Cải cách dân chủ làm Việt Nam mạnh lên và Trung Quốc yếu đi
Ngày 24/7/2011, cuộc xuống đường lần thứ 8 vì Hoàng Sa, Trường Sa tại Hà Nội đã được đông đảo thanh niên và nhân dân Việt Nam tham gia.
Đây là cuộc xuống đường theo lời kêu gọi của Nhật kí yêu nước, Giới nhân sĩ yêu nước và Nguyễn Thái Học Fundation trong khuôn khổ chiến dịch SUNDAY NO CHINA, sáng kiến tuyệt vời của Nguyễn Thái Học Fundation.
Đặc biệt lần này, cùng một lượt tất cả các trang mạng uy tín như FRA,BBC,VOA,RFI… đều đưa tin về cuộc xuống đường lần thứ 8 của nhân dân Việt Nam yêu nước.
Nhân dân Việt Nam xuống đường bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa đã trở thành tin tức của truyền thông thế giới.
Có thể nói phong trào xuống đường yêu nước không đảng phái, chống bành trướng Trung Quốc đã có bước chuyển về chất.
Đã hình thành một mặt trận yêu nước, khởi đầu là 3 tổ chức kể trên. Nếu các trang mạng dân chủ cùng đi đến một mặt trận chung chống bành trướng Trung Quốc, chúng ta sẽ có một tổ chức được nhân dân Việt Nam tin tưởng, được quốc tế biết đến. Ta sẽ có chính danh.
Nhất định các cuộc xuống đường trong tương lai sẽ được đông đảo nhân dân Việt Nam tham gia hơn, ủng hộ hơn.
Nhất định chúng ta sẽ đòi lại được Hoàng Sa, giữ vững Trường Sa.
Đặc điểm của lần xuống đường này là đã không xẩy ra sự cố hành hung người biểu tình của Công an Việt Nam. Đây là thắng lợi của các trang mạng dân chủ, của các phản ứng mãnh liệt và kịp thời khi những video clip hình ảnh tên phó Công an quận Hoàn Kiếm đạp vào mặt người tham gia biểu tình ngày 17/7/2011 vừa qua được tung lên mạng.
Các khẩu hiệu, biểu ngữ có nội dung Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt đã có khẩu hiệu dương danh những liệt sĩ hi sinh vì Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988. Đây là một khẩu hiệu làm nhẹ đi những uất ức trong lòng những người con Việt yêu nước. Mọi máu đào hi sinh vì Tổ quốc Việt Nam đều là máu của lòng yêu nước, đều cao cả, đều là những tấm gương mãi truyền tụng, muôn đời ca ngợi.
Người Viêt Nam hôm nay đã chín chắn, vượt qua sự giáo dục tẩy não của Cộng Sản Việt Nam: Chỉ có những người cộng sản mới gọi là người yêu nước.
Người Việt Nam hôm nay đã tự đánh giá được: thế nào là lòng yêu nước chân chính.
Trong những khẩu hiệu, có một khẩu hiệu đặc biệt là : “CÙNG CHUNG TAY XÉ TRUNG QUỐC THÀNH NHIỀU QUỐC GIA ĐỘC LẬP”.
Cùng với SUNDAY SAY NO CHINA, đây là một đòn trí mạng đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh, là một lời giải cho sự phá sản của chủ nghĩa bành trướng đại hán.
Bài viết này của tôi đề nghị một cải cách của Việt Nam, nhưng sẽ tác động sâu sắc vào Trung Quốc góp phần “chung tay xé Trung Quốc làm nhiều quốc gia độc lập”.
Cải cách này có tên là Cải cách dân chủ Việt Nam.
I/. Các điểm yếu của Trung Quốc.
11. Điểm yếu nhất của Trung Quốc là những tiến bộ về kinh tế không đi đôi với tiến bộ chính trị, xã hội.
Nói rõ hơn là quan hệ phong kiến trong xã hội Trung Quốc chưa được thay đổi. Việc chuyển giao quyền lực lãnh đạo xã hội Trung Quốc được thông qua từ một dòng họ / Hoàng đế là đại diện cho dòng họ đấy / sang một chính đảng gọi là của một giai cấp / giai cấp công nhân? trong khi Trung Quốc 1949 nông là lực lượng chính của Cách mạng Trung Quốc/.
Trước đây tất cả những gì bay lượn trên trời, bơi lội dưới sông, biển và tất cả những gì đi lại, mọc lên từ đất, đều của Hoàng Đế, thì nay là của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Người dân Trung Quốc vẫn chưa có quyền tư hữu. Chưa có những quyền tự do, quyền con người như người dân trong các xã hội tư bản tiên tiến.
Xã hội Trung Quốc từ một xã hội khép kín, lạc hậu, bảo thủ, tàn bạo chà đạp quyền con người của Mao chuyển sang một xã hội mở cửa cho xuất khẩu với nguyên tắc mèo trắng hay mèo đen đều tốt miễn bắt được chuột.
Đây là món lẩu thập cẩm mùi vị Trung Quốc mà Đặng làm đầu bếp mời mọc.
Luận điểm là tư bản hay đế quốc đều tốt, miễn là đảng cộng sản nắm quyền, miễn là chủ nghĩa Đại Hán được thực thi.
12. Điểm yếu thứ 2 của Trung Quốc là mộng bành trướng quá lớn lao.
Trong khi Trung Quốc đạt được các kết quả tăng trưởng kinh tế cao qua 3 thập niên vừa qua, thì việc quan trọng đầu tiên phải là hướng nội, tiến hành các cải cách xã hội nhằm xây dựng một chuẩn mực công bằng bền vững, một cách phân chia của cải xã hội kích thích được tài năng phát triển, hạn chế được các bất công xã hội có thể dẫn đến bất ổn xã hội.
Trung Quốc không đi theo hướng này.
Họ tăng cường bành trướng, ôm mộng bá chủ thế giới.
Hiện nay Trung quốc đang theo đuổi bành trướng mạnh mẽ theo hướng đông và hướng tây. Tajiskítan mới đây đã phải cắt 1100 km vuông đất cho Trung quốc/ tin đăng bởi bvnpost on 16/01/2011/. Trung quốc còn đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng đường xe lửa Âu-Á, đường cao tốc Âu-Á và đường ống dẫn dầu Âu-Á. …
Ngoài hai hướng chính này Trung quốc đang tăng cường đầu tư vào Châu Phi , Châu Mỹ la tin… Không ở đâu họ giúp cho địa phương sở tại những kinh nghiệm giải quyết tiến bộ xã hội. Trái lại, Trung Quốc xuất cảng những hình thức hối lộ tinh vi đã được phát triển qua hàng nghìn năm phong kiến Trung Quốc. Họ khuyến khích tham nhũng, khuyến khích độc tài bịt mồm những hãng truyền thông còn tinh thần dân tộc vạch những hợp đồng khai thác khoáng sản mà Trung Quốc kí được.
Hướng đông mà Trung Quốc muốn bành trướng chắc chắn sẽ gặp sự phản kháng của Hoa kỳ và Nhật bản, Nam Hàn.
Hướng tây – bắc, sớm muộn nước Nga cũng sẽ có ý kiến.
Trung Quốc bành trướng xuống phía nam qua Việt Nam, Lào, Cămpuchia.
Trung Quốc bành trướng hướng đông-nam ra Biển Đông.
Bành trướng của Trung Quốc mạnh mẽ ra nước ngoài đã làm sao nhãng chú ý của lãnh đạo Trung Quốc đến sự chênh lệnh giầu nghèo trong xã hội, đến chênh lệch thu nhập giữa vùng ven biển và vùng sâu nội địa. Quyền hành vô hạn và tham vọng lớn lao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo nên những mâu thuẫn xã hội không giải quyết được như quyền tự do ngôn luận, quyền con người, quyền của các tộc thiểu số như Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ Tân Cương… Những yếu điểm này trong thời đại thông tin toàn cầu là không thể dấu diếm được. Nó sẽ bùng nổ khi điều kiện thích hợp.
Nhưng một điều quan trọng, mà ta muốn nói là: Trung Quốc đổ của để đầu tư như vậy, ai là người gánh gánh nặng kinh tế này ?
Vẫn chính là nhân dân lao động trung quốc. Việc hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc có cam chịu lao động như nô lệ thời trung cổ với đồng lương rẻ mạt, cho chính phủ Trung Quốc xây mộng bành trướng không, còn là câu hỏi đặt ra.
Như vậy ta có quyền đặt câu hỏi : Liệu lịch sử có lặp lại sự diệt vong của vương triều Hoàng đế Tần Thủy Hoàng hơn 2.200 năm trước không ?
Ta đã biết rằng chính vì bóc lột thậm tệ mà vương triều do Tần Thủy Hoàng sáng lập, thống nhất Trung Quốc đã tồn tại ngắn ngủi chỉ 15 năm. Việc sưu cao, thuế nặng, hình phạt khắc nghiệt với những đầu tư vượt khả năng quốc gia có 20 triệu dân này như Vạn Lý Trường Thành, Cung A phòng … đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, mà kết quả của nó là nhà Hán lật đổ nhà Tần năm 206 tr CN.
Đây là bài học lịch sử mà chính quyền cộng sản Trung Quốc chưa học được.
13. Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan… là những điểm yếu của Trung Quốc đế quốc phong kiến.
Những dân tộc sống ở Tây Tạng, Tân Cương có những nền văn hóa riêng, mạnh mẽ và họ không muốn bị Hán hóa. Việc sát nhập những quốc gia riêng biệt này vào Trung Quốc đã gây nên phản đối của thế giới trước những chiếm đoạt kiểu thực dân cũ của Trung Quốc. Sự ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đối với Đạt Lai Lạt Ma là bằng chứng hiển nhiên của của tình cảm thế giới với các dân tộc này. Các cuộc bạo động của nhân dân Tây Tạng, nhân dân Ngô Duy Nhĩ Tân Cương mới đây, bị Trung Quốc đàn áp khốc liệt là những minh chứng cho sự không cam chịu của các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương dưới ách cộng sản Trung Quốc.
Việc tách các vùng đất Tây Tạng, Tân Cương trở lại thành các quốc gia riêng biệt sẽ làm Trung Quốc yếu đi, áp lực bành trướng xuống phía nam sẽ bị giảm.
Điều này có lợi cho Việt Nam.
Ngoài những vùng đất kể trên thì sự chênh lệch giầu nghèo giữa vùng duyên hải và vùng sâu trong đất liền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm người nắm bắt được thời cơ và đông đảo những người không theo kịp thời đại… đang là ngòi nổ cho những xáo động xã hội Trung Quốc.
Đài Loan là một quần đảo mà nơi ấy có những người trung quốc dân chủ sinh sống. Quốc gia này không cam tâm sát nhập với đại lục cộng sản.
14. Phong trào dân chủ của Trung Quốc là một điểm yếu nữa của nhà nước Trung Quốc cộng sản, là tâm bệnh của Chủ Nghĩa Cộng Sản Trung Quốc.
Phong trào dân chủ ở Trung Quốc có một lịch sử đẫm máu. Đó là sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng 6/1989. Hôm đó hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc biểu tình hòa bình tại Thiên An Môn đòi dân chủ cho Trung Quốc đã bị Đặng Tiểu Bình điều xe tăng đàn áp. Hàng nghìn sinh viên đã chết dưới các vòng xích xe tăng.
Thanh niên là tương lai của dân tộc. Không một lãnh đạo dân tộc nào trên thế giới lại tán tận lương tâm giết chính con, cháu của mình như những người lãnh đạo Trung Quốc cộng sản.
Điều này chứng tỏ Trung Quốc cộng sản rất sợ Dân chủ, rất sợ các tư tưởng dân chủ.
Cũng bởi chỉ một lẽ đơn giản: cái nước đế quốc phong kiến lạc hậu này, được ghép lại bởi sự đàn áp điên cuồng các dân tộc bị chinh phục, được ổn định bởi sự trấn áp vô nhân tính của bành trướng Đại Hán đối với các dân tộc bị xâm lược, sẽ không chịu nổi cơn bão dân chủ, sẽ bị tan rã như chiếc bánh đa gặp nước.
Nhưng nhân dân Trung Quốc không khuất phục. Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị … là những cánh én của Dân Chủ Trung Quốc. Ngoài ra, phong trào Pháp Luân do bị đàn áp điên cuồng cũng đang chờ đợi thời cơ để vùng lên với sức mạnh hơn 70 triệu thành viên.
Đây là điểm yếu trong tim Trung Quốc.
Những đề nghị cải cách dân chủ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đầu năm 2011 thể hiện những ung nhọt của xã hội Trung Quốc đã đến hồi cấp tính. Nếu ta nhắc lại việc Triệu Tử Dương bị quản thúc chỉ vì đòi hỏi dân chủ, thì hiểu được sự trầm trọng của căn bệnh ung thư trong xã hội Trung Quốc, khi Ôn Gia Bảo buộc phải nói về cải cách dân chủ.
II/. Cải cách dân chủ ở Việt Nam sẽ tác động mạnh mẽ đến các yếu điểm của Trung Quốc.
Luận điểm của chúng ta là: Cải cách dân chủ ở Việt Nam sẽ làm Việt Nam mạnh lên và Trung Quốc yếu đi.
21. Đảng Cộng Sản Việt Nam là con ngưa thành Troa của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến giữ và dành chủ quyền Biển Đông.
Trung Quốc đã bành trướng quyết liệt ra Biển Đông do sự hèn kém của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Năm 1950, Trung Quốc đổ bộ lên 2 hòn đảo, 1 ở Hoàng Sa, 1 ở Trường Sa do Tưởng Giới Thạch chiếm giữ năm 1946, khi lập lờ theo quyết định của Đồng minh chống phát xít giải giáp quân đội Nhật Bản. Việc chiếm giữ 2 hòn đảo này không có nghĩa là Trung Quốc có chủ quyền tại đây. Trước 1939, năm Nhật Phát Xít chiếm Hoàng Sa, Trường Sa thì Việt Nam đã thiết lập chủ quyền của mình và khai thác liên tục 2 quần đảo này từ lâu đời.
Để biến Hoàng Sa, Trường Sa thành của mình, Trung Quốc dụng kế “Biến không thành có” bằng công hàm lập lờ lồng chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa vào khẳng định lãnh hải 12 hải lý của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 4/9/1958. Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã trả lời bằng công hàm 14/9/1958 mà nội dung là công nhận hải phận Trung Quốc như trong công hàm của Trung Quốc mô tả, công nhận lãnh hải 12 hải lý, và không đả động đến chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, như một gợi ý là vấn đề này thuộc quyền quyết định của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là công hàm gây tranh cãi vì tính không rõ ràng của nó.
Nhưng đối với Trung Quốc thế là đủ.
Đây là cớ để sau này họ liên tục tuyên bố Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Năm 1974 vì ý thức hệ cộng sản, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã không phản đối Trung Quốc khi họ chiếm đoạt Hoàng Sa bằng bạo lực. Năm 1988, dường như có lệnh không kháng cự của lãnh đạo tối cao cộng sản Việt Nam, 64 chiến binh Việt Nam đã chết thảm trong cuộc hải chiến do Trung Quốc khởi xướng chiếm 6 đảo của Việt Nam tại Trường Sa.
Trong những tranh chấp biển tiếp theo, Việt Nam luôn bạc nhược quên rằng Trung Quốc không có một tí chủ quyền nào trên Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Quốc chỉ chiếm đoạt được một số đảo bằng vũ lực. Việc Việt Nam đi thuê những hãng luật Hoa kỳ, nghe theo các tư vấn nước ngoài và chi những hoa hồng to lớn để đổi lấy việc mất chủ quyền ngày càng lớn trước Trung Quốc, là một bằng chứng về ý đồ nhường biển đảo cho Trung Quốc, là một bằng chứng về việc thực hiện chiến lược của Trung Quốc: chủ quyền của Trung Quốc, cùng nhau khai thác.
Đảng Cộng Sản Việt Nam cố tình không đấu tranh giành lại Hoàng Sa, Trường Sa về với tổ quốc Việt Nam.
Hôm nay, sau sự kiện cắt cáp tầu Bình Minh 2 và tầu VIKING II trong các ngày 26/5 và 9/6/2011 tại lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam, một bài học lớn cho Đảng Cộng Sản Việt Nam: càng sợ Trung Quốc thì ngày tàn của chế độ cộng sản càng đến mau. Chính Trung Quốc sẽ thôn tính Việt Nam do thái độ ươn hèn, cố bám lấy các đặc quyền đặc lợi do độc trị , toàn trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đem lại.
22. Đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể cải cách dân chủ.
Ta nói tư hữu là thiên luật, luật trời.
Đây là luật của mọi sinh vật đã sinh ra, có quyền kiếm thức ăn, giữ thức ăn vừa kiếm được. Đây chính là qui luật sinh tồn trong thiên nhiên.
Đối với con người, một động vật có tri thức, biết tổ chức xã hội, biết chia những của cải do mình tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau, ngoài việc cung cấp năng lượng cho bản thân, thì dân chủ là nhu cầu không thể thiếu của trí tuệ. Đó là nhu cầu muốn tham gia vào việc sử dụng những thặng dư thành quả lao động của chính bản thân mình vào mục đích đã đề ra. Mở rộng ra, dân chủ là việc tham gia quản lý xã hội của người dân. Đây là nhu cầu của con người, chỉ con người mới có. Nhu cầu này là tự nhiên, nó làm cân bằng những mâu thuẫn trong xã hội, nó thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Như vậy dân chủ là nhân luật, luật do nhu cầu của con người mà cấu thành.
Ở đây ta bác bỏ mệnh đề của Mác: tiến bộ xã hội do đấu tranh giai cấp thúc đẩy.
Khi trong xã hội, một nhu cầu thiết yếu của một con người, một cá nhân trở thành nhu cầu chung của một bộ phận xã hội. Nếu bộ phận này có khả năng lôi kéo lãnh đạo những bộ phận còn lại, đấu tranh cho nhu cầu của mình, thì sẽ có một cuộc cách mạng. Các nhu cầu này không nhất thiết xuất phát từ một giai cấp. Gán ghép cho nó tính giai cấp là giả tạo. Gán ghép cho một giai cấp tính kỷ luật, tiên tiến,…hơn hẳn những bộ phận khác trong xã hội là giả tạo, là gây thêm mâu thuẫn trong xã hội.
Một con người có những tính tốt và xấu.
Cách mạng Cộng Hòa Pháp với khẩu hiệu Bình Đẳng, Tự Do, Bác Ái là phát huy tính tốt của con người.
Cách mạng vô sản do Mác, Lê nin đề nghị, cướp của tư sản, cướp của địa chủ là dựa vào tính xấu của con người.
Tôi nhấn mạnh, nó xuất phát từ nhu cầu của một cá nhân, một con người, những nhu cầu này không có tính giai cấp.
Cách mạng Trung Quốc do Mao lãnh đạo là cách mạng của số đông nông dân. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lấy nội dung là Chủ Nghĩa Bành Trướng Đại Hán lồng vào ruột của Chủ Nghĩa Mác-Lênin nên không thể thực hiện được cải cách dân chủ.
Bởi vì cải cách dân chủ là đưa quyền làm chủ vào tay các công dân của mình. Điều này sẽ cản trở mưu đồ bành trướng phi nghĩa của Trung Quốc.
Lấy tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa làm ví dụ.
Nếu Trung Quốc là dân chủ, Trung Quốc phải theo qui luật các nước dân chủ giải quyết tranh chấp: dùng luật pháp quốc tế. Khi đó tính phi nghĩa của Trung Quốc sẽ lòi ra: Họ đã chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng bạo lực.
Do Trung Quốc chỉ muốn dùng bạo lực, dùng sức mạnh quân sự mà họ có, Trung Quốc sẽ không cải cách dân chủ.
Hơn nữa, nếu cải cách dân chủ, Trung Quốc phải tôn trọng các quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số. Điều này có nghĩa là nhiều nước nhỏ ra đời, thoát khỏi phong kiến Trung Quốc. Trung Quốc sẽ bị xé lẻ làm nhiều quốc gia độc lập khác, như Liên Bang Xô Viết bị xé lẻ sau khi từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản. Ít nhất Tây Tạng và Tân Cương sẽ là các quốc gia độc lập.
Đây là điều Trung Quốc bành trướng cộng sản không chấp nhận được.
23. Cải cách dân chủ sẽ làm Việt Nam mạnh lên.
Việt Nam trước hết là một quốc gia lâu đời, được tạo nên không phải do cướp bóc, xâm lược, sát nhập như Trung Quốc, mà do khai khẩn, bảo vệ, của tổ tiên Việt Nam để có hình chữ S ngày hôm nay. Trên tổ quốc này, hơn 60 dân tộc chung sống hòa bình. Theo thần thoại nguồn gốc, tất cả các dân tộc này đều có một cha Thần Rồng Biển Đông Lạc Long Quân, một mẹ Âu Cơ chúa tể của rừng thiêng, của Tây Nguyên. Việt Nam không có nguy cơ xé lẻ như Trung Quốc.
Việc Việt Nam do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, đã làm cả dân tộc Việt Nam yếu đi trước nguy cơ sống còn, trước họa xâm lăng Trung Quốc.
Cải cách dân chủ không còn là lựa chọn theo hay không theo, mà là nhu cầu của tồn tại hay không tồn tại. Nhu cầu này là nhu cầu của tự nhiên, nó mạnh nhất, nó có sức lôi cuốn đông đảo người dân Việt Nam tham gia.
Trong tất cả các cuộc cách mạng của nhân loại, bộ phận thông minh nhất, bộ phận lãnh đạo bao giờ cũng là trí thức.
Ta hãy xem Đảng Cộng Sản Việt Nam làm gì với những trí thức Việt Nam?
Họ dựng nên vụ án giả tạo, vu cho trí thức tiên tiến Việt Nam phản bội dân tộc Việt Nam trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khóa miệng, hướng dẫn trí thức Việt Nam suy nghĩ một chiều bằng khủng bố.
Kết quả là ta có một Việt Nam không có phe đối lập, không có phản biện.
Kết quả là Đảng Cộng Sản Việt Nam lôi kéo cả dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến với Hoa Kỳ không có sự phản biện của nhân dân.
Kết quả là Đảng Cộng Sản Việt Nam ngầm bán biển, đảo Việt Nam cho Trung Quốc qua mặt nhân dân Việt Nam.
Cải cách dân chủ sẽ làm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam yếu đi, làm mạnh lên phe đối lập. Cải cách dân chủ sẽ kêu gọi được trí thức Việt Nam góp ý, trí tuệ, chung tay xây dựng đất nước.
Cải cách dân chủ sẽ biến đổi xã hội Việt Nam thành xã hội văn minh tiên tiến.
Cải cách dân chủ sẽ giúp Việt Nam tìm được bạn bè trong những nước tiên tiến, điều không thể thiếu trong chiến lược phát triển đất nước.
Viêt Nam cải cách dân chủ là tách khỏi Trung Quốc về tư tưởng. Viêt Nam sẽ có được uy tín với Cămpuchia và Lào. Viêt Nam sẽ có hai đồng minh này làm hậu thuẫn trên con đường xây dựng phồn vinh cho bán đảo Đông dương.
Còn đi theo Trung Quốc là đẩy Lào và Cămpuchia vào vòng tay kinh tế của Trung Quốc.
Sau phụ thuộc kinh tế là phụ thuộc chính trị.
Họa mũi dao thọc sườn Viêt Nam bầy ra trước mắt.
24. Cải cách dân chủ của Việt Nam sẽ làm Trung Quốc yếu đi.
Trước hết Việt Nam thoát khỏi phụ thuộc tư tưởng đối với Trung Quốc. Việt Nam sẽ từ bỏ 16 chữ đen, mà mạnh bước trên con đường độc lập.
Việt Nam sẽ dành được chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa và trở nên một quốc gia có hải quân mạnh. Một Việt Nam mạnh, dân chủ là làm cho ý chí bành trướng của Trung Quốc bị lay động, tinh thần Trung Quốc bị phân hóa. Không sớm thì muộn, những trí thức tiên tiến của Trung Quốc sẽ phất cao phong trào dân chủ. Tính bành trướng của Trung Quốc lúc này sẽ yếu đi.
Chặn được bành trướng Trung Quốc, các mâu thuẫn nội bộ của Trung Quốc sẽ phát sinh. Phong trào dân chủ Trung Quốc sẽ lớn mạnh.
Phong trào dân chủ Trung Quốc lớn mạnh thì phong trào li khai của Tây Tạng, Tân Cương … sẽ có hậu thuẫn. Trung Quốc sẽ phải hướng nội để giải quyết những mâu thuẫn dân tộc, những mâu thuẫn xã hội nẩy sinh.
Tính bành trướng của Trung Quốc sẽ giảm mạnh.
Trên thế giới Trung Quốc sẽ bị cô lập hơn khi Việt Nam chuyển sang hàng ngũ các nước dân chủ. Sức cuốn hút của một chế độ phong kiến kiêm tư bản hoang dã sẽ mất đi. Hàng trăm triệu lao động nô lệ Trung Quốc đang làm giầu cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đang cung cấp tài chính để Trung Quốc bành trướng khắp nơi trên quả địa cầu này sẽ nói KHÔNG với chính phủ Trung Quốc. Dân trí về nhân quyền của người Trung Quốc sẽ được nâng lên. Độc quyền làm mưa, làm gió của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ không còn nữa. Trung Quốc bành trướng sẽ yếu thêm.
Vì thế ta nói: cải cách dân chủ ở Việt Nam, nhưng nó tác động để tính bành trướng của Trung Quốc bị yếu đi.
Trong lịch sử dựng nước Việt nam, cứ mỗi khi Trung Quốc hùng mạnh là họ đưa quân xâm lược Việt Nam như triều nhà Minh, triều nhà Nguyên hay nhà Thanh.
Vậy bài học lịch sử của Việt nam là : Một Trung Quốc yếu ớt, chia rẽ, lạc hậu, là an toàn cho lãnh thổ Việt Nam.
III. Kết luận.
Trong một phản hồi ngày 29/01/2011 cho bài báo của Adam Boutzan – Việt Nam sẽ là Tunisia- tôi có viết :”Chính sự nhục nhã của chính quyền cộng sản trước Bắc triều sẽ thức tỉnh lòng tự hào dân tộc của người Việt. Chính sự bành trướng quyết liệt của Trung Quốc sẽ khơi dậy ý chí cảnh giác của toàn dân Việt Nam. Chắc là cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam sẽ đi từ hướng ấy.
Vậy thì, hỡi các chàng trai việt, những cô gái yêu ơi, chúng ta hẹn nhau ngày Tòa án xử Cù Huy Hà VŨ.
Đây là ngày chúng ta nói với chế độ này rằng: Không độc tài, Không độc đảng, Không đàn áp người yêu nước, Không tay sai cho Trung Quốc…
Nếu ngày ấy, mọi người cùng nghe tường thuật về vụ án, cùng đính lên ve áo của mình băng vải nhỏ có chữ HS-TS, thì chúng ta sẽ thấy rằng: chúng ta đông lắm, và Việt nam là một dân tộc yêu tự do.”
Hôm nay người Việt Nam đang xuống đường.
Chúng ta xuống đường vì Hoàng Sa, Trường Sa máu thịt của Tổ Quốc Việt Nam.
Chúng ta xuống đường vì hiểu rằng không thể lùi một li nhỏ với bành trướng Trung Quốc.
Chúng ta xuống đường vì hiểu rằng Đảng Cộng Sản Viêt Nam do những hạn chế mặc định của quan điểm giai cấp sẽ không đồng hành cùng dân tộc trong trận chiến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
Chúng ta xuống đường vì hiểu rằng có những dân tộc như Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ Tân Cương đang rên xiết dưới ách tàn bạo của cộng sản Trung Quốc.
Chúng ta xuống đường vì một tương lai dân chủ cho Việt Nam.
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau hô to:
Hoàng Sa, Trường Sa – Việt Nam.
Việt Nam Dân Chủ muôn năm.
Tự do cho Tân Cương, Tây Tạng.
© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt
HAI CÂU KINH NHẬT TỤNG HIỆN NAY CHO NGƯỜI VIỆT ….
Muốn tránh được ách nô lệ ,mất nước phát xuất từ chủ nghĩa ĐẠI HÁN BÁ QUYỀN và BÀNH TRƯỚNG của Bắc Kinh . Dân tộc Việt Nam ngày hôm nay Cần thuộc lòng 2 câu kinh Nhật tụng :
ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC …,!!! ĐẢ ĐẢO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM…,!!
HOAN HÔ TINH THẦN TỰ DO ,DÂN CHỦ…,!!! HOAN HÔ TINH THẦN DÂN TỘC TỰ QUYẾT …,!!!
Nếu không ? Sớm muộn gì Dân tộc VN cũng sẽ bị Dân tộc Tàu đồng hoá mất thôi ….!!!
…………………….
nguoi viet can mot lanh dao dao duc song toan biet hy sinh tat ca vi To Quoc nhan dan va Dat nuoc
thi moi mong thuyet phuc va doan ket toan dan viet khap nam chau, moi co suc manh lam thay doi
mot he thong co dac quyen toan tri
dan chu rat can thiet cho su phat trien dat nuoc binh dang,hanh phuc am no cho toan dan
co dan chu thi nguoi co trong trach se lam tot hon,vi dan bau dan co quyen truong xuong
con he thong hien thoi thi chi phuc vu cho mot nhom nguoi chang khac gi thoi phong kien
ho chi bao ve su dac quyen dac loi ,nen nan tham nhung bat cong te nan xa hoi lam xoi mon
dao duc
su thay doi rat can thiet cho tuong lai Dat nuoc.
KHÔNG THỂ THIẾU ĐOÀN KẾT.
“Cải cách dân chủ làm Việt Nam mạnh lên và Trung Quốc yếu đi”, một tiêu đề cần phải được nghiên cứu sâu rộng thêm nưã. Để vưà tìm đường hướng cải cách dân chủ thích hợp làm cho Việt Nam mạnh lên, mà lại vưà khiến cho Trung Quốc phải chùn bước bá quyền bành trướng Đại Hán.
Vì phải lo đối sách ở bên trong lục điạ trước làn sóng Dân Chủ Hoá Việt Nam, qua tác động dẫn ngòi nổ dây chuyền khó chận đứng được. Đó là vấn đề có thể sẽ trở thành hiện thực, nếu tất cả người dân Việt yêu nước trong ngoài, cùng tập trung sức mạnh vào điểm chính yếu đó.
Xuống đường tuần hành ÔN HOÀ trong trật tự là điều bắt buộc phải giử, là vì chống Bá Quyền Bành Trướng Đại Hán Trung Quốc, nên cần phải luôn luôn bảo toàn tiềm năng tiềm lực dân tộc cuả ta. Nêu cao tỏ rõ ý thức dân tộc qua công cuộc tuần hành biểu tình, nhưng tình tự dân tộc ngàn đời thì dân Việt phải cố gắng không nên để có sự rạn nứt, gây hận thù qua những sự đụng chạm cho dù là nhỏ nhen thì cũng phải cố tránh. Giử mãi ngọn lưả thiêng đáng quí đó bùng cháy mãi, soi sáng luân luân chuyển chuyển khắp mọi miền từ Nam chí Bắc.
Ngọn lưả thiêng cao quí đó sẽ từ từ thắp sáng lên đến mọi con dân Việt, sự thức tỉnh cùng khắp trong ngoài trong thời đại tin học ngày nay, đó cũng chính là cuộc Đại Hội Diên Hồng Dân Tộc Việt Nam Thời Đại Mới. Trên toàn cầu, người Việt hải ngoại cũng cần phải nổ lực nhiều hơn nưã, tiếp lưả với người yêu nước bên trong, khua chiêng gióng trống liên hồi từ Mỷ-Úc Á-Âu luân phiên nhau hành động. Mở ra một chiến dịch rộng khắp vì dân tộc vì đất nước Việt Nam ta, nương theo ngọn gió chống Bá Quyền Bành Trướng Đại Hán Trung Quốc, để có thể tạo một bức tướng ngăn cách tách biệt giưả ĐCSVN và ĐCSTQ. Đó chính là hệ quả tất yếu.
Xuống đường tuần hành biểu tình ôn hoà Chống Trung Quốc, đó là bước đi những bước đầu tiên trên lộ trình Dân Chủ Hoá Việt Nam. Làn sóng đó chẳng những đánh động trong nước, mà cũng phải làm cho bên trong lục điạ Trung Quốc bị tác động ảnh hưởng không ít. Một sự tác động mà đã làm cho chính các lảnh đạo Bắc Kinh phải vội vàng ép buộc lảnh đạo ĐCSVN, phải có hành động ngăn chận đứng lại bằng được làn sóng đáng sợ và nguy hiểm đó đối với ĐCSTQ.
Trong khi nếu Việt Nam thực hiện được dân chủ thực sự, ĐCSTQ sẽ bị mất hoàn toàn cái lá chắn cho họ từ hướng Nam Trung Hoa. Lá chắn hướng Nam là Việt Nam bị xụp đổ, lá chắn hướng Đông Bắc là Bắc Triều Tiên e rằng cũng bị tác động khó tránh khỏi. Nên: “Nếu Việt Nam dân chủ mạnh lên, Trung Quốc sẽ yếu đi”, hoàn toàn có được nhiều tính thuyết phục, gần như là một khẳng định rất chắc chắn.
Trong cơ thế hiện nay, Việt Nam không thể nào giử lại được Hoàng Sa, qua đường hướng thương thuyết với Trung Quốc. Khi mà ĐCSVN bị lệ thuộc khá nhiều mặt từ phiá ĐCSTQ, đã làm cho Việt Nam không thể đưa vấn đề Hoàng Sa đối mặt thương thuyết được với Trung Quốc. Toàn dân Việt yêu nước trong ngoài, phải hiểu được cái mấu chốt bên trong đó hơn ai hết, sự quan hệ cùng nương nhau để tồn tại cuả hai đảng CS. Nương Ngọn Gió Đông, Mượn Thuyền Sang Sông để Thuận tay Dắt Dê. Một phương sách mà trước đây Trung Quốc đã dùng để cướp Hoàng Sa Việt Nam ta. Kế sách thì không có gì là mới mẻ, nhưng biết linh hoạt xử dụng thì đó mới là sự đắc dụng đáng nói.
Tự chuyển hoá dân chủ từ bên trong, sự hoà hợp dân tộc không cần rao truyền mà tự nó sẽ có được. Trong tiến trình dân chủ, sự kết hợp trong ngoài sẽ theo thời gian mà được hình thành, một cách rộng khắp và chắc chắn mạnh mẻ hơn lên. Tiềm năng tiềm lực dân tộc luôn được nâng cao theo từng nhịp bước dân chủ hoá đất nước, vận dụng được mọi sức mạnh trong ngoài, để cùng ngăn chận bá quyền bành trướng Trung Quốc hữu hiệu với nhiều kết quả hơn nưã. Nhất là làn sóng dân chủ kết họp với toàn cầu, hổ trợ đắc lực cho Tây Tạng và Tân Cương có được nền độc lập tự trị, theo đúng như ý mong muốn cuả các sắc tộc nầy.
Với luận điểm cuả Bác Nguyễn Nghiã trước đây : “Không nhường một chút nào về các đảo Hoàng Sa và cả Trường Sa cho Trung Quốc”. Bởi vì bất kỳ có sự tương nhượng nào, sẽ là điều di luỵ cho các thế hệ Việt Nam mai sau. Với bản tính bá quyền bành trướng Đại Hán, nó như là cái túi tham không đáy không bao giờ thấy đầy. Được đằng chân lấn lên đầu là nết thường từ ngàn xưa, mà dân Việt ta đã trải nghiệm xuyên suốt lịch sử giử nước.
Phải một lần giải quyết minh thị tỏ rõ trước Công Pháp Quốc Tế, về Quyền Chủ Quyền vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng lảnh hải thuộc quyền sở hữu, phải được phân định với những điều luật mang đủ tính bó buộc phải được tuân thủ, những chế tài nghiêm khắc trước quốc tế phải được phân định công chính.
Dù sao, những điều luật quốc tế chỉ mang tính khách quan vấn đề mà thôi, thể chế dân chủ mạnh mẻ cho Việt Nam mới chính là yếu tố bên trong, cần phải có được để khã dĩ giử vửng toàn vẹn trong lâu dài. Trong sự bền vửng lâu dài đó, sự đoàn kết dân tộc Việt Nam phải là một yếu tố chính yếu không thể thiếu được.
Xin trân trọng.
Chào Nhật Hồng.
Đọc như bạn, là đọc có công lực cao, có trái tim trong khi đọc. Bạn thật hiểu tôi đấy.
Thân.
Nguyễn Nghĩa.
Đọc bài này tôi cảm động . Cảm động vì tác giả đã nói lên lời hay , ý đúng và tôi cảm nhận được lòng yêu nước của tác giả . Tính của tôi thích tự lập , độc lập và trong sâu thẳm thì cũng yêu sâu lắng dân tộc mình. Và khỏi nói thì cũng biết tôi căm phẫn chính quyền lừa gạt và bán nước này .
Rõ ràng chúng ta chỉ còn cách quyết đấu với chính quyền hại nước này . Càng để lâu càng bất ổn cho quốc gia. Loại bỏ ung nhọt này thì đất nước ta mới khỏe mạnh .
Nhiều đảng viên lót đường cấp dưới cũng dần nhận ra bộ mặt của các ủy viên lừa .
Nhanh tay chân lên bà con nhé ! Ta hãy quyết đấu bằng mọi cách có thể !
Đồng ý với tác giả. Nhưng đấy là những cái đích còn xa xa để bà con ta từ từ đi tới.
Tôi nghĩ, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước là một bộ phận nằm trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ tự do. Trước mắt:
1. Đòi có quyền TỔ CHỨC BIỂU TÌNH .
2. Không lý do gì khi đã được “tụ tập” chống TQ lại không đòi trả tự do cho những người yêu nước bị độc tài bắt giam như Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…
Cái nỗi sợ hãi vẫn như một ám khí bao trùm đất nước, cái khẩu hiệu của một ông tiến sĩ gây nhiều tranh cãi, nguyên văn là “Xé TQ ra làm nhiều mảnh” ( Không phải như tác gỉa bài báo trên viết là “CÙNG CHUNG TAY XÉ TRUNG QUỐC THÀNH NHIỀU QUỐC GIA ĐỘC LẬP”), cũng làm tôi suy nghĩ nhiều. Ông tiến sĩ hô vậy, nghe rất khủng bố, hài hước, nhưng lại không bị nhà cầm quyền động lòng, chứ cái gì mà ĐỘC LẬP, TƯ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN … dù là cho Tây Tạng thì ông tiến sĩ cũng bị khiêng lên xe bus, ăn mấy cái đạp vào mặt ngay.
Tấm gương Thiên An Môn vẫ còn nguyên.
Hoàn toàn đồng ý với NôMãiNgànNăm (trích) :
“Trước mắt:
1. Đòi có quyền TỔ CHỨC BIỂU TÌNH .
2. Không lý do gì khi đã được “tụ tập” chống TQ lại không đòi trả tự do cho những người yêu nước bị độc tài bắt giam như Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…”
Nguyễn Nghĩa.