WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bất lực nhìn Trung Quốc “vét” hàng

Hải sản, một trong những mặt hàng thương lái TQ ưa thích

Nguyên liệu nông sản trong nước đang thiếu trầm trọng nhưng doanh nghiệp (DN) Trung Quốc ồ ạt thu hết, từ cà phê, tiêu, thủy sản đến trái cây. Giá mua của DN Trung Quốc cao gấp ba lần giá gốc khiến cho DN trong nước chỉ biết bất lực đứng nhìn. Đó là vấn đề nổi cộm được nêu ra tại cuộc họp giao ban xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6-7.

Cấm trên biển, vét trên bờ

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết sáu tháng qua, sức cạnh tranh thủy sản của VN có bước tiến so với các nước về chất lượng hàng. Tuy giá trị xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các DN thủy sản đang gặp phải những khó khăn. Hiện các mặt hàng tôm, cá tra và hải sản đều thiếu nguyên liệu khi mà nhu cầu thế giới đang tăng lên. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỉ USD nhưng ba tháng qua tôm bị dịch bệnh khiến cho diện tích nuôi trồng ở miền Trung và miền Nam giảm đáng kể.

Trong khi đó, với lãi suất cao cũng khiến cho các cơ sở nuôi cá tra giảm đi. Đặc biệt, nguồn hải sản thiếu trầm trọng do vừa qua Trung Quốc có các hành động cấm khai thác đã tác động rất lớn đến nguồn cung. “Mặt khác, DN Trung Quốc sang thu mua cả trên biển và trên bờ bởi họ có lợi thế về tín dụng, nhiều tiền và cạnh tranh về giá làm cho các DN trong nước gặp nhiều khó khăn khi thu mua hàng của bà con ngư dân” – ông Nam phàn nàn.

Từ đó, đại diện VASEP kiến nghị Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cần có những biện pháp kiểm soát các DN nước ngoài, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc đang cạnh tranh thu mua nguyên liệu của chúng ta phù hợp với cam kết WTO. Nếu không có những biện pháp mạnh tay thì nguyên liệu của ta sẽ chảy sang nước bạn hết.

Bộ Công Thương: Chuyện nhạy cảm!

Ông Đỗ Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu VN, cho rằng tình hình thị trường nông sản VN năm 2011 rất giống với năm 2008, đầu năm giá bán tăng cao nhưng giữa năm lại đi xuống. Năm 2008 xảy ra hiện tượng đầu cơ hàng hóa, thị trường trở thành tổng kho lớn. Bên cạnh đó, các DN nước ngoài tập trung mua hàng với số lượng lớn rồi đưa vào kho ngoại quan. Bởi các DN nước ngoài có lợi thế về lãi suất và giá mua cao nên họ có ưu thế hơn DN trong nước. Ngoài ra, một số DN trong nước trở thành nhà gia công cho nước ngoài.

Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), cho hay đây không phải là lần đầu tiên các DN Trung Quốc mua thủy sản, nông sản VN. Tuy nhiên, năm nay mức độ nghiêm trọng hơn do các địa phương không tạo điều kiện cho DN trong nước thu mua nguyên liệu, mà tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài trả giá cao hơn. Bà Miêng dẫn chứng, chẳng hạn như vải thiều, thương lái Trung Quốc vào tận vườn trả giá cao gấp ba lần giá gốc. Mỗi ký vải DN trong nước chỉ mua từ 3.000 đến 5.000 đồng, thế nhưng thương nhân Trung Quốc mua với giá từ 10.000 đến 16.000 đồng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết các vấn đề liên quan đến hàng nông sản đang được Bộ xử lý. Chuyện thu mua nguyên liệu nông sản nói chung, Bộ yêu cầu phản ánh cụ thể từ các địa phương, DN nào vi phạm tham gia vào thị trường VN sẽ bị xử lý nghiêm. Đối với thương lái là lĩnh vực rất nhạy cảm, khó xử lý vì hoạt động chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Bộ chủ trương một mặt ủng hộ các hoạt động buôn bán chính ngạch hoặc mậu dịch biên giới theo pháp luật hai nước.

Theo ông Biên, nếu các thương lái, DN nước ngoài thu mua nông sản trái quy định pháp luật VN, các địa phương và hiệp hội hãy phản ánh cụ thể, vướng mắc cụ thể. Để từ đó Bộ đối chiếu với quy định và tạo điều kiện cho DN xuất khẩu.

Phải thay đổi tư duy kinh doanh

Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết từ tháng 5 và 6, giá nhiều mặt hàng có xu hướng chững lại và giảm, điển hình như dầu thô từ hơn 100 USD xuống còn 90 USD. Nhiều mặt hàng nông sản có thể sẽ giảm giá thời gian tới. Do đó, Bộ muốn cảnh báo rằng thời kỳ DN xuất khẩu chỉ biết thu lợi về mình. Ngược lại, giờ nông dân chủ động hơn với nguồn hàng của mình, thu được lợi nhuận nhiều hơn. Muốn cạnh tranh với DN nước ngoài, bản thân DN trong nước phải thay đổi tư duy kinh doanh với nông dân.

 

Theo Vef.vn

5 Phản hồi cho “Bất lực nhìn Trung Quốc “vét” hàng”

  1. bùi lễ says:

    “… Tuy nhiên, năm nay mức độ nghiêm trọng hơn do các địa phương không tạo điều kiện cho DN trong nước thu mua nguyên liệu, mà tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài trả giá cao hơn….”

    Tôi cố hiểu ý nói của câu trên nhưng đành chịu!
    Không biết câu “do các địa phương không tạo điều kiện cho DN trong nước thu mua nguyên lieu”
    có phải ý Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế muốn nói là chính quyền địa phương
    không dung vủ lực để ép nông dân bán hang theo gia của DN ấn định như thời 75 ?

    DN trong nước (not all) là đám bốc lột nông dân thì kết quả phải như thế thôi. Dỡ về quản trị lại thêm cái tính tham (ép giá nông dân) thành ra thua người ta là phải rồi . Tại sao thằng Tàu
    nó mua với giá đó được mà DN VN trong nước mua không được ? Tôi thấy mấy thằng DN Tàu
    có gì mà sai đâu ? Có cạnh tranh thì mới có tiến bộ . Chẳng lẽ phải bắt nông dân làm những
    ông chủ “LÀM” cã đời hay sao ?

  2. giả dối says:

    Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

    Thứ nhất, VN không phải nước duy nhất cung cấp nguyên vật liệu cho TQ nên không thuyết phục khi cho rằng TQ có mưu đồ chính trị gì khi gom hàng của Việt Nam. Có thể họ cũng làm như vậy đối với Lào hay Campuchia.
    Thứ hai, quy luật cung cầu quyết định giá bán. Người dân sẽ bán cho người trả giá cao nhất và đây là động lực để nâng năng suất lao động trong nước. Nếu không có TQ trong lĩnh vực này có khi người nông dân và ngư dân còn khổ hơn như Nguyen Tam Bao nói.
    Như vậy, việc gom hàng của TQ chỉ là nguyên nhân bề nổi dẫn đến thiếu nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Bản chất ở đây có thể là sự yếu kém trong điều hành kinh tế dẫn đến các chi phí PHI sản xuất quá lớn. Xét về chi phí đầu vào, chi phí tiền lương của VN so với TQ có thể bằng hoặc thấp hơn. Nguyên vật liệu được mua với giá bằng hoặc rẻ hơn vì không phải vận chuyển qua biên giới. Còn máy móc nhà xưởng trong lĩnh vực này theo tôi cũng không chênh nhiều. Vậy nhiều khả năng là chi phí bôi trơn hệ thống lớn đẩy giá thành lên cao.
    Khi thành phẩm TQ xuất ngược trở lại VN và cạnh tranh với hàng nội địa thì DN việt nam phải chịu lợi nhuận thấp hoặc phải tìm cách ép giá nguyên vật liệu. Trong lúc kinh tế khó khăn hiện tại thì lợi nhuận khó có thể lùi hơn được nên vòng luẩn quẩn lại bắt đầu từ việc trả giá thấp cho vật liệu đầu vào.
    Vậy nếu chính sách của VN sắp tới không làm giúp các doanh nghiệp VN cắt giảm các chi phí bôi trơn thì doanh nghiệp VN khó có thể cầm cự được lâu.
    Tôi ghét chính quyền TQ nhưng không trách họ vì TQ đối với nước nào cũng thế. Có điều là trong mạnh thì ngoài khó xâm. Trong yếu thì nghĩ ra đủ thứ lý do ngoại cảnh và tệ hơn là tự lừa dối mình để lười biếng và cấm đoán.
    Tôi thấy chinh quyền vn cũng có cố gắng nhưng có vẻ các nỗ lực đều bị chặn bởi “cơ chế”. Nếu lãnh đạo VN mạnh dạn và chịu hi sinh như ông cha họ đã từng làm để thay đổi triệt để và bước xuống cạnh tranh sòng phẳng thì sẽ được toàn dân ủng hộ. Tôi nghĩ lúc này là lúc nên làm như vậy. Còn không lịch sử sẽ Ctrl C và Ctrl V.

    Có điều gì không đúng tôi xin được chỉ dạy.

    Giảdốimộtđời

  3. khaymouk says:

    cac nha huu trach phai duyet xet lai va ra mot chinh sach kip thoi de bao ve an ninh thuc pham cho dan viet
    day cung la mot don danh vao kinh te viet lam lung doan va bat an cho kinh te va doi song dan viet
    neu de tinh the keo dai thi se lam xao tron doi song nguoi dan.
    nha lanh dao phai co trach nhiem chu khong the de dan thiet thoi duoc,

  4. Dân Chửi says:

    Bất cứ về phương diện nào để làm lợi lạc cho đời sống nhân dân, no cơm áo ấm, xã hội phát triển, bảo vệ tổ quốc khỏi bị xâm chiếm bởi bọn Tàu v.v. thì nhà cầm quyền Du Đãng CSVN….Bất Lực

    Còn về mọi phương diện khác như trấn áp người dân yêu nước, các tổ chức tôn giáo, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, đảng viên tham nhũng hối lộ, buôn dân bán nước, tòa Đại Sứ VN đi buôn lậu làm tiền nhũng nhiễu Việt Kiều, v.v. thì nhà cầm quyền Du Đãng CSVN lại rất tài giỏi, luôn đứng đầu trong danh sách Đen của Quốc Tế

  5. Nguyen Tam Bao says:

    đó là ưu điểm của kinh tế thị trường

    nếu không có thương lái Tàu thì nông dân và ngư dân Việt sẽ bị doanh nghiệp trong nước chèn ép giá, bây giờ người sản xuất có nhiều lựa chọn hơn thì cũng là đáng mừng chứ sao lại lo lắng?

    cũng như trong chuyện hôn nhân, phụ nữ Việt bây giờ thoải mái lựa chọn “thị trường” chứ không bắt buộc phải ở lại quê nhà lấy một gã nông dân răng vàng khè vì thuốc lào chả biết làm gì ngoài nốc rượu mà thường là nấu bằng men Trung Quốc

    hay về văn hoá cũng vậy, dân Việt đa số vốn chuộng các sản phẩm văn hoá bình dân rẻ tiền nên mê phim Tàu, phim Hàn không khác gì người bình dân ở Mỹ mê hàng Tàu ở Wal Mart

    nhờ văn hoá Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà đời sống tinh thần của người Việt mới phong phú hơn, chứ nếu không thì biết giải trí bằng cái gì bây giờ? Nhờ hàng Tàu rẻ tiền tràn ngập Hoa Kỳ nên người Mỹ bình dân và thu nhập thấp mới có cuộc sống sung túc hơn.

    chồng cô Công Nhân đi biểu tình chống Tàu, nhưng cô ở nhà nấu cơm bằng nguồn điện nhập khẩu từ Tàu, dùng nồi niêu xong chảo Made in China, và có khi tối đến sau khi người chồng hồ hởi trở về sau một ngày dài chống Tàu, cả nhà lại quây quần bên cái ti vi lắp ráp bên Tàu để xem phim truyền hình dài tập về Càn Long

    ai bảo Việt Nam bị Hán hoá hoàn toàn thì thật lầm lẫn, bởi người Việt thực ra mới chỉ bị Hán hoá có mỗi 90% thôi … may vẫn còn nói và viết tiếng Việt.

Leave a Reply to bùi lễ