WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc

Hà Nội muốn quên Hiệp định Paris?

Hà Nội muốn quên Hiệp định Paris?


Một ngày trọng đại sắp sửa trôi qua mà tôi sợ các cơ quan truyền thông của người Việt ở hải ngoại, không trừ cả một đài điền thế cho tiếng nói tự do của VN là Đài RFA, sẽ để cho nó lẳng lặng trôi qua vì lý do đó là chuyện cũ, chuyện 40 năm qua rồi, không còn mấy ai nhớ đến nó và do đó, cho nó qua luôn.

Lối suy nghĩ này thật khôi hài bởi người Việt chúng ta thường tự hào là chúng ta thường yêu và nhớ lịch sử nước nhà. Chúng ta nhớ chuyện bà Trưng, bà Triệu, hãnh diện chuyện nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên, nhớ Lý Thường kiệt với trận đại thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, hát “Nước non Lam Sơn,” biết ơn Quang Trung đại phá quân nhà Thanh… song chuyện gần chúng ta hơn thì tự nhiên chúng ta mắc bệnh Alzheimer.

Không những thế, càng gần thì hình như chúng ta càng hiểu lầm vấn đề, đổi trắng thay đen… như trong nước các nghĩa trang “liệt sĩ Trung Cộng” thì chình ình ở trong các tỉnh biên giới, nơi quân TC sang xâm lược và tàn phá nước ta vào năm 1979. Chưa hết, gần đây ở ngay thủ đô Hà Nội của nước VN Cộng hòa XHCN còn có lễ “biết ơn” quân đội nhân dân TC dạy dỗ, huấn luyện cho hàng trăm hàng ngàn sĩ quan (lên đến những hàng cao cấp nhất) trong “quân đội nhân dân” Việt Nam!!!

Chúng ta thường chê người Mỹ là chóng quên, không có ý thức lịch sử sâu đậm như chúng ta. Thế thì sao trận Nhật đánh Trân châu cảng (Pearl Harbor) thì đến 81 năm sau, vào ngày 7 tháng 12 vừa rồi, người ta vẫn kỷ niệm?

Đã đến lúc chúng ta phải xét lại vấn đề

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại vấn đề. Một Hiệp định Hòa bình Paris mà không đem lại “hòa bình” mà không thành vấn đề sao? Một hiệp định hòa bình mà hai người chủ chốt thương thuyết nó sau được giải thưởng Nobel Hòa bình để giờ đây câu chuyện đó còn là nỗi nhục cho ủy ban (ở Na Uy) tuyển chọn giải đó vào năm 1973 mà không đáng nói sao? Một hiệp định hòa bình mà dẫn đến sự hiện diện của khoảng 3 triệu rưỡi người Việt ở hải ngoại ngày hôm nay mà ta không cần biết chi tiết nó nói gì và nó có bị vi phạm hay không sao? Và nếu có thì ai vi phạm? Vi phạm thế nào?

Do đó mà tôi biết ơn ông Nguyễn Quốc Khải đã mở màn cho việc xét lại Hiệp định Paris cách đây 40 năm với bài “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973” gởi cho RFA ngày 17/12 cách đây gần một tháng dù như có nhiều điều trong đó tôi không đồng ý với cách đọc của ông (tôi đã trả lời, cũng trên RFA, bằng một bài viết vào ngày hôm sau).

Từ đó, ông Khải và tôi đã có một số bài trao đổi qua lại, nói chung là khá nghiêm chỉnh bởi chúng tôi chủ yếu chỉ dựa vào những dữ kiện lịch sử, tránh được những sự cãi vã không cần thiết hay đi vào đả kích cá nhân.

Người Cộng sản Hà Nội muốn quên

Dựa vào những dữ kiện mà cả tôi lẫn ông Nguyễn Quốc Khải đưa ra thì Hiệp định Hòa bình Paris 1973 chỉ là một quả lừa vĩ đại của Hà Nội nhằm đá Mỹ ra khỏi VN và sau đó thôn tính miền Nam (bất kể Chương V của Hiệp định đã nói thật rõ ràng, rõ như ban ngày: trong việc “thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào”).

Cái khác giữa ông Khải và tôi là: Ông cho Hà Nội làm thế (“thôn tính miền Nam) là họ có quyền, nghĩa là có quyền xé bỏ cả lời cam kết long trọng của họ (với chữ ký của họ), còn tôi thì coi đó là một sự vi phạm trắng trợn mà ta phải nhắc nhở, không cho Hà Nội và dư luận thế giới (kể cả nước Mỹ) quên về chuyện này.

Tóm lại, Hà Nội càng muốn quên thì ta càng cần phải nhắc, nhắc cho đến không ai quên được những việc làm ô nhục của Hà Nội–dù như kết-quả của sự phản bội đó đến nay, 40 năm sau, vẫn chưa đổi thay được bao nhiêu.

Năm nay khác?

Nếu trong những năm qua, các báo đài, kể cả các đài quốc tế, đã tránh né việc phân định, phán xét ai phải trái trong việc thực thi Hiệp định Paris 1973 thì tôi mong là năm nay, chúng ta sẽ có một thái độ khác đi.

Tại sao? Tại vì ta không thể trốn tránh được sự thực lịch sử–dù vai trò của ta ở trong đó không lấy gì làm đẹp. Cũng như chuyện Cải cách ruộng đất ở miền Bắc hay chuyện Mậu Thân ở Huế, chúng cứ việc cách ta nửa thế kỷ hay hơn nữa, câu chuyện chưa được phanh phui đến ngọn nguồn thì lịch sử vẫn còn thiếu sót nếu không muốn nói là méo mó, gian lận.

Năm nay cũng còn khác nữa là vì kỷ niệm 40 năm, đang có triệu chứng là Hà Nội muốn nhắc lại chuyện Hiệp định Paris để nói như ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng của Hà Nội hôm đầu năm (1/1/2013), là “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.” Ông cho biết đã từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.

Nói cách khác, Hà-nội, qua ông Nguyễn Chí Vịnh, đang muốn trắng trợn nói với Mỹ là: chúng tôi đã lừa được ông năm 1973 để đuổi ông ra năm 1975 (thực ra Mỹ đến đó đã không còn một quân-nhân tác-chiến nào ở VN từ tháng Giêng 1973), chúng tôi vẫn có thể đi với Bắc-kinh (cái mà ông Vịnh gọi là “tương đồng ý thức hệ”) để đá ông khỏi Biển Đông!

Một chuyện có liên hệ trực tiếp đến chuyện sống còn của đất nước ngày hôm nay như thế mà không đáng để cho các báo đài bàn đến hay sao?

© Nguyễn Ngọc Bích
© Đàn Chim Việt
—————————–

Đọc các bài liên quan:

40 năm sau một cuộc phản bội
Hiệp định hòa bình Paris và những “sự thật phũ phàng”
Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?

88 Phản hồi cho “Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc”

  1. Phạm Quang Tuệ says:

    Chúng ta nên tiếp tục thảo luận một cách nghiêm chỉnh để thể hiện tinh thần dân chủ. Nếu không, cứ việc sống với chế độ độc đảng hiện nay cho khỏe, không có lý do vì phải phục hồi Hiệp Định Paris làm gì cho mệt. Mấy ông bà muốn trở lại Hiệp Định Paris ăn nói lung tung, lập luận chỉ dựa vào cảm tính, thiếu căn bản lý trí, có khuynh hướng chụp mũ. Họ nói cho sướng miệng thôi đó mà. Trên thực tế, chỉ vài tháng có khi chỉ vài tuần thôi là họ sẽ tan hàng. Tôi cam đoan với quí vị là như thế, không chật vào đâu được. Trên răng dưới rế mà mơ mộng làm chuyện vá trời lấp biển. Hoàn toàn không biết người không biết ta. Sự thật phũ phàng là thế. Hai chú Chánh và Đào Minh Quân còn hơn chú Bích một điểm là không đòi làm chuyện viển vông, “tự dối mình và lừa người khác” này.

    Quí vị không biết Ông LS Trần Thanh Hiệp, cựu thành viên trong phái đoàn VNCH tại cuôc hòa đàm Paris, tuyên bố gì trên đài RFI hay sao? Ông nói: “Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một ‘cái xác không hồn’, văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…Do vậy, đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết.”

    LS Nguyễn Hữu Thống, chủ tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Về Dân Quyền cũng vừa nói “Hoa Kỳ không muốn nhắc nhở tới hiệp định này vì nó không là một niềm hãnh diện của họ. Do đó đặt vấn đề này hoàn toàn bất lợi trái lại chỉ gây ác cảm mà thôi. Việc phục hồi hiệp định Paris lại càng không nên.”

    Tôi nghĩ đây là những nhận định chính xác, hướng dẫn chúng ta đi đúng đường dân chủ hóa toàn cõi Việt Nam.

  2. Q@A says:

    Tại sao phía Hoa Kì lại chấp nhận ký hiệp định Paris và dường như có phần “nôn nóng” trong việc ép Chính quyền Sài Gòn ký vào bản hiệp định này. Tại sao một Hoa Kì cao ngạo như vậy ở thời điểm đó lại chấp nhận hai thất bại liên tiếp ở Chiến dịch “Linebacker II” (chiến dịch bắn phá Hà Nội bằng B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972) và ở bàn đàm phán?

    Vấn đề này rất phức tạp. Sự phức tạp ở phía Hoa Kì, phía Tổng thống R.Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger. Ý tưởng về một Hiệp định hòa bình trong tầm tay – một hiệp định danh dự cho Hoa Kì kết thúc chiến tranh của 2 người này diễn ra trong bối cảnh mà ở đó tình hình trong nước và quốc tế đang chuyển động nhanh và khá hỗn độn.

    Tình hình chiến trường Đông Dương rối rắm, phe của ông Thiệu ở Sài Gòn vừa phụ thuộc Hoa Kì, vừa ngang ngạnh. Hoa Kì có thỏa thuận nước lớn, uy tín của Tổng thống đang lên, nhưng mặt khác cơ quan lập pháp Hoa Kì đang “sờ gáy” hành pháp. Việc Quốc hội xóa bỏ Nghị định Vịnh Bắc Bộ (đã thông qua năm 1964) và sắp sửa xem xét lại chính sách của Hoa Kì ở Việt Nam khiến cho Tổng Thống R.Nixon dù vừa tái đắc cử nhưng thời yên ổn của ông cũng không còn. Thực tế năm 1973, Nixon đã gặp muôn vàn khó khăn phải đối phó với dư luận trong nước và sau đó thì “thất sủng” năm 1974. Thực tế, lúc đó, hơn ai hết, Tổng thống Hoa Kì biết rõ thời gian vật chất của ông ta đang bị dồn nén.

    Sự câu thúc của dư luận, của phong trào phản chiến trong nước và quốc tế, sự thôi thúc từ tính toán thâm hiểm muốn tiếp tục theo đuổi chính sách ở Việt Nam theo hướng mới, sự ngang ngạch của Sài Gòn… khiến Tổng thống và ông ngoại trưởng hành động có phần thô lỗ, thúc ép đồng minh. Bức tranh xám xịt trong quan hệ Hoa Kì – Sài Gòn trong việc ký hay không bản Hiệp định được tạo nên như thế.

    Còn thất bại ở chiến dịch “Linebacker II”, tôi đã trao đổi, biện giải cụ thể trong bài nói về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ngày 20/12 vừa qua.

    Tôi muốn nói thêm việc Hoa Kì, Nhà trắng đã tính toán khá thâm hiểm, rất lợi hại, một mũi tên trúng nhiều đích. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại. Lí do cơ bản là những người Việt Nam yêu nước đã dám hi sinh và thực tế đã cao tay hơn đối phương trong mọi ván bài nên rốt cuộc Nhà Trắng đã thất  bại.

    • Trung Kiên says:

      Tất cả những diễn biến của Hoa Kỳ trong thời gian đàm phán HĐ Paris 1973 chỉ là kịch bản để Mỹ rút chân ra khỏi VN trong danh dự…

      Vì Mỹ là một nước rất thực dụng, cân nhắc lợi làm hại bỏ (kinh tế) vì thế Mỹ quyết định; bỏ con tôm (VNCH) để bắt con kình ngư (TQ).

      Ở thế chiến lược, Mỹ bỏ VNCH để cho CS-Bắc Việt thắng miền Nam, để rồi Nga và TQ tranh dành nhau ảnh hưởng…đưa đến chuyện: ngao sò tranh ăn, ngư ông hưởng lợi.

      Sự sụp đổ của Nga và khối CS-Đông Âu “có thể” cũng bị ảnh hưởng bởi thế cờ này của Mỹ.

      Còn nữa, Mỹ làm ngơ để TQ chiếm Hoàng Sa của VN ngày 19.1.1974 cũng là “thế cờ gài” để sau này Mỹ có thế trở lại VN.

      • Tuần Triệt says:

        Còn nữa, Mỹ làm ngơ để TQ chiếm Hoàng Sa của Miền Nam VN ngày 19.1.1974 cũng là “thế cờ gài” để sau này Mỹ có thế trở lại MIỀN NAM ( Bằng Hiệp Định Paris )

    • Trung Ngôn Ngịch Nhĩ says:

      Ý kiến của Q@A và Phạm Hùng chính xác. Bài viết nhảm của ông Nguyễn Ngọc Bích đã bị ném đá từ mọi phiá, tôi nghĩ rằng ông ấy không tử thương thì cũng què quặt về tinh thần. Thật buồn cho ông già 77, thất thập cổ lai hy lại muốn làm Quốc Trưởng Tự Sướng để rồi bị ném đá tơi bời.

      Rất nhiều người chưa hiểu tại sao nhân dân Bắc Việt thời đó đã hết lòng hy sinh cho đảng cộng sản (kể cả Tô Hải, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên…) chống Mỹ, mặc dủ Tô Hải vừa mới tuyên bố một bài viết rất Ngu khi viết Tớ Là Khán Giả xem bom B52 của Mỹ giết hại đồng bào mình.
      Tại sao dân Bắc Việt quyết tâm đánh Mỹ tới cùng như vậy?
      Câu trả lời đơn giản, Mỹ là kẻ xâm lược đất nước Vn.
      Cũng như ngày nay, dù người Việt hải ngoại rất căm thù cộng sản Vn nhưng đang lên tiếng và sẵn sàng chống Trung Cộng để bảo vệ chế độ cộng sản Việt nam. Lý do, Trung Cộng (sẽ) là kẻ xâm lược Việt nam, có thể một số Vịt Cừu hồi hương xung phong đầu quân cho cộng sản đánh quân Tầu cộng.

      Đơn giản, bởi vì đó là tấm lòng của người Việt yêu đất nước Việt bảo vệ tổ quốc.

      Còn những

      • Áo vải cờ đào says:

        @TNNN! Ông sánh mé gọi người Việt hải ngoại là: Vịt Cừu! Và ông nghĩ rằng…Họ sẽ xung phong hồi hương đầu quân cho Việt cộng đánh Trung cộng? Thật là “Đại bất hạnh” cho tổ quốc Việt Nam vì có sự hiện diện của ông trong đó! Avcđ.

    • Áo vải cờ đào says:

      @ Q@A! Bạn đặt câu hỏi là: “Tại sao phía Hoa Kỳ lại chấp nhận ký HĐ Paris và dường như có phần “nôn nóng” trong việc ép Chính quyền SG ký vào bản HĐ này. Tại sao một HK cao ngạo như vậy ở thời điểm đó lại chấp nhận hai thất bại liên tiếp ở chiến dịch Linebacker II (chiến dịch bắn phá HN bang B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972) và ở bàn đàm phán?”. Chào bạn Q@A. Thắc mắc của bạn ở trên, tôi nghĩ đó cũng là thắc mắc chung của giới trẻ ở VN, nhất là các bạn sinh sau cuộc chiến! Bạn hãy tự suy nghĩ và tìm cho mình cái đáp số qua câu triết lý (LS để đời của tập đoàn lãnh đạo BBP thời đó) “Đánh Mỹ dù phải hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng”…Thử hỏi, một câu phát ngôn đại để như vậy, là bắt nguồn là phát sinh từ…Người cao tay hơn đối phương trên mọi phương diện, người đang ở vị thế “Thượng Phong” hay…Từ một nhóm người đã và đang lâm vào cảnh “Hạ Phong” và bị dồn đến chân tường, nên…Nói liều? Bạn Q@A! Bàn luận về cuộc chiến VN nói riêng và CT Đông Dương nói chung thì rất “dây mơ rể má” người ta đã nói và viết quá nhiều rồi! Ở đây tôi chỉ xin giải thích riêng về…Hành quân Linebackers, ám hiệu, ngữ nghĩa và tại sao nó được đặt tên là: Operation Linebacker! Có thể nói là 99% dân Mẽo rất yêu thích Footballs. Mà trong môn thể thao banh cà na (Football) được chia làm hai phe, bên công gọi là Offense còn bên thủ gọi là Defense, mỗi bên 11 cầu thủ (Players), bên công gồm có danh xưng: QB=Quarter back,RB/HB/FB=Running back/Half back/Full back, Left tackle, Right tackle, Tide end và wide receivers etc. Bên thủ gồm có Lines man và Defensives back unit được chia thành tên riêng là: “Linebackers”…IL= Inside linebacker, OL=Outside linebacker, ML=Midle linebacker, Left Corner back, Right Corner back, ST=Safety và FS=Free safety VV…Mỗi cầu thủ có một nhiệm vụ Defense=Phòng vệ riêng. Thí dụ: Linesman Versus Tackles, Linebacks VS Running backs/Tide end và CB/ST/FS versus Wide Receivers etc. Tóm gọn là…Hành quân mang tên Linebackers được lấy ra từ “Thuật ngữ” Footballs game! Tòa Bạch Ốc và BQP Mỹ biết rõ là chỉ có thể…Đánh ở một mức độ giới hạn nào đó thôi vì trách nhiệm của những Linebackers là: Read and wait, tùy cơ ứng biến, họ có quyền “Motions” hâm dọa hầm hừ thậm chí la hét, nhưng tuyệt đối không được “cross the line” hay Lines of scrimmage! Kết luận, “Operations Linebacker & Linebacker II” chỉ là “Diện”, còn “Điểm” nằm ở đâu, chắc bạn đã biết rồi! Nói thêm cho bạn biết, nếu đây là Conventional War thì Mỹ đã không dùng Theory Dominos rồi Linebackers (Defense) mà có thể Mỹ (bắt buộc) đã phải xử dụng đến Operation “Shotguns” với Motion…All out attacks (Offense)…Điều này, phải đi hỏi thằng Nhật (Japan) mới biết mùi vị “Nó” ra sao? Tôi thì chưa sinh ra thời Đệ II thế chiến nên…Cầu Trời cho Lịch sử đừng tái diễn!! Chào bạn…Áo vải cờ đào.

  3. HĐBL says:

    Kéo dài 5 năm (1968-1973), cuộc đấu trí bằng ngoại giao để đi đến ký kết hiệp định Paris đã diễn ra căng thẳng, khốc liệt không kém cuộc chiến trên mặt trận quân sự. Đưa B52 ồ ạt tấn công vào Bắc Việt Nam và thủ đô Hà Nội, Mỹ âm mưu đưa nơi đây về thời kỳ đồ đá, buộc đoàn đàm phán tại Paris phải ký kết hiệp định với điều khoản có lợi cho Mỹ.

    Nhưng Tổng thống Nixon đã nhầm. Mỗi đợt bay của phi công Mỹ vào Bắc Việt Nam không phải một cuộc dạo chơi. Pháo cao xạ, tên lửa, không quân… của Việt Nam đã hợp đồng tác chiến, tạo nên một trận địa lửa, sẵn sàng bắn rơi bất cứ B52 nào xâm phạm. Với thiệt hại nặng nề và không làm Hà Nội nao núng, Mỹ phải tuyên bố dừng ném bom miền Bắc, trở lại bàn đàm phán, ký hiệp định Paris.

  4. Phạm Hùng says:

    Theo một bản tin của VNExpress, CSVN gọi Hiệp Định Paris là “đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam.” Đài phát thanh Radio France International (RFI) tường thuật rằng “Hiệp Định Paris được Hà Nội xem là ‘móc son chiến lược’ dẫn đến cuộc tổng tấn công và chiến thắng quân sự vào tháng 4/1975.”

    Sáng 25/1/2013, nhân dịp lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Nguyên trưởng đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình và một đại diện của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được trao tặng danh hiệu “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân”.

    Vậy mà ô. Nguyễn Ngọc Bích bảo là “Hiệp Định Paris 1973: Cộng Sản càng muốn quên, ta càng phải nhắc.” Một nhận định hết sức là ngây ngô, nhất lại là của một ông thủ tướng lưu vong. Ông Bích muốn bóp méo sự thật để mọi người chú ý đến chủ trương phục hồi Hiệp Định Paris do ông cổ võ hay sao? Nhưng chủ trương này sẽ chết yểu vì nó hoang tưởng, không dựa trên một chiến lược khả thi nào cả.

    Tôi còn nhớ trước đây không lâu, một ông thủ tướng lưu vong khác tại Hoa Kỳ phổ biến một thông báo quốc tế tựa đề là “First Public International Solution” (tạm dịch là Giải Pháp Quốc Tế Công Khai Thứ Nhất) dài 32 dòng về bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc. Dòng nào cũng có lỗi văn phạm, nhiều đến nỗi không thể sửa được. Theo giải pháp này, ông Nguyễn Tấn Dũng, một Gorbarchev của Việt Nam, sẽ tự ý trao quyền hành lại cho chính phủ quốc gia lâm thời của ông thủ tướng lưu vong này. Ông này cũng phải mắc một căn bệnh hoang tưởng chính trị như ông Nguyễn Ngọc Bích.

    Các ông thủ tướng này đều nhân danh và đều muốn lãnh đạo VNCH, nghĩa là nhân danh chúng ta để làm việc bậy bạ. Chúng ta muốn ngồi yên để các ông hề này múa cũng không xong, vì chúng không chỉ múa trong cộng đồng Việt Nam, mà còn lên Quốc Hội Hoa Kỳ, còn lui tới trụ sở LHQ, nhân danh quân cán chính VNCH, nghĩa là gốm cả kẻ đang viết những hàng chữ này.

    LS Trần Thanh Hiệp, nguyên thành viên của phái đoàn hòa đàm VNCH tại Hội Nghị Paris, vửa tuyên bố: “Đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết. Quốc tế và Cộng sản Hà Nội đã làm lỡ dịp may này.”

    LS Nguyễn Hữu Thống, Chủ Tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền, cũng vừa phát biểu như sau: “người Hoa Kỳ không muốn nhắc nhở tới hiệp định này vì nó không là một niềm hãnh diện của họ. Do đó đặt vấn đề này hoàn toàn bất lợi trái lại chỉ gây ác cảm mà thôi. Việc phục hồi hiệp định Paris lại càng không nên.”

    Vào năm 1989 và 1990, LS Nguyễn Hữu Thống đã kiện CSVN tại tòa án Công Lý Quốc Tế về việc CSVN vi phạm Hiệp Định Paris 1973 và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ xét lại Hiệp Định này. Trước 1975, LS Thống là dân biểu và từng giữ chức phó chủ tịch của Quốc Hội VNCH.

    May thay, còn có nhựng người có ý kiến xác đáng.

    • Tuần Triệt says:

      Trích :“người Hoa Kỳ không muốn nhắc nhở tới hiệp định này vì nó không là một niềm hãnh diện của họ. Do đó đặt vấn đề này hoàn toàn bất lợi trái lại chỉ gây ác cảm mà thôi. Việc phục hồi hiệp định Paris lại càng không nên.”
      Sam tui bảo: Ván bài Hiệp Định Paris chưa kết thúc. Sam tui đang thả câu nuôi bài, khi nào thấy đủ Sam tui mở bài hốt trọn. Cho dù thằng Trung cộng hay Việt cộng có tráo bài vẫn thua cháy túi…khà khà khà.

  5. Kẻ Giác Ngộ says:

    Khi một số người CSVN tỉnh ngô, mở to được con mắt nhìn vào thực tế, thì lại là lúc đầu óc của ông Nguyễn Ngọc Bích có vấn đề:

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130124_nguyenmanhcam_hiepdinhparis.shtml

    Ông Nguyễn Mạnh Cầm là bộ trưởng ngoại giao cuối cùng (không kiêm nhiệm) có chân trong Bộ Chính trị nói về HĐ Paris 1973 : “cơ hội hòa hợp dân tộc bị bỏ lỡ sau Hiệp định Paris “do chủ trương tràn ngập lãnh thổ của Sài Gòn.”

    Ông cũng trích lời Nguyễn Trường Tộ, người được xem như một trong các ông tổ của ngành ngoại giao Việt Nam: “Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời. Khi quay đầu nhìn lại, cơ đồ mất trăm năm”.

  6. TintucVN says:

    Hiệp định Paris, đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam

    Kết thúc thắng lợi sau gần 5 năm đàm phán, Hiệp định Paris là kết quả của cuộc đấu tranh khốc liệt trên chiến trường và mặt trận ngoại giao.

    Sáng 25/1, lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Nguyên trưởng đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình khẳng định Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, dẫn đến đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    “Đây là kết quả của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lâu dài và gian khổ, đầy hy sinh thử thách của nhân dân ta, tiến hành trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của đường lối độc lập tự chủ cùng với sự tranh thủ đoàn kết quốc tế rộng rãi”, bà Bình nói.

    Bà Bình chia sẻ, cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị trên chiến trường tạo thế cho cuộc đấu tranh về ngoại giao. Trong hơn 4 năm 8 tháng đàm phán, có 174 cuộc họp công khai tại Trung tâm hội nghị Quốc tế Kléber – Paris, mấy chục cuộc gặp riêng giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với ông Kissinger, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Nixon (Mỹ).

  7. Thích Sự thật says:

    Vai trò và vị trí của chính quyền VNCH trên bàn hội nghị Paris là vai trò cuả một chính quyền bù nhìn. VNCH hoàn toàn không có một tiếng nói nào trên bàn hội nghị, trên văn bản của hiệp định. Toàn bộ nội dung, điều khoản của Hiệp định là sự thoả thuận giữa Hoa Kỳ và Hà nội. Xếp xòng bầu cua VNCH là Nguyễn văn Thiệu và Hoàng Đức Nhã cũng hoàn toàn mù tịt nội dung và các điều khoản của Hiệp định cho đến cái ngày quan thầy Kissinger cho Thiệu và Nhã biết nó là cái gì, và cho biốt bằng bản tiếng Anh, 1 tuần trước khi ký.

    Các bạn dân chủ chiến đấu cho ai mà văn bản một hiệp định quan trọng nhưthé mà không thể có một tiếng nói, một ý kiến, một quyết định? Rõ ràng các bạn chỉ là những kẻ đánh thuê, là tay sai của ngoại bang.

    • VINH says:

      Vậy HS-TS thằng ĐÁNH THUÊ, NÔ BỘC nào ký bán vậy ông ? Các ông gặp thời thế mà thắng được VNCH rồi bốc nỗ, cái DÁNG ĐỨNG GẠC MA của các ông đã cho biết cái chế độ của các ông thực chất chỉ là 1 thứ NÔ BỘC cho Tàu mà thôi.Sai đâu đánh đó. Các ông là chủ thì hãy đòi cái huyện Tam sa lại đi ?

    • Thích Nói Thật says:

      Cái gì biết thì nói, không biết thì đừng loi choi!

      “Các bạn dân chủ” cóc cần biết HĐ Paris 1973 đã viết gì, nói gì, vì nó đã nằm im lìm trong cái ngăn kéo của lịch sử 40 năm rồi. Việc cần làm hiện tại là giải thế cái chế độ tàn ác vô nhân CSVN, một lũ người hèn với giặc nhưng ác với dân.

    • Vu Trung says:

      Đúng, đúng. “Ta đánh đây là ta đánh cho … liên xô, trung cộng”.

    • Tien Ngu says:

      Ậy, từ xưa đến nay anh Việt Cộng hay cò mồi VC nào cũng hát như thế cả. Chính quyền VNCH là một chính quyền…bù nhìn, chỉ có chính quyền Cộng láo là chính quyền…thứ thiệt…

      Nghe nó…thúi quá cò à cò…

      VNCH bị VC uốn ba tấc lưỡi dụ dân ngu tấn công tới tấp mấy chục năm dài, có…chính phủ bù nhìn là còn may lắm rồi. Dân VNCH còn có chổ dựa mà không phải…chết mất xác ngoài biển, hay vọt…vòng quanh thế giới.

      Bù nhìn mà làm cho dân có chổ dựa, vui vẽ cuộc đời vẫn…thoãi mái con người hơn là sống với…Cộng láo.
      Trong chiến tranh, dân có dịp là chạy về hướng…bù nhìn không hè. Sau khi Cộng chiếm được cả nước, dân lại tiếp tục chạy ra hải ngoại kiếm…bù nhìn, nương tựa với nhau mà sống, vui vẽ.

      Nghe nói cũng có rất nhiều cò mồi, bỏ nghề, chạy ra kiếm…bù nhìn.

      38 năm qua, VC vẫn dạy cò mồi những bài hát, y hệt như xưa. Mắc cười quá.

  8. TRAN ANH says:

    Ai quên ? làm ơn coi xong Clip này rồi hãy phán xét

    http://www.youtube.com/watch?v=MZ-q00_48AI

  9. An Phong says:

    Trong bài phỏng vấn của đài phát thanh chính thức của chính phủ Pháp Radio France International (RFI), LS Trần Thanh Hiệp, một thành viên của phái đoàn VNCH tham dự hòa đàm Paris 1973 nói “hiệp định này đã bị dìm chết” rồi. Còn ông Nguyễn Ngọc Bích lại cho rằng nó còn sống nhăn răng. Vậy tin ai bây giờ nhỉ? Vào mạng RFI nghe ông nói dắn giỏi, rõ ràng, và lôi cuốn. Ông lại một người kinh nghiệm. Nên tôi phải tin ông Hiệp thôi. Đài RFI cũng đề cập đến ông Nguyễn Quốc Khải và Ô. Khải có cùng nhận định như ông Hiệp.

    Tôi cũng tò mò hỏi ý kiến LS Nguyễn Hữu Thống về các vấn đề Hiệp Định Paris. Ông Hiệp hiện nay là chủ tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền. Vào năm 1989 và 1990, LS Thống đã kiện CSVN tại tòa án Công Lý Quốc Tế về việc CSVN vi phạm Hiệp Định Paris 1973 và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ xét lại Hiệp Định này. Trước 1975, LS Thống là dân biểu và từng giữ chức phó chủ tịch của Quốc Hội VNCH.

    LS Thống dự định sẽ giới thiệu một sách lược mới cho Việt Nam nhân dịp ngày 30-4-2013 sắp tới cho nên ông không tiện lên tiếng trong lúc này. Tuy nhiên ông đã trình bầy vắn tắt quan điểm của ông về Hiệp Định Paris như sau. Theo ông, người Hoa Kỳ không muốn nhắc nhở tới hiệp định này vì nó không là một niềm hãnh diện của họ. Do đó đặt vấn đề này hoàn toàn bất lợi trái lại chỉ gây ác cảm mà thôi. Việc phục hồi hiệp định Paris lại càng không nên.

    • An Phong says:

      Cải chánh: LS Nguyễn Hữu Thống hiện nay là chủ tịch Ùy Ban Bảo Vệ Dân Quyền, nhưng tôi đã viết nhầm là LS Hiệp. Thành thật xin lỗi độc giả.

  10. Quê Hương says:

    Đài phát thanh Radio France International (RFI) mới phỏng vấn LS Trần Thanh Hiệp về Hiệp Định Paris 1973. Về vấn đề phục hồi Hiệp Định Paris 1973, LS Hiệp đã nhận định nguyên văn như sau:

    “Tôi có nghe thấy và đọc một số thông tin về sáng kiến làm sống lại Hiệp định Paris. Tôi không nắm rõ được tình hình nên không muốn khẳng định rằng hiện đã có kế hoạch nào để thực hiện hay không ? Nhưng, với tư cách là một người đã từng tham dự hòa đàm Paris, với kinh nghiệm chuyên môn về luật quốc tế , với kinh nghiệm bản thân từng chứng kiến mọi biến cố lịch sử trọng đại từ 1945 đến nay, tôi có thể nói ý nghĩ thầm kín của của tôi là Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một « cái xác không hồn », văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…

    Do vậy, đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết. Quốc tế và Cộng sản Hà Nội đã làm lỡ dịp may này.”

    Sau đây là toàn bộ bài phỏng vấn mới phổ biến trên mạng của RFI.

    oo0oo

    40 Năm Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973: Dịp May Bị Bỏ Qua

    Tú Anh
    Radio France Internternational
    24-1-2013

    Ngày 27/01/2013 tới đây ghi dấu 40 năm Hiệp định Hòa bình Paris 1973. Hiệp định này được Hà Nội xem là “móc son chiến lược” dẫn đến cuộc tổng tấn công và chiến thắng quân sự vào tháng 04/1975. Mỹ ngưng can thiệp tại Đông nam Á, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhưng giờ đây nhiều ý kiến trong và ngoài nước lo ngại hệ quả Hiệp định Paris tác động đến sinh mệnh của Việt Nam trước gọng kềm quân sự và chính trị của Bắc Kinh.

    “Hiêp Định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết vào ngày 27/01/1973. Sau bốn năm đàm phán lúc đầu công khai giữa bốn bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, về sau là mật đàm giữa hai ông Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.

    Hiệp định này giúp cho Hoa Kỳ ngưng tham chiến tại Việt Nam, thu hồi tù binh. Hà Nội được duy trì các sư đoàn xâm nhập vào miền nam. Sài gòn và Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam được kêu gọi hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử, chấm dứt xung đột võ trang.

    Tổng thống Mỹ Richard Nixon hứa sẽ viện trợ cho hai miền nam bắc 7 tỷ đô la để tái thiết nếu hòa ước được tôn trọng. Hai nhà mật đàm Henry Kisinger và Lê Đức Thọ được Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy trao giải thưởng 1973, nhưng ông Lê Đức Thọ từ chối.

    Ngày 6 tháng 01 năm 1975, tỉnh Phước Long bị đánh chiếm nhưng Hoa Kỳ không phản ứng mà còn cắt viện trợ cho Sài Gòn. Vài hôm sau, Hà Nội tung chiến dịch « Hồ Chí Minh » đưa đến chiến thắng 30/04/1975.

    40 năm sau, báo chí tại Việt Nam có dịp đưa lại những lập luận khẳng định Hòa ước Paris chỉ là « móc chiến lược » để tìm chiến thắng quân sự thay vì củng cố hòa bình tái thiết đất nước. Trả lời phỏng vấn của tờ Courrier du Vietnam, Đại sứ Việt nam bên cạnh Unesco, ông Dương Văn Quảng nhận định « Hiệp định Paris tạo điều kiện cần thiết về quân sự, chính trị và ngoại giao để tổng tấn công năm 1975 ».

    Báo mạng ViêtNamNet mượn lời phân tích trên bán nguyệt san Mỹ Counter Punch chỉ trích tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu « sai lầm không nỗ lực làm cho Hiệp định có hiệu lực, chia quyền …với người Cộng sản dân tộc chủ nghĩa » nên phải lưu vong vào mùa xuân 1975.

    Tuy nhiên ,các tài liệu của Mỹ được giải mật cho thấy Sài gòn bị đồng minh Hoa Kỳ « bức tử ». Bốn mươi năm nhìn lại, nhiều blogger người Việt như Hoàng Thanh Trúc trên blog « Dân làm báo » và Nguyễn Quốc Khải trên « Đàn chim Việt » đưa ra hai nhận xét : một là Hiệp định Paris đã đưa Việt Nam vào chế độ độc tài, sau khi chiến thắng đảng Cộng sản Việt Nam đã không thực thi dân chủ theo nguyện vọng của dân. Thứ hai, kẻ chủ động và chiến thắng không phải là Hà Nội mà có lẽ là Bắc Kinh.

    Được RFI đặt câu hỏi, Luật sư Trần Thanh Hiệp, một trong những thành viên phái đoàn VNCH tham gia hoà đàm tại Paris, hiện đang sống tại Pháp, chia sẻ một số ý kiến của ông, trong phần phỏng vấn sau đây.

    Luật sư Trần Thanh Hiệp :

    « Tôi chỉ là luật sư hành nghề tự do tại Sài Gòn không thuộc thành phần của chính phủ cũng như ngoại giao đoàn… tôi tham gia hòa đàm cũng như một số đồng nghiệp như nữ luật sư Nguyễn Thị Vui, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy hoặc tại Paris như luật sư Nguyễn Đắc Khê…. Đều không phải là người của chính quyền. Chúng tôi được mời tham gia phái đoàn đàm phán vì được tín nhiệm là luật gia.

    Về những mục tiêu của Hiệp định Paris 1973 :

    Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Đối với tôi, hiệp định chỉ có hai (loại) mục tiêu : một là những mục tiêu được công bố trước dư luận và hai là những mục tiêu thầm kín, dư luận không biết.. Đối với Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội và Sài Gòn thì mục tiêu của Hiệp định Paris là tái lập hòa bình ở Việt Nam. Từ mục tiêu chúng có tính cách lý tưởng , mỗi phía đều theo đuổi mục tiêu riêng và cụ thể như Mỹ thì muốn an toàn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.

    Hà Nội trái lại, chỉ tìm cách giữ lại tại miền Nam những lực lượng quân sự đã xâm nhập. Riêng Việt Nam Cộng Hòa đã phải co cụm lại vì cần phải tự vệ trước ý đồ đánh chiếm của Hà Nội nên trọng tâm của Việt Nam Cộng Hòa không phải là lập lại hòa bình mà vẫn phải là củng cố khả năng tự vệ bằng quân lực và chính trị …. Tôi hy vọng lịch sử sẽ soi sáng những vùng tối trong tương lai…

    Hiệp định Paris là liều « thuốc hiện hình » đã cho thấy ai là kẻ hiếu chiến… người Cộng sản hãnh diện họ là người lính tiền phong của xã hội chủ nghĩa đứng trên tuyến đầu chống tư bản chủ nghĩa….

    Sáng kiến vận động phục hồi Hiệp định Paris 1973 của « Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH » :

    Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Tôi có nghe thấy và đọc một số thông tin về sáng kiến làm sống lại Hiệp định Paris. Tôi không nắm rõ được tình hình nên không muốn khẳng định rằng hiện đã có kế hoạch nào để thực hiện hay không ? Nhưng, với tư cách là một người đã từng tham dự hòa đàm Paris, với kinh nghiệm chuyên môn về luật quốc tế , với kinh nghiệm bản thân từng chứng kiến mọi biến cố lịch sử trọng đại từ 1945 đến nay, tôi có thể nói ý nghĩ thầm kín của của tôi là Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một « cái xác không hồn », văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…

    Do vậy, đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết. Quốc tế và Cộng sản Hà Nội đã làm lỡ dịp may này ».

Leave a Reply to HĐBL