WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc

Hà Nội muốn quên Hiệp định Paris?

Hà Nội muốn quên Hiệp định Paris?


Một ngày trọng đại sắp sửa trôi qua mà tôi sợ các cơ quan truyền thông của người Việt ở hải ngoại, không trừ cả một đài điền thế cho tiếng nói tự do của VN là Đài RFA, sẽ để cho nó lẳng lặng trôi qua vì lý do đó là chuyện cũ, chuyện 40 năm qua rồi, không còn mấy ai nhớ đến nó và do đó, cho nó qua luôn.

Lối suy nghĩ này thật khôi hài bởi người Việt chúng ta thường tự hào là chúng ta thường yêu và nhớ lịch sử nước nhà. Chúng ta nhớ chuyện bà Trưng, bà Triệu, hãnh diện chuyện nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên, nhớ Lý Thường kiệt với trận đại thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, hát “Nước non Lam Sơn,” biết ơn Quang Trung đại phá quân nhà Thanh… song chuyện gần chúng ta hơn thì tự nhiên chúng ta mắc bệnh Alzheimer.

Không những thế, càng gần thì hình như chúng ta càng hiểu lầm vấn đề, đổi trắng thay đen… như trong nước các nghĩa trang “liệt sĩ Trung Cộng” thì chình ình ở trong các tỉnh biên giới, nơi quân TC sang xâm lược và tàn phá nước ta vào năm 1979. Chưa hết, gần đây ở ngay thủ đô Hà Nội của nước VN Cộng hòa XHCN còn có lễ “biết ơn” quân đội nhân dân TC dạy dỗ, huấn luyện cho hàng trăm hàng ngàn sĩ quan (lên đến những hàng cao cấp nhất) trong “quân đội nhân dân” Việt Nam!!!

Chúng ta thường chê người Mỹ là chóng quên, không có ý thức lịch sử sâu đậm như chúng ta. Thế thì sao trận Nhật đánh Trân châu cảng (Pearl Harbor) thì đến 81 năm sau, vào ngày 7 tháng 12 vừa rồi, người ta vẫn kỷ niệm?

Đã đến lúc chúng ta phải xét lại vấn đề

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại vấn đề. Một Hiệp định Hòa bình Paris mà không đem lại “hòa bình” mà không thành vấn đề sao? Một hiệp định hòa bình mà hai người chủ chốt thương thuyết nó sau được giải thưởng Nobel Hòa bình để giờ đây câu chuyện đó còn là nỗi nhục cho ủy ban (ở Na Uy) tuyển chọn giải đó vào năm 1973 mà không đáng nói sao? Một hiệp định hòa bình mà dẫn đến sự hiện diện của khoảng 3 triệu rưỡi người Việt ở hải ngoại ngày hôm nay mà ta không cần biết chi tiết nó nói gì và nó có bị vi phạm hay không sao? Và nếu có thì ai vi phạm? Vi phạm thế nào?

Do đó mà tôi biết ơn ông Nguyễn Quốc Khải đã mở màn cho việc xét lại Hiệp định Paris cách đây 40 năm với bài “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973” gởi cho RFA ngày 17/12 cách đây gần một tháng dù như có nhiều điều trong đó tôi không đồng ý với cách đọc của ông (tôi đã trả lời, cũng trên RFA, bằng một bài viết vào ngày hôm sau).

Từ đó, ông Khải và tôi đã có một số bài trao đổi qua lại, nói chung là khá nghiêm chỉnh bởi chúng tôi chủ yếu chỉ dựa vào những dữ kiện lịch sử, tránh được những sự cãi vã không cần thiết hay đi vào đả kích cá nhân.

Người Cộng sản Hà Nội muốn quên

Dựa vào những dữ kiện mà cả tôi lẫn ông Nguyễn Quốc Khải đưa ra thì Hiệp định Hòa bình Paris 1973 chỉ là một quả lừa vĩ đại của Hà Nội nhằm đá Mỹ ra khỏi VN và sau đó thôn tính miền Nam (bất kể Chương V của Hiệp định đã nói thật rõ ràng, rõ như ban ngày: trong việc “thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào”).

Cái khác giữa ông Khải và tôi là: Ông cho Hà Nội làm thế (“thôn tính miền Nam) là họ có quyền, nghĩa là có quyền xé bỏ cả lời cam kết long trọng của họ (với chữ ký của họ), còn tôi thì coi đó là một sự vi phạm trắng trợn mà ta phải nhắc nhở, không cho Hà Nội và dư luận thế giới (kể cả nước Mỹ) quên về chuyện này.

Tóm lại, Hà Nội càng muốn quên thì ta càng cần phải nhắc, nhắc cho đến không ai quên được những việc làm ô nhục của Hà Nội–dù như kết-quả của sự phản bội đó đến nay, 40 năm sau, vẫn chưa đổi thay được bao nhiêu.

Năm nay khác?

Nếu trong những năm qua, các báo đài, kể cả các đài quốc tế, đã tránh né việc phân định, phán xét ai phải trái trong việc thực thi Hiệp định Paris 1973 thì tôi mong là năm nay, chúng ta sẽ có một thái độ khác đi.

Tại sao? Tại vì ta không thể trốn tránh được sự thực lịch sử–dù vai trò của ta ở trong đó không lấy gì làm đẹp. Cũng như chuyện Cải cách ruộng đất ở miền Bắc hay chuyện Mậu Thân ở Huế, chúng cứ việc cách ta nửa thế kỷ hay hơn nữa, câu chuyện chưa được phanh phui đến ngọn nguồn thì lịch sử vẫn còn thiếu sót nếu không muốn nói là méo mó, gian lận.

Năm nay cũng còn khác nữa là vì kỷ niệm 40 năm, đang có triệu chứng là Hà Nội muốn nhắc lại chuyện Hiệp định Paris để nói như ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng của Hà Nội hôm đầu năm (1/1/2013), là “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.” Ông cho biết đã từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.

Nói cách khác, Hà-nội, qua ông Nguyễn Chí Vịnh, đang muốn trắng trợn nói với Mỹ là: chúng tôi đã lừa được ông năm 1973 để đuổi ông ra năm 1975 (thực ra Mỹ đến đó đã không còn một quân-nhân tác-chiến nào ở VN từ tháng Giêng 1973), chúng tôi vẫn có thể đi với Bắc-kinh (cái mà ông Vịnh gọi là “tương đồng ý thức hệ”) để đá ông khỏi Biển Đông!

Một chuyện có liên hệ trực tiếp đến chuyện sống còn của đất nước ngày hôm nay như thế mà không đáng để cho các báo đài bàn đến hay sao?

© Nguyễn Ngọc Bích
© Đàn Chim Việt
—————————–

Đọc các bài liên quan:

40 năm sau một cuộc phản bội
Hiệp định hòa bình Paris và những “sự thật phũ phàng”
Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?

88 Phản hồi cho “Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc”

  1. Tào Lao says:

    Có lẽ ông Nguyễn Ngọc Bích mê sảng nên nói nhảm. Hiệp định Paris là 1 thắng lợi vô cùng to lớn của cộng sản Bắc Việt, chính nhờ nó mà Mỹ rút quân tạo điều kiện cho Bắc Việt chiếm miền Nam một cách nhanh chóng. Vậy tại sao cộng sản lại phải cồ quên??? Nó không bao giờ quên mà còn đánh bóng, thổi kèn thật to để lòe thêm thiên hạ. Chỉ có ông Bích đang ngủ mê nên nói nhảm là chúng “cố quên”.

    Lịch sử Việt nam đã từng có cuộc Nam-Bắc phân tranh (Trịnh -Nguyễn) cuối cùng chúa Nguyễn đã thống nhất đất nước.

    Từ xưa đã có câu : Một nhà 2 chủ bất hòa, hai vua 1 nước ắt là chẳng yên. Việc Bắc Nam chia cắt từ vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời, kẻ nào mạnh sẽ chiếm nốt phần còn lại. Những năm 1958, 1959 sau khi tiêu diệt hết các phe phái chống đối, Ngô Đình Diệm đã từng hô hào Bắc tiến, tung rất nhiều biệt kích ra vùng bờ biển Ninh Bình, Nam định (vùng giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Hậu…) để lập cơ sở tạo điều kiện chỉ điểm cho đoàn quân Bắc tiến của Ngô Đình Diệm.

    Cho nên việc cộng sản Bắc Việt thôn tính miền Nam hay VNCH ra Bắt tiêu diệt Bắc Việt là điều chắc chắn sẽ sảy ra nếu bên nào hùng mạnh hơn. Cũng như Đông Đức và Tây Đức, và hiện nay Bằc Triều và Nam Triều cũng như Đài Loan một ngày nào đó sẽ phải thống nhất. Còn bên nào thắng cuộc lại là chuyện khác.

    Hầu hết tác giả cũng như độc giả ĐCV đều thuộc lớp người Cổ Lai Hy cho nên hầu hết là nhân chứng của cả 2 phía, sau gần 40 năm chiến tranh chấm dứt, chúng ta (những lão-cụ già) gần đất xa trời không còn ham muốn công danh, tiền bạc mà chỉ còn chút thời gian thừa, nếu ai viết bài không nên “yêu nên tốt, ghét nên xấu” và phản hồi “lấy được” không phân biệt phải trái, đúng sai.
    Còn thanh niên họ bận kiếm sống nuôi gia đình chẳng hơi đâu họ đọc những chuyện giời ơi này.

    • Lê Dân Việt says:

      @Tào Lao,

      Đúng là tào lao thiệt! Ông viết:

      “Hầu hết tác giả cũng như độc giả ĐCV đều thuộc lớp người Cổ Lai Hy cho nên hầu hết là nhân chứng của cả 2 phía, sau gần 40 năm chiến tranh chấm dứt, chúng ta (những lão-cụ già) gần đất xa trời không còn ham muốn công danh, tiền bạc mà chỉ còn chút thời gian thừa, nếu ai viết bài không nên “yêu nên tốt, ghét nên xấu” và phản hồi “lấy được” không phân biệt phải trái, đúng sai.
      Còn thanh niên họ bận kiếm sống nuôi gia đình chẳng hơi đâu họ đọc những chuyện giời ơi này.”

      ==========

      Vậy ông ở cái thành phần nào mà chui vào đây nói sảng kiểu này vậy? Ông bỏ thời giờ vào đây viết thế này có ích cho ai đây? Rõ chán!

  2. Thằng Bờm says:

    Đa số người dân sống trong nước VN hiện nay sinh sau 1975, điều đó cũng có nghĩa rằng ở trong nước VN hiện nay đa số không biết VNCH là gì ; những điều họ biết được cũng chỉ qua thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, chẵng có gì lấy làm lạ với một số người hình dung VNCH là “kẻ xấu”, do lối giáo dục nhồi sọ chỉ cho học sinh nhiều nhất là 2 tùy chọn ; hoặc “xấu” hoặc “tốt” ; trong khi giải thích với chúng thì chỉ có một chiều.

    Từ đó, khi nói đến HĐ Paris 73, những kẻ tuyên truyền nhồi sọ cũng dùng bổn củ hạ đẵng, họ ghép việc phục hồi HĐ Paris 73 với việc phục hoạt VNCH, một chính thể vốn đã được mặc định là xấu ; cho nên phục hồi HĐ Paris 73 là một việc làm xấu, cần phải loại bỏ hay cản trở (! ! ?.)

    Trước tình hình quốc tế đang diễn ra, tôi cho rằng phục hồi HĐ Paris 73 là một điều kiện “ắt có” và “việc phục hoạt VNCH” là một điều kiện “đủ” theo đúng nghĩa của 2 từ đó. Nếu ai đó thích toán học thì tôi nói rỏ hơn “phục hồi HĐ Paris 73 và phục hoạt VNCH là 1 trong những điều kiện ắt có và đủ để đem lại sự ổn định cho khu vực châu Á – Thái bình dương”. Lý do thật dể hiểu ; nếu cộng đồng quốc tế không giải quyết các vướng mắc còn tồn đọng từ đệ nhị thế chiến và những hậu quả của chiến tranh lạnh mà chúng được tạo ra bởi sự dối trá và lý lẽ “mạnh được yếu thua” ; mặc nhiên thừa nhận những việc đã qua đều đúng thì TQ sẽ dựa vào bản đồ đường lưỡi bò “dối trá” họ vẽ ra năm 1947 để gây rối loạn “trật tự hàng hải” ; một trong 5 trật tự toàn cầu mà Mỹ, Anh, Liên -Xô (trước đây) đã đặt ra. TQ cũng sẽ dựa vào lý lẽ “mạnh được yếu thua” để lũng đoạn địa chính trị châu Á.

    Những gì tôi viết dưới đây liên quan đến cái khung sườn : Lý lẽ “mạnh được yếu thua” sẽ không còn tồn tại ở châu Á trong một tương lai gần ( có thể nó sẽ tiếp tục tồn tại đâu đó ở châu Phi, Nam Mỹ) ; “phải trả lại cái gì đã chiếm đoạt bằng vũ lực thông qua đàm phán” và mọi vấn đề dối trá phải được dọn sạch để bảo đãm tính minh bạch ; yếu tố quyết định cho hoà bình, ổn định của khu vực. Quanh cái khung này, chỉ giới hạn đến những gì có vướng mắc xa gần với bối cảnh HĐ Paris 73.

    HĐ Paris 73 được ký kết để giải quyết vấn đề của 4 tay chơi chính : Mỹ, VNCH, VNDCCH và CPCHMNVN. Ngay sau trưa ngày 30/04/1975, có một trong 4 tay chơi này bị bức tử, đó là VNCH. Cho nên, tôi phải chỉ nói đến những sự kiện có liên quan kể từ trưa ngày 30/04/1975 lùi dần theo lịch sử về đến giai đoạn cuộc chiến thế giới lần hai.

    * Có một thực tế rằng chính phủ VNCH của ông DươngVăn Minh không hiệp thương chính trị với CS, không bàn giao, mà rỏ ràng là đã “đầu hàng vô điều kiện” trước một sự chiếm đoạt bằng vũ lực. (mạnh được yếu thua)

    * Có một thực tế rằng chiếc xe tăng húc cổng dinh Độc Lập treo cờ xanh đỏ sao vàng, lá cờ của MTGPMN ; nhưng kẻ chiến thắng lại ở miền Bắc VN và những người tiếp quản sự đầu hàng của chính phủ VNCH cũng là những cán binh BV. Như vậy cuộc chiến tranh từng được định nghĩa là do nhân dân miền Nam nổi dậy đều dối trá. (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng trong suốt 20 năm chiến tranh, CSBV luôn dối trá, chối phăng họ không “xâm lược” miền Nam. Khi hãnh tiến, kiêu căng với chiến thắng, CSBV nhổ toẹt vào những lời chối tội trước đây. Nếu bảo rằng Bắc, Nam đều cùng một nước thì không thể gọi là “xâm lược”, vậy tại sao phải dối trá với thế giới trong suốt 20 năm. (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng chủ động vi phạm HĐ Paris 73 của CSVN là một sách lược chứ không phải là “chiến lược” để rồi những kẻ luôn dối trá cho rằng VNCH vi phạm trước. (nếu ai không hiểu sự khác nhau giữa sách lược và chiến lược mong tự tìm hiểu)(chiếm đoạt bằng vũ lực)

    * Có một thực tế rằng TQ, Mỹ đã nhổ toẹt vào chử ký của các vị bộ trưởng ngoại giao của mình trong HĐ Paris 73 vào lúc TQ đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19/01/1974. Nhưng phía vi phạm là TQ. Nếu định nghĩa người Mỹ vi phạm thì việc Mỹ phản đối TQ xây dựng Tam Sa ở Hoàng Sa hiện nay dựa vào đâu ? (chiếm đoạt bằng vũ lực)

    * Có một thực tế rằng trong khi VNCH và MTGPMN phản đối việc TQ xâm lược biển đảo tổ quốc VN thì VNDCCH im thin thít. Bất kỳ mọi luận điệu giải thích đều là luận điệu ngu xuẩn hoặc bạc nhược. (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng đã tuyên bố trong giai đoạn 1965 rằng “hai quần đảo Hoàng sa – Trường sa là của nước CHNDTQ”. (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng đã gởi một công hàm cho Chu Ân Lai thừa nhận lãnh hải nước CHNDTQ là 12 hải lý, gồm cả việc tính từ 2 quần đảo Hoàng sa – Trường sa. (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng Hội nghị quốc tế San Francisco 1951 không thừa nhận Hoàng sa – Trường sa là của CHNDTQ. TQ viện cớ là vùng biển lịch sử để đánh chiếm. (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng Hồ chí Minh trước khi ngữa tay nhận súng đạn từ CHNDTQ thì đã van xin Stalin viện trợ mà bỏ qua TQ. Stalin không đồng ý và bảo đó là vấn đề của TQ. Trên đường về bằng xe lửa từ Moscow, mặc dù cùng một đoàn tàu nhưng Mao không tiếp Hồ. Đến khu vực biên giới Xô-Trung, Mao tuyên bố với đàn em, đây là đất củ của TQ, những gì trước đây của TQ phải có trách nhiệm thu hồi. Cũng tại đây, Mao bắt đầu hờ hững tiếp Hồ. Sau đó là sự vồn vập cung cấp viện trợ cho Hồ. Đố ai biết Hồ chí Minh đã hứa gì với Mao để làm cho Mao đổi ý nhanh chóng !? (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng các hòn đảo trong nhóm Senkaku được Nhật Bản sát nhập vào ngày 14 tháng 1 năm 1895. Hòn đảo nằm dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ vào năm 1945 sau khi Nhật bại trận. Năm 1971 Hoa Kỳ trao trả nó cho chủ sở hữu củ, Nhật Bản. Những tài liệu của TQ trước 1895 cũng “mơ hồ hàm hồ” như chiếc lưỡi bò. (sự dối trá)

    * Có một thực tế rằng các hòn đảo trong nhóm Dokdo ở đông nam bán đảo Triều Tiên do Hàn quốc (dưới sự hổ trợ của Mỹ) kiểm soát từ năm 1954, sau một năm đình chiến từ nội chiến Bắc, Nam Triều Tiên ; 9 năm sau khi Nhật bại trận. Tuy nhiên, trên thực tế không quá 3 hộ dân sinh sống ở đó. Nhật Bản đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), nhưng Hàn Quốc phản đối. Theo nguyên tắc, ICJ chỉ phân xử khi có sự tham gia của cả hai nước tranh chấp. Đây là sự tranh chấp giữa 2 đồng minh của Mỹ rất cần phải giải quyết nếu không muốn các đồng minh bị phân hóa bởi TQ ; và rất dể giải quyết nếu áp dụng UNCLOS. (mạnh được yếu thua)

    * Có một thực tế rằng Tuyên bố Cairo năm 1943 đã không rõ ràng đề cập đến quần đảo Kuril mà chỉ nói: “Nhật Bản cũng sẽ bị trục xuất khỏi tất cả các vùng lãnh thổ khác mà họ đã có được bởi bạo lực và lòng tham”. Hiệp ước Hòa bình San Francisco được ký và thông qua giữa các lực lượng thuộc phe Đồng minh là Australia , Canada , Ceylon (nay là Sri Lanka , Pháp , Indonesia , Vương quốc Hà Lan , New Zealand , Pakistan , Philippines , Anh Quốc , và Hoa Kỳ (còn Liên Xô từ chối ký Hiệp ước) , theo Hiệp ước, Nhật Bản phải từ bỏ tất cả tuyên bố chủ quyền trên Quần đảo Kuril, nhưng cũng không công nhận chủ quyền của Liên Xô trên quần đảo. Hơn nữa, Nga dựa trên “quyền của kẻ chiến thắng” trong đệ nhị thế chiến để kiểm soát Kuril ; mặc dù trên thực tế, Liên -Xô đã không làm gì ở châu Á để cho Nhật phải bại trận. Kuril là nhóm đảo đang tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản. Băng đá tại Bắc băng dương đang lần hồi tan dần, để lộ ra ở đây một khu vực nóng mà quốc tế cần phải can thiệp. (sự dối trá)

    Không ai không thừa nhận rằng châu Á – Thái Bình dương đang là khu vực có tiềm năng kinh tế năng động nhất thế giói. Việc cần làm của các đại cường là phải bảo đãm ở đây là một khu vực hòa bình, ổn định. Tất cả các điểm nóng tranh chấp đều phải được tháo ngòi nổ. Đặc biệt, các khu vực tranh chấp nóng đều ở trên biển ; do đó với UNCLOS, nhân loại của thế kỷ 21 đủ trí tuệ và sự sáng suốt để giải quyết vấn đề. Khi mọi người đồng ý thảo luận với nhau trên bàn đàm phán, mọi ung nhọt của “thế kỷ chiến tranh trước đây” phải được gột rửa. Như đã nói ở trên, đó là chấm dứt tình trạng “mạnh được yếu thua”, “trục xuất tất cả mọi chiếm đóng bằng bạo lực và lòng tham” , “minh bạch” hoá mọi quan hệ với việc bắt đầu trả lại sự thật đang bị che lấp bởi sự dối trá bấy lâu.

    Giải quyết các vấn đề Kuril, Dokdo, Senkaku, Hoàng – Trường Sa chắc chắn phải xảy ra giữa các đại cường. Khi chạm đến Hoàng – Trường Sa trong chiều hướng nhà nước CSVN hiện nay bạc nhược với TQ, ngoại giao đu dây thiếu minh bạch, thì phục hồi HĐ Paris là một điều ắt có.

    Dân chủ là “nước uống” của nhân loại, thiếu nó con người sống lây lất, khô đét như những cành củi mục. Một nước nhỏ dân chủ bên cạnh một nước lớn bành trướng độc đoán như TQ mà không chịu ở trong “trật tự toàn cầu” thì chiến tranh, loạn lạc hay mất nước cũng là điều dể xảy ra. Hy sinh dân chủ để giử độc lập trong thế kỷ 21 châu Á- Thái Bình dương là một sự hy sinh ngu ngốc, vì độc lập có được chỉ là độc lập giả hiệu. Hy sinh độc lập để có dân chủ chỉ là sự tuyên truyền xảo ngôn, dân chủ có nghĩa là đã nắm bắt được cách sống cùng sống với “trật tự toàn cầu” thì độc lập càng vững chắc.

    Để có dân chủ, độc lập, thịnh vượng thì phải biết hòa mình trong “trật tự toàn cầu”. Đó là tiêu chí xây dựng chính thể VNCH trước đây. Ưu điểm của giải pháp phục hồi HĐ Paris 73 là VN danh chính ngôn thuận thoát khỏi mọi ràng buộc với TQ do các nhà nước VNDCCH, CHXHCNVN đã ký kết với TQ. Người VN không còn phải lắng nghe cái điều phi lý là phải nhớ ơn hậu duệ những con người đã không biết bao lần giết hại cha ông tổ tiên của họ.

    • MẠNH says:

      Qúa thuyết phục.Rất cảm ơn bài viết của ông Thằng Bờm. Dù được cho là ” vô vọng” hay ” hoang tưởng” hoặc là ” tuổi già sức yếu”nhưng các ông cứ tiếp tục làm một việc gì đó cho đất nước, thì dân Quốc nội sẽ rất mang ơn các ông. Trong suốt chiều dài lịch sử VN đã có không biết bao nhiêu vị anh hùng vô danh hay hữu danh , họ đã chiến đấu trong vô vọng và rồi nhiều khi phải chết dưới tay giặc.Rất nhiều , các ông hãy mở lịch sử VN xem sẽ thấy. Chưa đánh đã hô bại thì VN sẽ đi về đâu ?

  3. chánh tất thắng says:

    Bàn ra tán vô của quý vị trí thức không ai bằng , nhưng họp lại cùng làm thì không mấy vị . gần 38 năm chống Cộng , mổi người mổi chống mổi chèo con tàu không người định hướng . Tôi trăm lại tất cả trí thức nhân sỉ đảng phái cùng ngồi lại tìm cách cứu lo cho mẹ VN . Hội Đồng NVHN cần ra đời , là những có khả năng , trong mọi lành vực ,sẳn sàn giúp trong nước đấu tranh đòi TDDC , đoàn kết HN để tranh thủ QT , có khả năng sẳn sàng giúp chuyễn tiêp từ chế độ độc tài CS , sang TDDC bất cứ luc nào mà không xáo trộn . Không có HĐ.NVHN thì không có danh chánh của NVHN để đấu tranh , đâu có ngôn thuận mà yêu cầu QT, và điểm mặt CSVN là ; quý vị phải trả quyền lại cho NDVN , rồi sẽ đươc tha thứ . Lấy chí nhân thay cường bạo , chống CS theo lời day của Tổ Tiên , hận thù trã thù là của CS chớ không phải của con người TDDC văn minh . Xin Suy xét

  4. HẢI says:

    HĐBL bọn CS nhớ khi cho rằng đó là 1 chiến công của chúng. Nhưng chúng sẽ rất muốn quên nếu ai đó khơi lại HĐBL để vạch trần những vi phạm của chúng để dẫn đến sự bức tử VNCH. Tôi chưa nghiên cứu kỹ những bài về HĐLB vì không có thời gian. Tôi nghĩ ai làm được việc gì cho đất nước thì cũng nên trân trọng.Nếu nói vô vọng, thì 38 năm ở hải ngoại người Việt HN đã tranh đấu cho VN rất nhiều qua những bài viết trên các trang mạng, nhưng đã có kết quả gì chưa ? Không có kết quả gì thì cho rằng vô vọng rồi nản chí buông xuôi hay sao ? Nếu các vị bỏ dở nửa chừng, chính dân quốc nội họ sẽ oán trách các vị, tại vì các vị có điều kiện hơn dân quốc nội. Việc này thì chính bọn CSVN sẽ rất mừng, không đánh mà thắng là vậy.

  5. Trung Kiên says:

    Cho đến nay chiến tranh đã chấm dứt được gần 38 năm rồi, thế mà vẫn còn nhiều người chưa mở được mắt, chưa hiểu đuợc csvn như thế nào, trong đó có GS Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ.

    Ông GS này không hiểu rằng, những người trong tổ chức MTDTGPMN hay các tổ chức “Hoà bình” 73 miền Nam chỉ là công cụ cho CS-Bắc Việt! Vì vậy sau khi đạt đến mục đích rồi, csvn đã hất bỏ những tổ chức đã giúp họ chiến thắng!

    Ông GS Long có hiểu rằng, cs chỉ muốn cưỡng chiếm VNCH chứ không muốn đàm phán hoà bình (như ông Lữ Phương) đã khẳng định. Vì vậy…lời phát biểu của GS Long rằng:

    ‘Ông Thiệu đã bỏ lỡ cơ hội hòa bình’

    …không thuyết phục chút nào!

  6. Trung Kiên says:

    Qua bài viết mới “Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc” này của ông Nguyễn Ngọc Bích cho thấy, ông đã bị chao đảo trong suy nghĩ và nhận định mất rồi!

    Có thật csvn muốn quên HĐ Paris 1973, mà chính nó (HĐ Paris) đã tạo cho họ chiến thắng VNCH như ông Bích nghĩ?

    Nhắc lại hay bàn luận về “HĐ Paris 1973″ là điều nên làm như để nhắc lại cho thế hệ con cháu chúng ta biết rõ về lịch sử VN cũng như VNCH, còn “phục hồi” lại nó, hay như với đề tài “Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?” của ông Nguyễn Ngọc Bích, thì thiển nghĩ…không nên mất thời giờ…vì rằng;

    Như lời cụ Bùi Diễm, người đã trực tiếp tham dự HĐ Paris 1973…cũng thừa nhận rằng; cái gì qua đi rồi thì cũng như “nước chảy qua cầu”…

    Nói Sài Gòn vi phạm Hiệp định là quá đáng!

    Nhận định của cụ Bùi Diễm trên đây đối với TK khá thuyết phục!

  7. Nguyễn Bình Nam says:

    Lạy trời tại sao lại có cái tựa lôm côm đến thế “Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc” dạo này người ta tổ chức các sự kiện dầm trời và chiếu phim tài liệu về Hiệp định Paris ở trên VTV1 ở khung thời gian vàng… nói lấy được…

  8. Võ Trang says:

    Tôi vẫn mong là ông Bích sẽ giải thích rõ ràng hơn về những lien hệ của ông với nhà cầm quyền CSVN, một hình thức minh bạch hóa lập trường của ông nếu điều đó không ảnh hưởng đến những vận động chính đáng mà ông cần phải bảo vệ.

    Có 1 điểm ông Bích nêu ra tôi cho là rất thực dụng và thực tiển đó là xữ dụng/vận động phục hồi Hiệp định Ba Lê như là 1 task force, 1 mũi nhọn trong công cuộc đấu tranh hôm nay.

    Ông Bích và nhóm của ông, dù nói thế nào, dù với danh nghĩa nào cũng chỉ đại diện cho 1 trong những khuynh hướng của người Việt/người Việt Hải Ngoại. Ông hòan toàn có quyền đấu tranh theo quan điểm của ông và nên được ủng hộ nếu nó không đi ngược lại nguyện vọng chung của người Việt là góp phần giải thể chế độ độc tài CSVN, xây dựng 1 nước Việt-Nam thật sự độc lập, tự do và nhân bản. Đây là cái kim chỉ nam để thẩm định gía trị của tất cả các hoạt động, nhất là những hoạt động trong 1 chế độ đa nguyên, đa đảng.

    Mọi cuộc đấu tranh đều cần nhiều mặt trận, như CS Bắc Việt đã dàn dựng mặt trận giải phóng miền nam trước đây và mặt trận tổ quốc bây giờ cũng như ngấm ngầm yểm trợ các thành phần bất mãn, thậm chí chỉ là lừng khừng. Nếu chưa thành lập được sự thống nhất về tổ chức 1 cách công khai (dù tôi rất mong muốn) thì hãy làm tất cả những gì có thể. Khi đã bước vào đấu tranh và cống hiến trong 1 tinh thần bất vụ lợi thì ai lãnh đạo cũng chẳng sao miễn là được định hướng như mong muốn.

    Qua những phản hồi tôi đọc được trên diễn đàn, 1 số đã phản ảnh 1 cái tâm tình bực bội, khó chịu (irritated) khi vấn đề này được khơi lại? Hiệp định Ba Lê khởi đầu quả là 1 thắng lợi cho CS Bắc Việt và đã trở thành 1 thắng lợi hoàn toàn khi CS Bắc Việt, với vũ khí của CS thế giới xua quân toàn chiếm miền Nam.
    Ông NQK đã xữ dụng tiếng Việt 1 cách rất khéo kéo và tài tình khi lập lại lời nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rằng hiệp định này vô gía trị. Nếu tôi hiểu không lầm thì lời nói này ám chỉ 1 sự vô gía trị của hiệp định khi những vi phạm đã hiển nhiên không được giải quyết – chứ không phải hiệp định này từ nay vô giá trị để không cần nhắc nhở nữa. Chưa có 1 quốc gia nào (ngu xuẫn) chính thức khai tử Hiệp Định Paris 1973. Và dù cho hiệp định này có (chính thức) bị khai tử bởi 1 quốc gia nào hay của cả thế giới thì những những văn kiện cam kết trong hiệp định này vẫn là 1 sự thật, 1 mẫu mực, tiêu chuẩn để định gía những thực thi của nó như là lương tri và liêm sĩ của con người. Trong cái nhìn như thế, không nên dùng hiện thực để tán trợ cho những lập luận phủ định về cái hiệp định này.

    CSVN đang chuẩn bị để kỹ niệm chiến thắng này? Hay lắm thưa ông NQK. Hãy nhắc lại hiệp định này với tất cả sự thật rõ ràng về nó.

    • Lê Dân Việt says:

      Đồng ý với những nhận xét của bạn Võ Trang về HĐ Paris. Tôi không biết NQK là ai? Lý do tại sao ông ta đang dụng ngôn để khẳng định việc đưa ra tái xét lại HĐ Paris là hoang tưởng. Những lý lẽ ông ta đưa ra trong bài viết của ông ta không mấy thuyết phục. Tôi đã phản biện qua những tranh luận của tôi với bạn TK,nhưng ông ấy “không thèm” trả lời, có lẽ chỉ ông ta cho rằng chỉ là những tranh luận của đọc giả mà thôi, nên không đáng phải phản biện.

      Về bài viết này của ông NNB, tôi không đồng ý ngay cái tựa đề bài viết rồi. Thực ra CSVN không phải họ cố tình để HĐ Paris và quên lãng mà họ đang tìm cách khuấy động lại HĐ Paris theo chiều hướng có lợi cho họ. Họ đang tìm những bài viết từ những người ngoại quốc viết có lợi cho họ để dịch qua tiếng Việt, hay sai khiến những bồi bút của họ viết theo sự chỉ đạo của họ, để tô son chét phấn cho cái gọi là chiến thắng ngoại giao của họ qua HĐ Paris, để lái dư luận rằng “chuyện gì đã qua để cho qua như nước đã chảy qua cầu”. Bởi vì, nếu xét lại HĐ Paris sẽ bất lợi cho họ, vì việc tái xét lại HĐ Paris, có thể là một cơn gió ngoại giao ngoạn mục, tiếp sức cho đồng bào quốc nội diệt kẻ nội thù của dân tộc đó chính là lũ bán nước hại dân CSVN.

      • Trung Kiên says:

        Thiển nghĩ bạn Lê Dân Việt đã không hiểu rõ ý của bạn Võ Trang…

        … và cũng đúng điều Bạn nói về TK rằng:…”Tôi đã phản biện qua những tranh luận của tôi với bạn TK,nhưng ông ấy “không thèm” trả lời, có lẽ chỉ ông ta cho rằng chỉ là những tranh luận của đọc giả mà thôi, nên không đáng phải phản biện.?

        TK đã phản biện nhiều lần và khẳng định rằng…Quan điểm của TK rất khác với Bạn về việc “Phục hồi HĐ Paris 1973″ rồi cơ mà!

      • Võ Trang says:

        Tôi cũng đồng ý với nhận định của ông. Người CS không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, dù trân tráo bóp méo sự thật (và ngay cả lịch sữ) để tuyên truyền cho họ. Khơi lại hiệp định Ba Lê để đánh bóng cho chiến thắng của mình? Họ can đảm thật hay ngu dốt để không hiểu rằng tất cả những ai còn chút liêm sĩ đều hiểu rằng đó là chiến thắng của 1 bọn … lưu manh?

      • Lê Dân Việt says:

        @TK,

        Bạn đọc kỹ ý kiến của tôi rồi hãy trả lời. Hay là tại tôi viết không rõ , nên bạn hiểu lầm? Tôi đang nói tới ông NQK không thèm trả lời (độc giả như tôi với bạn) những phản biện của tôi trong những ý kiến với bạn. Chứ tôi và bạn đã phản biện hết lẽ với nhau rồi. Point final.

      • Trung Kiên says:

        @ bạn Lê Dân Việt

        1) Trong câu văn Bạn nhắc đếnTK, rồi…nhưng ông ấy không thèm trả lời (”Tôi đã phản biện qua những tranh luận của tôi với bạn TK,nhưng ông ấy “không thèm” trả lời,“) đã gây ra ngộ nhận, hiểu lầm. Sorry!

        2) Thiển nghĩ, nếu Bạn đặt thẳng câu hỏi với tác giả (NQK) thì có thể ông ấy sẽ trả lời, còn tranh luận giữa bạn đọc với nhau thì…là chuyện khác!

        3) Xét lại, hoặc bàn luận về HĐ Paris 1973 thì nên làm….

        … Còn “Phục hồi” thì nên quên đi, nó mang ý nghĩa hoàn toàn khác rồi, nhất là ý niệm của ông Nguyễn Ngọc Bích đã rõ ràng qua bài; “Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?“!

        (Xin xem tiếp phần TK phản hồi bạn Võ Trang)

      • Lê Dân Việt says:

        @TK,

        Bạn viết:

        2) Thiển nghĩ, nếu Bạn đặt thẳng câu hỏi với tác giả (NQK) thì có thể ông ấy sẽ trả lời, còn tranh luận giữa bạn đọc với nhau thì…là chuyện khác!

        ===============

        Thiết nghĩ diễn đàn là chung cho tất cả mọi người, khi chúng ta tranh luận mọi người đều đọc, chắc chắn ông NQK cũng đã đọc những gì chúng ta tranh luận, cần gì phải viết thẳng tới ông ấy thì ông ấy mới đọc, bằng chứng là ông ta chỉ trích dẫn những ý kiến ủng hộ ông ta như của bạn vào bài viết của ông ta, còn ý kiến trái chiều như của tôi thì ông ta không đọc được.

        Tôi nghĩ đã quá đủ để tranh luận trong đề tài này. Bởi vì tranh luận mà không open mind thì có tranh luận thêm cũng chẳng có ích gì. Chỉ làm lợi cho CSVN và mấy thằng chó CAM lợi dụng mà thôi.

    • Trung Kiên says:

      Bạn Võ Trang viết:…”Có 1 điểm ông Bích nêu ra tôi cho là rất thực dụng và thực tiển đó là xữ dụng/vận động phục hồi Hiệp định Ba Lê như là 1 task force, 1 mũi nhọn trong công cuộc đấu tranh hôm nay“.

      Nếu là “mũi nhọn” hữu ích thì rất đáng hoan nghinh. Nhưng qua những lập luận của ông Bích và ý tưởng của ông ấy, tôi e rằng “cái mũi nhọn” của ông ấy đã bị “tầy” hay toè mất rồi!

      Từ trước đến nay tôi chỉ nghe tên LS Nguyễn Ngọc Bích, khiến tôi trọng nể tuy chưa một lần diện kiến.

      Nhưng hôm nay đây qua những bài viết và lập luận của ông Bích…Trong tôi đã có sự thay đổi hoàn toàn, khác hẳn với suy nghĩ trước đây!

      Hình như có một cái gì “không ổn” (khó tin) về con người này???

      • Võ Trang says:

        Khơi lại Hiệp Định Ba Lê để “thiên hạ” vạch mặt những gian xão của CS Bắc Việt là 1 mũi nhọn. Người Miền Nam đã thua rồi thì còn xấu hổ gì mà sợ nhắc lại chuyện củ? Tiếc là mũi nhọn này đã bị “phe ta” đánh cho “tòe” mất rồi!

        Ông Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia không phải là 1 luật sư. Ông có thể vào Google search để biết thêm về người này. Người Luật Sư mà ông đề cập có lẻ là ông Đinh Thạch Bích, ở vùng San Diego, California.

      • Trung Kiên says:

        Cám ơn bạn Võ Trang

        Có lẽ TK nhầm lẫn giữa hai vị tên Bích này thật rồi!

        Tuy nhiên, TK không những sẽ KHÔNG phản đối ông Nguyễn Ngọc Bích, mà còn ủng hộ hết mình…Nếu ông ấy viết về HĐ Paris 1973…để kể tội ác của csvn và tố cáo họ là kẻ đã vi phạm Hiệp Định, chính họ (csvn) chỉ muốn chiếm VNCH bằng vũ lực, chứ không muốn giải quyết chiến tranh bằng phương án hoà bình. (như một task force)

        Nhưng với “Phục hồi HĐ Paris 1973″ và… “Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?“…thì hoàn toàn có ý nghĩa khác…

        Nó không phải là “mũi nhọn” đấu tranh để loại bỏ độc tài csvn để DÂN CHỦ hoá Việt Nam…mà bị phân hoá, lạc hướng, sa vào cãi bẫy của csvn đã giăng từ lâu!

        Đáng tiếc!

  9. LeBinh says:

    Theo ý kiến của tôi thì bọn vc không lừa được Mỹ đâu, chỉ vì người Mỹ họ giả vờ đấy thôi, tôi lấy thí dụ họ để yên cho bọn cs miền Bắc để lại mấy trăm ngàn quân ở miền Nam, họ đã muốn ra đi rồi thì mấy trăm ngàn quân kia họ cần gì phải quan tâm, nếu họ muốn tiêu diệt thì chỉ cần cho B52 dội bom là bọn cs Hà Nội đào lổ chôn xác binh lính không kịp ,bọn cs chỉ nói phét mà thôi.

    Việc ủy ban Na Uy trao tặng giải Nobel cho tên cs ác ôn phản ảnh sự ngây thơ của thế giới phương Tây thời bấy giờ, họ không hiểu bọn cs Hà Nội là tay sai của Nga-Tầu mà còn cho là bọn cs nầy chiến đấu cho sự vẹn toàn lãnh thổ của VN, nào là chúng nó chịu cam khổ sống trong rừng, không tham nhũng,…,để rồi sau khi chiếm được cả nước thì chúng tham nhũng còn dữ dội hơn ai hết.

  10. NQK says:

    Ông Nguyễn Ngọc Bích nói rằng “Hiệp định Paris 1973 Cộng Sản càng muốn quên thì ta càng phải nhắc.” Tôi nghĩ ông Bích suy diễn một cách sai lầm. Đối với chúng ta, như LS Nguyễn Hữu Thống tuyên bố, Hiệp Định Paris 1973 chỉ đem lại “hòa bình cho những nấm mồ.” Đối với người Mỹ, như Ông Frank Snepp nhận định, Hiệp Định Paris 1973 chỉ đem lại một khoảng cách chạy tội (decent interval) cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối với CSVN, Hiệp Định Paris 1973 là một thắng lợi to lớn. Nhờ đó, họ đẩy được Mỹ ra khỏi Việt Nam và chiếm trọn miền Nam Việt Nam. Do đó họ đâu có muốn quên. Tấm hình trong bài này là chứng cớ dành dành là Hà Nội đang chuẩn bị “kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp Định Paris.” Điều này khiến tôi nghi ngờ về khả năng suy luận của ông Bích. Những vấn đề sau đây sẽ khiến dộc giả chưa tin hay chưa muốn tin cũng sẽ phải tin như vậy.

    Ông Bích nói là biết ơn tôi đã mở màn cho việc xét lại Hiệp định Paris cách đây 40 năm với bài “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973.” Điều này cũng sai luôn. Ông Bích không phải cám ơn tôi. Chinh vì việc ông Bích thành lập chính phủ lưu vong lấy tên là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH và chủ trương phục hồi Hiệp Định Paris 1973 của các ông mà tôi nhận thấy đó là hai sai lầm lớn nên phải lên tiếng và để góp ý kiến với công luận.

    Trong ba bài tôi viết về chính phủ lưu vong và Hiệp Định Paris, tôi đều nói là CSVN trắng trợn vi phạm Hiệp Định Paris chỉ ít lâu sau khi được ký kết khiến vào đầu 1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải tuyên bố hiệp định này vô gía trị. Đến khi CSBV xua quân tràn qua sông Bến Hải vào đầu tháng 4, 1975 trước sự làm ngơ của cả thế giới, Hiệp Định Paris 1973 đã bị khai tử từ ngày đó.

    Tuy nhiên ông Bích bịa đặt trắng trợn nhưng rất ngây ngô rằng tôi cho Hà Nội có quyền xé bỏ Hiệp Định Paris và thôn tính miền Nam. Ông Bích viết nguyên văn như sau: “Ông cho Hà Nội làm thế (“thôn tính miền Nam) là họ có quyền, nghĩa là có quyền xé bỏ cả lời cam kết long trọng của họ (với chữ ký của họ).” Thật là xấu hổ cho ông Bích. Tôi nhận thấy ông Bích có nhiều khả năng làm một CAM (công an mạng) hơn là một thủ tướng của VNCH.

    Cho đến ngày hôm nay, ông Bích vẫn tìm cách nói chuyện loanh quanh như trong bài này để tránh né trả lời những câu hỏi căn bản đã đặt ra từ đầu trong cuộc tranh luận này như sau:

    (a) Việc phục hồi Hiệp Định Paris hoang tưởng hay khả thi? Nếu khó thực hiện thì khó ở những điểm nào và vì sao?
    (b) Chính Phủ VNCH (lưu vong) mà ô. Bích là một thành viên, đã làm được gì trong bốn năm vừa qua, đặc biệt về việc vận động phục hồi Hiệp Định Paris 1973?
    (c) Tại sao ô. Bích lại tách ra khỏi Chính Phủ VNCH (lưu vong) để lập UBLĐLTVNCH và cũng để vận động phục hồi Hiệp Định Paris 1973?
    (d) Những việc vân động 20 năm trước đây đã thất bại, tại sao bây giờ ô. Bích vẫn muốn lập lại công việc này? Ô. Bích đã hỏi ý kiến những người đi trước ông như GS Vũ Quốc Thúc và LS Nguyễn Hữu Thống chưa?
    (e) Ô. Bích đã gập ô. Phạm Gia Khiêm, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao của CSVN vào tháng 3, 2007. Mục tiêu để làm gì và kết quả ra sao? Ngoài ô. Bích còn một việt kiều thứ hai nửa tham dự, người đó là ai? Chuyện này có liên quan gì đến việc từ chức của một số người trong Ban Chấp Hành của Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ không?

    • Vân Nam says:

      Thưa ông Nguyễn Quốc Khải,

      Phần (e), nếu ông NN Bích không tiện nói, ông hãy nói, ít ra là, cho NVHN biết. Sự việc diễn ra như thế nào, mục đích, kết quả…ngay như đấy chỉ là những “suy đoán” cuả ông! Cả về người cùng ông NNB gặp Phạm Gia Khiêm, rồi sự rạn nứt trong Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ nữa. Đây không còn là những “con bài” trong tay của những tay bạc trong “nghề chính trị” dùng để thao túng hay đe doạ nhau, mà là những việc nghiêm trọng cho thế đấu tranh cuả NVHN với độc tài CS.
      Biết được đến đâu, xin vui lòng nói đến đó, đừng úp mở nữa!

    • Lâm Vũ says:

      Tôi e rằng trao đổi giữa hai ông NNB và NQK đã trở thành một tranh cãi có tính cá nhân – hòn đất ném đi, hòn chì ném lại – mất rồi! Mọi chuyện bắt đầu, theo tôi, chỉ vì vài chữ dùng không khéo (“hoang tưởng”, bệnh hoạn”)… Thế mới biết, lời nói có khi chỉ một chữ có thể làm hỏng đại cuộc!

      Cá nhân tôi nghĩ, chuyện cãi cọ này cũng không đến nỗi quan trọng lắm, chắc chỉ vai tuần hay nhiều là 1,2 tháng sau không ai còn nhớ là tại sao mình lạ tốn nhiều sức lực cho chuyện cãi cọ vô bổ. (Tôi không cho là tranh luận về vấn đề phục hồi HĐ Paris là vô bổ mà là chuyện cãi cọ vì những cái nhỏ nhặt).

      Quan trong hơn là câu hỏi: “Where to from here? ” hay “Thật sự chúng ta cần làm gì (trong hoàn cảnh đất nước hiện nay)?”. Mỗi người hẳn có câu trả lời riêng – có khi không có – nhưng tôi nghĩ chắc mọi người, trong hay ngoài nước, đều đồng ý là mỗi người cần phải làm một vài điều thiết thực và trong phạm vi khả nằng mình có. Cần nhất là tránh đặt cá nhân mình quá cao, hay việc mình làm quá quan trọng. Thật ra, nghĩ cho cùng, cá nhân nào cũng quan trọng, việc làm nào cũng có lợi, nếu làm một cách đường hoàng đứng đắn.

      Cá nhân sẽ chẳng là gì nữa, một khi đất nước mất về tay Trung Cộng.

Leave a Reply to Trung Kiên