WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tháng Tư và ký ức tập thể

Cách đây hơn một năm, có một nghệ sĩ khá nổi tiếng từ Việt Nam sang tham dự một sinh hoạt văn nghệ tại Úc. Sinh ở Hà Nội sau năm 1975, anh là một nghệ sĩ tài hoa và có tinh thần cách tân khá triệt để. Và vì tinh thần cách tân ấy, dù tài hoa, anh vẫn bị cô lập ở Việt Nam. Sự cô lập ấy càng củng cố tư thế độc lập của anh; và tư thế độc lập ấy, đến lượt nó, củng cố cái nhìn cởi mở về nhiều vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc thân mật với nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Úc, anh vẫn bị sốc. Một lần, anh tâm sự: “Điều em ngạc nhiên nhất là bà con bên này bị ám ảnh về quá khứ nhiều quá. Lần nói chuyện nào cũng dẫn đến những chuyện trước 75, rồi những chuyện sau 75, từ chuyện chiến tranh đến chuyện kinh tế mới, chuyện cải tạo và chuyện vượt biển. Ở trong nước, hầu như bọn em chẳng bao giờ nhớ hay nghĩ đến những chuyện như vậy nữa”.

Không phải chỉ có anh bạn nghệ sĩ ấy. Tôi đã nghe nhiều người nói thế. Có người viết hẳn trên báo chí. Là: những chuyện mà nhiều người ở hải ngoại còn trăn trở mãi, ở trong nước, người ta đã quên mất từ lâu rồi. Một số người còn lên giọng: Nên gạt bỏ quá khứ để hội nhập vào dòng chuyển động không ngừng của đất nước.

Những lời phát biểu ấy khiến tôi nghĩ ngợi về đề tài ký ức.

Ảnh On the net

Trước hết, cần nói ngay, ký ức, đặc biệt ký ức tập thể (collective memory) hay ký ức văn hoá (culture memory) là một đề tài khá mới trong giới nghiên cứu. Trước, từ thời Khai Sáng, ở con người, giới nghiên cứu chỉ chú ý đến lý trí. Từ Descartes đến Pascal và Kant, người nào cũng đề cao lý trí, cũng đều xem lý trí là năng lực tối thượng phân biệt con người và các loài động vật khác. Từ đầu thế kỷ 20, dưới ảnh hưởng của Freud, và sau đó, của Jung, với nhiều trường phái khác nhau trong chủ nghĩa hiện đại, người ta lại đề cao vô thức, xem chính vô thức mới là động lực chính thúc đẩy và quyết định những sự lựa chọn trong đời sống cũng như trong các hoạt động sáng tạo. Chỉ khoảng vài thập niên gần đây, người ta mới hay đề cập đến vai trò của ký ức, thoạt đầu trong lãnh vực xã hội học, sau, trong văn hoá học.

Có một câu nói nổi tiếng tiêu biểu cho quan niệm này: Chúng ta là những gì chúng ta nhớ (We are what we remember). Những gì chúng ta nhớ tạo nên ý nghĩa cho những gì chúng ta làm hoặc chứng kiến; và tất cả những gì chúng ta làm hoặc chứng kiến được ghi nhớ ấy sẽ tạo nên hình ảnh của chính chúng ta. Chính những hình ảnh ấy là những nguyên liệu đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên bản sắc của từng người. Bởi vậy những người bị mất trí nhớ bao giờ cũng bị mất ý niệm về bản sắc: Họ không biết họ là ai.

Nhưng ký ức có hai đặc điểm quan trọng cần lưu ý: Thứ nhất, nó không phải là cái gì thuần tuý có tính cá nhân. Bất cứ ký ức nào cũng có tính tương tác. Nhớ, dù là nhớ một kỷ niệm hoàn toàn riêng tư, cũng vẫn liên hệ với một cái gì khác: một thời gian, một không gian, một cảnh huống và những con người khác. Qua việc nhớ, do đó, chúng ta nối kết bản ngã và môi trường chung quanh, nối kết quá khứ và hiện tại, cá nhân và tập thể, cái riêng và cái chung. Bởi vậy ký ức nào, dù riêng tư đến mấy, vẫn lấp lánh hồi quang của cả một cộng đồng: ký ức, một mặt, kiến tạo và nuôi dưỡng bản sắc cá nhân, mặt khác, góp phần định hình bản sắc tập thể; rồi chính bản sắc tập thể ấy, đến lượt nó, lại tác động ngược lại đến ký ức, biến ký ức thành một quá trình chọn lọc liên tục. Từ đó, dẫn đến đặc điểm thứ hai: ký ức không phải là những gì cố định. Ký ức không phải là kho lưu trữ hình ảnh một cách máy móc và vô hồn. Ký ức, ngược lại, không ngừng được tái tạo và không ngừng được tái cấu trúc. Cùng một sự kiện, được nhớ trong những thời điểm khác nhau, với những quan điểm và những tâm trạng khác nhau, chúng ta có những hình ảnh khác nhau với những ý nghĩa khác nhau. Bởi vậy, ký ức nào cũng có tính hiện tại. Nó không phải chỉ là quá khứ. Nó là quá khứ được hiện tại hoá. Và vì được hiện tại hoá, quá khứ nào cũng có tính chính trị của nó. Nhớ, do đó, là một diễn ngôn (discourse), một loại hình tự sự, ẩn giấu đằng sau những nỗ lực diễn dịch và tái diễn dịch quá khứ để đáp ứng những thử thách của hiện tại.

Cũng cần lưu ý là ký ức hiện diện ở mọi nền văn hoá. Ai cũng có ký ức và cũng cần ký ức. Nhưng dường như với người Việt Nam, ký ức có tầm quan trọng hơn hẳn ở những nơi khác, nhất là ở các nước Tây phương. Ở Tây phương, nói chung, ký ức thường nhanh chóng được thu thập, lưu trữ, xác minh và phân tích, cuối cùng, thành lịch sử. Ở Việt Nam, ký ức thường ở nguyên dạng ký ức, khuất chìm trong vô thức, bàng bạc trong đời sống của quần chúng. Cái gọi là lịch sử ở Việt Nam, phần lớn chỉ là những mảnh ký ức rời, nhập nhoà giữa huyền thoại và sự thực, đậm đặc màu sắc truyền thuyết. Nếu lịch sử là những đại tự sự (grand narrative), ký ức chỉ là những tiểu tự sự. Nếu lịch sử mang tính chính quy, đặc tuyển và nhất là tuyến tính, ký ức thường đứng ngoài mọi thiết chế, gắn liền chủ yếu với văn hoá dân gian, thường xuyên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tương tác trong xã hội.

Người Việt thích sống với ký ức. Người Việt ở hải ngoại lại càng thích sống với ký ức. Rời khỏi quê hương, sống hẳn ở nước người, tuyệt đại đa số lưu dân, trong đó có người Việt Nam, không bao giờ có thể hội nhập hẳn vào cuộc sống mới. Họ sống lửng lơ ở giữa (in-between). Giữa gì? Giữa quê gốc và quê mới. Giữa quá khứ và hiện tại. Giữa hoài niệm và hoài bão. Sống ở giữa là sống trên những biên giới, là lấp lửng ở bên này và bên kia biên giới. Ở vùng biên giới ấy có gì? Chủ yếu là ký ức. Ký ức trở thành quê hương chính của những người lưu dân, bất kể là lưu dân nào. Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, một nhà nghiên cứu trẻ và xuất sắc ở Úc, mới xuất bản một cuốn sách mang nhan đề rất thú vị: “Ký ức là một quê hương khác: Phụ nữ Việt Nam lưu vong” (Memory is Another Country: Women of the Vietnamese Diaspora, Praeger, 2009). Sẵn, xin nhắc: Trước đó, một nhà nghiên cứu Việt học lỗi lạc khác, Huệ-Tâm Hồ-Tài, ở Mỹ, có một tác phẩm mang nhan đề tương tự, nhưng đối tượng khảo sát lại là ở Việt Nam thời hậu chiến: “Quê hương của ký ức: Việc tái tạo quá khứ ở Việt Nam thời hậu kỳ xã hội chủ nghĩa” (The Country of Memory: Remaking the Past in Late Socialist Vietnam, University of California Press, 2001). Dĩ nhiên, hai cái “quê hương” được đề cập trong hai tác phẩm vừa kể rất khác nhau. Khác, không những ở cấp độ mà còn về bản chất: với người trong nước, ký ức là một quê hương của lựa chọn; với những người lưu dân hay lưu vong, ký ức là quê hương của số phận. Là quê hương duy nhất. Ngoài nó, có khi không còn gì khác.

Người lưu dân hay lưu vong nào cũng gắn bó với ký ức. Những người lưu dân hay lưu vong ra đi từ một đất nước tan nát vì chiến tranh và ngập ngụa hận thù lại càng quay quắt với ký ức. Những người lưu dân và lưu vong đến sống ở các nền văn hoá khác, hoàn toàn xa lạ với nền văn hoá gốc lại càng bị giam hãm trong ký ức. Nói như thế cũng là cách mặc nhiên phân biệt hai loại ký ức: ký ức của người thắng cuộc và ký ức của các nạn nhân.

Ký ức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại chủ yếu là ký ức của nạn nhân. Một ký ức đầm đìa máu và nước mắt. Không phải chỉ có máu và nước mắt thời kỳ chiến tranh mà còn có máu và nước mắt lúc chiến tranh đã kết thúc. Ở các nhà tù và trại cải tạo. Ở các chiến dịch đánh tư sản mại bản. Ở chính sách ngăn sông cấm chợ. Ở sự kỳ thị vùng miền và lý lịch. Ở những cuộc di tản và vượt biên đầy hãi hùng.

Đòi hỏi những người mang trong đầu và trong tim loại ký ức đầy máu và nước mắt ấy là một đòi hỏi vô cảm. Xuất phát từ miệng của những người thắng cuộc, nó không những vô cảm mà còn lưu manh.

Nhớ, cách đây một hai năm gì đó, khi đọc một bài báo của một nhà văn miền Nam từng tham gia “Mặt trận” trước năm 1975, trong đó, ông phiền trách nhiều người ở hải ngoại sao cứ đau đáu mãi với quá khứ trong khi ông và bạn bè và đồng chí của ông thì đã gạt hẳn tất cả qua một bên từ lâu rồi, một người bạn tôi bình luận:

“Cứ tưởng tượng có một thằng lưu manh đến cướp nhà của người ta và đuổi người ta ra đường. Mấy năm sau, thấy nạn nhân nằm lê lết trên vỉa hè và nhớ tiếc ngôi nhà cũ, tên ăn cướp lên giọng: ‘Tại sao ông bà lại phải nhớ mãi những chuyện buồn như thế? Tại sao không quên đi? Tại sao không hướng tới tương lai để sống một cách thanh thản chứ?’ Nói xong, hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được.”

Tôi không chủ trương hận thù. Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).

Theo tôi, không phải chỉ có bản sắc mà cả ý niệm về đạo đức cũng được nuôi dưỡng từ ký ức, kể cả, nếu không muốn nói, nhất là, những loại ký ức đầy máu và nước mắt.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

5 Phản hồi cho “Tháng Tư và ký ức tập thể”

  1. Trung Kiên says:

    Tháng 4 về thì không chỉ ký ức tập thể mà còn là những chuyện buồn cá nhân và của cả dân tộc! Chiến tranh đã cướp đi bao sinh mạng, trong đó có những người cha, người con, người em, người anh, và cả người tình!!!

    Lý do mà tôi “đi tu” chính là tôi đã sống trong chiến tranh, chứng kiến bao nhiêu cái chết quá đau thương… Tôi nghĩ tới cuộc chiến phi nghĩa, khi mà anh em cùng một nhà lại chém giết lẫn nhau! Nhất là những người lính miền bắc, chỉ vì một số người cầm quyền nhân danh các thứ chủ nghĩa này nọ để xua quân vào miền nam chém giết chính đồng bào của mình. Trước khi nhắm mắt, có lẽ họ chẳng biết họ chết trong núi rừng, trong đói khổ, để cho ai và được điều gì???

    Chiến tranh đã chấm dứt từ ngày 30/4/1975, Hoà bình đã trở lại từ ngày ấy, nhưng lòng người vẫn ly tán, vì chế độc tàn ác và chủ trương gây hận thù, chia rẽ của đảng và nhà nước csvn!

    Mẹ Việt Nam yêu dấu ơi, bao giờ mới thật sự thanh mình, dân tộc thống nhất, tình người nở hoa???

    Xin thắp nén hương lòng cho tất cả những người đã nằm xuống, (kể cả NAM lẫn BẮC) trong cuộc chiến vừa qua!

  2. Sigma says:

    Tâm đắc voi ong Phan / Hang ngay bao, dai cua tap doan toi ac csvn van con gáy ve tran chien 40/4
    va con ca tran chien dien bien nua , Lam sao quen ??? (bo lao) bon chó đẻ dau co gi de khoe neu khong co bay tam ti chất xanh từ bơ thừa sữa cặn goi ve cho chung hang nam thi chung da toi mang roi nguoi VIET ty nan cong san co biet khong???….
    Ngay mai 30.04 tui chó đẻ se cung kien rat hoành tráng liet si cua no , con tử sĩ VNCH thi chiu kho dung chau ria chac cung te tua nhu tu cai tao thoi. day la dip de bon chó an nhau va bỏ túi.
    Mấy ngày này tui phải làm cơm cúng LÍNH MÌNH

  3. Thi Hai says:

    Khi họ nói với mọi người là “Hảy quên đi” cũng có hàm ý là”Đừng hy vọng gì nữa, cái gì đã mất rồi , không lấy lại đựơc đâu”…ha..ha..ha
    Đểu nhất là bọn vô sản đánh đổ tư bản, cướp nhà , cướp đất ,rồi lại tự đặt mình vào vị trí của tư bản.Bây giờ thì “Huề cả làng”…ha..ha..ha

  4. Vũ Duy Giang says:

    Bài phân tích đúng tâm thần người VN ở nước ngoài,và cho thấy tại sao có những người dân Bắc Việt cũng bị mất tài sản,nhà cửa,hay cả người thân thiết sau khi”hồi cư”từ vùng kháng chiến chống Pháp,về Hà nội,rồi lại mất hêm một lần thứ 2 khi”di cư”năm 1954 vào miền Trung và Nam VN,là những nơi họ đã thành công trong cuộc”hội nhập vào cuộc sống mới”,mà họ không oán trách Việt minh như họ căm thù VC từ khi”di tản”(và mất thêm lần thứ 3) qua Mỹ năm 1975 cùng hàng triệu người Việt khác.Lý do(theo bài viết)là vì họ”Rời khỏi quê hương,sống hẳn ở nước người”..Họ sống lơ lửng giữa quá khứ và hiện tại.Giữa hoài niệm và hoài bão.Sống ở giữa là sống trên những biên giới….có gì?Chủ yếu là ký ức…đã trở thành quê hướng chính của những lưu dân”,nên họ dễ bị những băng đảng loại”Chánh phủ tự do”lưu vong lừa gạt trong “Việc tái tạo Quá khứ(trước 1975)ở VN thời”hậu” CS”,vì Quá khứ này mới là”Quê hương của ký ức”của họ theo nhà nghiên cứu Huệ-Tâm Hồ-Tài ở Mỹ,Nhưng tâm thần”lơ lửng”này cũng đang thay đổi trong ký ức của thế hệ sinh ra và thành công ở Mỹ, cũng như trong ký ức của thế hệ trẻ ở VN không cần đến những”chiến lợi phẩm” của những người thắng cuộc.Vậy chỉ có thế hệ này,hay thế hệ sau,mới có thể xóa bỏ được”ký ức tập thể”của “người thắng cuộc,và ký ức của nạn nhận”

  5. Phan says:

    “Cứ tưởng tượng có một thằng lưu manh đến cướp nhà của người ta và đuổi người ta ra đường. Mấy năm sau, thấy nạn nhân nằm lê lết trên vỉa hè và nhớ tiếc ngôi nhà cũ, tên ăn cướp lên giọng: ‘Tại sao ông bà lại phải nhớ mãi những chuyện buồn như thế? Tại sao không quên đi? Tại sao không hướng tới tương lai để sống một cách thanh thản chứ?’ Nói xong, hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được.”

    Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả. Người càng giỏi, đầu óc càng cao thì hý ức lại càng khó quên. Chỉ những sinh vật có não đơn giản mới dễ quên.

    Nhờ BBC, tôi đọc được bài của tiến sỉ Bích, tôi mới hiểu phần nào về bộ óc của người cộng sản VN: Không chỉ đã đần mà còn quá đơn giản, quá ngây thơ.

    Bây giờ báo Việt cộng đăng nhan nhản những bài hoà giải hoà hợp, đọc, tôi thấy thật chua xót và phải bĩu môi! Trong trang Tuần Việt nam, bây giờ họ đóng cái mục để cho độc giả phản hồi! thật là hèn. Tôi liên tưởng tới một đám người xảo quyệt và sợ sệt nhả phân tươi rồi chạy trốn.

    Khi họ kêu hoà hợp, hoà giải, họ không biết là họ có gì, họ đại diện cho ai, hoà hợp chuyên gì, hoà hợp với ai và phải làm sao cho có hoà hợp.

    Trong bộ óc đơn giản của họ, là khi họ cho người hải ngoại được nói chuyên với họ, quỳ dưới chân họ, để đảng của họ lãnh đạo, nghe lời họ sai, họ cho cơ hội kiếm vài đồng tiền; là hoà hợp hoà giải rồi!!! họ tưởng ai cũng có óc con buôn, chỉ muốn kiếm lợi, sống vì miếng ăn và vô liêm sỉ.

    Người bên này coi ông Kỳ như người cùi, bây giờ về VN chơi, ôm với đám hủi, thật là HỢP!!!

    Người Việt nên tạm để tội ác không bút nào tả xiết của họ qua một bên; thiện chí tối thiểu của họ là đại diện cái đảng của họ, xin lỗi toàn dân Nam, Bắc, rồi để cho dân chọn người tài trong họ ra làm việc nước. Đã 65 năm rồi, họ đã chứng tỏ là cộng sản việt nam là đại hoạ cho dân tộc.

Leave a Reply to Trung Kiên