WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ tiền polymer: ‘chưa đủ căn cứ’

Sau khi báo Úc nêu đích danh quan chức Việt Nam “bị mua chuộc bằng tiền hoa hồng”, Bộ Công an nói vẫn chưa đủ căn cứ để khẳng định có hay không việc ăn hối lộ.

Đây là phản hồi chính thức đầu tiên của giới chức Việt Nam trước các tường thuật gây chú ý trong dư luận.

Báo chí Việt Nam dẫn lời Thiếu tướng Triệu Văn Đạt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm, nói Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Công an “tiếp tục nắm vụ việc, hợp tác với cơ quan nước ngoài để thu thập thông tin”.

Ông Đạt được dẫn lời nói tại cuộc họp thông báo tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm sáu tháng đầu năm 2011 rằng “chưa có căn cứ để khẳng định có hay không việc quan chức nào ở Việt Nam nhận hối lộ”.

Ông thiếu tướng cũng nói ngay từ khi bắt đầu có các thông tin từ báo chí nước ngoài, Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng đã tìm hiểu thông tin để nắm tình hình và tiến hành xác minh.

“Sau đó, vụ việc này được bàn giao cho Cục An ninh Tài chính Tiền tệ thực hiện.”

Thiếu tướng Đạt cho hay “cơ quan chức năng Việt Nam thông qua con đường hỗ trợ tư pháp đã đề nghị cơ quan tư pháp nước ngoài cung cấp tài liệu”.

Tuy nhiên, theo ông hiện chưa có đủ căn cứ để xác định tội phạm.

Ông Triệu Văn Đạt nói: “Nếu có đủ căn cứ pháp lý sẽ xử lý tương tự như vụ PCI”.

Vụ cáo buộc làm trái liên quan Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây, hay còn gọi là vụ PCI (tên của công ty Nhật Bản bị cáo buộc đã đưa tiền hối lộ cho quan chức Việt Nam), thoạt tiên cũng bị báo Nhật phanh phui từ đầu năm 2008 cho các sai phạm xảy ra từ năm 2006.

Trong khi Nhật Bản đã nhanh chóng xét xử các quan chức của nước này, mãi tới tháng 9/2009, hai quan chức của Ban Quản lý và cũng là quan chức TP Hồ Chí Minh – Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Quả – mới bị xử ba và hai năm tù giam tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì gian lận tiền cho thuê nhà.

Cuối cùng ngày 18/10/2010, tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên phạt ông Huỳnh Ngọc Sỹ tù chung thân với tội danh “nhận hối lộ”.

Chỉ đích danh

Quá trình điều tra và tố tụng kéo dài trong vụ PCI đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về cam kết chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam.

Tuần qua, tờ báo The Age của Úc tiếp tục đưa tin bài về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài chi tiết mới nói người môi giới cho công ty Securency của Úc in tiền polymer cho Việt Nam – ông Lương Ngọc Anh, là đại tá ngành an ninh; báo này cũng nêu đích danh tên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy trong một danh sách ba quan chức nước ngoài mà Securency đã ‘mua chuộc’ được bằng ‘tiền hoa hồng’.

Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt Nam: “Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đã hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh.”

Vụ cáo buộc công ty này, trực thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), hối lộ quan chức ngân hàng các nước trong đó có Việt Nam, vẫn đang được điều tra và các quan chức nói đây là vụ điều tra hối lộ lớn nhất nước từ trước tới nay.

The Age nói ‘đại tá’ Lương Ngọc Anh hiện vẫn chưa bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn.

Tờ báo này còn nhận xét rằng trong khi phóng sự điều tra của báo đã được cảnh sát sử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia, nhà chức trách Việt Nam vẫn “từ chối hỗ trợ phía Úc trong cuộc điều tra toàn cầu”.

Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 8 năm, từ năm 1999. Người tiền nhiệm của ông là đương kim Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi ông Thúy thôi chức Thống đốc, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ nhiệm ông, từ tháng 3/2008 tới 05/2011 làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Cáo buộc ở Malaysia

Trong khi đó, bản tin mới nhất của The Age nói công ty Securency còn bị nghi ngờ là đã tìm cách hối lộ cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Badawi nhằm thắng thầu một hợp đồng trị giá 31 triệu Úc kim.

Báo này cho hay nghi ngờ này đang được đặt vào khoản hoa hồng 4,2 triệu đôla Úc Securency trả cho hai môi giới người Malaysia hồi năm 2003.

Vào năm đó, ông Abdullah trở thành thủ tướng, kiêm bộ trưởng tài chính Malaysia. Ông tại vị th̉u tướng cho tới năm 2009.

Trước đó, ông Abdullah từng làm phó cho lãnh đạo Malaysia Mahathir Mohamad. Hiện ông vẫn giữ vai trò dân biểu tại Malaysia.

Theo BBC

———————————————————-

Đàn Chim Việt phụ chú: Nguyên mẩu tin đăng trên trang VietNamNet như sau:

Vụ in tiền polymer: hợp tác với nước ngoài để thu thập tài liệu

Liên quan đến những cáo buộc từ nước ngoài về vụ in tiền polymer, ông Đạt cho biết vào giai đoạn đầu khi có thông tin, lãnh đạo Bộ Công an giao Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng nắm tình hình, tiến hành xác minh. Sau đó, vụ việc này được bàn giao cho Cục An ninh tài chính tiền tệ thực hiện.

Theo ông Triệu Văn Đạt, từ thông tin trên báo chí nước ngoài, cơ quan chức năng VN thông qua con đường hỗ trợ tư pháp đề nghị cơ quan tư pháp nước ngoài cung cấp tài liệu nhưng chưa có căn cứ để khẳng định có hay không việc quan chức nào ở VN nhận hối lộ. Hiện Chính phủ giao Bộ Công an tiếp tục nắm vụ việc, hợp tác với cơ quan nước ngoài để thu thập thông tin. Nếu có đủ căn cứ pháp lý sẽ xử lý tương tự như vụ PCI.

 

15 Phản hồi cho “Vụ tiền polymer: ‘chưa đủ căn cứ’”

  1. củ chuối says:

    Triết lý và pháp lý “củ chuối” của VN ?
    VN không muốn hợp tác điều tra với úc vì có quá nhiều quan to dính vào vụ này, bên cạnh đó các quan chức VN thường có suy nghĩ, tư duy theo kiểu “pháp lý củ chuối”, cho rằng họ đương nhiên phải được hưởng phần trăm tiền lại quả (hợp lệ theo luật “củ chuối” của VN mà), và họ không thấy mất đạo đức hay tồi tệ vì tự nhủ rằng đây là tiền của nước ngoài, không phải họ tham ô hay ăn cắp của công quỹ nhà nước VN và của dân của nước. Nhưng họ phải biết rằng số tiền đó công ty nước ngoài cũng lấy từ tiền của nhà nước VN thanh toán cho họ để in tiền Polymer rồi “lại quả” cho họ chứ không phải người ta bỏ tiền túi ra. Khi một quan chức nhà nước đi ký hợp đồng làm ăn kinh tế mà lúc nào cũng nghĩ đến “lại quả” với “hoả hồng” thì chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho công quỹ, hoặc là phải thông đồng hoặc chấp nhận đơn giá cao vọt để phần ăn chia được nhiều, hoặc mua đồ “đồng nát” của nước ngoài với giá trời ơi đất hỡi rồi về không hoạt động được phải vứt đi như bao vụ đã xẩy ra. Nếu VN không huỷ bỏ quy định 10% hoả hồng, lại quả khi ký kết hợp đồng kinh tế, bất kể là ở trong hay ngoài nước, bất kể là giữa các công ty trong nước với nhau hay với công ty nước ngoài thì sẽ còn nhiều vụ như CPI và tiền Polymer nữa.
    Thế mới thấy luật pháp của các nước hiện đại là nghiêm minh và “hiện đại”. Cho dù các công ty lớn của họ phải đút lót cho các đối tác hay quan chức nước khác thì mới có được hợp đồng kinh tế, mang lại lợi ích cho nước họ nhưng họ vẫn xử lý và trừng trị thẳng tay.
    Ngược lại giả sử nếu một công ty nào đó của VN cũng phải đút lót quan chức nước ngoài để có được hợp đồng kinh tế (chẳnh hạn xuất khẩu được gạo, bán được cà phê v.v…) mà có bị nước đó phanh phui thì chắc VN cũng sẽ lại giơ cái triết lý “củ chuối” ra mà cho qua, rằng nhờ có đút lót mới xuất khẩu được hàng, mang lại lợi ích cho đất nước v.v… Đúng là luật “củ chuối”.

  2. hong ngoc says:

    Huỳnh Ngọc Sĩ là dân miền Nam, không có thế lực gì trong bọn lãnh đạo cộng sản nên bị xử tù chung thân là đúng. Còn Lương Ngọc Anh là dân miền Bắc, có cha và cha vợ làm đến chức bộ trưởng, bản thân y lại là đại tá tình báo thì đừng hòng đụng đến cái lông chân nó…Một xã hội khốn nạn và thối nát.

    • thống nhất says:

      Ông hong ngoc không nên nói dân miền nam với dân miền bắc gây chia rẽ mất đoàn kết, có lẽ theo ông thì cộng sản chỉ có người bắc, quốc gia chỉ có người nam. Thế Nguyễn Tấn Dũng là người nam hay người bắc, còn Lê Hồng Anh bộ trưởng công an là người Quảng ngãi chứ không phải người bắc. Phía quốc gia thì Nguyễn Cao Kỳ, Ngô đình Diệm v.v… là người nam chắc.

Leave a Reply to hong ngoc