Đoàn kết à? Eo ôi… khó quá!
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao…”
“Đoàn kết thì sống, chia rẽ là chết…”
Tư tưởng ấy chẳng cao siêu hay mới lạ gì nhưng vẫn là bài học của muôn đời, mà nếu nói ra, rất dễ bị ném đá, cho là dậy khôn, cao đạo, lên lớp…
CSVN hiện nay đang lúc thoái trào, không còn chính nghĩa. Dân chúng thì phẫn nộ vì nạn cướp đất lan tràn, vì tội bán đất nhượng biển và tiếp tay Trung cộng xâm lược của đảng! (1) Phong trào bỏ đảng và chống lại đảng ngày càng lớn mạnh trong nội bộ đảng! (2) Bộ Chính trị CSVN đang run sợ vì điều này, và càng run sợ hơn khi người dân và các tổ chức đấu tranh biết đoàn kết, chấp nhận những dị biệt để ngồi lại với nhau. Ngày tàn của CSVN sớm hay muộn tùy thuộc rất nhiều vào sự đoàn kết này. Nói cách khác, cuộc chiến giữa Chính nghĩa Quốc gia và Tà linh Cộng sản sẽ mau chóng kết thúc khi ý thức đoàn kết giữa người Việt Quốc gia được nâng cao.
Chính vì thế, từ mấy chục năm nay, có biết bao người thiện chí, nhiều tổ chức đấu tranh đã kêu gọi và nỗ lực tạo dựng đoàn kết giữa người Việt quốc gia với nhau. Nhưng rất tiếc, cho đến nay những nỗ lực ấy vẫn chưa thành công, thậm chí trong một số cộng đồng Người Việt Hải ngoại, tình trạng chia rẽ ngày càng trầm trọng (3).
Tại sao thế? Người Việt Quốc gia ai cũng muốn dẹp bỏ chế độ độc tài cộng sản, thậm chí quyết tâm cao độ phải thực hiện được điều đó. Ai cũng biết: muốn thực hiện điều đó thì điều tối cần thiết là phải đoàn kết. Nhưng tại sao mọi nỗ lực tạo đoàn kết suốt mấy chục năm nay đều chưa đạt được kết quả mong muốn? Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân. Có xác định được nguyên nhân, chúng ta mới sửa chữa được và mới có hy vọng thành công.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng chia rẽ, chưa đoàn kết được phải chăng nằm ngay trong tâm thức của đại đa số người Việt chúng ta?
Đại đa số người Việt chúng ta vẫn còn tâm thức độc tài độc đoán, muốn mọi người phải quan niệm giống mình, suy nghĩ và hành động như mình (4). Ai quan niệm khác, suy nghĩ khác, quyết định khác với mình là mình kết luận họ sai. Rất nhiều người có khuynh hướng lấy những suy nghĩ của mình làm tiêu chuẩn để phán đoán đúng sai, tốt xấu. Ai suy nghĩ giống mình là đúng, suy nghĩ khác mình là sai; ai hành động giống mình là tốt, hành động khác mình là xấu.
Với tâm thức đó mà không nắm quyền bính trong tay thì nó không tác hại. Khi có quyền bính trong tay, dù chỉ nhỏ nhoi trong một tập thể bé tí, là người ta sẵn sàng tận dụng quyền bính ấy để ép buộc người khác phải suy nghĩ, hành động theo ý mình, hoặc theo những gì mình cho là đúng.
Thật thế, chỉ cần để mắt quan sát một xã hội thật nhỏ và gần gũi nhất là gia đình mình, ta cũng nhận ra được tâm thức ấy. Trong các gia đình, dường như người làm ra tiền nhiều nhất và chi trả hầu hết các chi phí trong nhà (thường là người chồng/cha, có khi là người vợ/mẹ, và đôi lúc là người con) là người trong thực tế có quyền nhiều nhất (5). Người có quyền thường dùng quyền của mình để áp đặt những người khác trong nhà phải làm theo ý mình, nếu không lộ liễu thì cũng tế nhị kín đáo.
Thật vậy, trong nhiều gia đình Việt Nam, cha mẹ có khi ép buộc con cái dù đã trưởng thành phải vâng lời mình, thậm chí trong cả chuyện chúng lập gia đình với ai hay chọn nghề nghiệp gì.
Những người lập gia đình dễ nhận ra điều sau đây. Người chồng thường dùng đồng tiền mình làm ra như một lợi thế để có quyền ép buộc vợ theo ý mình. Ngược lại, người vợ có thể dùng tình cảm hay dùng khả năng từ chối những đòi hỏi của chồng để ép buộc ngược lại. Ít khi người ta sẵn sàng để cho nhau được tự do, làm theo sở thích hay quan niệm của mỗi người (6).
Tâm thức độc tài độc đoán ấy được biểu lộ khá rõ ràng trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản tại hải ngoại. Người ta sẵn sàng chống đối, mạt sát, tẩy chay hay loại trừ những người suy nghĩ và có lập trường chống cộng hay chống độc tài khác với mình. Tâm thức này chính là nguyên nhân sâu xa gây nên chia rẽ và vô hiệu hóa mọi nỗ lực tạo đoàn kết trong cộng đồng người Việt quốc gia.
Ở đây, cũng cần phân biệt giữa chống đối và phản đối.
Khi mình nghĩ người khác sai, mình đúng, cho dù là chủ quan, thì người có tâm thức dân chủ có thể lên tiếng phản đối người kia, nhưng đồng thời sẵn sàng nghe người kia trình bày quan điểm của họ. Hai bên nghe nhau, thuyết phục nhau, để rồi bên nào cảm thấy bị thuyết phục thì sẵn sàng từ bỏ ý kiến của mình để thống nhất quan điểm với bên kia. Nếu không thuyết phục được nhau thì họ dừng lại ở mức độ phản đối, không đi xa hơn, và hai bên cùng tôn trọng quan điểm của nhau, đồng thời để cho nhau được tự do hành động theo quan điểm của mình. Không bao giờ vì khác quan điểm mà ghét nhau, trở thành đối thủ của nhau, không đoàn kết được với nhau.
Còn những người có tâm thức độc tài thì không chấp nhận cho người khác có quan điểm khác mình, nên không chỉ phản đối mà còn chống đối, nghĩa là muốn triệt hạ, tẩy chay, loại trừ người kia. Hễ quan điểm chính trị khác nhau là lập tức coi nhau như thù địch.
Kinh nghiệm của nhân loại cho thấy: người nắm quyền hay lãnh đạo cộng đồng càng muốn thống nhất quan điểm của cộng đồng theo quan điểm của mình thì càng phát sinh chia rẽ trong cộng đồng. Vì những người không đồng quan điểm với lãnh đạo mà bị dùng quyền để ép buộc theo quan điểm ấy thì sẽ bất mãn và tìm cách tách rời khỏi cộng đồng, hoặc lập nên một cộng đồng khác. Từ đó gây nên tình trạng chia rẽ gây suy yếu cộng đồng.
Để tạo sự hài hòa trong các cộng đồng xã hội, những người lãnh đạo có tâm thức dân chủ thường hành xử theo câu nói latinh nổi tiếng này: “In necessariis unitas, in dubiis libertas, in omnibus caritas” (7). Xin dịch đại ý như sau: Chuyện nào cần thiết phải thống nhất thì mới thống nhất, chuyện nào còn nghi ngờ, còn bất đồng quan điểm thì cho nhau được tự do, nhưng trong cả hai trường hợp (trong mọi sự) thì phải đối xử với nhau bằng tình người (8).
Khi có chuyện bất đồng quan điểm, nếu người ta không chống đối nhau, chỉ dừng lại ở mức độ phản đối, người ta vẫn có thể liên kết hay hợp tác với nhau thực hiện những điều công ích hay những lợi ích chung. Nhờ đó sự đoàn kết vẫn được duy trì. Còn khi đã chống đối nhau, mạt sát nhau, coi nhau là kẻ thù… thì chỉ phát sinh chia rẽ, mất đoàn kết, và đương nhiên sức mạnh sẽ yếu đi.
Có thể nói: nguyên nhân sâu xa gây nên mất đoàn kết đồng thời vô hiệu hóa mọi nỗ lực tạo đoàn kết chính là tâm thức độc tài tiềm ẩn trong mỗi người chúng ta. Nó chi phối cách suy nghĩ, cách hành xử của chúng ta trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Muốn tạo đoàn kết để có sức mạnh, muốn xây dựng một xã hội dân chủ thật sự trong tương lai, thì mỗi người phải nhận thức được tâm thức độc tài đó trong chính bản thân mình và phải từ bỏ tâm thức đó. Hữu hiệu nhất là phải rèn luyện cho mình tâm thức dân chủ, nghĩa là biết tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khác được có sở thích, có quan niệm, có cách hành xử khác với mình. Bằng không, chúng ta sẽ tạo nên những chế độ độc tài ngay trong chính gia đình mình, trong xã hội và trên đất nước mình. Chúng ta có lật đổ được chế độ độc tài hiện hành thì với tâm thức này chúng ta cũng sẽ lập nên những chế độ độc tài khác!
Tóm lại, đoàn kết là chuyện lớn, là chuyện chung của quốc gia, nhưng muốn thành hiện thực thì phải khởi sự từ nội tâm mỗi người. Mỗi người phải quyết tâm từ bỏ tâm thức độc tài, từ bỏ thói quen: hễ thấy khác biệt với mình là phản đối hay chống đối, không để cho người khác được tự do suy nghĩ theo khuynh hướng, sở thích, suy nghĩ riêng của họ. Quyết tâm đó phải được thể hiện trong từng lời nói, từng hành động cụ thể, và phải được áp dụng từ những tập thể nhỏ như gia đình, rồi đến các tổ chức mình tham gia, rồi đến các cộng đồng… Chỉ như thế chúng ta mới có thể đoàn kết và thực hiện được một chế độ dân chủ thật sự và lâu dài.
© Người Việt Thầm Lặng
© Đàn Chim Việt
__________________
Ghi chú:
(1) Thoái trào của chủ nghĩa cộng sản đang diễn ra từng ngày tại Trung Quốc cũng như tại Việt Nam qua những mâu thuẫn, đối kháng đủ kiểu. Tại Trung Quốc, thống kê cho biết cứ mỗi 6 phút có một cuộc biểu tình. Tại Việt Nam, chưa có thống kê, nhưng biểu tình của dân oan, đình công của công nhân, xuống đường của giới trẻ ngày càng nhiều và càng đông người tham gia. Thoái trào của chủ nghĩa CS là điều tất nhiên, không tránh khỏi. Các đảng viên cộng sản biết rõ điều này hơn bất cứ ai, nên từ mấy thập niên qua ở Ctn cũng như Trung Quốc, làn sóng bỏ nước ra đi đang dâng cao, không bao giờ dứt, có khác chăng chỉ là về mức độ nhiều hoặc ít, công khai hay bí mật.
(2) Cũng như như tại Trung Quốc, làn sóng đảng viên từ bỏ đảng , chống lại đảng ở Việt Nam ngày càng lan rộng. Khởi đầu với Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung và nhiều người khác trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, rồi lan dần đến Hoàng Minh Chính, Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Hữu Quýnh, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Bùi Tín, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Phạm Quế Dương Phạm Đình Trọng, Đỗ Xuân Thọ… Và mới nhất, trong những năm gần đây, chúng ta được biết có Nguyễn Chí Đức, Huy Đức, Trương Duy Nhất,, Phạm Viết Đào, nhờ những hành động nổi cộm của họ. Rất nhiều đảng viên đã âm thầm từ bỏ đảng và đang âm thầm chống lại đảng mà chúng ta chưa biết được… số này ngày càng đông. Vụ Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào bị bắt mới đây là chủ trương của bộ chính trị nhằm chặn đứng làn sóng bỏ đảng và chống lại đảng đang càng ngày càng đông.
(3) Tuy nhiên hiện nay, ánh sáng đoàn kết đã hiện ra cuối đường hầm phát sinh từ trong nước. Các tôn giáo đang làm gương về việc này. Mới đây nhất là sự kiện:
– “Sau 38 năm, lần đầu tiên Phật giáo Hòa hảo Thuần túy tổ chức được lễ Khai Đạo” với sự tham dự của nhiều chức sắc tôn giáo bạn
(http://danlambaovn.blogspot.com/2013/06/sau-38-nam-lan-au-tien-phat-giao-hoa.html#more)
– “Các chức sắc 5 tôn giáo họp mặt tại Dòng Chúa Cứu Thế”
(http://www.chuacuuthe.com/2013/05/30/cac-chuc-sac-5-ton-giao-hop-mat-tai-dcct)
Các tôn giáo tại hải ngoại cũng liên kết với nhau lên tiếng thay cho người dân bị bịt miệng trong nước:
– “Hội đồng Liên Tôn tại Houston (TX) tổ chức biểu tình phản đối Trung Cộng”
(http://nguoiviethouston.us/index.php/activity-section/public-info/578-578)
(4) Thực ra, tâm thức ham quyền bính có nguồn gốc từ tâm lý “muốn gì được nấy” của tất cả mọi người, và người ta cho đó là tiêu chuẩn của hạnh phúc. Khi mong muốn điều gì mà được mãn nguyện, ai cũng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc. Từ đó con người có khuynh hướng phải làm sao để đạt được những điều mình muốn. Nhưng khổ nỗi điều mình muốn thường liên quan đến người khác, mà người khác lại không mong muốn giống mình, khiến cho điều mình muốn không thực hiện được. Vì thế, để điều mình muốn được thực hiện, con người muốn người khác phải chiều theo ý mình. Muốn thế thì phải ép họ quan niệm giống mình, suy nghĩ và hành động như mình. Nhưng làm sao ép người khác như vậy được? Kinh nghiệm cho thấy chỉ khi nào mình có quyền trên người khác thì mình mới ép buộc họ được thôi. Tâm thức ham quyền bính phát sinh từ tâm lý đó.
Một tâm lý khác là tiêu chuẩn để phán xét đúng sai của một người tùy thuộc rất nhiều vào những gì người đó được điều kiện hóa, trong đó có vấn đề giáo dục (từ cha mẹ, tôn giáo, nhà trường, xã hội…), kinh nghiệm sống, hoàn cảnh, môi trường, v.v. Những gì phù hợp với những tiêu chuẩn đó thì được người đó cho là đúng, ngược lại là sai. Tóm lại, tiêu chuẩn để mỗi người xác định đúng sai là: giống mình là đúng, khác mình là sai. Thực ra đúng sai kiểu ấy là đúng sai theo tiêu chuẩn chủ quan của mình chứ không phải tiêu chuẩn khách quan. Những người được điều kiện hóa khác mình hẳn nhiên có tiêu chuẩn đúng sai khác với mình. Để thống nhất quan điểm thì phải theo một tiêu chuẩn duy nhất, và tiêu chuẩn ấy trong những môi trường xã hội có tâm thức độc tài là “lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”. Kẻ mạnh ở đây là kẻ nắm quyền. Còn trong những xã hội tiên tiến, có tâm thức dân chủ, biết tôn trọng sự khác biệt giữa người với người, thì họ thống nhất quan điểm theo ý kiến của đa số.
Hiện nay, người Việt dường như chưa quen với tâm thức dân chủ, chúng ta còn chiều theo bản năng tự nhiên của con người là ham quyền bính và muốn ép buộc người khác quan niệm, suy nghĩ, hành động giống mình hay theo mình.
(5) Ngạn ngữ Pháp có câu: “Qui paie commande” (ai trả tiền, người đó ra lệnh // the one who pays can order).
(6) Để giúp người dân có tinh thần dân chủ, tôn trọng tự do của người khác, luật pháp của Hoa Kỳ không cho phép cha mẹ được sử dụng bạo lực như roi vọt để ép buộc con cái theo ý mình, dù chúng còn ở tuổi vị thành niên. Điều này gây bất lợi và tạo nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Nhưng nó giúp cho người dân ý thức về bổn phận phải tôn trọng tự do của người khác, chấp nhận sự khác biệt trong quan niệm, tư tưởng và cách hành động của người khác đối với mình. Đây là một cách rất tốt để đào tạo tâm thức dân chủ cho người dân: con cái còn nhỏ của mình mà mình còn phải tôn trọng tự do, huống gì người khác.
(7) Tiếng Anh là: “Unity in necessary things; liberty in doubtful things; charity in all things” hay “in necessary things unity; in uncertain things freedom; in everything compassion”
(http://en.wikipedia.org/wiki/In_necessariis_unitas,_in_dubiis_libertas,_in_omnibus_caritas)
(8) Cha ông xưa có câu: “Anh em chém nhau đằng sống, không chém nhau đằng lưỡi”. Những người cùng chiến tuyến với nhau, khi bất đồng ý kiến với nhau, nếu có chống nhau thì cũng chỉ nên chống vừa vừa phải phải thôi, chứ coi nhau như kẻ thù thì còn gì là tình người, tình chiến hữu nữa? Đó chính là phá hoại đoàn kết!
Đại đa số người Việt chúng ta vẫn còn tâm thức độc tài độc đoán, muốn mọi người phải quan niệm giống mình, suy nghĩ và hành động như mình (4). Ai quan niệm khác, suy nghĩ khác, quyết định khác với mình là mình kết luận họ sai. Rất nhiều người có khuynh hướng lấy những suy nghĩ của mình làm tiêu chuẩn để phán đoán đúng sai, tốt xấu. Ai suy nghĩ giống mình là đúng, suy nghĩ khác mình là sai; ai hành động giống mình là tốt, hành động khác mình là xấu.
Cũng là cả quan! ‘đại đa số’ này ở đâu ra vậy bác!!
Bác không biết là Trung cộng nó đã tiêu diệt người tài, giỏi Việt nam, số bỏ chạy đã kém, mà số còn lại lại càng què quặc, ốm yếu đui mù!
Bao nhiêu người muốn làm một cái gì đó, nhưng trí tài thật thấp; chính tôi, viết một bài báo không nên, nói một bài không ra hồn; kém từ bản chất, dù trong tâm rất muốn làm.
Khi trí, lực bạc nhược thì không ai muốn làm gì; bao nhiêu người tôi kêu gọi tham gia chương trình cộng đồng, xã hội đều viện cớ là không có thời gian, mệt mỏi và không đi.
Tôi nghĩ vấn đề là bất tài, bất lực, bất trí hơn là độc đoán và chia rẽ..
Không phải ai cũng muốn làm như mình hay có ý kiến như mình.
Chương trình cộng đồng xã hội đó là gì? là giúp người già, volunteer làm trong bệnh viện, hay giúp hội chống cancer, hay giúp người dị tật, hay đi lượm xác dọc đường xa lộ, hay trồng cây trên rừng? Hay là giúp vận động tranh cử trong cộng đồng?
Ai không muốn làm không thể là vì bất tài hay bất lực mà có thể họ không muốn làm với mình, làm theo mình, hay vì họ có chon lựa khác hay dung thời gian của họ làm việc khác.
Những người thích tham gia các chương trình cộng đồng xã hội không thể cho là họ “có tài” và người không tham gia là “bất tài” . Chỉ có thể nói người nầy “thích” làm công tác xã hội. Chỉ có “thích” hay “không thích” mà thôi.
Trong hoạt động xã hội nếu họ linh hoạt và “tạo nhiều thành tích” và kêu gọi được người khác tham gia thì đó mới là “có tài thuyết phục” hay “khả năng lãnh đạo” vì được người ta tin.
Còn người kêu gọi người khác mà họ không thèm tham gia mới đích thực là “bất tài” trong thuyết phục. Đó mới là sự “bất lực” và có lẽ vì bản năng kém hài hòa, hòa đồng, lại độc đoán của mình mới làm thiên hạ rẽ đi đường khác.
Bác không cần lập lại lời tôi, về việc tôi bất tài!
Tôi nói là người Việt TA kém, lười biếng.. Bác cho tôi coi người Việt làm
Chương trình cộng đồng xã hội, là giúp người già, volunteer làm trong bệnh viện, hay giúp hội chống cancer, hay giúp người dị tật, hay đi lượm xác dọc đường xa lộ, hay trồng cây trên rừng? Hay là giúp vận động tranh cử trong cộng đồng?
ở đâu, thành công cỡ nào! phải so sánh với những cộng đồng, dân khác.
Còn những người ‘không thích’, những người ‘bị’ người ‘độc tài’ khác chê bỏ; bác phải coi là họ đã, đang làm được gì, hay chỉ biết chỉ trích rồi ‘không thích’!, không làm gì! một đặt tính của người kém!
Một lần nữa, Tôi nói người Việt không mạnh, không thành công là do KÉM!
Một điều rất nổi bật là người Việt rất giỏi Xin! xin trợ cấp, cầu tài, cầu lộc, thì người ta sẵn sàng xếp hàng cả ngày, đi trăm dặm đường, leo núi, tranh dành, đánh nhau để được cầu TÀI, LỘC!
CỐ GẮNG LÊN BÁC!
1. Một lần nữa, Tôi nói người Việt không mạnh, không thành công là do KÉM! (sic)
Mới đúng phân nửa. Hiện nay có những Tiến Sĩ thứ thật của Mỹ làm research cho rằng người Việt ở Mỹ it tiền hơn, và có học vấn thấp hơn những dân Á Châu khác như Ấn, Phi, Nhật, Đài, TC … Vậy đúng là “thành công kém” nhưng sự thành công kém nầy là do có nhiều NV già mới đến Mỹ như mấy ông già HO, hay những người đến Mỹ vào tuổi già đoạn tụ với con cái, họ không cống hiến gì nhiều cho xã hội Mỹ vì tuổi già và nếu có là thời gian lại quá ngắn . Chính những người nầy vì già nên không học lấy bằng nên mới kéo nhóm NVHN xuống. Vì thế thống kê mới thấy NVHN có tiền có học thấp hơn dân Á Châu khác là vậy. Chưa kể những giống Á Châu khác khi họ đến Mỹ đã có sẵn tiền làm vốn và sẵn bằng đại học học tiếp tục học lên cao . Vì vậy tôi nói bác chỉ nói lên được phân nửa của sự thật .
2. Một điều rất nổi bật là người Việt rất giỏi Xin! xin trợ cấp, cầu tài, cầu lộc, thì người ta sẵn sàng xếp hàng cả ngày, đi trăm dặm đường, leo núi, tranh dành, đánh nhau để được cầu TÀI, LỘC! (sic)
Điều nầy tôi không biết bác lấy từ đâu . Giả tỷ như bàn về xin trợ cấp. Ở Mỹ mà tôi biết khi xin trợ cấp thì sau khi nộp đơn thì chờ ngày phỏng vấn. Mà khi được phỏng vấn thì có thơ gởi về cho biết ngày tháng để đến gặp người làm việc xã hội (social worker) chớ làm gì có chuyện “đứng xếp hàng” để chờ?
Chưa kể, thời computer hôm nay khi họ đến văn phòng lần đầu thì “họ lấy số ” rồi ngồi chờ nộp đơn.
Còn cầu lộc cầu tài ở đâu mà linh thế để NVHN ở Mỹ “xếp hàng cả ngày” hở bác? Bác cho biết địa chỉ để tôi chỉ cho thiên hạ đến! ha ha ha
Tóm lại, lối suy nghĩ của bác … bó tay chấm cơm!
Coi cặp Hòa & PBa cãi lộn “đấu võ mồm” khá hay và khá vui.
Lập luận về sự “đoàn kết” (trong thời bình – thời rững mỡ) điều ắt phải có là “compromise” – chỉ khi mà 2 phe tương đối…kẻ nửa ký người 1 pao..thì mới hay được! hahahahaaaa:)
Thấy người ta không đồng ý với mình và chống lại ý kiến mình thì gán là “độc tài như vc”?
Ở Mỹ có 2 đảng phái “chính” (còn rất nhiều đảng phái khác nữa như Green Party, Đảng Cộng Sản … nhưng thực chất yếu) : Dân Chủ & Cộng Hòa đối lập nhau, choảng nhau, bôi nhọ nhau, tìm cơ hội bôi bác nhau hằng ngày.
Hể Tổng Thống đảng nầy vừa lên Quốc Hội Mỹ phát biểu, thì khi TT vừa chấm dứt cuộc nói chuyện vừa xuống bục đi bắt tay chào biệt mọi người, thì ngay như rằng các đài TV Mỹ phỏng vấn những đảng viên của “đảng đối lập”. Lúc đó, họ luôn đưa ra quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau chưa bao giờ thiếu, cho dù việc TT có làm đúng thì họ cũng bảo sai, họ nói họ sẽ làm khác. Chẳng những thế, khi họ biết TT sẽ lên Quốc Hội để nói chuyện với toàn dân tại QH (luôn luôn chương trình TV được lên lịch báo trước), chỉ đoán TT sẽ nói về đề tài nào, là phe đối lập đã chọn vài người đại diện có bài bản sẵn sàng “phản bác”, sẵn sằng bắn pháo mồm vào TT ngay sau đó. Nước Mỹ chưa bao giờ không có chuyện nầy. Còn báo chí thì cũng sẵn sàng phỏng vấn đối lập lấy ý kiến cho lên báo.
Vậy chính quyền Mỹ, dân cử, Quốc Hội Mỹ, xã hội Mỹ … họ có bị cho là “độc tài như vc” không? hay lại bảo vì thể chế xã hội Mỹ là độc lập dân chủ, tự do … nên ai cũng có tự do trong hành động và tiếng nói voice their concerns? bất kể người lãnh tụ đó chức cao đến đâu thì ai cũng có quyền phản bác, nêu ý kiến?
Nếu là vậy, tại sao lại dán nhản cho những người Việt ở Mỹ là “độc tài như csvn” khi họ không đồng ý những gì mình làm mình muốn? Họ không theo mình, không muốn tham gia vào đảng phái mình, họ còn lên TV vạch ra bêu rếu mình, còn viết báo viết bài phản đối hay oanh tạc miệng … về mình?
Nhìn các Quốc Hội Tây Phương như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý hay các nước tân tiến khác như Nam Hàn, Nhật, Đài Loan (cùng là Á Châu như VN) ….họ có “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết không? hay thực chất họ rất chia rẽ trong Quốc Hội vì đảng phái? Chẳng phải sự chia rẽ dị biệt ý kiến nầy là thể hiện tính chất đa đảng? dị biệt? đa tiếng nói?
Chẳng lẽ chỉ có người Mỹ, người Tây Phương, hay Á Châu tân tiến … mới có quyền đối chất, phản đối, biểu tình, lên TV phản biện, viết báo công kích, đa tiếng nói, dị biệt, còn NV và cộng đồng Việt ở hải ngoại thì không được phép ứng xử như họ? Và nếu cộng đồng NV hải ngoại dị biệt, nhiều đảng phái, nhiều đại diện, thì là chia rẽ, là “độc tài như vc”?
Muốn gán ép hành xử độc tài như vc khi họ chống đối, khác với suy nghĩ và hành động của mình, để bôi nhọ hay mục đích dán nhản “độc tài như vc” là hăm dọa họ để bịt mồm họ? vì chỉ muốn riêng mình có tự do hành động? vì sợ họ vạch ra đường lối của mình? hay vì chữ VC có nghĩa rất là dơ bẩn, ngu xuẫn, Việt gian?
Tại sao mình không tự hành động như mình muốn, mặc kệ thiên hạ nghĩ sao, họ đi đường họ ta đi đường ta, mặc sức ta hành động? Họ lập ra cộng đồng gì cũng là chuyện của họ.
Hay là vì ta muốn lợi dụng sức mạnh của “phe khác ý kiến với mình”, muốn chủ động lãnh đạo họ, bắt họ phải theo mình, làm theo ý mình, mà không thành công?
Vì thất bại cũng như bất lực trước họ nên ta khích tướng họ “độc tài như vc” hay vì tức giận mình bất lực mà dán nhản độc tài cho họ?
Tóm lại, thối quá, vì lùn từ trong tư tưởng và suy nghĩ. Cứ mở miệng ra ai không theo mình, hành động như đảng phái của mình, ta không lợi dụng được thì dán nhản “độc tài như vc” để bôi bác mà quên bẵng 2 chữ tự do.
Người Việt nam hãy quan tâm sự thực hiển nhiên, kẻ thù truyền đời của dân tộc Việt nam là giặc Tàu phương Bắc. Là người Việt đừng bao giờ quên sự kiện này mà hãy dạy bảo con cháu, sau này sẽ có đứa làm nên lịch sử lấy lại Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam, Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Nếu quên giáo dục con cháu, người Việt sẽ mất vĩnh viễn những mảnh đất của tổ tiên để lại.
Lịch sử đã dạy cho nhân dân Việt Nam rằng; “Kẻ thù truyền đời của dân tộc Việt nam là giặc Tàu phương Bắc, 1 ngàn năm nô lệ giặc Tầu”.
Và lịch sử cận đại cũng dạy cho chúng ta rằng; “Vì tin vào lời kêu gọi đoàn kết chống Pháp của ông Hồ Chí Minh nên rất nhiều đảng phái quốc gia đã hợp tác với Việt Minh, nhưng sau đó đã bị ông HCM và đảng CSVN thủ tiêu, sát hại”
Do đó ông câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn những gì CS làm” đã trở nên bất hủ.
Tôi nghĩ thế này. Tôt hơn là csvn không nên xup đố. Vì nêú thế thật thì khi may ong keó về lại cho dat nuoc này một phen xào xáo nua cho coi. Thuc sự trên đất hải ngoai tôi chưa thấy ai có tầm, toàn hàng nhái dân chủ. Có bao giờ các ông tự hỏi vì sao 1975 cac ông thua không. Vì miền nam lúc ấy quá nhieu những nguoi như mây ông. Chỉ tranh nhau làm số 1. Những người đang chiến đấu thấy mà nản không biết mình cầm sung cho cái gì. Cái gì là chính nghĩa. Cac ông ư! Chưa chác họ nghĩ thế. Giờ mấy chục năm rồi mà mấy ông vấn không khôn hơn.
Nếu Mỹ không bỏ miền Nam thì chưa biết mèo nào cắn mèo nào. Cố gắng tìm hiểu thêm đi.
Tôt hơn là csvn không nên xup đố để họ dễ dàng dâng VN cho TQ hả đông Sơn?
Hãy vào đọc bài “Văn kiện đầu hàng” do ông Bùi Tín viết về “Thông Báo Chung” giữa Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình hôm 21.06.2013 để mở mắt ra!
Bùi Tín đi hai hàng, đừng vội tin mà mừng hụt. Coi vậy mà không phải vậy. Các tráng sĩ kinh kha vừa bước chân về sân bay lập tức có người theo dõi hoặc bị tóm cổ ngay. Tại sao vậy. Đọc kỹ các bài viết của Bùi tín thấy rất rõ.
Lịch sử Việt nam lập đi lập lại nhiều lần, mỗi khi trong nước rối loạn lập tực giặc Tàu phương Bắc xâm chiếm lãnh thổ Việt nam. Gần đây nhất, năm 1954 chia đôi đất nước, giặc Tàu đã chiếm phía Đông quần đảo Hoàng Sa năm 1956. Trước khi miền Bắc chiếm miền Nam năm 1975, giặc Tàu lấy nốt phía Tây đảo Hoàng Sa năm 1974. Bài học mới nhất còn nóng hổi, vậy mà người Việt Nam không nhìn thấy mà tiếp tục nồi da xáo thịt. Nếu có một tổ chức nào đưa ra đường lối có khả năng làm cho đất nước độc lập, hưng thịnh, lấy lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa, có lẽ toàn dân VN từ trong nước lẫn ngoài nước đều ủng hộ. Đến lúc đó CSVN tự nhiên sụp đổ và chẳng ai quan tâm đến VNCH nữa. Chúng ta không thể ngồi chờ đường lối lấy lại Hoàng Sa bằng hòa bình của CSVN được và cũng không thể ngồi nghe VNCH chỉ biết chửi bới mà chẳng có đường lối nào lấy lại Hoàng Sa .
Bùi Tín đi hai hàng?
Bước đi của ai mà chẳng hai hàng, vì hai chân đều có bước khác nhau! Còn nói về lập trường chính trị thì ông Bùi Tín đã giác ngộ, ông đã từ bỏ CSVN hơn 20 năm nay để đấu tranh cho dân chủ thì không thể nói là “hai hàng” được!
Ớt nói đúng, hễ mỗi lần chính trị VN xáo trộn hay rối loạn thì lập tức giặc Tàu phương Bắc xâm chiếm lãnh thổ Việt nam. Nhưng Ớt không hiểu hay cố tình không hiểu ai đã gây ra cảnh xáo trộn ấy?
- 1954 chia đôi nước VN do HCM và bọn thực dân toa rập.
- 1974 Lợi dụng Mỹ rút quân, CSVN xua quân tấn chiếm miền Nam.
Đấu tranh ôn hoà để xây dựng dân chủ thì không thể gọi là “tiếp tục nồi da xáo thịt”, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, CSVN và TQ đang có những hành động mờ ám để đưa VN vào quĩ đạo của TQ.
Việc đòi hay chiếm lại Hoàng Sa hiện thời chưa cần thiết, mà phải tìm mọi cách chận đứng hành động bán nước của CSVN, không thể để cho VN rơi vào tay TQ mới điều quan trọng cấp bách!
Sau khi ổn định đất nước, Việt Nam có chính quyền mới, dân Việt sẽ đoàn kết, có sức mạnh, lúc ấy lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa cũng chưa muộn.
Sao lạ dzị Ớt?
Hiện nay bọn csvn lãnh đạo VN, phất cờ csvn thì chúng có trách nhiệm bảo vệ “toàn vẹn” lãnh thổ, lãnh hải của VN, đâu phải trách nhiệm VNCH?
VNCH đã không còn lãnh đạo VN thì họ không có trách nhiệm gì trong giai đoạn nầy? Chỉ khi họ muốn bố thí, muốn giúp vì lòng … hào hiệp, vì tội nghiệp, hay vì đạo đức giống nòi mà thôi.
VNCH bây giờ họ “chửi bới” bọn csvn bất lực, Việt gian, không bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, cũng như “hèn với giặc, ác với dân” là chuyện đượng nhiên….
Nhưng khi Ớt thấy bọn csvn bất lực, Ớt muốn lôi kéo VNCH, lợi dụng họ à?
Đểu nhá!
Đứng ngoài nhìn vào, ta có thể đoán được vận mệnh của hai loại dân tộc ấy. Những dân tộc có tinh thần dân chủ biết tôn trọng sự khác biệt sẽ tạo được những thể chế dân chủ, sẽ phát sinh được những chính phủ biết tôn trọng nhân quyền. Còn những dân tộc có tâm thức độc tài không chấp nhận cho người khác được quan niệm và suy nghĩ khác với mình sẽ triền miên sống trong thể chế độc tài, vì “rau nào sâu nấy”, “cây nào trái nấy” hay “dân tộc nào thể chế nấy”. Thật vậy, một dân tộc có tâm thức độc tài tất yếu phải sinh ra những thể chế độc tài, không thể khác được! Những dân tộc ấy phải hy sinh biết bao xương máu mới dập tắt được chế độ độc tài hiện hành, nhưng chẳng bao lâu họ lại lập nên một chế độ độc tài khác như một điều tất yếu. Triền miên bị cai trị bởi những thể chế độc tài như thế, những dân tộc ấy không thể nào hưởng được tự do, hạnh phúc và tiến bộ như những dân tộc có thể chế dân chủ được.
Doan ket co” loi nhuan” thi khong kho.
Kính thưa các ngài CCCĐ!
Lí luân của các ngài CCCĐ thật là “hay” rằng: Những người CCCĐ sở dĩ họ không đoàn kết lại là vì CS? Hồ Chí Minh, CS đem lại sự mất đoàn kết cho những người chóng CS? Hay thật! Thật là hay?
Vậy các ngài đấu tranh chống CS độc tài mà làm gì? Chẳng phải các ngài cũng là những kẻ độc tài sao? Ai không theo đường lối của các ngài thì bị qui chụp là tay sai CS, là CS nằm vùng tuốt? Vậy các ngài có khác gì CS đâu! Ai nói khác đường lối của họ thì họ cũng cho là phản động tuốt?
Thế hóa ra các ngài CCCĐ và CS cũng độc tài như nhau? Nhưng các ngài CCCĐ còn tồi hơn CS là các ngài lại mượn danh đạo đức giả nào là dân chủ, nào là nhân quyền này nọ…?
Nếu các ngài mà nắm quyền lãnh đạo đất nước thì liệu có dân chủ thật không? Có khi còn độc tài gấp trăm lần CS cũng nên? Chẳng ai lại ngu dại tin theo mấy cái bọn CCCĐ các ngài, vừa ngu lại vừa độc tài độc đoán!
Bạn VK Mỷ hiểu sai rồi.Bọn CS xua chúng ta ra Biển! Bọn CS đẩy chúng ta vượt rừng! Và
cũng chính HCM nói” ai khác tôi thì đều bị bẻ gãy”. Lý thuyết CS chỉ rỏ rang chỉ có Vô-sản
mới Tồn tại. Vậy thì trong” sự-thật đó”,có hay không 2 chữ “Đoàn-kết”.?? Tất cả sự-phân-hóa
đều do CS. Đúng là chúng ta khác CS 100%,vì chúng ta KHÔNG CÓ: Bục-Công-an-ở-giửa-trái-tim-người.!!
CS nó cũng không giống mấy người CCCĐ. Họ không có cái thói lên diễn đàn thông tin đại chúng để tuôn ra những lời thô tục như mấy vị CCCĐ ở Huê Kỳ./.
“Mấy vị CCCĐ ở Huê Kỳ” “lên diễn đàn tuôn ra những lời thô tục ….(sic)
Vậy sao mà nick “vk mỹ” phải hảnh diện về họ lắm nên mới xưng mình là “vk mỹ”. Hóa ra sự thật không phải vậy, phải không nào. VK ở Mỹ phải có vinh dự lắm, và cái mác sang lắm mới có người mơ mình là “vk mỹ”!
– Phe A cho rằng trước hiểm họa chung cho dân tộc Việt Nam, nghĩa là cho cả người Việt quốc gia lẫn người Việt cộng sản, thì cả hai bên quốc gia lẫn cộng sản phải cùng hợp tác với nhau chống kẻ thù chung đang muốn chiếm lấy đất nước mình, nô lệ hóa dân mình. Hiểm họa bị Trung Quốc xâm chiếm lớn gấp bội hiểm họa bị chế độ CSVN cai trị, nên người Việt quốc gia phải tạm thời hợp tác với người Việt cộng sản để chống Trung Quốc Hán hóa dân tộc mình trước đã. Sau khi thoát khỏi hiểm họa đó thì chúng ta lại tiếp tục đấu tranh dẹp bỏ chế độ độc tài CSVN sau.
Mấy lúc gần đây ông DCK có những tư tưởng và phát ngôn thật lạ kỳ?
“Muốn đoàn kết, trước hết phải có niềm tin. Đào Công Khai xin trả lời thẳng thắn rằng, mình chẳng còn niềm tin gì vào tổ quốc VN nữa cả. Nếu còn một chút niềm tin thì đã không dại dột lao đầu vào nguy hiểm vượt biên qua đây“. (Dao Cong Khai says: 01/07/2013 at 18:12)
Ông DCK không có niềm tin vào “tổ quốc VN” hay CSVN?
Tôi nghĩ ông DCK đã nhầm lẫn giữa TỔ QUỐC và CSVN nên mới viết như trên.
Khi CSVN chưa đánh đổ VNCH thì ông DCK vẫn có niềm tin vào tổ quốc VN nên ông mới hăng hái học hành, trau dồi kiến thức để xây dựng tương lai cho mình và giúp ích cho xã hội, đất nước?
Và nếu CSVN không tàn ác thì ông DCK đã không dại dột lao đầu vào nguy hiểm vượt biên qua đây. Như vậy là ông DCK vì sợ, không tin vào CSVN (chứ không phải tổ quốc) nên mới “dại dột” tìm cái sống trong cái chết?
Ông DCK viết: “Vậy thì đoàn kết để làm gì? Đối với VN thì bây giờ chỉ có thể chống chứ không có chữ xây dựng nữa nhé. ”
Sao lại thế? Ông Khải giận cá chém thớt? Ghét VC rồi chống cả VN? coi tổ quốc VN giống như VC?
Tôi nói như vậy chắc có người sẽ cho rằng “Đoàn kết à? Eo ôi… khó quá!” vì Trực Ngôn đã “không đoàn kết” với ông DCK?
Hôm qua, Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ than phiền, đám con cháu chúng ta bây giờ chia ra làm 2 phe, đứa là VNCH đứa kia là CSVN, bọn nó không quan tâm đến việc nước còn hay nước mất, nước hưng thịnh hay nghèo nàn, nước văn minh hay lạc hậu. Bọn chúng suốt ngày chỉ lo chửi nhau. Lạc Long Quân nói, biết vậy ngày xưa tôi bóp cổ cho chúng hết ngày nay không phải đau lòng với mấy đứa con bất hiếu bất mục như vậy. Bà Âu Cơ nói, thôi ông ơi, hay là bây giờ tôi dìm cho chúng chết đuối hết cho xong.
Tôi nghĩ là Trần Lê Nguyên đã nghe nhầm?
Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ rằng, từ khi HCM đem CNCS vào Việt Nam đã làm cho đám con cháu chúng ta chia rẽ, chia đôi đất nước, đứa là VNCH ở phiá Nam, đứa kia là CSVN ở phía Bắc. Những đưá con lai Nga-Tầu với danh nghĩa CSVN không quan tâm đến việc nước còn hay nước mất, nước hưng thịnh hay nghèo nàn, nước văn minh hay lạc hậu, lại nghe lời xúi của Tầu xua quân chém giết, đánh đuổi anh em VNCH, đã vậy lại còn xúi dục những đứa con ít học, thiếu suy nghĩ tiếp tục bôi nhọ chửi bới nhau suốt ngày.
Lạc Long Quân nói, biết vậy ngày xưa tôi bóp cổ HCM và những tên đầu sỏ đảng CSVN cho chúng hết để ngày nay không phải đau lòng với mấy đứa con bất hiếu bất mục như vậy.
Bà Âu Cơ nói, thôi ông ơi, bớt giận đi, mong rằng những đứa con CSVN của mình biết đường hay lẽ phải mà sám hối. Mỹ là kẻ thù ngày xưa của nó mà nó còn ôm hôn, làm hoà với nhau được, không nhẽ nó lại không thể làm hoà với VNCH là anh em của nó được sao?
“Muốn đoàn kết, trước hết phải có niềm tin…
Nếu còn một chút niềm tin thì đã không dại dột lao đầu vào nguy hiểm vượt biên qua đây.
Vậy thì đoàn kết để làm gì? Đối với VN thì bây giờ chỉ có thể chống chứ không có chữ xây dựng nữa nhé…” DCK
Đúng thế!
Ai thích “Đoàn kết” với Vc để ngửi thêm rắm Vẹm thì cứ mò mặt đến Vẹm mà ngửi!