Hoa Kỳ phải cương quyết chấm dứt chế độ bạo quyền ở TQ
“U.S. Must Resolve to End Chinese Tyranny.”
James Rhodes
08-07-2011
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
LGT: Những bài viết bằng tiếng Anh bởi những người ngoại cuộc như bài này rất lợi cho Việt Nam về phương diện dư luận quốc tế. Chúng tôi mong có một số bài tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh để phổ biến khắp nơi trên thế giới.
———————————————-
Những quốc gia văn minh cần phải phát triển một chính sách thống nhất để chấm dứt những hành động thù nghịch của những nước gây hấn, bất kể họ là ai. Về vấn đề này, lịch sử có thể cống hiến những bài học giá trị. Chúng ta cần phải học những lỗi lầm của những người khác như Thượng Đế biết chúng ta không có thời giờ để lập lại tất cả những lỗi lầm như vậy. Trong khoảng thời gian giữa thập niên 1930, Adolph Hitler với sự trợ giúp của Heinrich Himmler, đã tiến hành một chiến dịch chống lại những người cấp tiến, Do Thái, những người theo chủ nghĩa xã hội, Cộng Sản, những người Gypsy, và những nhóm không được ưa chuộng khác. Một Âu châu thụ động đã theo đuổi một chính sách nhân nhượng vô nguyên tắc đối với Hitler với ý nghĩ rằng làm như vậy sẽ tránh được xung đột và chiến tranh. Không ai có một phản ứng nào cả khi Đức xâm chiếm vùng Saar [nằm ở khu vực biên giới giữa Đức và Pháp] vào năm 1935; hay vùng Rhineland [nằm ở khu vực biên giới giữa Đức, Bỉ, Luxembourg, và Hòa Lan] vào năm 1936, hoặc Áo và Tiệp Khắc vào năm 1938. Sau khi Đức xâm chiếm Ba Lan vào tháng 9, 1939, Thế Chiến Thứ Hai bắt đầu, hàng triệu người chết một cách vô ích bởi vì không ai có can đảm để ngăn chặn chế độ Nazi sau khi họ đồng hóa vùng Saar vào năm 1935.
Khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, những cường quốc quân sự ưu thế trên thế giới đã để cho Liên Bang Xô Viết xâm chiếm hoàn toàn một số quốc gia và tước đoạt quyền tự quyết của một số đông dân chúng tại Ba Lan, Bảo Gia Lợi, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, An Ba Ni, và tạo ra cả Đông Đức. Chính hoàn cảnh này đã gây ra chiến tranh lạnh. Hàng ngàn tỉ đô la đã được đổ vào những công nghệ quân sự thay vì dùng để khám phá ra những cách chữa trị những căn bệnh giết người, chấm dứt nạn đói trên thế giới, và những thứ tương tự.
Ngày nay, đang có một mối đe dọa giống như vậy có thể làm thế giới bất ổn. Nó không được biết đến nhiều như mưu đồ của Hitler hay Stalin, tuy nhiên cũng xảo quyệt, tính toán, và khôn vặt. Nguồn gốc của mối đe dọa này bắt nguồn từ phía đông của Vịnh Bắc Việt trong một vùng mà người Việt Nam và chính tôi gọi là Biển Đông. Dĩ nhiên, những người Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Quốc, suy cho cùng, họ là một kẻ mạnh ở trong vùng và trong cố gắng muốn viết lại lịch sử đã hăm dọa và tiêu diệt những ai chống lại sự thâu tóm quyền lực của họ.
Điều quan trọng không phải là Biển Đông có vào khoảng 30,000 hòn đảo và đá ngầm. Thâu tóm lại, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Brunei đòi hỏi chủ quyền trên một số những mảnh đất nhỏ bé này. Vì những hòn đảo này nằm trong “Biển Nam Trung Quốc”, chúng đều phải thuộc Trung Quốc, bất kể đến lịch sử thật sự.
Những văn bản cổ của hai sử gia Trung Quốc Lĩnh Ngoại Đại Đáp (Ling Wai Da) và Chu Phan Chi (Zhu Fan Zhi) cho thấy rằng Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands) nối kết với và là một phần của một vùng nay là Bắc Việt Nam. Sự kiện này đã được nhắc lại trong tài liệu của Thế Kỷ 17; bản đồ của vùng trong năm 1838; và bởi đế quốc tây phương Pháp qua triều đại nhà Nguyễn vào năm 1887 và 1933. Nhiều tài liệu tham khảo liên kết những đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam từ thời cổ. Khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, Trung Quốc toan tính chiếm đất ở Biển Đông, nhưng Tuyên Ngôn Cairo (Cairo Declaration) ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với những đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quan điểm này được xác nhận tại Hội Nghị San Francisco về Thỏa Hiệp Hòa Bình (San Francisco Conference on the Peace Treaty) với Nhật Bản vào năm 1951. Cho đến ngày hôm nay, Trung Quốc là một nước đã thành công nhiều nhất trong việc lùng kiếm để lấy thêm đất đai. Trung Quốc thôn tính Tây Tạng vào năm 1950; Trung Quốc hiện nay kiểm soát kinh đào Panama, Hồng Kông kể từ 1997 và Ma Cao 1999.
Vào năm 1988 không bị gây hấn Trung Quốc tự dưng tấn công vào đảo Trường Sa mang cờ Việt Nam. Đây là một hành động giết người có tính toán đáng lẽ làm sỉ nhục cả thế giới. Trên 64 người Việt bị giết chết một cách vô ích và một số khác bị mất tích vì cuộc xâm lăng trắng trợn. Cho đến nay, quân đội Trung Quốc tiếp tục thi hành chính sách quấy rối những thuyền đánh cá và nghiên cứu khoa học không phải của Trung Quốc tại Biển Đông. Gần đây, Trung Quốc đâm vào và đánh đắm những thuyền đánh cá của Việt Nam và bắt giữ toàn thể thủy thủ đoàn.
TNS John McCain đã tuyên bố công khai rằng ông không ủng hộ Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Vào ngày 23 tháng 7, 2010, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton đã đề nghị một giải pháp cho toàn vùng Biển Đông. Ngay sau đó, báo Manila Times đã tường thuật rằng Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã tuyên bố rằng “Việc mời Việt Nam tới Hoa Kỳ để dàn xếp (vấn đề Biển Đông) là một hành động tấn công vào Trung Quốc.” Đây là những lời nói bừa bãi của một kẻ xâm lăng du côn cốt để dọa dẫm kẻ yếu. Đây là Hitler của 1935. Đây là Stalin của 1945. Biển Đông không chỉ thuộc Trung Quốc và thế giới phải bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ kiểm soát tất cả các đường tiếp cận và tài nguyên của vùng này. Một sự nhân nhượng đối với kẻ xâm lăng côn đồ ngày hôm nay chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc xung đột võ lực trong tương lai gần. Tất cả những quốc gia Đông Nam Á đang tích cực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề nan giải này không thể bị bức chế bởi một nước đang tìm cách bóp méo sự thật của lịch sử và sau đó sát hại để bảo vệ sự dối trá của họ.
Vì lợi ích của hòa bình thế giới, lương thiện, và công lý mà ngày nay thế giới cần làm điều phải và hỗ trợ chủ quyền của Việt Nam đã được chứng minh bằng tài liệu đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta bắt buộc không thể trở thành nạn nhân của những kẻ lạm dụng sức mạnh và đe dọa dùng bạo lực để đạt được mục tiêu chính trị đảng phái trong khi đó những người yếu đuối là những kẻ phải chịu thiệt thòi như Hitler đã làm vào thập niên 1930 và Stalin trong thập niên 1940.
© Đàn Chim Việt
CÔN ĐỒ VÀ VĂN MINH
Tục ngữ có nói cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. Đó là ý nghĩa chê trách thái độ thụ động, ích kỷ, thấp kém của kẻ kém văn hóa, phi văn minh. Thế nên tinh thần văn hóa phải là tinh thần nghĩa khí, giữa đường thấy chuyện bất bình không tha. Đó chính là phong cách mã thượng, đáng khen của người cao quý, người quân tử.
Khi Hitler ngang nhiên xâm chiếm một số nước nhỏ ở châu Âu lúc ban đầu, các nước lớn khác đều không có phản ứng, một là sợ hậu quả với quốc xã, hai là ích kỷ, không dám tỏ thái độ chân chính của người bảo vệ chính nghĩa chung của loài người. Kết cuộc cũng không tránh được chiến tranh với Quốc xã, bởi Hitler không có lý do gì để dừng khi chiếm được nước này cũng sẽ lấn tới nước khác.
Ngày thế giới đã được tổ chức rộng khắp và chặt chẽ hơn nhiều so với thời thế chiến thứ nhất và cả thế chiến thứ hai như trên đã nói. Bởi thế giới đã có các khối địa phương và có tổ chức Liên hiệp quốc như một định chế quốc tế bao quát nói chung.
Trong thời kỳ thế chiến thứ nhất, Mỹ đã từng can thiệp vào châu Âu nhằm căn chận chiến tranh mở rộng và kết thúc chiến tranh sớm. Trong thế chiến thứ hai cũng thế, nếu không có sự can dự của Mỹ, không biết phe Trục Đức Ý Nhật sẽ làm mưa làm gió và xẻ thịt thế giới tới đâu.
Thời chiến tranh ý thức hệ trong hầu gần suốt thế kỷ 20 cũng vậy, nếu không có sự can thiệp của Mỹ, giờ này cũng không rõ bộ mặt thế giới đã ra sao.
Nay thì rõ ràng Trung Quốc đang giở lại những thói tệ lậu cũ của nhân loại. Có nghĩa khi ngày nay TQ đã tương đối mạnh lên rồi, họ đã lòi đuôi một đất nước có tham vọng thực dân, đế quốc còn hơn cả những lý lẽ họ chửi thực dân, đế quốc một cách nhiều phần giả tạo vì đóng kịch nhằm thủ lợi trước đây.
Nay ý đồ của họ dần dần thấy rõ là họ rắp tâm chiếm biển Đông, rắp tâm xâm lăng toàn bộ VN ngay từ những bước đi nhỏ ban đầu nếu không bị chận đứng hay phản công lại.
Đấy thái độ tham lam, côn đồ cùa một anh bất chính đối với lối xóm là như vậy. Trong thói hống hách, càn dở với lối xóm như vậy, nếu mọi người trong xóm đều chỉ thụ động, bàng quan, thế nào anh ta cũng thẳng trớn lấn tới, thói vũ phu, tham bạo sẽ không dừng lại bất cứ ở đâu mà cứ khuếch trương và mở rộng ra hoài, bởi lòng tham luôn luôn không đáy.
Thế thì trong cái xóm thế giới này, ngày nay chỉ có thể trông cậy vào hai đại gia, hai anh lớn đấu nhất đó không ngoài Mỹ và Nga. Thế nhưng giữa Nga và Mỹ thì tinh thần của Mỹ vẫn khác hơn Nga rất nhiều. Vì Mỹ xưa nay là người xông xáo, tính cách hơi cao bồi cố hữu, nhưng cũng khí phách và nhiều khi cũng khá mã thượng. Tuy có mang tiếng hay bị chụp mũ là sen đầm quốc tế theo lối bôi bác như trước đây những thù địch của Mỹ hay gán cho Mỹ, nhưng được cái Mỹ cũng từng có nhiều hành động có lợi chung cho thế giới.
Cho nên, trước hành vi mang tính chất ngổ ngáo, trắng trợn, bất chấp xóm giềng, thể hiện dã tâm xâm lăng, bá quyền rất nguy hiêm hiện giờ của TQ, mà ban đầu là khu vực Á châu, nếu Mỹ không thể hiện tính cách văn minh làng xóm của mình, không thể bảo là còn xứng đáng với các truyền thống lâu nay, và điều đó quả là đáng tiếc. Nên dầu muốn dầu không Mỹ không thể bình chân như vại một cách nhu nhước và ích kỷ, nhưng tinh thần và ý thức trách nhiệm của Mỹ chính là phải có sách lược và quyết tâm chận đứng mọi hành vi sai trái của TQ trước thế giới cũng như khu vực Á châu ngay từ đầu hiện nay, nếu không lại sẽ trở thành quá trễ như các kinh nghiệm trước kia đã cho thấy.
ĐẠI NGÀN
(29/7/12)
Bài viết tốt và khá khách quan, tuy nhiên đối với mấy ông cờ vàng cực đoan thì món ăn như vậy không hợp khẩu vị, món ưa thích của mấy vị là chửi, chửi và chửi. Đọc bài viết, đọc mấy cái còm thì biết mấy người đó muốn gì và quan tâm gì!
Tôi tán thành quan điểm của James Rhodes, phải ra tay trước nếu để thêm vài năm nữa sẽ muộn. Tất cả các quốc gia trên thế giới không nên chần chờ trước sự phát triển quân sự của đế quốc Trung Hoa. Chúng sẽ lặp lại lịch sử không khác gì Phát xít Hit-le, còn nguy hiểm hơn nhiều so với phát xit Hit-le.
”Chúng ta bắt buộc không thể trở thành nạn nhân của những kẻ lạm dụng sức mạnh”…
Nói cái kiểu này nghĩa là thường thì chúngta thích làm nạn nhân của bọn cướp, bọn lừabịp, bọn giáophiệt, bọn tàiphiệt, bọn kwânphiệt, bọn chínhtrị lưumanh… lắm hả? Còn trong trườnghợp này thì: ”chúngta bắtbuộc khôngthể trở thành nạ nhân…” Viết văn hay thật đấy, cũng như ”biểutượng” thì lại nói là ”biểutưởng” (hành nghề mạidâm…) Em xin chào thua!!!
BỆNH TRẦM KHA TẠNG HỒI MÔNG MÃN.
Việt Nam cho dù chưa thể có được một Hiệp Ước An Ninh Lãnh Thổ với Hoa Kỳ như Philippinnes, nhưng sự họp tác đi sâu vào nhiều lảnh vực vẫn là điều có thể làm. Chính thể độc đảng Cộng Sản, tất nhiên sẽ phải có nhiều trở ngại trên mặt ngoại giao đối với khối Tự Do Dân Chủ trên thế giới, nhất là mối bang giao rất thiết yếu như Hoa Kỳ, đất nước và chính thể tự do dân chủ hàng đầu thế giới.
Dưới chính thể độc đảng chuyên chế hiện nay, Việt Nam không thể là nước đồng minh cuả Hoa Kỳ, những Hiệp Ước nào đó nếu có, cũng không thể thúc đẩy được chính quyền Hoa Kỳ can thiệp, khi Việt Nam có tình trạng bị xâm lấn lảnh thổ hay lảnh hải. Không riêng gì về mặt ngoại giao đối với Hoa Kỳ, mà cả đến các nước trong cộng đồng dân chủ tự do trên thế giới, Việt Nam hẳn nhiên rất muốn mở rộng ngoại giao, nhưng một nước với chủ trương đường lối chuyên chính đảng trị, tầm ảnh hưởng niềm tin lẩn nhau sẽ giảm đi nhiều, kết quả thường sẽ không như ý mong muốn cuả các nhà đương quyền Việt Nam.
Mặc dù Úc Đại Lợi có sự giao thương kinh tế với Trung Quốc khá nhiều, nhưng Úc vẫn luôn là đồng minh lâu đời cuả Hoa Kỳ từ 1951, cùng Hải Lực Không Quân Hoa Kỳ phối họp tập trận theo như định kỳ. Bởi vì nền an ninh chung cuả hai nước nầy trên khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Úc Đại Lợi luôn cần đến sự hổ trợ tích cực cuả Hoa Kỳ, đứng trước sự trổi dậy gần đây cuả Trung Quốc, ắt sẽ có phương hại không ít đến an ninh lảnh thổ lảnh hải cuả Úc. Tính đồng minh hổ trợ trên từng khu vực cuả Hoa Kỳ, đã được thể hiện đúng mức trong suốt thời gian qua. Từ khu vực Nhật-Nam Hàn, đến Phi-Thái Lan, và nhất là Ấn-Úc. Cái thế Vòng Cánh Cung kéo thẳng cũng là ở đó, nó hình thành tất yếu khó tránh khỏi trước độ hung hãn cuả Bắc Kinh ngày càng leo thang.
Thị trường tiêu thụ hành nhu yếu phẩm về mặt xa xí bị giảm sút, khiến nền kinh tế Hoa Kỳ có phần chựng lại vì thuế thất thu. Nhưng các mặt hàng khác trên mặt quốc phòng, thì hiện tại cũng như tương lai, vẫn không có chiều hướng giảm xuống theo thời gian. Nếu nền kinh tế Hoa Kỳ có suy giảm về mặt thị trường tiêu thụ, âu chỉ là căn bịnh ngoài da, chỉ làm một ít khó chiụ cho chính quyền đương nhiệm và người dân. Sự suy giảm đó không thể nào làm Hoa Kỳ ngã xuống được, khi mà với tiềm năng tiềm lực dồi dào về các mặt, Hoa Kỳ sẽ luôn trụ lại và đứng vững với thời gian.
Nhưng Trung Quốc bề mặt kinh tế thấy như phát triển vượt trội, nhưng thực chất là nhờ vào sự đầu tư ồ ạt từ các nước tư bản trên thế giới. Nó giống như là hình tam giác, đáy hình tam giác giơ lên trời, đầu cắm xuống đất, nên rất dể ngã đổ. Nhất là hiện trạng khan hiếm dầu thô trên thế giới trong tương lai gần, Trung Quốc bắt buộc phải gây hấn tranh đoạt cho bằng được Cái Lưỡi Bò, cho dù sẽ phải trở thành là kẻ thù chung cho cả khối ASEAN trong khu vực, hay là cả số đông các nước trên thế giới, cũng phải hành động để giử vững sự phát triển kinh tế.
Nếu có một sự suy giảm kinh tế trong nước Trung Quốc xảy ra, Tạng Hồi Mông Mãn sẽ có sự trổi dậy khó tránh khỏi. Đó chính là căn bệnh trầm kha bên trong đất nước Trung Quốc, cơn bệnh mãn tính e rằng sẽ không có phương thuốc nào để có thể trị liệu được. Thế nên, đàng sau sự trổi dậy mạnh mẽ cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh, con đường tan rã Tam Phân Tứ Liệt lúc nào cũng đang sẵn sàng chờ đợi họ. Đó là điều rất dể hiểu tại sao khi Đạt Lại Đạt Ma đến Hoa Kỳ, thì lúc nào nhà cầm quyền Bắc Kinh đều cực lực phản đối, cũng như luôn luôn có lời răn đe rào đón trước đối với Hoa Kỳ.
Với Việt Nam hiện nay, người dân Việt yêu nước trong ngoài cần phải nên hướng tập trung vào thế Mượn Thuyền Qua Sông, để Thuận Tay Dắt Dê là thù thắng nhất. Vưà bảo toàn tiềm năng tiềm lực, vưà giử lại những gì cần phải giử. Trong đó, sự chuyển hoá cơ chế trong an toàn là chuyện trước mắt không thể không làm.
Xin trân trọng.
Tìm nguồn của bài này thì lòi ra từ ‘www.viet-studies.info’ và tác giả thì là “GS James Rhodes sẽ sang giảng day tại Học viện Báo chí và Truyền thông (Hà Nội) tháng 8 này, trong chương trình Fulbright” ! Hà Nội phải mướn người ngoại-quốc-có-tình-hữu-nghị-thắm-thiết để ‘rên’ dùm và ‘năn nỉ’ dùm cho có vẻ … mạnh hơn. Tội nghiệp quá hả ? Atrocious to the subject but pathetic to comrades and the free world…Bravo !
BỆNH TRẦM KHA TẠNG HỒI MÔNG MÃN.
Việt Nam cho dù chưa thể có được một Hiệp Ước An Ninh Lãnh Thổ với Hoa Kỳ như Philippinnes, nhưng sự họp tác đi sâu vào nhiều lảnh vực vẫn là điều có thể làm. Chính thể độc đảng Cộng Sản, tất nhiên sẽ phải có nhiều trở ngại trên mặt ngoại giao, nhất là đối với Hoa Kỳ, đất nước và chính thể tự do dân chủ hàng đầu thế giới.
Dưới chính thể độc đảng chuyên chế hiện nay, Việt Nam không thể là nước đồng minh cuả Hoa Kỳ, những Hiệp Ước nào đó nếu có, cũng không thể thúc đẩy được chính quyền Hoa Kỳ can thiệp, khi Việt Nam có tình trạng bị xâm lấn lảnh thổ hay lảnh hải. Không riêng gì về mặt ngoại giao đối với Hoa Kỳ, mà cả đến các nước trong cộng đồng dân chủ tự do trên thế giới, Việt Nam hẳn nhiên rất muốn mở rộng ngoại giao, nhưng một nước với chủ trương đường lối chuyên chính đảng trị, tầm ảnh hưởng niền tin lẩn nhau sẽ giảm đi nhiều, kết quả thường sẽ không như ý mong muốn cuả các nhà đương quyền Việt Nam.
Cho dù Úc Đại Lợi có sự giao thương kinh tế với Trung Quốc khá nhiều, nhưng Úc vẫn luôn là đồng minh lâu đời cuả Hoa Kỳ từ 1951, cùng Hải Lực Không Quân Hoa Kỳ phối họp tập trận theo như định kỳ. Bởi vì nền an ninh chung cuả hai nước nầy trên khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Úc Đại Lợi luôn cần đến sự hổ trợ tích cực cuả Hoa Kỳ, trước mọi sự trổi dậy có phương hại đến an ninh lảnh thổ lảnh hải cuả Úc. Tính đồng minh hổ trợ trên từng khu vực cuả Hoa Kỳ, đã được thể hiện đúng mức trong suốt thời gian qua. Từ khu vực Nhật-Nam Hàn, đến Phi-Thái Lan, và nhất là Ấn-Úc. Cái thế Vòng Cánh Cung kéo thẳng cũng là ở đó.
Thị trường tiêu thụ hàng nhu yếu phẩm về mặt xa xí bị giảm sút, khiến nền kinh tế Hoa Kỳ có phần chựng lại vì thuế thất thu. Nhưng các mặt hàng khác như trên mặt quốc phòng thì hiện tại và tương lai vẫn không có tính giảm xuống. Nếu nền kinh tế Hoa Kỳ có suy giảm, âu chỉ là căn bịnh ngoài da, chỉ làm khó chiụ cho chính quyền đương nhiệm và người dân. Sự suy giảm đó không thể nào làm Hoa Kỳ ngã xuống được, khi mà với tiềm năng tiềm lực dồi dào về các mặt, Hoa Kỳ sẽ luôn trụ lại và đứng vững với thời gian.
Nhưng Trung Quốc bề mặt kinh tế thấy như phát triển vượt trội, nhưng thực chất là nhờ vào sự đầu tư ồ ạt từ các nước tư bản trên thế giới. Nó giống như là hình tam giác, đáy giơ lên trời, đầu cắm xuống đất, rất dể ngã đổ. Nhất là hiện trạng khan hiếm dầu thô trên thế giới trong tương lai, Trung Quốc bắt buộc phải gây hấn tranh đoạt cho bằng được Cái Lưỡi Bò, cho dù sẽ phải trở thành là kẻ thù chung cho cả khối ASEAN trong khu vực, hay là cả số đông các nước trên thế giới, thì cũng phải hành động để giử vững phát triển kinh tế.
Nếu một sự suy giảm kinh tế trong nước Trung Quốc, Tạng Hồi Mông Mãn sẽ có sự trổi dậy khó tránh khỏi. Đó chính là căn bệnh trầm kha bên trong đất nước Trung Quốc, cơn bệnh mãn tính e rằng khó có phương thuốc nào để có thể trị liệu được. Thế nên, đàng sau sự trổi dậy mạnh mẽ cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh, con đường tan rã Tam Phân Tứ Liệt lúc nào cũng đang sẵn sàng chờ đợi họ. Đó là điều để hiểu tại sao khi Đạt Lại Đạt Ma đến Hoa Kỳ, thì lúc nào nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng cực lực phản đối, cũng như luôn luôn có lời răn đe rào đón trước đối với Hoa Kỳ.
Với Việt Nam hiện nay, người dân Việt yêu nước trong ngoài cần phải nên hướng tập trung vào thế Mượn Thuyền Qua Sông, để Thuận Tay Dắt Dê là thù thắng nhất. Vưà bảo toàn tiềm năng tiềm lực, vưà giử lại những gì cần phải giử. Trong đó, sự chuyển hoá cơ chế trong an toàn là chuyện trước mắt không thể không làm.
Xin trân trọng.