WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phản bác báo An ninh Thế giới của cộng sản về những hung thần của Huế-Mậu thân 1968

Trong tháng 1 vừa qua, báo An Ninh Thế Giới của CSVN đã đăng liên tiếp ba bài:

Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là “đồ tể khát máu”: Sự vu khống tráo trở… để chối bỏ tội ác thảm sát  hơn 7.000 đồng bào Huế trong biến cố Mậu Thân 1968 của các “HUNG THẦN MÁU LẠNH” của Cố Đô Huế. Hiện nay đài truyền hình VTV1 thuộc hệ thống tryền hình quốc gia của CSVN lại đang phát hành bộ phim “GIẢI MÃ MẬU THÂN 1968” để bóp méo lịch sử và che đậy tội ác của cộng sản Việt Nam trong vụ thảm sát hơn 7.000 đồng bào tại Huế và gây đau thương tang tóc cho hàng trăm ngàn gia đình khác trên khắp các đô thị của Miền Nam vào mùa Xuân Mậu Thân của 45 năm trước. Nghĩa là đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục dối trá, tiếp tục che đậy tội ác để hòng tiếp tục gây tội ác với đồng bào.

hue-mauthanĐối với người dân Huế nói riêng và đối với đại đa số người Việt Nam nói chung thì chẳng ai còn xa lạ gì với những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan hay Nguyễn Đắc Xuân, không phải vì đó là những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi hay nhà Huế học đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về Huế mà bởi đó là những đồ tể khát máu, những hung thần máu lạnh đã xuống tay tàn sát hơn 7.600 đồng bào Huế trong biến cố tết Mậu Thân 1968. Đã 45 năm trôi qua kể từ cái tết đau thương của dân tộc và quá bi thảm cho các nạn nhân ở Huế, là một khoảng thời gian quá nửa đời người để cho đã có ít nhất là hai thế hệ được sinh ra và trưởng thành sau biến cố đó, đó là hai thế hệ người Việt có thể không biết, hoặc biết rất mơ hồ về vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế do chính những người con dân của xứ Huế gây ra cho chính đồng bào của mình, cho chính đồng môn của mình và cho chính cả những vị ân sư của mình nữa. Đó là tội ác, tội ác trời không dung, đất không tha những đứa con lầm lạc của đất Thần Kinh mang danh là những trí thức là những con dòng cháu giống mà đã quá ngu tối, quá xuẩn động đi theo cộng phỉ để rồi mang giáo gươm, bom đạn về tàn sát dân lành vào những ngày xuân về tết đến. Nhắc nhớ lại những tang thương này của dân tộc không phải để khơi lại nỗi đau thương của đồng bào Huế, mà để thế hệ của những người đã từng trải qua những tháng ngày buồn đau và kinh hoàng vào những ngày Xuân của 45 năm trước sẽ không bao giờ quên tội ác của cộng sản, của những tên đao phủ khát máu của chốn Cố Đô Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đắc Xuân cũng như để cho những thế hệ sinh ra và trưởng thành sau cái biến cố tang thương đó của dân tộc sẽ không bị lừa bịp, mà nhận diện đúng mặt những kẻ tội đồ, nhưng hung thần đã xuống tay thảm sát ngần ấy sinh mạng đồng bào, bởi chỉ trong những ngày đầu của tháng 01 năm 2013 này liên tiếp có đến 3 bài báo lề đảng đã vinh danh những tội đồ như những anh hùng dân tộc và cũng đã hết lời bao biện cho những tội đồ này rằng chúng không giết ai cả mà hơn 7.600 người dân Huế đó là do mỹ Ngụy giết rồi đỏ vấy cho “cách mạng” theo chính sách của “thực dân mới”!

Người Việt Quốc Gia đã biết quá rõ cái tồi, cái hèn của chế độ cộng sản, của Hồ Chí Minh về những hành động ném đá giấu tay trong quá khứ. Chẳng ai còn lạ gì cái thói làm điều khuất tất rồi chối bỏ trách nhiệm của lãnh tụ tối cao của cộng sản Việt Nam như vụ bán đứng cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để nhận tiền thưởng, như vụ thanh trừng các đồng chí cộng sản khác như Tạ Thu Thâu, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự để thâu tóm quyền lực, như vụ thanh trừng lãnh tụ của các đảng phái yêu nước khác như Trương Tử Anh, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi hay như vụ thủ tiêu Đệ Nhất Phu Nhân Nông Thị Xuân để bảo vệ danh giá của “cha già dân tộc, cả đời không vợ không con, để hy sinh cho dân, cho nước” và cả vụ án Cải Cách Ruộng Đất nữa: Hành quyết hàng chục ngàn nông dân một cách hết sức oan khiên, mang đến cảnh chết chóc ly loạn cho hơn 350 ngàn nông dân miền Bắc, khiến cho nông thôn miền Bắc trở nên điêu tàn, xác xơ, nhân tâm ly loạn, đạo đức xã hội suy đồi và đảo điên, nhưng rồi Hồ Chí Minh cũng chỉ rơi vài giọt nước mắt cá sấu, rồi chối bay chối biến cả… Cho nên chẳng ai thấy lạ khi nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân cũng nhiều lần chối bỏ hành động thảm sát đồng bào Huế của chúng trong biến cố Mậu Thân 1968. Nhưng công luận trong và ngoài nước không khỏi phẫn nộ khi báo An Ninh Thế Giới của ngành công an cộng sản Việt Nam đăng tải liên tiếp 3 bài ca ngời công đức của những tên hung thần khát máu đó như là những bậc khai quốc công thần của dân tộc Việt Nam. Bởi dẫu rằng với đảng cộng sản thì những hung thần đó là công thần, nhưng đối với người dân Huế, với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam thì Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân là những đại tội đồ. Chúng tôi xin trích dẫn dưới đây lời mở đầu của những bao biện đó trên báo của An Ninh cộng sản:

Sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, có rất nhiều nguồn thông tin từ sách, báo của những kẻ chống Cộng cực đoan cho rằng: Những nhân vật nòng cốt của phong trào đấu tranh đô thị ở Huế như Nguyễn Đắc Xuân – Hoàng Phủ Ngọc Tường – Hoàng Phủ Ngọc Phan, sau một thời gian thoát ly theo cách mạng ở chiến khu đã trở lại Huế để chỉ huy lực lượng giải phóng bắn giết rất nhiều người ở Huế và những nguồn thông tin cực đoan này đã không ngần ngại khi gọi các anh Tường – Xuân – Phan là những “tên đồ tể khát máu”, là “linh hồn của chiến cuộc Mậu Thân…

Đã có khá nhiều tài liệu viết về 3 hung thần này của Mậu Thân Huế, nên trong bài này, chúng tôi chỉ nêu lên một số bằng chứng để phản bác lại luận điệu bao biện của những văn nô bồi bút cộng sản đã viết bài tung hê các hung thần như những công thần đăng trên báo vẹm về 3 tên đồ tể này:

Trước hết là chúng ta hãy lưu nghe lại mẫu đối thoại giữa Hoàng Phủ Ngọc Phan và cha đẻ của y: “Phan kể rằng, có lần cụ thân sinh ra ông nghiêm nghị hỏi rằng: “Người ta nói Tết Mậu Thân con với thằng Tường về Huế giết rất nhiều người, có thật như vậy không?”. Tôi đã trả lời với cha tôi rất rõ ràng rằng: “Đó là luận điệu tuyên truyền vu khống của kẻ địch. Nếp nhà ta xưa nay vẫn coi trọng những điều Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa. Dòng họ ta một số ở miền Bắc, một số ở miền Nam. Nhưng dù sống dưới chế độ nào cũng đều là công dân lương thiện – không hề nảy sinh hạng tham quan ô lại, cường hào ác bá, lưu manh đê tiện. Xin ba yên tâm.”

Và đây là lời chối tội của Hoàng Phủ Ngọc Phan cho bản thân và cho người anh ruột cũng là một đồ tể máu lạnh: “TÔI KHÔNG HỀ GIẾT AI: Sau chiến dịch Mậu Thân báo chí ở Sài gòn thường nhắc đến anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan như là hai tên đồ tể khát máu, giết người không gớm tay ở Huế. Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra. Tánh anh Tường rất hiền, không ưa đụng đến vũ khí, dầu chỉ để lau chùi. Cơ quan cấp cho anh một khẩu súng ngắn K.59, anh không ngó ngàng gì tới đến nỗi súng han rỉ, rồi đem cho một người bạn nào đó mượn đi công tác. Người này làm mất súng khiến anh Tường bị phê bình –đúng ra đây là một khuyết điểm đáng phải bị xử kỷ luật nặng. Nhưng anh Tường không ý thức được điều đó. Anh cứ cãi khơi khơi là tại cơ quan giao súng cho anh chứ anh đâu có yêu cầu. Công tác của anh chỉ cần ngòi bút. Người như thế mà có thể giết ai được?Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người. Vì lẽ: -Giết người không phải là chuyện nhỏ, không phải hễ có súng trong tay là có quyền giết người. Tôi không hề có quyền đó.- Giết người không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có bản lĩnh đó. Mặc dầu trong chiến tranh, trên chiến trường và ngay bây giờ vẫn không thiếu gì những kẻ đáng tội chết nhưng nếu đưa cho tôi một kẻ đáng tội nào đó bảo tôi giết thì nói thật… không dám đâu. Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác thì cứ nhảy vào các binh chủng rằn ri của Thiệu – Kỳ hay đầu quân dưới trướng của Liên Thành thì thiếu gì cơ hội?”.

Trước hết, về sự bao biện và dối trá của Hoàng Phủ Ngọc Phan đã bị tố cáo bởi chính Hoàng Phủ Ngọc Tường khi trả lời phỏng vấn phóng viên Burchett và đoàn làm phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình năm 1982 tại Huế, chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình có mặt tại mặt trận Huế như là một nhân chứng của vụ tổng công kích và nổi dậy tại Huế như sau:

Video:  Hung Thần HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Dối Trá Về Vụ Thảm Sát Huế Mậu Thân 1968

Hỏi: Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biệt liên quan đến vụ thảm sát. Ở đây. Xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra bấy giờ ở Huế, có những vụ trả thù, đàn áp?

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ông muốn nói đến vụ thảm sát Mậu thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế. Nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến thắng này. Đó là là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và ngụy sau đó. Vì thế nhân dân Huế đã phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế.

Sự trả đũa đã vô cùng khủng khiếp. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi là một người đã từng sống qua các thời kỳ chiến đấu chống lại người Pháp và thời chiến tranh chống lại người Mỹ, Tôi nghĩ rằng bọn chủ nghĩa thực dân mới thì khôn hơn bọn thuộc địa cũ. Bọn thuộc địa cũ nó chơi franc jeu hơn là thực dân mới. Nói cách khác, bọn chủ nghĩa thực dân mới thường bạo tàn hơn thực dân cũ. Và điều đó là chắc chắn đúng như vậy trong suốt cuộc tổng công kích tết Mậu Thân vừa qua.

Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới bên ngoài quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ việc chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris. 

Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một chứng nhân.

Tôi sẽ nói cho ông mọi sự cho ông một cách khách quan nhất.

Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết chắc chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi vì khi chúng tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng tôi làm bị thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng.Vì thế những người này đã bị chúng tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người này có tên phó tỉnh trưởng, lúc đó hắn đang sống ở Huế.
Trong một ít trường hợp, một số bị giết vì đã từng tra tấn các cư dân, gây cho toàn thể gia đình phải tù tội và đầy ra Côn Đảo. Chính nhân dân căm thù quá lâu, họ bị tra tấn, gia đình họ phải trả thù. Vì thế, khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân bùng lên đi lục soát tìm cho ra những tên bạo ngược này để trừ khử chúng như trừ khử những con rắn độc mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh.
Mặc dầu chính sách của chúng tôi chỉ là nhằm cải tạo và không bao giờ giết bất cứ ai đã đầu hàng chúng tôi, song khi dân của thành phố đã nắm công lý trong tay của chính họ, thì các cấp lãnh đạo cách mạng của chúng tôi không còn có thể kiểm soát dân chúng trong suốt thời kỳ đang diễn ra. Nhưng tôi phải nói cho ông biết rằng mỗi một tên bị giết thì chúng đã giết ít nhất mười người khác trong các gia đình bị nạn.
Chúng giết mười người bây giờ giết một người bọn chúng, cái giá đó là rất nhẹ. Giết một người là công bằng. Nợ máu đó, căm thù và thi hành bản án như vậy là rất là nhẹ và công bằng.”

Theo tôi nghĩ, bất cứ ai từng theo dõi hoàn cảnh chiến tranh, sự thể có thể chỉ là một sự trả thù nhỏ nhoi. Sự căm thù và sự thi hành bản án như vậy là nhẹ. Và theo tôi, mọi cuộc cách mạng đều giống nhau. Bởi vì đó là một cuộc chiến tranh mà sức mạnh quân sự và trang bị cực kỳ chênh lệch. Nhân dân chúng tôi không sở hữu được những thứ vũ khí như đế quốc Mỹ có. Song điều ấy cũng chẳng sao cả.

Còn đa số đã đầu hàng do chúng tôi giữ lại thì được đưa lên rừng ở trại cải tạo. Hầu hết đã được trở về. Vài người tôi biết chịu đựng không nổi vì khí hậu. Nhưng họ đã trở về với gia đình cả. Nhưng có một số bị giết.Thật không đáng kể, còn lại sau ngày giải phóng đã được trở về.
Phần lớn sự chết chóc đã xảy ra. Một khối lớn những xác chết đó là ai? Chính nhân dân bị bọn Mỹ làm chết không biết bao nhiêu trong các đợt phản kích này. Những người này bị giết và được chôn trong thành phố rồi sau đó được khai quật bởi Mỹ và quay phim tuyên truyền cho Mỹ.
Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ, gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn.
Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người này theo lực lượng cách mạng, vào rừng sau cuộc tấn công tết Mậu Thân. Và khi kẻ thù trở về vào thành phố, chúng đã giết những người thân của các gia đình này rồi đem chôn trong các hầm tập thể. Những xác chết của lính giải phóng, những người mà chúng tôi không thể thu nhặt được xác cũng bị chúng đem bỏ vào những hố chôn tập thể.

Cộng thêm vào những tù nhân đi theo chúng tôi vào rừng cũng bị giết hại bởi máy bay Mỹ chết chung với các đồng chí của chúng tôi. Máy bay Mỹ cũng tập kích và giết chết các đồng chí của chúng tôi. Những giải phóng quân của chúng tôi cũng bị hy sinh.

Trong những năm 1975 đến 1977, trong khi đào các đường mương và kênh dẫn thủy, chúng tôi khám phá ra được rất nhiều hố chôn tập thể, cái được gọi là nạn nhân bị thảm sát thì chỉ toàn là những người mang đồng phục quân Giải phóng và nón tai bèo của lực lượng giải phóng.
Điều này nói lên mưu mô quanh co, xảo quyệt của bọn tân thực dân. Cuộc chiến này là ranh mãnh của chủ nghĩa thực dân mới. Chúng bắn một mũi tên mà trúng hai mục tiêu. Trước hết là vì chúng muốn tìm cách che dấu tội ác của chúng.

Hơn nữa là chúng muốn đổ lên đầu bộ đội cách mạng những tội ác của chúng. Đây là điều mà tôi đã chứng kiến. Và một sử gia người Mỹ sau đó viếng thăm Huế đã nói cách công khai rằng đây là kế hoạch tuyên truyền vĩ đại của Mỹ, một chiến dịch tuyên truyền chiến thuật đã làm hao tổn tiền bạc của Hoa Kỳ cho cân xứng với cái giá về tiền bạc mà tên Kissinger nhằm bôi nhọ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam về tết Mậu thân.
Tôi muốn nhấn mạnh là cả một bộ máy tuyên truyền của Mỹ với thế giới đã cố dùng tất cả bộ máy tuyên truyền để đổi trắng thành đen để lừa bịp nhân loại.

Sự thực là có một số xác chết nạn nhân bị giết là do sự giận dữ của dân chúng.

Những con số này quá nhỏ so với con số quá lớn kẻ thù còn sống sót và chúng nó đã chạy ra nước ngoài, chúng tiếp tục nói xấu Việt Nam. Giờ đây họ đã vu khống có tổ chức nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, ông phải nhìn nhận rằng mặc dù chúng tôi được sự ủng hộ của khắp thế giới khi chúng tôi chiến đấu chống lại kẻ thù của chúng tôi, mà chỉ có dân chúng tôi bị bịt mồm và chịu đổ máu trước họng súng của kẻ thù. Chúng tôi đã phải đổi máu của chúng tôi một cách đơn độc.
Trong suốt cuộc chiến đấu, chúng tôi đã phải đem lại công lý chống lại kẻ thù không đội trời chung của nhân dân – những kẻ mà thế giới đã nhìn nhận như những tội phạm chiến tranh. Dân chúng thế giới đã có một phiên tòa của Bertrand Russell là một thí dụ cho rằng nếu đã có tòa án kiểu Nuremberg, thì đã có hàng ngàn người đã được tha chết trong trận Tết Mậu Thân là những kẻ đáng bị treo cổ sau khi chiến tranh chấm dứt.

Theo như Bertrand Russsell đã dẫn chứng, công lý chẳng bao giờ được thi hành. Vì vậy mà một sĩ quan Mỹ như trung úy William Calley đã giết nhiều người ở Sơn Mỹ mà nó không bị lên án treo cổ.
Và để nhằm mục đích gây chú ý trong trường hợp tội phạm này, chúng đã ngụy tạo một cuộc thảm sát tết Mậu Thân để bôi bẩn cách mạng. Điều này chứng tỏ Mỹ không quan tâm đến vấn đề danh dự của nước lớn đi đánh một nước nhỏ bé. Chính quyền Mỹ đã nói láo về trận tấn công Tết Mậu thân.”

Không cần bàn đến sự trí trá của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong phần trả lời phỏng vấn này khi hắn đổ vấy tội ác thảm sát đồng báo Huế Mậu Thân 1968 cho “Mỹ Ngụy” hay do nhân dân trừng trị bọn ác ôn bởi mọi việc đã rõ như ban ngày. Điều cần lưu ý ở đây là chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận sự có mặt của y tại Huế, khi y đi “đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rôi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn.”. Như vậy Hoàng Phủ Ngọc Phan còn gì để bao biện nữa không? Việc Tường và Phan có mặt tại Huế và đã ra tay thảm sát đồng bào Huế như thế nào sẽ có nhiều nhân chứng mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần sau.

Trở lại với phần trả lời phỏng vấn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, qua tâm lý ngôn ngữ, người nghe, người đọc đều dễ dàng nhận ra rằng thực ra Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải hiền từ như lời bao biện của Hoàng Phủ Ngọc Phan. Từ ngôn từ cho đến ngôn điệu, thanh điệu và dáng điệu cùng hình thức biểu thái và biểu cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đều thể hiện một cách quá rõ ràng rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là một con người gian ác mà là một kẻ đại gian ác, đại xảo ngôn, với ngôn ngữ và thái độ không chỉ biểu tỏ lòng hận thù sâu cay với chính quyền miền Nam Việt Nam và với những đồng bào Huế đã bị thảm sát, mà còn lộ ra quá rõ cái hả hê, mãn nguyện của Hoàng Phủ Ngọc Tường trước cái chết của gần một vạn đồng bào: “Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết chắc chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi vì khi chúng tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng tôi làm bị thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng.Vì thế những người này đã bị chúng tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người này có tên phó tỉnh trưởng, lúc đó hắn đang sống ở Huế.”. Nhưng khốn nạn hơn cả là việc Hoàng Phủ Ngọc Tường gieo tiếng ác cho người dân Huế khi cho rằng: “Vì thế, khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân bùng lên đi lục soát tìm cho ra những tên bạo ngược này để trừ khử chúng như trừ khử những con rắn độc mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh”… Tất cả những điều này không chỉ tố cáo về sự có mặt của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong những ngày quân đội cộng sản tàn sát dân Huế trong biến cố Mậu Thân 1968, mà loại ngôn ngữ Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng cũng như thái độ của y cũng cho thấy rõ Hoàng Phủ Ngọc Tường đích thị là một hung thần máu lạnh đã xuống tay thảm sát hàng ngàn đồng bào Huế mà trong số đó không ít là bè bạn đồng môn hay thậm chí là cả những học trò cũ của Tường.

Còn lời chứng của nạn nhân, của người nhà nạn nhân thì quá nhiều và quá rõ:

Hàng trăm thân nhân những nạn nhân bị bắt giam và đưa ra “Tòa án cách mạng” xét xử tại trường Trung Học Gia Hội đều nói rõ họ là họ có mặt trong phiên toà tại đó. Tất cả những người chứng kiên đều  xác nhận người ngồi xử tội thân nhân họ là ông giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhân vật mà người Huế ai cũng biết tên, biết mặt trong thời gian Phật giáo tranh đấu ở Huế năm 1966… Trong số đó có cả  một quả phụ, vợ của một Chuẩn úy thuộc Sư Ðoàn I Bộ Binh, bà quả phụ kể rằng kể khi bà đem thức ăn và áo quần đến cho chồng, ông nói với bà: “Em đừng sợ, người ngồi xử là ông thầy cũ của anh, thầy Tường dạy anh ở trường Quốc Học.” Hoàng Phủ Ngọc Tường còn gì để nói nữa không?

Riêng Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân là những người chỉ huy trực tiếp của cuộc công kích thanh phố Huế, nên không cần phải bàn cãi về sự hiện diện của họ hay không tại thành phố Huế trong suốt 26 ngày đêm cộng sản chiếm đóng tại thành phố này. Điều cần làm rõ ở đây là việc cả hai hung thần đều chối bỏ hành động sát nhân, rằng “TÔI KHÔNG GIẾT AI CẢ”. Và đây, lời tường thuật của một người còn sống sót sau khi cả gia đình đều lần lượt bị Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân bắn chết, “Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người thân yêu trong Gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát. Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết. Tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh sát hại:

Tên ông nội: Nguyễn Tín, 70 tuổi.

Ba người anh: Nguyễn Xuân Kính, sinh viên y khoa, sinh năm 1942.

Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946

Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949

Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi. ”

Chính Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, giáo sư Hoàng Văn Giàu, giáo sư Nguyễn Đóa, Nguyễn Thiết, Nguyễn Thị Đoan Trinh chỉ huy các toán quân ở vùng Tả Ngạn tại Quận 1, nơi mà Nguyễn Đắc Xuân đã đích thân xử bắn một bạn học cũ là sinh viên Trần Mậu Tý vào sáng Mùng 2 Tết, mặc dù giây phút trước khi bị xử bắn, Trần Mậu Tý đã hết lời khẩn khoản van xin: “Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm… Hồ chủ tịch muôn năm.Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn học cũ.” Cùng lúc đó, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm và giáo sư Hoàng Văn Giàu xử bắn tiếp 5 thương gia khác cùng địa điểm trên trước khi họ hành quân về khu Hữu ngạn bao gồm Quận 3, Vỹ Dạ và các xã Thủy An, Thủy Trường, Thủy Xuân, Thủy Bằng, Thủy Phương, Thủy Dương của Quận Hương Thủy, nơi chúng đã phối hợp với cánh quân của bác sỹ Phạm Thị Xuân Quế bắt tất cả những người dân đang ẩn náu trong các nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trên đường Nguyễn Huệ và trong nhà thờ Phủ Cam ở Xã Thủy Trường đưa lên Khe Đá Mài hành quyết. Cũng cần nêu thêm một chi tiết quan trọng ở đây là trong số những người bị bắt đi và chôn sống này, Hoàng Phủ Ngọc Phan đã chôn sống luôn cả một bạn thân của mình là Nguyễn Cửu Bính cùng các giáo sư đã dạy dỗ cho Phan tại Đại Học Y Khoa Huế là giáo sư bác sĩ người Tây Đức Slois Alterkoster, Bác sỹ Raimund Discher và Bác sỹ Hort Gunther Kranick cùng vợ cũng là giáo sư từng dạy Hoàng Phủ Ngọc Phan. \

Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường đổ vấy vụ thảm sát Huế – Mậu Thân 1968 cho quân đội “Mỹ-Ngụy” hay cho rằng nhân dân Huế đã thực hiện những vụ hành quyết đó vì lòng căm thù của nhân dân đối với các nạn nhân chỉ là một kiểu ngậm máu phun người theo kiểu cách của cộng sản. Việc Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân chối bỏ hành động thảm sát đồng bào Huế cũng chỉ là kiểu cách phủi bỏ trách nhiệm mà Hồ Chí Minh đã làm sau cuộc cải cách ruộng đất ở Miền Bắc từ 195 đến 1956 mà thôi.

Điều đáng lấy làm xấu hổ là cho đến ngày nay, đã sau 45 năm kể từ ngày bàn tay của các sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết, Tôn Thất Dương Tiềm… và những tên Việt cộng nằm vùng thuộc cấp của chúng nhuốm đẫm máu của đồng bào Huế mà báo chí của đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp bao biện, tiếp tục che giấu tội ác của những kẻ sát nhân máu lạnh đó, thì làm sao chúng có cơ hội để nhìn nhận sự thật mà cúi đầu ăn năn trước những oan hồn mà chúng đã ra tay sát hại cũng như trước đồng bào Huế. Và điều đáng lấy làm xấu hổ là đến nay vẫn chưa có bất cứ một lời xin lỗi nào từ phía nhà cầm quyền cộng sản về hành vi diệt chủng này, bởi chưa biết ăn năn hối lỗi là chưa biết hành thiện mà vẫn sẽ tiếp tục làm điều ác. Thật là kém phúc cho dân tộc Việt Nam và cũng quá vô phúc cho nghiệp nhà của những kẻ lưu manh nhân danh trí thức.

Ngày 02 tháng 02 năm 2013

© Nguyễn Thu Trâm

© Đàn Chim Việt

 

36 Phản hồi cho “Phản bác báo An ninh Thế giới của cộng sản về những hung thần của Huế-Mậu thân 1968”

  1. Vu Hanh says:

    Chỉ cần nghe giọng nói xách mé, gây gổ, và cách biểu cảm trên gương mặt xấu xa, gian xảo, dương dương tự đắc cuả HPNT qua đoạn video thì đã rõ rồi.
    Thượng Đế thật công bình nên ban cho hắn món quà mà hắn đang được nhận lãnh là phải sống trong khổ nạn và chết trong khốn nạn. Cứ ngẫm mà xem:
    “Hoá Nhi thăm thẳm ngàn trùng,
    Nhắc câu phúc, tội, rút vòng vần xoay.
    Từ xưa, mấy kẻ gian ngay,
    Xem cơ báo ứng, biết tay trời già…” – ( Nhị Độ Mai)

  2. tt says:

    Các bạn trẻ trong và ngoài nước hãy vô đây để đọc cuốn sách ” Giải khăn sô cho Huế” do bà Nhã Ca viết sau Tết Mậu Thân 1968 để biết rõ sự tàn bạo của Việt Cộng!

    http://www.vinadia.org/giai-khan-so-cho-hue-nha-ca/

  3. Hi x Pham says:

    Giac Cong luc nao cung la giac Cong, nhung dua an com mien Nam tho con ma giac Cong ra toa xet xu
    co LS bien ho tuy theo nang nhe co the chu di hoac nem da (theo luat Hoi giao de tri toi sau de ran de nhung dua sap hay am muu theo giac giet dan Viet pha dat Viet) luat phap mien Nam dat giac Cong
    ngoai vong luat phap. Nhung dua co hinh trong bai nay la giac Cong nang ky day nhe. Chay di sang
    Bac kinh o voi Dang tieu Binh, voi Le chieu Thong mau di nhe.

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    Mấy đời bánh đúc có xương
    Mấy đời Cộng Sản mà thuơng dân lành!

  5. Sigma says:

    Đmẹ thằng chó đẻ(HpnT)
    Tàn ác quá nên đời nó không có hậu…
    …chỉ nằm một chỗ, khi tiếp khách phải ngồi xe lăn. Đã sáu bảy lần vợ tha đi chữa bệnh khắp các thầy giỏi trong Nam ngoài Bắc,vẫn chưa thể đứng lên được…ăn ỉa cũng không tự làm được….
    Nó sẽ chết thua một con chó
    thân thể bại liệt đầu óc u mê nó sẽ chỉ đầu thai được vào loài dòi bọ sống
    trong cứt mà thội ,tổ cha nó biết bao oan hồn đang tìm nó báo oán đó…

  6. Một chiêu bài tố cộng quen thuộc của VNCH dưới sự chỉ huy của Quan Thầy Mỹ đã gây ra tội ác vô cùng tàn bạo với đồng bào Miền nam trước 1975.Để che dấu tội ác đó chúng đã dựng lên câu chuyện Thảm sát Huế ,Đổ cho quân giải Phóng.Xá người chết là do bom đạn Mỹ bắn Quân Cộng Sản- Với Vũ khí hiện đại gấp hàng trăm lần quân cộng sản.Trâu bò đánh nhau rồi muỗi chết là đương nhiên.

    • Trần Đỗ says:

      Thảm sát Mậu Thân là một thực tế quá rõ ràng: Những nhân viên văn phòng của các cơ quan (hầu hết là cơ quan dân sự) của VNCH bị lùa đi, xô xuống hố, xả súng, chôn cả người chết lẫn người còn sống. Thân nhân của họ vẫn còn rất đông trong nước Việt Nam này! Đừng chối tội mà họ coi khinh!

    • Sigma says:

      Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa
      (Rất Kinh Hoàng)
      Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh…

      Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.

      Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca, sáng, chiều và đêm… Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.

      Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ. Hai tuần trước tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm. Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn tết.

      Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…

      Sau bữa cơm tối mồng một tết, khoảng 8 giờ 30, anh hai lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.

      Tối mồng một tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.

      Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…

      Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3-4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.

      Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba… rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.

      Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tứ bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?” Tôi nói “từ phòng cấp cứu”. Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà Sơ dòng áo trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có Sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeane d’ Arc.

      Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà Sơ, và mấy người nữa.

      Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.

      Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay họ đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.

      Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy Sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…

      Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm… cầm hơi!

      Tôi quyết định chạy về tìm gia đình.Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng, Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hãi, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hải từ cổng sau BV chạy vô.

      Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống.Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam) nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.

      Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.

      Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.

      Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra. Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với HPNP. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.

      Gặp Văn, Phan nạt nộ, tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương! Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn HPNP nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.

      Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời HPNP nói.

      Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị HPNP bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chỗ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến HPNP và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy. Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó.

      Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn Khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô Bv cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chỗ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.

      Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn HPNP lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi… tải thương!

      Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc, mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về. Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt HPNP mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh dấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.

      HPNP to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thìVăn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeane d’Arc.

      Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra.

      HPNP vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi. Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết! Văn run rẫy lắp bắp, dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có HPNP chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.

      Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chiếc xích lô, trong lúc HPNP cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.

      Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhã đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều. Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại nồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn. Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.

      Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con, nín đi con ơi. Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.

      Tôi định dừng lại hỏi thăm thì HPNP trờ xe tới nạt nộ “đi, mau ngó chi!”

      Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.

      Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.

      Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bộ đội ngoài Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…

      Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.

      Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì HPNP và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi, không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!

      Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.

      Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi HPNP biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.

      Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi. Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.

      Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây? Văn òa khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nổi ni…

      Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.

      Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhẩy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn HPNP cũng vừa vào đến.

      Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi, thằng Lộc, thằng Kính ở mô? Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng, ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn tết ở đây mà ông không biết răng được? Ông nội nói, ba ngày tư ngày tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biêt tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!

      Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.

      Tôi đứng núp sau lưng ông nội, HPNP hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn, Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!

      Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao, tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.

      Thằng Phan càng la lớn, tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti. Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba… Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to, đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…

      Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc Anh Lộc tìm cách tuột xuống,thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì HPNP đã nỗ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.

      Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó dành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván. Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.

      Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lạy, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mắt mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu, khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của ông nội đang ở trong nhà.

      Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rủ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!

      Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống. Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn dấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.

      Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.

      Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại. Một buổi tối bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin họ đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Họ bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.

      Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nĩ, mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Họ không cho. Họ phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…

      Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn. Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuốc xẻng đang đào đất. Tâm rí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…

      Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xẩy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.

      Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo. Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu,bức tai, giọng tức tưởi, thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi, bác Hậu đấm ngực, không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa… Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.

      Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội. Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.

      Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.

      Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nĩ tôi rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?

      Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi. Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau, khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọnVC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.

      Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội. Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tội như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.

      Sau khi Huế được giải thoát, ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cử hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế. Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn đươc nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.

      Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần đường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.

      Thưa Quý Vị,

      Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau dớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.

      Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…

      Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của CSVN ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.

      Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.

      Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người thân yêu trong Gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.

      Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết

      Xin trình ông tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:

      Tên ông nội: Nguyễn Tín, 70 tuổi.
      Ba người anh: Nguyễn Xuân Kính, sinh viên y khoa, sinh năm 1942.
      Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946
      Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949
      Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.

      Nguyễn Thị Thái Hòa

    • tt says:

      Chắc Lưu Tiến Lễ này là đệ tử của tên đồ tể Tố Hữu ?

    • tèo says:

      LNĐ mét bu chị Hông đề nghị fẹc-mê cái mỏ của nhũng phản hồi viên chống ộng tố công ,đội mũ cối mang dép râu cho bọn ,điển hình như cái thằng liu manh này. Tơi bây giờ mà còn bênh vực chay tội cho cs “thảm sát MT 68″ tại Huế .Bọn “phe thăng cuộc” năm 75 cũng ngọng ,không trã lời được ,.Suy nghĩ sau mấy ngày cuối cùng cũng nói bịa là CIA làm vụ này đẻ “thanh minh cho ” “bàn tay nhuộm máu đồng bào “. Đay goi là đỏ thừa như HCM đỏ thừa T.C làm quá điều “bác dạy” trong vụ ccrđ chớ “bác đâu có ác vậy”. (Bây giờ thì phe bác tố ,hết nói được!).
      LnĐ biết nhưng “nói mắc quai” nên nhân vụ án hai đồng chi làm báo kiện nhau ra T.A Mẽo,mà kẻ được thì “cũng dể sợ ” không kém người thua .có khi HƠN ..đã y/c chị Hồng nên dẹp bọn chụp mú cối mủ tai bèo .mang dép râu kẻo “EM CŨNG NHỘT”…
      Như cai comment của Lưu(manh) tiến (tới vô) lể này thì có nên chỉ mặt nó là cộng sãn không ?
      Mổi năm Tết đến người VNTNCS nhắc tới vụ thảm sát MT 68 như một lời tố cáo sự sự tàn độc khũng bố của cs .một vụ tăm máu người của bọn ác quỉ satan ,dracula….,một vụ đau buồn mà người dân Huế mà người dân vnch không bao giờ quên. Nó nặng nề hơn khi đánh xâm lược Pháp ,kinh thành thất thủ ,nhà nhà đều có người chết .nhưng cũng không nhiều như Tết MT Một cái Tết u buồn Huế chĩ còn hương đèn và nước mắt …và tiêng nghẹn ngào “Huế ơi !” Bây giờ không còn ai chít khăn sô cho người đã chết mà chĩ còn trong lòng trong tim vì Nó vẫn còn mãi trong tâm tữơng trong ý nghĩ. Hãy đọc hồi ký về Tết MT được đăng tại đây.(nt thái hòa Hòa 25/2/16) đẻ cùng khóc cho Huế một thời đau thương và đẻ nguyền rủa những ai gây ra thảm cảnh này)
      (tèo)

    • Lan Huệ says:

      Lưu Tiến Lễ năm nay bao nhiêu tuổi? Nếu trên 50 thì bạn đã có mặt trên đời này và có một ít suy nghĩ về Biến cố Mậu Thân 1968. Ai chơi trò tiểu nhân, bội ước đánh úp người ta vào 30 tết nguyên đán? Một ngày thiêng liêng liêng nhứt của mọi người Việt. CS có đếm xỉa gì tới dân lành đang vui xuân! Có xót thương gì mạng sống con người. Họ chỉ có một chủ tâm là đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Họ dùng bạo lực đổ máu với những ai mà họ cho là ác ôn, nợ máu. Chôn sống dân Huế tết 1968là sự thật.

  7. Trung tâm thành lập không những với mục đích giảng
    dạy Nhật ngữ một cách hiểu quả nhất đến tất cả
    các bạn , mà còn mang đến cho các bạn những
    nét đẹp văn hóa độc đáo về đất nước
    và con người Nhật bản . Song song đó
    , trung tâm với tiêu trí muốn trang bị cho tất cả các bạn những kiến thức cơ
    bản và lợi ích nhất , để ít nhiều giúp các bạn
    thuận tiện hơn trong việc du học hay làm việc tại các công
    ty Nhật bản …

  8. Sự Thật says:

    Một góc Khe Đá Mài 400 + nạn nhân bị quân “giải phóng” Bộ Đội Bắc Việt dẩn đi và tàn sát không ai sống sót. Năm sau 1969 có người chiêu hồi khai ra và chính phủ miền Nam VNCH cho quân Dù đi trực thăng đến tìm hài cốt nạn nhân, mời các vị xem qua đoạn dưới đây :
    Địa điểm tội ác chính là Khe Đá Mài, nằm trong rừng Đình Môn Kim Ngọc thuộc quận Nam Hòa (nay là xã Dương Hòa, quận Hương Thủy). Nơi đây không thể vào được bằng xe vì đường đi không có hoặc không thể đi lọt, mà chỉ vào được bằng lội bộ. Cây cối chỗ này rất cao, lá dày và mọc theo kiểu hai tầng, tầng thấp gồm những bụi tre và cây nhỏ, tầng cao gồm những cây cổ thụ, với những nhánh lớn xoè ra như lọng dù che khuất đi những gì bên dưới. Bên dưới hai tầng lá này, ánh sánh mặt trời không chiếu sáng nổi. Đúng là nơi có thể giết người mà không cần phải chôn cất. Công binh đã phải bỏ hai ngày, dùng mìn phá ngã các cây cổ thụ để tạo ra một khoảng trống lớn đủ cho máy bay trực thăng đáp xuống, và tiểu đoàn 101 Nhảy Dù Quân lực VNCH đã phụ trách việc bốc các di hài nạn nhân. Các binh sĩ đã tìm thấy cuối một khe nước chảy trong veo (về sau mang thêm tên Suối Máu, Phủ Cam Tử bộ), cả một núi hài cốt, nào sọ, nào xương sườn, nào xương tay xương chân trắng hếu, nằm rời rạc, nhưng cũng có những bộ còn khá nguyên. Xen vào đó là dây điện thoại và dây thép gai vốn đã trói chúng tôi thành chùm. Rồi áo quần (vải có, da có, len có) nguyên chiếc hay từng mảnh, lỗ chỗ vết thủng. Rồi tràng chuỗi, tượng ảnh, chứng minh thư, ống hít mũi, lọ dầu nóng… vương vãi trên bờ, giữa cỏ, dưới nước. Nhờ những di vật này mà một số nạn nhân sẽ được nhận diện. Khi tất cả hài cốt, di vật được chở về trường tiểu học Nam Hòa (nay gọi là Thủy Bằng) bên hữu ngạn sông Hương, đem phân loại, thân nhân đã ùa đến và không ai cầm nổi nước mắt. Tất cả òa khóc, nghẹn ngào. Có người cầu nguyện, có người nguyền rủa, có người lăn ra ngất xỉu khi khám phá vật dụng của người thân. Cái chủ nghĩa nào, cái chế độ nào, cái chính đảng nào đã chủ trương dã man như thế? đã tạo ra những con người giết đồng bào ruột thịt cách tàn nhẫn như thế?
    Cuối cùng, đa phần các hài cốt (hơn 400 bộ) được quy tập một chỗ, mang tên nghĩa trang Ba Tầng, nằm phía Nam thành phố Huế, khá cận kề khu vực Từ Đàm (đất của Phật giáo) và Phủ Cam (đất của Công giáo). Nghĩa trang xây thành hình bán nguyệt. Hai bên, phía trước, có hai bàn thờ che mái, cho tín đồ Phật giáo và Công giáo đến cầu nguyện. Ở giữa, phía sau, một trụ đá dựng đứng với giòng chữ Hán làm bia tưởng niệm. Từ đó, tại giáo xứ Phủ Cam của tôi, hàng năm, ngày mồng 10 Tết được coi là ngày cầu nguyện tưởng nhớ các nạn nhân Mậu Thân. Chúng tôi có thể tha thứ cho người Cộng sản nhưng chúng tôi không bao giờ quên được tội ác của họ, y như một câu ngạn ngữ tiếng Anh: “Forgive yes! Forget no!”
    Tiếc thay, sau khi vừa chiếm được miền Nam, Cộng sản đã dùng mìn phá ngay trụ bia và hai bàn thờ. Lại thêm một phát súng vào hương hồn các nạn nhân mà nỗi oan vẫn chưa được giải. Đến bao giờ họ mới được siêu thoát đây? Cũng phải nói thêm một điều đáng tiếc nữa là trong Đại hội thường niên mỗi năm tại Hà Nội, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trước đề nghị Giáo hội Công giáo VN hãy tưởng niệm 40 năm biến cố này.

  9. nguenha says:

    Hiện giờ Bộ phim truyền hình 12 tập về Mậu Thân 68,do đạo diển Nữ cán binh CS LePhong Lan,đang xuyên tạc Sự thật.Đang dẩm lên sự đau thương của Đồng bào Huế,nơi chịu nhiều tang thương nhât trong Biến-
    cố Mậu-Thân. Các Hội Đồng hương của Xứ Huế,đang ở đâu?? Hội cựu Học sinh Quốc-học,Đồng khánh,
    những người con ưu tú của Xứ Huế đang ở đâu?? . Hội Phượng-Vỷ ở Tiểu bang Texas,thường xuyên hướng về Huế,qua chuyện quyên góp giúp Thầy Cô ,học sinh nghèo của Huế,không biết chuyện bịa đặt,dối trá…của Lê-phong Lan hay sao?? Chúng nó đang “nhảy múa’ trên nổi đau của bà con quý-vị,sao lại không lên tiếng?? Chúng tôi đang chờ những tiếng nói từ con dân của Huế./

  10. Tien Pham says:

    Tôi kô tin Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT.)

    1. Xin đọc bài “Bi Kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường” của Ngô Minh (NM), đăng trên Talawas ngày 4.3.2008. Để ý tới phần NM kể lại đoạn bà Thuỵ Khuê (TK) phỏng vấn HPNT. Những đoạn văn sau đó có đề cập tới HPNT lúc biến cố Mậu Thân đang xảy ra. Theo HPNT, lúc đó, ông ta kô có mặt ở đó. Trong 1 cuộc phỏng vấn khác đăng ở WGBH Open Vault, ở phút thứ 6, ông ta nói rằng ông ta “đã đi” và đã “thấy” những xác chết do Mĩ-Nguỵ gây ra khi “phản kích.” Tức là HPNT có mặt ở Huế (Đông Ba.).

    Bài “Bi Kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường” của NM:

    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12454&rb=0307

    Cuộc phỏng vấn được đăng trên WGBH Open Vault:

    http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-3fe9ec-interview-with-hoang-phu-ngoc-tuong-1982

    2. Có thể là HPNT đi “khảo sát mặt trận” ở Huế và “đã đi,” và “thấy” những xác chết mà ông cho là do Mĩ-Nguỵ gây ra khi “phản kích.” Nhưng theo lời tả của NM, thì HPNT “chỉ ngồi trong phòng Chỉ huy Sở” để “ngồi chờ giao việc.” Vì câu chuyện do chính HPNT kể lại cho NM, 1 người bạn thân, ta có thể kết luận rằng, HPNT có thể là 1 nhà chỉ huy quân sự cấp cao, hoặc là 1 nhà báo, nên mới có thể đi “khảo sát mặt trận” như vậy. Nhưng nếu HPNT là 1 vị chỉ huy quân sự cấp cao, hay 1 nhà báo, ông ta kô “chỉ ngồi trong phòng Chỉ huy Sở” để “ngồi chờ giao việc” như vậy. Nếu là 1 nhà báo, HPNT lại càng kô thể “ngồi chờ giao việc” như thế. Ông ta cần phải ra chỗ “tiền tuyến” để có dữ liệu để tuyên truyền.

    3. Nếu HPNT có thấy những xác chết thật, vậy chuyện “ngồi trong phòng Chỉ huy Sở” là xạo. Nếu đã là xạo, thì câu chuyện mà HPNT sau này kể cho NM nghe là với mục đích gì? Minh oan cho mình chăng? Hay nhờ NM minh oan cho mình? Tại sao HPNT kô kể cho Lâm Thị Mỹ Dạ (LTMD) và NM biết những sự thật, rằng ông đã thấy những xác chết do Mĩ-Nguỵ gây ra?

    4. Để ý tới thời điểm của bài viết của NM và cuộc phỏng vấn trên WGBH Open Vault. Dựa theo thời điểm vào lúc sau này của bài viết, sau 1982, tình tiết được đưa ra để làm như có vẻ vô can (trong câu chuyện “ngồi trong phòng Chỉ huy Sở,”) mong để giải thích với người thân (LTMD) và bạn bè (NM.) Nếu 1 trong 2 câu chuyện đó là chuyện thật, facts, tại sao HPNT lại thay đổi câu chuyện? Và tại sao câu chuyện sau này lại có những tình tiết đầy mâu thuẫn đố với câu chuyện đầu tiên như vậy?

    5. Nhưng NM rõ ràng là được HPNT kể lại, vì là bạn thân. HPNT kô kể 1 lần, mà “nhiều lần từng sự việc một.” Vậy, nếu NM có sai, là cũng là vì HPNT cố tình kể câu chuyện có tình tiết sai lạc. Tại sao HPNT lại cố tình cho 1 người bạn thân của mình vào xiếc như vậy?

Leave a Reply to Trần Đỗ