WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Benedict XVI mở cửa cho những cải tổ của Giáo hội Công giáo La Mã

Hôm Thứ Hai 12/2/2013 đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức, tạo xúc động mạnh mẽ đối với hơn 1 tỉ 200 triệu tín đồ Công giáo và gây bàng hoàng cho toàn thể thế giới. Việc Giáo Hoàng của Giáo hội La Mã từ chức là một hiện tượng rất hiếm. Trong 10 thế kỷ qua chỉ xẩy ra 3 lần. Lần thứ nhất năm 1045 với đức Giáo Hoàng Benedict IX. Lần thứ nhì năm 1294 với Đức Giáo Hoàng CelestineV. Và lần cuối, năm 1415 cách đây 598 năm đức Giáo Hoàng Gregory XII từ chức.

Hôm Thứ Hai, trong một buổi lễ phong thánh tại Vatican đức Giáo Hoàng tuyên bố từ chức bằng tiếng La tinh. Trong đó ngài nói: “Sau khi đối diện với Chúa và chất vấn lương tâm mình, tôi biết rằng do tuổi già sức yếu tôi không còn đủ sức làm tròn nhiệm vụ chăn dắt con chiên.” Và ngài tiếp:

„Với tất cả sự tự do, hôm nay tôi tuyên bố rời chức vụ Bộ trưởng Hội đồng Giám mục thành Rome, chức vụ kế thừa Thánh Peter do Hội đồng Hồng Y ủy thác cho tôi ngày 19 tháng 4 năm 2005.”

Ngày 28/2/2013 ngài sẽ chính thức rời chức vụ. Và ngài sẽ sống tại Vatican cho đến khi qua đời. Theo điều lệ của Giáo hội, Hội đồng Hồng Y gồm các Hồng Y dưới 80 tuổi sẽ bầu tân Giáo Hoàng trong số các Hồng Y trong thời hạn 20 ngày. Hội đồng Hồng Y hiện gồm có 117 vị.

Trong gần 600 năm qua các vị Giáo Hoàng đều giữ nhiệm vụ cho đến khi qua đời như một thông lệ bất thành văn. Khi tuổi cao đức Giáo Hoàng được các phụ tá phụ giúp công việc Giáo hội nên lấy lý do sức khỏe để từ chức không có tính thuyết phục đối với tín đồ. Tuy nhiên thông lệ này đôi khi làm cho vị Giáo Hoàng già yếu vì tuổi tác thiếu sự bén nhạy trong công tác lãnh đạo và là nguyên nhân tạo ra sự tranh chấp quyền hành trong Giáo hội.

Trong suốt 8 năm lãnh đạo Giáo hội đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã rất chật vật duy trì giáo điều của tôn giáo trong một môi trường “dân sự” phóng khoáng đòi hỏi nhiều tự do. Khó khăn hơn cả là cơn khủng hoảng có tính thời đại do việc tiết lộ ở khắp nơi trên thế giới một số chủ chăn của Giáo hội đa số thuộc hàng linh mục vi phạm tình dục đối với trẻ em. Vài vị lãnh đạo cao cấp hàng giám mục, tổng giám mục thì bị dính líu vào việc che dấu tội lỗi của cấp dưới để bảo vệ Giáo hội. Ngoài ra ngài phải gánh vác giải quyết việc tranh chấp quyền lực của các phụ tá thân cận và gần đây việc Vatican bị tố cáo tham nhũng.

Trong một bài bình luận ngày 12/2 nhan đề: “Thời đại sau đức Giáo Hoàng Benedict XVI” (After Benedict XVI) tờ báo lớn nhất miền Tây Hoa Kỳ Los Angles Times viết:

“Trong gần 8 năm ở chức vụ, đức Giáo Hoàng Benedict XVI chứng tỏ là một vị Giáo Hoàng bảo thủ, bảo vệ một cách nghiêm túc giáo điều của Công giáo. Vì vậy quyết định từ chức của ngài là một hành động cách mạng ra ngoài khuôn khổ của một vị Giáo Hoàng bảo thủ gần 600 năm nay.

Việc đức Giáo Hoàng tuyên bố rời chức vụ ở tuổi 85 vì ngài cảm thấy trí tuệ và sức khỏe suy giảm cho thấy ngài đã nhìn vào vấn đề sức khỏe con người và công việc một cách thẳng thắn đáng cảm phục.

Nhưng thực tế thì sao? Thành phần bảo thủ trong Giáo hội không khỏi tự hỏi sự hiện diện của ngài bên cạnh vị tân Giáo Hoàng có làm cho chức vụ giáo hoàng trở nên kém thiêng liêng và huyền bí không. Đối với thành phần Công giáo phóng khoáng thì không thành vấn đề. Thành phần này cho rằng các vị giám mục thành Rome trong đó có đức Giáo Hoàng cũng như các vị giám mục khác trên thế giới khi không kham nổi nhiệm vụ thì nên từ chức.

Đức Giám mục Joseph Ratzinger được xem là một nhà lãnh đạo tôn giáo phóng khoáng khi ngài bắt đầu tham dự công tác lãnh đạo Giáo hội như một chuyên viên thần học. Nhưng sau Cộng Đồng II Vatican (10/1962 – 12/1965) mà ngài tham dự như một cố vấn thần học ngài tỏ ra không thoải mái khi Giáo hội tỏ ra quá mềm dẻo để thích ứng với lối sống văn minh. Trở thành Giáo Hoàng, ngài cảnh giác các nhà thần học phóng khoáng đừng đi quá xa, ngài khuyến khích việc dùng tiếng Latin trong các buổi lễ , và trả lại phép thông công cho các giám mục bị rút phép vì không chịu thi hành các quyết định của Cộng đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng không ngần ngại làm mất lòng giáo hội Anh giáo bằng cách chấp nhận cho các khuynh hướng bảo thủ của Anh giáo (Anh giáo phóng khoáng nên thành phần Anh giáo bảo thủ gần gũi với Vatican hơn) gia nhập gia đình Công giáo. Chính vì muốn bảo vệ uy quyền của Giáo hội mà đức Giáo Hoàng đã không mạnh tay trừng phạt các giới chức Giáo hội vi phạm tình dục đối với trẻ em.

Để dung hòa quan điểm cứng rắn của mình, đức Giáo Hoàng cũng có những nỗ lực đem Giáo hội đến gần quần chúng. Qua nhiều thông điệp ngài nhấn mạnh đến “tình thương và hy vọng”. Năm 2010 đức Giáo Hoàng đẩy mạnh công tác chấn chỉnh sự truyền giáo trong tinh thần ít khắc khe tại các các nước ngài cho là cần thiết (New Evangelization), và một cách kín đáo bày tỏ sự không đồng ý với khuynh hướng cho rằng Kinh Thánh là khuôn vàng thước ngọc tuyệt đối của niềm tin và sự hành đạo (fundamentalism). Ngài nói niềm tin (faith) phù hợp với khoa học chứ không tuyệt đối huyền bí.

Tuy nhiên, nói chung đức Giáo Hoàng nghiêng về khuynh hướng tôn trọng các niềm tin ngàn xưa truyền lại chứ không ngả về tinh thần cởi mở gần gũi với con người của Chúa Thánh Thần.

Không ai chờ đợi Hội đồng các Hồng Y sẽ bầu một vị Giáo Hoàng cởi mở đến độ xem sự phá thai là không trái đạo lý, chấp thuận cho hôn nhân đồng tính luyến ái hay cho phép phụ nữ thọ phong linh mục. Nhưng có thể Hội đồng Hồng Y sẽ bầu một vị Giáo Hoàng tuy đặt trọng vào các nguyên tắc căn bản của đức tin, nhưng ít bảo thủ và chăm lo mục vụ hơn và chấp thuận sự tản quyền của Giáo hội.

Hội Đồng Hồng Y cũng có thể – và nên – bầu một vị Giáo Hoàng từng có thành tích bảo vệ trẻ em bị lạm dụng tình dục. Trước và sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã không đủ nhạy cảm đối với vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em của cấp dưới, và đã không mạnh tay chận đứng khuynh hướng che dấu để bảo vệ Giáo hội.”

Bước vào thế kỷ 21, thế giới đang đối diện với nhiều vấn đề đe dọa “tính bản thiện” của con người. Và quyết định từ chức, một quyết định độc đáo ngàn năm một thuở của đức Giáo Hoàng Benedict XVI có thể sẽ tạo cơ hội cho Giáo hội La Mã, một Giáo hội đầy uy tín và quyền lực đóng góp vào một giải pháp chung tốt lành cho nhân loại.

©Trần Bình Nam
Feb . 13, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

 

67 Phản hồi cho “Benedict XVI mở cửa cho những cải tổ của Giáo hội Công giáo La Mã”

  1. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Bác Phó thường dân Việt,

    Xin phép cho tôi gọi là bác cho thân mật, bởi bác hơn tôi chừng 5-6 tuổi là ít.

    Nói ngay là, tôi rất thích lý luận của bác, it nhất ở hai chỗ:

    “Chúng ta phải biết canh tân, những gì tốt thì theo, những gì chưa/không tốt thì nên hoài nghi/phản biện. Giáo hoàng nói chung, các hàng giáo sỹ khác nói riêng đều là con người, cũng có những sai lầm, tội lỗi như bất cứ ai.
    Ngày xưa tôi còn bé đi học giáo lý, các soeur và linh mục hướng dẫn luôn nói về Giáo hoàng là “bất khả ngộ”, và nay thì ai cũng biết (trừ những người cuồng tín) thực tế như thế nào.” (sic)

    “Nhiều cuộc tranh đấu trong nước như vụ tòa Khâm xứ Hà nội, Thái hà, Đồng chiêm, Cồn dầu…đã được khơi dựng lên nhưng dưới sự chỉ đạo của Vatican thông qua các Giám mục địa phương, các cuộc tranh đấu này đã bị dập tắt một cách tức tưởi dưới chiêu bài “đối thoại”, “mềm dẻo”, “hòa bình” và “vì lợi ích tương lai dài hạn”… Từ đó, phải nói rằng hầu hết hàng giáo sỹ Công giáo ở Việt Nam hiện nay đắp tai, ngoảnh mặt làm ngơ trước bất công xã hội (trừ các bài giảng của các linh mục dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam), thậm chí Thánh giá, biểu tương của đạo giáo bị đập bỏ cũng không được một giới chức Công giáo nào (từ Giáo hoàng đến linh mục) lên tiếng.”(sic)

    1/
    Về điều xưa nay hay bàn cãi là, nói về niềm tin tôn giáo hay một số điều liên quan (tin vào các vị chủ chiên …) là “bât khả tư nghị” (non-discutable), trở nên ngày một rõ ràng khi mà ánh sáng dân chủ được soi rọi khắp nơi, quyền con người trở nên phổ quát (universal) !

    Con người là trung tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng hay gì gì đi nữa, cuối cùng cũng chỉ tiến tới mục đích sau cùng là, PHỤC VỤ CHO CON NGƯỜI ! Và những thập niên sau này người ta còn nhận chân ra thêm một điều nữa, CON NGƯỜI PHẢI SÔNG HÀI HÒA VỚI THIÊN NHIÊN, VỚI MUỐN LOÀI!

    Thực ra đó là mới với phương Tây, chứ phương Đông, theo tôi người ta đã biết điều trên từ khuya!

    Vâng, chính cái định nghĩa Tôn giáo là Đạo, là con đường sáng mọi người nên noi theo, để tu tâm dưỡng tánh trở nên con người tốt, có ích cho nhân quần xã hội, đã hiện diện từ lâu lắm trong triết lý ở phương Đông.
    Còn với Trung Hoa, họ coi con người là một tiểu vũ trụ (micro-cosmos) trong đại vũ trụ (macro-cosmos), cho nên lẽ tự nhiên cái nhỏ xíu phải thuần phuc cái lớn hơn gấp bội. Đó chính là luật của thiên nhiên, của tạo hoá (loi de nature), chứ chả ai đặt ra cả. Vì thế người Tàu cổ xưa thường là sống thuận theo trời đât, chứ kô có ý tưởng cải tạo đất trời như người phương Tây (hay kinh khủng hơn là mấy ông CS rất duy ý chí, nhất quyết “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” bla bla bla).
    Còn về đạo Phật, ông Phật đã từng dậy: Phật tại tâm. Trong con người ai ai cũng có Phật tánh. Nên tu tập cho Phật tánh ngày một thêm lên. Và ai cũng có thể tu thành Phật được. Đến đồ tể vất dao đi cũng thành Phật ! Điều này đã khiến cho nhiều Phật tử hãnh diện mà rằng: Đạo Phật mang tính dân chủ nhất hạng !
    Chưa hết, còn ác liệt hơn nữa qua câu khuyên: Gặp Phật … giết Phật ! Bởi đó chỉ là hình tưởng giả tạo bên ngoài, được người ta tạc ra rồi tô son trét phấn loè loẹt, mạo nhận chính là Phật. Thực ra chỉ là hiện tượng phù phiếm chứ chẳng có một nội dung đích thực nào ở trong, cho nên phải đem các hình tượng Phật lớn nhỏ xuống khỏi bệ thờ, rồi …. chẻ nhỏ ra để chụm củi !

    Nói tóm lại đối với Kitô giáo, đứng trước những thay đổi của thời thế đến chóng mặt, như ông Biển Đức, giáo chủ Kitô nhánh Roman Catholic đã thú nhận, Vatican cũng như các giáo hội tôn giáo khác cần phải ĐỔI MỚI trong tư duy và hành động. Đó là một ĐÒI HỎI LỊCH SỬ (a Historical MUST) !
    Tôi đã nêu ra một số những vấn nạn thời đại, mà nhiều tôn giáo lớn đang phải đương đầu và phải tìm phương giải quyết thật thoả đáng. Nếu không sẽ bị khủng hoảng đi đến tan vỡ, do mất niềm tin nơi tín đồ, do không giải quyết nổi những mâu thuẫn từ trong (nội bộ) ra đến ngoài xã hội.

    2/
    Xưa nay tôi vẫn thưa rõ, Vatican là MỘT SIÊU CHÍNH ĐẢNG, MỘT SIÊU CHÍNH PHỦ !
    Cho nên ta thấy ngay là cách tổ chức trong giáo hội trần gian của Kitô giáo tại Vatican như một chính phủ, chứ không phải như các giáo hội trần gian khác, ở Phật giáo hay đạo Hồi hoặc đạo Bà La Môn.

    Quyền uy của các vị chủ chăn bên Roman Catholic rất mạnh, lắm khí có tác động khá lớn lên cả chính quyền, cộng đồng hay toàn xã hội, nhất là ở các nước nghèo nàn lạc hậu, lắm bất ổn như ở vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (10 % kitô hữu), Phi Luật Tân (90% kitô hữu), ở Phi châu, châu Mỹ La Tinh …

    Đây là điều tôi rất lo ngại, bởi cần tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị, nếu không cửa Thiền cửa nhà Chúa sẽ hôi tanh mùi tục luỵ, như thời đệ Nhất và đệ Nhị Cộng hòa trong Nam trong khoảng thời gian 1954-1975; hay như ở một số nước theo Hồi giáo, điển hình như ở Iran, Iraq …

    Rút kinh nghiệm như Thổ Nhĩ Kỳ nhờ vị lãnh đạo thông minh và sáng suốt Mustapha Kemal đã làm một số cải đổi ngoạn mục, trong đó công nhận Hồi giáo là quốc giáo, nhưng cương quyết tách Hồi giáo ra khỏi sân khấu chính trị, khiến cho Thổ là quốc gia duy nhât trong thế giới Hồi giáo được các cường quốc phương Tây nể vì bởi đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mọi lãnh vực. Giờ Thổ ung dung rung đùi, không thèm tham gia vào khối EU, điều mà trước đây một vài năm họ còn mơ ước.

    Tôi cũng xin nhắc nhở cho mọi người biết là, Việt Nam là VN, không phải như Ba Lan mà hòng bắt chước đâu nhé. Khác biệt nhau rất lớn trong nhiều lãnh vực. Chính vì thế mà tôi không ký tên ủng hộ Nhóm 8406 mà tác giả là linh mục Nguyễn Văn Lý, mặc dù tôi rất kính phục và cổ võ tranh đấu của ông cho dân chủ và nhân quyền ở VN! Tôi nói thẳng là tôi e ngại sự chen chân của Kitô giáo vào chính trị quá nhiều để rồi trong thời hậu CS phải cười đau khóc hận, chả khác gì thời Hậu Ngô Đình khi Phật giáo làm loạn chính trường miền Nam.
    Cái hoạ tôn giáo luôn luôn ẩn tàng, cần cảnh giác đề phòng. Bởi hoạ CS cũng như hoạ tôn giáo thâm nhập chính trị bởi các bàn tay lông lá sẽ chỉ dẫn đến chiến tranh, bất ổn … Cứ xem các nhóm Hồi giáo quá khích đang hoạt động ở khắp nơi trên thế giới thì rõ.
    Chả lẽ xuốt đời chúng ta lo chống độc tài hay sao nhỉ ? Đá đít thằng độc tài gia đình trị và độc tài quân phiệt đi nhưng lại để lọt lưới thằng độc tài CS chui vào ngồi chễm chệ trong nhà. Vật nó lôi cổ ra khỏi nhà lại để cho thằng độc tài tôn giáo lẻn vào thì ôi thối chung thân bất mãn !

    Kính cáo,
    LMC

    • Dao Cong Khai says:

      Nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thèm vào EU thì không đúng, vì Thổ Nhĩ Kỳ đã từng xin gia nhập EU hơn 1 lần nhưng bị từ chối, và nguyên nhân sâu sa tôi nghĩ cũng vì tôn giáo và lịch sử.

      Đồng ý tôn giáo cần phải tách ra khỏi chính trị nhưng tôn giáo cần phải nhập thế, dấn thân để đấu tranh và phục vụ xã hội, giúp đỡ nhân loại. Tôi duy lý, vô thần, nhưng trong chính trị tôi rất duy vật; và cũng trong chính trị tôi lại ghét nhất đám vô thần. Lý do là vì đám vô thần nó không có quyền lực nào trong “lương tâm” cầm cương được tụi nó, đặc biệt là đám vô thần trong các nước tư bản. Nó làm việc khoa học thì OK, nhưng nó dính vô chính trị thì nguy hiểm lắm, tôi tin tưởng những người duy tâm hơn.

      Vatican có 2 nghĩa, duy tâm và duy vật. Bản chất của nó là bản chất tôn giáo (duy tâm), nhưng bản chất duy vật và chính trị của nó là vì nó cũng là một quốc gia, như mọi quốc gia khác trên thế giới, vì lịch sử Âu Châu, nhân loại và lịch sử đạo công giáo nó đã xẩy ra như vậy. Điều này thì đã được quốc tế công nhận qua thoả ước Latran năm 1929 giữa thủ tướng Ý và Giáo Hoàng pio 11.

      Về phương diện duy tâm, Vatican và giáo hội công giáo nói chung có một nhiệm vụ thuần tuý tôn giáo, đó là làm việc truyền giáo, rao giảng lời chúa đi khắp thế giới. Đây chính là sự kiện mà các chế độ phong kiến, cộng sản, độc tài, và ngay cả một số người thiển cận của một số tôn giáo khác có xung khắc với người công giáo. Nếu quý vị đem cái gọi là “truyền thống dân tộc” hay lịch sử phong kiến của VN ra để biện minh thì tôi không có ý kiến. Làm điều đó quý vị đã bôi nhọ những vị tổ tiên lương thiện của chính quý vị ngày xưa, còn những người lạc hậu, gian ác theo phong kiến Tàu thì tôi cũng không cần bàn tới.

      Thời đại ngày nay là thời đại chữ quốc ngữ, mẫu tự la tinh, thời đại văn minh Tây Phương, kỹ nghệ máy móc và điện toán… văn hoá La-Hy. Vấn đề truyền giáo là quyền tự do căn bản của tất cả mọi người trên thế giới. Không thể vì ganh tị trong việc truyền giáo mà đem lòng nghi kỵ tôn giáo này hoặc tôn giáo kia. Tại sao tôn giáo mình không truyền giáo hay củng cố giáo lý cho tín đồ của mình để họ phải bỏ mà theo đạo công giáo? Rồi lại ganh tị? Tại sao quý vị không gom tiền của người giầu mang đi xa xôi giúp đỡ những người nghèo đói và đau khổ nhất, không hy sinh đi giúp đỡ những người cùi, siđa, những kẻ bị xã hội ruồng bỏ… mà cứ khoanh tay nguyền rủa những tôn giáo khác, họ có những tín đồ theo là vì họ đã làm như vậy. Tôi chỉ chỉ trích những tín đồ tôn giáo có tính ghen tị thôi, xin lỗi những tôn giáo và các phật tử thuần thành không có tư tưởng quá trần tục như thế. Có những chùa, tổ chức phật giáo ngày nay ở VN cũng tích cực giúp đỡ người nghèo, sida, cùi… Tôi ghi nhận.

      Quý vị còn nói công giáo mang tiền, mang gạo ra mua chuộc và dụ dỗ người ta theo đạo. Dụ dỗ là gì? VC tuyên truyền dụ dỗ thì đúng nghĩa. Công giáo người ta giúp đỡ người nghèo là vì họ thực hiện lời Chúa, “yêu thương người đói khổ nghĩa là yêu Chúa”. Khác hẳn phong kiến và CS, công giáo họ không bắt ép ai theo Chúa cả, họ chỉ làm gương tốt để người khác noi theo và tự nguyện theo đạo. Tôi học trường công giáo nhiều năm, hiểu khá nhiều về công giáo nhưng tôi không gia nhập công giáo rồi đâu có chết chóc thằng Tây nào.

      Việc toà thánh Vatican can thiệp vào chính trị thì đó là chuyện họ hành xử với tư cách một quốc gia độc lập và theo luật lệ quốc tế. Họ can thiệp rất nhiều vào các quốc gia nghèo đói lạc hậu, nhưng họ làm công việc một pháp nhân quốc tế (quốc gia) của họ. Quốc gia Vatican có uy tín là nhờ tính chất thánh thiện, lương tri, nhân bản của họ; điều này không nước nào trên thế giới có thể ganh tị được, và chuyện đó có được không phải một ngày một tháng mà qua gần 20 thế kỷ lịch sử để trở nên như thế. Những tôn giáo khác tại sao không tạo nên uy tín như thế mà lại xử dụng bạo lực để xây dựng uy tín mình (như hồi giáo). Một vài tổ chức phật giáo thân cộng ở VN cũng ganh tị với công giáo, nhưng họ tạo được uy tín gì với quần chúng ngoài việc biểu tình phá rối trật tự công cộng, làm tay sai cho VC và ra đón quân CS tiến vào SG năm 75? Tại sao họ không thành lập một QG Phật Giáo như Vatican để có tiếng nói và ảnh hưởng trên thế giới như thế mà họ lại đi vào con đường bạo động, tay sai cho CS? Muốn lắm chứ, đó là ước mơ của Thích Trí Quang, thế nhưng tâm xà thì làm sao xây dựng nổi uy tín được.

      Cá nhân tôi thấy toà thánh Vatican đã can thiệp vào chính trị của VN khá nhiều, nhưng đó là ước mong của người dân VN như tôi. Bởi vì họ can thiệp vào VN để giúp dân VN nâng cao dân trí, mở thêm nhiều trường công giáo thời VNCH, tổ chức những hội đoàn công giáo giúp đỡ người nghèo, người cùi… quảng bá văn hoá công bằng và bác ai của công giáo để khai hoá dân VN còn u mê với văn hoá phong kiến và Khổng Mạnh, xây dựng nền tảng tự do dân chủ chống lại độc tài CS Bắc Việt. Qua ứng dụng, tôi thấy nếu không có 1 triệu dân Bắc 54 di cư vào Nam và nhất là đội ngũ giáo dân công giáo, “thà mất quê hương còn hơn mất Chúa” ở miền Nam thì chắc chắn VC đã nhuộm đỏ miền Nam từ khuya trước 75 nhiều; ngay từ những năm 1955, nếu TT Diệm không có hậu thuẫn của dân Bắc 54 và công giáo thì ông ta đã thất bại trước những kẻ bán nước tay sai Pháp và CS Bắc Việt khi họ đòi tổng tuyển cử rồi. Chính tôi, nhờ sự có mặt của Toà Thánh Vatican ở VN nên tôi mới có cơ hội đi học một chương trình xứng đáng trong một trường công giáo thời VNCH mà ngày nay khi sống ở Mỹ tôi có quyền khinh bỉ chương trình Trung Học ở Mỹ quá thấp kém, ngoại trừ một số trường trung học công giáo ở đây.

      Tôi chỉ chỉ trích những tín đồ tôn giáo có tính ghen tị thôi, xin lỗi những tôn giáo và các phật tử thuần thành không có tư tưởng quá trần tục như thế. Có những chùa, tổ chức phật giáo ngày nay ở VN cũng tích cực giúp đỡ người nghèo, sida, cùi… Tôi ghi nhận.

      Chuyện mâu thuẫn hay đụng chạm giữa các tôn giáo cũ đối với công giáo ở VN tôi nghĩ đó là chuyện thời sự và nó nói lên sự thay đổi trong xã hội đối với những tôn giáo. Khi xã hội bắt buộc phải thay đổi thì những niềm tin cổ truyền sẽ bị thay đổi theo. Tín đồ công giáo họ có nhiệm vụ là phải rao giảng phúc âm của họ thì cái đó là quyền tự do của họ. Còn can thiệp chính trị thì xin thú thật, người VN ngày nay chưa đủ khả năng để độc lập thật sự đâu. Nếu các nước Tây Phương không can thiệp vào tiến trình dân chủ ở VN thì VN sẽ bị nô lệ bởi Tàu, mãi mãi dân VN sẽ còn bị bất công, bóc lột bởi giai cấp thống trị ở đó. Và đạo công giáo cũng vậy, sự can thiệp và có mặt của nó sẽ được nhân dân VN cảm ơn trong lịch sử tương lai. (Ngay cả cựu thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ, người có tiếng là chống tham nhũng, có thành tích dẹp loạn PG, nhưng cuối cùng còn ích kỷ và phản bội nhân dân, vậy còn ai có thể tin được?).

      Vấn đề công giáo ở VN là thời sự va chạm văn hoá giữa những tôn giáo lớn ở VN với đạo công giáo (hiện nay VC đang lợi dụng). Nó đã xẩy ra đâm chém nhau, chết hàng trăm ngàn người công giáo vào thế kỷ 19; nói đúng ra không phải đâm chém nhau mà là đơn phương bách hại người công giáo của chính quyền phong kiến VN. Và nạn đó nó còn ngấm ngầm kéo dài lâu dài cho đến khi nào dân VN hoàn toàn văn minh như các nước tự do dân chủ Tây Phương.

      Đạo công giáo là đạo của dân nghèo. Có lẽ chính vì vậy nên nhiều người VN e sợ văn hoá và văn minh Tây Phương. Nếu chạy theo duy lý (như tôi) thì sẽ không theo đạo nào mà sẽ ủng hộ những tôn giáo giúp đỡ xã hội nhiều nhất, phát gạo cho dân nghèo nhiều nhất. Xu hướng xã hội sẽ phải như thế. Cái đạo “tổ quốc”, hệ luận của nho giáo, độc lập, thống nhất không bao giờ nuôi sống nổi người dân.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        1/
        Xin bạn đọc lại cho kỹ câu chữ tôi nhận xét về Thổ Nhĩ Kỳ:

        “Giờ Thổ ung dung rung đùi, không thèm tham gia vào khối EU, điều mà trước đây một vài năm họ còn mơ ước.” (sic)

        2/
        Tôn giáo cần PHẢI NHẬP THẾ.
        Đó là một bắt buộc (a Must) để phục vụ con người tích cực nhất, tôi nghĩ thế.

        Câu hỏi đặt ra, NHẬP THẾ RA SAO ?

        Tôi không thích tôn giáo dính TRỰC TIẾP, mà GIÁN TIẾP như ở phương Tây, vào lãnh vực chính trị.

        Còn lãnh vực khác, nhất là GIÁO DỤC, XÃ HỘI thì thoải mái, cần khuyến khích tối đa.
        Bởi tôn giáo nào cũng chủ trương vị tha, cứu người. Và tôi nghĩ, chỉ có tôn giáo mới băng bó thật hữu hiệu được các vết thương hận thù do chiến tranh, phân biệt đối xử … nếu như biết hòa giải hòa hợp vói nhau thật sự.
        Ai cũng rõ, tôn giáo có một lực lượng nhân sự đông đảo nhất trong quần chúng, với những thành viên mà nòng cốt là các tu sĩ, nam cũng như nữ, các giáo dân thuần thành, sẵn sàng làm sáng danh đạo mình qua các hành động cứu tế xã hội dù cho phải hy sinh đến tính mạng.
        Về giáo dục thì các giáo hội đều có thừa kinh nghiệm, không cần bàn thảo thêm ở đây
        Tóm tắt, tôn giáo cần phát huy thế mạnh ở hai lãnh vực cần nhập thế nhiều nhất là giáo dục và xã hội, bên cạnh chuyên môn tâm linh siêu hình.

        Các tu sĩ Kitô phải chọn một trong hai: cởi bỏ cái áo tu sĩ ra để nhập thế làm chính trị gia như một người giáo dân bình thường; hay mặc áo tu sĩ để làm một thày tu, chấp nhận xa lánh môi trường chính trị. Không thể lợi dụng tôn giáo vào cuộc chơi chính trị thật lộ liễu như thế.
        Ngày xưa còn lẫn lộn thần quyền vào chính trị; nay ta phải công nhận rõ ràng là”xưa rồi Diễm ơi” ! Bởi ai ai cũng rõ cái hoạ của nó ra sao. Xin miễn bàn thêm.

        Ngoài ra ta thấy vẫn có lối thoát. Đó là sự thành lập các đảng, những lực lượng chính trị thế tục, mang mầu sắc tôn giáo rất nhiều ở phương Tây, nhưng nó rõ chỉ toàn là người thế tục, không có tu sĩ nào được làm thành viên chính thức, để ra tranh cử vào vị trí này vị trí kia.

        Nói tóm lại, cần phân biệt rạch ròi để tránh lạm dụng tối đa.

        Thời VNCH ở miền Nam, rõ ràng là tu sĩ cả hai phía Phật và Kitô giáo “rủ nhau” lũng đoạn chính trường, thông qua các giáo dân của mình, nên chẳng còn ra thể thống gì. Chưa kể bị CS lợi dụng, xâm nhập vào hàng ngũ, hay mạo danh để làm bậy !

        Trong thời chống thực dân hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo lại có quân đội đánh nhau chí chát. Ở Bùi Chu Phát Diệm (? ) cũng có dân quân Kitô giáo, gọi là để bảo vệ xóm làng có giáo dân đông đảo. Thực chất cũng chả khác gì CĐ và HH ở trong Nam hết.

        LMC

      • Hoài An says:

        Cuộc tranh luận giữa các ông: Phó thường dân Việt, Lại Mạnh Cường, và Đào Công Khải thật thú vị, nhưng tôi thích lý luận của ông Đào Công Khải hơn.

        Tôi cũng như ông Lại Mạnh Cường là: “không thích tôn giáo dính TRỰC TIẾP (như kiểu mấy ông sư, thượng tọa, Linh Mục làm nghị gật” trong QH của csvn)…”mà GIÁN TIẾP như ở phương Tây, vào lãnh vực chính trị” thì tốt hơn, có thể góp tiếng nói của mình qua đoàn thể chính trị, tôn giáo, để cải thiện xã hội ngày một tốt đẹp và công bình hơn.

        Còn nói về cá nhân thì tôi thấy ông Đào Công Khải “có vẻ” như là một Kitô hữu thuần thành hơn ông Phó thường dân Việt?

      • Dao Cong Khai says:

        Sống phi chính trị hả, hoạt động phi chính trị hả. Rất good, ai cũng mong mỏi; nhưng chỉ tương đối thôi, vì cái đó lý tưởng quá. Bạn muốn phi chính trị nhưng người ta cứ bắt bạn phải dính vô chính trị thì làm sao đây? Ở VN sau GP nếu không vô đoàn viên CS thì khó thi vô đại học. Ngay cả bạn hoàn toàn phi chính trị nhưng hồi đó nếu đi học thì tới giờ chính trị bạn có quyền bỏ giờ đó không, vì bạn phi chính trị mà. Khi có CSVN, nó không đồng ý cho bạn phi chính trị; nó nói rồi, “bánh xe lịch sử (của nó) phải lăn như vậy, nếu bạn không lăn theo thì sẽ bị bánh xe đó nghiền nát”.

        Nói riêng công giáo và phật giáo thời VNCH, chắc chắn cả 2 đều dính dáng trực tiếp ít nhiều tới chính trị. Cũng như thời chiến khu Bùi Chu, Phát Diệm… cái đó là chính trị rõ ràng. Ở đây tôi không bàn luận về lập trường dân tộc, hay độc lập, thống nhất,… mấy cái đó nó viển vông, nặng tính tuyên truyền và không thực tế và tối nghĩa đối với nhân dân VN nữa.. Nhưng tôi tranh luận trên nền tảng nhân bản, công bằng, tự do, và nhân quyền.

        Từ nền tảng đó, nên tiền đề của tôi là CS nghĩa là chết, nghĩa là chiến tranh, nghèo đói, lạc hậu, bất công, bóc lột, điêu linh và đủ thứ thê thảm có lẽ mỗi người chúng ta đã nếm mùi nhiều rồi. Do đó chuyện dính líu vào chính trị của công giáo và phật giáo nó mang tới cảm xúc khác nhau của những người VN khác.

        Tại sao tôi có thiện cảm với công giáo, không đơn thuần vì tôi bị “tuyên truyền” bởi trường học của họ, nhưng từ tam đoạn luận CS là chết, rồi công giáo chống cộng (trực tiếp chính trị), kết luận tôi thích phe công giáo. Tại sao tôi hay vào đây chỉ trích, hận thù với một số TỔ CHỨC phật giáo, đơn giản là vì họ là VC. (công giáo theo VC cũng có và PG chống cộng cũng có, nhưng cảm xúc của mình dựa theo tỷ lệ để có cảm xúc chung). Rõ ràng tôi không thích chính trị, nhưng nói tới hoạt động thế tục của các tôn giáo thì không thể thiếu thái độ chính trị. Tại sao PG thì VC có thể kết nạp đảng viên, còn công giáo thì có thể không được vô đại học? Thiện cảm của tôi cũng căn cứ từ đó, từ vô số sự kiện thực tế mình đã kinh qua.

        Những chiến khu chống cộng Bùi Chu Phát Diệm trước năm 54 đó là niềm kiêu hãnh của VNCH. Đúng, đó là tôn giáo tham gia trực tiếp vào chính trị; nhưng đó là cái thế chẳng đặng đừng, tình thế bắt buộc giống như… phải tử vì đạo. Thực ra tôi hiểu bên công giáo, đạo của họ rất kỵ việc giết người; tìm hiểu về thánh tử đạo Nguyễn Duy Khang ( Ngày xưa tôi ở gần giáo xứ đó; ông ta đi theo giúp đỡ cho một Giám Mục Âu Châu giảng đạo ở VN thời Tự Đức, lúc giám mục này bị quan quân nhà Nguyễn xông vào bắt thì thánh Nguyễn Duy Khang toan chống lại lính triều đình để bảo vệ Giám Mục. Nhưng ông giám mục đó cản lại không cho thánh Khang chiến đấu với lính. Nói rằng mình là người công giáo đừng làm như vậy! phải chấp nhận đau khổ để làm chứng nhân cho Chúa. Rồi cả 2 đều bị bắt trói đi và lần lượt bị giết. Tôi biết cả 2 đã được Vatican phong thánh.

        Do đó đối với công giáo, chiến tranh là trái nghịch với tôn chỉ của họ. Nhưng chiến khu chống Việt Minh của Bùi Chu, Phát Diệm là một tình thế bắt buộc nông dân công giáo ở đó họ phải thực hiện để tự vệ vì HCM muốn tàn sát các làng công giáo. Dĩ nhiên muốn chống cộng thì phải xin vũ khí của Pháp. Đọc “Bên Giòng Lịch Sử” của linh mục Cao Văn Luận khi làm cố vấn cho HCM sẽ thấy khi làm cố vấn cho HCM (thời gian HCM qua Pháp hội họp với chính phủ Pháp) ông ta cố gắng thuyết phục HCM mềm dẻo hơn với công giáo nhưng thất bại, vì mỗi khi đề cập đến điều đó là Hồ viện cớ đủ thứ, nào là truyền thống dân tộc; và cuối cùng thì Cao Văn Luận cũng phải theo đoàn người di cư vào miền Nam tự do, trở thành viện trưởng Viện Đại Học Huế. Trở lại tiền đề tự do và nhân bản của con người, thì linh mục Lê Hữu Từ thành lập chiến khu chống cộng ở Bùi Chu, Phát Diệm chính là yêu nước và đóng góp vào sự nghiệp lịch sử của dân tộc VN, tại sao you lại cho là xấu.

        Hồi sau 63, TT Diệm bị giết; sau đó có phong trào tấn công và cướp phá các cơ sở của công giáo ở miền Nam. Nói trắng ra là chiến tranh giữa công giáo và phật giáo. Tình hình lúc đó thì mấy ông công giáo ai cũng run sợ bị chụp mũ là Cần Lao, tay sai của Diệm Nhu Thục Cẩn… Họ không dám đối chọi với “hào khí cách mạng”; mặc dù các cơ sở công giáo đang bị Cách Mạng đập phá. Cách Mạng dẫn theo đám dân chuyên môn đi phá phách, cầm đầu là Hoàng Phủ Ngọc Tường, trưởng đoàn thanh niên phật tử quyết tử ở Huế. Hồi đó bọn chúng đập phá toà báo Xây Dựng của công giáo, tấn công và bao vây trường tư thục Nguyễn Bá Tòng của công giáo (bây giờ VC cướp đổi tên thành trường Bùi Thị Xuân). Đốt 3 giáo xứ công giáo Thanh Bồ, Đức Lợi… ở Quảng Ngãi. Tôi sống gần 1 giáo xứ công giáo ở Thủ Đức, thấy linh mục Hoàng Quỳnh đến diễn thuyết báo động thanh niên công giáo ở đó để thành lập lực lượng Đại Đoàn Kết bảo vệ các xứ đạo ở miền Nam. Hàng ngày có thanh niên công giáo từ các giáo xứ ngoại ô SG vào tiếp viện cho nhóm người phòng thủ bên trong trường Nguyễn Bá Tòng, họ cứ lên lầu mang vỏ chai, bàn ghế để liệng xuống phe bao vây bên ngoài. Đến khi có thanh niên công giáo ở Hố Nai Biên Hoà mang gậy gộc, xà beng kéo xuống SG giải vây và biểu dương lực lượng thì mới chấm dứt.

        Công giáo họ dính vô chính trị chỉ để tự vệ và bảo vệ tôn giáo của họ thôi. Trái lại, PG đã bị ngoại bang và CS lợi dụng để làm những chuyện mà chính thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, một phật tử đã phải đưa lính Thuỷ Quân Lục Chiến ra Huế để dẹp loạn Phật Giáo năm 1966. Trên máy bay áp tải thượng toạ Thích Trí Quang về SG, tướng Nguyễn Ngọc Loan cũng là một Phật Tử đã phải chửi thề với thượng toạ này, “ĐM, mày lộn xộn tao đạp mày xuống biển bây giờ”, từ đó Thích Trí Quang mới nín khe.

        Thiện và ác cảm đối với những TỔ CHỨC tôn giáo ở VN cũng xuất phát từ chính trị. Họ dính vô chính trị để hại dân hại nước, làm tay sai cho VC thì ĐCK chửi thẳng. Còn trực tiếp dính vô chính trị để chống cộng và làm những điều có lợi cho quốc gia dân tộc thì mình ủng hộ. Sau khi TT Diệm chết công giáo họ chỉ biểu tình vài lần để đả đảo thủ tướng Phan Huy Quát, tụ tập trước bộ tổng tham mưu để phản đối Dương Văn Minh đi theo con đường trung lập với CS, và bị DVM ra lệnh cho lính xả súng bắn vào đám biểu tình, chết 6, 7 người; sau đó chính phủ VNCH phải xin lỗi và bồi thường cho nạn nhân.

        Nếu công giáo họ khoanh tay trước chính trị như ước muốn của you thì sẽ ra sao? Không tiếp ứng để cứu trường Nguyễn Bá Tòng thì chắc chắn đám côn đồ đó sẽ phá huỷ mất một trường tư thục danh tiếng nhất nhì ở SG lúc đó. Chắc chắn đám sinh viên học sinh phật tử quyết tử đó sẽ thừa thắng xông lên, phá nát VNCH lúc đó. Cơ bản bọn chúng chỉ là VC nằm vùng thôi, nhưng nếu vỏ quít dầy mà không có móng tay nhọn thì VC nó đã chiếm trọn miền Nam từ trước tết Mậu Thân rồi. Nếu không có công giáo ở VN thì tình hình khác nhiều lắm, không có TT Diệm, và có thể đến bây giờ VN vẫn có vua như thời phong kiến; hoặc đúng hơn nữa là HCM nó chiếm được miền Nam liền sau 2 năm chia đôi đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử hoặc cũng bằng chiến tranh. Có thể có QGVN nhưng rất khó có VNCH… (Khác biệt giữa QGVN và VNCH là giữa chế độ phong kiến và chế độ cộng hoà). Còn nếu có được chế độ cộng hoà thì có lẽ cũng bị khô’ng chế bởi CS nằm vùng và mấy ông QG đó cũng đấu đá nhau giống như sau thời 63 vậy.

        Đa số thanh niên miền Nam muốn yên thân sống cuộc đời tự do, an bình, hạnh phúc; vô số người chẳng muốn theo bên nào cả. Họ không thích chống cộng, chống Mỹ gì cả, nhưng có yên không? Không muốn chính trị nhưng nếu you ở nông thôn thì VC nó có để yên cho you không theo VC không? Trước tiên là nó bắt nộp thuế, sau đó là nó bắt thanh niên đi tải đạn cho nó. Rồi bị QG bắn chết, rồi gia đình họ thù QG. Cho nên nếu muốn tiêu diệt oán thù thì QG phải phổ biến chính trị cho họ để họ quyết tâm xa lánh VC. Nếu không có VC thì chẳng ai cần VNCH cả. Người ta theo VNCH để chống cộng, hoặc để được bảo vệ khỏi nanh vuốt của đảng CSVN. Dù muốn dù không thì đó là một thái độ chính trị minh bạch, và CSVN đã trả thù và kết án cả những chương trình văn hoá của học sinh thời VNCH chúng tôi (là đầu độc bởi Mỹ Ngụy), do đó nếu người nào tránh được vấn đề chính trị ở VN thì kẻ đó cũng trở thành người mất trí hoặc người tiền sử. Những tổ chức công giáo ở VN (kể cả hiện nay) cũng cùng số phận đó. Nếu không tuyên truyền cho VC thì không được sinh hoạt tôn giáo. Một trong những khung cảnh tuyên truyền hiện nay là làm sao để đánh lừa dư luận thế giới tin rằng VN có tự do tôn giáo và nhân quyền. Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó thì chỉ có một con đường là lật đổ chính quyền tức là lao vào chính trị (trong thời chiến thì phải chiến đấu chống cộng).

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Dear Đào Công Khai,

        Tôi công nhận, trong thời gian qua ông có những tiến bộ khá nhiều.
        Rất tiếc khi đi sâu vào thảo luận, ông đã MẤT ĐỊNH HƯỚNG, và có dấu hiệu LOẠN NGÔN, bằng vào những lập luận cũ rích đầy thành kiến ở trên, khiến cuộc thảo luận MẤT HỨNG THÚ, BỊ BẾ TẮC !

        TAKE IT EASY :-) !
        Chúc ông thân tâm an lạc.
        Anyway cám ơn những trao đổi bổ ích.

        Lại Mạnh Cường

      • Bút Thép VN says:

        Thẳng mực tầu thì đau lòng gỗ.
        Nói thẳng, nói thật thì dễ va chạm.

        Ý kiến của ông Dao Cong Khai rất hay, nhận định của ông khá chính xác.

        Cám ơn ông Khai đã nói lên suy nghĩ của tôi.

    • thíchđủthứ says:

      It nhất người ta củng thấy rằng ĐCK viết rất đúng ,hay nói khác đi làgần với ý tưởng củanhiều người ,của số đông người hơn. Cùng một suy nghỉ ,nếu ai đả sống trong thời vnch,nhất là sau 63 và nhận định về PG/CS/CG. Có người đả từng gop ý là nêu NCK không đem quân ra dẹp loạn PG miên trung của ông tướng “thối mủi ” (thối thiệt !) vỏ biền và vô tri bị TQ “xoay” theo csđạo của hắn ta thì năm 66 mất qkI về tay CS rồi ! và nếu không thành lập vnch với sự trợ giúp của Mỷ,mà vn chỉ có quốctrương với Pháp và cs thì CS sau 2 năm đả “thống nhất ” dưới chế độ CS…rồi.Tóm lại nhìn lich sử sự kiện tương đối khách quan ,không Phật ,không chúa,sẻ thấy rỏ sự kiện này, Và nếu vậy thì ngày nay lich sử vn đả đôi khác và cố nhiên không có một CĐngười Việt TNCS như hôm nay. Kẻ góp ý củng đồng ý với ĐCK là TG không nên làm chính trị. CG thời NĐD không làm chính trị và CG thời NĐD.tuy coi là thịnh ,nhưng đó không phải là lổi NĐD mà ở các quan chức phật giáo ? muốn lên chức lên quyền ,theo CG để mong được quyền lợi . Tuy nhiên không vì thế mà thời NĐD tất cả chính phủ là người công giáo cả.PTT NNT là Phật giáo.Và các nhà chính trị phù trợ NĐD các tướng lảnh ,các bộ trưởng đều là người ngoại đạo !Đổ tho là tùy viên ủa NĐD và cả ĐổMậu củng là người PhậtGiáo….Vây nay con luận điệu phi báng NĐD kỳ thị tôn giáo là người thiếu lý trí hay nghe lời tuyên truyền xuyên tạc của pgcs Ấn Quang (thích trí quang).
      LMC có lẻ nàm trong thành phần học sinh sinh iên tranh đấu thời đó ,nên khi nào củng có vẻ bênh vực cuôc tranh đấu của Pg (nay rỏ là của CS).Cólẻ củng như nhửng người CS thấy sai nhưng không bỏ đảng được vì “anh hùng một thời” (dth,kc và vv. Ong PQuếDương đả xoa đầu khen ĐQAT: ” không ngờ các anh củng là kẻ yêu nước” Lời khen trịch thượng vì qua đó ,người QG vẩn được coi là tay sai ,bán nước cho Mỷ) !
      LMC còn khoe là không ký tên ủng hộ 8406 vì cha Lý là LM cônggiáo ! Nếu suy nghỉ này ở trong lòng thì không sao nhưng khi nói lên người ta thấy có sự chia rẻ vẩn hàn sâu giửa CG và PG. Nếu CG và PG đoàn kết ,hổ trợ cho nhau để cùng chống cộng thì có lẻ vn sẻ khác đi .Ví dụ như CG chồng thì PG nổi lên chống cùng thời gian yểm trơ cho họ hay ngược lại thì có lẻ CS sẻ không có cách “bẻ gảy từng chiếc đủa” được…
      (suy rông ra là dân oan ,chống tc,hoà hảo ,cao đài…)…
      (tđt)
      **(VN:PG 9,3% CG 6,7% dân số. Số này khác với số bịa của pgẤn Quang đưa ra là 95% dân theo đạo Thích Ca)

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Xin cám ơn và cổ võ đối thoại rất bộc trực ở đây.

    Cho phép tôi mang lên trên để có rộng chỗ hơn cho cuộc thảo luận “bàn tròn” đầy ý nghĩa về nội dung chủ đề, lẫn tình thần xây dựng ở đây trong góp ý.

    Lại Mạnh Cường

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    1/
    Xin cám ơn ông / bà Việt Quồc (dấu huyền thì phải ?) đã cho tôi cái hân hạnh là tín hữu Kitô giáo.

    Tôi lộ diện hoàn toàn xưa nay ở đây, cho nên chả việc gì tôi phải dấu diếm tôn giáo mình tin tưởng đi theo cả.

    Đáng tiếc, tôi bị một ông/ bà dấu mặt, vụ vạ cho tôi cái tội chối bỏ đạo mình, quả thực là một hành động “ngậm máu phun người”, không thể chấp nhận được !

    Bởi chưng nếu đó là sự thật, trước tiên tôi sẽ bị hoạ “tuyệt thông”, do dám công khai chối bỏ đức tin tôn giáo của mình; sau nữa sẽ bị ngay các đồng đạo cười chê là kẻ không liêm sỉ, vô tư cách đến độ hèn nhát, cho dù với mục đích tốt (good will) là ca tụng ngấm ngầm đạo mình, đồng thời biện hộ cho những khuyết điểm của bổn đạo !

    2/
    Những mạ lỵ vô cớ của ông ở đây khiến tôi thấy đau lòng lẫn kinh hãi, cho chính ông/bà và những người tương tự như ông/bà.
    Đó là những kẻ mang nặng thành kiến trong đầu, thêm tính cuồng tín, trở nên mù quáng trước những dẫn chứng và sự việc cụ thể ngoài đời đang hiển hiện trước mắt.

    Với một kẻ như thế, thiết tưởng BẾ TẮC HOÀN TOÀN ngay từ khi ông/bà viết những chữ phản biện đầu tiên, với thái độ đầy hận thù, định kiến với người ông/bà muốn đối thoại hay đối chất.

    Thực ra ông/bà đâu cần đối thoại, mà chỉ cần viết ra những hằn học, đố kỵ nung nấu bấy lâu này trong lòng, hơn là nói to lên lời công đạo, cho tiếp cận thật gần với sự thật.

    Xin miễn đối thoại thêm. Chúc ông/bà thân tâm an lạc và suy nghĩ cho kỹ lời cổ nhân: Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !
    Muốn ai nghe mình nói, tốt nhất nên khoan hòa, nhẫn nại, hơn là nóng nảy, to tiếng bằng từ ngữ đao to búa lớn, vô văn hóa … mang nặng tình sinh sự để rồi sự sinh !

    LMC

  4. conmeo says:

    Trong mấy chục năm qua các vị linh mục tại Hoa Kỳ, Âu châu, Ireland, Brazil và nhiều nơi khác đã gợi tình dục và hiếp dâm trẻ em tại nơi cắm trại, trên xe, trong phòng ngủ hay tại phòng xưng tội. Một số rất ít nạn nhân trẻ em này đã có can đảm tiết lộ với mẹ hay chị. Và một số các bà mẹ, bà chị này đã trình với các vị giám mục xin giải quyết thì đều bị các vị giám mục lờ đi và khuyên nên im đi thì hơn.

    Trước sự vi phạm tình dục trong Giáo hội, người phụ nữ luôn luôn được khuyên bảo nên nhẫn nhục chịu đựng. Họ cầu nguyện xin đức Mẹ cứu giúp cũng không được đáp lại.

  5. conmeo says:

    Sao giáo hoàng cứ xen vô chuyện nước VN hoài vậy?. Giống như người làm chính trị.
    Có ai làm gì đạo kito đâu, sao không lo tu đi mà cứ lui tới với CS!!

  6. Dao Cong Khai says:

    Mấy ông Bắc Việt hồi Điện Biên Phủ thì chống phong kiến, đấu tố quan lại, nho giáo để mỵ dân. Bây giờ thành trì CS đã bị xụp đổ thì mấy ông lại muốn quay lại cái văn hoá hủ lậu cách đây hơn 1 thế kỷ. Vô thần và Mác Lê không còn uy lực để đe doạ nhân loại nữa nên mấy ông VC muốn quay lại tôn thờ Nho Giáo, xây lại học viện Khổng Tử. Sau khi đấu tố và giết hết biết bao Nho Sĩ phong kiến, giết biết bao nhiêu người rồi bây giờ mất cái gốc Mác Lê nên VC phải quay lại Nho Giáo và Phong Kiến để làm chỗ dựa xây dựng XHCN, chỉ còn cái Mark bề ngoài; nội dung thì thuần tuý chỉ còn là phong kiến.

    Dĩ nhiên phong kiến VN và công giáo nói riêng, văn hoá Tây Phương nói chung là 2 thứ đối nghịch. Muốn theo cái này phải từ bỏ khá nhiều tính chất của cái kia. Cũng chính vì vua quan nhà Nguyễn ở VN không muốn từ bỏ những tính chất của Nho Giáo và phong kiến nên họ đã đi theo con đường thủ cựu, bế quan toả cảng, phong kiến những hiểu biết không cho nhân dân VN được tiến bộ; để cho đất nước bị nô lệ bởi thực dân Pháp.

    Mấy ông CS Bắc Việt cũng mê cuộc sống của Tây với Mỹ lắm, nhưng đi sâu vào văn hoá Tây Phương thì mấy ông này gặp phải dị ứng vì cốt lõi của văn minh Tây Phương lại là Thiên Chúa Giáo. Vì thế họ phải quay lại bám cứng lấy văn hoá phong kiến, và nhất là những văn hoá phi nhân bản nhất của phong kiến, gọi đó là “truyền thống dân tộc” để chống chọi với văn hoá Thiên Chúa Giáo. Ngày xưa VC đấu tố phong kiến, bây giờ thì họ ca ngợi Phong Trào Cần Vương, và Văn Thân, Bình Tây Sát Tả (chống Pháp và tàn sát giáo dân Công Giáo). Những chia rẽ đẫm máu đó giữa người VN với nhau mới xẩy ra cách đây chưa đầy 2 thế kỷ, có nhiều cán bộ cao cấp VC ngày nay cũng từng là con cháu của những lãnh tụ Văn Thân, Bình Tây Sát Tả. Những vụ Thái Hà,… La Vang; đều có liên quan đến lịch sử phong kiến và bách hại đạo công giáo của phong kiến VN; và CSVN hiện nay, trong ứng dụng, đang nối tiếp chính sách cũ đó của phong kiến. Có điều là CSVN không dám trực diện với công giáo như trước năm 75 ở Bắc Việt nữa.

    Sự tiến hoá và văn minh nhân loại có những trục lộ chính của nó, nếu không đi theo văn minh Tây Phương, văn hoá La-Hy, thì sẽ theo con đường giống như VN thời Minh Mạng, Tự Đức mà thôi; nghĩa là mãi mãi sẽ chiến tranh, lạc hậu, nghèo đói, bất công, bóc lột. Cứ nhìn gương của nước Tàu sẽ thấy, sau khi mở cửa cho Tây Phương vào thì họ trở nên phát triển và giầu mạnh. Nhưng tại sao ai cũng thấy văn hoá và xã hội bên Tàu có những nề nếp khó thay đổi, có những cách đối xử và lối sống đáng khinh bỉ nhưng nó vẫn tồn tại; tại sao vấn đề đa thê và khinh miệt phụ nữ vẫn được coi là bình thường ở nước Tàu? Bởi vì dân họ vẫn còn bảo thủ luân lý Khổng Mạnh! Đó cũng là lý do Thiên Chúa Giáo không được lưu truyền sâu rộng bên Tàu.

    You nói rằng you thích chữ Nôm, nhưng thực tế you vẫn phải dùng chữ quốc ngữ khi vào đây tranh luận. Xin hỏi you có biết viết chữ nôm không? Tôi thấy chữ Hán (tàu) rất thâm thuý, nhưng rất khó để thông tin vì học và viết nó tốn rất nhiều thời gian. Còn chữ Nôm mà you nói… Sorry tôi đã từng học rồi, còn khó và rắc rối hơn chữ Hán nữa. Bởi vì dù nó là sản phẩm của dân Nam, nhưng nó xây dựng từ nền tảng của chữ Hán (từ những bộ chữ Hán), nên muốn nhớ và dễ hiểu chữ Nôm thì you phải biết chữ Hán thì mới dễ dàng hơn. Tôi cảm thấy may mắn và hãnh diện vì tiếng VN được thay đổi bởi mẫu tự La Tinh. Và mình cũng hiểu rằng mình có những ý thức chính trị, văn hoá, xã hội và nhân bản như hôm nay là vì nền tảng của mình được đào tạo từ trường công giáo ở VN trước thời VC (hồi đó tui học ở trường mà sau 75 VC cướp và đổi tên thành trường Thái Văn Lung ở Thủ Đức, trường Bạch Đằng ở gần chợ Trương Minh Giảng; chính từ đó tôi đã yêu nước, khác với bây giờ). Bởi VC theo thằng Tàu để chống thằng Tây nên dân Bắc Việt mới khổ, còn VNCH chúng tôi thì theo thằng Tây để chống thằng CS mà đại diện là VC; nên nó khá hơn. Có nghĩa là độc lập, thống nhất hay ngay cả dân tộc cũng không quan trọng; mà ở đời quan trọng là tự do, văn minh, yên ổn, phát triển và hạnh phúc. Giữa dân tộc và đạo công giáo, tôi thấy đạo công giáo đã mang lại những điều đó cho dân VN nhiều hơn là… “tổ quốc”.

    Nếu nói rằng người công giáo họ thà “bán nước” còn hơn là mất Chúa thì quá đúng. Cứ hỏi nhạc sĩ Vũ Thành An thì biết, hồi đó mới vô cải tạo ông ta không theo công giáo, hăng say sáng tác nhạc ca tụng VC để hy vọng được thả sớm. Cuối cùng sau khi bị VC đưa ra Bắc thì ông ta mất hết mọi hy vọng vào “tổ quốc” và bắt chước mấy người công giáo trong cải tạo, THEO CHÚA, cầu nguyện. Nghe nói bây giờ ông ta chỉ sáng tác nhạc công giáo thôi.

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và đồng hương,

    Chẳng phải là một Kitô hữu, nhưng tôi hằng quan tâm khi có những sự kiện quan trọng xảy tới, bởi Kitô giáo là một trong những giáo hội lớn nhất, đóng nhiều vai trò tích cực chẳng những cho cuộc sống tâm linh con người, mà cả cho phát triển xã hội loài người từ nhiều chục thế kỷ qua. Công bằng mà xét, các mặt tiêu cực và tích cực đều có cả, nhưng tổng kết tích cực hơn tiêu cực nhiều.
    Chả thế mà người ta đã phải thừa nhận nền văn minh văn hóa phương Tây hiện nay là kế thừa của hai nền văn minh văn hoá thời cổ là Hy Lạp và La Mã (Hy La), cộng thêm với văn minh văn hóa Kitô giáo sau này !
    Chả thề mà khi ra toà thề thốt nói thật hay các ông lớn tuyên thệ nhậm chức, như tonton Mỹ đều phải một tay dơ lên và tay kia đặt trên quyển kinh bổn của Kitô giáo (aka Kinh thánh, The Holly Bible) mà thề thốt trước một vị quan toà.
    Ngày xưa lời thề của các vị học trò cắp sách đi học và may mắn tốt nghiệp đại học ở phương Tây, cũng có dính dáng nhiều đến các điều rút trong kinh bổn đạo Kitô. Càng về sau này có sự trộn lẫn ngày một nhiều dân bản xứ với di dân từ xứ khác tới, theo tôn giáo khác, cùng tốt nghiệp một lúc, cho nên các lời thề đã được cải biên đi, nhưng vẫn giữ lại cụm từ “Thượng-Đế Đầy-Quyền-Năng” (God Almighty / God Almachtig) !

    [Mở ngoặc đơn, trong tờ giấy chứng nhận là tôi có khả năng chuyên môn tương đương với dân bản xứ để hành nghề nơi xứ họ, họ in nguyên con lời thề mà tôi cùng một số người phải đọc to theo vị thanh tra y tế, đại diện cho vị thanh tra trưởng, với câu kết là, XIN THƯỢNG ĐỀ TOÀN NĂNG GIÚP ĐỠ CHO TÔI = Zo waarlijk helpe mij God Almachtig. Tôi xin thề (Dat beloof ik = I promise that)."]

    Riêng về Việt Nam, điều tôi tâm đắc nhất là các vị giáo sĩ thừa sai của Kitô giáo phái Roma Catholic đã sáng tạo ra chữ viết theo mẫu tự La Tinh để phiên âm tiếng Việt. Thật nhiệm mầum đúng hơn một phép lạ cho người Việt.
    Thôi nhé từ nay chẳng những đoạn tuyệt với lối chữ viết của Tàu (từ Hán tự cho đến Nôm do ta sáng chế, nhưng cũng dựa vào Hán tự và xem ra học còn khó hơn Hán tự nữa), làm tiền đề cho sự đoạn tuyệt luôn với lối học “chi hồ dã dã” theo lối Tàu, mang tính lý thuyết hơn là thực dụng, với mục đính chính là cố tranh được một chỗ hiếm hoi trong quan trường, nhắm gọi là giúp vua là chính, giúp nước giúp dân là phụ (bởi vua là cha mẹ dân, vua bảo chết là phải chết, không chết là bất trung / quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung …)
    Rồi chữ Việt ngày nay thiên hình vạn trạng, dư thừa khả năng diễn tả trong mọi lãnh vực học thuật mới cũng như cũ của kho tàng văn minh văn hóa loài người. Chính vì thế rất xứng đáng trong vai trò gọi là QUỐC NGỮ, chữ viết của toàn quốc toàn dân Việt !

    Nói rõ khởi đi từ việc sáng chế ra phương tiện để truyền đạo, nhất là Việt hóa quyển kinh bổn đạo mình, cũng như để giao tiếp dễ dàng với dân bản xứ, các nhà thông thái của Kitô giáo đã đặt được một viên gạch móng đầu tiên cho việc xây dựng chữ Việt bằng cách văn minh hiện đại nhất thời đó và cứ thế mà phát triển cho đến các đời sau và đến nay thật là toàn hảo.
    Điều quan trọng nhất là, người Việt có chữ viết riêng, rất dễ học, và là một khí cụ độc đáo để tiếp cận dễ dàng với văn minh văn hóa phương Tây xử dụng chữ viết với các chữ cái tương tự. Con đường phát triển VN từ nay độc lập thật nhiều với cái học ngày xưa theo Hán học. Chả thế mà nhà học giả Phạm Quỳnh hay ai đó đã phải tuyên bố: CHỮ VIỆT CÒN NƯỚC VIỆT CÒN !
    Cám ơn Thượng Đế Toàn Năng thêm một lần nữa !

    Kitô giáo xâm nhập vào VN, dĩ nhiên tạo ra những mâu thuẫn khá sâu sắc trong cộng đồng Việt Nam và nhất là với vua quan thời đó chịu ảnh hưởng của Hán học, cùng với các phong tục tập quán cổ truyền từ ngàn đời để lại. Rồi thời gian qua đi, những mâu thuẫn và xung đột nhạt nhoà theo năm tháng, hay nguôi ngoai đi từ nhiều lý do. Trong đó chính yếu phải kể là có những kitô hữu Việt Nam, nhất là giới trí thức và tu sĩ Kitô đã có những cống hiến to lớn trong công việc dựng nước và bảo vệ nước. Tóm lại, tất cả đều là con dân nước Việt, đều cùng hướng tới một mục đích sau cùng là làm sao mang lại hòa bình, thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc cho dân mình và lân bang qua những cư xử hiếu hòa với nhau. Nói rõ hơn, người ta hiểu nhiều hơn về con người Kitô hữu, về giáo lý của đạo họ theo đuổi.
    Xin cám ơn Thượng Đế Toàn Năng, đã mang lại ánh sáng bình an dưới thế cho người thiện tâm !

    Nếu nhìn cho kỹ thì ta thấy ngay là, chính trong nội bộ Kitô giáo đã có những cải biên cho thích hợp với tình thế mới, để xứng danh là một tôn giáo lớn toàn cầu, có tín đồ ở khắp năm châu bốn bể, bởi giải đáp được thỏa đáng chẳng những cho nhu cầu tâm linh con người, mà còn là một nơi nương tựa cho con người khi sa cơ thất thế, khi đau ốm bệnh hoạn … qua những cơ quan cứu tế Kitô có mặt ở khắp nơi trên thế giới; đồng thời giúp con người vươn lên mãi mãi qua những hệ thống giáo dục khoa học, chặt chẽ, tích lũy kinh nghiệm từ hàng chục thế kỷ qua. Thú thật phải thừa nhận không bút mực hay lời nói nào tả cho xiết các đóng góp từ xưa đến nay của Kitô giáo vào văn minh văn hóa con người.

    Tấm mề đay nào dĩ nhiên cũng có hai mặt, Kitô giáo đã có những cải biên để sửa đổi cho thích hợp, tuy CHẬM nhưng CHẮC ! Nên nhớ đó là tôn giáo của hơn một tỷ (1,5 – 2 tỷ) con người, chỉ cần phạm một lỗi nhỏ là … tiêu tùng, bởi nó động chạm sâu xa và rất sâu sắc vào NIỀM TIN của con người !
    Công đồng Vatican Hai vào năm 1962 là một chứng minh hùng hồn, giúp cho Kitô giáo hoà tan hơn nữa vào cộng đồng thế giới, bởi đã có những hòa giải hòa hợp với tôn giáo khác, với phong tục tập quán địa phương.

    Từ đó đến nay đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua với những thay đổi chóng mặt, do tiến bộ khoa học kỹ thuật một phần, những cũng do những xung đột cực kỳ đẫm máu về chính trị thông qua giải pháp quân sự, bằng những thứ vũ khí tân kỳ nhất, giết người nhanh, mạnh, nhưng cũng cực kỳ tàn độc như ai cũng rõ.
    Vâng thế kỷ 20 đã chứng kiến hai cuộc Thế chiến kinh hồn táng đởm, nối tiếp là thời kỳ Chiến tranh Lạnh … Ông Nguyễn Gia Kiểng gọi đó là một cuộc tranh chấp đẫm máu nhất lịch sử con người giữa ĐỘC TÀI và DÂN CHỦ ! CS thì cho rằng đó là một cuộc quyết đấu AI THẮNG AI, giữa khối CS chủ trương dân chủ tập trung vào tay một đảng, cầm đầu bởi Liên Xô và phe tư bản chủ trương dân chủ đa đảng và tản quyền (tam quyền phân lập), cầm đầu bởi Mỹ

    Cuối cùng ai thắng ai đã rõ kết quả. Nhưng vẫn còn những nhức nhối của nhân loại về những mặt khác với chính trị, cần được giải quyết thỏa đáng. Thường là nằm trong lãnh vực xã hội. Chẳng hạn vấn nạn AN TỬ (euthanasia), CÁC BIỆN PHÁP NGỪA THAI bằng condom, thuốc uống, rồi PHÁ THAI (abortion) , NGHIỆN THUỐC (addition), MÃI DÂM (prostitution), ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI … làm điên đầu nhiều người, từ các chính trị gia, luật học, đạo đức gia, tâm lý gia … và dĩ nhiên các tu sĩ, nhất là tu sĩ Kitô giáo. vốn xưa nay là thành phần dấn thân nhất đám !

    Cũng xin nói ngay là trong giáo hội Kitô nhánh Roma Catholic cũng đang gặp phải những nan đề là sự bình quyền hay bình đẳng giữa các nam nữ tu sĩ ! Phía Phản Thệ (Tin Lành; Cơ Đốc) đã có những nữ tu là mục sư, nhưng chưa có bà sơ nào thành Cha (père) thiên hạ cả ! Why Not ?
    Xứ Mỹ nay đã có tonton da đen và Hillary Clinton là một chuẩn ứng viên cho nữ tonton đầu tiên Mỹ.
    Vatican nay có một ông giáo hoàng xin nghỉ hưu, cũng như chuyện ấu dâm trong giáo hội đã không còn bưng bít nổi nữa, mà giáo hoàng phải xin lỗi tưng bừng và kẻ phạm tội phải ra toà lãnh án như mọi người, chứ ko phải đánh bài trây rằng thì là mà … (chỉ chịu tội trước thiên chúa và giáo luật, chứ íu chịu sự chi phối hay trách nhiệm gì trước luật pháp trần gian …)

    Tóm tắt, Vatican đang cân nhắc nên có một công đồng Vatican thứ ba nữa hay chăng, tôi nghĩ thế. Cho nên khi bàu ông Bê-Nê-Đít-To đã có lời bàn trong thiên hạ là, ông chỉ là một nhân vật trung gian trong lúc Vatican đang lúng túng giữa hai khuynh hướng bảo thủ hay cải tổ. Nếu đúng thế, thì việc ông từ nhiệm là phải phép và vị giáo hoàng mới sẽ là một khuôn mặt tài ba và khôn ngoan nhất, để có những quyết đoán thật chính xác, nhằm dẫn dắt giáo hội qua khỏi cơn ngặt nghèo này !

    Rất mong được nghe cao kiến từ bốn phương trời. Xin cám ơn trước thật nhiều.

    A’dam, một ngày đông giá lạnh
    Lại Mạnh Cường

  8. Vân Nam says:

    “Tuy nhiên, nói chung đức Giáo Hoàng nghiêng về khuynh hướng tôn trọng các niềm tin ngàn xưa truyền lại CHỨ KHÔNG NGẢ VỀ TINH THẦN CỞI MỞ, GẦN GŨI VỚI CON NGƯỜI CUẢ…CHÚA THÁNH THẦN”.

    Chắc ông TBN quen biết… Chuá Thánh Thần nên ông hiểu ngài “cởi mở”!
    “Mùa chay nào cũng có nước mắt” ! —- bất kể đám tang đó có cần…nước mắt không!

  9. Trung Kiên says:

    Tôi có cái nhìn khác với tác giả Trần Bình Nam khi viết rằng:…

    Trước và sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã không đủ nhạy cảm đối với vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em của cấp dưới, và đã không mạnh tay chận đứng khuynh hướng che dấu để bảo vệ Giáo hội..”

    “lạm dụng tình dục” không chỉ là vi phạm đạo đức mà còn là “tội hình sự” (phạm pháp)…nhất là đối với các trẻ em…

    Thế nhưng để làm sáng tỏ sự việc thì cần phải có đơn tố giác của “nạn nhân” và sự can thiệp của cảnh sát, chính quyền!

    Điều này Giáo Hội không có thẩm quyền và cũng không thể điều tra khi không nắm rõ sự việc, mà chỉ có thể “hợp tác” với chính quyền khi được yêu cầu để làm sáng tỏ sự việc mà thôi!

    Làm sao Giáo Hoàng hay Giám mục có thể…”mạnh tay chận đứng”…khi mà chính “nạn nhân” không tố cáo hoặc là chính quyền không vào cuộc?

    Chỉ có thể “kết tội” Giáo Hội là bao che…khi một vị giáo sĩ nào đó bị “toà án” kết tội với những bằng chứng không thể chối cãi…mà Giáo Hội lên tiếng phản đối!

    Nếu ý thức rằng;…

    Bước vào thế kỷ 21, thế giới đang đối diện với nhiều vấn đề đe dọa “tính bản thiện” của con người…

    …thì cần phải ra sức ủng hộ Giáo Hội trong việc quyết tâm bảo vệ luân lý, đạo đức, vì nó chính là cốt lõi…”tính bản thiện” của con người!

    • NhảmNhí says:

      Thì cũng theo cái kiểu như cọngsản rứa đó, chúng ko cáchchức, ko tước kwyền, ko lột áo mà chỉ chuyển đổi đi nơi khác, và vẫn cứ ”ninhmục”, ”rámmục” như thường, vì nếu cáchchức, hay lột áo hết thì lấy ai chăn chiên, ”phụng sự” cho chuá hỉ???!!! Có thế các ‘cha’ mới dám tuyênbố xanh rờn với các ”xơ” là nếu ko để cho chúngtôi giảiquyết sinhlý thì chúngtôi sẽ đi tìm ”gái nàng chơi” và nếu sau này bị bệnhhoạn này nọ thì quývị cứ mà trả lời với ‘chuá’ đấy nhé!!!???

      • Trung Kiên says:

        “Còm” của ông bạn cũng “nhảm nhí” giống như cái nick vậy!

        Nhà cầm quyền csvn thì không chỉ có chức, có quyền, mà chúng còn dùng bạo lực để “cưỡng bức” người khác phải cúi đầu, quỳ gối…

        Còn TÔN GIÁO (hay Giáo Hội Công Giáo)…chỉ có UY TÍN và NIỀM TIN!

        Những người “nhảm nhí” như ông bạn thì TÔN GIÁO cũng chào thua…

      • ngượngngùng says:

        Rứa thì mởmang ”nước chuá” mần chi hỷ? Bạn có biết các ”ráo hoàng” là vua của các vua ko? Và bạn có biết họ đã khuynhloát cả thếgiới này như thế nào ko? Nhất là ÂuChâu
        suốt cả nhiều thếkỷ!!!??? Họ đã đốt sống và giết chết hằng trăm triệu người đó bạn ui!!!
        Thậmchí ngàynay các hệthống caitrị ở Âu cũng như Mĩ và Úc đều là ”base on the christianity” đó bạn! Cũng chính họ đã tạo ra cái thếlực đốinghịch với họ là chủnghĩa CS vôthần đó bạn ạ! Vì độcthần là con đẻ của đathần thì sau độcthần tức phải vôthần thui!!! Phải chưa???

      • Trung Kiên says:

        Bạn càng nói thì càng “nhảm nhí” và “ngượngngùng” thêm đấy!

        Bạn hỏi: “Rứa thì mở mang ”nước chuá” mần chi hỷ?

        Nếu bạn hiểu rằng;…NƯỚC CHÚA là: Chân-Thiện-Mỹ. Vậy càng mở rộng nước Chúa thì càng có nhiều người tốt, biết thương yêu, cảm thông và giúp cho xã hội được công bằng, nhân phẩm được tôn trọng!

        Bạn hãy nhìn vào các xứ đạo để biết họ sống và đối xử với nhau thế nào…

        Còn việc “Giào Hoàng” là vua của các vua..cũng là chuyện bình thường…Rừng nao cọp ấy, Vua xứ nào thì cai trị xứ đo..nhung trong bối cảnh liên quan thế giới thì “Giáo Hoàng” vẫn được các quốc gia khác tôn trọng và kính nể vì tinh thần đạo đức và UY TÍN của ngài..

        Nói phải có sách, mách phải có chứng, đừng nói bậy hay xuyên tạc chỉ tự bôi bẩn mặt mình mà thôi!

        Bạn hãy dẫn chứng khi viết rằng:…” bạn có biết họ đã khuynh loát cả thế giới này như thế nào ko? Nhất là ÂuChâu suốt cả nhiều thếkỷ!!!??? Họ đã đốt sống và giết chết hằng trăm triệu người đó bạn ui!!!“…

        Chắc là bạn đã lầm lẫn lớn với…Chủ nghĩa CS vô thần đó bạn ạ!

        Bạn hãy vào đây để biết đã có hơn 100 triệu nạn nhân đã bị cộng sản giết!

        Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản!

        …”mục đích của tượng đài là: “để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản sẽ được dạy cho các thế hệ tương lai”[1], và được ghi nhận là “để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản.[2].

        Hoặc là bạn vào đây để đọc cho biết:

        Cuốn sách đen của CNCS!

        Chúc Bạn sức khỏe, sáng suốt và sớm đạt thành… nâng cao tri thức!

      • NgocNghech says:

        Nói như bạn thì suốt hơn 10 thếkỷ sống trong tình thươngyêu của ”chuá”, biết tinyêu nhau, giúp đỡ nhau… mà sao ngườita gọi thờikỳ trungcổ đó là ”The Dark Ages” vậy cà? Và gầngũi với chúngta thờinay có các nước như Mexico, Philippines,.. có đến 90, 95% dân ”chuá” chắc là thành cõi ”nhịthiênđường” cả rồi há?!. Kiếnthức TrungKiên tệ kwá đi bạn ui!!! Ráng họchỏi thêm nhiều để thành người chứ ko phải cứ cúi đầu làm ”chien” mãi như thế chứ???!!! Con chiên có nghĩa là ngoan đấy, nhưng ngoan kwá thành ra ngu đó! Bạn có thể hỏi các em họcsinh trunghọc thời nay để biết thếnào về đờisống như nôlệ của người dân ÂuChâu dưới thời trungcổ, tức là sống trong nước chuá chân-thiện-mỹ của bạn nhé! Thiênđàng chắc cũng rứa thôi bạn ơi?!

      • Nghịch Nhĩ Thường says:

        Ông nói thế thì NgocNghech thật rồi.
        Bây giờ đang là thế kỷ 21 mà đem chuyện thời trung cổ đó là ”The Dark Ages” ra nói thì ông đúng là người ngốc nghếc và cổ lỗ sỉ!

      • ChaNàoConNấy says:

        Có xưa thì mới có nay chứ ”cha”! Nhờ ra sức giết người cướp của nên cái ”ráo hụi” nớ hắn mới giàu và mạnh như rứa đó! Nhưng cho đến ngàynay (thếkỷ 21) thì sắp tàn rùi, đang ngắcngoải! Phải chưa? Tuy là chuyện cũ ko cần nói đến, nhưng đôi khi phải ”ôn cố tri tân” và cũng để mà dạydỗ cho con cháu chứ ”cha”!!!

  10. Phó thường dân Việt says:

    Rất tiếc việc từ chức của vị Giáo hoàng này đã không xảy ra 3-4 năm trước.
    Với những quyết sách sai lầm, vị Giáo hoàng này đã làm chậm (cản trở) tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
    Với tư cách là một công dân Việt Nam và là một tín đồ Công giáo, tôi tán thành việc từ chức này.

    • Dao Cong Khai says:

      Điều vừa nói đó, tôi rất thắc mắc. Có thể nói rõ hơn được không, trong 3, 4 năm vừa qua, giáo hoàng La Mã đã bỏ lỡ cơ hội nào đối với VN? Tôi nghĩ những người công giáo sẽ hiểu rõ hơn tôi. Có phải vì Đức Giáo Hoàng Benedicto này thiếu cứng rắn đối với CSVN?

    • Tan says:

      Ông Phó Thường Dân này cáo buộc GH Benedict XVI làm cản trở tiến trình dân chủ hóa VN. Ông giao cho GH này một trách nhiệm không thuộc về quyền bính/trách nhiệm một lãnh đạo tôn giáo. Ngài chỉ có trách nhiệm trên lãnh vực tinh thần, giáo huấn Công giáo….

      Xin nhắc lại, tại VN, giáo dân Công giáo chưa tới 10% dân số. Ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo rất giới hạn… Đừng kỳ vọng quá rằng GH Công giáo có thể thay đổi tình hình chính trị thế giới…hoặc tiến trình dân chủ hóa VN như ông nói.

      Nếu tiến trình dân chủ hoá đất nước có đến là do mỗi người công dân, trong đó có sự đóng góp của công dân công giáo.

      Thân kính,

    • Hoài An says:

      Nếu là một tín đồ Công Giáo thuần thành thì đã chẳng ăn ai nói như ông.
      Theo ý ông ở cương vị Giáo Hoàng Benedicto thì thế nào là quyết sách không sai lầm?

      • Phó thường dân Việt says:

        Kính gởi các ông/bà Đào Công Khai, Tan, Hoài An
        Trước hết, xin cám ơn các bạn đã quan tâm.
        1. Tôi xin trả lời bạn Hoài An:
        Với tuổi đời gần bảy bó, một lần nữa khẳng định rằng tôi là một tín hữu Công giáo thuần thành (tôi không thể chối đạo). Chẳng những vậy, trong gia tộc tôi còn có 1 người là Hồng y, 1 bà mẹ bề trên, hai ba cháu làm Linh mục…, em của bạn thân tôi cũng có người đương chức Giám mục. Nói như vậy để Hoài An biết được rằng không nên chụp cho người khác cái mũ “đã chẳng ăn nói như ông” với giọng khinh miệt.
        Chúng ta phải biết canh tân, những gì tốt thì theo, những gì chưa/không tốt thì nên hoài nghi/phản biện. Giáo hoàng nói chung, các hàng giáo sỹ khác nói riêng đều là con người, cũng có những sai lầm, tội lỗi như bất cứ ai.
        Ngày xưa tôi còn bé đi học giáo lý, các soeur và linh mục hướng dẫn luôn nói về Giáo hoàng là “bất khả ngộ”, và nay thì ai cũng biết (trừ những người cuồng tín) thực tế như thế nào.
        2. Xin trả lời bạn Đào Công Khai:
        Tôi đã đọc nhiều bình luận của bạn rải rác trên các trang mạng và tôi rất trân trọng những bài viết của bạn. Nhân câu hỏi của bạn, tôi xin được trả lời ngắn gọn mà không đi vào chi tiết (vì tôi tin bạn biết rõ nhiều sự kiện mà đã được đề cập đến nhiều và sôi nổi trước đây trên các trang mạng): Chắc bạn chưa quên phát ngôn nổi tiếng của Giám mục Ngô Quang Kiệt “tôn giáo là một quyền chứ không phải xin cho…” và cũng vì vậy , dưới áp lực của nhà cầm quyền Việt Nam, Vatican đã (viện cớ vì lý do sức khỏe) cách chức Tổng giám mục Hà nội của Giám mục Ngô Quang kiệt?
        3. Trả lời bạn Tan:
        Bạn quên rằng ngoài trách nhiệm là giáo chủ đạo Công giáo, các Giáo hoàng còn là quốc trưởng Vatican.
        Nhiều cuộc tranh đấu trong nước như vụ tòa Khâm xứ Hà nội, Thái hà, Đồng chiêm, Cồn dầu…đã được khơi dựng lên nhưng dưới sự chỉ đạo của Vatican thông qua các Giám mục địa phương, các cuộc tranh đấu này đã bị dập tắt một cách tức tưởi dưới chiêu bài “đối thoại”, “mềm dẻo”, “hòa bình” và “vì lợi ích tương lai dài hạn”… Từ đó, phải nói rằng hầu hết hàng giáo sỹ Công giáo ở Việt Nam hiện nay đắp tai, ngoảnh mặt làm ngơ trước bất công xã hội (trừ các bài giảng của các linh mục dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam), thậm chí Thánh giá, biểu tương của đạo giáo bị đập bỏ cũng không được một giới chức Công giáo nào (từ Giáo hoàng đến linh mục) lên tiếng.
        Để tránh dẫm chân lên nhau, trong nhiều trường hợp, quyền lợi của giáo hội bị hy sinh vì quyền lợi thế tục hoặc ngược lại, tôi nghĩ cũng đã đến lúc chúng ta, đạc biệt là các Linh mục quản lý các giáo xứ, các soeur giảng dạy giáo ly cần phân biệt rạch ròi và nói rõ cho giáo dân (kể cả người tân tòng) 2 chức vụ Giáo hoàng và Quốc trưởng Vatican…
        Xin cám ơn và trân trọng,

Phản hồi