WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết cho Phụ Nữ Nhân Quyền

thanh-nghienMày mà là phụ nữ à!”.

Câu nói được “phun” ra từ cửa miệng một tên công an mật vụ khi hắn bị một phụ nữ là tôi chất vấn về lối hành xử thô bạo và vô lễ. Có lẽ, đối với một người phụ nữ, không còn sự xúc phạm nào nặng nề hơn thế.

Hắn vừa chửi bới, vừa xông vào tận cổng định cướp chiếc máy chụp hình trên tay tôi, thái độ sửng cồ và dữ tợn. Hắn giơ cánh tay lên định đánh tôi nhưng kịp dừng lại: “Còn có những cách khác hữu hiệu hơn nhiều để trừng phạt “con nhãi nhép phản động”, hơn là đánh “nó” ở đây”. Chắc hắn nghĩ như thế nên hạ cánh tay xuống. Phía bên ngoài cổng, Nguyễn Hoàng Vi đang la hét, vùng vẫy giữa  hàng chục tên mật vụ khác đã đứng chầu sẵn từ trước để bắt cô.

Đấy là một trong những sự việc “nho nhỏ” xảy ra hồi tháng 4 năm 2013. Khi mà hàng chục “chiến sĩ công an” mặc thường phục đã được huy động canh gác ngày đêm trước tư gia nhà tôi với nhiệm vụ chắc hẳn họ đã rất tự hào: không cho tôi bước ra khỏi cổng đồng thời ngăn cản và bắt giữ bất cứ ai tới thăm hỏi tôi trong những ngày đó. Và hắn, chỉ là một trong nhóm những tên chịu trách nhiệm ngăn cản không cho tôi bước ra khỏi cổng, nơi các đồng đội khác của hắn đang vây bắt và lôi bạn tôi đi thẩm vấn hàng giờ đồng hồ ở trụ sở công an phường Đông Hải 1.

Không một điều khoản nào trong luật pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm việc các công dân đi thăm hỏi hay gặp gỡ nhau. Càng không có một quy định nào cho phép công an hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào ngăn cản quyền tự do đi lại của công dân. Khi bị tôi chất vấn, những kẻ nhân danh đại diện cho luật pháp này hoặc chỉ biết im lặng, hoặc lớn tiếng chửi bới, đe dọa. Và tất nhiên không chỉ có thế: bắt bớ và thẩm vấn là khâu cuối cùng để hoàn tất chu trình trấn áp đối với những người bị coi là “chống chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp”.

Từ tháng 4 đến nay, rất nhiều sự kiện đã xảy ra với tôi: bị triệu tập, bị ngăn cản quyền đi lại (dù là ra khỏi cửa), bị bắt giữ giữa đường, bị thẩm vấn, bị phạt tiền chỉ vì ra khỏi địa phương không xin phép chính quyền, và bạn bè tới thăm bị ngăn cản, bắt giữ…

Sự việc mới nhất xảy ra với tôi là ngày 25 tháng 11 vừa qua, điện thoại di động của tôi và của mẹ tôi đã đột ngột bị cắt, chỉ sau vài giờ Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập. Khi được hỏi, phía cung cấp dịch vụ điện thoại đã không ngần ngại thừa nhận chính An Ninh (không nói rõ cơ quan An ninh nào) ra lệnh cắt. Đối với chúng tôi, đó là những chuyện thường xuyên phải đối mặt. Đến nỗi chúng tôi sẽ rất ngạc nhiên thậm chí hoang mang nếu được yên thân trong một thời gian ngắn.

Trong khi ở các quốc gia tiến bộ, phụ nữ – một nửa của thế giới – đang dần dần được cân bằng và bình đẳng về cơ hội với một nửa còn lại. Thì tại Việt Nam, khi mà vấn đề “Nhân Quyền – Dân Chủ” trở thành điều cấm kỵ thì giá trị của người phụ nữ càng bị coi rẻ. Nhất là những phụ nữ không chấp nhận sống theo định hướng và sắp đặt của giới cầm quyền. Cuộc sống của những phụ nữ này đồng nghĩa với vô số rủi ro và nguy hiểm. Rất nhiều người chỉ vì hành động theo lương tâm và trách nhiệm của mình mà phải trả giá bằng những năm tháng lao tù: Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần, Võ Thị Thu Thủy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Trần Thị Thúy, Hồ Thị Bích Khương, Lê Thị Kim Thu, Lô Phương Thảo, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Phạm Thanh Nghiên… và nhiều người khác nữa. Nhưng, dù là nạn nhân của hàng loạt những vi phạm nhân quyền trầm trọng và kéo dài chúng tôi vẫn thấy mình còn may mắn hơn rất nhiều những phụ nữ khác. Họ không có cơ hội lên tiếng hoặc không biết cách để kể về câu chuyện của chính họ.

“Chúng ta nên làm gì khi Nhân quyền của chúng ta bị xâm phạm?”.

Im lặng? Chấp nhận? Quy hàng? Tự vẫn?

Không. Đó không nên là sự lựa chọn của bất cứ ai. Dẫu biết rằng nếu chúng ta đối mặt có nghĩa chúng ta sẽ đứng trước những thách thức đầy hiểm nguy và khốn khó. Nhưng chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn nếu chúng ta ngồi lại với nhau. Câu chuyện của mỗi người sẽ được nhiều hơn những sự lắng nghe và chia sẻ. Chính quyền có thể coi sự ngồi lại với nhau ấy như một hành động xấc xược và thách thức nhưng không thể vì thế mà chúng ta không dám thể hiện niềm tự hào và tình yêu thương của chúng ta. Đối mặt bây giờ để đảm bảo một tương lai tốt đẹp sau này là một sự lựa chọn cần thiết.

Cắt điện thoại, sách nhiễu, đe dọa, trù dập, đánh đập, bắt bớ, tù đầy… có thể là những thứ mà bất cứ ai trong số chúng ta muốn có Nhân Quyền sẽ phải đối mặt.  Đừng để những thứ đó ngăn cản tình yêu, niềm tự hào và khát vọng của chúng ta, những Phụ nữ Nhân quyền.

© Phạm Thanh Nghiên

Nguồn: vnwhr.net

 

 

 

 

5 Phản hồi cho “Viết cho Phụ Nữ Nhân Quyền”

  1. Trần Hoàng says:

    Bạn thật dũng cảm và đáng khâm phục!

  2. Nguyễn Trọng Dân says:

    Phạm Thanh Nghiêm

    Em là ai hởi Phạm Thanh Nghiêm?
    Bao năm bền bỉ diệt búa liềm!
    Tọa Kháng Tại Gia ôm Quốc Túy
    Đứng đợi Nhân Quyền thổn thức tim.

    Cộng Phỉ trăm phương kiếm cách dìm,
    Lòng em dậy sóng một nỗi niềm :
    “Nước non chịu mãi bao oan khổ
    Công Lý bao giờ hết lặng im? ”

    Con thuyền lương tánh bấy lâu chìm
    Nơi nơi hoành tráng những xà lim
    Nhân thế bán tim cầu cơm áo
    Hổ thẹn nhìn em với tỵ hiềm

    Em đứng bên đời lộng áo xiêm
    Tuổi xuân tim đó thổn thức tìm
    Công Lý _ Nhân Quyền tình đồng loại
    Cứu nước giúp dân thoát búa liềm!

    Em là ai hởi Phạm Thanh Nghiêm?
    Tỏa sáng giữa đời dạ thanh liêm
    Phải chăng Thiêng Sử nhờ tạo hóa
    Hiện hữu nên em _báo mộng điềm?

  3. Austin Pham says:

    Thưa bạn Hoài Hương,
    Cám ơn bạn đã có lời “hỏi thăm sức khỏe” tới mấy thằng công an mất dạy. Xin bạn an lòng rằng mẹ của chúng sẽ được mời lên…làm việc với mấy anh em tui thường xuyên. Đổ Mười…him!

  4. Tommy says:

    Cùng ngồi lại với nhau, siết chặt tay nhau trong vòng tay thương yêu. Đó là cách làm Đảng Cộng Sản phải khiếp sợ, buộc chúng phải chùn bước trước chị em phụ nữ chúng ta….

  5. Hoài Hương says:

    Các bạn thật dũng cảm và đáng khâm phục! Chính quyền phải dở trò hạ sách như thế là 1 cách chấp nhận phải mang tiếng hèn hạ hơn các bạn. Những tên an ninh hay công an tham gia nhiệt tình vào việc ngăn cản các bạn là những kẻ không có trái tim và lý trí, họ không biết đâu là lẽ phải và công lý. Họ như những cỗ máy vô tri, chỉ biết cắm cổ làm theo mệnh lệnh mà không biết động não. Nước nào mà chính quyền lạm dụng bạo lực như TQ và VN là lãnh đạo nước đó đang tự chứng tỏ mình kém cỏi. Họ không đáng xách dép cho bà thủ tướng Thái Lan và không đáng để chị em phải nghe lời!
    Thằng công an nào hỏi bạn câu: “Mày mà là phụ nữ à?”, thì có lẽ nó tưởng nó ra đời từ “lỗ sau” (xin lỗi!) của mẹ nó. Còn nó là cái “quái thai” nên mới không phân biệt nổi bạn có phải là phụ nữ hay không. Xin đừng phiền lòng vì loại “dị dạng” đó bạn ạ! Hãy vững lòng cho tương lai con cháu chúng ta!

Leave a Reply to Austin Pham