WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện ngày 5-5 và Quyền Con Người.

Bạn thân mền,

Tôi đã từng nghe người ta bảo: Hôm qua, 30-4 là ngày kinh hoàng trong máu, nước mắt và trong nỗi chết của người Việt Nam! Hôm nay, 01-5 là ngày bàng hoàng khởi đầu trong cuộc đổi đời, không có tương lai!

Những tưởng đó chỉ là một câu chuyện phiếm diện, cay đắng, nhuộm màu nước đục của 38 năm về trước. Kết quà, không một ai có thể ngờ được là, thực chất của những từ ngữ máu, nước mắt, nỗi chết và không tương lai ấy, chỉ là những nét vẻ rất thô thiển nếu đem nó để so sánh với một cuộc sống thật của người dân Việt Nam trong suốt 38 năm qua. Nghĩa là, những ngôn từ ấy đã không đủ khả năng chuyên chở, diễn đạt muôn ngàn những thống khổ mà người dân Việt Nam đã phải gánh chịu dưới cái ách cộng sản suốt từ dó cho đến nay. Nói cách khác, cuộc sống thực tế của người dân Việt hôm nay còn kinh hoàng, khủng khiếp hơn những ngôn từ ấy cả ngàn, vạn lần.

A. Chuyện hôm qua ( trước ngày 30-4-1975)

Đó là thời kinh hoàng đầy nước mắt và nỗi chết.  Cuộc kinh hoàng không phải chỉ có ở miền nam nhưng là trên toàn đất nước. Bởi vì, khi cộng sản vào được Sài Gòn do sự hỗ trợ của CS Tàu – Liên sô, cũng chính là lúc nó tận diệt niềm tin và hy vọng vào một cuộc sống thanh bình, tự do, nhân bản của dân tộc Việt Nam.  Khi ấy, người miền nam bàng hoàng trực diện đối mặt với tang thương, nỗi chết. Nhưng nước mắt lại tuôn trào trên những khuôn mặt sầu thảm trên đất bắc. Bởi vì, úơc mong và hy vọng của họ đặt vào một ngày được giải phóng khỏi ách cộng sản đã tiêu thành mây khói! Nên họ khóc thương thân mình và thương cho những người anh em miền nam, từ đây cũng bị khép lại mảnh đời tan nát như họ. Sự thật câu chuyện này ra sao?

Tôi không có só liệu chính xác trong tay, nhưng xem ra là có đến một nửa dân số của Việt Nam hôm nay chưa có mặt ở trên phần đất ấy vào ngày tang thương 30-4-1975. Tuy nhiên, tôi tin rằng họ có thể cảm nghiệm được điều tôi viết một cách rất rõ ràng. Hơn thế, họ có thể biết và biết một cách chính xác và trung thực hơn cả những người có mặt trước đó nữa là khác. Bởi vì, những hình ảnh về ngày đó. Thời gian trước và sau đó là những chứng cứ mà không một một ai có thể tẩy xóa đi hay tuyên truyền, cắt nghĩa một cách gian trá theo chủ đích của mình được. Trái lại, tất cả những hình ảnh ấy đều tự nói lên những sự thật khi người ta xem nó, nhìn nó hay đánh gía về nó.

Bạn biết, diện tích của Việt Nam theo địa lý từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu là khoảng 326,780 km2 ( không kể diện tích các đảo trên biển). Trong 20 năm chiến tranh chống cộng sản, bảo vệ nền Độc Lập Tự Do và luân lý của xã hội Việt Nam, tôi cho rằng, không có một m2 nào mà không có dấu vết đạn bom và có lẽ cũng chẳng có đến 100m2 đất nào liển nhau mà không có máu, nước mắt, mỗ hôi của người dân Việt đổ xuống, bám vào đất! Nếu nhìn kỹ hơn, mọi người đều thấỳ đường nét riêng của những tấm ảnh ấy là không có niềm vui. Tại sao lại như thế?

Trước hết, vì lý tưởng Tự Do, vì tiền đồ Độc Lập của đất nước, sau ngày 20-7-1954 dã có một cuộc chia ly lớn nhất trong lịch sử. Hàng riệu người dân đất bắc đã bỏ làng thôn, thành thị mà đi. Họ  vào miền nam để chung sức giữ lấy bờ cõi và truyền thống Văn Hóa Nhân Bản của dân tộc.

Trong khi đó, vì cuồng vọng muốn chiếm miền nam cho CS Tàu, Liên sô, HCM đã mở cuộc chiến vào nam. Để từ đó, một nửa của đất nước phải đưa lưng ra hứng lấy bom đạn, hứng lấy những tang thương vì những đôi dép râu và những cái nón cối đi phá làng đốt xóm. Cuộc sống yên lành của người dân miền nam, bỗng dưng bị vẫn đục rồi thêm mùi tanh tao. Từ thôn quê cho đến thị thành, giấc ngủ đêm không còn dài, con thơ giật mình khóc thét giữa đêm vì tiếng hai tiếng Việt cộng về! Hởi ơi, chỉ nghe đến hai tiếng Việt cộng là gia không kịp xỏ dép. Trẻ không kịp mặc quần hay khoác lên người manh áo. Vợ không kịp gọi chồng, con không kịp gọi cha, anh em không kịp bảo nhau. Tất cả chỉ có thể nhớ được một chữ chạy. Nên không một ai làm điều gì khác ngoài chữ chạy. Chạy trốn cộng sản. Chạy đi tìm Tự Do. Người may mắn vào đươc phố, đến được phần đất tạm yên. Người xui tận  mạng thì gặp mìn hay dao mã tấu của thành phần đi dép râu chặn trên đường! Gặp rồi, chả mấy người toàn thây! Đó chính là hình ảnh của Đại Lộ Kinh Hoàng, của đường Số 7, số 10, của Sơn Trà, Tư Hiền, Đà Nẵng, Xuân Lộc, An Lộc, Lai Khê… và cuối cùng là ở ngay trên cầu Sài Gòn.

Miền Nam là thế, nhưng miền bắc, hậu cần của người tạo ra chiến tranh còn tang thương hơn nhiều.  Khởi đầu, một chiến dịch vĩ đại được phát động trên miền bắc gọi là học tập “đạo đức HCM” được CS phát động. Kết qủa, chỉ trong vài, ba năm, 1953-56, nhà nhà trắng mắt ra với nền văn hóa và đạo lý của cộng sản do HCM đem về và áp bụng vào miền bắc. Nó đã phá hủy toàn bộ nền luân lý đạo hạnh của gia đình và xã hội Việt Nam trước đó. Để vào mùa đấu tố, chuyện Con đâú cha, vợ đấu chồng anh em, hàng xóm đấu nhau để HcM hay Hồ tập Chương ghi tên vào lịch sử của Việt Nam với cái chết của  hơn 172,000 ngàn người dân vô tội, và thâu tóm toàn bộ tài sản đất nước vào tay của đảng cộng sản theo chủ trương của Mac Lê Mao. Sau cuộc khủng bố tinh thần toàn diện ấy là cảnh HCM lùa từng đoàn thanh thiếu niên vào cuộc chiến để được sinh bắc tử nam. Phần ngừơi ở lại thì cũng chan hòa máu và nưóc mắt vì bom ngoại. Cảnh tang thương đó, có ai bận lòng không? Riêng HCM và đảng CS thì càng lúc càng điên cuồng phụng vụ cho chủ trường Tàu hóa bằng câu tuyên bố để đời. “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cũng cũng đánh.” Nghĩa là, HCM muốn tiêu diệt cho hết thành phần dân tộc Việt Nam để chỉ còn lại những kẻ lai căng, hay người Tàu của Y tự do sang mà chiếm lấy đất Việt chăng? Ôi quả là một cuộc chơi đầy ác độc! Ắc độc để có cái kết của ngày 30-5- 1975 tại Sài Gòn, cũng là ngày tuyệt vọng đổ xuống trên người dân đất bắc. Họ không còn có một hy vọng nào để cứu mình ra khỏi cái ách cộng sản!

 B. Chuyện hôm nay (từ 1-5-1975). Một đất nuớc lụn bại, không có tương lai

Sau một đêm chong đèn,  sáng hôm sau, 01-5-1975, người người bàng hoàng để thấy, rồi nhìn những bộ dạng của người mới đến với đôi dép râu, và cái mũ chụp xuống qúa nửa mặt. Tay dắt theo con heo đi lòng vòng trong phố, hay cột chúng trên sân, trước tiền đình những dinh thư, cơ sở của mìền nam cũ thì họ tự biết, tương lai của Việt Nam đã chết theo lớp chân của những người mới đến này. Đây, dĩ nhiên, không phải là câu chuyện mất mát, bi quan, cay đắng  của riêng ai, nhưng là của toàn dân tộc. Bởi vì ngay sau đó, mọi ngưòì đã chạm vào cuộc sống đen tối hơn đen tối khi Nguyễn Hộ nói toạc ra cái sách lược của đảng và nhà nước Việt cộng là:  “Đôi với bọn ngụy quân, ngụy quyền sài gòn, nhà của chúng ta ở, vợ của chúng ta xài, con của chúng ta bắt làm nô lệ, còn bọn chúng nó ta giam cho đến chết”.Từ đó họ đã thi hành định hướng “chiến thắng” do họ vẽ ra cho đất nước đến hôm nay là:

Lấy độc ác thay thế lương thiện.
Đem gian trá phủ trên Công Lý.
Dùng áp bức triệt hạ Tự Do,
Làm nô lệ thay cho Độc Lập,
Lấy man rợ phá nát Luân Lý,’
Đem bất nhân hủy diệt nhân quyền
Lấy bạo tàn đào thải đạo nghĩa…

Kết qủa của sách lược vừa được công bố là có đến 300,000 quân cán chính trong chính quyền của miền nam bị lùa vào các trại tù khổ sai, trên toàn quốc. Có nhiều người đã chết mất xác trong các trại tù này. Có đến hàng triệu người miền nam bị lùa đi các vùng gọi là kinh tế mới. Rồi có hàng triệu người vội vả tìm đường vượt biển vượt biên làm cả trăm ngàn người bỏ xác giữa lỏng đại dương. Rồi sau những cú đánh đổi tiền, triệt hạ tư bản mại sản ở miền nam,  cả nước vào nạn đói, phải ăn được ăn độn với khoai mì chạy chỉ, với bo bo vào những năm 1977-78, nhưng họ lại gọi đó là “ cao lương”!

Rồi trong lúc dân miền nam trắng tay, nhiều người bị vùi dập trong đời sống thua cả bọn nô lệ thì nhà nước cộng sản hồ hởi phấn khởi tiến lên. Trước tiên là viết Công Hàm bán nước năm 1958  liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Sau là Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tụcc Làm  và hàng nghìn km2 vịnh bắc bộ thuộc về bản đồ và đất nước Tàu, mà nhà văn hóa hàng đầu của họ gọi là “ bên kia biên giới cũng là quê hương”. Riêng trong lòng nội dịa cũng lắm đổi thay. Có đến hàng trăm ngàn hecta đất rừng, bãi biển nay đã trực thuộc về  các chủ thàu ngoại quốc do người Tàu quản lý theo khế ước thuê bao dài hạn từ nhà cầm quyền CS giao ký. Đến việc khai thác bauxite, tiếng là khai thác kinh tế,  nhưng thực ra là cả một vùng cao nguyên rộng lớn Tân Rai, Đắc Nông, Tân Cơ… nay đã thộc về chủ nhân Tàu kiểm soát, mà ngay cả  cán bộ cao cấp của Việt cộng cũng không được phép bước đến những vùng đất này nếu không có phép của Tàu? Ấy là chưa  kể đến việc các tình thành thị xã chia nhau quy hoạch bán đất cho ngoại nhân làm hàng trăm sân Golf, để lấy tiền cho vào túi riêng. Trong khi đó người dân không có lấy một tấc đất cắm dùi. Họ sống trên đất nước mình mà thân phận như những kẻ nô lệ thời thượng cổ.

Bạn nghĩ xem,  diện tích thực của Việt Nam còn lại bao nhiêu sau khi đã khấu trừ đi các vùng đã có khế ước bán hay giao cho ngoại nhân? Rồi bao nhiêu trong số còn lại ấy nằm ở trong tay những cán cộng có chức có quyền? Phần còn lại là bao nhiêu? Và bao nhiêu phần trăm trong số ấy được coi là đất thuộc “ quyền sử dụng đất” mà nhà nước sẽ ban cấp quyền sử dụng cho hơn 80 triệu người Việt Nam?  Xin bạn làm bài tính cho dân Việt Nam đi, và xin bạn cho biết. Cứ tình trạng này, sau một lần đổi tiền nữa, dân ta sẽ ra sao?

Theo bạn, dân ta đã giống xác mướp hay giống đời nô lệ ngay trên đất nước mình chưa? Hỏi xem, với cuộc sống trong đen tối và đoạ đày không tương lai như thế, liệu họ có cần biết đến Quyền Con Ngưòi là gì nữa không? Hay cứ lầm lũi mà đi dưới ngọn đèn “đạo đức HCM”, không cần biết đến nền Luân Lý Đạo Nghĩa, Nhân Bản, văn hóa làm người, nhưng cần có đủ khả năng phạm vào những loại tội đại ác, gây thêm tai họa cho một xã hội vốn dĩ đã không có lẽ sống thật từ 38 năm qua? Bạn trả lời đi, câu trả lời của bạn hôm nay, chính là lẽ sống của dân tộc Việt trong ngày mai đấy!

3. Ngày mai, ngày 5-5-2013 và Quyền Con Người

Ngày 5.5 là ngày gi mà tôi viết như một điểm mốc?

Tôi lấy mốc điểm này không phải đây là ngày Việt Nam đã giải thễ chế độ cộng sản ra khỏi xã hội để chúng ta bước sang một trang sử khác. Cũng không phải là ngày Tự Do, Nhân Quyền đã được công nhận và bảo vệ trên pần đất này. Cũng chưa là ngày gì trong lịch sử cả. Nhưng đây là ngày, sau 38 năm tăm tối, những con dân Việt Nam đã phá ta sợ hãi, đứng dậy, đi với nhau và họ nói với nhau về Quyền Con Người.

Quyền Con Người là thứ quyền gì mà người Việt Nam lại muốn nói đến?

Chuyện là thế này. Theo hiến chương Liên Hiệp Quốc và nhà nước cộng sản tại VN sau khi được nhận làm hội viên đã xác nhận là tuân hành theo tinh thần của Hiến Chương về quyền của con người, bao gồm những quyền hạn như: (trích và rút ngắn)

“Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền…..
Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác…..n.
Ðiều 3:Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
Ðiều 4:Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.
Ðiều 5:Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
Ðiều 6:Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.
Ðiều 7:Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt…..
Ðiều 8: Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.
Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán…”

Đây, không phải là những đặc quyền mới lạ của con người, nhưng là những quyền căn bản của con người mà Hiên Chương của LHQ về Nhân Quyền đã xác lập. Theo đó, người sống ở miền nam vào trước ngày 30-4-1075, đã được hưởng đầy đủ những quyền hạn của con người như thế. Nhưng từ ngày 1/5-19075 đến nay, Việt cộng đã thủ tiêu, hoặc chôn sống tất cả những nhân quyền này của người dân. Có chăng họ chỉ tô son, vẽ vời trên giấy để nói, để khoe mẽ, để bịp đời lừa ngưòi mà thôi. Bởi lẽ, nếu cộng sản biết tôn trọng nhân quyền, thì chế độ cộng sản không thể tồn tại qúa một trăm ngày.

Nhưng hôm nay, ngày 5.5, sau 38 năm tròn lầm lũi trong bóng đêm của sự chết. Người Việt Nam, đúng ra là thế hệ mới đã đứng dậy. Họ đứng dậy không bằng dao găm mã tấu, không bằng độc ác gian dối. Không bằng thù hận nhưng là bao dung, nhân ái. Không bằng man rợ nhưng là luân lý. Không bằng phản bội nhưng là đạo lý tín trung của dân tộc. Bằng vòng tay mở rộng. Bằng bước đi chững chạc mà cương quyết. Bằng một âm thanh nhỏ nhẹ mà mãnh liệt. Bằng một hơi thở  mà uy vũ tựa cuồng phong, làm núi chuyển sông dời, để cùng trao gởi cho nhau, truyền vào núi sông một sức sống mới và tiếng nói về Quyền Con Người. Đây là ngày người Việt Nam muốn quyền của con người phải được thể hiện bằng lẽ sống thật cho con người ở trên phần đất này.

Như thế, với một khát vọng và một ý chí cho quê hương, việc họ kêu gọi mọi người về đây trong một tập hợp lớn để nói lên tiếng nói thuộc quyền con ngưòi là một việc cần thiết, phải làm. Tuy nhiên, nếu vì những lý do cản trở nào đó, chúng ta buộc phải tạo ra những mắt lướì nhỏ gồm 4,5 người trong một nhóm. Nếu cần, ngay trước khi thả lưới là đến điểm hẹn, thì nhóm năm ba bạn hữu của chúng ta đã là một mắt lưới không thể tách rời khỏi cái lưới là Dân Tộc.  Theo đó, gặp trường hợp không thể kết lại thành tấm lưới trong ngày hôm nay, tôi nghĩ, bạn cũng đừng nản chỉ. Trái lại, hãy bình thản sinh hoạt với mắt lưói của chính mình. Một vài bài hát về quê hương, một vài câu chuyện về nhân quyền, một vài câu chuyện về những cuộc trấn áp, chuyện vui ở trường, ở nơi làm việc…. sẻ là những đầu đề để chúng ta ngồi bên nhau trong công viên, bờ hồ, tạo cho chúng ta niềm vui tự chủ. Khi ta tự làm chủ lấy mắt lưới của mình thì việc kết lại bên nhau như một tấm lưới lớn để ra khơi, hay tách ra như những cánh chim ngàn sẽ không còn là một vấn đề nữa. Bởi vì, khi bàn tay của ta nắm lấy bàn tay của ngưòi cùng lối xóm, (là những mắt lưới bên cạnh) trong cùng một ý thức về Quyền Con Người cũng sẽ là ngày đại hạnh cho dân tộc. Sẽ là ngày cáo chung của chế độ bạo tàn.

Tôi viết thế là bời vì, bạn biết rất rõ. Một con đê lớn cũng không ngăn nổi dòng thác lũ thượng nguồn đổ xuống. Nhưng từ những bờ để nhò, đắp dần, liền lạc lại với nhau lại có khả năng giữ và đưa con nước về lại dòng chảy, xuôi nguồn. Theo đó, mỗi con đê nhỏ, mỗi mắt lười rời hãy tự làm chủ lấy mắt lưói của mình để, dù có gặp bất cứ một hoàn cảnh tồi tệ nào, cũng sẽ không là bi thảm.

Cách riêng, tôi tin rằng, từ những bước chân nhỏ bé còn e dè, ngập ngừng của ngày hôm naỵ, nếu các bạn tạo ra được sự thao thức lớn cho cả quê hương về Quyền Con Người, thì bất kể ngày này sẽ ra sao, có được một tập hợp lớn với những bước chân cho Việt Nam, hay bị tan tác xé tan ra vì bạo lực của cộng sản thì cũng là một ngày rất đáng trân trọng, đáng ghi nhớ. Nó có ý nghĩa gấp trăm ngàn lần cái bánh vẽ 2-9-1945. Vì đó là ngày khởi đầu, cho một tiến trình hội diện công khai với tương lai của dân tộc. Ngày, Quyền của Con Người đã bắt đầu nở hoa trên non nước Việt. Ngày đổi đời, ngày Công Lý sẽ xóa tan đi bóng đêm của gian dối và đem đến cho con người nguồn sống thật với những phẩm gía làm người có sẵn từ lúc được sinh ra.

Cầu chúc cho các bạn, những bước chân, những quả tim lớn vì quê hương có  đuợc một ngày vui,  tràn đầy ý nghĩa.

01-5-2013

©Bảo Giang

1 Phản hồi cho “Chuyện ngày 5-5 và Quyền Con Người.”

  1. vu doan says:

    Nhạc sĩ Tô Hải: “Chính ngày 30 tháng 4 này là ngày giải phóng cho tôi, một công dân miền Bắc, khỏi kiếp nô lệ một thứ triết học chính trị ngoại lai cực kỳ phản động…” .

Phản hồi