WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Hoa

By Fareed Zakaria, viết cho CNN

Một cảnh chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 90, tổ chức vào ngày 28 tháng 6 vừa qua. Ảnh: Getty Images/CNN

Trung Hoa sẽ không là thế lực thống trị của thế kỷ 21 vì 3 nguyên nhân: Kinh tế, chính trị và địa chính trị.

Kinh tế:

Một điều mà chúng ta phải thừa nhận rằng qua những năm gần đây không có điều gì tiến lên theo một đường thẳng mãi mãi. Trung Hoa có vẻ giống như đang tiếp nhận để sở hữu thế giới. Nhưng Nhật Bản cũng đã có một thời kỳ như thế. Nhật Bản đã từng có một nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Chúng ta đã từng được bảo rằng một ngày nào đó thế giới sẽ được lãnh đạo bởi Nhật Bản. Điều đó đã không xảy ra.

Hầu hết những con hổ châu Á đã có sự tăng trưởng về kinh tế chừng 9% mỗi năm trong khoảng từ 20 đến 25 năm rồi sau đó tụt xuống chừng 6% hay 5% . Tôi không đang tiên đoán về bất cứ một đổ vỡ nào của Trung Hoa. Đơn giản tôi chỉ nói rằng Trung Hoa cũng sẽ theo một quy luật của đa số và  rất tiếc tại một thời điểm nào đó nền tăng trưởng sẽ xuống chậm hơn thế nữa, thời điểm này có thể sẽ đến lâu hơn so với các nước khác bởi vì Trung Hoa là một xứ sở lớn hơn nhiều.

Tuy nhiên cũng đáng để chỉ ra rằng sự kém hiệu quả đã đuợc hình thành ngay trong nền kinh tế của Trung Hoa. Họ sở hữu một bong bóng bất động sản khổng lồ. Sự tăng trưởng đó mang đầy tính kém hiệu quả. Trong lãnh vực hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc mỗi tháng củaTrung Hoa  bằng  mỗi năm của Ấn Độ. Tuy nhiên Trung Hoa chỉ tăng nhanh hơn Ấn Độ chừng 2 chấm của phần trăm. Một cách khác, nếu nói về chất lượng tăng trưởng thì điều đó chẳng gây được ấn tượng như nó đang phô trương. Họ đang ở trong tình trạng đầu tư khổng lồ vào – Rất nhiều phi trường lớn, những xa lộ với 8 làn xe, hệ thống đường sắt cao tốc… Nhưng nếu nhìn vào những thành quả mang lại từ sự đầu tư đó thì không mấy ấn tượng cho lắm.

Trung Hoa cũng đang có những vấn đề lớn khác. Liên Hiệp Quốc mới vừa ra một báo cáo chỉ rỏ rằng Trung Hoa sẽ có một cuộc khủng hoảng dân số trong vòng 25 năm tới. Nó sẽ mất đi 400 triệu dân. Không có một thời điểm nào trong lịch sử loài người mà ở đó quốc gia quyền lực nhất thế giới lại giảm đi dân số của mình. Đơn giản điều đó không thể xảy ra. Và nếu quý vị muốn nhìn vào những gì của một quốc gia đang giảm dân số thì hãy nhìn vào Nhật Bản.

Chính trị:

Tạm cho rằng Trung Hoa sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Vậy Trung Hoa có chăng một nền chính trị rộng rãi, để tạo nên một thứ yếu tính lãnh đạo mà anh cần? Nên nhớ rằng Nhật Bản đã từng là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong nhiều thập niên nhưng tôi đã không thấy yếu tính lãnh đạo toàn cầu đó trong cấu trúc. Cần phải có một nền chính trị đủ rộng để tạo ra loại lãnh đạo đó. Trung Hoa đang bị cai trị bởi một hệ thống chính trị mà hệ thống chính trị đó lại đang ở trong cơn nguy biến.

Không rõ thế hệ cầm quyền kế tiếp có giống với những gì hôm nay không. Trung Hoa vẫn chưa giải quyết được những vấn đề căn bản khi nó tạo ra giới trung lưu và làm thế nào để đáp ứng với những đòi hỏi của giới này. Khi Đài Loan bước qua giai đoạn này, những gì quý vị thấy là sự chuyển đổi qua nền chính trị dân chủ; Khi Hàn Quốc qua giai đoạn này, Hàn Quốc cũng phải chuyển đổi qua thể chế dân chủ. Đây không phải là một thời kỳ dễ dàng gì. Đó là một thời có máu đổ và hỗn loạn.

Địa chính trị:

Người ta hay nói đến châu Á đang lên. Nhưng không có cái gì gọi là châu Á cả. Có Trung Hoa, có Nhật Bản, có Ấn Độ. Và các nước đó chẳng ưa gì nhau. Quý vị sẽ nhận ra rằng Trung Hoa mà nổi lên thì sẽ có những phản ứng tất yếu từ Ấn Độ, Nhật Bản, Mã Lai, Việt Nam, Nam Hàn và các nước khác. Quý vị đã bắt đầu thấy những bất ổn về chuyện này. Trung Hoa không nổi lên trong khoảng không. Nó nổi lên trong một lục địa có nhiều tranh chấp.

Cá cược về tự do:

Chúng ta đang trải nghiệm về một bước ngoặt của sự tự tin về thế giới phương Tây. Đây là một sự thật, thông thường khi chúng ta phải đối mặt với những điều thử thách mới mẻ là chúng ta đang trực diện với một xứ sở trên đà tiến bước.

George Kennan, một bình luận gia nổi tiếng của Mỹ, trong những suy nghĩ thường lệ của ông là không thể nào một nước Mỹ có thể cầm cự với liên bang Sô Viết. Bởi vì nước Mỹ yếu kém, hay thay đổi. Trong khi Sô Viết có chiến lược và tầm nhìn, thì  nước Mỹ chỉ có chiến thuật ngu dốt. Tuy nhiên bằng một cách nào đó nước Mỹ đã thoát ra an toàn nếu không nói là chiến thắng.

Tôi nghĩ rằng, có một khuynh hướng để nhìn về Trung Hoa giống như thế. Họ có một cái nhìn nhất quán dài hạn và chúng ta thì hạn hẹp ngu xuẩn.

Có một câu chuyện tuyệt vời để gói gọn lại những sự việc này:

Khi được hỏi “Anh nghĩ gì về cuộc cách mạng Pháp”, Thủ tướng Chu Ân Lai trả lời rằng “điều đó còn quá sớm để nói”. Lúc đó mọi người đều nghĩ “Úi chà! Ông ta là một bậc thiên tài; Cái nhìn của ông ấy bao trùm cả một thế kỷ”.

Thật ra thì đến năm 1973, Chu Ân Lai có ý nói về cuộc cách mạng, đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1968 – một cuộc cách mạng của học trò. Tại thời điểm đó hoàn toàn có lý để nói rằng “quá sớm để nói”.

Bởi thế đừng tin rằng người Trung Hoa có suy nghĩ bậc thầy mang tầm chiến lược và chúng ta chỉ là những kẻ cà lăm. Chúng ta biết cà lăm để tiến tới vị trí tốt hơn, bỏ qua một bên những tranh dành đến từ các đại đế của Đức, từ liên Bang Sô Viết, hay từ Đức quốc xã.

Thật thế, tôi nghĩ rằng quý vị sẽ nhận ra Hoa Kỳ và vùng Bắc Mỹ sẽ tạo nên những điều đặc biệt cho thế giới mới.

Mỹ sẽ trở thành một quốc gia toàn cầu, một quốc gia có sức lôi kéo mọi người khắp nơi trên thế giới  – người với mọi màu da, sắc tộc, tôn giáo – tập hợp những tài năng xây dựng một  kiểu giấc mơ chung. Điều đó sẽ xảy ra ngay tại đây và sẽ lôi cuốn mọi người lại với nhau trên toàn thế giới.

Đừng mất niềm tin vào những xã hội cởi mở và tự do.

© Đặng Lũy

(Bản tiếng Việt)

Nguồn: http://globalpublicsquare.blogs.cnn.com/2011/07/05/why-the-21st-century-will-not-belong-to-china/

 

3 Phản hồi cho “Tại sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Hoa”

  1. Nói đến VC thì hết thuốc chửa, tốt nhất là cầu cho chúng siêu sanh tịnh độ để dân VN có một tương lai bừng sáng, hầu sau này xây dựng một quốc gia hùng mạnh và phú cuờng. Nói về Tàu, Tàu mặc dầu có đầu óc khai phóng về kinh tế, muốn dân giàu nước mạnh và mạnh dạn tiêu diệt những đầu óc thủ cựu mang tính giai cấp, chỉ muốn duy trì kinh tế tập thể, một loại kinh tế phản tiến bộ. Nhưng nhớ rằng, mở cửa kinh tế chưa đủ mà cần phải mở cửa chính trị bằng những đòi hỏi chính đáng của người dân như tự do đi lại, tự do tư tưởng, tự do phê phán đám quan chức cửa quyền, chơi trò lấy của công bỏ túi. Nhưng chính quyền Tàu trong vấn đề này vẫn còn dung túng thành phần cửa quyền, tham nhũng vì thế sự xung đột xã hội mỗi ngày mỗi tăng.

    Tôi không hiểu tại sao Tàu luôn luôn có những định kiến về Đài Loan, nếu Đài Loan phát triển thì Trung Cộng thơm lây, nhưng Tàu cứ bắt chẹt Đài Loan trong vấn đề ngoại giao và binh bị. Nếu trong một vườn hoa mà toàn trồng một thứ hoa, thì vườn hoa ấy không có gì hấp dẫn. Theo tôi, dù Đài Loan có vũ khí nguyên tử hay không, Đài Loan không phải là một mối lo hay đe dọa cho Trung Cộng, cái đe dọa thật sự là VC mà Tàu cứ chơi trò miệng lưởi đồng chí, điều đó mới là mối nguy cho Tàu trong tương lai. Dù Đài Loan chưa tuyên bố độc lập nhưng trên nguyên tắc Đài Loan đã độc lập rồi và muốn đi đế thống nhất hai miền, điều trước tiên là phải ngồi lại với nhau bàn giải pháp thống nhất, trong tinh thần bình đẳng hai bên đều có lợi, chứ chơi trò đe dọa theo kiểu VC thì Tàu có ngày từ vị trí thứ hai sẽ trở thành vị trí gần chót, vì lòng người không thống nhất thì nội chiến xẽ xẩy ra.

    Tàu chưa nhận thức rõ về ý niệm con người nên cứ nhìn về một phía, về kinh tế thì đã đổi mới nhưng về tư tưởng thì còn mang thứ chủ nghĩa đánh đấm theo kiểu Mác lên nin, vì thế sự đồng tâm hiệp lực với Đài Loan trong vấn đề giải quyết xung đột chưa đến giai đoạn mà hai bên chịu thành thực để giải quyết với nhau trong thời gian dài. Đến nay, vấn đề Đài Loan nay vẫn còn bế tắc.

    Vấn đề Tây Tạng và Tân Cương, Tàu chưa có tầm nhìn rộng về chính trị, tại sao Tàu cho Hồng Kông và Ma Cao quy chế đặc biệt mà không cho tây Tạng Và Tân Cương quy chế ấy. Tại sao tàu không lập uỷ ban hòa giải để bàn về Tây Tạng và tân Cương . Nếu Tàu không làm đều đó, Tàu sẽ sụp đổ trong tương lai.

  2. NKĐ says:

    Tôi nghĩ thế kỷ 21 không thuộc về nước Tàu, không phải chỉ qua 3 khía cạnh kinh tế, chính trị, và địa dư chính trị như tác giả trình bày, mà bởi vì Tàu chẳng có gì cống hiến cho nhân loại về (1) tư tưởng và định chế tự do dân chủ và (2) văn học nghệ thuật dân gian (pop culture).

    Chính vì không có gì cống hiến về tư tưởng và định chế tự do dân chủ (mà còn đi ngược lại xu hướng này), Tàu chỉ mon men được tới những chính quyền thuộc loại thiu thối như CSVN, Miến Điện, Bắc Hàn, Afghanistan, Lybia. Và nếu bỏ đi hệ thống công an kềm kẹp, thì Tàu chẳng còn là Tàu như bây giờ.

    Mỹ ảnh hưởng tới thế giới bằng văn học nghệ thuật trước khi bằng khoa học kỹ thuật và quân sự. Phim ảnh Hollywood hoàn toàn không đối thủ. Mỹ đã cống hiến cho nhân loại nhạc Jazz, là dòng nhạc lớn nhất thế giới hiện tại, cũng như những biến thể của nhạc Jazz như blue, R&B, soul, rock n’ roll, disco, rap, hip hop. Nhạc pop và rock của Mỹ lại được hưởng ké vào những thành quả vĩ đại của những ban nhạc tiền phong của Anh (tại cùng sử dụng tiếng Anh), rồi từ đó tiến ra chinh phục thế giới. Dù thích hay ghét, ai cũng phải công nhận nhạc Mỹ đã chinh phục thế giới. Về văn chương cũng vậy, trong khi văn chương Pháp vốn đã thống trị thế giới trong thập niên 50, 60, bây giờ càng ngày càng đi xuống đến nỗi báo Time ấn bản ở Âu Châu đã có lần có một số đặc biệt bàn về “The Death of French Culture”), thì các tác giả thời danh của Mỹ được dịch và bán ra khắp nơi trên thế giới như Harold Robbins, Sidney Sheldon, Gilbert Pattern, Dean Koontz, Stephen King, J. Grisham, M. Creichton… (khoan bàn đến giá trị văn học của các tác giả kể trên. Mà có bàn về giá trị văn học thì Mỹ cũng không ngán vì cũng có Hemingway, O”Neil, Faulkner, Steinbeck, Morrison )

    Bài báo cũng viết: “George Kennan, một bình luận gia nổi tiếng của Mỹ”.

    Tôi giật mình, G. Kennan lại là “bình luận gia” à?
    Mở bài bằng tiếng Anh, thì thấy tác giả Zakaria viết Kennan là “great American statesman”. Dùng chữ “great American statesman” như tác giả Zakaria đã gọi G. Kennan mới chính xác. Chữ statesman là “chính trị gia lỗi lạc” (a person who shows wisdom, skill, and vision in conducting state affairs…” Lại thêm chữ “great” nữa, mà ông Đặng Lũy lại dịch là “bình luận gia nổi tiếng” thì tội nghiệp Kennan quá.

    (Kennan là tác giả của chính sách “containment policy” của Mỹ, hay được dịch là “chính sách be bờ”. Kennan đề ra cách đối phó với Liên Xô ngay sau khi thế chiến thứ 2, bao vây và kềm tỏa Liên Xô cho tới khi LX chết từ bên trong chết ra. Chưa bao giờ có một chính sách nào, ngoài “containment policy” được nước Mỹ liên tục áp dụng kéo dài qua nhiều đời tổng thống khác nhau, để đối phó với một nước thù địch)

    (Sau khi Liên Xô sụp đổ, Paul Nimitz (cũng là một chiến lược gia xuất sắc của Mỹ), là đàn anh của G. Kennan, viết trên Foreig Affairs rằng mình cũng có công trong việc soạn thảo “containment policy”. Nimitz kể rằng với tư cách là director của nhóm soạn thảo chính sách cho tổng thống Mỹ, mà Kennan là thành viên và là tác giả chính bài viết, sau khi Kennan nộp bài cho Nimitz duyệt trước khi trình lên tổng thống, Nimitz đã viết thêm phần “be bờ” LX bằng võ khí và quân sự. Bài của Kennan đăng trên tạp chí Foreign Affairs ký tên là XXX thì không nhắc gì đến chuyện be bờ bằng võ khí và quân sự)

    • Lũy Đặng says:

      Cám ơn anh NKD về chuyện George Kennan. Lúc dịch từ “statesman” tôi cũng có lưỡng lự về nghĩa “chính trị gia” có xem dictionary về từ này. nhưng thấy có một vài nhận xét của ông không đúng với thực tế cho lắm, nhất là trong câu chuyện dẫn ở trên nên tôi tạm dùng chữ “bình luận gia” cho nhẹ bớt phần nào. Đúng ra là phải dịch sát nghĩa là “chính trị gia lỗi lạc như anh nói thì đúng hơn. xin thành thật cám ơn anh.

Phản hồi