WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân chi sơ tính bản thiện

hat-tao

Trong một cuộc họp mặt tái nạm (xin lỗi ), tái ngộ bỏ túi cuối tuần vừa qua giữa những người bạn cũ thời trung học khiến người viết ( ngẫu hứng ) lên bài này khi ( chợt ) nhớ lại quan niệm của một anh bạn, ( nguyên ) bác sĩ tâm lý cho rằng con người sinh ra tính bản ác.

Buổi họp mặt chỉ có 6 người khách với người viết, chủ nhà là 7. Bạn thời trung học, cách đây 40 chục năm nên rất thông cảm ( và thông cổ ) nhau, dễ tha thứ cho nhau nên chúng tôi đã cãi nhau quyết liệt với tiêu chuẩn Bốn Không:- Không nhân nhượng, Không chấp nhận đầu hàng, Không thỏa hiệp, Không xin đình chiến – về câu Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện.

Những người cãi nhau chia làm 2 phe, mỗi phe 3 người, người viết là trọng tài kiêm ( chuyên viên ) điếu đóm, nâng bi, cho cả 2 phe, có nghĩa là lo châm thêm bia, đồ nhắm, vỗ tay ( cò mồi ) khi có ý kiến đúng để cuộc tranh cãi thêm hào hứng.

Phe thứ nhất cho rằng con người sinh ra bản tính lương thiện, hiền lành, nếu có làm gì gian ác, tham lam là do hoàn cảnh xô đẩy, ép buộc, không còn chọn lựa nào khác.

Phe thứ hai ngược lại, cả quyết rằng con người sinh ra đã có sẵn máu ác, tham, khi gặp môi trường thuận tiện là phát tiết ra không có gì ngăn được.

Cuộc tranh cãi rôm rã ( tất nhiên ) chỉ để làm sạch hai két bia, chai Remy Martin Blue Label với mấy món nhắm.

Để chứng minh cho tiền đề của mình, phe thứ nhất ( gọi là A ) đưa ra hai nhân vật Mahatma Gandhi, Nelson Madela. Hai người nổi tiếng thế giới về lòng nhân ái.

1. Mahatma Gandhi là lãnh tụ chính trị và tinh thần của người Ấn. Tốt nghiệp luật sư, ông dấn thân đòi hỏi quyền bình đẳng cho người dân Ấn, cho phụ nữ, chống lại sự phân biệt chủng tộc của thực dân Anh. Gandhi bị thực dân Anh cầm tù tổng cộng 9 năm.

Phong trào đòi hỏi độc lập do Gandhi lãnh đạo chủ trương bất tuân dân sự, bất bạo động và tuyệt thực, cuối cùng đã khiến chính phủ Anh phải trao trả độc lập cho Ấn Độ vào năm 1947.

Khi lên làm thủ tướng Ấn Độ, Gandhi không hề có chủ trương hoặc hành động nào để trả thù những người Anh hoặc Ấn đã cộng tác với chính quyền Anh trong thời gian Ấn bị lệ thuộc.

2. Nelson Madela tương tự như Gandhi, bị cầm tù 27 năm, gấp 3 lần Gandhi, bị hành hạ, ngược đãi nặng nề hơn bởi chế độ Apartheid, do thiểu số da trắng cai trị Nam Phi, phân biệt chủng tộc.

Khác với Gandhi, coi „Bất bạo động“ là nguyên tắc không thể lay chuyển, Madela quan niệm „Bất bạo động“ chỉ là một chiến thuật được áp dụng tùy vào từng thời điểm hay tình thế.

Tháng 3 năm 1960 khi người biểu tình bất bạo động da đen bị bắn chết ở sân vận động Sharpeville, Madela đồng ý cho ANC ( African National Congress ) dùng bạo lực chống lại chế độ Apartheid. Bản thân Madela sau đó cũng tham dự huấn luyện quân sự ở Algeria.

Cuối tháng 3 năm 1961, mặc dù bị cấm Madela vẫn chủ tọa cuộc họp All-in-African Conference ở Pietermaritzburg với 1.400 đại biểu thuộc nhiều nhóm đối lập với chính quyền.

Buổi họp có mục đích phổ biến kế hoạch Tổng đình công một ngày ( Stay at Home Day ) để làm áp lực với chế độ Apartheid sau khi những đòi hỏi bằng các „ diễn biến hòa bình“ ( chữ của Việt Cộng ) chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc Đen-Trắng của chế độ đã không được đáp ứng.

Năm 1962 Madela bí mật rời khỏi Nam Phi, lưu lạc qua nhiều nước với danh nghĩa đại diện cho ANC. Năm 1963 một tuần lễ sau khi trở về nước, Madela bị bắt và bị kết án chung thân.

Ngày 11 tháng 2.1990 do áp lực quốc tế, Madela được chế độ Apartheid trả tự do. Trước đó, vào tháng 2.1985 Madela nhiều lần từ chối sự tự do với điều kiện ANC từ bỏ vũ lực chống chính quyền Apartheid. Bản thân Madela cũng bi tổng thống Reagan kết án là Terrorist và đưa tên vào danh sách những người cần phải theo dõi ( Watch List ).

Ngay hôm được trả tự do, Madela đã lên tiếng trước 120.000 người tại sân vận động Soweto về đường lối, chính sách hòa giải của ông và ANC với chính quyền Apartheid do tổng thống da trắng Frederic de Clerk lãnh đạo.

Ngày 27.04.1994 trong cuộc bầu cử tự do, dân chủ đầu tiên ở Nam Phi, khi người da đen được tham gia tranh cử, bỏ phiếu, ANC thắng cử với đa số tuyệt đối. Ngày 09.05 sau đó Madela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.
Giống như Gandhi, Madela không hề có chủ trương, chính sách hay hành động trả thù bất cứ người da trắng nào trong chế độ Apartheid khi ANC nắm trọn quyền lãnh đạo South Africa.

Hai người, Gandhi và Mandela đều được tặng thưởng giải Nobel Hòa Bình.

Đó là lập luận của phe A, nhân chi sơ tính bản thiện.

Phe B cũng đưa ra những cá nhân đặc biệt, chứng minh cho luận điểm của mình. Có quá nhiều những kẻ tham ô, sát nhân, giết người hàng loạt, từ Stalin đến Hitler, Mao Trạch Đông, Ceausescu tới Hồ Chí Minh, Pol Pot…

Những kẻ giết người này không giết người trong lúc hoảng loạn, sợ hãi hay vì để bảo toàn sinh mạng hoặc do vô ý, vô tình. Họ giết người có mục đích, có chủ trương, giết người một cách bình thản, không hề xúc động.

Trong những kẻ giết người nói trên, phải nói đến Hồ Chí Minh, người thành lập đảng CSVN. Hồ chí Minh giết người vừa tàn bạo, vừa đểu cáng.

Hóa trang đi coi đấu tố, giết người, sau đó lại khóc lóc, lên tiếng xin lỗi, nhận là sai lầm khi cả miền Bắc rúng động vì chính sách cải cách ruộng đất với hàng trăm ngàn nạn nhân bị giết chóc, đầy ải…

Lập luận của phe B chứng minh rằng nhân chi sơ tính bản ác.

Cuộc tranh luận cuối cùng ( tất nhiên ) không có kết quả, không đi tới đâu vì nói cho cùng, con người sống hợp quần với nhau tạo thành xã hội nhưng chính xã hội đó tạo nên con người.

Mỗi người sinh ra, thiển nghĩ có sẵn cả hai nhân tố Thiện và Ác trong cơ thể. Tùy theo môi trường giáo dục, đời sống trong gia đình, xã hội… người đó sẽ trở nên hiền lành, nhân bản hoặc gian, tham, độc ác…Câu Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện chỉ có nghĩa con người sinh ra vốn như tờ giấy trắng.

Bản thân ông Hồ Chí Minh, khởi đầu cũng chỉ là một thanh niên ít học, vượt biển ra đi, trốn theo tàu Pháp cũng chỉ có ước mộng bình thường, xin học trường Thuộc Địa, trở thành một quan lại phục vụ cho Pháp.

Không may cho dân tộc, đất nước Việt Nam, ông bị từ chối, không được vào học trường Thuộc Địa. Đời sống lưu lạc, giang hồ, đói khát, khổ sở trên xứ người đã dẫn dắt ông trở thành một đảng viên cộng sản của Đệ Tam Quốc Tế.

Sự khổ sở, nhọc nhằn trên bước đường lưu lạc dần dần khơi dậy lòng tham quyền lực trong tâm khảm, biến ông thành một kẻ trí trá, gian dối, nham hiểm, tàn ác…

Ông Hồ trở thành kẻ sẵn sàng làm đủ mọi cách, dùng mọi phương tiện để đạt được quyền lực, bởi chỉ có quyền lực mới thỏa mãn được tham vọng của ông.

Nhân tố Ác trong con người Hồ Chí Minh đã đè bẹp nhân tố Thiện, biến ông từ một kẻ tầm thường, ít học, chỉ vì thất vọng với giấc mộng quan lại cho thực dân Pháp trở thành một lãnh tụ đất nước, tàn ác, nham hiểm, gian dối trong môi trường cộng sản quốc tế.

Sự tranh cãi rồi thanh toán, công kích, chửi bới, hãm hại, kết án nhau giữa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ Quốc Tế đã cho Hồ Chí Minh những bài học qúy giá về thủ đoạn chiếm đoạt, giữ vững quyền lực.

Chế độ xã hội của loài người phát triển theo trào lưu văn minh của thế giới trừ….chế độ cộng sản hoặc chế độ độc tài. Ở thế giới văn minh, các nước tự do, dân chủ, mạng người rất đáng quý, nhưng dưới chế độ độc tài hay cộng sản thì ngược lại.

Khi đời sống vật chất đầy đủ, no ấm, xã hội văn minh, chế độ giáo dục nhân bản, đời sống tinh thần thoải mái, tự do, luật pháp nghiêm minh, bình đẳng, con người sẽ trở nên bác ái, vị tha, tôn trọng lẫn nhau cũng như thượng tôn pháp luật.

Ở những nước tự do, dân chủ Âu, Mỹ…không có môn đạo đức học, công dân giáo dục trong chương trình giáo dục. Phương Tây không dạy dỗ, bắt buộc đứa trẻ phải lễ phép với cha mẹ, thầy, cô giáo, với người lớn tuổi… nhưng do đâu trong xã hội các nước Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Ý…người ta vẫn cư xử lịch sự, hòa nhã, thân thiện với nhau ngay cả khi nóng giận?

Ngược lại, ở một xã hội độc tài, dù là phát xít hay cộng sản, nhân cách, phẩm giá con người không còn được tôn trọng. Những kẻ có quyền hành trong tay như cán bộ, đảng viên, công an…luôn coi thường, khinh rẻ giá trị đạo đức, văn hóa, mạng sống con người…con người vì thế đối xử với nhau luôn bằng cặp mắt nghi kị, dò xét, đề phòng lẫn nhau.

Người cộng sản sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện để giữ vững quyền lực cũng như quyền lợi. Người dân sống dưới chế độ CS muốn sinh tồn, một là chịu đựng, hai là hòa nhập, thả trôi theo giòng chẩy của xã hội bằng cách tham gia lừa đảo, gian dối, tham nhũng, hối lộ…

Theo thời gian, tính Ác càng ngày càng phát triển, con người trở nên vô cảm với những bất công, thản nhiên nhúng tay vào tội ác vì quyền lợi, danh vọng… Những khái niệm nhân bản, lương thiện, bác ái, bình đẳng… mờ nhạt đi, con người sống co rút lại trong cái vỏ ốc của mình.

Một đất nước khuyến khích bạo lực, môt xã hội hỗn loạn với những chuyện cướp đất của dân để xây khách sạn, khu giải trí, sòng bạc, sân golf…, một chế độ với công an đánh chết người trong khi điều tra xẩy ra hằng ngày, khắp nơi, nạn trộm, cướp, hành hung giữa thanh thiên bạch nhật, công an nhắm mắt làm ngơ…Đất nước, xã hội đó sẽ đi về đâu?

Dân tộc Việt Nam vốn dĩ hiền hòa, chân thật, giản dị, hiếu khách… nhưng 21 năm đất nước chia đôi từ 1954 đến 1975, xã hội cộng sản ở miền Bắc trong thời gian đó đã làm thui chột nền văn hóa nhân bản của dân tộc nhưng may mắn còn lại miền Nam.

Từ 1975 đến nay chủ nghĩa cộng sản với nền giáo dục xuẩn động, khuyến khích bạo lực tiếp tục tàn phá văn hóa trên toàn thể đất nước thêm 40 năm, tạo nên lối sống, cách suy nghĩ của những con người không còn nhân tính.
Con người trở nên vô cảm, dững dưng trước những cảnh bất công, những tội ác xẩy ra hàng ngày trước mặt mình. Đa số người dân VN hiện nay chỉ nghĩ đến an toàn, no đủ của bản thân, gia đình, không còn quan tâm đến xã hội chung quanh.

Chỉ khi nào những quyền lợi, an ninh, tài sản, tính mạng của bản thân hay gia đình bị va chạm, thiệt hại trực tiếp họ mới phản ứng. Do đó, có thể nói không sợ sai lầm rằng hầu hết người dân VN sống ở quê hương mình như một người du khách dài hạn, không trách nhiệm, không bổn phận với những gì xẩy ra chung quanh.

Như vậy sự thay đổi tính tình, nhận định về cuộc sống cũng như thái độ ứng xử của con người theo thời gian bị xã hội ảnh hưởng rất nhiều, nhất là trong trường hợp phải có cách sống thích hợp để sinh tồn trong một xã hội đảo điên như ở VN hiện nay.

Chuyện kể về một người quản lý nhà hàng có tên Jerry. Jerry luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ, hòa nhã với tất cả mọi người. Nếu có ai hỏi Jerry, tại sao anh luôn sống được như vậy? Câu trả lời của Jerry sẽ là „Nếu tôi là một người nào đó tốt hơn thì tôi sẽ là một cặp sinh đôi với người đó“.

Rất nhiều nhân viên nhà hàng nơi anh làm quản lý, nghỉ việc đi theo Jerry mỗi khi anh đổi chỗ làm.

Tại sao? Vì Jerry là một người năng động bẩm sinh.

Nếu có một nhân viên nào trong nhà hàng nơi Jerry làm việc gặp chuyện buồn phiền, lo lắng, Jerry luôn đến gặp họ, an ủi, khuyến khích, giúp đỡ họ tìm những khía cạnh tích cực của vấn đề để giải quyết.

Phương châm sống của Jerry khiến tôi tò mò, một ngày kia tôi đến gặp anh để hỏi:-Tôi không thể hiểu nổi! Bằng cách nào anh luôn lạc quan, yêu đời như thế? Một con người không thể lúc nào cũng lạc quan trong suốt cuộc sống vì chắc chắn phải có những lúc thất bại, không vừa ý, hài lòng trong nghề nghiệp, gia đình…

Jerry trả lời: -Mỗi sáng thức dậy tôi đều nhắc nhở mình, ta có một sự chọn lựa ngày hôm nay, Lạc quan, yêu đời hay buồn bã, bi quan? Tôi luôn luôn chọn sự lạc quan, yêu đời. Mỗi khi gặp chuyện buồn bã, thất bại ta có thể để mình trở thành nạn nhân hay tìm cách rút ra từ chuyện thất bại, không vui đó những bài học.

Tôi lúc nào cũng tìm cách học hỏi từ những thất bại của mình trong tất cả mọi chuyện. Khi có một nhân viên đến phàn nàn chuyện gì đó, một là tôi chấp nhận sự phàn nàn của họ hoặc tôi tìm những mặt tích cực của đời sống. Tôi luôn tìm kiếm mặt tích cực trong cuộc sống.

-Điều đó không dễ! Tôi phản đối.

-Không! Rất dễ! Jerry nói tiếp.

-Đời sống là môt sự chọn lựa. Khi bạn cắt bỏ những phiền toái, bực mình của cuộc sống, bạn đã chọn lựa. Đời sống là một sự chọn lựa, bạn chọn lựa phản ứng như thế nào khi gặp một vấn đề, bạn có để cho ảnh hưởng của người khác tác động đến bạn hay không. Bạn chọn lựa bạn sẽ sống ra sao, lạc quan hay bi quan. Tôi luôn chọn lựa sống lạc quan.

Bẵng đi một thời gian, ít năm sau tôi nghe tin Jerry bị một tai nạn nghề nghiệp. Anh đã phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng mà không người quản lý nhà hàng nào dám sơ ý để mắc phải.

Vào một buổi sáng, Jerry quên không khóa cửa sau và anh bị ba tên cướp xông vào bắt mở két sắt. Trong lúc đang mở an toàn cho két sắt, do tinh thần căng thẳng, anh để trợt ổ khóa gây hoảng loạn cho bọn cướp và chúng bắn anh.
Rất may, Jerry nhanh chóng được tìm thấy và đưa vào bệnh viện. Sau 18 tiếng đồng hồ giải phẫu và nhiều tuần lễ tích cực chữa trị, Jerry về nhà với thân thể còn nhiều mảnh đạn bên trong.

Sáu tháng sau tôi gặp lại Jerry, hỏi anh cảm thấy thế nào sau tai nạn. Jerry trả lời:

-Nếu tôi là một người yêu đời hơn thì tôi sẽ là cặp song sinh. Bạn có muốn coi những vết sẹo do đạn bắn không?

Tôi từ chối coi những vết sẹo và hỏi thêm Jerry:

-Thôi! Coi làm gì? Nhưng lúc bọn cướp xông vào, anh nghĩ gì trong đầu?

Jerry đáp:

-Tôi nghĩ đáng lẽ mình phải khóa cửa. Sau khi bị bắn, nằm trên sàn nhà tôi nghĩ mình có sự chọn lựa, sống hoặc chết.Tôi chọn lựa sống.

-Anh có sợ không?

Jerry nói tiếp:

-Những người cấp cứu thật tuyệt vời. Họ luôn miệng nói với tôi không sao hết, tôi sẽ bình yên. Tuy nhiên khi họ đẩy tôi vào phòng cấp cứu, tôi thật hoảng sợ. Tôi đọc được trong ánh mắt của những bác sĩ và y tá, tôi là người chết. Tôi thấy cần phải có hành động. Một nữ y tá cao, to, nói như hét vào tai tôi:

-Anh có bị dị ứng với cái gì không?

-Có! Với đầu đạn.

Không để ý đến tiếng cười của họ, tôi nói:

-Làm ơn giải phẫu tôi như một người sống! Đừng giải phẫu tôi như một xác chết.

Jerry sống sót nhờ sự giải phẫu khéo léo, tài giỏi của những bác sĩ nhưng đồng thời chính nhờ ý chí quyết sống của anh.
Tôi học được điều đó từ Jerry và hiểu rằng tôi có sự chọn lựa hàng ngày là yêu mến, hưởng thụ cuôc sống hay ghét bỏ nó. Vật duy nhất không ai có thể lấy mất ( và chỉ ) thật sự của tôi là ý chí và sự nhận định. Nếu bạn quan tâm đến điều đó, mọi chuyện khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Đây là một câu chuyện được kể bằng PPS, chẳng biết có thật hay không.

Trong một xã hội hỗn loạn, văn hóa suy đồi như VN hiện nay, đời sống của đại đa số người dân có quá nhiều căng thẳng, lo toan, thiếu thốn, nhất là ở các vùng quê, ngoại ô thành phố.

Áp lực cơm áo đè nặng lên vai với những lo nghĩ thường trực, ít người còn có khả năng suy nghĩ, kiểm soát, chế ngự được hành động của mình khi chung quanh có quá nhiều những phù phiếm, xa hoa với đầy những bất công, áp bức.
Giữ được thái độ ứng xử hòa nhã, lịch sự, thân thiện bằng những nụ cười, lời nói nhỏ nhẹ hoặc với một ý chí mạnh mẽ, yêu đời như trong trường hợp kể trên của Jerry thì đã trở thành Phật, Chúa hay Bồ Tát rồi.

Theo nhận định riêng của người viết bài này, ( đa số ) con người vốn dĩ khó thay đổi ( change ) tính tình mà chỉ hòa nhập, tương ứng ( adapt ) với xã hội, môi trường, nghề nghiệp mình sống.

Tính tình, thái độ cư xử của con người hình thành từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành qua môi trường giáo dục trong gia đình, học đường, sau đó đến giai đoạn hòa nhập vào sinh sống trong xã hội, con người bị cuốn vào trong đời sống, sẽ thích ứng với nghề nghiệp, thành công hay thất bại trong xã hội, từ đó tạo nên cách ứng xử ( behavior adaption ).

Nhìn lại cuộc biểu tình BBĐ của hàng triệu sinh viên, học sinh, người dân Trung Quốc ở Thiên An Môn năm 1989 bị đàn áp dã man với hàng ngàn người chết, nhiều ngàn người khác bị thương, cũng như cuộc Cách Mạng Dù của tuổi trẻ Hongkong từ tháng 7 qua tháng 9 năm 2014, ta thấy cả hai đã bị thất bại dù hoàn toàn bất bạo động, rất trật tự.
Điều đó cho thấy rằng Bất Bạo Động, dù có đến hàng triệu người cũng chưa chắc đã làm lung lay chế độ nếu biểu tình Bất Bạo Động không gây được một áp lực cần thiết lên xã hội, lên cơ cấu hành chánh của chế độ, đủ để làm chế độ đương thời, một là phải thay đổi, hai là chịu sụp đổ.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, bạo động không hẳn là một đường lối đấu tranh duy nhất để thay đổi một chế độ xấu xa, tồi tệ, nhưng Bất Bạo Động lắm lúc cũng khó thành công như 2 trường hợp trên.

Người viết không chủ trương cách mạng phải có bạo động, người viết chỉ quan niệm rằng phải tùy từng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh đất nước, từng thời điểm, dân tình… để có chiến thuật và chiến lược thích hợp. BBĐ không phải lúc nào cũng có tác dụng hữu hiệu.

Còn muốn làm cách mạng với bản thân thì thiển nghĩ, mỗi người cần phải gặp một cơ duyên mới thay đổi được nhận định, cách hành xử của mình trong cuộc sống, bởi sự cư xử, nhận định, suy nghĩ của mỗi cá nhân theo thời gian đã tạo thành nền nếp, thói quen khó lòng sửa chữa. Chỉ có những biến cố, tai nạn ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề đến tâm, sinh lý hoặc khi về già, gần đất xa trời đột nhiên hoát ngộ, thấy mọi chuyện trên đời đều là phù du thì con người mới có khả năng làm cuộc cách mạng với chính bản thân.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

20 Phản hồi cho “Nhân chi sơ tính bản thiện”

  1. Văn Gỉ says:

    Bốn con chiên chien đẻ dính “nẹo” vào nhau, nhưng 4 mõm “sủa” chả khác nhau, và vưỡn đéo hiểu mình đã viết sai. Viết sai được người dậy dỗ lại mắng chửi bậy ra khỏi đề tài, rồi lại xẹt qua vấn đề cộng sỏn, để đỡ nhục hử?
    Hãy nghe các “chiết ra” catô lích, catô lác giải thích nghen : Chiết ra con chiên chien đẻ (CCCĐ)Luận Giả : “khách quan là đặc tính của chân lý, không phụ thuộc đầu óc nhận định chủ quan của con người”.
    Còn “Ráo sư Chiết” Thèng Ngòn viết “Khách quan ở đây ý nói sự thật khách quan nào đó ở ngoài và không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người”.
    Như vậy, bản chất khách quan của con người là bản chất không phải của con người đó là đúng dồi, còn sủa inh ỏi cãi bướng mần chi? Cho má nó khi, cho ba nó buồn, cho con chuồn chuồn nó cũng phải cười khì?
    Thí dụ : Ai ai trên qủa địa cầu này, khi nhảy lên cũng đều rơi trở lại ngay chổ mình đã nhẩy lên. Và đó là chân lý, chân lý này chẳng cần có liên can gì tới khách quan hay chủ quan cái đếch đóc gì sốt cả hiều chửa? Nhưng nếu muốn ra vẻ ta đây là “chiết ra, chiết vào” thì nói : Sự rơi xuống của con người là chân lý chủ quan. Vì nó tạo ra do chính sức hút của chính qủa đất, chứ chẳng phải là từ ngôi sao xa sôi nào, hiểu chửa? Chán thật, con chiên chien đẻ cái đéo gì cũng phải dậy, vậy mà cứ thích tranh luận là sao hử?

    • Minh Pắc Bó says:

      Chán thật . Con chiên cứ thách tranh luận làm thằng Việt cộng VG -tiến võ – đuối lý rốt cuộc cứ phải đổi nicks liên tục :

      Nicks : học hỏi, , vkieu my, maco baoxita lỗ trí thâm , hiện hữu, chungson, tú gõ, Giải Magsaysay Phét Dỗm, nắn sĩ ,huy, maco lo tri tham, hova ranh mach, công tằng tôn nữ nhu mì, conmeo, tạ bảo công ,sao vàng rực rỡ, le thi nhung, mp, lữ dương, trần hùng, hùng, “quockhach”, le huong lan, théc méc thư sinh, tuphuong, nắn sĩ, minh phuong, vietquoc, sự thật, vũ như vũ, su that, hoang v…v…,

      Tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29
      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

  2. Viết Mà Chơi says:

    Là con người khi sinh ra hay lớn lên đều không mang tính thiện hay ác .
    Thiện hay ác là do môi trường sống chính vì sự sống,phải sống nên con người
    mới có thiện,có ác. Nhu cầu của đời sống tạo nên con người thiện hay ác bởi
    tri thức,mà chỉ con người mới có.
    Những nơi con người vật chất đầy đủ cho sự sống. Con người thiện nhiều hơn
    Ác,những nơi vật chất không đáp ứng đầy đủ cho cuộc sống thì ngược lại.
    Sự sống quý giá mà Thượng Đế đã yêu thương ban phát cho loài người cũng
    như loài vật là sự sáng tạo không hoàn hảo. Chính nó làm cho con người trở
    nên ác.cái bản ác không phải là bản tính cố hữu của con người mà chỉ vì là muốn
    sống,phải sống,muốn bảo vệ sự sống quý giá mà Thượng Đế đã ban cho loài người
    nên con người trở thành bản ác. Vậy thì cai bản ác của loài người có phải là do ý
    muốn của Thưọng đế. Là do sự sống của Chúa ĐÃ thương yêu ban phát cho.?
    Sự sống của những sinh động vật trện quả địa cầu này được duy trì tồn tại là
    do ăn thịt lẫn nhau để mà sống. Con ếch nuốt con nhái,con răn nuốt con ếch,con
    rắn to nuốt rắn bé,con chồn ăn con rắn con cọp con beo ăn sống con chồn hầu
    hết các sinh động vật đều ăn thịt lẫn nhau để mà sống để mà tồn tại,trường hợp
    ngoại lệ là những giống ăn thực vật đậy cũng là một sự bất công bởi sự tạo dựng ?
    Hãy xem đàn sư tử xé xác ăn sống trâu rừng để rồi con người kết án chúng là ác thú
    Chúng không phải là ác thú. Vì chúng là loài ăn thịt để sống không có chọn lựa nào
    khác nếu không có thịt cho chúng tự nhiên chúng phải chết.vậy thì chúng không phải
    là ác thú. Vì khi sinh chúng ra cũng lại là ý muốn của Thương Đế sự sống của loài
    người cùng với loài vật được tạo dựng là phải giết hại ăn thịt lẫn nhau để trường tồn
    Sư tử,cọp,beo khi chi sơ chúng vẫn tính bản thiện vậy chứ đâu chỉ riêng cho con
    người.cho đến khi chúng phải tự lực tranh đấu cho miếng ăn cho sự sống vì vậy
    con người không là trường hợp ngoại lệ nên con người cũng vì sống,phải sống nên
    phải mang bản ác vậy.
    Trách ai bây giờ ?
    Đã sống nhất định phải hơn thua,phải tranh giành phải thắng cuộc. Cho nên tôn giáo
    này giết chóc triệt hạ tôn giáo kia để bành trướng,đảng phái này tiêu diệt đảng phái
    kia để độc đảng là chuyện bình thường vì cái nhân. Sống là phải tranh đấu mà tranh
    đấu là phải huỷ diệt cuối cùng thắng cũng nhu bại sáu bảy muơi năm những cuộc đời
    bản thiện hay bản ác cuối cùng mồ hoang mả lạnh sẵn để dành.
    Thiện và Ác là hai phạm trù thiên về tôn giáo. Thiện và ác tôn giáo đề cập đến nhiều
    và dùng nó để răn dạy con người. đâu là thiện và thế nào là ác. Nhưng khốn nạn thay
    có những tôn giáo thay vì dạy thiện thì lại dạy ác như Thiên Chúa Giáo nói riêng hay
    các tôn giáo chuyên thờ Độc Thần nói chung. Theo Chúa thờ Thần tôn phục thờ lạy
    và để Thần Chúa ngự trị nơi mình thì cho là thiện, Nhưng theo lời Chúa giết người
    ngoại đạo để tôn vinh Chúa thì là ác hay là thiện Chính vì điểm này mà họ đã và đang
    giết nhau tàn bạo.

    NHÂN CHI SƠ TÍNH BẢN THIỆN hay NHÂN CHI SƠ KHOÁC ÁN TỘI.
    Tội gì đây ?
    Tội Tổ Tông chứ còn tội gì nữa .
    Nhưng sao nhân chi sơ tính bản thiện đã bản thiện sao lại vướng mắc tội tổ tông ?
    Thiên vị bất công ?
    Có phải vì vướng mắc tội tổ tông nên nhiều đức trẻ mới sinh ra đã tật nguyền câm
    điếc,mới sinh ra đã thiếu tay thiếu chân,đã điên điên khùng khùng ?
    Ai người trách nhiệm ? Đấng tối cao ? Người sáng tạo ? Người trừng phạt ?

    Đừng chống chế mượn nhân chi sơ tính bản thiện để bào chữa cho tội ác của
    Thượng đế. Nhân chi sơ tính bản thiện là do thượng đế muốn,còn đau khổ,tội ác là
    do con người chứ không phải Thượng Đế .? Nhất định không phải vậy.vì Thượng Đế
    chỉ muốn loài người bị mất trí khi sáng tạo ra những con người đầu tiên là ông Adam
    và bà Eva. Vì thấy ông Adam cô độc một mình buồn nên Chúa bẻ sườn ông Adam
    sinh ra bà Eva để vui cùng ông Adam. Tại sao lại sinh ra người đàn bà mà không phải
    là đàn ông. Ông và bà khác nhau ở chỗ nào và để làm gì?
    Chính vì là đàn bà nên. Ôi !… đàn bà cũng là một phần trong những nguyên nhân làm
    cho con người gây tội ác.cho nhân loại điêu đứng,cho đời sống con người sau này chỉ
    vì Trái cấm (Trái hiểu biết)
    Cũng chính nhờ trái cấm này nên từ thuở có hai người đầu tiên trên vườn địa đàng
    cho đến nhân loại sau này mới khỏi bệnh MẤT TRÍ để sáng suốt RA và cũng vì trái
    cấm này nhờ sự hiểu biết qua trái cấm này nên nhân loại mới mang sự ác vì nếu không
    có trái cấm này thì đầu tiên hai ông bà Adam và Eva chỉ là những con người mắc bệnh
    mất trí điên,điên khùng,khùng ngơ ngơ ngáo ngáo không biết gì thì làm sao mà tạo
    tội ác,làm sao sinh đẻ để truyền giống được?
    Vậy thì nguyên do tội ác của loài người là do trái cấm. Ai sinh ra trái cấm người đó
    chiụ trách nhiệm . Ai sinh ra trái cấm?. Sinh ra trái cấm để làm gì ? để chữa bệnh
    mất trí cho loài người ?
    Vì phạm tội ăn trái cấm nên Chúa nổi trận lôi đình trừng phạt tội Tổ Tông cho con cháu
    loài người đời,đời,kiếp,kiếp về sau phải đau đơn khổ ải,giành giựt chém giết nhau vì
    miếng ăn,ăn thịt lẫn nhau cho sự sống của muôn loài,mà Chúa đã lòng lành vô cùng
    đã ban phát cho?
    Chính vì cái tội Tổ Tông này cũng là một nguyên nhân làm cho con người đi vào sự ác
    vì khổ nạn cho miếng ăn qua sự trừng phạt. Vậy thì loài người có ác đâu phải do con
    người muốn.? Tất cả là đều do sự sáng tạo hay là do ý muốn của của đấng Vô Cùng
    nên con người mới tạo tội ác .
    Vậy thì loài người có mất trí thì cũng do Thương Dế ,con người có tạo tội ác thì cũng
    chính là cái ông Thượng đế này là nguyên nhân đầu tiên của sự sáng tạo ra không ai
    khác
    Tóm lại THIỆN hay ÁC không phải do con người muốn mà nó có từ lúc loài người mới
    khởi được hình thành

    Bài ý kiến được viết muộn. Mong BBT cho đăng.

    • Austin Pham says:

      Anh bạn viết dài mà lôi kéo cả thương đế vào trong cuộc phiếm này làm mất cả…hứng.
      Ngắn gọn: Thiện và Ác là vấn đề của ý thức. Nhân chi sơ thì chưa có ý thức mà chỉ có bản năng. Hành động của con người khởi thủy là do sự thúc giục của bản năng 1 cách vô ý thức. Đã là vô ý thức thì làm gì có thiện và ác trong đó. Có chăng là do mỗi chúng ta, những người có ý thức nhìn vào mà thôi!
      Đó là chưa kể ý thức của mỗi người mỗi khác.
      Có đồng ý hay không thì bảo…

  3. Thiến Heo says:

    Nhân chi sơ là rờ vú mẹ
    Tính bổn thiện là miệng đòi ăn

    Có bấy nhiêu cũng tranh … cãi thì làm ăn cái rì ? Hì hì hì !

  4. TaTon says:

    Nhân chi sơ tánh bổn ÁC!
    Con người vốn sinh ra từ dốt nát!
    Toàn cả vũtrụ đều là kếtcấu của vôminh và dốt nát!
    Cả chuá cha hay thượngđế gì gì cũng đều là một bọn gian ác, coi mạng người còn thua cỏ rác!!!

  5. âudươngphong says:

    “Nhân chi sơ tính bổn thiện ” người VN dân giã thêm vào “cái miệng đòi ăn ” . Thi chỉ có ăn và thỏa mản cái ăn thì “nhân chi sơ” đó nằm yên ngũ thanh thản và hiền lành.Chú Ho cũng có thơ diển tả ,đại khái “con người khi ngủ mớii thật hiền ,’ Cố nhiên khi thức thì quậy tới bến không ai chịu nổi nên cũng được coi là ÁC.
    Nhân chi sơ tinh bổn thiện theo triết gia Tàu này thì cái thiện của “sơ” sẻ bị ảnh hưỡng bởi gia đình xã hôi và cộng đòng chung quanh .Nó cũng bị ãnh hưỡng bởi cái thể chế như cái thể chế CS mà VN tới giờ vẫn deo đuổi cho bằng được,Con người được đào luyện trong cái môi trường “ác nhân thất đức ,phi nhân tính” đó thì cái ác vẩn là chủ đạo (nên quốc tế khuyên cáo bọn chóp bu CSVN nên thây đỏi thể chế(CS) , đi vói khối tự do ,đẻ cứu nước khoei bị thực dan mói ,kẻ thù truyền kiếp là TC đô hộ ).Con người nếu có chút thiện tâm chẳng qua chĩ là bề mặt hời hợt ,nghĩ tới quyền lợi mình trước và về hùa vói cái ác đẻ cùng triệt hạ hay triệt buộc người khác .Đôi khi không vì gì hết (mong vậy) mà vì muốn show off ,nghĩ mình phải hơn người ,triệt được người trong bài domino hay chiếu tướng trong cờ tướng là vui mừng hạnh phúc…
    Tuy nhiên theo tôn giáo thì trong mổi con người đã có sẳn mầm thiện mầm ác ,và do tác động của môi trường , cai ác nhân lên gấp bội phần trong con người đó và họ đã làm đã nói đã viết mà không biết mình đang làm 01 việc Ác vói người khác ,Đó là cái tôi tổ tông hay cài nhân quả tuần hoàn . Cái ác ẩn trong cái thiện ,cái thiện gài vào cái ác ,cai này hay cái kia do nghiệp tạo nhân sẻ sinh quả đắng (ác) hay ngọt (thiện)
    Bởi vậy Bà Manh tử đã dọn nhà 3 lần :không ở chốn phức tạp ,không sống gần chợ ,lần sau dọn đến gần trường học đẻ con học con nghe nghe và thấm nhuần đạo lý làm người .Cố nhiên không như xã hôi cs bây giờ ,đâu đâu cũng không có đất để “dọn nhà” cho con được tốt . Chuyên mói đây ở Uc ,người nử sinh du học viên đã có thẻ xanh ,đã học khóa tu nghiệp vè y tế ,đã có mẹ là bác sĩ trưỡng khoa ,giàu có đã tạo ác nghiệp khi bàn vé máy bay về VN ăn Tết “dỏm ” đẻ lấy tiền..Sự lừa bịp làm cho người này bị tòa án tuyên phạt 300 năm tù (có người nói là người mẹ vì bất thiện,nên sống trong gđ chụp giựt bon chen đó y thị cũing ,dù học cao ,đỏ đạt và sống trong môi trường văn minh vẩn là nguofi “bất thiện”…Và đó là nguyên do đẻ đưa tới người nử trí thức ,có tương lại sáng lạng .phạm tội lừa đão.
    Có câu chuyện klhác là một người nữ lấy chông không ngờ anh ta lại là ăn cướp giết ngươi . Đứa con sanh ra ,cha bị tử hính. Bà Mẹ nuối con .cố gắng dạy con điều hay lẻ phải và luôn ca ngoại người cha là anh hùng , nhưng hiền lành ,chân thật được mọi người yêu mến kinh phục .Không lâu sau người mẹ tái giá , Khi đẻ em bé vói người chồng sau ,hai vọ chông âu yêm đứa con của họ,nhưng vẫn cưng chìu đứa con lớn vẫn nói (láo) về hành vi anh hùng của cha Nó . Tuy nhiên Nó vẫn thấy Nó không được yêu bằng EM Nó trong óc nó đã nẫy mầm hận thù đứa EM và có lúc đã muốn giét EM mình đi . Đó là nẫy mầm cái Ác.,nhưng cái Thiện là gương người cha được Mẹ tô vẻ đã lấn át cái mầm Ác , của cha nó ..trong con người Nó…
    Cái Ác còn thể hiện ở chuyện một đứa bé nghich phá ,Một hôm có ông Quan đí qua làng , Nó đã trèo lên cây đái xuống . Quân lính hầu bắt lại ,nhưng vị quan văn kia ,ngẫm nghĩ sao đó ,bèn tha và còn xoa đầu khen giỏi ,can đãm ,cho nó tiền nữa.
    Thăng bé sau đó theo tính củ ,nên khi có vị quan đí qua ,hắn lại leo lên cây đái xuống . Vị quan này đã xử chém thằng nhỏ ngay tại chổ .
    Như vậy thì trong 2 vị quan ai ác ai thiện ?
    Cũng như cách đây 40 năm khi miền Nam bị “phe thắng cuộc’ ,như một đạo quân viển chinh Pháp (và hơn cả Pháp ) hành hạ ác độc ,tù đầy man rợ ,cuớp của giét người hảm hiếp ,hành động ngang ngược tồi bai thì có một “bộ phận” người “phe thua cuộc” đã tìm cách vượt biên vượt bỉển đến lập cư ,đinh cư tai xứ lạ thì có mấy thằng ký giả (giã)lại bám đuôi họ và phá họ ,nói xấu họ ,về hùa vói phe thắng cuộc đâm sau lưng họ những nhát dao chí tử,thì chúng không là người thuộc “phe thắng cuộc ” như họ nghĩ sao được .Qua đây rồi ,xa tụi quỉ đỏ ,vói nổi đau trong lòng ,nổi nhơ quê hương ,nổi buồn gia đình kẻ còn người mất ,biết bao giờ gặp lại Cứ nghĩ như hồi 54 chia cắt đất nước,nên đã biết có bao người khóc vì cứ tưỡng “một lần ra đi là vĩnh biết!’,,,Nhớ bạn bè anh em nhớ cô hàng xóm ,nhớ đồng đội đồng ngủ,và nhớ cả về những người đã chết ,những người đã hí sinh thế mà ,vớii quyết tâm vói tất cả ý chí vực dậy long tin ,lập hội lập đãng đẻ mong giãi phóng quê hương thì BỌN CHÚNG cứ hăn học khich bác ,tố cáo , mạt sát và đưa tin ca ngọi nhứng thành quả ,tuyên truyền công khai dựa vào luật pháp nước chủ nhà mà chúng nghĩ ,chúng dương dương tự đắc,nên LP nước Mỹ không xử được thì chỉ còn cách …cái mạng chúng thôi…C/s Mỹ điêu tra và 15 năm vói nghiệp vụ giỏi như vậy mà không tìm ra thủ phạm nên đóng hồ sơ .
    Nay 30 năm sau ,VC ,Mỹ và V kiều hoàn cảnh đã khác thì thằng CS (và cả cái đãng cs) đã cùng vói người Mỹ làm ra phim tô giác (vẫn không bằng cớ mới) vụ ám sát riêng lẻ 4 thằng ký giã vì chúng nghĩ rằng các ký giã ngoại quốc vào lấy tin từ bọn khũng bố và bị bắt ,dược cả thế giói và Mỹ lên án thì nay sau 30 năm đưa vụ 4 ký giã bị giết vói cái tên thật kêu đánh đọng Mỹ là KHŨNG BỐ Ở LITO SG. Nó được hổ trợ bởi nhũng SQ VNCH,bởi bọn trí thức chồn sắp xuông lổ theo vói tụi nhà báo còn huyênh hoang tố cáo tố chồn đẻ mong lưu danh (ai ngờ là lưu xú)…
    Bài viết của TĐL từ bênh vực mấy thằng cs hùa theo ĐVA và ĐTT (LsVNCH),đên bài việt đầy hợm minh dạy dổ không những những phản hồi viên trển ĐCV mà còn tất cả ĐBTNCS và nay lại “thông thái” bàn về THIỆN ÁC…qua câu của tên tàu cổ nào đó ” nhân chi sơ tinh bổn thiện !”
    Giết một người Ác (như bọn cs)đẻ yên trăm họ không phải là Ác.
    Và dung dưỡng ca ngợ bênh vực một kẻ Ác không là người Thiện.
    Như vậy đưng về phe CS mà nay ai cũng rỏ mặt là bọn ăn cướp Trường Sơn ,là độc ác hơn là thực dân Pháp ,”phi nhân tính ” ,quỉ satan thì có phải là con người Bất Thiện ,tức là ÁC không ?
    (adp)

  6. Văn Gỉ says:

    “Chiết Ra” thằng Ngèn (Ngàn) viết :”.. Nó không căn cứ vào bản chất khách quan của con người và xã hội, vào khoa học hay giáo dục đúng đắn…”
    Vỗ trán mãi, tôi cũng không thể hiểu thèng Ngòn này muốn nói gì? Bản chất khách quan là bản chất gì?
    Khách quan là bên ngoài tác động vào, vậy bản chất khách quan là : Tôi chẳng phải là tôi, vậy tôi là jombee hử, tức là tôi chỉ là thằng hình nhân bị bên ngoài sai khiến hử? Bị bên ngoài chi phối sai khiến, thì làm sao tác động vào xã hội, khoa học cái “Khí gío, đùng lăn” gì được? Và bị bên ngoài chi phối thì còn giá trị gì mà tác động?
    Thèng Ngèn đéo hiểu khách quan, chủ quan là gì mà lại cứ nhắm mắt “tương” bừa vào chữ nghĩa làm cho “chữ đéo ra cái nghĩa lý đéo gì nữa”. Ậy vậy mà Ngòn đã từng làm giáo sư triết tại đại học Đà Lạt đó nghen, hèn gì sinh viên Đại Học Đà Lạt chạy muốn tuột mẹ nó quần mới thoát.
    Thèng Ngòn, đứng nghiêm chỉnh, 2 chân chum vào nhau, nghe ta dậy đây, câu này viết như ri mới có nghĩa nè : “Nó không căn cứ vào bản chất của con người, tác động một cách khách quan vào xã hội, khoa học hay giáo dục đúng đắn…”
    Triết Ra Ngèn hãy ráng mà khiêm nhường, chịu khó mà học hỏi đừng có vung cái dốt ra cho người cười chê nữa nghe chửa?

    • Luận già says:

      ĐỂ TAO NÓI CHO MÀY NGHE

      Ngử mầy thằng dư lợn viên mạt hạng, dốt từ ông cố nội mày, làm sao hiểu khách quan là gì.
      Để tau đại diện cho Vạn Ngàn nói cho mầy biết : khách quan là đặc tính của chân lý, không phụ thuộc đầu óc nhận định chủ quan của con người.

      Như hòn đá, cục đất hay vật chất thuần túy thì không bao giờ có sự sống trong đó. Thế mà tên Các Mác là ông tổ của mày bảo vật chất biện chứng, qua duy vật biện chứng, tức tự phủ nhận nó để tiến lên. Ngu bỏ mẹ như thề mà là đỉnh cao trí tuệ nhân loại của ông cố nội mày. Chỉ có cái cây có sự sống mới tự phủ nhận được nó tiên tiếp. Nhưng thật ra ngày nay khoa sinh học cho thấy đó là sự triển khai của hệ thống gien vốn có trong đó, chẳng phải biện chứng biện chiết gì cả. Cái ngu của ông nội tổ mầy chính là như thế đó.

      Luận giả

    • VNCH says:

      Tôi chẳng quen biết gì anh Ngàn , cũng đọc ít những thơ, còm của anh thôi nhưng nói chung vô hại, nhưng có một tên tiểu nhân cặn bã xã hội (Van Gi) , thù hận Ngàn luôn chửi Ngàn bằng những lời lẽ mất dậy, ma cô. Bố mẹ tên này chắc dân bần cố nông mạt hạng nên mới không dậy dỗ nó để nó lên diễn đàn chửi thề tục tằn như vậy

    • Austin Pham says:

      Hà tất em phải “trình chiếu” tác phẩm “Khi thằng Việt cộng cầm viết” để thi đấu với cụ Ngàn. Câu cú của em y hệt củ…kẹt. Anh nói có đúng không nào?

    • VĂN GỈ

      Thằng này vừa ngu dốt vừa lưu manh. Cái tên Văn Gỉ của nó cũng nói lên tính hoen rĩ của thứ cò mồi, dư luận viên kiểu như nó rồi. Đã ngu dốt mà cứ tưởng mình là hiểu biết chút it, bé cái lầm là thế. Từ khách quan nó cũng chẳng hiểu cái gì sất, vậy nên mới khua môi léo mép.

      Khách quan ở đây ý nói sự thật khách quan nào đó ở ngoài và không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Như bản chất khách quan của trái đất là hình cầu, bản chất khách quan của con người là không ra khỏi các bản năng cơ bản, bản chất khách quan của ý thức hệ là đầy tính chủ quan nên có thể đầy tính thiếu sót và sai lầm.

      Vậy mà nó chỉ hiểu khách quan là cái gì từ ngoài đến với ý thức con người. quả chỉ biết một mà không biết mười, như vây học thuyết Mác từ ngoài đến với đầu óc của các cán bộ mác xít cũng thành khách quan sao. Thật là cái học kiểu u mê, kiểu nhồi nhét có khác. Bởi vậy mọi sự tuyên truyền một chiều, mọi sự ngu dân đều hại cho xã hội, cho đất nước nói chung là vậy.

      PHƯƠNG NGÀN
      (25/010/16)

  7. UncleFox says:

    Thực ra thì phải nói “Nhân chi sơ tính BẤT thiện” mới đúng . Bản chất con người từ khởi thuỷ đã có chất “lưu manh” rồi . Các “cụ tổ” cúa chúng ta chẳng đã từng sống theo lối “mạnh được yếu thua”, sống với bầy đàn luôn tìm cách giành phần hơn cho mình, hiếp dâm (không hiếp thì cũng dùng thực phẩm để đổi chác) . Có nhiều nhóm, các “cụ tổ” chúng ta còn chơi trò cắn trứng dái các khỉ giai sơ sinh để được độc quyền ban ân sủng cho các khỉ gái . Còn các nàng cũng đâu vừa, cũng biết dẫn các giai tơ sung sức về bầy làm “đảo chính”, “cướp chính quyền” đuổi cổ đồng chí Tổng bí thư già nua đi để được tha hồ hưởng thanh phúc bên người tình mới .
    Nếu thực sự nhân chi sơ có tính bản thiện thì từ nghìn xưa chẳng ai đã phải vắt óc làm ra luật lệ để ngăn chận cái “tính bất thiện” của con người ? Nếu nhân chi sơ tính bản thiện thì ngài Tất Đạt Đa đâu cần phải cắt tóc đi tu, Đức Giê-su đâu cần phải “xuống thế” thế làm gì !
    Nếu các Cụ xưa không đặt ra luật lệ, luân lý làm rào cản để chặn bớt thì con người còn tệ hơn thú vật … Nói làm gì cái “tính bản thiện” của “nhân chi sơ” !

  8. Santiago says:

    Đảng viên CS có người tốt, người xấu nhưng guồng máy(công an trị) và sự ràng buộc(xiềng xích vô hình) cũng như đường lối cai trị (độc tài) đã khiến nhiều đảng viên ngày càng hư hoại và vô trách nhiệm. Ngay trong thành viên VNCH cũng có người xấu có người tốt có. Trích câu của Trịnh Công Sơn trong bài ca Gia Tài Của Mẹ “…gia tài của Mẹ để lại cho con: một bọn lai căng, một lũ bội tình…” Nghĩ mà đau buồn thay cho nước VN. Hy vọng lớp trẻ có nhiều tốt hơn xấu.

    • Tien Ngu says:

      Trịnh công Sơn?

      Viết nhạc tình thì nghe được, nhưng viết nhạc phãn chiến thì thuộc loại…trên cả bất lương…

      Mẹ nó chớ, phãn chiến…một chiều.

      Chiến tranh gây nên bởi VC, em đéo dám ra Bắc phãn chiến với Hồ chí Minh, lê Duẫn, Võ văn Kiệt.
      Em chỉ dám phãn chiến ở miền Nam, nơi em được sinh ra, ăn học, nuôi dưỡng, tự do…viết lách, ca hát…

      VC đào mồ cuốc mã người chết, dí súng vào đầu thương binh bại trận bắt phải bò lết ra khõi…nhà thương, cướp tài sản nhà đất của dân lành từ Cà Mau ra Bến Hải
      Dạy láo dạy…dốt, trã thù thủ tiêu viên chức xã ấp, toàn dân cùng nhau….dốt đói vì VC….V…V

      Em …nín thinh, đéo dám…phãn chiến một lời, đừng nói chi đến một bài ca như em từng phãn chiến thời VNCH.

      Nghe em lên đài, hát bơm VC ngày 30 tháng tư, chửi rủa bọn …di tản, tay sai đế quốc Mỹ. Mà…chán mớ đời…

      Gía như em chỉ viết nhạc tình, cho đời thôi bớt…thúi, thì hay quá….

    • Tudo.com says:

      @Santiago: “Đảng viên CS có người tốt, người xấu nhưng. . . .”

      Nhưng. . . ông NQ Chánh thì nghĩ như vầy:
      “Một người lương thiện mà CS thì chắc chắn không thông minh
      Một người thông minh mà CS thì không thể lương thiện
      Một người thông minh và lương thiện thì không thể là CS (Nguyễn quốc Chánh )”

      Còn nói nhạc sĩ TC Sơn tài hoa của ta, cái thời mà ông cho. . . “một lũ lai căng, một lũ bội tình. . . ” thì ông được quân dân VNCH bảo vệ, ở hậu phương ăn hưởng ông mặc sức viết nhạc tình mùi mẩn và nhạc phản chiến. . . hết xẩy!
      Sau 30/4/75, ông lên đài phát thanh Sàigòn đập đàn hát “nối vòng tay lớn”, rồi ông bay về Huế định nối vòng tay với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Sao Vàng, Sao Đỏ. . . .rặc toàn là Việt Cộng gốc 100% không có “lai căng” nhe, nhưng mấy ông đó định chia đầu với cổ rời ra bỏ ở. . . Bải Dâu như Tết Mậu Thân nên TCS phải chạy về Sàigòn mà. . . ở ẩn!

      Về Huế gặp đồng hương cách mạng không lai căng mà cứ đòi. . . cắt mạng!
      Thiệt là đau buồn cho một lũ. . . chung tình, phải không?

  9. NHÂN CHI SƠ TÍNH BẢN GÌ ?

    Cách đây mấy ngàn năm, Mạnh tử là người đầu tiên hô lên nhân chi sơ tính bản thiện, tức bản chất nguyên khởi của con người là tính thiện. Nhiều người thấy ông ta là á thánh cũng tin theo, đó là những người bản chất lạc quan. Nhưng nhiều người khác không dễ tin vào người khác, nhất là những người bản chất hoài nghi và bi quan, ngược lại cho khởi thủy con người là tính ác, hay kể cả trung tính.

    Ngày nay để bàn vấn đề cho chắc ăn, trước hết ta hãy nhìn vào thế giới cây cỏ, cũng là sự sống như con người. Cây cỏ đầu tiên do các khuẩn đơn bào sơ khởi tiến hóa mà thành. Thế nhưng rừng cây hiện nay lại có hàng triệu loại cây khác nhau. Có cây lành mà cũng có cây độc. Loài người cũng là một khâu trong kết quả tiến hóa, thế nên đã từ lâu có người thiện người ác trong đời ngay từ trong bản chất cũng là lẽ tự nhiên. Tất nhiên cây cỏ thì không có nền giáo dục, xã hội loài người lại có nền giáo dục, đó là ý nghĩa và vai trò quan trọng của giáo dục trong phát triển lịch sử xã hội mà không ai không biết.

    Thế nhưng Mác cho rằng đấu tranh giai cấp làm nên lịch sử mà không phải nhờ giáo dục, đạo đức hay khoa học. Bởi vậy Mác đã thử liều lĩnh hô hào thực hiện cuộc cách mạng vô sản chỉ lấy giai cấp vô sản làm then chốt. Kết quả là suốt một thế kỷ điêu đứng, bầm dập, xã hội loài người lại quay về truyền thống như cũ. Cái mà Mác cho là đạo đức tư sản lại trở về bản chất nhân loại thường xuyên của nó và học thuyết Mác sau hồi thử nghiệm vô vọng nay hầu như đã thành phá sản.

    Như vậy kết luận con người bản chất tự nhiên vốn có người thiện, người ác. Nhưng nhờ giáo dục và phát triển xã hội, cái thiện nói chung và thường xuyên thắng thế, cái ác phải chịu thúc thủ, và đó là con đường đi lên tất yếu của xã hội.

    Nói cách khác, bản năng thú tính trong con người luôn luôn vẫn có, nó như rắn rít, ác thú bị con người nhốt trong hầm. Nhưng khi có những cuộc cách mạng cực đoan nào đó, những cuộc tao loạn hay thiên tai tàn phá xã hội nào đó, các loài độc hại như được mở hầm cho ra, như được phá rào giải thoát, những khi đó nhất thời cái các sẽ thắng cái thiện, song rồi ngày qua ngày, khi mọi biến động lắng đọng lại, xã hội loài người lại quay về cái thiện như tiêu chuẩn nỏi bật và khuynh loát, cái ác phải chịu ẩn khuất hay xếp xó, xếp dáo quy hàng để đợi một thời cơ mới khác.

    Đấy cái ngây thơ của cuộc cách mạng vô sản trên toàn thế giới là như thế. Nó không căn cứ vào bản chất khách quan của con người và xã hội, vào khoa học hay giáo dục đúng đắn, nó chỉ mê tín tin nhảm vào cái gọi là quy luật biện chứng vô căn cứ kiểu phủ định của phủ định một cách u mê và mê hoặc, nên nó như một nhánh rẽ vào ngỏ cụt của lịch sử, và cuối cùng thất bại cũng đánh phải quay về với lịch sử chính thống của toàn loài người từ đầu đến cuối. Con đường phát triển của loài người không bao giờ là con đường đấu tranh tiêu cực hay đấu tranh giai cấp, mà là con đường đấu tranh tích cực để phát triển và tiến hóa mọi mặt, trong đó ý nghĩa và vai trò của giáo dục, của tính thiện, của đạo đức, nhất là của khoa học không th

    • Con đường phát triển của loài người không bao giờ là con đường đấu tranh tiêu cực hay đấu tranh giai cấp, mà là con đường đấu tranh tích cực để phát triển và tiến hóa mọi mặt, trong đó ý nghĩa và vai trò của giáo dục, của tính thiện, của đạo đức, nhất là của khoa học không thể bao giờ bị xem nhẹ.

      ĐẠI NGÀN
      (20/01/16)

  10. Ban Mai says:

    hehe… nhân chi sơ tính bản Ác hay Thiện thì lớp Đệ Nhất thời VNCH đã học rùi, bạn Khoai Lang còn nhớ? Kim Dung đã giải quyết khỏe re vụ nầy qua trận thư hùng của 2 cái thế anh hùng là Hồng Thất Công (Thiện) và Âu Dương Phong (Ác) là cùng chết. Như vậy cực điểm của Thiện/Ác gặp nhau! Cái khác là Thiện thì bình yên còn Ác lại trăn trở! Bạo chúa Tần Thủy Hoàng đã lo mai ẩn mộ phần với tất cả khả năng có thể có được vào thời ấy, vì sợ hậu quả khôn lường, ai dè bi chừ thì hehe.. “bọn” khảo cổ cứ đào bới, moi móc phơi ra ánh sáng! Mới hơn, là mộ Lê Đức Thọ ở Mai Dịch thân nhân phải lặng lẽ cải táng cho dù đấy là một nghĩa trang chóp bu vì đêm đêm hổng bít ai đó cứ đem cái gì dơ dáy, hôi thúi nhất đến “dâng hương”! Võ Nguyên Giáp, khôn hơn, trốn Mai Dịch và chọn nơi khỉ ho cò gáy để yên phần nhưng khi CSVN tàn thì hổng bít có được yên hông nói chi đến cái xác trơi đời đang chễm chệ trong lăng (quăn)? Huhu. Ngược lại, mộ vô danh của anh em cố Tổng thống Ngô Đình Diệm thì ngày nay cứ đến 1/11 là có người tìm đến dâng hoa, cầu nguyện! Ô hô cái sự đời!
    Vậy thì, cát bụi nên trở về cát bụi là hay nhứt! Chớ có bắt chước cái kiểu nãng mạng “mai tôi chết hãy đem tôi…” quăng ra biển hổng chừng lại gặp Bin Laden! :(
    Hãy sống thanh bạch, an vui. Sống thì gởi mà thác thì về… Tận hưởng hạnh phúc ngay từng phút giây truớc mắt và an lạc khi về cõi vô cùng! (Nhắn riêng: nếu có cãi lộn thì cứ cười hề hề.. chớ có xăn tay áo.. cho ong chít.. phồng da, nói zì đến bị bỏng môi, te lưỡi! hìhì)

    • Vĩnh Long says:

      Trích: “Ngược lại, mộ vô danh của anh em cố Tổng thống Ngô Đình Diệm thì ngày nay cứ đến 1/11 là có người tìm đến dâng hoa, cầu nguyện!” Người nào đến dâng hoa cầu nguyện? Chỉ có đám mấy ông cha dòng Chuá Cứu Thế, vài tên Cần lao Công giáo hải ngoại, và đám con nít bị đầu độc như em Phương Uyên mà thôi. Đồng dao xứ Huế những năm 1960′s viết: “Nhà Ngô có bốn gian hùng / Diệm Ngu, Nhu ác, Cẩn khùng, Thục điên”. Một dòng họ mà mộ ông tổ bị sét đánh, một ông anh bị Giáo hoàng dứt phép thông công, và 8 người bị chết dữ không toàn thây … thì nhân chi sơ tánh bổn gì???

Phản hồi