WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lễ hội Po Nagar 2013: Nhìn từ góc độ bảo tồn văn hóa Champa

Lễ hội Tháp Bà Po Ina Nagar Nha Trang – Khánh Hòa kéo dài trong 4 ngày và vừa kết thúc vào ngày 2/5/2013. Đây được xem là kỳ lễ hội lớn nhất từ trước đến nay diễn ra tại khu Tháp Champa linh thiêng này. Nhưng nhìn từ góc độ bảo tồn văn hóa Champa, các hoạt động trong chương trình lễ hội Tháp Bà Po Ina Nagar năm 2013 đã làm tổn hại văn hóa Champa và không xứng danh với việc để chào mừng sự kiện lễ hội này vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 12/2012.

Quần thể Tháp Bà Po Ina Nagar Nha Trang là công trình kiến trúc tôn giáo của Champa xây dựng từ thế kỷ thứ IX đến XIII thờ cúng một số thần linh Champa trong đó có nữ thần Po Ina Nagar (Thánh Mẫu Thiên Y Ana) hay còn gọi là Người mẹ xứ sở. Cho đến nay, đây là khu vực tháp Champa hiện còn tương đối nguyên vẹn nhất ở khu vực Nam Trung Bộ và là một khu di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng cấp quốc gia của tỉnh Khánh Hòa.

Tháp Bà Po Ina Nagar đã được công nhận di sản lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1979. Tháng 12/2012, Lễ hội Tháp Bà Po Ina Nagar đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Để chào mừng sự kiện này, trong dịp cúng tháp năm 2013 (diễn ra từ ngày 29/4 đến ngày 2/5/2013), tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ hội hoành tráng với nhiều nghi thức rất lạ để đón rước bằng công nhận Lễ hội Po Ina Nagar là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia lên tháp.

Quan sát lễ hội trong suốt 4 ngày dưới góc độ bảo tồn văn hóa Champa, chúng tôi có một số trăn trở như sau:

1). Lễ hội Po Ina Nagar trở thành lễ tín ngưỡng của người Kinh

Một số câu hỏi mà dân tộc Chăm thường hay thắc mắc: Lễ hội Po Ina Nagar có còn là tín ngưỡng của người Chăm Bà La Môn trên Tháp thiêng? Vì sao Lễ cúng Tháp đã bị “biến tấu” thành một lễ hội hỗn tạp do xâm thực tín ngưỡng văn hóa tự nhiên hay do bàn tay con người muốn hủy hoại tận gốc văn hóa Champa.

Lễ Hội Po Ina Nagar năm 2013 được bắt đầu bằng lễ thay Y mẫu vào 11 giờ ngày 29-4-2013, do ban tổ chức Việt Nam và một số thầy chùa thực hiện chứ không phải do giới chức sắc Chăm Bà La Môn đảm trách phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc này.

Nghi lễ thay xiêm y do người Việt thực hiện

Nghi lễ thay xiêm y do người Việt thực hiện

Đến chiều tối cùng ngày, Ban tổ chức và các thầy chùa pháp tánh tiến hành nghi lễ cầu siêu và thả hoa đăng trên sông Cái và Tháp chính. Có lẽ mục đích của việc này là nhờ phật pháp giải thoát những oan hồn chưa siêu thoát trong trần gian như thường thấy trong tín ngưỡng Phật giáo.

Trong sáng sớm ngày lễ hội chính thức (30/4), Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa tiến hành làm lễ cầu “Quốc thái – Dân an” trên Tháp chính. Đây cũng là nét mới trong lễ hội, vì lễ cầu “Quốc thái – Dân an” thường được các đời Vua người Việt cúng tế ở các Đàn xã tắc phía bắc, nay được đưa vào lễ hội Champa, nhưng người Chăm không hiểu lý do tại sao?

Tiếp đến là đội dân vũ Chăm (do người Chăm hay Kinh thực hiện?) và đội múa lân với chương trình văn nghệ chào mừng theo phong cách người Kinh. Khai hội là vũ điệu Apsara, điệu múa lai căng với trang phục khiêu dâm lõa thể lượn múa trước mặt thần linh Champa trên tháp Po Ina Nagar. Đây là lễ múa vô văn hóa do Đặng Hùng chế biến mà dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận lễ múa này diễn ra trên đền tháp thiêng liêng của họ. Múa Lân – đặc trưng văn hóa Trung Hoa được đưa vào chào mừng lễ hội trên Tháp Champa nhìn thật kỳ quái, không liên hệ gì đến di sản văn hóa Champa.

Lễ công bố Bằng di sản văn hóa phi vật thể cho lễ hội Po Ina Nagar được tiến hành theo nghi thức hành chính và sau đó là một người Việt mặc áo dài khăn đóng rước bằng công nhận về Tháp chính chứ không phải là người Chăm. Trong khi chủ nhân của quần thể Tháp Po Ina Nagar và cả tượng thờ Thánh mẫu là tín ngưỡng của người Chăm.

Tiếp theo, lễ Cúng ngọ, lễ Hoàn kinh, Cúng thí thực ở trong và trước Tháp Po Ina Nagar.

Đây là lễ tục mang tính cách ngoại lai, không có trong lễ hội Champa. Các đoàn dâng hương, thực hiện lễ mẫu múa hát dâng cúng mẫu theo phong cách người Kinh diễn ra trong suốt ngày đêm, đặc biệt có cả những điệu múa kỳ quái của hát chầu văn từ phương bắc vào lúc 0 giờ ngày 1-5 ở trên tháp.
Đoàn nữ quan đền Trần, đền Hùng hợp tế vào ngày 2-5 từ phương Bắc cũng tham gia vào lễ hội, trong khi đó không có đoàn người Chăm nào mời đến tham dự.

Đặc biệt có thêm Lễ tế cổ truyền ở tháp chính, Lễ khai Diên, lễ Tôn vinh ở sân khấu do Hào lão đình Cù lao nhà hát nghệ thuật truyền thống biểu diễn. Nhân dịp này, đoàn hát tuồng biểu diễn vở tuồng Huê Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ tại sân khấu, gây ra bao phiền hà cho Po Ina Nagar, vì thần linh Champa không hiểu tiếng Việt và cũng không muốn nghe những bài hát này.

mua

Điệu múa kỳ quái không có trong văn hóa Chăm

Nhìn danh sách các đoàn dâng hương tế lễ năm nay, trong số 130 đoàn thì hầu hết là ở các chùa, miếu và cá nhân đến từ các tỉnh trong nước. Với hai tỉnh có người Chăm nhiều nhất là Ninh, Bình Thuận thì chỉ có một “Đội dân vũ Chăm và Đội Lân” ở Ninh Thuận đến tham gia, nhưng đa số vũ nữ vũ nam là người Kinh.

Bên cạnh các lễ vật do một số người Chăm mang đến cúng Tháp theo truyền thống, còn lại là đa dạng và đông đúc người Việt chen lấn dâng hương cúng lễ. Không biết Thần thánh Champa nghĩ gì trước cảnh tượng này?

Như vậy lễ hội tháp Po Ina Nagar công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được tái hiện năm 2013 không còn là tín ngưỡng của người Chăm trên đất Tháp.

 2). Lễ hội phục vụ cho việc quảng bá du lịch

Ước tính có hơn 60.000 lượt người đến tham dự lễ hội. Một con số thật thành công cho ban tổ chức để quảng bá du lịch Khánh Hòa. Các du khách phương xa đến đây với mục đích để tham quan lễ hội văn hóa Champa đã thất vọng nhiều khi phải chen chân trong dòng người đông đúc để chứng kiến những màn biểu diễn nghệ thuật hỗn tạp của các loại văn hóa, tín ngưỡng Việt. Người ta vẫn thấy thấp thoáng một vài trang phục và lễ vật Chăm, nhưng thật mờ nhạt như bên lề lễ hội. Không biết họ nghĩ gì khi thấy đất Tháp linh thiêng và văn hóa lễ hội truyền thống của họ đã bị thay vào một màn vũ kịch đa màu và hỗn tạp.

3). Lễ hội không phù hợp với di sản tín ngưỡng Chăm

Đoàn người Chăm Ninh Thuận đến cúng tháp

Đoàn người Chăm Ninh Thuận đến cúng tháp

Câu hỏi đầu tiên mà người Chăm đã nêu ra: Lễ hội Po Ina Nagar đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia để nhằm bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa Champa trên vùng đất tháp thiêng liêng hay là để công nhận một sự hủy hoại văn hóa Champa đã đạt đến đẳng cấp quốc gia?

Trong ngày hân hoan đón nhận bằng công nhận này, Tháp Po Ina Nagar đã chứng kiến một lễ hội hỗn tạp tín ngưỡng một cách tùy tiện đến mức khó chấp nhận.

 Đối với người Chăm, Tháp là vùng đất thiêng liêng thờ cúng các vị thần linh theo tín ngưỡng riêng của họ. Sự thay đổi lễ nghi một cách tùy tiện, không tôn trọng tín ngưỡng truyền thống là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến di sản văn hóa và thần linh. Dẫm đạp lên văn hóa của dân tộc khác là một sự xúc phạm không thể chấp nhận.

Có phải đây là hậu họa của việc nước mất nhà tan kể từ năm 1653 khi người Việt đã xâm chiếm thánh địa Kauthara (Nha Trang), buộc người Chăm phải chạy loạn lạc khắp nơi, nhưng lúc nào họ cũng mang theo những nét đẹp văn hóa truyền thống và những nghi lễ thiêng liêng nơi đất Tháp.

Để bây giờ, những thế hệ trẻ Champa khắp nơi, trong và ngoài nước, cảm thấy bị tổn thương khi chứng kiến một lễ hội đặc sắc và hỗ tạp trên vùng đất tháp Po Ina Nagar thiêng liêng, không những không được tôn trọng, bảo tồn mà bị một nền văn hóa khác dẫm đạp một cách nhẫn tâm.

© Ja Karo

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Lễ hội Po Nagar 2013: Nhìn từ góc độ bảo tồn văn hóa Champa”

  1. con gà nuốt dây thun says:

    vào những năm của thập niên 1990 khi ấy Tháp BÀ không hoàn toàn thuộc về sự quản lý của Ban di tích, thì lễ hội diễn ra đầy đủ hơn. Có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật Chăm tử Bình Thuận. Đoàn tuồng nhà hát tỉnh Khánh Hòa cũng có cơ hội phục vụ khán thính giả xa gần về tham dự lễ hội, nói chung Lễ hội diễn ra khá hay và tương đối đầy đủ. Từ sau năm 2000 Tháp Chàm Ponagar dưới sự quản lý của tỉnh Khánh hòa thì mọi sự biến tướng xảy ra. Các đoàn nghệ nhân tử Ninh thuận, Bình thuận không còn nhiều cơ hội tham gia nữa, thay vào đó là những đoàn thập cẩm từ các nơi trong tỉnh về tham gia đã làm biến tướng lễ hội truyền thống tốt đẹp này của người Chăm. Những vũ điệu vớ vẩn mà tác gải đã gọi là dâm ô thật không sai tí nào, nhạc nền là những thữ nhạc lai căng tào lao, chính những người công an trật tự hay cơ động có mặt ở những mùa lễ hội trước cũng phải công nhận rằng ho đang trình diễn một thứ nhacj disco cùng vói những vũ điệu vớ vẫn.

Phản hồi