WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nói chuyện hòa giải, đồng thuận

30 thang 4Một chủ đề mà tôi ấp ủ từ lâu, nó cũng như một hoài bão cuối đời của người lính thua trận đang phải sống lưu vong trên đất khách. Suốt 38 năm qua đã có biết bao người bên này cũng như bên kia cùng mơ ước có ngày hòa giải và hòa hợp dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, con đường hòa giải, đồng thuận ngày càng mờ mịt vì thiếu sự quyết tâm chân thành.

Nhân đọc bài “Hòa giải, đồng thuận để đại đoàn kết” của nhà báo Tống Văn Công đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 4-5-2013, tôi xin phép tuần tự cùng lạm bàn với ông về bài viết này.

-TVC: “Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần nói “Ngày 30-4 có hàng triệu người vui, nhưng cũng có hàng triệu người buồn”. Câu nói phản ánh hoàn cảnh lịch sử khiến cho “đất nước đã thống nhất mà lòng người còn ly tán”. Ba mươi năm qua hố ngăn cách đã hẹp lại theo chiều rộng, nhưng vẫn còn đôi chỗ hun hút sâu”.

Thưa ông Công, ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong số “hàng triệu người vui” mà ông Kiệt nói tôi thấy không trọn vẹn lắm vì trong số đó ít ra cũng còn có một người buồn. Người nữ bộ đội miền Bắc Dương Thu Hương khi theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn ngồi bên lề đường mới hay mình “vui sao nước mắt lại trào”. Trong lần trả lời phỏng vấn của phóng viên Đinh Quang Anh Thái đài LSR hồi tháng 4 năm 2000, bà Hương nói:

“Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng và Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi hy sinh một cách uổng phí…

“Vào Nam tôi mới hiểu rằng chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người…

“Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ”. (Dân Luận online ngày 2-4-2012)

Và mới đây cụ nhạc sĩ Tô Hải cũng nói như thế trong bài “Nhân 30 tháng 4, tôi tuyên bố”, cụ Hải viết:

“Chính mình đã đưa ra cái ý kiến về câu: ‘Có triệu người vui và cũng có triệu người buồn’ của ông Võ Văn Kiệt là: ‘bề trên’, ‘kẻ cả’ và cực kỳ… ‘chủ quan’ bằng những lý lẽ để ‘bổ sung’ (thực chất là để ‘bác bỏ’). Rằng thì là: ‘chẳng có cái tỷ lệ chung chung, bằng nhau đó đâu”…

“Tuyên bố:

“Chính ngày 30 tháng 4 này là ngày giải phóng cho tôi, một công dân miền Bắc, khỏi kiếp nô lệ một thứ triết học chính trị ngoại lai cực kỳ phản động…” (Bauxite Việt Nam online ngày 2-5-2013)

Như vậy cho chúng ta thấy rằng sau 38 năm chính quyền Hà Nội chưa dám nhìn ra sự thật và hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4 vẫn còn tổ chức ăn mừng lừa dối một cách khôi hài thì làm sao có được hòa giải. Người cộng sản chỉ chiếm được thành chớ không chiếm được lòng dân, cho đến ngày hôm nay hố cách biệt ngày càng “hun hút sâu” chớ không “hẹp lại theo chiều rộng” như ông Công đã tưởng.

-TVC: “Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, ở bệnh viện Từ Dũ, từ chối đơn bảo lãnh sang Mỹ của chồng, để ở lại cứu giúp đồng bào sau chiến tranh…

“Trung úy Quân y Nguyễn Chấn Hùng vừa rời trại cải tạo đã được nhận vào trường Đại học Y và Bệnh viện Bình dân…

“Chắc chắn hai điển hình này đã góp phần không nhỏ cho hòa giải, tạo nên sự đồng thuận xã hội…”

Ông Công đã vội lạc quan qua những sự kiện không lấy gì làm thuyết phục lắm, tôi không nghĩ điển hình của hòa giải mà nó chỉ là sự cá biệt của một vài cá nhân  không có chút nào về ý thức chính trị. Trong một cách nghĩ nào đó, với cuộc sống yên thân họ đã an phận trùm chăn đắp chiếu. Trường hợp của họ không như trường hợp của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người biết sống cho tha nhân, cho dân tộc, cho Tổ quốc, ông ấy mới là một điển hình đáng được đề cập tới.

Đã 38 năm, người thua trận bây giờ đang sống khắp cùng thế giới hưởng được tự do, dân chủ và nơi đó họ đã có đủ nhân quyền thì làm sao kêu gọi họ trở về hòa giải và đồng thuận với những người tam độc: độc đảng, độc quyền, độc tài. Hiện nay nhân quyền và tự do báo chí ở Việt Nam bị thế giới đánh giá là đang xuống cấp 172/179. Ngay cả những nhà trí thức cách mạng lão thành, những thanh niên trẻ mới trưởng thành trong XHCN còn “không đồng thuận” với nhà nước cộng sản thì làm sao đồng thuận được với những người thua trận; họa may vớ được một vài tên.

-TVC: “nhạc sĩ Phạm Duy…: “Điều chủ yếu là nhận thấy chính sách văn hóa văn nghệ nay cởi mở rất nhiều so với trước, đã cho phép được hát tình ca”…Như vậy nhạc sĩ Phạm Duy muốn được trở về là do có sự đồng thuận về văn hóa. Một nhân vật khác là nguyên Phó Tổng thống VNCH, tướng Nguyễn Cao Kỳ về nước năm 2004…Ông nói, mình muốn đóng vai trò hòa giải dân tộc để góp phần kêu gọi đầu tư xây dựng đất nước. Như vậy có thể hiểu sự hòa giải thành công với những người như ông Nguyễn Cao Kỳ và rất nhiều doanh nhân trong và ngoài nước, chủ yếu là sự đồng thuận về tự do kinh tế”.

Ông Công thật sự đã không hiểu nhiều về hai nhân vật “sớm đầu tối đánh” và “đón gió trở cờ” này, họ chỉ cốt chạy theo những lợi lộc cá nhân thấp hèn.

Phạm Duy, người đã từng tham gia kháng chiến, rồi từ bỏ kháng chiến về thành, di cư vào Nam theo “Mỹ Ngụy” chống cộng triệt để rồi nay thấy cộng sản thắng ông lại quay trở về với cộng sản, con người như thế có gì đáng để nêu. Ngay cả cái cá nhân bê tha tồi bại trong việc đi “ăn chè Nhà Bè”, điều này nhân dân Sài Gòn trước năm 1975 ai cũng rõ, ông ấy chết rồi nên không nhắc lại. Còn ông ta trở về Việt Nam cũng chỉ nhằm kiếm sống lúc về già thôi chớ ở hải ngoại này thì  ông đã bị chê, mặc dù ông đã có tài. Văn hóa ở Việt Nam làm gì cởi mở hơn trước, có chăng là những loại nhạc tình kích động chạy theo thị trường nơi các phòng trà ôm, cà phê ôm chớ như Việt Khang sáng tác nhạc đấu tranh chống quân xâm lược thì đang ngồi tù hoặc những ca sĩ hải ngoại của trung tâm ASIA trình diễn nhạc đấu tranh chẳng phải đã bị cấm đó sao?

Còn ông Kỳ, thì không cần phải nói cái ông “Con cầu tự” này khi được thời thì ba hoa. Ông ta đã từng kể:

“Năm 1964, nhân đi Air Việt Nam qua Vọng Các tôi gặp Đặng Tuyết Mai, một tiếp viên hàng không xinh đẹp, 20 tuổi…Để được có dịp gặp nàng chào từ biệt lúc 6 giờ sáng, nhân mặc đồ đại lễ trắng thiếu tướng Không quân, bèn đóng vai bồi khách sạn gõ cửa phòng Tuyết Mai, tay bưng đồ ăn sáng”. (Giao Chỉ -Cõi tự do trang 61)

Năm 2005, nhân chuyến về Việt Nam ông Kỳ tuyên bố với ký giả Lưu Quang Phổ của tờ báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu tại Sài Gòn mà không biết ngượng rằng:

“Quân đội miền Nam không ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười người thì mười một ông tham sống sợ chết”. (Người Việt ngày 24-1-2005)

Ông Kỳ tưởng rằng ông ấy có được uy tín để đứng ra làm cái việc hòa giải, ông không nghĩ rằng chỉ có người cộng sản tạm dùng ông như một con cờ để lôi kéo những con thiêu thân hám lợi về làm giàu cho đảng cộng sản. Vì muốn củng cố và duy trì quyền lực thống trị nên cộng sản đã kêu gọi những “đĩ điếm” bỏ xứ ra đi là khúc ruột ngàn dặm mang chất xám, chất xanh về nuôi đảng vì ít ra mỗi năm họ cũng được hàng chục tỷ Mỹ kim, chớ thật lòng họ không muốn hòa giải bao giờ.

-TVC: “Hơn lúc nào hết đất nước đang đòi hỏi khẩn trương tìm lời giải đáp cho hòa giải, đồng thuận để đại đoàn kết toàn dân đem lại sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Lời giải thực ra đã có: “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp”. (Văn kiện Đại hội 11, trang 99), “Phát huy dân chủ và đại đoàn kết dân tộc”. (Văn kiện trang 33). Công việc cụ thể để thực hiện vấn đề lớn lao đó cũng đã có: Góp ý xây dựng Hiến pháp 1992 sửa đổi…trường hợp góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, lãnh đạo đã có chủ trương không có vùng cấm…”

Bài viết của ông Công có sau Kiến nghị 72 của những nhà trí thức Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Lãnh tụ các tôn giáo Việt Nam yêu cầu sửa đổi Hiến pháp đã bị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chụp mũ và hăm dọa những ai đóng góp không theo ý đảng mà ông Công đã không nhắc tới.

Ông Công có biết được tin nhà cầm quyền cho người đi ép dân chúng ngay cả những người đang ở trong tù không có quyền công dân ký tên trên mẫu giấy viết sẵn là “đồng ý” với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp bịp theo ý đảng hầu hợp thức hóa những điều mà toàn dân đang muốn bỏ đi hay không?

“Trong buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc ngày 25-2-2013, TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

“Sau đó phát biểu trước các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 27-2-2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo về việc “lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại đảng, nhà nước”. Theo ông Hùng, hành động đó là “ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chận”. (Đối Thoại online ngày 1-3-2013)

Qua lời tuyên bố của hai lãnh đạo chóp bu Hà Nội thì những người đóng góp ý kiến trái chiều có thể bị quy chụp là: tuyên truyền chống đảng (Điều 88) hoặc là hoạt động lật đổ (Điều 79) thì tù từ năm bảy năm cho đến tử hình như vậy thì ông Công có còn tin đảng cộng sản thực lòng muốn sửa Hiến pháp hay không và “lãnh đạo có chủ trương không có vùng cấm” nữa không? Ông Trọng đã quy chụp và hăm dọa:

“Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm và xử lý những điều đó”…

“Đáp lại, phóng viên Nguyễn Khắc Kiên viết:

“Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách”. (VOA online ngày 5-5-2013)

Thế là Nguyễn Khắc Kiên bị đuổi việc và bị “bao vây cấm vận”.

Đứng trước sự việc quá tệ hại, giáo sư Tương Lai đã khí khái nhận định lời phát biểu của ông Trọng khi trả lời đài RFA như sau:

“Sau khi ông ấy liều lĩnh tuyên bố một cách hồ đồ là: “có ai nói đến đòi bỏ điều 4 không? Có nói đến tam quyền phân lập không?… đấy là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức chứ còn gì nữa?”…

“Qua cái bên ngoài tôi thấy đầu óc ông này nó đặc sệt, có lẽ hết thuốc chữa…Chính vì một mớ giáo điều nó chiếm lĩnh trận địa tư tưởng và đặc sệt trong đầu óc những người lãnh đạo khiến cho dân tộc này không cất đầu lên nổi, vấn đề là ở chỗ ấy….

“Cả hệ thống truyền thông đại chúng mà người ta nói là lề phải từ người điều hành cấp cao nhất hoàn toàn xuyên tạc, quy kết cho chúng tôi cho rằng nhóm Kiến nghị 72 này là phản động, là chống đảng”. (RFA online ngày 3-5-2013)

Trong khi những người đảng viên trí thức yêu nước đưa kiến nghị “không đồng thuận” thì đã bị đảng chụp như thế thì làm sao bên thua trận “đồng thuận” với bên thắng trận được, mà đã “không đồng thuận” thì việc hòa giải cũng không làm sao có được? Giáo sư Tương Lai nói tiếp:

“Khi ổng nói “Ý đảng lòng dân” thì thực ra câu nói bẻm mép ở cửa miệng thôi chứ còn lòng dân bây giờ nó khác. Còn ý đảng thì đi ngược lòng dân, vì vậy mà phải dùng bạo lực”. (RFA online ngày 3-5-2013)

Đúng, họ đã dùng bạo lực đàn áp trong ngày tổ chức “Dã ngoại nhân quyền” tại 3 thành phố Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn bằng nhiều phương cách khác nhau đã lộ rõ được sự chà đạp nhân quyền của chính phủ Hà Nội đang bị thế giới lên án và chứng tỏ sự thiếu thực tâm cởi mở để hòa giải. Plogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nhận định việc làm của chính quyền Hà Nội như sau:

“Đây là bằng chứng rõ nhất về việc xâm phạm thô bạo quyền riêng tư của công dân. Mà tôi nghĩ rằng với những động thái diễn ra như hôm nay, thì tuyên bố về việc nâng cao quyền con người trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chỉ là trò diễn”. (RFI online ngày 5-5-2013)

Chính những người ở trong nước còn không tin được cộng sản thì làm sao người quốc gia tin được; làm sao có được thật lòng hòa giải và đồng thuận. Người Việt quốc gia chúng tôi nhìn vào cách hành động của người cộng sản, ngày nào những người trong phong trào đòi tự do, dân chủ ở trong nước như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, kỷ sư Trần Huỳnh Duy Thức, người tù hai thế kỷ, Đại úy QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu và hàng trăm người tù bất đồng chính kiến khác còn bị giam ở trong tù thì ngày đó còn chưa nói chuyện hòa giải. Chúng tôi không còn ngây thơ chỉ biết nghe cộng sản nói, mà không nhìn kỷ những gì cộng sản làm.

Tiện đây tôi xin nhà báo Dương Chí Dũng cũng đừng ngộ nhận là những tên “chống cộng khét tiếng” ở Bolsa mà nhà báo liệt kê trong bài viết “Việt Nam có thực tâm hòa hợp và cả hòa giải dân tộc?” trên đài RFA ngày 5-5-2013. Họ chỉ là những con múa rối thôi, không là gì cả, nên chọn cho đúng người đúng việc chớ đừng chọn nhầm những tên “thủ tướng” của mấy gánh hát rong ở hải ngoại này. Chúng tôi cũng không nhầm tin ông cán bộ cộng sản nào đó đến thăm nghĩa trang Biên Hòa là hành động hòa giải, tôi cho đó chỉ là hành động chính trị mị dân với mục đích tuyên truyền rẻ tiền, không thể che mắt được những người cận thị như tôi.

Tôi nghĩ, nếu đảng CSVN có thiện chí muốn hòa giải dân tộc thì không cần tìm kiếm đâu xa, nên chọn đối thoại thành thật với người trong nước như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã lên tiếng:

“Tôi kêu gọi lãnh đạo đảng CSVN mau chóng thực hiện chế độ đa đảng ở Việt Nam bởi nếu không, hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ trở thành lừa dối dân tộc với hậu quả có thể nhìn thấy được”. (VOA online ngày 29-4-2013)

Kính chào đoàn kết.

© Đại Nghĩa

 

 

17 Phản hồi cho “Nói chuyện hòa giải, đồng thuận”

  1. I will be no longer guaranteed the place you are taking your data, but wonderful subject. I actually would need to shell out a bit determining a great deal more as well as being familiar with additional weight loss with Raspberry Ketones. Appreciate excellent information I’m on the lookout for this data for my vision.

  2. Builan says:

    “Tườc hưũ ngũ SĨ cư kỳ liệt
    Dân hưũ tứ SĨ vi chi tiên….
    Có giang sơn thì Sĩ đã có tên
    Từ Chu Hán vốn Sĩ nầy là quý …”

    NGÀN MÂY says:
    09/05/2013 at 08:22
    “CÓ GÌ ĐÂU ĐỂ PHẢI CA THÁN ĐỐI VỚI GIỚI TRÍ THỨC NƯỚC NHÀ NGÀY NAY ……!”

    _ Tôi đã ngộ ra rồi !
    Cảm ơn bac có lòng REPLY

    _ NAY tôi thấy tiếc những comments giá trị như thế nầy (bị giấu), được bao nhiêu KẺ SĨ xem qua !
    Tôi xin phép post lại , mời quý vị !

    ĐẠI NGÀN says:
    24/04/2013 at 20:48

    LUẬN VỀ BÀI THƠ ‘KẺ SĨ’ CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ

    Nguyễn Công Trứ là nhà thơ lớn trong văn học cổ điển Việt Nam. Trong sự nghiệp thơ văn mà ông để lại có thể nói bài thơ “Kẻ Sĩ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho nhân sinh quan cuộc đời ông đồng thời cũng là tác phẩm được nhiều người hâm mộ và luôn luôn nhắc đến qua từng thời đại.
    Ông quan niệm từ cổ chỉ kim, cho dầu thời đại nào, trong dân cũng như trong thang giá trị chung của xã hội, người hiểu biết, có học vấn, người trí thức thuộc dạng kẻ sĩ, tức có bản lĩnh, có văn hóa, có đạo đức, có đức hạnh, có tâm huyết, có lý tưởng cao đẹp, vẫn được sắp đứng vào hàng đầu hay luôn luôn được nễ chuộng. Ông cho rằng từ khi có tổ chức nhà nước trong xã hội loài người, tức từ khi các quốc gia, đất nước ra đời thì danh giá và sự nghiệp của phạm trù kẻ sĩ đã luôn luôn có trước hết, vẫn luôn là vốn quí nhất.
    Ý nghĩa của kẻ sĩ là ngay khi còn sống lu lấp trong thôn quê đã tỏ ra có phẩm chất nghiêm chỉnh, có tâm hồn cao quý, hòa hợp cùng mọi người, yêu quý mọi người, luôn luôn sống đúng qui cách đạo đức mà xã hội đề cao hay ràng buộc.
    Nhưng chính trong ý thức đó mà kẻ sĩ luôn biết vươn lên, không chịu bằng lòng với mọi cái tầm thường. Tự rèn luyện tâm hồn, chí khí cao quý vẫn luôn là nghĩa vụ phải buộc đặt ra đối với kẻ sĩ (khí hạo nhiên), bởi vì kẻ sĩ cho điều đó là hợp với quy luật, với nghĩa lý của đất trời (chính khí).
    Do đó khi còn hàn vi, chưa tạo nên sự nghiệp gì, người kẻ sĩ đúng nghĩa vẫn luôn sống an nhiên tự tọa (hiêu hiêu nhiên), không bon chen, không tự bất mãn với chính mình hay kể cả với chính cuộc đời. Nên dầu chưa gặp hoàn cảnh thuận lợi, chưa gặp điều kiện tốt để thi thố tài năng giúp đời, giúp người, giúp xã hội một cách to lớn, vẫn không bỏ lở cơ hội nào để có những ý kiến nghị luận xây dựng, giúp ích cho đời sống, cho tất cả mọi người (vài câu thanh nghị).
    Do đó ông quan niệm đấu tranh cho lẽ phải, nêu cao chính nghĩa trong cuộc đời, đả phá mọi điều gì xấu xa, tiêu cực trong xã hội vẫn luôn luôn là trách nhiệm, là nghĩa vụ hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên không thể bỏ qua của mọi nhân cách, mọi ý thức và tâm hồn kẻ sĩ, cho dầu trong bất kỳ hoàn cảnh hay tình huống nào cũng vậy (chính đạo, tịch tà cự bí).
    Nhưng khi đã gặp thời cơ tốt, đã vào đời, đã gặp hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi, gặp được minh quân, thì mang hết năng lực sở trường của mình ra để làm hết sức mọi điều gì có lợi cho dân, cho nước (sở tồn làm sở dụng).
    Nên nếu ở nơi triều đình thì làm một kẻ công tâm, công lý, một người luôn luôn vì dân vì nước mà không bao giờ làm một kẻ xu nịnh, một kẻ công thần (ra tài lương đống).
    Song nếu là một người chỉ huy ngoài mặt trận, thì luôn luôn là kẻ thao lược, có tài thắng giặc, dẹp yên được biên thùy (rạch mũi can tương).
    Ấy là để nhằm lưu lại tiếng tốt cho vạn đời sau (bách thế lưu phương). Nhưng tiếng tốt đây không phải chỉ nhằm vào danh hão bản thân, mà chính là nêu cao tấm gương cho đời, cho xã hội, cho mọi người noi theo.
    Đó là ý nghĩa tại sao phải trước hết là kẻ sĩ rồi sau mới là người có danh chức, địa vị xã hội, có tiếng tăm, sự nghiệp lớn. Bởi vì phẩm chất kẻ sĩ chính là thực chất, là nội dung, là cái cốt lõi, còn mọi cái gì do điều đó mang lại chỉ là sự kết quả tự nhiên của mọi cái dụng về sau. Có nghĩa sự nghiệp đúng đắn, giá trị phải là thực chất, phải có nội dung đích thật, không thể chỉ là điều thời có hay là sự lòe bịp, lừa bịp bên ngoài.
    Nói khác đi, kẻ sĩ luôn phải là kẻ có tài năng, có tư chất, có thực tài đóng góp, điều hành được xã hội. Đó là cái chí hàng đầu cũng như tâm hồn luôn luôn nêu cao trước nhất của họ (kinh luân khởi tâm thượng). Nhưng kẻ sĩ toàn hảo không phải chỉ có tài về văn mà còn cũng có tài về võ. Đó chính là tài thao lược, quân sự, nếu là ý nghĩa trong thời loạn, nhằm để giúp an dân, định quốc (binh giáp tàng hung trung). Nói chung cái đầu là đầu chiến lược, còn cái bụng là cái bụng chất chứa thao lược quân sự khi gặp hoàn cảnh giặc giã, đặc thù.
    Theo Nguyễn Công Trứ, tài năng đó, nghĩa vụ, trách nhiệm hay lý tưởng đó, nơi bản thân ông cũng như bản thân mọi người, đó chính là ý nghĩa của kẻ làm trai, ý nghĩa hay nghĩa vụ sống của tất cả mọi người trong cả thế giới, cả cuộc đời này (vũ trụ chi gian giai phận sự). Cái gọi là danh giá, giá trị, cái gọi là sự hào hùng thật sự của người nam nhi chính là như vậy (nam nhi đáo thử thị hào hùng).
    Khi đã tạo nên được kết quả an dân định quốc, làm cho quốc gia, đất nước đã hưng vượng, tốt đẹp rồi, khi đã ra mang hết tâm huyết, tài năng để phục vụ xã hội tốt rồi, thì kẻ sĩ lại trở về với bản chất con người bình thường của mình, tức sống một cách dung dị, hoàn toàn không màng danh lợi, không màng các lợi lộc hư danh phù phiếm riêng tư nào hết (thung dung). Chỉ khi đó kẻ sĩ mới lại sống cho thật hết với chính bản thân cao quý của mình. Tức nếu là con người có tâm hồn, con người có tâm tình nghệ sĩ, thì họ sẽ sống tất cả đều chỉ bằng tâm hồn và tâm tình đó. Cuộc sống tiêu dao, xa lánh mọi ô trọc ở đời vẫn chính là như thế (hàn cốc, thanh sơn). Và tâm hồn nghệ sĩ đó (thơ, rượu, địch, đàn) chính là cái đích cuối cùng, cái thực danh cuối cùng cho sự kết thúc cuộc đời kẻ sĩ. Chính cái vòng tròn cuộc đời trong nhân sinh quan và vũ trụ quan mà Nguyễn Công Trứ quan niệm quả là như thế. Đó là cái sống hòa đồng vào trong lòng nhân sinh và trong lòng vũ trụ. Coi nghĩa vụ trong nhân sinh cũng là chức phận trong vũ trụ. Con người từ vũ trụ đi ra, nhập vào nhân sinh, rồi cuối cùng lại quay về với vũ trụ. Con người kinh bang tế thế, nhưng một khi sự nghiệp hoàn thành, lại trở về với con người nghệ sĩ, con người triết lý, con người với nhân sinh quan bao quát, cao cả và đúng nghĩa của quan điểm nhân văn, đó chính là cách sống, lối sống, mục đích sông, và cả lý tưởng sống của nhân vật tài trí lớn, đồng thời là một nhà thơ lớn, nổi danh Nguyễn Công Trứ đã luôn để lại chính dấu ấn đậm nét cho muôn đời, trong ý nghĩa của một kẻ sĩ, một trí thức chân chính, và đúng nghĩa nhân văn nhất trong lòng lịch sử phát triển của toàn dân tộc và đất nước VN chúng ta.
    Tuy thế cũng còn một điều cần phải nói, đó là bài thơ phản ảnh một ý thức phong kiến, quân chủ, hay tinh thần tự do, dân chủ ? Rõ ràng ai cũng thấy họ Nguyễn chỉ nhấn mạnh đến ý nghĩa lương đống mà không hề nói gì đến tính cách ngu trung. Vả chăng triết lý Khổng Mạnh chính gốc luôn đầy tính nhân văn, dân chủ mà không hề mù quáng ngu dân như kiểu Tống Nho. Mạnh bảo giết một hôn quân bạo chúa cũng chỉ là giết một tên giặc. Tinh thần và ý thức cách mạng chân chính cũng chính là ở đó. Tinh thần cách mạng của Nguyễn Công Trứ chính là ý thức nhân văn, xã hội mà không là gì khác. Đó không phải cách mạng kiểu lôm côm, về hùa với nhau, mù quáng, xu mị, mà là tinh thần dân chủ, tự do, độc lập thật sự như chính ý nghĩa và nội dung bài thơ đã phản ảnh. Nên nói tóm lại, Nguyễn Công Trứ là người nhân bản, tiến bộ, mặc dù ông đã sống trong thời đại quân chủ phong kiến cách chúng ta đã trên một trăm năm.

    Võ Hưng Thanh
    (25/4/13)

Phản hồi