các Nghị định thư, mỗi bên sẽ tự mình hoặc bằng hành động thống nhất, trao đổi với các bên khác ký kết Định ước này, để xác định những biện pháp cần thiết để giải quyết.

    “(b) Hội nghị Quốc tế về Việt Nam sẽ được họp lại khi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hoa Kỳ thay mặt cho các bên ký kết Hiệp định (3) cùng yêu cầu, hoặc khi có sáu, hoặc hơn sáu bên ký kết Định ước này, yêu cầu.”

    Như vậy, trong điều 7b, dường như hiệp định đã tiên liệu VNCH không còn tồn tại sau đó, mà chỉ có Việt nam Dân chủ Cộng hoà (CSVN ngày nay) và Hoa kỳ sẽ thực thi hiệp định nếu như một khi những điều khoản của hiệp định không được tôn trọng. Như vậy rõ ràng là hai chính phủ này có trách nhiệm thự thi hiệp định Paris. Với sức mạnh của lá phiếu của người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ, nếu cộng đồng người Việt hợp chung lại vận động quốc hội và chính phủ Hoa ky áp lực VNCS phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt nam qua việc bầu cửa tự do có sự giám sát của liên hiệp quốc, thí có thực thi được hay không. Rõ ràng là được, vậy hoang tưởng ở chỗ nào? Như vậy, việc thực thi hiệp định Paris có nhất thiết phải dựng lại VNCH hay không? Theo tôi thì không. Chỉ cần Cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là tại Mỹ vận động làm sao để chính phủ Hoa kỳ buột VNCS thực thi hiệp định Paris là đủ rồi.

    Một khi miền Nam được bầu cử tự do để cử đại diện chân chính và hợp pháp ở quốc hội dù là quốc hội của CS đi chăng nữa, với số đông tiếng nói chân chính của dân miền Nam và những người CS chân chính, yêu nước thực sự hợp lại thì một chính phủ đa đảng sẽ hình thành tạo ra một thể chế có thể kết hợp sức mạnh dân tộc để chống ngoại bang mà cụ thể là giặc Tầu đang chiếm Hoàng sa và Trường sa của Việt nam có được hay không? Rõ ràng là được.

    Nói tới đây, tôi sực nhớ đã góp ý rằng hãy coi việc vận động tái xét là hiệp định Paris như một mũi nhọn vận động ngoại giao để tiếp sức cho lộ trình chunglà giải thể độc tài CSVN, phục hưng đất nước, quả không quá đáng.

    Thú thật với bạn tôi không phải “fan” của ông NNB, ông ta cũng chẳng biết tôi là ai. Tôi chỉ là một hạt cát muốn dính vào những viên gạch lót đường cho công cuộc chung mà thôi. Nhưng phải nói lời công đạo mà thôi.

    Ở trên diễn đàn này, những người bỏ chút thời gian mọn để tranh luận với lũ CAM, là những người có lòng với đất nước và dân tộc. Cho dù, cách nói và ngôn ngữ họ sử dụng có khác ta, nhưng biết đâu những câu chửi thậm tệ mới có thể khai hoá được lũ CAM chỉ biết còn đảng còn mình. Bạn đừng cho những người đó ( trong đó có tôi) là vô văn hoá, côn đồ mới có thể ” đá đít, bạt tai”, còn trí thức thì không thể nói điều đó. Dù lời nói dung tục nhưng đó là ngôn ngữ chung, tuỳ theo cách sử dụng có đúng lúc, đúng chỗ hay không mà thôi. Nếu nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ có những tác dụng ngang nhau như những câu triết lý của danh nhân.

    Vài dòng trao đổi cùng bạn, nếu có gì “phạm thượng”, xin bạn rộng lượng hải hà.

    • Trung Kiên says:

      Bạn Lê Dân Việt thân mến

      Cám ơn Bạn đã bỏ công sức viết một góp ý phản hồi dài như trên.

      Thưa Bạn, lập trường và quan điểm luôn luôn đi sát với nhau. Lập trường CHỐNG CỘNG giữa TK và các Bạn chắc là không khác, nhưng quan điểm về việc “Phục hồi HĐ Paris 1973″ xem ra khá khác biệt. Điều này cũng chỉ là bình thường, phải không Bạn?

      Thiết tưởng đóng góp ý kiến xây dựng là điều rất đáng quí, nó cung cấp cho ta nhiều ý tưởng, suy nghĩ, để cân nhắc, hầu tím ra phương án hữu hiệu hơn trong việc loại trừ csvn và xây dựng DÂN CHỦ trên quê hương VN!

      Những ý kiến tán đồng hay phản biện do đó cũng chỉ là chuyện bình thường, không vì thế mà cho là “bàn ra”, hay nặng lời…hoặc bất bình với nhau (như một số người đã tỏ thái độ!). Đó là điều rất đáng tiếc, thiếu dân chủ!

      Trước sau như một, đối với TK thì…Việc “phục hồi HĐ Paris 1973 để tái tạo VNCH là điều bất khả thi, cho dù ông Bích mới viết thêm bài “Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó? …cũng không có gì mới mẻ !

      Ông Bích nhắc đến đề nghị “trưng cầu dân ý” của ông Đỗ Nam Hải để củng cố cho lập luận của mình. Nhưng theo TK thì ý tưởng của ông Đỗ Nam Hải tuy đã khó, nhưng vẫn có thể thực hiện được, nếu mọi người cùng quyết tâm đấu tranh như thế…

      Một điều cần phải khẳng định; TK cương quyết chống chế độ độc tài csvn, nhưng không chống người cộng sản một khi họ đã phản tỉnh, rời bỏ hàng ngũ csvn, hoặc là đứng về phía nhân dân để đấu tranh cho DÂN CHỦ – TỰ DO!

      Tái phục hoạt VNCH để đất nước phải cắt chia một lần nữa, hay xây dựng một nền DÂN CHỦ trên cả nước “Việt Nam thống nhất”…điều nào khả thi và có lợi hơn?

      Đấy là chưa kể việc “phục hồi HĐ Paris 1973″ để phục hoạt lại VNCH…là điều không tưởng…(vì không có lực)!

      Hãy nhìn sang nước Syria, mặc dù quân nổi dậy với sức mạnh quân sự và được LHQ cũng như thế giới hỗ trợ, thế mà đến nay cuộc chiến vẫn kéo dài và bao mạng người đã phải ngã xuống!

      Syria: nổ đại học, hơn 80 người chết!

      Xin lỗi, trên đây chỉ là suy nghĩ riêng của TK. Mong Bạn thử suy nghĩ và cân nhắc lại xem. Không thực lực mà chỉ dựa vào quốc tế thì có thể làm được gì ???….

      • Lê Dân Việt says:

        @ bạn TK,

        Bạn có quyền bảo lưu quan điểm của bạn, nhưng rất tiếc là bạn không phản biện được những gì tôi đưa ra trong góp ý của tôi. Thật là đáng tiếc.

        Có nhiều khi tôi thấy ý kiến của bạn có xây dựng, nhưng cũng nhiều khi thấy bạn cũng chỉ biết hô khẩu hiệu.

        Làm sao bạn cứ khẳng định rằng ” Không có thức lực mà chỉ dựa vào quốc tế thì có thể làm được gì?’ Bạn muốn nói cái gì ở đây? Ai không có thực lực? Có ai mới khởi nghiệp là có thực lực được ngay đây?

        Bạn chê người khác không có thực lực, Vậy chỉ có bạn mới có thực lực hay sao? Và thực lực của bạn để ở đâu chỉ cho mọi người thấy thực lực của bạn để mọi người quy tụ theo bạn.

      • Trung Kiên says:

        Chào bạn Lê Dân Việt

        Khác biệt giữa hai chúng ta là: Bạn quá tin vào những gì đã được ký kết trên giấy, còn TK thì căn cứ vào SỰ THẬT, (thực tế với những gì đã xảy ra)!

        Nếu chế độ VNCH còn tồn tại…thì việc đòi “phục hồi HĐ Paris 1973″ tuy khó, nhưng vẫn còn hi vọng, nhưng thực tế hiện tại ra sao?

        TK không “chê người khác không có thực lực“, mà chỉ muốn nói rằng chúng ta không có đất dụng binh, không có sức mạnh quân đội, không có tổ chức hệ thống = thực lực (là thế).

        Hẹn gặp bên bài mới; “Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó? “.

        Thân mến.

      • Lê Dân Việt says:

        @TK,

        Tôi thật thất vọng khi bạn nói “Bạn quá tin vào những gì đã được ký kết trên giấy,còn TK thì căn cứ vào SỰ THẬT.”

        Như vậy theo bạn những hiệp định hay hiệp ước quốc tế, chỉ là trên giấy, không cần phải tôn trọng hay sao. Có nghĩa là cứ việc nói một đằng làm một nẻo hay sao??? Vậy thì bầy đặt ký kết hiệp định hiệp ước để làm gì, để lường gạt thiên hạ hay sao?

        Tôi chỉ dựa trên điều khoản của hiệp định Paris mà diễn giải ( như trên) để tranh luận giữa hoang tưởng ( theo như bạn theo hùa khảng định với ông NQK) còn tôi thì cho là khả thi trong khuôn khổ vận động ngoại giao giúp ích cho đại cuộc giải thể độc tài CSVN.

        Bạn hãy đọc kỹ ý kiến của tôi, đã phân tich ở trên, ngay lúc ky hiệp định Paris, dường như đã có sự sắp đặt ngầm, sẽ không còn VNCH sau đó, nên điều 7b chỉ nói đến chủ VNDCH ( CSVN ngày nay) và Chính phủ Hoa kỳ sẽ kêu gọi một hiệp đinh khác nếu có một bên nào vi phạm hiệp uớc này. vÌ vậy có cần thiết phải dựng lại một VNCH và MTGPMNVN mới có thể thực thi hiệp định Paris hay không rõ ràng là không. Bạn đừng lứu kéo chuyện này vào cuộc tranh luận làm loãng vấn đề: Hoang tương hay hiện thực.

        Khi tranh luận về hiệp định Paris, mà bạn không tin vào những gì đã ký kết trên giấy tờ thì bạn muốn tranh luận về cái gì? Đừng phát biểu theo cảm tính, hãy dùng lý lẽ để mọi người tâm phục khẩu phục.

        Chúng ta không có đất dụng binh? Bạn đang đứng ở vị trí nào để nói câu nói vô nghĩa này. Đất dụng binh của chúng ta là gần 90 triệu dân Việt. Bây giờ mà nói chuyện dùng quân đội để đối đầu với CSVN thì lại gây cảnh nối da xáo thịt, bạn nghĩ đó là giải pháp à. Cho tôi can bạn đi. Hãy đọc kỹ ý kiến của tôi một lần nữa với cái tâm của người vị quốc quên “tôi”.

      • Trung Kiên says:

        Tôi thật thất vọng khi bạn nói “Bạn quá tin vào những gì đã được ký kết trên giấy, còn TK thì căn cứ vào SỰ THẬT.” (Lê Dân Việt)

        Chào bạn Lê Dân Việt

        Bạn viết:…”Như vậy, trong điều 7b, dường như hiệp định đã tiên liệu VNCH không còn tồn tại sau đó, mà chỉ có Việt nam Dân chủ Cộng hoà (CSVN ngày nay) và Hoa kỳ sẽ thực thi hiệp định nếu như một khi những điều khoản của hiệp định không được tôn trọng. Như vậy rõ ràng là hai chính phủ này có trách nhiệm thự thi hiệp định Paris.

        1) Chữ “dường như” mà bạn viết ở trên không phải là “cảm tính” (suy diễn) hay sao?

        Trách nhiệm thì có khi đã ký kết, nhưng họ có làm hay không là chuyện khác!

        2) Bạn viết:…”Với sức mạnh của lá phiếu của người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ, nếu cộng đồng người Việt hợp chung lại vận động quốc hội và chính phủ Hoa ky áp lực VNCS phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt nam qua việc bầu cửa tự do có sự giám sát của liên hiệp quốc, thí có thực thi được hay không. Rõ ràng là được, vậy hoang tưởng ở chỗ nào?

        Phần này thì để cho bạn đọc đánh giá. Còn đối với TK thì…

        Bạn đã quá đề cao Mỹ rồi đó! Hãy nhìn qua nước Syria thì rõ hơn, cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn, cho dù Mỹ và LHQ đã lên tiếng và can thiệp!

        3) Bạn viết:…”Như vậy, việc thực thi hiệp định Paris có nhất thiết phải dựng lại VNCH hay không? Theo tôi thì không. Chỉ cần Cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là tại Mỹ vận động làm sao để chính phủ Hoa kỳ buột VNCS thực thi hiệp định Paris là đủ rồi.

        Ở điểm này thì không còn gì để nói nữa rồi!…Bạn quá đề cao Mỹ và đánh giá đối tượng quá thấp!

        Nói tóm lại, lập luận trên đây của Bạn không có gì thuyết phục đối với TK cả!

        Theo tôi, với hiện trạng đấu tranh trong nước và tình hình thế giới hiện nay, chắc chắn rằng sớm hay muộn thì VN cũng sẽ thay đổi…

        Tuy nhiên…mau hay chóng thì còn tùy theo cường độ đấu tranh ở trong nước, cộng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của NVHN, của Mỹ và thế giới…

        Còn việc “phục hồi HĐ Paris 1973″ chỉ để bàn thảo…mà thôi!…

        Đừng vội thất vọng…mà hãy kiên nhẫn đấu tranh…Thời gian sẽ trả lời!

        Chúc Bạn sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực…

      • Lê Dân Việt says:

        @TK,

        Tôi đã từng nói bạn có quyền bảo lưu thiên kiến của bạn, mỗi người một ý. Chỉ mong bạn đừng chỉ biết hô: Tái xét hiệp định Paris là hoang tưởng. Nếu bạn không thể đồng ý với những ai ủng hộ việc tái xét HĐ Paris, thì nên chấm dứt tranh luận tại đây, tránh lũ CAM lợi dụng làm nhiễu diễn đàn. Vì tôi thấy chúng ta đã nói hết lẽ với nhau rồi. Hãy để mọi người tự kết luận.

        Dù sao tôi cũng cám ơn bạn đã cho tôi một cơ hội để nói ra cho hết suy nghĩ của mình cho dù đúng hay sai thì thời gian sẽ là câu trả lời.

  2. Sự Thật says:

    Tôi ủng hộ ông NNB vì dù sao đây cũng là đòn chính trị của ta cho nhân dân thế giới biết CS xé bỏ Hiệp định

    Mình lột mặt nạ tụi nó cho bõ ghét cho thế giới biết bộ mặt thực của chúng dù kết quả tới đâu hay không
    Có nhiều cách chống chế độ độc tài CSVN, đây cũng là một cách chống, tôi thấy nhiều người a dua nhau phỉ báng ông NNB rất vô ý thức, chẳng khác nào tuyên truyền không công cho VC, chưa kể trong số những phản hồi này có bàn tay lén lút của bọn cò mồi, nằm vùng, đọc sơ là thấy ngay, chúng dẫy nẩy lên vì đánh trúng tim đen của chúng . Dù là ai dù không đảo ngược bánh xe thời gian quay nhanh không trở lại, dù VNCH đã chết không thể sống lại (sic) nhưng ít ra nói lên được ‘ sự thật’ là Bắc Việt là kẻ phản bội :
    phản bội dân tộc, phản bội hiệp định họ đã ký kết, phản bội tổ quốc đem biển đảo đổi vinh quang và trả nợ Trung quốc tiếp trợ vũ khí lương thực trong suốt cuộc chiến xâm lăng miền Nam VNCH. Các ông những tu mi nam tử có bao giờ chịu được ai phản bội mình không? bạn bè phản lại mình? hay người yêu phản bội mình ? không chịu được . Tên phản bội là bọn Bắc Việt cộng sản.

  3. chánh tất thắng says:

    Đừng mơ tưởng đặt nhiều hy vọng vào NSTT. HN . Một số lớn không đủ thời giờ để lo biệt thự quá lớn , họ cho đó không phải cũa họ . Một số rất nhiệt tâm , nhưng tất cả đều là lảnh đạo . Ngày nào không có Hội Đồng NVHN ra đời thống nhất như một Quốc Gia , một tiếng nói , thì không bao giờ có đũ danh chánh ngôn thuận để nói ai nghe . Chống CS bao năm , với tên NVHN , nhưng thực tế là danh xưng , nhưng không có Hội Đồng Đại Diện . truyền thông bầu cử của thế kỷ này ở đâu làm không được , nhưng khó một nổi không ai phục ai . Hèn chi chống CS là dám chăn trâu ngu dốt quá lâu mà không thắng , vì nó còn có Bộ Chánh Trị 14 tên lảnh chúa mà biết ngồi lại . Nhân sỉ ơi ,trí thức ơi Tổ Quốc VN đang cần Quý Vị

  4. Trần Bảo Thịnh says:

    Nói thật, bây giờ mà ngay cả đến tổng thống Mỹ Omaba hứa hẹn, thúc đẩy và yểm trợ hết mình để phục hồi HĐ Paris 1973 thì tôi cũng không tin tưởng tí nào. Hãy hồi tưởng và suy nghĩ về lời hứa của Nixon với ông Thiệu trước kia thì sẽ rõ!

    Ngày xưa với thực lực của VNCH mạnh mẽ như thế mà còn vậy, còn hôm nay?

    Phe tán thành (xem tóm tắt của ông doctin) chỉ ủng hộ, nói tào lao, nói cho có nói mà không đưa ra được lập luận nào có thể bàn thảo, tranh luận!

    Phe phản bác (xem tóm tắt của ông Phạm Hùng) lập luận có cơ sở, khả tín hơn, thậm chí có người nặng lời, bới móc chuyện cá nhân ông Bích.

    Đôi bên nặng tiếng với nhau, phỉ báng nhau. Vậy mà ông LS Nguyễn Ngọc Bích không có lời nào trấn an hay giải thích! Như thế không phải là làm ‘phân tán sức mạnh chống CSVN’ hay sao?

    Đó là chưa kể, một số người đặt niềm tin vào ông Bích và nhóm của ông ấy, khi thất vọng thì sẽ bị suy thoái niềm tin, ý chí chống cộng bị bào mòn!

    Điều này đáng lẽ không nên nói ra, nhưng tôi không thể không nói khi vận nước đang cần sự đoàn kết để chống cộng, loại bỏ chế độ độc tài .

    Chúng ta chỉ nên làm những điều mà VC sợ, đó là đoàn kết, cùng nhau đánh đổ chế độ độc tài CSVN. Điều mà những người trẻ ở VN đang làm. Hãy sát cánh và hỗ trợ họ.

    Hãy xem: “Chính quyền TPHCM cấm đĩa Asia 71″
    Triêu ConTim

    “Hãy biết yêu quê hương Việt Nam. Hãy biết đau nỗi đau người dân. Ải Nam Quan, Hoàng Trường Sa, 1.000 năm giặc phương Bắc quê hương mình rồi sẽ ra sao?”

    “Hãy biết yêu quê hương Việt Nam. Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên. Đừng thờ ơ. Đừng làm ngơ. Triệu con tim cùng bước tới. Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng.”

    • Tien Ngu says:

      Nghe ông giãi thích mà…chán mớ đời. nãn lòng chiến sỉ. Vậy là mình chịu mất…Hoàng Sa?
      Cho dù nghe theo lời ông, đoàn kết giãi trừ được chế độ csVN,

      Cách chi lấy cái quần đảo ấy lại từ tay Trung Cộng?

      Ỡ đời có rất nhiều cái không… ngờ…

      Trước năm 89, 90, có ai ngờ được cs Đông Âu, cs Nga, xúm nhau…xụm?
      Trước 1973, có ai ngờ được VN hoàn toàn…lọt tròng cộng sản?

      Vậy tại sao mình không…nín thinh, coi các ông cựu VNCH làm nên cơm cháo gì không? Hơn là…chỉ bàn ra…

      Ai…đoàn kết thì đoàn kết, ai lo tìm phương thức, kiếm đủ tư cách đối thoại trực tiếp với Trung Cộng về các biển đảo bị mất ở VN, thì hãy…nín thinh cho người ta thử…

      Mất mát gì chớ?

      • Trần Bảo Thịnh says:

        Từ trước tới nay tôi thấy ông là một người có nhiều ý kiến năng nổ, tích cực trong nhiều bài viết. Nhưng với việc phục hồi HĐ Paris này thì lý luận của ông bị cùn lụt!

        Việc nước, việc chung thì phải bàn ra tính vào, lợi làm hại trừ. Phản bác có lý lẽ, lập luận vững, thì đáng quí hơn cúi đầu gật đại. Hãy đọc lại còm của ông đi, lạc lõng, vô duyên!

        Ông coi, Nhật Bổn cũng đang giữ biển đảo của họ, nhưng họ có thực lực, họ đoàn kết, có quân đội mà chưa ăn ai.

        Còn các ông tay không, trên răng dưới rốn mà đòi “tìm phương thức, kiếm đủ tư cách đối thoại trực tiếp với Trung Cộng về các biển đảo bị mất ở VN”, và đặt hi vọng vào việc phục hồi HĐ Paris 1973? Có hão huyền quá không?

        Cây cột nó không có miệng nên không thể nói, còn con người có trí óc, có suy nghĩ, thì ai có thể làm ngơ?

      • Tien Ngu says:

        Bớt nóng tí đi…
        Chưa gì mà nhãy đong đõng lên, mắng…người ta như tát nước vô mặt vậy cha nội?

        Tiên Ngu này có lý luận cái chuyện HĐ gì đâu, may là mềnh chỉ than, nghe ông giãi thích mà…chán mớ đời, nãn lòng chiến sỉ.

        Chuyện tìm cách hồi phục lại cái HĐ, là chuyện của các chú bác cựu VNCH, Tiên Ngu léng phéng tới nói dóc,…ai nghe?

        Trở lại vấn đề VNCH đang tranh đấu dành lại sự công bằng trong HĐ Paris mà ông…chê,

        Tuy là trên răng dưới…dế, nhưng có tấm lòng thành, kiên trì đập cửa kêu oan, ai biết về sao ra sao?

        Ông chê người ta vô kế khả thi để lấy lại cái Hoàng Sa từ tay Trung Cộng, vậy chắc cái kế của ông phải hay hơn. Không chịu trình làng cái kế của mình, mà cứ đi phẹt phẹt thiên hạ. Nghe sao phải?

        Ông nói phải, thực thi được, thì ai lại không hoan nghênh,

        Đâu nói nghe coi?

      • Trần Bảo Thịnh says:

        Thưa với ông Tien Ngu

        Tôi chưa hề và không bao giờ dám “mắng…người ta như tát nước vô mặt“, vì tôi không thể và cũng không có quyền làm việc đó.

        Tôi không “chê người ta vô kế khả thi để lấy lại cái Hoàng Sa từ tay Trung Cộng như ông cáo buộc, mà chỉ góp ý về việc phục hồi HĐ Paris 1973 co khả thi hay không mà thôi. Xin ông hãy lương thiện trong tranh luận!

        Suy nghĩ của tôi đã được trình bày ở trên.VN chỉ có thể đòi lại được Hoàng Sa và những vùng đất, biển đã bị TQ chiếm bằng sức mạnh của mình. Sức mạnh mà tôi nghĩ không chỉ bằng quân sự mà phải là tình đoàn kết dân tộc nữa, xin hãy xem nước Do Thái ngày xưa và Nhật Bản hiện nay!

        Việc đòi lại những quần đảo đã bị ngoại nhân chiếm đóng không thể một sớm một chiều, mà có khi cả hàng thế kỷ dài!

        Nó phải được nhắc nhở thường xuyên cho con cháu và những thế hệ kế tiếp, chỉ có thể khơi động lại khi những quốc gia liên hệ còn tồn tại, và chỉ khi nào có sức mạnh về kinh tế và quân sự. Hãy xem Quần đảo Kuril giữa Nga với Nhật!

        Việc ông Bích và nhóm của ông ấy đang làm là một tiến trình rất dài (nếu nói về Hoàng Sa), và cũng chỉ mang tính nhắc nhở con cháu mà thôi!

        Còn phục hồi HĐ Paris 1973 để bắt buộc LHQ và CSVN phải thi hành thì tôi xin miễn bàn thêm nữa. Theo tôi, nó là điều không tưởng!

      • Tien Ngu says:

        Ông nói nghe…nhẹ nhàng, Tiên Ngu cũng không tin ông bị cò mồi VC giựt dây mà chê rề câu chuyện VNCH muốn tranh thủ, dành lại sự công bằng trong việc thực thì HĐ Paris.

        Từ 1975, VC đã tung cò mồi lòn lách, có mặt trong bất kỳ tổ chức, hội họp nào của người Việt tị nạn cs,

        Chúng năng nổ để tạo uy tín, niềm tin, để tiềm phục, tìm cơ hội phá hoại sự hồi phục của VNCH.

        Bất kỳ nhân vật VNCH nào có tí khả năng, kinh nghiệm, có ý đứng lên kêu gọi người Việt tự do tụ họp, bầu các đại diện thay mặt cho dân Việt tị nạn cs trên toàn thế,

        Những người này đều bị cò mồi VC và những em…ăn theo (Việt tự do nhưng…ngây thơ) bằng mọi cách vẽ chuyện nói xấu, sĩ nhục tới bến, trên mọi phương tiện truyền thông mà chúng nắm được, gây…nãn lòng chiến sỉ.
        Mỗi khi có ai đó muốn ra mặt, đại diện tạm thời để tìm một ban đại diện cính thức, có đủ uy tín để hiệu triệu…lòng người tự do, họ cũng…ngại, không dám bước ra…

        Cho nên, gần 38 năm dài, người Việt tị nạn cs vẫn…rã bành tô, không đoàn kết được…
        Người Việt tự do không đoàn kết được, thì VC, dù đã bể mánh láo từ lâu, chúng cũng không sợ.

        Câu chuyện hôm nay, Tiên Ngu lên tiếng, là vì nguyên nhân đó…

    • Lâm Vũ says:

      Theo tôi “nặng lời, bới móc chuyện cá nhân” nên bõ vào một cái… thùng khác, không nên xếp việc vào “phe phản bác”. Làm vậy, vô hình trung khiến việt “phản bác” mang hơi hướng tiêu cực. Sư thật, trong xã hội dân chủ văn minh, “phản bác” được coi là tác dụng tích cực hơn “tán thành” rất nhiều.

      • Trần Bảo Thịnh says:

        Đồng ý với Lâm Vũ.
        “Phản bác” mà có lý lẽ thì tốt hơn, có ích hơn là “tán thành” mà không có được lập luận, chứng cớ bảo lưu.

  5. kbc3505 says:

    Đọc qua hai bài viết Hiệp định hòa bình Paris và những “sự thật phũ phàng” và 40 năm sau một cuộc phản bội, tôi cảm thấy thất vọng về tài năng thuyết phục của ông Bích; tuy vậy, tôi không đả kích công việc ông Bích đang làm vì tôi quan niệm việc làm của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào chống lại chế độ cộng sản bạo tàn để đem lại tự do cho người dân và độc lập đất nước đều đáng được trân trọng.

    kbc

    • Trung Kiên says:

      Thiển nghĩ, đả kích ông Bích thì không nên. Nhưng góp ý kiến hoặc nói lên nhận định của mình thì rất nên CÓ!

      Phục hồi HĐ Paris 1973 là điều có khả thi không?
      Nếu CÓ…dẫn chứng?
      Nếu KHÔNG, tại sao?

      Người CSVN bị kìm hãm tư duy, chỉ được phép nói lại những điều nhà nước cho phép, vì thế mà đất nước bị tụt hậu!
      Còn người Việt tự do có tư duy độc lập, nói lên ý kiến là biểu tỏ “tri thức” của mình, đồng thời cổ vũ và góp phần xây dựng DÂN CHỦ…

      Mỹ cũng như thế giới tự do tiến bộ và văn minh là nhờ nhiều bộ óc kết thành…

      • kbc3505 says:

        Hiệp định Paris 1973 là một hiệp định hòa bình có giá trị lịch sử với chữ ký của nhiều quốc gia nên không thể coi là tấm giấy lộn vô giá trị. Cộng sản Việt Nam dám vi phạm hiệp định chiếm toàn Miền Nam Việt Nam thì tại sao chúng ta không dám khơi lại đưa chúng ra Liên Hiệp Quốc? Vấn đề chưa nói khả thi hay không mà vấn đề chúng ta có dám làm không?! Không quốc gia nào làm vì đây là chuyện của đất nước chúng ta. Hãy dấn thân hành động rồi nói đến kết quả sau, chúng ta phải đứng ra gánh vác trước khi có trợ giúp của quốc tế. Ông Bích đã dám làm! Dù bất cứ nguyên do gì thì xét cho cùng cũng là một phương thức đấu tranh bất lợi cho kẻ thù, và cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục cho tới khi đất nước không còn cộng sản. Nếu bạn Trung Kiên thích phương thức đấu tranh khác thì cũng tốt và cứ tiếp tục. Nên nhớ nếu không có sự khởi đầu khó khăn thì kết quả sẽ không bao giờ có.

        kbc

      • Trung Kiên says:

        Cám ơn bạn kbc3505 đã phản hồi.

        Rất trân trọng ý kiến của Bạn. TK không bàn thêm về “Phục hồi Hiệp Định Paris 1973″ có khả thi hay không nữa. Nhiều ý kiến đưa ra đã quá đủ để những người có trách nhiệm suy nghĩ và cân nhắc…

        Nếu ông Nguyễn Ngọc Bích và tổ chức của ông vẫn tin rằng… “Phục hồi Hiệp Định Paris 1973″ là điều khả thi…thì họ cứ việc tiếp tục, thời gian sẽ trả lời!

        Bạn viết: “Hiệp định Paris 1973 là một hiệp định hòa bình có giá trị lịch sử với chữ ký của nhiều quốc gia nên không thể coi là tấm giấy lộn vô giá trị.“.

        TK rất đồng ý với Bạn là… nó “có giá trị lịch sử”, đây cũng là điều khẳng định của mình từ trước đến nay….

        Nhưng trên thực tế thì nó chỉ giúp cho người Mỹ rút khỏi VN trong danh dự, nhưng qua nó, VNCH bị bó tay để CS-Bắc Việt thẳng tay đánh chiếm, đưa đến ngày 30.4.1975 trước những con mắt “ếch” của Mỹ, của những người đã hạ bút ký nó, và của cả LHQ và thế giới! (Đây là sự thật đau lòng).

        TK đồng ý với nhận định của Giáo sư Vũ Minh Giang dưới đây:

        Nhìn lại Hiệp định Paris 1973

        Thiền nghĩ, GS Giang khách quan và có lý khi cho rằng; HĐ Paris 1973…không phải là “Hiệp định Hoà Bình” mà chỉ là “Hiệp định chấm dứt chiến tranh”!

      • kbc3505 says:

        Tôi hiểu ý của bạn Trung Kiên. Thực tế có là gì thì cũng không phủ nhận được giá trị của bản hiệp định vì nó vẫn còn trên giấy trắng mực đen và vẫn tồn trong hồ sơ Liên Hiệp Quốc (LHQ). Đương nhiên Mỹ tạo ra và gọi là hiệp định “hòa bình” để có cớ rút lui trong danh dự, và chuyện hai miền Nam Bắc Việt nam có thi hành hay không là chuyện của Việt Nam với sự giám sát 4 bên của LHQ. Cộng sản Hà Nội vi phạm hiệp định đánh chiếm toàn Miền Nam, đương nhiên trách nhiệm không còn ở nơi Mỹ mà là ở LHQ; rất tiếc là Miền Nam mất hoàn toàn và không còn chính quyền, không còn ai đại diện để đưa vấn đề lên LHQ. Giả dụ (chỉ là giả dụ vì thực tế đã không có) nếu Miền Nam không mất hoàn toàn mà chính quyền rút về Miền Tây cố thủ rồi khiếu nại lên LHQ thì vấn đề chắc chắn sẽ khác như bây giờ. Hay giả dụ cộng sản bây giờ chia hai phe choảng nhau, nửa thân Mỹ, nửa thân Tàu; nửa thân Mỹ muốn tự do đòi đưa hiệp định 1973 ra thi hành thì sao? Đây chỉ là giả dụ nói nghe chơi chứ không cần bàn.

        Tóm lại, trăm người trăm ý, hiệp định hòa bình (hay ngưng bắn) Paris 1973 có trên giấy trắng mực đen trong hồ sơ LHQ thì những điều đòi hỏi hay yêu cầu thi hành vẫn còn đó và khi cần vẫn có thể lôi ra thi hành.
        Điều quan trọng là muốn có tự do độc lập hòa bình ấm no, hay nhân quyền, hay đòi hỏi bất cứ gì hợp với hợp với hiến chương LHQ mà cộng sản Hà Nội đã ký làm thành viên thì người dân Việt Nam phải dấn thân tranh đấu. Một con én không làm được mùa xuân.

        kbc

  6. otchithieng says:

    Cái tật của người VN mình thì thấy người ta làm không giúp thì thôi còn lại phá đám,đó là tại sao mất nước thì đừng than trách,toàn là thầy,cha và bọn nằm vùng cố phá đám,khg biết bọn này có nghỉ sau này cả dòng họ cũa nó bị nhục vì tội tiếp tay bán nước cho giặc?Nhìn tấm hình nông đức mạnh (không viết hoa) cuối rạp người chào hồ cẩm đào (không viết hoa) trước bộ đội việt cộng VN mà thấy nhục.

    • Bút Thép VN says:

      Khi nghĩ sai thì hành động cũng sẽ sai.
      Việc “Phục hồi HĐ Paris 1973″ không đơn giản
      Mỗi người có suy nghĩ khác nhau, người bảo khả thi kẻ bảo không.
      Góp ý tranh luận với nhau không phải là phá đám.
      Ông không muốn góp ý thì thôi, đừng chửi người khác.
      Nếu thấy khả thi thì hãy đưa lập luận của mình ra?

  7. nguenha says:

    Thưa Ông NNBich, ai cũng biết được “tấm lòng” của Ông đối với Miền Nam tự Do(VNCH) trước đây. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể làm được nhiều việc bắt đầu từ” tấm -lòng”!.Lý do dễ hiểu Lực bất tòng
    Tâm.Gạt ra ngoài tính cách Pháp-lý cũng như Thời hiệu của hiệp-định,còn cái Bất-hạnh lớn lao, là cả Miền Nam yêu tự-do đặt dưới sự Lảnh-Đạo Tay-sai của Ngoại bang! Vì là “chính quyền tay sai”, nên tự nó, đả làm “mất”chính-nghĩa,một chính-nghĩa có-thật, mà bao người Việt miền Nam yêu-tự-do hằng ao ước! Hình ảnh một VNCH yêu thương vỉnh viển tồn tại trong chúng ta.Nhưng một VNCH” mờ nhạt”trong mắt Quốc tế Bằng hửu,đó là sự thật,mà chúng ta không chối cải được.Chắc Ông còn nhớ,sau 1975,NVT đi thăm các nươc,gọi là để cám ơn,khi đến CH lien bang Đức,chính quyền Sở-tại không cho Nhập-cảnh,phải ngồi tại phi trường,sau đó lặng lẻ ra đi!!
    Một lần nửa cám ơn Ông và kính chúc Ông sức khỏe để phục vụ CĐ.

  8. Trinh Van says:

    Về mặt lý thuyết như cụ phân tích ở trên thì hoàn toàn có thể làm như cụ nói cụ NNB ạ, nhưng trong thực tế thì khó đấy. Các cụ đã lớn tuổi rồi, con cháu lại ít ai tỏ tường lịch sử hay quan tâm đúng mực đến chuyện đó. Tốt hơn là các cụ hãy bày dạy cho thế hệ trẻ người VN ở nước ngoài tìm cách hỗ trợ cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước chống lại ách cai trị độc đảng của ĐCSVN hiện nay, đồng thời vận động chính giới các nước có biện pháp hữu hiệu đòi nhà cầm quyền VN tôn trọng những quyền cơ bản của công dân. Chỉ cần nhân dân VN vượt qua sợ hãi, đoàn kết đấu tranh là sẽ lật đổ được chế độ đảng trị thối nát hiện nay và nền dân chủ của nước VNCH thời trước sẽ được tái lập.

    • S.Lam says:

      Đồng ý với ông Trinh Van,cụ NNB gần đất xa trời mà còn háo danh,hồi đó giờ vẫn là me-sừ “bắng nhắng” nổi tiếng trong vùng HTĐ,mới đây ông “Thủ lĩnh Nghị Hội” này lại cổ vũ cho việc đòi thực hiện lại hiệp Định Paris v.v…làm cho bọn VC nó nghe cười vãi cả…ruột!

      • Sagiang says:

        SLam: Bạn có thể bảo việc làm của GS Nguyễn Ngọc Bích là khó khăn hoặc bất khả thi, chứ sao lại cho là Háo Danh ? Sao bạn không nghĩ Gs Bích đã đem cả cuộc đời để đấu tranh với CS từ sau 1975 đến nay, giờ đây tuổi đã xế chiều ông cũng không bỏ cuộc. Đối với một người có tấm lòng son sắt với Quê Hương Đất Nước như thế, thật khó tìm. Không đòi hỏi bạn kính trọng, nhưng phê phán như thế tôi cho rằng bạn không tự trọng, vì người ta không biết SLam là ai , chứ Gs Nguyễn Ngọc Bích thì ít ra, Rất nhiều người Việt Nam ở HN rất kính trọng ông, Vì Ông đã có một quá trình phục vụ cho CĐ người Việt Tự Do hải ngoại rất to lớn. Không biết tuổi đời bạn có lớn hơn Gs Bích không? Nhưng với thái độ đó nếu bạn nhỏ tuổi mà nói câu đó với người lớn tuổi hơn mình như Gs Bích, thì trong văn hóa Việt Nam đó là điều nên tránh ! xin có vài hàng góp ý với bạn

        SaGiang

      • Sagiang says:

        SLam: Bạn có thể bảo việc làm của GS Nguyễn Ngọc Bích là khó khăn hoặc bất khả thi, chứ sao lại cho là Háo Danh ? Sao bạn không nghĩ Gs Bích đã đem cả cuộc đời để đấu tranh với CS từ sau 1975 đến nay, giờ đây tuổi đã xế chiều ông cũng không bỏ cuộc. Đối với một người có tấm lòng son sắt với Quê Hương Đất Nước như thế, thật khó tìm. Không đòi hỏi bạn kính trọng, nhưng phê phán như thế tôi cho rằng bạn không tự trọng, vì người ta không biết SLam là ai , chứ Gs Nguyễn Ngọc Bích thì ít ra, Rất nhiều người Việt Nam ở HN rất kính trọng ông, Vì Ông đã có một quá trình phục vụ cho CĐ người Việt Tự Do hải ngoại rất to lớn. Không biết tuổi đời bạn có lớn hơn Gs Bích không? Nhưng với thái độ đó nếu bạn nhỏ tuổi mà nói câu đó với người lớn tuổi hơn mình như Gs Bích, thì trong văn hóa Việt Nam đó là điều nên tránh ! xin có vài hàng góp ý với bạn
        Sagiang

  9. Tien Pham says:

    Lập luận của ông Nguyễn Ngọc Bích (NNB) kô thuyết phục:

    1. “’Chương IV mang tên “Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam” trong đó có ghi nơi Điều 9a: “Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng’”

    Ông NNB cho rằng “miền Nam” trong đoạn trên là hết tất cả dân miền Nam. Đây là 1 nhận định chủ quan và kô đúng. MTGPMN là 1 bằng chứng.

    Bắc Việt biết rõ điều này nên:

    a. Họ dùng MTGPMN làm bình phong. Trên pháp lí, họ kô phải là người (party) chủ xướng. Đó là miền Nam “tự quyết.” Sự thật, mà ai ai cũng hiểu, là kô như thế.

    b. Họ để lại người của họ ở miền Nam, trong trường hợp cả miền Nam tuân thủ theo Hiệp Định Paris này.

    2. “’- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do họat động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.’”

    “Nhân dân [2 miền]…tự do đi lại” và miền Nam “tự quyết” là những điều kô khôn ngoan vào thời ấy, nếu kô muốn nói là ngu xuẩn. Ông Thiệu chắc biết tỏng điều này, nên lúc đầu ông kô chịu kí vào văn bản. Henry Kissinger và Nixon phải doạ nạt (cúp viện trợ) mãi mới thuyết phục được ông Thiệu.

    3. “Còn nói về các thứ tự do dân chủ thì Hà Nội không thực hiện được tới một phần trăm, phần nghìn những tự do được nêu trên đây!”

    Sau khi chiếm được miền Nam, VNCH kô còn nữa. Đối với Bắc Việt, trên phương diện pháp lí, họ đã kí kết với VNCH, 1 quốc gia kô tồn tại nữa, thì việc họ có thực hiện, hay kô, được những điều khoản đã được kí kết là kô liên quan (irrelevant.) Đây là 1 việc có tính “gà đẻ trứng.” (Gà đẻ ra trứng hay trứng đẻ ra gà?) Phải có VNCH mới có thể nói tới Hiệp Định Paris, và vào thời điểm bây giờ, phải thực hiện Hiệp Định Paris mới có thể có VNCH!

    4. Tôi đã được học từ nhỏ rằng nước Việt là từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Vì vậy, nếu do 1 cuộc nội chiến ý thức hệ mà đất Việt bị chia đôi, thì việc đòi hỏi công lí cho VNCH là 1 công việc hợp lí. Nhưng cũng phải xét tới bổn phận, 1 bổn phận thiêng liêng, của người dân Việt, là phải thống nhất đất nước. Bắc Việt đã làm được việc này, dù là “xâm lược.” Đất nước chia hai chỉ làm lợi cho mấy nước lớn như Trung Cộng (TC) thôi. TC lúc nào cũng muốn VN suy yếu để dễ bề khống chế. Cứ coi cái cảnh TC chiếm Hoàng Sa năm 1974 thì rõ. Công việc bây giờ là dồn sức đấu tranh cổ võ cho tự do dân chủ cho toàn thể dân Việt, kô hẳn cứ chỉ cho miền Nam. Đòi thực hiện lại Hiệp Định Paris, vực sống lại VNCH là 1 việc vô bổ, kô thực tế, và đầy thiển cận.

  10. Trung Kiên says:

    Đã đến lúc phải nói thẳng nói thật!

    Nhịn đến mức hèn là không được’

    Trước sự e dè của truyền thông Việt Nam không chỉ đích danh Trung Quốc trong các sự kiện lịch sử như chiến tranh biên giới năm 1979 hai các cuộc hải chiến trên Biển Đông, ông Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, cho biết ông cũng thấy bất bình.

    Đồng ý với ông Dương Danh Di…”nhẫn nhịn quá mức đến chỗ hèn là không được.“.

    Tôi xin góp ý thêm…Muốn hết hèn thì phải hất bỏ cái chế độ bán nước hại dân (csvn) thì dân tộc Việt Nam mới có thể cất đầu ngẩng mặt nhìn thiên hạ!

Phản hồi