Sự khác biệt giữa chủ nghĩa Cộng sản Châu Âu và Châu Á
Trong năm 1989, hai sự kiện rất quan trọng và rất khác nhau đã diễn ra tại hai địa đầu của thế giới. Tại Đức, bức tường Berlin sụp đổ. Cộng sản, một hệ thống cầm quyền, bị sụp đổ ở Đức và phần còn lại của Đông Âu.
Tuy nhiên ở Trung Quốc, một điều rất khác xa đã xảy ra. Những hy vọng của thế giới cho một nước Trung Quốc tự do, dân chủ đã tiêu tan khi xe tăng và quân đội từ nông thôn tiến vào Thiên An Môn và tàn sát hàng trăm trong số hàng ngàn sinh viên, những người đã biểu tình đòi dân chủ tại Bắc Kinh trong nhiều tháng.
Dân chủ, một nền kinh tế thị trường và việc tự do phát biểu quan điểm chính trị và văn hóa đã chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu và thậm chí cả ở Nga, trong khi, ở Trung Quốc và trong khu vực kiểm soát Cộng sản ở Á Châu, những ảnh hưởng này đã bi đè bẹp bởi các Chính phủ Cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Lào và đặc biệt là, Campuchia và Bắc Triều Tiên.
Chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại sao kết quả của phong trào hòa bình và dân chủ lại quá khác nhau giữa Âu Châu và Á Châu?
Có nhiều lý do cho những kết quả khác nhau này và một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất là loại Cộng sản đặc thù ở khu vực Á Châu hoàn toàn trái ngược với loại Cộng sản ở Châu Âu.
Tại Châu Âu, ngay từ nguyên thủy, chủ nghĩa Cộng sản là một hiện tượng đô thị. Công nhân đô thị, nhất những người làm việc trong các ngành công nghiệp quy mô lớn, được coi như giai cấp vô sản, những người tiên phong của cách mạng. Cùng với các đảng Cộng sản và lãnh tụ của họ, nhiều công nhân trong các nghiệp đoàn chặt chẽ và những khu vực công nghiệp cao như Saxony hoặc lưu vực sông Ruhr ở Đức sẽ bầu cho Cộng sản hoặc ít nhất là Xã hội Chủ nghĩa với số lượng lớn. Trên khắp vùng quê, và ở các thị trấn nhỏ hay vùng ngoại ô ở Châu Âu, các cử tri bầu cho các đảng bảo thủ hay các đảng chính trị trung dung, nhưng không bao giờ bầu cho những người Cộng sản.
Nông dân Nga đã tham gia và ủng hộ Đảng Cách mạng Xã hội không phải là Cộng sản mà sau đó được gọi là những người Bolsheviks trong suốt thời gian của cuộc cách mạng. Cả trước và sau Thế Chiến Thứ Hai, những khu vực nông thôn ở Đông Âu, và đặc biệt là những nông dân giàu có đã cực lực chống lại và phá hoại các nỗ lực lập nông trường tập thể tại Ukraine, Ba Lan, Nam Tư Rumania, Đông Đức và những nơi khác. Đối với Cộng sản Châu Âu, thành phố là cơ sở hỗ trợ và phải chinh phục hoặc đánh thắng các vùng nông thôn.
Điều này thực tế đã có một tác động rất lớn vào những gì đã xảy ra với các chế độ Cộng sản trong các thập niên 1980 và 1990 tại Đông Âu, kể cả Nga. Một khi các thành phố đã lật đổ chế độ Cộng sản và thay thế nó với một chính phủ dân chủ không Cộng sản và thay thế nền kinh tế hỗn hợp với một khu vực tư nhân lớn, chủ nghĩa Cộng sản đã bị tiêu diệt. Sau cùng, các vùng nông thôn luôn chống Cộng sản!
Ở Á Châu, người ta thấy một tình hình hoàn toàn trái ngược. Khắp Á Châu cũng như Cuba, chủ nghĩa Cộng sản lan từ nông thôn vào thành phố. Trung tâm sức mạnh chính của Mao Trạch Đông, trong Thế chiến II và cuộc nội chiến tiếp theo sau đó, nằm ở nông thôn, vùng nông nghiệp tương đối thưa thớt dân cư ở Tây Bắc Trung Quốc, từ đó Cộng sản Trung Quốc lan tràn đến Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Châu và các trung tâm đô thị khác . Một khi Cộng sản của Mao đã chiếm được các thành phố nơi Quốc Dân Đảng hoặc những người quốc gia tương đối mạnh, thì coi như họ đã chinh phục tất cả Trung Quốc. Phong trào Pol Pot Khmer Đỏ là ở nông thôn và nông dân có khuynh hướng gần như cuồng tín. Nó nghiêm trị các cư dân của Nam Vang (Phnom Penh) và các trung tâm đô thị khác, giết chết hàng trăm ngàn nếu không phải hàng triệu người, và buộc những người sống sót đi làm nông dân lao động ở nông thôn.
Sau cùng, phong trào Cộng sản Hồ Chí Minh đã bắt đầu như là một lực lượng chính trong vùng đồi núi phía Bắc và phía Tây của Hà Nội. Cộng sản đã không kiểm soát được các thành phố như Hà Nội cho đến khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ. Cũng thế trong miền Nam Việt Nam, các thành phố Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn đã kiên trì chống lại Cộng sản cho đến ngày tàn cuộc bi thương. Hỗ trợ cho Việt Cộng chủ yếu là ở nông thôn hẻo lánh như các khu vực trong đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kết quả của dữ kiện này, những chống đối ở đô thị trong các nước Cộng sản Á Châu đã không có hiệu quả như ở Châu Âu. Chính phủ Cộng sản ở Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia luôn luôn có thể dựa vào hỗ trợ từ nông thôn. Các vùng nông thôn Á Châu đã ủng hộ cho Cộng sản nhiều hơn so với các đối tác bên châu Âu.
Một yếu tố thứ hai góp phần vào sự bền vững của chế độ Cộng sản ở Á Châu là tương đối thiếu ảnh hưởng của việc chống Cộng từ bên ngoài so với tình hình mà Cộng sản Đông Âu phải đối đầu. Trong suốt những năm 1950, 1960, 1970 và 1980, Đông Âu đã bị tấn công tới tấp với chương trình phát sóng chống Cộng sản từ Radio Free Europe, một hệ thống chống Cộng tư nhân, Voice Of America, và BBC. Tây Berlin , một vùng đất chống Cộng sản nằm sâu trong lãnh thổ Cộng sản, được dùng như một cái loa để phát tán các bài phát biểu chống Cộng sản của Tổng thống John Kennedy và của Tổng thống Ronald Reagan: “Gorbachev (ich bin ein Berliner) hãy phá đổ bức tường này đi”. Lời tuyên bố này đã có một tác động rất lớn trên những người sống phía sau Bức Màn Sắt.
Dân số rất lớn từ Đông Âu (Ba Lan, Hung Gia Lợi, Đức, vv) đã đến sống tại Hoa Kỳ vào lúc này. Sự hiện diện và ảnh hưởng chính trị của họ đã dẫn đến những hoạt động đặc biệt tại Hoa Kỳ như “Tháng hay Tuần lễ “các Quốc gia bị Lệ thuộc” (Captive Nations). Quốc gia bị Lệ thuộc muốn ám chỉ các quốc gia ở Âu Châu đã bị rơi vào tay Cộng sản và do đó, nằm dưới ngôi mộ hay sự thống trị của Liên Xô. Những sự kiện như thế đã dẫn đến các cuộc mít tinh và biểu tình chính trị để dồn sự chú ý liên lục của nước Mỹ và Quốc tế vào hoàn cảnh của các nước Đông Âu.
Đơn giản là các nước Á Châu nằm dưới sự cai trị cộng sản đã không có được cùng một loại thông cảm và sự quan tâm này. Cộng đồng người Hoa ở Mỹ là một nhóm nhỏ hơn nhiều so với cộng đồng Ba Lan, Đức và Hung Gia Lợi . Những cộng đồng người Mỹ thiểu số thiểu số khác, có gốc từ Đông Âu, người tị nạn Việt Nam, Campuchia và Hàn Quốc thậm chí còn nhỏ hơn. Sau hết, người Mỹ gốc Hoa và những người Mỹ chống Cộng đã tập trung sự quan tâm của họ vào Đài Loan và củng cố Chính phủ Quốc Dân Đảng ở đó hơn là giải phóng hay là dân chủ hóa Hoa lục.
Cuối cùng, Đông Âu đã là nơi diễn ra cuộc nổi dậy chống Cộng sản đầu tiên, hay cách mạng. Năm 1952, công nhân Đông Đức ở Berlin và các thành phố khác nổi dậy chống lại Chính quyền Cộng sản Đông Đức, một chính phủ áp bức hơn bất cứ ở nơi nào khác. Cuộc nổi dậy của họ đã bị dập tắt với xe tăng Liên Xô và quân đội. Trong năm 1956 và 1957, Hung Gia Lợi tiến hành một cuộc nổi dậy không thành công nhưng anh hùng nhằm lật đổ một chính phủ tàn bạo của chủ nghĩa Stalin, và trong số những đòi hỏi khác, hợp pháp hóa các đảng chính trị không Cộng sản, ủng hộ một nền kinh tế hỗn hợp với một khu vực tư nhân và chủ trương giữ Hung Gia Lợi trung lập trong Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây. Các cuộc nổi dậy của người Hung Gia Lợi đã bị dẹp tan, nhưng chỉ sau khi Liên Xô can thiệp mạnh, làm nhiều người thiệt mạng. Hậu quả của cuộc nổi dậy là có trên 100.000 người Hung Gia Lợi đi tị nạn và họ đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh ghê gớm, hoạt động chống lại chủ nghĩa Cộng sản ở Châu Âu. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, trong khi cuộc cách mạng Hung Gia Lợi đang diễn ra, Cộng sản Ba Lan đã thi hành một loạt các cải cách chống lại đường lối chủ nghĩa Cộng sản cứng rắn. Trong số những việc đáng kể, Chính phủ Ba Lan đã chấm dứt việc thành lập các nông trường tập thể ở nông thôn, và cho phép nông dân Ba Lan được giữ đất đai của họ. Chính phủ cũng cho phép dạy giáo lý Công giáo La Mã trong các trường công, và chính phủ cũng cho phép lập một đại học tư nhân duy nhất trên thế giới trong một quốc gia Cộng sản, Đại học Công giáo Lublin.
Ở Á Châu đã hầu như hoàn toàn không có một cuộc nổi loạn chống lại chế độ Cộng sản trên quy mô của những gì đã xảy ra ở Đông Âu. Các cuộc nổi dậy của Tây Tạng vào cuối những năm 1950 là để chống Trung Quốc hơn là chống Cộng sản. Ngoài ra, có một số ổ kháng cự cuối cùng chống lại chế độ Cộng sản ở Tây Nam Trung Quốc, dọc theo biên giới Miến Điện và tại Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ, nhưng không phải là những cuộc nổi loạn mới như cuộc nổi dậy của người Hung Gia Lợi năm 1956. Sau hết, người dân sống trong các nước Cộng sản kiểm soát như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên, bị cô lập nhiều hơn hoặc bị cắt liên lạc với thế giới phi cộng sản. Hiện không có một Tây Berlin ở Á Châu Cộng sản.
Một yếu tố khác nhấn mạnh sự khác biệt giữa Á Châu và Âu Châu là yếu tố lãnh đạo. Ngoại trừ ở Nga dưới thời Stalin, Nam Tư dưới Tito, Rumania dưới Ceauşescu và Enhver Hoxha ở Albania, tất cả các nhà lãnh đạo Cộng sản Đông Âu đều là các lãnh tụ vô danh, các sĩ quan quân đội không có gì hấp dẫn hoặc những cán bộ Cộng sản không có sức lôi cuốn. Những lãnh tụ này bị dân chúng mà họ cai trị coi như là những bù nhìn của Liên Xô. Mặt khác, hai nhà lãnh đạo nổi tiếng và có sức lôi cuốn nhất trong nước Cộng sản Ba Lan là Lech Walesa, lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết, một phong trào lao động chống Cộng sản, và giáo hoàng John Paul II.
chống cộng
ÂU VÀ Á
Âu hay Á cũng là cộng sản
Cũng một thân ông Mác xẻ ra
Cũng là cờ đỏ sao vàng
Cũng liềm cũng búa, cũng toàn thế thôi !
Đó là nói ngày xưa cơ giới
Còn bây giờ, nguyên tử, hạt nhân
Liềm nay tự động rần rần
Búa thì búa máy, mười phân vẹn mười !
Thế mới biết cuộc đời chuyển biến
Ông Mác xưa tính chuyện trên trời
Hay đâu sự thế đổi dời
Chỉ toàn khoa học dễ thời đến ông !
Chỉ đáng tiếc, đời không thấy hết
Nên Á, Âu, cũng vậy mà thôi
Một màu đỏ khắp năm châu
Bây giờ đến lúc đổi màu thành xanh !
Nói chơi vậy nhiều anh tức tối
Chực la lên “phản động” đây rồi
Nào hay chỉ một con người
Con người nhân bản, con người tự do !
Võ Hưng Thanh
(21/8/11)
“Chúng ta đã mắc lừa một bọn lưu manh”
Hoàng Đế Bảo Đại
Toan the dan toc VN da bi lua , cu xem lai nhan su cua dcsvn tu nhung ngay dau se thay rat nhieu tri thuc noi tieng cung voi biet bao tu san va dia chu hay con cai cua ho…bon lua dao nay sau khi nam duoc quyen luc la quay sang phan phuc ngay tuc thi , chung da thang tay tieu diet (tan sat va hanh ha rat tieu nhan ) nhung nguoi con uu tu cua dat nuoc tieu bieu 2 vu Cai cach ruong dat va Nhan van giai pham … va sau ngay 30.4.75 chung tieu diet ngay mat tran dan toc giai phong mien nam cung nhu chinh phu cong hoa mien nam viet nam.do la nhung nguoi da theo va giup chung ,con doi voi nhan dan VN thi oi thoi that la kinh khung ….Bon csvn chi la mot tap doan toi pham mot lu luu manh day muu meo tham doc. chung cu rap khuon quan thay cua chung (tau phu) de cai tri ,de de dau cuoi co nhan dan VN . chu chang co gi la sang tao nhu chung van lu loa hang ngay tren bao dai
cu nhin bo quan ao sooc cua tu nhan va cai vanh mong ngua tai toa thi thay ngay thoi ky do ho cua thuc dan….
Vì sao chúng ta chưa thể lật đổ VC để thành lập một nước cọng hòa VN. Nói đến Trung Hoa chúng tôi không bàn vì chưa sống với xã hội Trung hoa để biết tâm lý của người dân muốn gì, nhưng là một một người Việt hơn 35 mất nước tôi hiểu thế nào là tự do độc lập và hiện trang cũng như lối suy tư của về người VN bấy giờ.
Tôi không phải là một quân nhân của chế độ củ, nhưng tôi may mắn làm người thích đọc sách nên do tôi hiểu khái niệm dân chủ và tự một phần nào và VC khó mà lừa tôi được, khi tôi thấy bộ mặt thật của chúng. Nhưng điều quý báu của tôi là kẹt lại sau 75, nhờ thế tôi chứng kiến cuộc đổi đời của dân tộc từ một thể chế tương đối tự do sang một thể chế độc tài toàn trị VC và thấy rõ ai là kẻ áp bức ai là kẻ bị trị.
Tuy nhiên sau ngày mất nước, chúng ta mới thấy những bộ mặt trớ trêu của lịch sử như phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ hay nhạc sĩ Phạm Duy, những người đã ăn bám chế độ sài gòn, nhưng khi quốc gia hữu sự, thì quay về với giặc, chửi bới những giá trị xưa củ mà các ông một thời tôn thờ. Những con người cầm cán cân quyền lực mà làm như vậy, làm sao VC không tiếp tục tồn tại. Tôi là một sinh viên trẻ, không dính máu nhân dân chống VC nhưng rất kịch liệt chống VC không bao giờ đầu hàng, trái lại những con người tay dính máu nhân dân như ông Kỳ,làm những công việc hết sức bỉ ổi, đem danh từ hòa giải chế nhạo nhân dân, đây là yếu tố làm VC tiếp tục sống còn. Tự do hay là chết, không có tự do thì sống làm gì. Trong khi ông Kỳ về VN, VC đặc ân cho ông nhiều tự do nhưng ông vẫn làm ngơ trước sự mất mát tự do của hàng triệu dân VN đang đói khát tự do. Điều ông Kỳ phải làm đòi hỏi tự do cho dân ông không làm, ông đi làm những chuyện ruồi bu như hòa hợp hòa giải dân tộc.
Người VC làm hòa giải sẽ bị phản ứng ngược lại, nhưng tôn giáo làm hỏa giải, hay tướng tá binh lính VNCH làm hòa giải thì sẽ thuận buồm xuôi gió cho VC và VC sẽ tiếp tục ngự trị để đè đầu cởi cổ dân việt. Thầy Nhất Hạnh Làm hòa giải là một mất mát đau thương kinh khủng cho lẽ phải công bằng của dân tộc. Nhưng biến cố Bát Nhã ở Lâm Đồng đã vớt vát rất to lớn cho uy tín thầy, chính Phật đã độ trì thầy để thầy thấy những nhận thức sai trái của cuộc đời về thực trạng VN và từ bỏ làm công cụ tay sai cho VC. Nhờ kinh nghiệm quý báu ấy, thầy đã nhận ngay chân tướng VC và từ bỏ con đường ác đạo VC trở về với chân lý chân như như hằng viễn mà đức phật đã dạy để chúng sanh bước qua những khổ hải lầm than của cuộc sống. VC còn dùng đức cha Phạm Minh Mẫn tuyên bố về cờ vàng cờ đỏ làm sửng sốt một cộng đồng công giáo đang chống VC rất có chính nghĩa, nhưng có nhiều người chống VC vẫn bênh ông làm cho cuộc chính nghĩa chống VC hiện nay bị lu dần. Trong quá khứ Công Giáo bị mang tiếng là thế lực ngoại quốc, VC dùng đòn này để đánh thiên chúa giáo. Nhưng hiện tại, công giáo có khả năng cầm ngọn cờ chính nghĩa dân tộc qua hai hình ảnh quá bất khuất là cha Lý và Lê Thị Công nhân, hai nhân vật này là biểu tượng của hồn thiêng sông núi Việt, nếu Thiên Chúa Giáo mền dẽo liên kết với phật giáo như qua vụ Bát Nhã thì tương lai tôn giáo sẽ lật đổ VC. Hiện nay sự kết hợp của người công giáo với những tôn giáo khác còn dè dặt, người công giáo chưa thương những người tín hữu khác như tín ngưỡng của mình nên sự kết hợp chưa sâu rộng, chưa có một sự đoàn kết sâu rộng nên VC vẫn sống còn
Người VN bị VC đuổi ra biển nhưng nay cũng quay trở về với giặc, còn ca tụng VC là đã đổi mới, tuyên bố phải xóa bỏ quá khứ hướng tới tương lai. Nhưng tương lai đang ở đâu, con cái quý vị được VC trọng dụng không, nếu có tài. Xin thưa: con cái quý vị đối với VC là phần tử phản động cần tiêu diệt. Nhưng điều đó người tỵ nạn không dạy rõ cho con hiện tượng và bản chất VC như thế nào. Ham quyền ham lợi nhỏ đổi lấy danh dự của mình vì thế ngày tàn VC còn tiếp tục ngự trị trên đất nước thân yêu.
Cuối cùng yếu tố Mỹ và yếu tố Tàu. Hai anh chàng này thật sự chưa mở mắt như những người tỵ nạn, vẫn còn thương cái gì nhỏ đáng âu yếm còn sót lại, là tin tưởng là VC thay đổi lối sống bớt thù thêm bạn và sẽ không chơi trò phản nữa. VC là tên phản, nhờ thái độ điểu giả mà chúng lừa Mỹ và Tàu. Tàu và Mỹ , tướng Kỳ, Thầy Nhất Hạnh chưa bao giờ sống với VC nên chưa hiểu lòng dạ của VC, thói đời thích nịnh hót mà VC rất có tài nịnh hót vì thế VC chơi trò điếm làm những chàng trai Tàu Mỹ ngẫn ngơ trước cô gái VC trét đầy phấn son để che đậy nét hằng năm tháng, nhưng khi khám phá ra bộ mặt thực của VC thì hoảng hốt là mình bị mắt lừa. Thế ngoại giao nịnh hót của VC rất khôn ngoan vì thế chế độ VC còn tồn tại đến ngày nay.