WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Ảnh TTX VN

Ảnh TTX VN

1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.

2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.

3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:

(i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương… để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.

(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.

(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.

(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.

(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.

(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” trong nửa cuối năm nay.

(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai.”

Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế – thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội…

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.

(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.

(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 – 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…

(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.

(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế – thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.

(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.

4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ…, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.

Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á…, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hai bên nhất trí lấy năm nay – năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn…, đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.

8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn./.

Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013

Theo TTXVN

32 Phản hồi cho “Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Trung Quốc”

  1. Phục quốc says:

    Đang bàn về biển đảo mà mấy anh phản động lại lấy cớ phục quốc thì thật là nực cười , Mỹ , Pháp bỏ ra hàng ngàn , hàng trăm tỷ dollar mà chưa ăn thua gì để chỉ chiếm được Việt Nam thì mấy anh bỏ ra bao nhiêu mới đủ để phục quốc ? nghe nực cười quá

  2. Nguyễn Trọng Dân says:

    @ Việt Hà , Vk MỸ , Vk ta , kVk bách hóa tổng hợp , tú XHCN , tú dư luận Viên, Phuong Vem…

    VIỆT NAM KHÔNG HỀ SỢ TRUNG QUỐC MÀ CHỈ SỢ NƯỚC “LẠ”

    Tàu cá của ta bị tàu ” Lạ ” húc , Đảng ta vẫn chưa biết làm sao để chấm dứt…

    Biển cá của ta bị tàu ” Lạ ” vét , Đảng ta vẫn chưa biết làm sao để chấm dứt…

    Đảo ta được khách ” Lạ ” tới du lịch , Đảng ta vẫn chưa biết làm sao để chấm dứt…

    Các lô dầu cho nước ngoài khai thác , bị nước ” Lạ ” hù phải cuốn gỏi bỏ chạy…, Đảng vẫn chưa biết làm sao để TRẤN AN dư luận…

    Nước ” Lạ ” ban hành lệnh cấm đánh cá VÔ LÝ ngay trên biển nhà ,… Đảng ta khuyên ngư dân nên né đánh cá ” VÙNG BIỂN NHẠY CẢM ” để khỏi Vi phạm lệnh cấm của nước “Lạ”

    Ngoài ra, Đảng ta tuyên bố … ” nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn…” Nuoc Lạ ””

    À mà quên , ai biểu tình bày tỏ lòng Yêu Nước chống NƯỚC LẠ BÀNH TRƯỚNG sẽ bị Đảng ta bắt Vì… sợ nước Lạ hiểu lầm mất tình hữu nghị… anh em

    ĐÚNG KHÔNG?

  3. Bùi Lễ says:

    “… ngày 11/3 và ngày 20/3, tàu quân sự Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, trong đó ngày 20/3 một tàu cá Việt Nam đã bị tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin …”

    “… Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là “đối thủ đáng ngại” nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước “có gan” nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông. …”

    Đọc 02 đoạn trên xem ra Tàu đúng là kẻ cã .
    Tàu xem đám lãnh đạo việt cộng như đám trẻ nít! Cứ xem thái độ vừa bợp tai việt cộng vừa cho ăn kẹo . Thấy mà thương hại cho đám trẻ nít .

  4. vk mỹ says:

    Tin từ BBC:
    Lãnh đạo VN tăng cường đa phương hóa ngoại giao!

    Ba nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam đang phối hợp hành động để củng cố quan hệ chiến lược và quốc phòng với nhiều nước, qua các chuyến đi thăm lịch sử, hoặc đón tiếp các giới chức nước ngoài và loan báo các quan hệ đối tác chiến lược.

    Bản tin của tờ Bangkok Post, số ra hôm nay, tường trình rằng Thái Lan sẽ loan báo quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong một chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng.

    Bản tin cho hay ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một phái đoàn gồm 90 đại biểu đến Thái Lan, trong chuyến công du khởi sự hôm nay và kết thúc vào ngày thứ Năm.

    Đây là chuyến đi đầu tiên của một chính khách hàng đầu Việt Nam tới thăm vương quốc Thái Lan trong 20 năm, sau chuyến đi của Tổng Bí thư Đỗ Mười hồi năm 1993.

    Tổng Vụ Trưởng Vụ Đông Á cũng là Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, ông Pichayaphant Charnbhumipol, cho hay Thái Lan và Việt Nam sẽ loan báo các quan hệ đối tác chiến lược trong tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự cho tới hợp tác giữa nhân dân hai nước.

    Ông Charnbhumipol nhấn mạnh tầm quan trọng của diễn tiến này, nói rằng Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên mà Thái Lan ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược.

    Vietnamnet và các hãng tin chính thức khác nói rằng chuyến đi thăm này chứng minh chính sách hội nhập quốc tế năng động của Việt Nam, và tầm quan trọng của việc củng cố các quan hệ với các nước trong khu vực để xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, và hòa bình.

    Cũng theo bản tin này, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hối thúc các nỗ lực củng cố các quan hệ với Ecuador, nhân chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao, thương mại và Hội nhập Ricardo Patino Aroca hôm qua.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước trao đổi các phái đoàn ở mọi cấp, hỗ trợ nhau tại các diễn đàn quốc tế và cổ vũ mạnh mẽ cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.

    Thủ Tướng Việt Nam bày tỏ hy vọng rằng Ecuador sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam đầu tư vào nước này, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông.

    Về phần Ecuador, Bộ trưởng Aroca đề nghị hai nước nhanh chóng ký kết một thỏa thuận hợp tác kinh tế và mở đại sứ quán tại mỗi nước để đẩy mạnh các quan hệ song phương.

    Trong cùng ngày hôm nay, Bản tin của tờ Jakarta Post trích lời Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, loan báo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ đến thăm nước này vào ngày thứ Năm sắp tới để củng cố quan hệ đối tác với Jakarta.

    Theo lời Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy tại một cuộc họp báo hôm qua, thì đây sẽ là một chuyến đi lịch sử, vì lần đầu tiên Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới thăm Indonesia.

    Trong chuyến công du hai ngày, ông Trương Tấn Sang sẽ thảo luận với Tổng Thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono về một loạt vấn đề bao gồm các quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu.

    Nguồn: Bangkok Post, VNN-VNA, Jakarta Post

    • Bút Thép VN says:

      Theo nguồn báo Báo Tuổi Trẻ hôm 25/6 dẫn lời ông Nguyễn Bá Thanh nói “cách đây ba tuần, Thanh tra Chính phủ đã đồng ý với quan điểm của UBND TP Đà Nẵng“.
      Ngay lập tức cùng ngày, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ đưa lên trang mạng chính thức tuyên bố không hề có “thay đổi kết luận thanh tra”".

      Có nghĩa là cán bộ chính quyền CSVN là những kẻ chuyên dối trá và lừa gạt nhân dân?

      nguồn BBC Thanh tra CP bác lời ông Bá Thanh

  5. Phương says:

    Thưa các anh em chống CS!

    Tôi chỉ thắc mắc mỗi chuyện là chúng ta cái gì cũng đúng cũng tốt. CSVN cái gì cũng sai, cũng xấu. Nhưng mà tại sao người Mỹ cứ lờ tịt trong khi chúng ta rạc miệng gào, chúng ta dầm rãi nắng mưa nhịn đói nhịn khát mà đấu tranh. Vậy mà người Mý vãn cứ ịm lặng là cớ làm sao? Họ còn cứ ngày càng bắt tay sâu rông thêm với CSVN?. Hay họ sợ CSVN?

    • Lisa Tran says:

      Coi vậy mà không phải vậy! Dẫu người Mỹ biết VC là một bọn lưu manh trộm cướp, họ vẫn giao du với chúng. Chẳng qua vì, nói gì thì nói, VC vẫn là nhà đương cuộc ở VN, có tư cách pháp lý để ký kết với Mỹ những gì có lợi cho người Mỹ.

      Nên nhớ, không ai là bạn vĩnh viễn của người Mỹ! Đối với những nước nhược tiểu, người Mỹ chỉ làm bạn giai đoạn với những chính quyền có lợi cho họ. Khi những chính quyền ấy không còn có lợi gì cho họ thì họ bỏ rơi không thuơng tiếc(VNCH, Ai cập) hoặc tìm cách diệt tận gốc (chế độ CS ở Liên Xô và Đông Âu, Gaddafi ở Lybia).

      Hiện Mỹ không đếm xỉa gì đến các công dân VNCH vì không có lợi cho họ. Nhưng, thế vẫn không có nghĩa là tình “hữu nghị” giữa Mỹ và nhà đương cuộc VC sẽ “đời đời bền vững”, đừng vội khua môi múa mỏ!

      • CSVN says:

        CSVN đồng ý với ý kiến của Lisa trần. chúng tôi là CSVN chính cống đây, hoàn toàn đồng ý quan điểm này. “Không có tình bạn vĩnh hằng và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn”. “Hôm nay là bạn, mai lại là thù và ngược lại” ‘Chỉ có quyền lợi là trên hết” thì đó là qui luật của tự nhiên mà thôi.
        - Trước đây, chủ nghĩa CS đối chọi với TB Mỹ nên VN là thù của Mỹ.
        - Nay thế giới CS không còn là đối trọng nguy hiểm với Mỹ nữa (Nhưng chỉ trong giai đoạn hiện nay mà thôi). Đồng thời hiện nay, TQ lại là đối trọng nguy hiểm tiềm tàng đang nhăm nhe cạnh tranh các miếng mồi béo bở của Mỹ. Vậy Mỹ phải đương nhiên bắt tay với VN vì VN cũng đang là thù của TQ. VN chúng tôi biết thừa là không phải Mỹ tốt đẹp gì với chúng tôi nhưng trước mắt quyền lợi của Mỹ trùng hợp với quyền lợi của VN nên có thể bắt tay là bạn, cả hai cùng có lợi. Tất nhiên là chỉ trong giai đoạn này mà thôi, làm gì có tình bạn vính viễn cơ mà./.

    • vk mỹ says:

      Không phải Mỹ sợ CSVN mà là quyền lợi của Mỹ lúc này là kìm hãm TQ, không cho TQ làm mưa làm gió ở Biển Đông. Thế là quyền lợi của Mỹ đồng hành với quyền lợi của VN chống TQ bành chướn xâm lấn và dẫn đến điều tất nhiên là Mỹ phải tìm cách liên kết với VN. Còn về dân chủ và nhân quyền lúc này Mỹ họ tạm gác sang 1 bên, cho đến khị không còn nhu cầu kìm chế TQ nữa mới thôi. Thế thì còn lâu lắm không biết đên bao giờ? Các vị CCCĐ và các ngài dân chủ rởm cứ mà tha hồ gào thét, tha hồ tuyệt thực. Các ngài đã không nắm được thời cuộc thì chỉ là cái con “dã tràng xe cát Biển Đông” mà thôi./.

    • ABC says:

      Thưa các em vẹm !
      Bọn tư bản,như tên của nó,chỉ mua bán những gì có lợi cho họ.
      Họ mua những gì bọn CS đem bán,chỉ có thế thôi!
      Còn CS bán nước hay bán gì,họ đâu có care !
      và các em dư lợn viên,chừng nào còn được ăn, cũng đâu có care ! có phải vậy không em Phương ?

      • tuphuong says:

        Đau quá ABC ơi! Mấy ổng CCCĐ ơi! Cãi cố làm sao được? HU.HU.HU…????

  6. thichđũthứ says:

    Bài viết khá lạ so vơi các bài viết trước đây của vq.
    Nhưng câu kết bài viêt vẩn chưa thoát cai nảo bộ suy thoái của kẻ chuyên hận thù tôn giáo,nhất là công giáo. An phải bã ,uống phải nước tiểu ,đap phải cut của thầng csvn: cs vô tôn giáo. Nhưng từ ngày có đãng ,dẹp mấy cũng không được,nên đành vậy. Nhưng để gây mâu thuẩn hận thù giũa tôn giáo với nhau, vc “kết hôn” với PG vì đạo này vào VN từ lâu ( do TQ truyền sang vơi vân hóa khổng mạnh nho…và bởi vậy nó ăn sâu vào người vn. Văn hóa nô lệ tq là vậy. Nhỏ học làm quan ,trung quân ái quốc theo thầy khổng ,trung niên có khuynh hướng theo thầy manh thầy trang ,về già theo thich ca ,dọn đường cho cái chết.Hơn nũa,PG là tôn giáo thả lỏng Ai cũng là PG,nếu họ không tôn giáo khác,cho nên mới có “thống kê” 97% dân là PT(theo sư cộng TQ ,va do đo tq muốn làm quôc sư và vậy nên QS TQ mới LỪA được
    tướng BIG giao miền Nam cho VC & Tàu cộng (không dánh đấm gì). Nhưng cuối cùng QS cũng bị lừa…nay thành pg quôc doanh (xem video và bài tường thuật lể Phật Đản tai VN. Đem con quỉ Hổly vào chùa ngang với Phật).
    Đừng biến PG thành CS,Hồi giáo quá khích.
    Gây hân thù ,chém giết tôn giáo với tôn giáo không là chủ trương cúa PG.Đừng như Myamar,mượn tưdo dân chủ.PG
    tay đao tay gậy và hỏa công giết tôn giáo khác…
    (Phật 9,6 , Công giáo 7,6%, Tin lành 0,5%)

  7. tuphuong says:

    Thưa bạn Việt Quốc:

    Nếu nói luật pháp QT thì sao bạn lại nói TQ sẽ chiếm hoàn toàn đường lưới bò? Tạm cho là giữ nguyên hiên trạng thì đối với Hoàng sa, 12 hải lý thì được chứ 200 hải lý thì còn bị trùng với 200 hải lý của VN. Riêng Trường Sa, TQ hiện chỉ có 6 cái bãi đá ngầm, thì theo luật 1982, bãi đá ngầm không phải là đảo nên chẳng có 12 hải lý chứ đừng nói đến 200 hải lý/ Rõ ràng nếu giả sử tạm giữ nguyên hiện trạng, thì TQ chỉ có mỗi khu vực đảo Hoàng Sa mà thôi. Mấy bãi đá ngầm ở Trường Sa của TQ chăc chỉ làm vài cai cột đèn hải đăng thì may ra còn được? Riêng VN ta chiếm 29 đảo ở trường sa, nếu áp dụng luật biển 1982 thì biển của ta cứ gọi là “mênh mông” tha hồ mà khai thác?

    Riêng về việc “kiện TQ ra tòa QT”, việc này không đơn giản. Chính các nhà luật pháp QT hiện nay vẫn còn lúng túng và có nhiều ý kiến còn trái ngược chứ đừng nói đến VN ta? Không phải VN không muốn kiện TQ mà còn đang suy tính thì may quá Philipine đã nổ súng trước. Vậy VN cứ yên lặng mà “tọa sơn quan hổ đấu”. Chờ cơ hội tốt đến thì mới nhảy vào cuộc, thì đã sao nào? Thế là khôn chứ? Không được chủ quan!

    Ông Sang bàn với TQ có vấn đề “luật QT” là tốt với VN rồi bạn ơi.

    Tuy nhiên nói tốt với VN như vậy hóa ra TQ họ ngu sao? Không, họ đâu ó ngu mà thực ra ý đồ chuyện này của TQ rất thâm độc. Họ định lừa ta đấy thôi. Họ nói vậy cho ta yên lòng chứ đối với TQ, “lưỡi không xương” thì là bản chất của họ rồi. Có thể sau này họ sẽ nói khác đi với trăm nghìn cớ mà họ tự đặt ra. Họ muốn tạm hòa hoãn với ta để tập trung vào Nhật Bản và Philipine. VN ta không phải không biết chuyện này nhưng ta “tương kế tựu kế” cứ tạm hòa hoãn lúc này để TQ tập trung vào đấu Nhật Bản và Philipine. Ta lại một lần nữa lại “tọa sơn quan hổ đấu” cái đã, thế có hay không? Hai con hổ đánh nhau, thế nào cũng một con què một con chết, mà con chết có khả năng là TQ nhiều hợn? VN ta làm thế là quá tuyệt rồi.

  8. vk mỹ says:

    Báo Trung Quốc: Việt Nam ’đáng ngại’ nhất trên Biển Đông

    Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là “đối thủ đáng ngại” nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước “có gan” nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.
    Tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc và Văn Hối – Hồng Kông ở hải ngoại ngày 7/5 đăng bài phân tích cho rằng, đối với giới chức Bắc Kinh, trong số các bên tranh chấp ở Biển Đông thì Việt Nam là “đối thủ đáng ngại nhất”.

    Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc tại Brunei đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lập trường chung của khối về giải quyết tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Lo ngại xung đột có thể xảy ra trong khu vực, các nước thành viên ASEAN đã kêu gọi Trung Quốc “hội đàm khẩn cấp” về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên Bắc Kinh vẫn né tránh.

    Chinese Today cho rằng, với những mâu thuẫn tích tụ lâu năm và những căng thẳng trên Biển Đông, vùng biển này hiện nay đã đứng trước ngã rẽ, một bên là xung đột và một bên là hòa bình. Tờ báo này cho rằng những nỗ lực vừa rồi của ASEAN chỉ mang tính ngoại giao, ít giá trị thực tế (một khi Trung Quốc cố tình né tránh COC).

    Tàu chiến hạm đội Nam Hải tập trận “chiếm đảo D” trái phép trên Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực khiến các nước láng giềng quan ngại
    Bài báo trên Chinese Today cho rằng, trong số các bên tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Philippines luôn tỏ ra “cứng đầu” trước Trung Quốc khi công khai khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Manila sẽ không dám chủ động gây chiến với Bắc Kinh.

    Sở dĩ Philippines “không dám tiến hành chiến tranh với Trung Quốc” ở Biển Đông, theo tờ báo là vì trong lịch sử Manila chưa từng phát động chiến tranh, sự chuẩn bị về mặt thực lực quốc phòng hiện nay lại quá yếu, người dân hoàn toàn lạ lẫm với chiến tranh nên dù có Mỹ chống lưng, Philippines cũng “không dám”.

    Nhưng Việt Nam thì hoàn toàn khác. Chinese Today cho rằng, trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới mấy chục năm liên miên, Việt Nam trở thành quốc gia “thành thục nhất Đông Nam Á” đối với chiến tranh (chống xâm lược), lực lượng quân sự hùng hậu, chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt trong lịch sử Việt Nam từng nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược nên ý thức cảnh giác rất cao, Chinese Today nhận định.

    Không chỉ như vậy, trong những năm gần đây, theo tờ báo này Việt Nam đã không ngừng phát triển quan hệ với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Chứng minh cho nhận định này, Chinese Today trích dẫn một số thông tin từ báo chí các nước.

    Ngày 6/3 năm nay tờ Độc lập của Nga đưa tin Nga sẽ giúp Việt nam xây dựng lực lượng bộ đội tàu ngầm và quay trở lại cảng Cam Ranh. Ngày 9/4 tờ U.S News & World Report cho biết Mỹ sẽ hợp tác với lực lượng Cảnh sát biển Việt nam để tăng cường bảo vệ ngư dân trên Biển Đông.

    Tạp chí Quốc phòng và an ninh Janes Anh ngày 11/4 đưa tin Mỹ đồng ý bán cho Việt Nam máy bay tuần tra trên biển P-3 để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc và bảo đảm an ninh trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Và ngày 14/4 hãng Kyodo cho hay Nhật Bản và Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị về an ninh biển, tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh trên Biển Đông.

    Tuy nhiên Chinese Today cũng nhận định, mặc dù Việt Nam có truyền thống lịch sử (chống ngoại xâm), đã chuẩn bị tốt thực lực, nhưng việc “chống lại Trung Quốc (trên Biển Đông) bằng vũ lực” chưa phải điều cấp bách. Cái mà tờ báo này gọi là “điều cấp bách”, chính là những hành động leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông khiến người dân Việt Nam phẫn nộ.

    Chinese Today nhắc lại 2 sự kiện, ngày 11/3 và ngày 20/3, tàu quân sự Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, trong đó ngày 20/3 một tàu cá Việt Nam đã bị tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin khiến dư luận Việt Nam và quốc tế hết sức bất bình, phẫn nộ.

    Kết luận bài báo, Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là “đối thủ đáng ngại” nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước “có gan” nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

    Trong một diễn biến khác có liên quan đến tranh chấp trên giữa Trung Quốc với các nước trên Biển Đông, ngày 8/5 người phát ngôn lực lượng hải quân Philippines cho biết nước này đang tăng cường các hoạt động giám sát sau khi có tin Trung Quốc điều đội tàu cá lớn nhất đến quần đảo Trường Sa.

    “Hải quân Philippines đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến liên quan đến các tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm này vẫn còn sớm để bình luận về những biện pháp nếu các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Philippines” – báo Inquirer dẫn lời người phát ngôn Edgardo Arevalo.

    • Choi Song Djong says:

      Trích “Tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc và Văn Hối – Hồng Kông ở hải ngoại ngày 7/5 đăng bài phân tích cho rằng, đối với giới chức Bắc Kinh, trong số các bên tranh chấp ở Biển Đông thì Việt Nam là “đối thủ đáng ngại nhất”.Hết trích.
      Người Hán sao có thể quên được sự nhục nhã của Tôn Sĩ Nghị khi phải trốn trong ống đồng trong cuộc đào tẩu về nước sau khi bại trận ?`đảng csvn bán nước nhưng dân tộc VN sẽ không bao giờ cúi đầu,nếu người Hán muốn nếm cái sự nhục nhã khi phải chốn chui chốn nhủi như Sadam Hunsein thì cứ dẫn xác xuống miền xuôi.Lũ điếm đạo đức văn nghệ ở làng BĐình và bọn nịnh thần trong quốc Hội cộng thêm bầy chó CA chẳng là đại diện cho dân tộc Việt,chúng chẳng qua chỉ là đám rong rêu vật vờ sẽ sớm bị cuồng lũ cuốn trôi.Nam Đế sơn hà Nam Đế cư.

      • vietha says:

        choi Song Djong nhầm rồi, Thái tử Thoát Hoan, chỉ huy đội quân nhà Nguyên sang đánh VN mới phải hui ống đồng. Còn Tôn Sỹ Nghị là tướng nhà Thanh thì không kịp mặc áo giáp (chỉ mỗi quần sà lỏn) lên ngựa chạy cầu phao qua sông Hồng. Khi Nghị vừa qua khỏi sông thì cầu phao đứt, xác quân Thanh làm nghẹn dòng chảy cả 1 khúc sông Hồng.

      • vietha says:

        Đọc xong bài báo TQ, bạn Choi Song Djong vẫn không hiểu gì cả! Chán anh bạn quá?

  9. Lê Lâm says:

    AI LÀ KẺ BÁN NƯỚC VÀ BÙ NHÌN?

    Hãy đọc kỹ đoạn dưới đây trong thông cáo chung Việt-Trung ngày 15/5/13 do Nguyễn phú Trọng ký với tính cách đảng, và ngày 21/6/13 do Trương tấn Sang ký với tính cách nhà nước, để thấy cộng sản VN dâng đất cho TC như thế nào? Ghi nhớ là đừng quan tâm đến những chữ phụ họa râu ria vô ích.với mục đích ngụy trang cho vấn đề nhạy cảm.

    -Nguyễn phú Trong ký 15/5/13.
    “- Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc.”

    -Trương tấn Sang ký 21/6/13.
    “(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển”.

    Ngoài ra Thông cáo chung còn 7 mục nữa, tất cả có 8 mục bao quát cho nội dung của 10 văn bản chi tiết trên tất cả các mặt của VN mang tính thuộc trị Trung Cộng – rõ ràng là VN đã mất chủ quyền và độc lập – đã được các bộ, ngành liên quan của hai bên hợp soạn theo mục đích chung là hợp tác chiến lược toàn diện vì tầm cao chiến lược và đại cục. (?) – (Chung đảng là chung tất cả, v/đ là thời gian mà thôi!)

Leave a Reply to Choi Song Djong