WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [3]

Trong dòng người ùa ra từ giảng đường, Người Quan Sát nghe thấy cuộc trao đổi giữa mấy bạn giảng viên trẻ, trong đó đáng chú ý là lời của một anh: “Tôi cho rằng phúc đức của nước nhà còn lớn lắm, bởi vì, đưa một người như ông Chiến đi thương thảo về biên giới, để một người như ông Chiến tư vấn chính sách về biên giới cho chính phủ mà chúng ta mới chỉ mất có ngần ấy đất và ngần ấy biển là còn ít đấy”.

(boxitvn.net/11/18/2011)

d.Tướng Nguyễn Chí Vịnh cam kết dẹp biểu tình với Bắc Kinh

Sau 10 cuộc biểu tình của Hà Nội năm 2011, Tần Cương, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhắc nhở “Chính phủ Việt Nam phải chứng tỏ trách nhiệm trước các cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc…”, Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã gửi tướng Nguyễn Chí Vịnh sang Trung Quốc, có lẽ là để chuộc tội và nhận lệnh nên ngày 28/8/2011, tướng Vịnh đã nhắm mắt công bố: “Trung Quốc cam kết không xâm lấn đất biển của Việt Nam” và hứa với Bắc Kinh là sẽ “Định hướng dư luận và xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam”.

Dân Việt biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn đất biển (việc xâm lấn đã xẩy ra hàng ngày) mà tướng Việt Nam đi sứ dám nói Trung Quốc cam kết không xâm lấn, rồi lại hứa với giặc như thế thì đảng và chính quyền Cộng Sản đã trở thành tay sai của giặc rồi còn gì.

e. Chào đón Tập Cận Bình bằng cờ 6 sao:

Ngày 21/2/2011, tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, các em nhỏ đã cầm cờ 6 sao để chào đón Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại sao lại cờ 6 sao? Vì cờ Trung Quốc chỉ có 5 ngôi sao: Sao lớn chỉ tộc Hán, còn 4 sao nhỏ bao nửa vòng quanh sao lớn tượng trưng cho 4 tộc là Mông, Mãn, Hồi và Tạng. Sau khi các hãng thông tấn AP, AFP và BBC phổ biến hình ảnh các em nhỏ với cờ 6 sao, mạng báo lề dân phẫn nộ với những câu kết án: Bọn phản quốc! Bọn bán nước!…

Vâng, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đã đổi nước lấy quyền và lợi như bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng đã ký với Hồ Cẩm Đào “Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt Trung là tài sản quý báu chung của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”.

f. Hoàng Đế Thiên Triều du Việt Nam:

Năm 1963 ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông đã nói với lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam: “Tôi sẽ làm Chủ Tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á” và “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaxia và Xin-ga-po. Một vùng Đông Nam Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy” (Bạch Thơ – Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Trong 30 Năm Qua”.

Trong đời Mao, Mao chưa thực hiện được giấc mộng đế quốc Đại Hán, nhưng tới thập niên 1990 thì đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có thể vận dụng những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam để tung hoành ở Biển Đông.  Vì thế năm 2000 và 2006, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào qua thăm Việt Nam, nhưng đã đến Hội An tắm biển, nhìn ra Hoàng Sa và Trường Sa trước khi ra Hà Nội. Chắc hẳn Giang và Hồ không dám hay không thể làm việc này ở Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan, Singapore hay Nhật Bản … Mà hẳn nhiên là không có một vị nguyên thủ nào đi thăm một nước khác lại có thể đi tắm biển trước, rồi mới tới thủ đô của nước đó để được đón tiếp. Hành động của Giang, Hồ cao ngạo bất thường, nhưng hai tên này đã làm như thế để nói với thế giới là Việt Nam và Biển Đông đã thuộc quyền Trung Quốc. Và đến nay thì Trung Quốc đã có thể kiểm soát Việt Nam toàn diện từ biển tới rừng, cao nguyên và nội địa, mà trên hết là đã nắm được đầu não của đảng Cộng Sản Việt Nam để thực hiện tham vọng bành trướng Đại Hán mà Mao Trạch Đông đã vạch ra từ thập niên 1960.

2. Về kinh tế

Cùng với sự lệ thuộc chính trị, kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc ở những mặt sau:

a. Thâm thủng mậu dịch:

Về thâm thủng mậu dịch, xin dẫn những con số thống kê của báo chí trong nước:

- Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2.67 tỷ USD năm 2005 vọt lên tới 12 tỷ USD năm 2010.

(Tuần Vietnam.net/29/11/2012)

- Đến năm 2009, thâm hụt với Trung Quốc (11,5 tỷ USD) gần như đã chiếm toàn bộ số chênh lệch giữa xuất nhập khẩu của Việt Nam (12,2 tỷ USD), liên tiếp trong vòng 2 năm sau đó, mức chênh lệch này nhanh chóng vượt xa tổng nhập siêu. Sau 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập  ròng từ Trung Quốc 8,3 tỷ USD (xuất 7 tỷ USD, nhập khẩu 15,3 tỷ) trong khi cán cân tổng thể vẫn xuất siêu khoảng 100 triệu USD. Với con số này, Trung quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất Việt Nam, nhưng chỉ đứng hàng thứ 5 về xuất khẩu.

(VN Express/11/28/2012)

- Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê, 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 9,4 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng thời kỳ năm 2011, chiếm 11.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc lại lên đến 20,7 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc 11,3 tỷ USD. Con số này cho thấy nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên.

(songmoi.vn/11/28/12)

b. Nguyên nhân thâm thủng mậu dịch:

Xin ghi lại một số nhận định từ báo chí trong nước:

Ông Nhật Minh trong bài “Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc” cho biết:

“Tìm hiểu về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, có nhiều lý do, trong đó năng lực sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáp ứng đủ nnhu cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư – năng xuất lao động yếu dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu để củng cố cán cân thương mại. Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công, hiện phải nhập tới 80-90% nguyên phụ liệu cho sản xuất, mà chủ yếu là từ Trung Quốc, nơi nguồn cung các mặt hàng này vừa rẻ lại vừa dồi dào”.

(vnexpress.net/11/28/2012)

Ông Phạm Thành Sơn trong bài “Cần sớm thoát khỏi sư lệ thuộc về kinh tế” cho biết thêm:

“Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) thuộc Trường Đại Học Kinh Tế (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ thâm nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.

- Góp phần lớn nhất vào tình trạng này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering Procurement and Construction – Thiết Kế, Mua Sắm và Xây Dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam), mỏ như bauxite Tân Rai, Nhân Cơ, đồng (của Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng cải tạo đường sá ở thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội… Qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào Việt Nam. Điều này càng bộc lộ sự yếu kém của các Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước trong vai trò chủ đạo, nhưng thường buông bỏ trận địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.

(tuanvietnam.net/11/28/2012)

Về giải pháp giảm nhập siêu từ Trung Quốc, ông Nhật Minh cho biết:

“Ngay từ năm 2007, Bộ Công Thương đã vạch ra đề án phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007-2015 với mục tiêu hạn chế dần thâm hụt thương mại. Phát biểu với báo chí gần đây, ông Nguyễn Thành Biên cũng cho biết giải pháp quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là tăng nhanh xuất khẩu, trong đó trước mắt tập trung vào các mặt hàng có lợi thế tự nhiên và lao động. Kế đó (2016-2020), sẽ đẩy mạnh các mặt hàng công nghệ có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao.

Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, thậm chí ngày một thiệt thòi hơn trong giao thương. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp được đề ra nhưng chưa được thực hiện một cách nhất quán và kiên định”.

Đề ra chương trình, dự án lớn nhưng các Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước không làm đến nơi mà chỉ chăm chú làm những làm những việc dễ ăn như đầu tư vào tham nhũng, địa ốc, chứng khoán… nên sau 25 năm mở cửa, đổi mới để xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp tiên tiến, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa làm nổi ngành công nghệ phụ trợ, nên mới đây “Bộ Công Thương lại mới đề ra dự án khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu và kêu gọi các doanh nghiệp ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”.

(Phạm Thành Sơn, đd)

Như thế là 2 thập niên qua, Việt Nam đã không nỗ lực xây dựng cái nền căn bản của công nghiệp, không xây dựng, phát triển nội lực như ông G.D trong bài “Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam khiến Đại Sứ Nhật choáng” đã tường trình tình trạng thảm hại của công nghiệp phụ trợ. Ở đây xin ghi lại ít điều:

“Tại Diễn Đàn Kinh Tế Việt – Nhật lần ba (3/3/2009), Đại Sứ Nhật tại Việt Nam thú thật rằng ngành công nghiệp phụ trợ (sản xuất vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác) của Việt Nam làm ông ta “sốc”. Ông Misuo Sakaba kể rằng, năm ngoái (2008), sau khi đi thị sát một số doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam, ông đã ngỡ ngàng khi Việt Nam vẫn phải nhập các loại phụ tùng, linh kiện từ Nhật và các nước Đông Nam Á. “Tôi đã rất ngạc nhiên khi được biết Việt Nam chỉ có thể cung cấp thùng carton và thật sự “sốc” khi được biết các doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật tại Việt Nam phải nhập khẩu cả vỏ chai rượu”.

Các doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật Bản tại Việt Nam không thể sử dụng vỏ chai rượu do Việt Nam sản xuất vì độ dày của vỏ chai không đều, ảnh hưởng đến lượng rượu đổ vào chai. Phối màu của vỏ chai cũng không đều nên chai rượu không bắt mắt. Cũng vì vậy ông Mitsuo Sakaba nhận xét: “Thật đáng tiếc, khi ở Việt Nam chưa có nhà sản xuất nào có thể làm và cung ứng sản phẩm vỏ chai rượu đáp ứng yêu cầu của phía sản xuất rượu”.

Chẳng riêng vỏ chai rượu, theo ông Mitsuo Sakaba, ngay cả những phụ tùng, linh kiện nhỏ trong các phụ tùng, linh kiện cho các nhà sản xuất cũng phải nhập khẩu, nên tỉ lệ “nội địa hóa” thấp hơn báo cáo rất nhiều.

Ông G.D cho biết “khoảng năm 2000, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) CSVN đã từng tổ chức một cuộc khảo sát các liên doanh sản xuất xe hơi tại Việt Nam. Báo cáo về cuộc khảo sát này khiến công chúng sửng sốt: Tuy chính quyền CSVN dành nhiều ưu đãi cho các hãng sản xuất xe hơi nước ngoài (cho thuê đất với giá rẻ, cấm nhập xe hơi second hand và tăng thuế nhập khẩu xe hơi mới lên tới 300% giá trị thật) nhằm giúp các liên doanh sản xuất xe hơi trong nước có thể chiếm thị trường nội địa, qua đó kích thích công nghiệp phụ trợ phát triển, từng bước tiếp nhận công nghệ hiện đại, để có thể sản xuất xe hơi như Nam Hàn. Thế nhưng suốt 10 năm, các liên doanh sản xuất xe hơi tại Việt Nam vẫn không dùng vật liệu, linh kiện, phụ tùng do Việt Nam sản xuất. Ngay cả các loại ốc vít cũng phải nhập từ nước ngoài và chỉ có hãng Toyota chuyển giao công nghệ sơn.

Cũng tại Diễn Đàn Kinh Tế Việt – Nhật, Đại Sứ Nhật còn tiết lộ: “Khoảng tháng 6 năm ngoái (2008), một lãnh đạo của chính phủ Việt Nam từng nói với ông “Chính phủ Việt Nam đã có quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp phụ trợ”. Nhưng đến giờ, Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch hành động cụ thể nào về việc sẽ làm gì và như thế nào”.

(nguoiviet.com/3/4/2009)

Những lời ông Đại Sứ Nhật nói cách đây đã 3 năm. Thế mà bây giờ Bộ Công Thương lại mới có chương trình xây dựng công nghiệp phụ trợ, nhưng Việt Nam không làm mà kêu gọi Nam Hàn và Nhật thực hiện. Như thế chính quyền Việt Nam theo thời gian đã có nhiều chương trình dự án cho loại công nghệ này, nhưng có lẽ làm không tới đâu nên xóa đi tái cấu trúc và cứ thế… Từ đó chúng ta hiểu tại sao Việt Nam lệ thuộc vào công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc. Nhưng từ đó, chúng ta cũng không thể hiểu tại sao một đất nước nghèo, chưa tạo dựng nổi nền công nghệ cơ bản mà chính quyền lại lao vào những loại kỹ nghệ nặng như công nghiệp đóng tàu để phải đi vào phá sản với món nợ trên 4 tỷ Mỹ kim. Quả đấm thép đã đấm nát mặt những người dân khốn khổ! Nhưng chính quyền không cảm được nỗi đau ấy lại hăm hở đi vào những chương trình lớn hơn là tính xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận và hệ thống tàu cao tốc để đón đầu bước tiến của thế giới như một quan chức Việt Nam đã nói.

c. Chính sách thả nổi kinh tế đối với Trung Quốc:

Chính sách này đã đưa đến nhiều tai hại:

- Trong một phân tích được Tiền Phong online trích dẫn hôm 3/10, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam:

Trước hết đó là hàng hóa, thực phẩm giá rẻ tràn vào, nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng. Thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công  nghệ của họ. Và thực tế đã diễn ra bao lâu nay hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam từ thành thị tới nông thôn, trong đó có nhiều loại hàng kém chất lượng nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối…

- Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho biết nguyên nhân Trung Quốc thường dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam vì doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh trực tiếp từ hàng nhập khẩu. Cuộc chiến không cân sức với hàng Trung Quốc có thể “tiêu diệt” nền sản xuất nội địa. Thực tế là năng lực cạnh tranh của Trung Quốc trên một loạt lĩnh vực là hơn Việt Nam, các sản phẩm cùng chủng loại thường phong phú hơn về mẫu mã và có sự thay đổi rất thường xuyên. Hơn nữa họ có thể sản xuất với giá thành rất thấp do họ có lợi thế quy mô sản xuất, cũng như khả năng sản xuất tất cả các nguyên nhiên phụ liệu cần thiết và tổ chức sản xuất có hiệu quả.

(chauxuannguyen.word Press.com/2012/10/07)

 

c. Phá hoại kinh tế Việt Nam:

Ngoài vấn đề thâm hụt mậu dịch, Trung Quốc đã biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cấp thấp, và từ lâu Trung Quốc đã tiến hành nhiều thủ đoạn lũng đoạn, phá hoại kinh tế Việt Nam.

Trước hết là đòn thu mua quái ác mà khởi đầu dân Việt không thể hiểu chỉ biết là thương nhân Trung Quốc trả giá cao món hàng đó nên đua nhau tìm hàng để bán. Chiến dịch thu mua này đã diễn ra lâu dài với nhiều thứ hàng như móng trâu bò, cáp quang, rễ hồi, râu ngô non, mèo, chè… và mỗi thứ sau chiến dịch đều đưa đến tai họa. Chẳng hạn như mua mèo đã đưa đến đại dịch chuột phá hoại mùa màng, nhà cửa; mua cáp quang phá hoại hệ thống viễn thông; mua chè đã phá hoại cây chè và doanh nghiệp chế biến chè Việt Nam đã lao đao vì thiếu nguyên liệu sau vụ thu mua của thương nhân Tàu.

Rồi tới tiền giả, và nạn này đã kéo dài từ sau thập niên 1990 đến nay. TS Lê Đăng Doanh cho biết: “Một điều hiển nhiên được chứng minh nhiều lần là tiền giả được in từ Trung Quốc mang vào Việt Nam và chúng ta rất nhiều lần lên tiếng với Trung Quốc, nhưng cho đến nay mọi sự vẫn tiếp diễn. Hai nữa là việc thương nhân Trung Quốc thu mua móng trâu bò ở các tỉnh biên giới. Móng mua được rồi thì trâu bò không còn cày bừa được nữa. Họ còn mua rễ cây thuốc và vừa rồi thương nhân Trung Quốc mua giá cao các loại chè của Việt Nam, sau đó yêu cầu người nông dân Việt Nam cho thêm bùn và dầu nhớt vào chè. Số chè này mang về Trung Quốc và họ tập trung lại và công bố rằng chè của Việt Nam bẩn, không sử dụng được và họ tổ chức một buổi tiêu hủy rầm rộ lá chè mua từ Việt Nam về”.

Thêm một đòn hiểm ác nữa mà thương nhân Trung Quốc đã làm nông dân điêu đứng là thu mua nhiều thứ nông phẩm giá cao, rồi đột ngột ngưng hợp đồng hay bỏ trốn mất.

Xin ghi lại hai trường hợp lớn về gỗ và gạo sau đây:

- Mạng Sống Mới đưa tin: Hàng loạt doanh nghiệp gỗ phá sản vì kiểu thu mua của Trung Quốc:

Các đây khoảng 6 năm, các doanh nghiệp Trung Quốc đến Cần Thơ và thu mua gỗ dăm với giá cao, có lời nhiều. Thấy vậy nhiều người đã lập công ty, vay tiền ngân hàng mua dây chuyền nghiền gỗ, xe cơ giới, xây nhà xưởng và đổ xô đi thu mua tràm, bạch đàn. Nhưng hai năm trở lại đây, phía Trung Quốc đã ngừng thu gom mặt hàng này. Vì thế trên địa bàn TP Cần Thơ đến nay có khoảng 6 công ty phá sản, hoặc đóng cửa tạm ngừng sản xuất, bán rẻ nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Chỉ còn một vài đơn vị sản xuất cầm chừng để ngân hàng đừng xiết nợ. Không chỉ riêng TP Cần Thơ mà nhiều công ty cùng ngành nghề ở Tiền Giang, Long An, Cà Mâu… cũng đang sống thoi thóp, phá sản.

(songmoi.vn/11/28/2012)

- Theo Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến nay, các hợp đồng xuất khẩu gạo sang TQ tăng đột biến. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, VFA đã ký hợp đồng xuất khẩu với các thương nhân Trung Quốc gần 1,2 triệu tấn gạo chất lượng cao (gạo 5% tấm) và gạo thơm, cao gấp 4 lần so với cả năm 2011.

Song từ tháng 5 trở lại đây, tốc độ thu mua đã chậm lại một cách bất thường, cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vắng bóng các thương nhân Trung Quốc. Nhiều hợp đồng đã bị hủy vô cớ theo sự biến mất của các thương nhân trên.

Một số chuyên gia lúa gạo cho rằng “bài” của Trung Quốc là ban đầu mua vào với số lượng lớn. Khi các đơn vị kinh doanh trong nước ồ ạt đem hàng lên cửa khẩu, họ kiếm cớ không mua nữa khiến hàng bị dồn ứ, thiệt hại nặng nề như chuyện dưa hấu, cao su, vải thiều… bị ứ đọng, ép giá đã diễn ra liên tục trong thời gian vừa qua. Chính vì thế doanh nghiệp phải hết sức thận trọng và tỉnh táo, chỉ mua bán qua con đường chính thống, nắm chắc lai lịch của đối tác. Một số thương lái trong nước cho hay, chính sách “mở rồi đóng” này của các thương nhân Trung Quốc nhằm làm rối loạn thị trường Việt Nam  với mục đích cố tình phá hoại nền sản xuất và xuất khẩu của nước ta.

Theo tìm hiểu của NTNN, gần đây các thương nhân Trung Quốc đã tung “độc chiêu” mới: đề nghị các Doanh Nghiệp, thương lái Việt Nam nếu muốn bán hàng cho họ, phảì trộn gạo trắng thường với gạo thơm theo tỉ lệ 50:50 để họ đem về nước bán dưới mác gạo thơm. Với giá gạo trắng nếu trộn 50% vào gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ Tịch VFA cho biết: “Việc làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín Việt Nam, bởi người dân Trung Quốc sẽ tẩy chay gạo Việt Nam, vì chất lượng gạo không cao. Lúc này, thương lái Trung Quốc sẽ có cớ để hủy hợp đồng đã ký đầu năm với giá cao với Doanh Nghiệp Việt Nam”. Chính vì thế, ông Phong kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp, thương lái và nông dân Việt Nam phải thật cảnh giác trong mua bán, giao dịch gạo với Trung Quốc. Đồng thời, VFA đã có công văn chỉ đạo nghiêm cấm các doanh nghiệp thành viên VFA có hành vi trộn gạo đối với tất cả doanh nghiệp hội viên khác. Trong trường hợp phát hiện ra gạo thơm bị trộn tại thị trường Trung Quốc, VFA sẽ điều tra nguồn xuất khẩu để truy cứu trách nhiệm doanh nghiệp.

Theo Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện Trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam thì rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này. TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: “Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc rất nóng. Do vậy nguyên liệu bị thiếu hụt nghiêm trọng và Việt Nam là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch”.

Do vậy, trong giao thương với doanh nghiệp Trung Quốc, theo tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nhà nước và doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.

Bởi lẽ “Trong làm ăn với Việt Nam, Trung Quốc luôn có chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà Nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của Việt Nam qua các năm như các nước Châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công”.

(miscellaneous-land-blog.net/11/28/2012)

© Đàn Chim Việt

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [2]

Pages: 1 2

2 Phản hồi cho “Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [3]”

  1. doctin says:

    Những tội bán nước, hèn mạt trước bọn giặc Tàu, bắt bớ những người yêu nước của bè lũ Hán ngụy Việt cộng đều được kể ra ra rành rọt , chính xác . Bài viết này dùng lảm tài liệu tham khảo rất tiện dụng .

  2. quang phan says:

    Bài viết là Bản Cáo Trạng Đại Họa Mất Nước với rất nhiều chi tiết tố cáo những bước tiến hành trong kế hoạch của đảng Cộng sản Việt nam đưa đất nước trở thành một tỉnh, một khu tự trị của Tàu Cộng , đưa dân tộc Việt gia nhập ” đại gia đình các dân tộc Trung quốc” .

Leave a Reply to doctin