WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt ở Âu Châu

Người Việt ở chợ Sapa (Séc). Ảnh radio.cz

Người Việt ở chợ Sapa (Séc). Ảnh mang tính minh họa, radio.cz

Tôi đi không nhiều nơi, không gặp nhiều người lắm. Nên bài viết này không khái quát hết toàn bộ người Việt ở Châu Âu. Chỉ một góc hẹp trong số những người tôi gặp.

Người Việt sang Châu Âu rất đa dạng , đi học, đi làm, và di tản.

Người di tản thường là người miền Nam đi hồi năm 1975 bằng con đường vượt biển, họ được tàu Châu Âu cứu và theo tàu của nước cứu về định cư tại nước đó. Có nước dùng riêng cả một con tàu lang thang ngoài biển Đông xem có người Việt vượt biên không để cứu vớt. Cá biệt có số người miền Nam VNCH đi học thời đó và khi chiến tranh xảy ra họ ở lại luôn không về nữa.

Nhiều gia đình người Việt di tản là người gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954. Ở những gia đình này tiếng Việt thuần khiết cũng như các phong tục, lề thói được giữ gìn một cách trang nghiêm, nền nếp đến đời thứ ba. Ở Bremen tôi được ăn những bát bún thang của một bà mẹ hơn 80 tuổi,người phố Hàng vải cũ. Bát bún của bà làm tôi ngạc nhiên bởi nước dùng trong vắt và ngọt thơm, một bát bún hương vị đặc biệt của Hà Nội không lẫn tạp. Chỉ tiếc điều sợi bún làm từ bún khô chứ không phải bún tươi. Những người trong gia đình này đối xử với nhau ân cần, lễ độ , trên dưới một cách rất Hà Nội cũ.

Rất nhiều người Việt già di cư năm 1975 vẫn đi làm, ở tuổi 80 hay thậm chí hơn họ vẫn chăm chỉ kiếm việc nào phù hợp với mình. Ở Oslo tại một nhà đôi vợ chồng già người Bắc di cư năm 54, thức dậy lúc 7 giờ sáng tôi ngạc nhiên thấy trong nhà không có ai. Cả hai ông bà đều đi từ lúc nào, chỉ có mảnh giấy ghi lại lời dặn thức ăn để trong tủ lạnh và chìa khóa nhà nằm trên mẩu giấy.

Những đôi vợ chồng gia đã sống qua bao nhiêu biến động, chia ly, tù đày, vượt biển ấy sống rất ân cần với nhau. Nhìn cái cách mà họ nói chuyện, cư xử với nhau tôi không hình dung được ở họ đã có những quãng thời gian chia ly đầy khắc nghiệt mà giờ khó có đôi vợ chồng nào ở Việt Nam có thể chịu đựng được. Những người đàn ông đi cải tạo bao nhiêu năm dài đằng đẵng xứ Bắc. Người vợ ở miền Nam vừa tần tảo nuôi con, vừa tiếp tế cho chồng nơi xa tít tắp. Ở nơi đây họ sống yên bình, đi làm, về nấu nướng chăm sóc nhà cửa, nghe tin tức Việt Nam với vẻ buồn da diết vì những chuyện thương tâm xảy ra liên miên.

Người già miền Nam dù rất tế nhị, nhưng tôi vẫn thấy sự khó chịu của họ với tôi khi họ thấy tôi là người Bắc . Chỉ một số ít đọc những gì tôi viết thì họ không thế. Còn lại đa số họ có vẻ không ưa tôi. Thậm chí gặp những lời khá gay gắt tôi cúi đầu nhẫn nhịn vâng dạ chịu trận, họ nói tôi như chính tôi là những người đã tiến vào miền Nam năm 1975 và đẩy họ phải ly hương. Tôi không có thói quen giới thiệu về mình, mà có giới thiệu tôi thường nói mình là một tay lưu manh. Bởi vậy tôi thích gặp người Việt gốc Bắc di cư năm 54 hơn, vì ở họ tôi thấy gần gũi, thấy thân thiết và dễ đồng cảm hơn. Những người là quân nhân của quân lực VNCH vẫn tha thiết với chế độ mà họ đã sống, thế nhưng họ hầu như chẳng đọc tin tức gì về Việt Nam ngày nay. Sinh hoạt của họ một năm gặp nhau vài lần, ôn chuyện cũ, gói gọn chỉ có vậy. Ở một số người miền Nam khác thì họ có đọc đôi chút, nhưng họ chỉ nhắc tới, quan tâm tới những người đấu tranh dân chủ là người miền Nam. Còn đâu họ không biết gì về những người đấu tranh miền Bắc, hoặc có thể họ không tin, không thích nhắc đến.

Những người Việt gốc Bắc đi học trước năm 1990 cũng khá dễ chịu, họ là những người hiểu biết, có kiến thức, có cái nhìn tương đối chính xác về thực trạng hiện tại ở quê hương. Sống với họ thật dễ chịu hơn cả những gia đình người Việt gốc Bắc đi năm 54. Đơn giản chỉ vì họ trẻ hơn, mình có thể tuềnh toàng văng một câu chửi bậy, nói to một chút mà không phải e ngại. Người Việt gốc Bắc đi học trước 1990 có cái hay là ở vị trí của một người trí thức, nhưng họ rất hiểu đời sống Việt Nam, kể cả cách sống của giới giang hồ. Cho nên họ đối xử rất khoáng đạt không cần câu nệ lắm.

Còn người Việt đi lao động, đi học sau này thì thật hiếm hoi tìm thấy người có quan tâm đến đất nước theo kiểu ” lề trái”. Hầu hết tất cả trong số họ đều còn rất nhiều thứ liên quan ở Việt Nam, liên đới với đại sứ quán. Một số hiếm hoi trong họ còn sự phẫn nộ với hành động Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam, đa còn lại phần chỉ chăm chút kiếm tiền, vun vén cuộc sống gia đình. Ở những người này thì tình trạng cũng y hệt giới tương tự với họ ở Việt Nam.

Một lứa trẻ hơn những thanh niên ở tuổi 20 đến 30 người Việt gốc Bắc, họ bê nguyên xi lối sống ở Việt Nam sang đây, co cụm lại ở một nơi như chợ Đồng Xuân, Sa Pa. Những cô gái vùng quê giờ nhuộm tóc, xăm hình, mỹ phẩm cong cớn bê đồ cho khách. Những chàng trai xăm trổ rồng phượng, đầu tóc đủ loại ngỗ ngược nói chuyện bằng những câu văng tục, họ kể về cuộc ăn chơi tối qua thác loạn ra sao, hết mấy nghìn đồng. Cái cách họ kể đầy tự hào như một chiến tích về cuộc thác loạn rượu, gái, thuốc lắc một cách sôi nổi tự nhiên.

Một số sinh viên đi học sống hiền lành và khiêm nhường , họ chăm chỉ vào việc học và kiếm thêm tiền để chi tiêu, những người này sống khá trầm lặng bởi chương trình học của họ.

Hóa ra mấy triệu người Việt ở hải ngoại, không phải tất cả là những người quan tâm đến đất nước như ta gọi tế nhị là ” ‘lề trái ”. Cũng như ở Việt Nam, nhiều người trong số họ sống hưởng thụ, ăn chơi, kiếm tiền gửi về cho người thân, thỉnh thoảng tham gia vài chương trình do sứ quán kêu gọi để lấy quan hệ thân thiện. Chẳng có gì khác biệt với trong nước. Thậm chí là cả những người Việt tị nạn năm 1975, nhiều người trong số họ giờ sống an phận né tránh những điều gì khiến chính quyền Việt Nam không hài lòng, và tranh thủ có những dịp gì khiến chính quyền hài lòng thì tham gia. Y hệt trong nước, những người có tiền được khuyến khích từ đại sứ là thôi giờ đất nước đã ổn định rồi, có lòng với quê hương thì đóng góp từ thiện, quan tâm ba cái chuyện chính trị làm gì. Đại khái là đừng tham gia những chuyện mà chính quyền Việt Nam không ưa, cứ kiếm tiền rồi về Việt Nam tiêu, gửi về cho người thân, đóng góp từ thiện là cách hay nhất, an toàn nhất. Số người Việt ở Châu Âu đa phần theo xu hướng sống này, nó cũng là bản chất chung của người Việt mấy chục năm gần đây ở trong nước.

Thế mới biết không đi thì không biết, trước đây cứ nghĩ người Việt hải ngoại ” lề trái ” nhiều lắm. Giờ mới biết con số đó không nhiều. Và những người đó chẳng giàu có gì, các đại gia có tiền thì họ chả tham gia hay quan tâm đến chính trị làm gì, họ lấy quan hệ tốt với đại sứ để còn về nước ăn chơi, tậu đât đai. Những người hải ngoại quan tâm đến ” lề trái ” thường là những người bình thường, cặm cụi đi làm quần quật, họ dành dụm phần tiền nào đó để giúp đỡ cho gia đình những người bị bắt trong nước, hay những người bị khó khăn vì có hành vi , lời nói mà nhà nước Việt Nam gọi là ” phản động”. Một điều cảm động là họ có khi chả nằm trong tổ chức, đảng phái nào. Chỉ vài gia đình sống gần nhau, cuối tuần gặp nói chuyện quê nhà, thấy ai ở trong nước khó khăn, mỗi người họ bỏ ra vài chục đồng gom lại gửi trực tiếp về. Họ cứ làm âm thầm ròng rã như vậy từ năm này qua năm khác mặc dù họ chả giàu có gì, ở tuổi ngoài 80 họ vẫn cặm cụi đi làm vệ sinh ở nhà hàng, rửa bát quán ăn.

Tóm lại thì chuyện đấu tranh, dân chủ thì bên ngoài hải ngoại, chẳng phải ai cũng quan tâm đến. Phần lớn cũng muốn an phận, giữ hòa khí với chính quyền, thậm chí nhiều người dù ở bên ngoài vẫn còn sợ chính quyền Việt Nam, thỉnh thoảng mon men ra đại sứ quà cáp, biếu xén lấy tình cảm.

Dân Vệ chỉ thế thôi, đi đâu cũng vẫn thế.

Theo Facebook Nguoibuongio

26 Phản hồi cho “Người Việt ở Âu Châu”

  1. Lão Ngu says:

    Người Buôn Gió ơi, tôi rất thích đọc bài của bạn, nhưng lần này phải góp ý chút đỉnh.
    Theo bài viết này của bạn, chắc là bạn đã “nhìn không tới” và “đi không xa” rồi đó. Bạn có thể đúng ở phần đối với bà con đến Âu Châu những năm 90’s, du học sinh và lao động xuất khẩu.
    Những gì người Việt hải ngoại làm bao nhiêu năm qua đã đóng góp đáng kể vào công luận thế giới, đã kích động chính trị gia quốc hội Mỹ, Úc, Âu phải lên tiếng về nhà cầm quyền Việ Nam như thế nào chắc không ai có thể chối bỏ.
    Nhất là ở Mỹ và Úc, công dân “lề trái” đã hoạt động mạnh đến độ mọi cố gắng của csVN hòng mang chùm “khế ngọt” ra dụ “núm ruột ngàn dặm” đều thất bại . Nghị quyết 36 hoàn toàn phá sản.
    Cũng xin nhắc là thành phần tham gia vào cuộc đấu tranh cho Việt Nam, đặc biệt là ở Mỹ và Úc, bao gồm nhiều thành phần bất kể là người miền Nam hay Bắc 54, lính VNCH hay dân, ngoài ra còn một thành phần đáng ca ngợi là ttuổi trẻ Việt Nam hải ngoại cũng đã và đang nhập cuộc rồi đó.
    Mong Người Buôn gió có dịp được đi “giang hồ” nhiều hơn để khám phá nhiều điều chưa biết.
    Mong được đọc nhiều bài của bạn.

  2. bãyrôthầygòn says:

    Đã goi là người buôn gió thì gió gì khong buôn,kể cả gió lành ,gió đôc,gió lèo và cả gió bảo nữa.
    Thân là cs,viêt vài bài phê bình chế độ vẫn được cấp phép những hai lần đi Âu (đi vì lý do gi ? Thăm con ,thăm bạn bè “lao nô xuất khẩu” từ nhà mại bản (đãng csvn) chớ gì nữa?.
    Nên cũng việc tới thăm họ (bạn bè thời đồng chí đồng rận ,đồng hương đồng khói ,thơi chống “mỹ ngụy” kíu nước , ít thôi) nói cà kê dê ngỏng ,khen nhau ,cho nhau và có lẻ hai bên kẻ mua người bán đều bầng hơi gió cã thôi !
    Người miền Nam gọi là nói cho qua tang lề ngươi trung gọi là nói vuốt đuôi cho xong chuyện.Bởi vì nói gì thi báo chi lề phải ,lề trai gí cũng bổ sung cho nhau “nói “rồi .Là cs còn tìm về vn.ai dám bày tỏ chống cộng ,hoăc chê cộng ,hoăc chưỡi cộng trước mât tên cs được tự ro đi đi về về như vây?Ai tin ai giữa thơi buối này,thời buổi ĐỒ ĐỂU lên ngôi
    Vạ miệng ,má sưng.Hôm nay phê phán rốt ráo CSVN,BCT, rồi đưa lên báo,và “chủ nhân lời phát biểu” về phi trường tsn ,CAbắc cộng đưa lên Lôc Hà hay phuc hồi nhân phẩm.?hay bi đưa trở lại nước tỵ nạn như nhquốc?
    nbg đi Âu thăm bao nhiêu bạn (VC)mà lớn lối kết luận hồ đồ như vây ?…
    (7rtg)

  3. Một cựu tù qua Mỹ diện HO says:

    Tôi, một cựu tù, nạn-nhân của CSVN, qua Mỹ theo diện HO, góp ý :
    – Tác-giả bài viết, không biết có phải lần đầu đến châu Âu hay không, có tiếp-xúc it nhiều trong 3 dạng người Việt ở châu Âu như được miêu-tả trong bài viết hay không, có khách-quan nhận-xét hay không, thì chưa biết, nhưng tìm đọc các phản-hồi, không thấy một phản-hồi nào đóng góp tích-cực hơn, nghĩa là, – nếu những phản-hồi này đến từ những người Việt tại châu Âu, ắt it nhất có một phản-hồi có thể nói lên phần nào thực-trạng tâm-lý của một người Việt định-cư tại châu Âu, sao hầu như im lặng ? Im lặng thì cũng có nghĩa như đồng-ý với tinh-thần bài viết. Thật đáng bi-thảm !
    – LMC chắc là định-cư tại châu Âu ? Có thể có một bài viết, hay it nhất một phản-hồi trung-thực hơn không ?
    – Nếu đặt trường-hợp NBG viết một bài viết với bối-cảnh ở Mỹ thì chắc-chắn có những phản-ứng hoàn-toàn khác-biệt. Các bạn người Việt định-cư tại Mỹ có nghĩ như vậy không ? Nhất là nếu NBG phỏng-vấn những người Việt TNCS ( đa số), thì hẳn có một câu trả lời rõ-ràng, có phải vậy không những người bạn VN/TNCS tại Mỹ ?
    – Riêng tôi, vốn không khéo nói, hay viết, nhưng nếu NBG có hỏi tôi, thì ao-ước duy-nhất của tôi là ngày tàn của CSVN mau đến chừng nào tốt cho dân-chúng VN chừng nấy. Ao-ước của tôi là CSVN phải giải-thể, và niềm-tin sắt-đá của tôi là CSVN chắc-chắn sẽ giải-thể một ngày rất gần. Trong sinh-hoạt gia-đình với con cái, cháu-chắt, kinh nhật-tụng của chúng tôi với nhau là kẻ thù lớn nhất của người Việt chúng ta là CSVN !

  4. otchithieng says:

    otchithieng
    Đúng là người buôn gió thì làm gì mà nắm bắt gió được phải không các bạn, Âu Châu có bao nhiêu quốc gia người buôn gió chỉ có đi CH Séc mà cũng gọi là người Việt ở Âu Châu đúng là cóc nằm đáy giếng chứ không phải là Ếch đọc thấy mà phát chán,đi lại một lần nữa đi bạn ạ và kỳ này đừng buôn gió nữa mà buôn bão đi cha nội đồ cái thứ cuội.Lại Paris xem sao Paris cũng là Âu Châu vậy.

  5. dân vệ says:

    đọc bài này ,vừa đọc vừa ngỉ…sao thằng cha này suy ngỉ giống mình vậy….đọc xong ..hóa ra của người buôn gió…hay

  6. Lê minh Cung says:

    Anh Lái thân. Anh viết những gì anh thấy như thế là quí lắm rồi, miễn đừng “phịa” ra như ‘vẹm” là …. OK. Tuy nhiên cũng nhắc anh chút, anh đã đi được bao nhiêu nước ở Âu châu, các nước ấy đa phần là …người Việt xuất khẩu lao động hay … thế nào? Anh đã tiếp xúc bao nhiêu người Việt, ai giới thiệu anh đến thăm những người đó? Không phải gay gắt nhưng chắc là ko nhiều, vì tồi nghỉ điều kiện của anh cũng giới hạn. Thế nên anh nên xem lại cái tựa đề hơi …. gió thổi : NGƯỜI VIỆT Ở ÂU CHÂU! Rồi cũng phải xem lại cái kết luận có hơi vôi vả sau khi người Việt Âu châu ta tiếp xúc với bác lái trong thời gian ngắn ngủi rằng thì là …. lề trái ko bao nhiêu. Bác Lái ạ, coi chừng bác lại bị hội chứng SỜ VOI của mấy anh thầy bói đấy. Cẩn thận nhé bác, không khéo chuyến này đi buôn gió mà thu lãi BẢO thì nguy đấy.

  7. ĐẠI NGÀN says:

    BA HẠNG NGƯỜI TA

    Người ta ba hạng người ta
    Người thì tiền rưởi, người ba mươi đồng
    Ca dao xưa đã nói rồi
    Điều này luôn đúng, chẳng cần gì than
    Loại tiền rưởi, loại hạng sang
    Vì dân, vì nước, chẳng màng riêng tư
    Loại này rường cột ở đời
    Nước nhà hưng vượng nhờ nơi loại này
    Loại hai, là loại làng nhàng
    No thân là chính, đâu màng nước non
    Nên đây là loại trung bình
    Làm ăn kinh tế, bởi mình lo toan
    Tức là đúng loại một tiền
    Vui đâu chúc đó, chẳng phiền chi ai
    Duy còn một loại thứ ba
    Loại này mạt hạng, chỉ ba mươi đồng
    Sẳn sàng bán nước, buôn dân
    Miễn sao mình lợi vạn phần mà thôi
    Vậy nên đừng trách chi đời
    Phân ra ba hạng, thời nào lại không
    Dễ chi có chuyện lộn sòng
    Hạng này bổng chốc trở thành hạng kia
    Ông Trời sắp đặt cả rồi
    Đào sông còn dễ, tính người khó thay
    Nên cần giáo dục từng ngày
    Họa may thứctỉnh được người thế gian
    Điều này quả khó muôn vàng
    Đất thành đá sỏi, thành vàng dễ chi !

    NGÀN KHƠI
    (26/6/13)

  8. nguoi mien nam says:

    Bá nhân bá tánh
    Cũng khó mà thống kê chính xac bao nhiêu người cầu an, bao nhiêu người hèn hạ, bao nhiêu người cương trực, bao nhiêu người yêu nước….
    Những người gốc miền Bác trên vĩ tuyến 17 thì tôi không rõ chứ những người gốc miền nam trước 1975 mà bảo rằng họ sợ sệt, hay nịnh bợ chính quyền CS thì thật hời hợt, khó tin vì sao, họ đã mất nước mất cơ mất nghiệp vì bọn hủi CSBV.. mà lại nói họ cũng yêu đảng yêu Bác thì thật khó nghe, mặc dù tôi chưa qua Âu châu nhưng theo tôi biết mỗi lần bọn khỉ đỏ đít vác mặt sang Paris, London, Rome… bị bà con gốc miền nam cho ăn cà chua trứng thối là thường

  9. Rau Muống Rửa Trong Bồn Cầu Của Mỹ Ngụy says:

    Đọc qua thật buồn, nhưng NBG viết rất chính xác. Các bạn cũ của tôi, thân tuy đang sống ở nước ngoài, nhưng lại tỏ ẻ e dè, sợ sệt khi nghe tôi phê phán nền chính trị buôn dân bán nước của chính quyền V+. Họ sợ không trở về VN được nữa, dù là chỉ để du hí, gái gú, hay làm ăn. Tôi chấm dứt liên lạc với đám bè bạn này, ì cảm thấy chán ngán cho họ.

    Một số đông những người VN đã từng sống ít lâu dưới chế độ CS, khi ra đến hải ngoại, ít nhiều cũng tạp nhiễm thói láu cá vặt, thờ ơ trước hoàn cảnh của đất nước. Theo nhận xét của riêng tôi, những người đi ngay năm 1975, phần nhiều là những tinh hoa của miền Nam thời VNCH và không bị tạp nhiễm bởi “chất V+”, đa phần là thành phần khá. Họ có văn hóa cao hơn, trình độ thuởng thức âm nhạc, sách vở, my~ thuật, khá hơn đám bị tạp nhiễm hay bị V+ cài vào nhiều. Nhận xét của riêng cá nhân tôi, chứ không đại diện cho ai, ai có mích lòng, thì tôi cũng chịu. Nhìn xem đám trẻ con nhà các HO, hay các gia đình đi theo diện bảo lãnh sau này cũng rõ, chúng chẳng hiểu biết gì về lịch sử VN thời ưa hay thời cận đại, không hiểu rõ những cạm bẫy, những hiểm ác của bọn V+, mà chỉ hời hợt nhận xét theo bề ngoài, nên dễ bị V+ dụ. Bọn này hay rủ rê nhau về VN du hí, gái gú, ăn nhậu là chính, quan tâm gì đến dân tình đất nước đâu??? Chán!!!!

  10. Tân Mão says:

    Đó chỉ làm cảm nhận riêng bác thôi.
    Còn cháu khẳng định đại gia đình cháu khi nghe đến “Hội, Đoàn, Đảng…” Gì gì đó của mấy tên ĐSQ hay người Việt này nọ thì phủi tay không thèm nói chuyện, có khi còn chửi cho 1 trận ấy chứ.
    Cho dù gia đình cháu thuộc gốc Bắc 100%. Không phải di cư đâu cả, nhưng nhắc đến Cộng Sản là lắc đầu khỏi bàn thêm rồi.
    Còn xung quanh cháu còn rất nhiều người Bắc có quan điểm giống gia đình cháu.

    Nói tóm lại, bác chỉ đi 1-2 nơi và 1-2 điểm thì không thể nhận định được. Hơn nữa, vì đặc thù nhạy cảm nên không phải ai cũng bộc lộ ra cho mọi người khác thấy.

    Bác chắc chỉ qua CH Séc thôi phải không? Nếu có dịp, cháu mới bác tới nhà gia đình cháu tham dự buổi trò chuyện. Cháu đang sinh sống ở CH Séc đây ạ.
    Hãy viết email cho cháu nhé. Email: dobraprace124@yahoo.com
    Thân chào bác Người buôn gió.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Bravo 3x.

      Góp ý thật chính xác !

      Công đồng người Việt hải ngoại ngày một phức tạp và thật .. tế nhị, nếu xét riêng về mặt chính trị.
      Đến ngay như dân sinh sống lâu năm ở một nơi địa phương nào đó, nếu ít hoạt động cộng đồng, ít chịu giao tiếp rộng rãi, không sắc bén … thì khó mà nhận định cho thật đúng và đủ cả.

      Người Buôn Gió mới xuất ngoại Âu du hai lần, trong một thời gian ngắn, cho nên không tránh khỏi những chủ quan và khiếm khuyết. Cho nên nếu NBG có viết bài tùy bút này cũng chỉ là một vài nhận xét cá nhân mà thôi.
      Nếu cần ta nên châm chước, rồi bổ túc hay sửa sai chỗ này chỗ kia cho tác giả là điều đáng quý, gọi là đáp lai công khó tác giả đi xa về viết bài tường thuật cho bà con xem chơi.

      Kính bái,
      Lại Manh Cường

      • DâM TiêN says:

        Người Việt ngoài này rất khác biệt về trình độ, về suy nghĩ, về cảm nhận
        và suy xét về tình hình và chính trị, ví dụ như Tu Bóp Kười versus Dâm Tiên, người trên đỉnh non cao [DT] kẽ dưới thung lũng [Tu Bóp]…, hà hà…

        Nhưng đến giờ T, khi DâM TiêN loa vang thành lập một VNCH lưu vong,
        it ra là một Chánh đảng Cộng Hòa

        có kỷ cương, hiến chương, sinh hoạt,,,thì it ra đền 80 phần trăm Người Việt” tị nạn CS” sẽ đại đoàn kết, quy về một quyền Lãnh đạo chỉ huy, có thể kể luôn cà Tu Bóp Kười . Lúc đó,, Tu Bóp rất xứng đáng là bộ trưởng Ngoại giao của Chánh phủ Cộng Hòa Lưu vong. Chúc mừng trước đấy.

    • Tân Mão says:

      Xin lỗi, hình như ĐCV sửa Email của cháu thì phải.
      Email của cháu là : dobraprace123@yahoo.com chứ không phải 124 như trên!

      @ Lại Mạnh Cường: cháu chưa được 3x đâu. Năm nay mới hơn 20 tuổi.
      Xung quanh cuộc sống gia đình cháu có rất rất nhiều người ghét CS. Vì lí do duy nhất: họ vẫn cảnh giác và sợ hãi khi có ai đó lạ biết họ ghét CS. Chỉ có thân quen và hiểu biết nhau thì họ mới trải lòng.

Leave a Reply to Tân Mão

Loading...