WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bước chân Tự Do

nhviMỗi cuộc hành trình dù xa bao nhiêu, gian nan bao nhiêu, đều phải bắt đầu bằng những bước chân đầu tiên. Tôi nhớ một câu hát đã nghe được ở đâu đó: “Nếu ngày không còn nắng, con đường không còn ai, bốn phía vây kín chỉ là nỗi buồn, em hãy bước ra đi”. Cuộc dã ngoại để thảo luận về nhân quyền ngày 5/5/13 vừa qua là một cuộc chia tay của những công dân tự do với bóng tối và sự cam chịu bấy lâu. Các công viên 30 tháng 4 ở Sài Gòn, Nghĩa Đô Hà Nội và Bạch Đằng Nha Trang tuy không dầy đặc người, và người dân bị lẫn, bị ngợp trong đám thanh niên áo xanh, đám công an chìm/nổi; nhưng người ta có thể nhìn thấy sự thiết tha của họ qua các tấm bảng giơ lên trước ngực, sự cương quyết muốn thể hiện niềm khao khát của từng con người. Họ đã thực sự bước những bước chân đầu tiên để làm người tự do.

Cách đây 58 năm, người phụ nữ da đen tên Rosa Parks cũng đã bước những bước chân đầu tiên trong cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng. Bà đã từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng khi được yêu cầu phải đứng lên. Bà bị cảnh sát Alabama bắt giam và phạt 14 USD, nhưng bà trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người da đen chống lại sự kỳ thị chủng tộc. Bà Rosa Parks không phải là người da đen đầu tiên đi xe buýt ở Montgomery bị bắt vì tội không nhường chỗ cho người da trắng, nhưng bà là người đầu tiên dám thách thức những bộ luật phân biệt chủng tộc tại tiểu bang Alabama. Hành động của bà, một người thợ may bình thường đã châm ngòi cho một phong trào tẩy chay của người da đen đối với hệ thống xe buýt kéo dài suốt 381 ngày. Kết quả dẫn đến là chính phủ đã phải xoá bỏ các quy định phân biệt chủng tộc trên hệ thống giao thông công cộng của toàn nước Mỹ.

Khi được hỏi về hành động của mình trên chuyến xe buýt định mệnh ở Montgomery, bà Rosa Parks đã trả lời: “Nguyên nhân thực sự khiến tôi không đứng dậy lúc đó là vì tôi cảm thấy mình có quyền được đối xử như bất cứ hành khách nào khác. Chúng tôi đã phải chịu đựng kiểu đối xử đó quá lâu rồi“.

Nhân dân Việt Nam có quyền được đối xử bằng sự tôn trọng đúng mực như bất cứ một người dân ở một đất nước văn minh nào. Đã đến lúc phải chấm dứt bạo lực và những thông tin dối trá. Hãy nhìn những ước muốn được thể hiện quyền con người của mình qua những tấm bảng được giơ cao trước mặt, trước ngực của những người tham dự buổi dã ngoại. Giữa cái khoảng trống an lành khi đám công an chưa xuống tay côn đồ; họ đứng, họ đi, họ ngồi với những biểu ngữ. Số lượng công an nhiều ngang ngửa với họ. Tôi cảm nhận như nghe thấy từ cái đám đông còn giới hạn đó những lời kêu gọi rất thiết tha: Hãy đến cùng với chúng tôi, chúng ta muốn được thực thi quyền làm người, chúng ta phải được đối xử như một người dân sống ở một quốc gia văn minh.

Chưa có thời đại nào người dân Việt Nam phải chịu nhiều nỗi oan trái, sỉ nhục, và bất công như hiện nay. Kẻ cầm quyền muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh ai thì đánh, muốn cướp của ai thì cướp. Cứ nghe, cứ đọc, cứ nhìn thấy những chuyện oan khuất hàng ngày xảy ra cho người dân trên cả nước mới thấy rằng sự góp mặt của họ trong buổi dã ngoại này quan trọng như thế nào. Hôm 5/5 có lẽ có nhiều người chưa dám đến, nhưng ngày mai, ngày kia họ sẽ đến. Đó là lý do mà chị Bùi Minh Hằng, blogger August Anh, blogger Nguyễn Hoàng Vi và bạn bè các anh chị đã luôn có mặt. Trong họ có người đã từng bị bắt bớ, đánh đập, Hoàng Vi đã từng bị lăng nhục trong đồn công an. Hoàng vi dư hiểu rằng chị có thể bị chúng đánh đập lần nữa nhưng chị đã có mặt. Chị đang nối gót những người đi trước và tôi tin rằng chị cũng đang bước tới cho những người âm thầm sau lưng chị; như một bạn trẻ đã gởi thư riêng đến trang mạng Dân Luận. Anh tâm sự:

Ngày hôm qua có quá nhiều sự kiện, có quá nhiều câu chuyện đáng nhớ, từ những câu chuyện cười ra nước mắt cho đến những giọt nuớc mắt đau đớn, căm phẫn và nhói lòng nên không biết phải kể cho Chị nghe bắt đầu từ đâu… chưa bao giờ em thấy cảnh một chục thằng (công an) mà đi đánh một người như thế. Nhìn bạn Quốc Anh (blogger Angust Anh) bị đánh tơi bời như vậy, mà em chỉ còn biết bất lực đứng nhìn, muốn xông vào giải cứu thì sợ mình sẽ bị đánh như bạn ấy… Rồi đang đi trên đường trở về nhà em chỉ còn biết khóc và tự trách mình thật hèn.

Thực sự, bạn ấy đã không hèn một chút nào, bạn ấy đã có mặt để bước cái bước chân đầu tiên. Mưu cầu một sự đổi thay tốt đẹp cho cả một dân tộc là việc làm đòi hỏi sự dũng cảm của rất nhiều người. Và bạn ấy đã có mặt.

Trong những năm gần đây, những biến cố của thế giới đã cho thấy sức mạnh của người dân là những dòng thác có thể cuốn trôi đi tất cả các chế độ độc tài mạnh mẽ nhất. Những cuộc cách mạng ngoạn mục đã xảy ra tại nhiều quốc gia như cách mạng Nhung tại Tiệp Khắc, cách mạng Cam tại Ukraine, cách mạng Hoa Lài tại Tunisia… đã giải thoát hàng triệu người và tạo nên ngọn lửa hy vọng cho những dân tộc đang đắm chìm trong nỗi sợ hãi dưới chế độ độc tài. Chiến thắng bất ngờ của các cuộc cách mạng trên cho thấy khi người dân bình tĩnh, sẵn sàng đối đầu với những trấn áp; sự sợ hãi chuyển dần sang những kẻ cầm quyền, cuối cùng các chế độ bạo lực phải buông súng.

Bốn năm trước, trong cuộc xuống đường của dân chúng Iran có một đoạn phim ghi lại hình ảnh một thiếu nữ bị trúng đạn của cảnh sát. Video này ngay sau đó đã lập tức lan tràn, cả dân tộc Iran đặc biệt là nam giới đã vùng lên như chính mình bị thương. Rõ ràng bạo lực không chiến thắng được dân tộc Iran.

Còn hình ảnh ba người phụ nữ của gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đập đến đổ máu sẽ khiến dân tộc tôi nghĩ gì? Liệu có ai co rút lại không? Riêng Nguyễn Hoàng Vi thì không! Cô gái với nụ cười tươi thắm ấy vẫn tiếp tục đi Long An ủng hộ 2 bạn Phương Uyên và Nguyên Kha trong ngày đối diện với tòa án công cụ.

Công luận thế giới cũng vậy. Hình ảnh Nguyễn Thảo Chi với những vết máu trên mặt, trên áo, hình ảnh của mẹ Nguyễn Hoàng Vi với dấu thuốc lá dúi vào mặt là những hình ảnh nói rõ nhất với thế giới về bản chất của giới lãnh đạo Việt Nam và sự bỉ ổi cùng cực của việc họ đang xin vào làm thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Nếu 58 năm trước bà Rosa Parks chịu đứng dậy nhường cái ghế của bà, tôi tin chắc bà và những người Mỹ da màu khác sẽ còn phải tiếp tục đứng trên xe buýt ít nhất là một thập niên nữa. Nếu người dân Việt Nam không đòi hỏi phải được tôn trọng, phải được thực thi những quyền cơ bản nhất của chính mình ngay trong thời khắc này, tôi cũng tin con cháu chúng ta sẽ tiếp tục bị công an tha hồ đánh đập như những Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi… và công an sẽ tiếp tục dúi thuốc lá vào mặt cả dân tộc ít nhất là một thập niên trước mắt.

Mọi cuộc hành trình dù dài ngắn bao nhiêu, đều phải bắt đầu bằng một bước chân. Nhiều người đã bắt đầu rồi, còn chúng ta thì sao?

© Nguyệt Quỳnh

© Đàn Chim Việt

 

 

4 Phản hồi cho “Bước chân Tự Do”

  1. vu doan says:

    Ta phải lấy lại nhân quyền
    Ta phải lấy lại tự do
    Hỡi đồng bào cả nước
    Đứng lên !
    Bước chân chúng ta đi trong hồn nước bập bùng
    Triệu trái tim người rộn ràng chờ
    Triệu bước chân người cứ mãi tiến lên
    Ta phải lấy lại nhân quyền
    Ta phải lấy lại tự do
    Tự Do rực sáng quanh đây

    (Trích )

  2. quang phan says:

    Bè lũ bọn Việt cộng đã và đang gây ra những tội ác tày trời trên đất nước ta . Bọn chúng là tập trung của tất cả những gì là độc ác và nham hiểm nhất trong lịch sử loài người . Bọn chúng điên cuồng phát động những cuộc bắt bớ, khủng bố, giam tù những người dân yêu nước từ Bắc chí Nam.Bọn chúng coi những người dân yêu nước là một trở ngại lớn lao đối với cuồng vọng thôn tính Việt nam của quan thày Trung cộng của chúng . Bọn chúng coi những người dân yêu nước là một nguy cơ to lớn khiến cho quan thày Trung cộng của chúng không dễ dàng hiện thực được giấc mơ của Hán tộc là biến nước ta vĩnh viễn là một tỉnh lỵ của Tàu.

    Bè lũ Việt cộng hung ác nhất định sẽ không thể nào thoát khỏi quy luật của lịch sử nhân loại : Bọn chúng sẽ phải bị đào thải , và quyền cai trị đất nước sẽ trở lại về tay dân tộc .

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Nếu 58 năm trước bà Rosa Parks chịu đứng dậy nhường cái ghế của bà, tôi tin chắc bà và những người Mỹ da màu khác sẽ còn phải tiếp tục đứng trên xe buýt ít nhất là một thập niên nữa. Nếu người dân Việt Nam không đòi hỏi phải được tôn trọng, phải được thực thi những quyền cơ bản nhất của chính mình ngay trong thời khắc này, tôi cũng tin con cháu chúng ta sẽ tiếp tục bị công an tha hồ đánh đập như những Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi… và công an sẽ tiếp tục dúi thuốc lá vào mặt cả dân tộc ít nhất là một thập niên trước mắt. (sic)

    Theo tôi nhận xét trên rất võ đoán. Đến một lúc nào đó, đúng như bà Rosa Parks đã trả lời rất rành rọt như sau:
    - “Nguyên nhân thực sự khiến tôi không đứng dậy lúc đó là vì tôi cảm thấy mình có quyền được đối xử như bất cứ hành khách nào khác. Chúng tôi đã phải chịu đựng kiểu đối xử đó quá lâu rồi“.

    Ly nước đã tràn đầy và chỉ cần thêm một giọt nước nhỏ là nước tuôn trào ra ngoài thành một giòng nhỏ. Nếu có tác động thêm, như lay động mạnh, nước lại càng tuôn trào tiếp, có khi làm đổ cả ly nước. Đó là trường hợp nước Nam Phi, đã xoá bỏ chính quyền da trắng chủ trương “apartheid” ! Chính quyền da đen mới, cũng chả hơn gì chính quyền da trắng cũ, nhưng ít ra người da đen kô cảm thấy bị trở thành công dân hạng hai, mặc dù họ chiếm đa số và đó chính là đất đai của ông bà tiên tổ của họ, còn dân da trắng thực sự là dân ngụ cư, dân mới di cự đến lập nghiệp qua sự chiếm đoat bằng mọi mưu mô thủ đoạn bất chính, nhất là qua bạo lực

    Người Mỹ trắng kỳ thị chủng tộc không nhận ra nguy cơ ấy, nên cứ tiếp tục đàn áp, đè nén, đến khi học được bài học trên mới tỉnh ngộ ra dần dần. Còn người da đen ngày một tự tin hơn, mới phát biểu BLACK IS BEAUTIFUL !

    Nhìn vào lịch sử tiến hoá loài người ta thấy rõ, mọi bất công dần dần bị san bằng, tự do dân chủ ngày một thắng thế, còn những kẻ đàn áp bị quốc tế xét xử công khai, như trước Toà án Hình sự quốc tế.

    Đáng tiếc (đại đa số) con người bản chất vốn ác (nhân chi sơ tính bản ác), tôi tin chắc là thế, do lòng tham không đáy (hebzucht) thúc dục, lúc nào cũng chỉ muốn vơ vào lòng tất cả, kể từ lúc bé tẹo mới sinh ra và đến lớn lại càng tác tệ hơn, nhất là khi có chức có quyền, cho dù đã được giáo dục đến nơi đến chốn, cũng như trong nước đã có những biện pháp răn đe và chế tài. Con người vẫn luôn luôn tìm cách lách luật, bằng cách tìm kiếm ra các khe hở của luật pháp. Thậm chí còn tìm cách sửa lại luật, như trò sửa lại hiến pháp của tổng thống quá cố Hugo Chavez nước Venezuela, để làm tổng thống dài dài; rồi thắng cử trong khi bệnh nặng, kô thể tuyên thệ nhậm chức nhiều lần, nhưng vẫn cố tìm cách trì hoãn ! Còn tổng thống Thiệu cho ban hành luật bẩu cử mới, để gạt bỏ một số đối thủ, cuối cùng mặt trơ trán bóng với trò độc diễn !

    Nói tóm lại, con người cứ phải tranh đấu dài dài. Chẳng hạn như ở phương Tây văn minh tiến bộ, người ta ghi nhận những hình thức kỳ thị mới. Thí dụ phụ nữ khi mang bầu, đễ bị xa thải, không ký thêm hợp đồng, đồng nghiệp lảng tránh … Phụ nữ đẹp thường bị đồng nghiệp nam giới, nhất là chủ nhân làm phiền (sexual harassment), dĩ nhiên ở ngành nghề phải giao tiếp với bên ngoài lại bị khách hàng tán tỉnh, có kẻ đi quá đà sàm sỡ nữa chứ.

  4. THƯỢNG NGÀN says:

    TỪ HẠT CÁT ĐẾN NGÔI NHÀ

    Không có những hạt cát nhỏ
    Làm sao xây dựng được ngôi nhà
    Không có những viên đá nhỏ
    Làm sao ngôi nhà được xây lên
    Mọi cái đều cần sự bắt đầu
    Từ những cái bắt đầu nhỏ nhất
    Không có những cái bắt đầu nhỏ nhất
    Cũng làm sao có được những kết quả cuối cùng
    Mọi cái vĩ đại đều kết thành từ những gì nhỏ nhất
    Nó cũng giống như cái tâm cái chí của con người
    Phải có cái tâm nhân bản
    Phải có cái chí vì đời
    Đó chính là hai cái nhỏ sẽ làm nên cái lớn
    Cái tâm nhân bản thì không quản ngại điều gì
    Cái chí vì đời thì đến việc nhỏ nhất phải làm cũng không từ khước
    Nếu cứ đứng yên hoài không bước
    Hỏi rồi bạn sẽ đi đến đâu
    Sự rủn nát cũng chẳng bao lâu
    Nên phải mạnh dạn bước ngay trên con đường dân chủ
    Ngay từ những bước đầu
    Những bước nhỏ ban đầu sẽ dẫn đến con đường tự do là như thế
    Con người không phải là cây cỏ
    Sao bạn lại không bước đi
    Không bước ngay từ những bước nhỏ
    Làm sao bạn đi hết được con đường
    Không trãi nghiệm được trên con đường
    Hỏi còn gì đâu ý nghĩa làm người cơ chứ
    Đành rằng một con én không làm nên được mùa xuân
    Nhưng không có từng con én làm sao trở nên bầy én
    Hoa mai nở báo hiệu mùa xuân
    Cho dầu không phải bởi hoa mai mà mùa xuân phải đến
    Mùa xuân phải đến một cách tự nhiên
    Bởi sự tuần hoàn khách quan là như thế đó
    Khi sự độc tài đã trở nên quá quắt
    Cũng là giờ báo hiệu sự tất đến của dân chủ tự do
    Nó cũng giống như bầu trời xuân
    Không phải bởi những con én dệt thành
    Nhưng không có én cũng có nghĩa là mùa xuân chưa đến
    Nên nếu không có những hạt cát nhỏ
    Làm sao sẽ có được ngôi nhà hoành tráng Việt Nam
    Ngôi nhà của toàn dân tộc đang bắt đầu xây lên
    Ngôi nhà rạng rỡ của non sông đất nước
    Ngôi nhà dân chủ tự do và phồn vinh nhất thiết nay mai phải có
    Do từ những bước chân và những hạt cát ban đầu
    Nên bạn không được do dự hay e ngại gì
    Mà hãy mạnh dạn tự mình làm nên những cánh én đầu xuân !

    ĐẠI NGÀN
    (25/5/13)

Phản hồi