Những người Sơn Tây
Hai mươi dặm về phía tây bắc Hà Nội là đất Sơn Tây, nơi có con sông Đáy, có núi Ba Vì. Cũng tại đất Sơn Tây, cùng thời với chúng tôi có chàng thi sĩ, có anh nhạc sĩ, có vị tướng công và có ông chính khách. Nhà thơ Quang Dũng, người viết nhạc Phạm Đình Chương, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ và chính khách Nguyễn Cao Kỳ. Những nghệ sĩ làm cuộc sống thăng hoa, tướng công làm ta hãnh diện và chính khách làm ta xấu hổ. Họ đều là những người Sơn Tây.
Đôi mắt người Sơn Tây
Đêm hôm đó là một buổi tối mà cả phòng trà ai cũng muốn được là người đất Sơn Tây. Phòng trà Đêm Mầu Hồng, Saigon có chương trình ca nhạc phổ thơ Quang Dũng nên đầy khán giả. Ban hợp ca Thăng Long gần đủ mặt. Hoài Trung lên nói về thi sĩ Quang Dũng, người cán bộ tuyên huấn của trung đoàn Tây Tiến, sinh năm 1921 đã có những vần thơ trác tuyệt. Quang Dũng vốn là nhà thơ của đất Sơn Tây. Người đã đưa Sơn Tây qua đất Lào, lên Việt Bắc, về Hà Nội, vào Saigon và giờ đây thơ của ông được phổ nhạc gửi đi khắp bốn phương. “Đôi mắt người Sơn Tây, u uẩn chiều luân lạc, buồn viễn xứ khôn khuây”. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 khi phổ nhạc thơ Quang Dũng, cũng nhân danh là người con của Sơn Tây. Quê ngoại.
Tay cầm ly rượu, tay cầm micro Hoài Bắc Phạm Đình Chương hát những bài ông phổ thơ Quang Dũng. Nhạc sĩ hát để tặng cho một người.
Đó là người hùng Sơn Tây, Nguyễn Cao Kỳ cùng với vợ mới cưới ngồi trong số những khán giả hiện diện. Ông đang là tư lệnh không quân, Tư lệnh đi phòng trà, lính gác từ trong ra ngoài. Khán giả may mắn vào được Đêm màu Hồng ngay từ buổi chiều, mê Sơn Tây quá nên ai cũng muốn là người đất Sơn Tây. Khổ cho tôi chưa, lúc đó còn là một sĩ quan vô danh ngồi một góc, tôi cũng ao ước trở thành người hùng đất Sơn Tây như Kỳ. Bụng bảo dạ, thằng cha này chỉ hơn mình có mấy tuổi mà sao ngon lành quá thể.
Cùng lúc đó, giữa biên giới gần Tây Ninh, có một chàng trai Sơn Tây khác, chưa bao giờ nếm mùi trà đình tửu điếm Saigon. Trung tá Lê Nguyên Vỹ sinh năm 1933 trung đoàn trưởng bộ binh đang dò bản đồ, gọi máy xem các đơn vị đã vào được vị trí chưa. Đất Sơn Tây, cùng một lúc sinh ra những người con khác biệt biết chừng nào.
Giữa chàng thi sĩ, nhạc sĩ và người chiến sĩ thì anh chàng lãng tử giang hồ Nguyễn Cao Kỳ lại là người nổi nhất.
Thiếu Tá Ngọc của San Jose là người thân thiết với ông Kỳ từ ngày ở Hà Nội, rồi đến Saigon và ngay bây giờ tại Hoa Kỳ.
Anh em ngồi bên cạnh Ngọc “Toét” và Hùng “Xùi” thì chuyện ông Kỳ kể hàng năm không hết. Cùng với anh Kỳ, chúng tôi xuất thân là dân Càn khu Chả cá, Hà Nội. Ông Ngọc nói như thế. Bây giờ cuộc sống vô thường. Đời là một sân khấu. Ngọc Toét của tôi buông nhẹ câu triết lý.
Quả thực như thế, cùng khóa tư với Hùng Xùi và Ngô Quang Trưởng lại thân thiết với Nguyễn Cao Kỳ mà khi qua Mỹ ông Ngọc vẫn giữ lon thiếu tá, cũng là chuyện lạ.
Quả thực cuộc đời là một hý trường, dù hay dù dở, dù xấu dù tốt, Kỳ vẫn luôn luôn là một ngôi sao sáng lên mọc từ đất Sơn Tây.
Sinh năm 1930 thuở nhỏ theo kháng chiến rồi về Thành. Động viên vào lớp sĩ quan Nam Định, sang Pháp học bay. Về nước ông lần lượt bước dần lên bực thang danh vọng. Giữa cơn binh biến từ 63 đến 65, Nguyễn Cao Kỳ trở thành người hùng trong quân đội với chức tư lệnh không quân VNCH. Từ 65 đến 67. Từ giã quân đội, Nguyễn Cao Kỳ trở thành thủ tướng và sau cùng là phó tổng thống của đệ nhị Cộng Hòa.
Sau 4 năm của nhiệm kỳ đầu, bị ông Thiệu bỏ rơi, Kỳ về làm nông trại tại Khánh Dương. Cùng thời đó ngoài Bắc thi sĩ Quang Dũng đất Sơn Tây đã chịu biết bao nhiêu trầm luân gian khổ từ sau vụ Nhân văn Giai phẩm.
Tháng 4-1975 người chiến sĩ xuất thân đất Sơn Tây là Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ tự tử tại tổng hành dinh Sư đoàn 5 Bộ binh. Bài vị được đem về thờ tại làng cũ đất Sơn Tây ghi danh là tư lệnh binh đoàn Lai Khê. Khi Sài Gòn có lệnh đầu hàng, ông bình tĩnh ăn ba chén cơm. Nói anh em liệu tìm đường thoát thân. Trung tá Đỗ Đình Vượng còn nhìn thấy nụ cười của tư lệnh trước khi ông quay vào phòng nổ súng.
Còn người hùng không quân đất Sơn Tây nói chuyện quyết tâm chiến đấu cứ như đinh đóng cột tại trường Chỉ huy Tham mưu Long Bình. Anh em sĩ quan cao cấp trong khóa học lòng dạ đang tan nát vì gia đình bị kẹt ở miền Trung, bỗng tưởng như thấy lại trời xanh. Ông Kỳ lại tiếp tục hô hào thêm một lần nữa tại họ đạo Tân Sa Châu. Dân di cư công giáo nghĩ rằng phen này gặp được người anh hùng xoay lại thời thế.
Nhưng sau cùng, nhạc sĩ Phạm Đình Chương và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ cùng sống những ngày còn lại tại Hoa Kỳ. Nhạc sĩ tiếp tục phổ thơ, những tác phẩm bất hủ kể lể nỗi niềm về Đêm nhớ Trăng Saigon.
Ông thiếu tướng cũng di tản kịp thời qua Mỹ và tiếp tục là người tạo tin tức thời sự trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Những chàng trai đất Sơn Tây lần lượt ra đi. Từ chiến sĩ Lê Nguyên Vỹ tự sát 1975 trong Nam, thi sĩ Quang Dũng chết trong hiu quạnh 1988 ngoài Bắc, đến nhạc sĩ Phạm Đình Chương qua đời trong thương tiếc năm 1991 tại Hoa Kỳ. Bây giờ đến lượt nhà chính khách ồn ào Nguyễn Cao Kỳ người đất Sơn Tây ra đi sau cùng 2011.
Định mệnh đã có những cơ duyên lạ lùng. Người đất Sơn Tây chết tại Hà Nội, chết tại Saigon, chết tại Hoa Kỳ. Riêng mình ông sống không giống ai, đến khi ông chết tang lễ cử hành tại Mã Lai.
Nguyễn Cao Kỳ dưới mắt Hoa Kỳ
Tờ New York Time số vừa qua viết về ông cựu phó tổng thống miền Nam có thể được coi là phản ảnh dư luận Mỹ.
Ký giả Mỹ viết rằng từ một tay chơi ông Kỳ trở thành tư lệnh không quân miền Nam và thủ tướng tại Saigon thời kỳ 65-67.
Cháu của ông là Peter Phan nói với AP là ông Kỳ qua đời tuần vừa qua tại Kuala Lumpur, Mã Lai hưởng thọ 81 tuổi. Dựa theo hồi ký của chính ông Kỳ, báo Mỹ viết rằng Kỳ đã từng phục vụ cho cộng sản và quân đội thực dân Pháp. Trên thực tế thời toàn quốc kháng chiến ông Kỳ mới là một thiếu niên cho đến khi trưởng thành bị động viên vào khóa sĩ quan tại Nam Định. Tuổi trẻ chưa hề có ý niệm gì về quốc cộng và hoàn toàn bị lôi cuốn vào dòng đời theo hoàn cảnh.
Dưới mắt báo chí Hoa Kỳ, vị thủ tướng Việt Nam một thời đóng vai chính khách huê dạng, ông làm chính trường thành kịch trường và tự biến mình thành một kép hát. Cả 2 vợ chồng đều mặc đồ bay, áo liền quần màu đen, khăn tím, kính dâm, tóc dài. Tướng Kỳ đeo súng lục xệ bên hông.
Trong sách Stanley Karnow tả ông Kỳ như là một tay thổi kèn saxophone ở hộp đêm hạng nhì. Chính ông Kỳ cũng nhắc lại như vậy. Ông tự xưng là con Phật đứng lên chiến đấu để cứu Việt Nam.
Thời kỳ ông thủ tướng “cao bồi” của Việt Nam cầm quyền, đến dự lễ duyệt binh với phu nhân Tuyết Mai, cả khán đài quan khách Việt-Mỹ đứng lên đón chào theo lời của xướng ngôn viên buổi lễ. Anh hùng và giai nhân cặp kè như các diễn viên trên sân khấu. Quan khách ngoại quốc và ngoại giao đoàn mở to mắt nhìn hoạt cảnh có một không hai trên chính trường miền Nam.
Đứng bên cạnh khán đài, đại úy tùy viên của tướng Westmoreland nói nhỏ với tôi. Ông Kỳ là chủ nhân của Saigon hoa lệ và cũng là chủ nhân của bông hoa đẹp nhất Saigon. Tôi cũng không biết là anh này nói thực lòng hay mỉa mai.
Không ngồi trên khán đài, đại tá Loan, xếp xòng an ninh của ông Kỳ chân đi dép, áo trận bỏ ngoài quần, đầu không đội mũ, bên hông đeo súng lục, lẹp xẹp đi tới đi lui, đích thân kiểm soát an ninh tại khán đài.
Với những hình ảnh đó, Hà Nội luôn luôn tuyên truyền rằng chính phủ miền Nam là bù nhìn của Mỹ, và là những con rối tệ hại nhất.
Danh tiếng kỳ cục
Cuộc đời của ông Kỳ là một chuỗi dài những tin tức, những danh tiếng ồn ào và kỳ cục. Ông là tay ăn chơi ngông nghênh nhất hạng. Lấy vợ, bỏ vợ, rồi lấy vợ, rồi bỏ vợ. Một thời nổi danh là Lady Killer. Ông theo Mỹ rồi chống Mỹ. Ông quyết liệt chống cộng rồi lại lên tiếng bênh vực chính quyền Hà Nội.
Ông từ chối ra đi, kêu gọi mọi người ở lại chiến đấu, nhưng sau cùng ông lại ra đi.
Ông tham gia các phong trào vận động phục quốc, nhưng đánh trống bỏ dùi, ông quay lại hô hào hòa giải dân tộc. Ông có khả năng hùng biện và luôn luôn nói lời tâm huyết, vì nước vì dân. Ông tự coi là người yêu nước chân thực và nồng nàn. Nhưng thực sự Nguyễn Cao Kỳ không hề yêu ai cả. Ông chỉ yêu có Nguyễn Cao Kỳ. Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 75, ông luôn leo lên đầu lên cổ anh em để múa gậy vườn hoang. Ông dậy dỗ hải ngoại đoàn kết dân tộc. Ông dậy dỗ trong nước chống Mỹ, chống Tàu.
Từ khi xuất thân là dân càn Hà Nội, cậu Kỳ chỉ muốn chơi trội. Cậu chỉ muốn suốt đời là cái đinh của vũ trụ, cái rốn của địa cầu. Dù trái hay phải, dù xấu hay tốt, dù xuôi chiều hay ngược lối, dù lẫm liệt hay cúi đầu nhục nhã, dù đóng vai chính nhân hay phản diện, luôn luôn cậu phải là ngôi sao sáng của chính trường. Cậu là con cầu tự. Con Trời con Phật. Thiên hạ phải đứng chung quanh vỗ tay.
Nhưng đau thương là ở phần chúng ta, bởi vì chúng ta không phải là khán giả của một vở kịch đời, xem qua rồi bỏ. Chúng ta là dân của một nước đã mất vì người lãnh đạo một thời được so sánh với anh thổi kèn saxophone cho một phòng trà hạng bét. Người ta nói rằng, dân tộc thời nào thì có lãnh đạo thời đó. Khổ thân tôi chưa. Tôi lại chính là người dân Việt Nam của thời kỳ đó.
Bây giờ còn biết nói năng chi
Dù hết sức kính trọng tướng Lê Nguyên Vỹ, dù cảm phục tài hoa thi sĩ Quang Dũng, dù rất say mê nhạc Phạm Đình Chương, nhưng tôi không còn tha thiết ước mong là người Sơn Tây như thủa xưa ngồi ở Đêm Mầu Hồng. Ước mơ gì kỳ cục. Tôi xin trở về làm dân Nam Định hiền lành như mọi người.
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau xuôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
Nghĩa tử vẫn là nghĩa sau cùng.
© Giao Chỉ
© Đàn Chim Việt
Thưa qúi vị,
Qúi vị không thấy Nguyễn Cao Kỳ tự cao tự đại, coi người khác không ra gì . Y luôn luôn tự coi mình là thức thời vụ, là người hùng của đất nước, ba hoa chích choè lung tung.
Với con người như thế làm sao ai cản nổi y làm càn, nhất là khi tự nhiên nắm được quyền lực.
Y không nhận ra được mình đang là con “đại bàng gẫy cánh” từ nhiều thập niên rồi, nhưng vẫn tiếp tục mộng du chính trị, nuôi mộng như “Thánh Gióng”, đơn thân độc mã cứu cả giang sơn và dân tộc trong cơn nguy biến !
Y viết hồi ký khoe mình như người có chân mạng làm lớn, “con Phật”. Trong khi thực ra y chỉ là thứ con cầu tự, theo thói quen mê tín dị đoan của dân ta khi cầu mong có con trai hay khi hiếm muộn trong đường sinh đẻ. Mẹ y sinh toàn con gái nên cầu khẩn thánh thần cho sinh được con trai nối dõi tông đường. Chuyện cực kỳ đơn giản không hơn không kém.
Tôi có anh bạn học cùng lớp đại học Y tên Âu Hồng Anh, khi đi học tỉnh bơ mang khuyên tai vàng ! Bởi anh ta là con cầu tự ! Khác với Kỳ anh bạn chịu khó học hành tới nơi tới chốn, chứ Kỳ phải bỏ học đi lính, rồi lấy lính làm nghề nghiệp chính thức (khác với nhiều người khác, trong đó có vị đàn anh là cựu tư lệnh khôngquân đại tá Nguyễn Xuân Vinh có chí tiến thủ, học lên cao thành giáo sư về không gian của đại học Mỹ. Thực ra ông Vinh vốn học giỏi từ nhỏ, nên vì thời cuộc phải vào lính, nhưng vẫn trau dồi học hỏi và viết sách (Đời Phi Công; Theo Ánh Tinh Cầu …) được tuổi trẻ nhiều thế hệ ngưỡng mộ. Ấy bởi ông có chí tiến thủ, chứ thực ra tác phẩm của ông cũng chỉ là sự bắt chước của một tác giả nổi danh người Pháp cũng là phi công. Tôi nêu ông Vinh ra đây làm thí dụ về sự hiếu học của ông, không như Kỳ thuộc loại “thùng rỗng kêu to” !)
Tôi muốn thưa, đất nước này dân tộc này không thiếu nhân tài, nhưng muốn làm nên nghiệp cả phải hội đủ thiên thời, điạ lợi, nhân hoà ! Thời Pháp thuộc có hai cụ Phan, rồi Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí can trường bị thực dân chặt đầu ở Yên Bái 1930 …
Cứ xem như lân bang Miến Điện có bà thủ lãnh đối lập Aung San Suu Kyi nổi tiếng khắp thế giới, hay Tây Tạng có ông Đạt Lai Lạt Ma nức tiếng thế gian, nhưng chưa gặp thời thì cũng đành khoanh tay thở dài, chờ cơ hội tốt để tiếp tục thử thời vận !
Đừng nghĩ ai cũng sẽ thành công như Nelson Mandela hay Gandhi cả.
Giả như Cao Kỳ là anh tưóng không quân bình thường, không nắm vận mệnh quốc gia dân tộc khi làm chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương hét ra lửa mữa ra khói, nhất là khi dẹp tan nội loạn ở Miền Trung, thì chả ai thèm rỗi hơi bàn ra tán vào làm chi, Hoặc sau khi tan hàng, Kỳ biết thân biết phận rút lui vào bóng tối như Loan chẳng hạn; hay bé bé miệng lại, đừng to mồm quay lại chửi bới những chiến hữu cũ khi y muốn đi đêm với CS. Nhưng không y làm ngược lại, rồi thêm con cái vợ cũ và một số thủ hạ cứ làm to chuyện lên, khiến người hiểu chuyện cực chẳng đã phải lên tiếng cho ra ngô ra khoai nơi đây.
Cứ thử đọc bài viết của Bằng Phong Đặng Văn Âum rồi nối tiếp bài của Đỗ Văn, cộng thêm bài đọc trước quan tài Kỳ của cô con gái rượu lắm chồng nhiều người yêu mà người người bức xúc luôn miệng xổ tiếng Đức ! Trước đó không lâu, tại diễn đàn này lại có bài chủ đăng thư riêng mà ,,, chung của chị Đặng Tuyết Mai gửi cho em Đặng Văn Âu nữa chứ ! Cứ như hát quan họ với nhau, khiến người ta thêm sốt ruột về hai anh chi diễn viên già lại diễu dở quá xá.
Thôi nói cả ngày lẫn đêm cũng không hết chuyện Cao Kỳ, xin tạm ngưng.
Lão Ngoan Đồng
Phụ chú:
WIKIPEDIA
Antoine de Saint-Exupéry (29 June 1900 – 31 July 1944) was a French writer and aviator. He is best remembered for his novella The Little Prince (Le Petit Prince; Hoàng Tử Bé) and for his books about aviation adventures, including Night Flight (Bay Đêm) and Wind, Sand and Stars.
He was a successful commercial pilot before World War II. He joined the Armée de l’Air (French Air Force) on the outbreak of war, flying reconnaissance missions until the armistice with Germany. Following a spell of writing in the United States, he joined the Free French Forces. He disappeared on a reconnaissance flight over the Mediterranean in July 1944.
Internet:
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh theo học Trường Võ Bị Không Quân Pháp ở Salon de Provence và tốt nghiệp sĩ quan với bằng phi công hai động cơ và bay phi cụ năm 1954. Ông được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Không Quân Việt Nam tháng 10 năm 1957 và từ tháng 2 năm 1958 đến tháng 8 năm 1962 ông đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Không Quân. Năm 1965 ông là người đầu tiên được cấp bằng tiến sĩ khoa học hàng không và không gian của Đại học Colorado. Ông cũng đậu bằng tiến sĩ quốc gia toán học của Đại học Paris VI vào năm 1972. Từ năm 1968 ông dậy tại Đại học Michigan và được thăng cấp giáo sư thực thụ năm 1972. Ông về hưu trí năm 1999 và được tặng tước vị “Professor Emeritus of Aerospace Engineering”.
Giáo sư Vinh là tác giả ba cuốn sách chuyên môn và hơn 100 bài khảo cứu về cơ học không gian và qũy đạo tối ưu. Qua những sự đóng góp chuyên môn của ông, giáo sư Vinh được bầu làm hội viên ngoại quốc của Hàn Lâm Viện Hàng Không và Không Gian Pháp (Académie Nationale de l’Air et de l’Espace) vào năm 1984 và hội viên chính thức của Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế (International Academy of Astronautics) vào năm 1986. Ở Trường Kỹ Thuật tại Đại Học Michigan ông được tặng cả hai giải thưởng xuất sắc về giáo dục và xuất sắc về khảo cứu. Ông được tặng Huy Chương Danh Dự của Viện Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ (American Institute of Aeronautics and Astronautics) năm 1994 về môn Cơ Học và Điều Khiển Phi Hành. Thành tích của ông đã được trình bày tại phòng du khách thăm viếng ở Trung Tâm Không Gian Phi Hành NASA ở Houston vào tháng 9 năm 1989 và từ năm 1982 giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là một trong số 14 nhân vật Hoa Kỳ gốc Á châu được in hình và tiểu sử vào tập tranh dùng làm tài liệu giáo dục ở các trường Tiểu và Trung học trên toàn quốc.
Đối với người Việt Nam thì giáo sư Nguyễn Xuân Vinh lại còn là một nhà văn có tài năng. Cuốn “Đời Phi Công” ông viết dưới bút hiệu Toàn Phong đã được giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961. Cuốn “Theo Ánh Tinh Cầu” của ông do nhà xuất bản Đại Nam ấn hành năm 1991 cũng được tiêu thụ hết ngay trong năm đầu. Gần đây, để hướng về độc giả trẻ ở hải ngoại, ông đang viết một tập truyện “Gió Mây Lưu Lạc” dưới bút hiệu Đằng Phong, và tập truyện “Vui Đời Toán Học” dưới tên Nguyễn Xuân Vinh. Từ hai mươi năm nay, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã tới tiếp xúc và nói chuyện với giới trẻ Việt Nam ở khắp mọi đô thị lớn trên Hoa Kỳ mà có đông người Việt. Từ năm 1998, Hội Khuyến Học ở thành phố St Louis, thuộc tiểu bang Missouri đã đặt ra một giải thưởng lấy tên là “Giải Truyền Thống Nguyễn Xuân Vinh” để mỗi năm lại tặng cho một học sinh tốt nghiệp thật xuất sắc bậc Trung Học mà có tinh thần phục vụ cộng đồng cùng biết giữ gìn truyền thống cao đẹp của giòng giống Lạc Hồng.
Khi NXV về hưu và ra gánh vác chuyện QĐVNCH chạy qua Mỷ và cố vấn cho CĐ.thì ông ta bắt đầu bị chỉ trích,bị mẻ nheo. Nói tóm lại,NXV không còn dính líu trong cuôc chiến VN sau khi ông qua Mỷ và ờ lại Mỷ để thành một KHG nổi tiếng.Và người dân VNnghe rất nhiều huyền thoại về NXV, các nử sinh thời đó “mê”NXV qua “Đời Phi Công với nhửng bức thư ướt át gởichongười yêu cón ở Hànội khi Ông đi học lái Phi cơ ở Pháp….Người ta còn nhắc tới ông vì ông là nhà khoa học không gian của Mỷ…
Nhưng với cuộc chiến ác liệt tại VN ,nhà khoa học hàng đầu thế giới hình như im lặng hoàn toàn. Đông bào tạm cư hàng triệu người,không nghe NXV cho 01 lời an ủi (NCT và bạn bè còn gởi về cứu trơ 500đô và bức thư chia sẻ với đb miền trung Qtri ,Huế).Năm đống bào đi bộ ,đi ghe vượt biên,củng chẳng nghe ai nói tới NXV làm gì cho nhửng người liều chết đi tìm tự do. Cho nên kết luận,vế hưu,nhưng khá nổi tiếng,nên ra nắm QĐ tan hàng ,ralàm cố vấn cho CĐ.đến lúc bị “lời phàn nàn” lại từ chức.,cái chức được người ta gán cho…
Nhưng thôi ,hảy cứ vinh danh nhà khoa học sô 01 của Mỷ góc VN và cứ hảnh diện vì VN củng có thiên tài về khoa học không thua ai….
Đó là điều phải nói.: nhà kh Mỷ góc Việt rất đáng vinh danh vì đả làm vẻ vang dân Việt ,như rất nhiều người Việt khác mà một tác già đả viết về vinh danh người VN với 5 cuốn dày cộm (mà vẩn chưa đủ).
Củng như vinh danh bà Dương nguyệt Ánh,hay nhà Toán học VN được giải thưởng cao quí vềToán của Pháp ,hayngười Mỷ góc Việt là phi hành gai đầu tiên của VN lên cung trăng… Thế thôi…
Thế thôi…!
Thưa bạn,
Tôi chỉ khoanh gọn về Nguyễn Xuân Vinh ở điểm chính yếu này :
(…) “Tôi nêu ông Vinh ra đây làm thí dụ về sự hiếu học của ông, không như Kỳ thuộc loại “thùng rỗng kêu to” (nguyên văn)
Còn đọc kỹ hơn nữa thì nguyên một đoạn như sau :
[dẫn]
Tôi có anh bạn học cùng lớp đại học Y tên Âu Hồng Anh, khi đi học tỉnh bơ mang khuyên tai vàng ! Bởi anh ta là con cầu tự ! Khác với Kỳ anh bạn chịu khó học hành tới nơi tới chốn, chứ Kỳ phải bỏ học đi lính, rồi lấy lính làm nghề nghiệp chính thức (khác với nhiều người khác, trong đó có vị đàn anh là cựu tư lệnh khôngquân đại tá Nguyễn Xuân Vinh có chí tiến thủ, học lên cao thành giáo sư về không gian của đại học Mỹ. Thực ra ông Vinh vốn học giỏi từ nhỏ, nên vì thời cuộc phải vào lính, nhưng vẫn trau dồi học hỏi và viết sách (Đời Phi Công; Theo Ánh Tinh Cầu …) được tuổi trẻ nhiều thế hệ ngưỡng mộ. Ấy bởi ông có chí tiến thủ, chứ thực ra tác phẩm của ông cũng chỉ là sự bắt chước của một tác giả nổi danh người Pháp cũng là phi công. Tôi nêu ông Vinh ra đây làm thí dụ về sự hiếu học của ông, không như Kỳ thuộc loại “thùng rỗng kêu to” !)
[hết dẫn]
Nguyễn Xuân Vinh là con người bình thường, không phải thánh nhân. Tuy nhiên trong cùng một hoàn cảnh như Kỳ, thì rõ ràng ông Vinh đã nêu gương sáng về sự hiếu học và học tới nơi tới chốn !
Sách ông Vinh viết như tôi nhận định, chả phải là tuyệt phẩm, mà là một sự bắt chước như Antoine de Saint-Exupéry, người mà tôi đã cẩn thận chú giải bên dưới.
Dù sao đối với nhiều thế hệ thanh niên sau này, đã xem đó là một tác phẩm đáng đọc. Tóm lại, hay dở tùy người nhận định và tôi tôn trọng sự khác ý nhau.
Tôi thấy khá giống như ông học giả Nguyễn Hiến Lê, thường dịch các sác làm người có chọn lọc của phương Tây cho độc giả Việt Nam học tập. Riêng tôi sau khi đi tù cải tạo CS về, trong lòng rất buồn bực đến phát tâm bệnh. Rất may có anh bạn cùng làm cơ quan là nha sĩ Trương Vạng Nhi, thảy cho mượn quyển QUẲNG GÁNH LO ĐI MÀ VUI SỐNG (sách dịch từ quyền How to stop worrying and try living của Dale Canergie nếu như tôi còn nhớ rõ), giúp cho tôi lấy lại thăng bằng trí não.
Trong khi đó anh Nguyễn Xuân Cảnh ở Friburg bên Thụy Sĩ lại cười nhạo những loại sách dịch dậy làm người như thế. Anh còn tâm tình đại khái: Lúc trẻ mình đọc thấy thích, nhưng lớn hơn nữa thấy … nhảm nhí (cười hì hì) !
Tôi cũng cười phụ hoạ, bởi khi già mình biết ông Lê chỉ là người ham học hỏi, đọc nhiều, một học giả đúng nghiã. Làm việc có giờ giấc, phương pháp nhất quán, bất di bất dịch. Sống giản dị không bon chen, theo tinh thần một quân tử của Khổng học. Ông Lê chả khác gì Phạm Quỳnh, một học giả, môt nhà mô phạm không hơn không kém. Dính vào chính trị là chuyện cực chẳng đã, và sẽ chỉ là một ông quan văn chân chỉ hạt bột, sai đâu đánh đó !
Cũng thú nhận luôn, tôi mua gần hết sách của ông Lê ! Thứ nhất do tôi ham đọc đủ thứ sách. Thứ hai không kém phần quan trọng, tham khảo sách ông Lê thấy chắc ăn hơn đọc các sách của tác giả khác. Thứ ba, ông Lê nắm vững vấn đề, trình bày thật mạch lạc, sáng sủa, đọc hiểu liền, nhưng lại không nhớ hết vì kiến thức của ông Lê uyên bác quá sức tải của tôi !
Còn các vị khác, như Dương Nguyệt Ánh v.v… xin miễn bàn, vì e đi ngoài đề xa quá, lan man dây cà dây rau muống làm loãng đi chủ đề chính đang bàn.
Lão Ngoan Đồng
Đừng hỏi sao “bác’GC nhà ta không lphê phán ngay lúc đó ,không phản đối,ngay lúc biết cấptrên mình làm saimà phải đợi tới bây giờ,ho ngả ngựa hết ,bác mới hùng hổ lên tiếng đòi làm đấng anh hùng ‘giửa đang thấy chuyện bất bằng chẳng tha !
“nếu lúc đó có sùng tôi đả bắn chết hắn ” Hăn đây là Tướng Loan ,người đả bắn tẹn VC ác on côn đồ Bảy lốp vàodip tết Mậu Thân: Bảy Lốp đả giết cả nhà của thuộc hạ tướng Loan.Bức hính gây cú shock dử dội cho thế giới và tui phản chiến Mỷ khai thác,VC tuyên truyền.Bức ảnh mà chính ngưòi chụp và được giải thưởng thú nhận là chỉ nói lên một chút xíu về ình ảnh .Tai sao và vì sao thì không có thể giảỉ thích được.”Maý mươi năm sau Tướng Loan chết ở Mỷ,người chụp ảnh xin lổi ,nhưng giao-chỉ cuả nước Giao chỉ vẩn hiên ngang đòi “bắn” tướng Loan .Thật là anh hùng.!
2/Nay người hùng GC lại phê bình Tướng Kỳ không làm gì được vàcòn nặng nề hơn là đưa cả vùng Sơn Tây vào “để tiếng không hay vì Tướng Kỳ’ ? .Không biết GC anh hùng đả làm gì hơn tướng Kỳ chưa và để lại tiếng thơm gì cho quê hương của Ông hay chỉ là khoác lác cho vui như nhà văn biết bịa chuyện kiếm tiền ,kiếm danh.Hỏi Ông GC <Ông đả làm gì cho VN hay Ông củng chỉ là "lúc chiến tranh 'nóng ' thì tìm cách ngồi chổ "mát",lúc chiến tranh tàn thì chạy thục mạng ,trốn khỏi VN nhanh như cắt,để lại bao đồng đội hi sinh,vào tù sống khổ,ra tù sống cưc ngay trên quê hương ,trở thành xalạ của mình.? Cùng tiếng nói nhưng kẻ thù không khác,hay hơn, bọn thực dân ,kẻ xâm lăng ? Qua Mỷ củng có lần tuyên bố"lolàm ăn ,chống Cộng làmgì nửa ?" để một số Tncs giân dử, phát động biểu tình chống Ông ? ….
Để cho tụi nhỏ chưởi được rồi.Ai lại thân danh là giao chỉ lại hùa theo….chưởi "ké." một người từng là thượng cấp của mình ?Nó chẳng HAY gì! Mà "NỔ"củng có chừng mực thôi, thưa ông giaochỉ của nước GiaoChỉ !.
"kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân".
Vũ-văn-Lộc nhanh chân đào-ngủ và lẹ miệng chữi thượng cấp!
Gà Vi-tiểu-Bảo này chỉ nhờ cái gặp may thôi!
Tướng Nguyễn Cao Kỳ là một tướng khá hơn nhiều tướng khác. Còn hơn cái anh Giao Chỉ ,tức Nguyễn Văn Lộc,này,già rồi, ngồi viết chuyện rông rài, chằng ra làm sao cả. Tướng Kỳ còn viết được cuốn sách, trong dó đều là sự thật, có sao nói vậy. Nguyễn Văn Thiệu có viết đươc cuốn hồi ký nào không, điều này chứng tỏ có điều không ổn với lương tâm, hoac xấu hổ, có diều gì đó phải che dấu. Năm 1968, tết Mậu Thân, Nguyễn Văn Thiệu, theo tôi dươc biết, và như cuốn sach có nói, rất nhiều tin tình báo của VNCH có cho biết lính Bắc Việt, và Việt cộng đang di chuyển quân rất nhiều ở những vùng quanh Saigon, Gia dịnh và miền Trung, nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn về quê Mỹ Tho ăn Tết. Đầu năm 75, Nguyễn Văn Thiệu đã ra các lệnh rut khỏi Cao Nguyện, và nhiều lệnh mâu thuẫn khác (lúc thì ra lệnh tử thủ, sau dó thì ra lệnh rút, rồi NGAY SAU ĐÓ , SAU KHI TƯ LỆNH VÙNG ĐÃ RA LỆNH RUT, THÌ NGUYỄN V THIỆU LẠI RA LỆNH TŨ THỦ, RỒI QUỎ TRACH CAC NGƯỜI NÀY). MÔT TƯỚNG TỔNG TU LỆNH KHÔNG THỀ TIỀN HẬU BẤT NHÂT VÀ HÀU NHU KHÔNNG BIẾT GÌ VỀ QUÂN SỰ NHƯ THẾ.. CŨNG HOC THAM MUU TỪ HOA KỲ CẢ ĐẤY. Giữ ghế cho dến ngày 20/4/1975 mói chịu ra đi..
Viết về các lãnh đạo VNCH, đâu phải muốn viết gì thì viết. Ngồi nói chuyện vói vài ba người thì được, chứ viết lên măt báo như thế nay là láo. Sao lúc ông ta còn sống không viềt đi. Cái này khá hèn đấy nhé.
TẶNG RIÊNG NIÊN TRƯỞNG GIAO CHỈ :-) !!!
Khác biệt rất lớn giữa CHÍNH TRỊ GIA (politician) cấp quốc gia và quốc tế với một viên TƯỚNG QUÂN ĐỘI ở chỗ:
1/
Người làm chính trị cần khôn ngoan, cẩn trọng, không làm show vớ vẩn. Bởi trách nhiệm vô cùng nặng nề. Sơ sảy có thể mất thanh danh lẫn thể diện quốc gia dân tộc như chơi
Kỳ giữ chức chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tương đương với thủ tướng, nhưng hành xử như một anh tướng quân phiệt !
Thử tưởng tượng phòng không Bắc Việt bắn rụng máy bay và bắt sống Kỳ thì sao ???
Còn tệ hại hơn chuyện Loan bắn chết đặc công Vixi trước mặt ký giả quốc tế !
Ấy thế mà anh báo đời Đỗ Văn khen lấy khen để.
Hình như có lần ra thăm Hạm đội Bảy, Kỳ đã ký tên vào một trái bom sẽ được không lực Mỹ ném xuống Bắc Việt ! Vụ này làm mất cảm tình thế giới, bởi bom dội xuống đầu người Việt bởi ngoại bang, cho dù là lính CS đi nữa.
Kỳ với đàn em không có vốn chính trị, lại hay huênh hoang tự đắc chuyện ruồi bu, được một số kẻ không rõ chuyện hoan nghênh, nên tưởng bở cứ khoe khoang nhặng cả lên. Thật đáng xấu hổ về trình độ nhận thức của những kẻ không thức thời vụ chút nào.
2/
Như đã thưa, tham gia vào lãnh vực chính trị phải có kiến thức và kinh nghiệm về sinh hoạt chính trị, nhất là ở thượng tầng cấu trúc quốc gia.
Những tay ngang nhảy vào sân chơi chính trị, nhất là những ông gốc học giả hay quan lại cũ, như Phạm Quỳnh, anh em Diệm Nhu, hay thời thế đưa đẩy như những tướng tá VNCH sau khi đảo chánh Diệm, đã làm ăn không ra gì, khiến đất nước thêm điêu linh khốn khổ. Một mặt để cho ngoại bang là Tây rồi Mỹ can thiệp xâm phạm chủ quyển quốc gia, mặt khác làm cái bung xung cho Cộng Sản dựa vào đó đánh phá chiếm quyền lực.
Tiếp tay thêm vào là tầng lớp trí thức, chỉ giỏi chuyên môn, nhưng thiếu xót kiến thức phổ thông, nhất là ở điạ hạt chính trị. Bằng chứng như Đỗ Văn, từng có cơ may làm ở ban Việt ngữ BBC ở Luân Đôn, nhưng xem ra không có được sự sâu sắc của những tay bình luận gia thứ thiệt.
Của đáng tội người ta đề cao Đỗ Văn, chứ thật ra chỉ là một anh công chức bình thường, với nhiệm vụ chính là thu gom tin tức liên quan đến VN, dịch thuật ra Việt ngữ hay tổng kết lại. Những chuyện chính yếu toàn là do bọn phóng viên người Anh thực hiện. Cũng như có làm gì thì cũng theo lệnh của trưởng ban Việt ngữ và thời đó là người bản xứ, chứ không phải như Nguyễn Giang hiện nay.
3/
Sống ở nước người và trải nghiệm cuộc đời hàng chục năm qua nơi xứ người, dần dần tôi nghiệm ra một điều rõ rệt, TRONG BẤT CỨ NGÀNH NGHỀ NÀO CŨNG CẦN CÓ NHỮNG CHUYÊN GIA và THỜI BUỔI NÀO CŨNG CẦN LÀM VIỆC THEO MỘT NHÓM (groupe).
[đến nay người ta có khuynh hướng bãi bỏ chế độ quân dịch và áp dụng quân đội chuyên nghiệp chẳng hạn]
Trong nhóm đó người làm chính trị như một nhạc trưởng (dirigent; chef d’orchestre), đứng ra làm nhiệm vụ điều hợp sao cho cả ban nhạc chơi thật nhịp nhàng sống động.
Điều này đòi hỏi người nhạc trưởng có kiến thức rất rộng về âm nhạc, các nhạc cụ khác nhau … Nghiã là chả khác gì các lãnh đạo quốc gia, phải có kiến thức rất rộng, biết nối kết mọi hoạt động của các ban ngành.
Đó là chưa kể tài hùng biện để lôi cuốn cử trị, đồng bào, quốc tế … Ta xem Obama nhờ hùng biện, thuyết phục được người người, mặc dù qua việc làm thực tế anh ta cũng chả giỏi giang gì lắm.
Cũng như nghệ thuật dùng người, kiểu như “dụng nhân như dụng mộc” !
Kỳ chỉ có tài nói phét như thánh như tướng, sự liều lĩnh để tạo ánh hào quang với những huyền thoại quanh mình, còn trong ruột rỗng tuếch, thiếu sự sâu sắc thâm trầm của Thiệu lẫn Khiêm.
Kỳ đãi ngộ người trí thức cứ như gia nhân thủ hạ, vừa thân tình vừa suồng sã, chọn người qua tiến cử hay nghe đồn (cứ xem như hồi ký của Võ Long Triều thì rõ). Thật ra Kỳ khoái kéo bè kết nhóm, cũng chả khác gì các tiền nhiệm của mình, bởi không có kiến thức chính trị lẫn các chuyên môn khác, không thể biết ai hay ai dở cái gì cả.
Xưa nay trong quân đội Kỳ đâu chú ý đến chính trị như đám sĩ quan trẻ có học thức cao như Vương Văn Đông chẳng hạn; hay đám sĩ quan có gốc đảng phái như Nguyễn Triệu Hồng. Gặp dịp may nhảy ra nắm quyền chính trị vậy thôi. Thực tình Kỳ chả khác gì đám đồng ngũ trong không quân, khoái ăn chơi vung vít, nhảy nhót với đánh bạc cùng các thú đỏ đen khác.
4/
Kỳ được một vài anh tướng hồi hưu Mỹ sponsor (như Kỳ và đàn em tuyên bố), bèn liên lạc với đám cán bộ CS cao cấp. Bọn này thấy lợi dụng được sự NGÂY THƠ CHÍNH TRỊ và cá tính BỐC ĐỒNG nổi tiếng xưa nay của Kỳ là thích chơi nổi chơi trội, khiến cho khối người ăn phải bả do Cộng Sản dàn dựng với sự tiếp tay ngấm ngầm của Mỹ!
Xưa nay ai cũng rõ motto :
- LÀM KẺ THÙ MỸ DỄ (CHỊU) HƠN LÀM BẠN MỸ !
Dân quân cán chính VNCH đã học kỹ bài học này hơn ai hết, nhưng những kẻ ngu thì muôn đời phạm hết đại ngu đến đại ngu khác. Thực ra bản chất tay sai thì lúc nào cũng thích làm thủ hạ kẻ khác, như Kỳ chẳng hạn !
- ĐỪNG NGHE MÀ HÃY NHÌN KỸ CS !
Kỳ tay trong tay với bọn CS mà lận lưng vốn chả có bao nhiêu, ngoài các hứa hão của mấy anh tướng già Mỹ. Cùng lắm vài thằng nhà giầu, thương gia Mỹ.
Chống Cộng kiểu này theo tôi nên chống … gậy thì hơn.
Và ta thấy tập đoàn nhà Kỳ, từ vợ cũ Đặng Tuyết Mai đến cô con gái rượu (nhờ nó mà Kỳ uống rượu qúi thiên hạ dài dài trong các tiệc cưới con gái mình) bò về VN múa Lèo lung tung !
Làm chính trị kiểu này thiệt tình mà nói … chó làm cũng được !
Rất may Kỳ đã đột nhiên biết đi vào hư không !
Lão Ngoan
Không hiểu tại làm sao mà văn hóa Việt Nam sản xuất ra rất nhiều anh hùng rơm loại này. Nhan nhản khắp nơi ! Từ xưa tới nay !
Xa hoi , Chinh quyen VNCH bi bang hoai thoi ruong la boi nhung nhan vat Lanh dao kieu Nguyen Cao Ki .Cua gai .Cao boi choi boi dang diem ,.Mot chinh quyen voi mot Lanh dao nhu vay hoi tai sao khong sup do.Vay ma co nguoi con than tiec ca ngoi .Tuong Nguyen cao Ki dung ra chi xung lam tay Bao ke Chan gai Xa hoi den thoi .Na na kieu Nam Cam co day tren cac bao An ninh Hinh su cua Viet nam
Bản thân mình lại thấy tác giả bài này có quan điểm và viết ra rất hay, hợp tình hợp lẽ trong trạng thái an nhiên trước những tấn trò đời.
Ông Kỳ là người chơi nổi, và có lẽ ông cũng có chút ít nổi trội nhưng chưa bao giờ được khâm phục chính danh chính đáng. Thôi thì mỗi người một tính cách và ý muốn, và rồi, như tác giả viết, “nghĩa tử là nghĩa tận”, dù sao, ông Kỳ cũng là 1 người của VNCH, của một thời chinh chiến. Sau này về nước ông muốn “tự sướng” một chút với Cộng sản nhưng chẳng được gì, trái lại ông mất nhiều hơn. Thú thật là tôi ghét ông ta nhưng khi thấy ông ngồi uống bia trogn yên lặng buồn bã ở khu buffet tòa nhà Parkson đường Lê Thánh Tôn Saigon, tôi lại thấy tội nghiệp 1 ông già.
Tôi cầu nguyện cho vong linh, linh hồn ông Kỳ được thanh thản ra đi về nơi vĩnh hằng.
Bác này nói chuyện mâu thuẩn.
Ở câu này bác nói “Cuoc chien nam bac Viet Nam la noi chien do nhung the luc cua cac cuong quoc”. Bác đổ lỗi chiến tranh là do các thế lực nước ngoài áp đặt cho VN.
Ở câu trên bác lại nói “Hay trach minh truoc khi trach nguoi”. Mình phải tự trách mình tức nhiên là chiến tranh do tự mình gây ra.
Cái lỗi ở chổ là sau khi giành được độc lập từ tay người Pháp ở miền Bắc, đảng CSVN thay vì trao quyền lãnh đạo cho NDVN thiết lập một chế độ TDDC, xây dựng một xã hội văn minh bình đẳng gìàu mạnh, chúng lại đem cái thuyết tà ma sắt máu CS (*) áp đặt lên đầu lên cổ NDVN. Chúng ra sức cướp bóc, đàn áp, giết hại rất nhiều người dân vô tội và tiêu diệt tất cả các đảng phải đối lập khác.
Không những thế chúng nhất quyết phải tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược miền nam VN khốc liệt và bằng mọi giá. Lúc này đây mới có ngoại bang tham dự vào: chúng đã nghe thằng tàu thằng nga xúi ăn cứt gà và chúng đã ăn ngon lành. MNVN để bảo vệ mình bắt buộc phải nhờ sự giúp đở của Mỷ.
(*) Năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người. Nhưng ĐCSVN vẫn cương quyết không từ bỏ CNCS như bác thấy hiện nay.
Chuyện nầy có chi là lạ, ô. NCKỳ là con gà của Mỹ, nên được Mỹ đưa lên nắm UBHPTƯ là chuyên bình thường. Ko biết quí vị còn nhớ ko? Khi ô. NCKỳ nắm chính quyền, ô ta chủ trương phong trào “bắc tiến” & phong trào nầy rần rộ trong vài tháng là ô. NCKỳ bị hạ bệ ngay. Phong trào “bắc tiến” cũng chết đi từ đó.
Ngay trong thoi diem mien nam Viet Nam truoc 1975. Dan chung mien nam duoc tu do phan bien ma chang bi tra thu hay bat giam. Sao luc do Bac Loc (Giao Chi) khong co len tieng bac voi tieng chi ve Ong Nguyen Cao Ky. Va hon the nua, sau 1975 den thoi gian gan day chang thay Bac thang than gop y voi Ong Nguyen Cao Ky. Doi cho Ong Ky qua van Bac lai len tieng oan cho la Ong Nguyen Cao Ky chang lam duoc gi ma lai chi dem den tieng khong hay cho vung dat Son Tay. Hay trach minh truoc khi trach nguoi. Cai toi cua minh luc nao cung lon hon con nguoi cua ban than ay. Toi hoan toan kinh trong Ong Nguyen Cao Ky va ton trong quyet dinh cua Ong ay. Cuoc chien nam bac Viet Nam la noi chien do nhung the luc cua cac cuong quoc. Chi co Ong Nguyen Cao Ky dam noi len su that du biet rang se co nhieu nguoi dem pha. Toi kinh trong Ong.