WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân chủ không tự nhiên mà có

Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập.

Mệnh đề thứ nhất tương đối dễ hiểu và dễ thấy. Tuy khái niệm “dân chủ” đã ra đời ở Hy Lạp cách đây đã 2500 năm, nhưng, thứ nhất, đó chỉ là dạng phôi thai của dân chủ với nhiều hạn chế nhất định; và thứ hai, cái dạng phôi thai ấy đã bị bóp chết một cách tức tưởi suốt cả hai ngàn năm sau đó, trong suốt thời kỳ trung cổ và Trung Đại, khi mọi quyền lực đều nằm hẳn trong tay của giới tu sĩ hoặc giới quý tộc. Hình thức dân chủ mà chúng ta đang đề cập chỉ mới xuất hiện từ hơn một trăm năm nay, và càng ngày càng hoàn thiện dần.

Mệnh đề thứ hai cũng rõ: Mọi nền dân chủ đều ra đời sau những cuộc tranh đấu dai dẳng, có khi còn đẫm máu. Dân chủ không phải là món quà cho không biếu không của ai cả. Đó là thứ mà người ta phải giành giật và đánh đổi bằng cả xương máu của chính mình.

Tuy nhiên, trong bài này, tôi chỉ muốn tập trung vào mệnh đề thứ ba: Dân chủ là điều người ta phải học tập.

Trước hết, cần lưu ý: dân chủ không phải chỉ là vấn đề cơ chế. Không phải cứ có bầu cử, có Quốc Hội, có luật pháp, có truyền thông, dù là truyền thông tự do, là có dân chủ. Bên cạnh cơ chế, có khi còn quan trọng hơn cơ chế, là con người. Dù cơ chế có hoàn hảo đến mấy nhưng thiếu những con người có ý thức dân chủ thì cái cơ chế ấy cũng sẽ bị vô hiệu hóa và không sớm thì muộn thế nào cũng bị sụp đổ. Lý do là: một trong những điều kiện quan trọng của cơ chế dân chủ là sự tham gia của dân chúng. Tham gia bằng nhiều cách và với nhiều mức độ khác nhau, từ việc bầu cử đến việc ứng cử, từ việc góp ý đến việc sinh hoạt, v.v… Thiếu ý thức dân chủ, những sự tham gia ấy nhất định sẽ bị hạn chế và có nguy cơ bị lệch hướng: thay vì phát huy dân chủ, chúng lại củng cố độc tài.

Nhưng ý thức dân chủ không phải là thứ bẩm sinh. Nó không được sinh ra. Nó phải được thụ đắc. Thụ đắc trong hai môi trường chính: giáo dục và xã hội.

Trong giáo dục, ngoài kiến thức, hai mục tiêu quan trọng cần được nhấn mạnh là việc đào luyện cho học sinh và sinh viên khả năng suy nghĩ một cách độc lập và sáng tạo. Thiếu hai khả năng ấy, người ta chỉ là những con vẹt, thậm chí, những công cụ. Sự độc lập phải được hiểu là độc lập từ chính thầy cô giáo, từ sách giáo khoa, và xa hơn nhưng cũng thiết yếu hơn, độc lập từ các giáo điều. Khi xã hội còn nặng tư tưởng giáo điều, cứ mở miệng ra là “Tử viết” hoặc “Marx nói”, “Lênin nói” hay “Bác Hồ nói”, trẻ em, và từ đó, dân chúng không thể có sự độc lập trong tư duy được. Mà đã không có độc lập thì không thể sáng tạo. Nền tảng của độc lập và sáng tạo, do đó, là sự tin tưởng vào sự thật và sự tự tin là chính mình, bằng những nỗ lực riêng của mình, có thể tiếp cận được sự thật ấy. Có được niềm tin tưởng và sự tự tin ấy, người ta mới có thể hành xử như một con người tự do. Có hành xử như những con người tự do, người ta mới có dân chủ.

Nhưng nhà trường không, chưa đủ. Ý thức dân chủ còn cần phải được đào luyện trong môi trường xã hội nữa. Những gì được học trong nhà trường cần phải được thực tập ngay trong đời sống hàng ngày, ở đó, người ta được thoát ra khỏi áp lực của tập quán và giáo điều và được có quyền phát biểu những ý kiến riêng của mình dù chúng đi ngược lại với đám đông và với quyền lực. Việc hành xử như một con người tự do – điều kiện của dân chủ – do đó, chỉ có thể thực hiện được trong môi trường tự do.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và xã hội trong việc đào luyện ý thức  cũng như thói quen dân chủ sẽ dẫn đến hệ luận này: Để xây dựng một nền dân chủ tại Việt Nam, người ta phải bắt đầu, trước hết, từ hai điểm: giáo dục và xã hội. Khi giáo dục và xã hội chưa thay đổi, sự thay đổi về cơ cấu quyền lực, nếu có, không có gì bảo đảm sẽ dẫn đến dân chủ cả. Có khi đó chỉ là thay thế một hệ thống độc tài này bằng một hệ thống độc tài khác.

Nhưng nhìn cả hai phương diện giáo dục và xã hội ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề dân chủ, chúng ta không thể không bi quan. Nền giáo dục Việt Nam, cho đến nay, sau bao nhiêu lời hứa hẹn cải cách, vẫn không hề thay đổi theo chiều hướng phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo. Học sinh vẫn phải nhồi nhét kiến thức để trả bài. Thầy cô giáo vẫn tự đóng vai trò trung tâm phân phối kiến thức. Hệ thống thi cử vẫn dựa trên việc kiểm tra ký ức. Việc nhồi nhét ấy dẫn đến hệ quả khác: sự giả dối. Trẻ thì giả dối trong cách học tủ và học vẹt. Lớn thì giả dối trong việc mua bán bằng giả và bằng dỏm. Khi giả dối lên ngôi, mọi bảng giá trị, từ truyền thống đến hiện đại, đều bị đảo lộn. Không có nền dân chủ nào có thể được xây dựng trên những sự đảo lộn như vậy cả.

Sinh hoạt xã hội Việt Nam hiện nay cũng không phải là mảnh đất tốt để nuôi dưỡng dân chủ. Luật pháp không rõ ràng, để sống còn, người ta phải mánh mung. Xin trường học cho con cái: mánh mung. Xin việc làm: mánh mung. Để tăng lương hoặc tăng chức: mánh mung. Ở đâu cũng có và cũng cần có mánh mung cả. Thói mánh mung ấy, một mặt, giết chết luật pháp, mặt khác, giết chết cả niềm hy vọng vào dân chủ.

Để thay đổi môi trường xã hội như thế, người ta không chỉ cần củng cố hệ thống pháp luật như một số người đã nói; người ta cần phải, quan trọng và khẩn thiết hơn, xây dựng cho được một xã hội dân sự lành mạnh.

Nhưng vấn đề xã hội dân sự là một vấn đề rộng lớn và phức tạp. Chúng ta sẽ bàn sau.

Theo blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

3 Phản hồi cho “Dân chủ không tự nhiên mà có”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    DÂN CHỦ VÀ QUYỀN LỰC

    Xã hội không thể không có dân chủ. Nhưng xã hội cũng không thể không có quyền lực. Dân chủ là quyền bình đẳng của tất cả mọi người. Quyền lực là quyền thống nhất của tất cả mọi người, hay quyền hành chung của toàn xã hội. Xã hội phản dân chủ là xã hội độc đoán, chỉ tập trung quyền lực vào cho một hay vài cá nhân để nắm giữ quyền hành chung. Một hay các nhân đó có thể dựa vào một tổ chức do họ cầm giềng mối, hay đã được tổ chức ra, nhân danh một lý tưởng, hay một lý do, hoặc cơ sở nào đó. Sự độc tài nói chung, luôn luôn phải cần đến sự mị dân. Bởi độc tài mà không mị dân, cũng không thể dựa vào đâu để độc tài lâu dài được. Và ngoài sự mị dân ra, độc tài luôn cần đến một hệ thống tuyên truyền giả tạo, và cả đến một hệ thống bạo lực có tính áp chế. Nhưng nếu quyền lực xã hội quá phân tán, cũng thường có thể dễ đưa tới chỗ hổn loạn, mất trật tự, tai hại chung, bởi vì tâm lý số đông có thể luôn hay có khuynh hướng xem thường, hay lợi dụng sự quá dễ dải, mà cứ lấn đến. Vậy nên, dân chủ đúng nghĩa cần, phải cần có sự tôn trọng lẫn nhau giữa người dân, và sự tôn trọng lẫn nhau giữa người cầm quyền và người dân. Muốn vậy, phải không thể chỉ có một đảng cầm quyền thường xuyên, độc đoán, nhưng cũng không thể lại có quá nhiều đảng phái tạp nhạp, để trở thành phe phái, bè đảng cá nhân riêng tư, hổn loạn. Sự thống nhất thành những khuynh hướng chính yếu lớn, tự nhiên, cần thiết, khách quan nào đó phải có trong xã hội, chính là yêu cầu và cơ sở hàng đầu, hay cần thiết trước tiên của dân chủ. Có nghĩa, mọi công dân phải được có tự do, mọi chính đảng đúng đắn và đúng nghĩa nhất phải có được tự do. Nhưng nhất thiết không thể có các cá nhân, hay đảng phái nào có được các đặc quyền riêng, để có thể nhằm lợi dụng riêng tư cho mình trong bất cứ trường hợp nào được cả. Nguyên tắc hay nguồn gốc của mọi sự độc tài, độc đoán, không gi khác hơn vẫn là ý nghĩa, hay tính chất của sự tự tôn, của quyền lợi riêng tư, hay của quán tính xã hội trì trệ từ lâu vốn đã trở thành như một thói quen tự nhiên. Từ đó, ý nghĩa thực chất của sự độc tài, trước hết vẫn là việc coi thường nhân dân. Trái lại, ý nghĩa thực chất của việc lạm dụng dân chủ, là sự coi thường quyền lực chung của toàn xã hội. Lạm dụng quyền lực chung của xã hội, hay lạm dụng quyền tự nhiên riêng của cá nhân,luôn đều là các cực đoan. Thường cơ sở của sự độc tài, vẫn hay căn cứ vào sự mị dân. Còn cơ sở của sự hổn loạn chính là tính vô trách nhiệm, kém ý thức chung. Nói chung lại, tính chất của dân chủ trong thực tế, vẫn luôn luôn chỉ là tương đối. Nó chính là quãng không gian, mà mọi người chấp nhận được, nằm giữa mức tối thiểu của sự độc tài và mức tối thiểu của sự hổn loạn. Có nghĩa nó là quãng không gian lý tưởng. Chủ yếu của dân chủ, như vậy luôn xuất phát từ ý thức của người cầm quyền, và ý thức của toàn dân. Khi ý thức của người cầm quyền, mà một khi quyền lực đã vào trong tay họ, và họ không muốn nhả ra nữa, thì luôn có muôn vàn cách thức khác nhau nhằm để lũng đoạn nó, chi phối quyền hành đó một cách tùy tiện, và phát huy tự nhiên thêm mọi tính chuyên quyền, độc đoán. Còn ý thức của người dân, ngược lại cần phải biết vượt lên trên, hay thoát ra ngoài sự khống chế đó, để tổ chức lại xã hội, làm sao cho có dân chủ thật sự. Cũng như cần phải có các phương thức, các nguyên tắc cơ bản nhất, nhằm để cho khi bất kỳ một ai đó, cá nhân hay nhóm cá nhân chẳng hạn, được lên cầm quyền, thì tất yếu cũng không thể lợi dụng được nó để biến thành độc tài, độc đoán, hay tìm cách thủ tiêu dân chủ được. Lương tâm và trách nhiệm của mọi công dân cũng chính là nguyên nhân, nguồn gốc, cơ sở, và nền tảng của một xã hội tự do, dân chủ. Khi các công dân coi thường lương tâm xã hội, coi thường lẫn nhau, hay coi thường lợi ích xã hội nói chung, thì cho dù có nhân danh bất cứ điều gì, có cải trang dưới bất cứ dưới hình thức thế nào đi nữa, thì thực chất vẫn chỉ là sự áp chế đối với quyền tự do, dân chủ, sự lũng đoạn quyền hành xã hội, mà thực chất cốt yếu nhất, cũng chỉ nhằm để lợi dụng, hầu thụ hưởng được mọi lợi ích đang có được do từ các mặt lạm dụng chính quyền hành của xã hội, để nhằm phục vụ quyền lợi riêng cho cá nhân mình mà thôi. Quyền hành vĩnh cửu hay lâu dài của cá nhân, hoặc tập thể, mà không bị hạn chế vào nhiệm kỳ, vào tính hiệu quả, vào độ đo của thời gian, hay vào sự lựa chọn thực tế, và mang tính thật sự của toàn xã hội, thì vẫn luôn luôn chỉ là như thế.

    Võ Hưng Thanh
    (23/7/11)

  2. tu trong says:

    Chi sau khi khong duoc visa vao VN ong NHQ quay qua viet chinh tri. Truoc day, ong co bao gio tham gia cac thao luan ve dan chu?

    Noi ly thuyet tuong doi de. Nhung kien thuc chinh tri cua ong NHQ kem qua.

    Nen tu trong mot chut, dung day nhung nguoi da do xuong mau vi dan chu, Minh ngoi xa long, tra cuu sach vo va… ban ve dan chu!

    VN se het hy vong neu co nhung ‘nha dan chu’ sa long nhu the.

    May thay, chi co mot nguoi khong biet then moi dam viet nhu ong NHQ.

  3. iBi says:

    Nhưng người nào tập tành tinh thần dân chủ mà nói, viết động tới nhóm Tiền Vệ và bọn hậu [môn] hiện đại tục tĩu là bị đập phá, bóp nghẹt và bị chụp cho cái nón cối liền; thành thử, nói dân chủ thì dễ, dạy đời cho dân chủ thì dễ, mà sống dân chủ thì phải sống đạo đức giả. Làm thơ không hay, viết văn không khá, viết phê bình đã cạn, bây giờ nhảy vào tán chuyện chính chị chính em thì thiếu kiến thức về chính trị và xã hội v.v… thì coi bộ còn lâu mới có được dân chủ cho quê nhà ở xa lắc xa lơ.

    Hãy lo xây dựng cho thành công nhóm ‘văn phiệt’ ở hải ngoại trước cái đã, rồi sau ta mới bàn chuyện chính trị và bày trò học tập dân chủ cho cả nước. Chuyện VN đã có TQ no dùm rồi. Bây giờ cả ‘trên’ lẫn ‘dưới’ khỏi phải no.

Phản hồi