WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài suy nghĩ về ông Giáp

80515 vngiap

Vị tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về công lao “giành độc lập” và lý tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về một thời “hào hùng” của những người cộng sản đã trở về với cát bụi.

Ông ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã  cõi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã  lặng thinh một cách vô cảm trước những người đã ra đi một cách bi thương  khác.

Là người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đã trải qua.

Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hoá. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết gì về độc tài-dân chủ, nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?

Lại nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đoạ đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam  cộng hoà bị cưỡng chiếm để rồi hàng nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đã làm gì khi cụ Hoàng Minh Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đã đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?

Dù là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi bình an. Tôi đã rất phân vân khi viết những dòng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một người đã chết không? Có nên kể tội họ khi họ đã mãi mãi không còn khả năng biện bạch? Nhưng quả tình, tôi không viết những dòng này nhắm vào tướng Giáp, tôi viết cho những người còn sống, cho những người  còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ý chí vượt thoát ra.

Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.

Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành-một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết đau đớn ấy?

Tất nhiên, ông Giáp không còn là lãnh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính  cái quá khứ “oai hùng” và  cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lãnh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân vì sự tham quyền cố vị của họ. Không hiểu vì tuổi già làm tiêu hao ý chí, vì sự sợ hãi làm xói mòn lương tâm, hay vì danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm, mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện tình đất nước vật vã dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế độ bất nhẫn của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Bauxite Tây nguyên)

Giá như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do thì tiếng nói của ông đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ý thức của biết bao người dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắc có khả năng thức tỉnh quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đã chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ tự do. Đáng lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hãi, nhưng ông đã để nó đi cùng ông sang tận thế giới bên kia.

Có người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những gì ông phải đối mặt. Đúng! Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên vì biểu tình yêu nước mà bị nhà trường đuổi học và  mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt mình vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hãi, tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ, chỉ vì cô bé biểu thị lòng yêu nước?  Rồi nhiều người đối kháng khác nữa, chỉ vì lên tiếng cho Dân chủ tự do mà phải chịu những bản án nặng nề, mất cả hạnh phúc trăm năm, con cái bơ vơ- thất học. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ hình dung hơn, tình huống của ông có khó khăn hơn tình huống của tướng  Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!

Ông đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng,  những mảnh đời oan khuất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên… Nhưng những dòng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với  sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được bình an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh này; nhưng sự tôn kính thì tôi xin giữ lại cho những con người sống với tương tâm, trách nhiệm và ý chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật. Việt Nam còn rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó không phải là ông.

Sài Gòn tháng 10 năm 2013

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

 

Tags:

159 Phản hồi cho “Vài suy nghĩ về ông Giáp”

  1. ANH KHÔNG CHÂN DUNG CỦ THỤC VY says:

    Viết cho Huỳnh thục Vy : ” Đã không đề cập, không viết đến những hiện tượng, những nhân vật lịch sử thì thôi, thế nhưng khi đã viết đã đề cập tới, Vy phải viết ra những ý nghĩ trung thực của riêng tư Vy cho dù có đúng hay sai để rộng đường dư luận cho những Sử Gia chân chính sau này có cơ sở, có thêm ý tưởng viết lại những trang sử đã qua đi . Vậy Vy không cần phải rào trước đón sau, phân vân, Vy cứ thật tình mà viết nếu nó cay đắng thì Vy cứ viết cứ bảo là cay đắng, còn nếu nó ngọt bùi thì viết nó ngọt bùi . Vẫn biết nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng ” nghĩa tử lịch sử ” không bao giờ tận mà nó còn mai mãi : nghĩa tử của Lê chiêu Thống hay của của Hai Bà Trưng, Đại Đế Quang Trung v.v…có bao giờ tận không Thục Vy nhỉ ? .

  2. DâM TiêN says:

    Ấy! Vì đí gì mấy loài cộng phỉ con con lại SỢ bóng dáng VNCH
    đến thế ru ? Cô Cộng Hòa còn đang đi chợ đàng xa mà…

    Những cộng phỉ bự thì vẫn tỏ lòng kính trọng Lá Cờ Vàng đấy.

    Thử hỏi Vua Tư Sang, quê quán Long An, thì sẽ rõ ngọn ngành.

    (Thầy Dâm nhắn con chó CHIEN nhá! loài chó con biết cái rì ?

  3. quandannambo says:

    việt cộng
    đang chuẩn bị
    *
    cho
    “đại nướng” vỏ nguyên giáp
    *
    ngồi
    chung một bàn 4 người
    *
    với
    ba bậc tiền nhân

    Anh Hùng Dận Tộc
    *
    một là
    Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt
    *
    hai là
    Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
    *
    ba là
    Hoàng Đế Quang Trung Nguyển Huệ
    *
    chúng
    gọi bộ sách này

    “4 danh tướng huyền thoại của Việt Nam và thế giới”
    *
    y chang trò mất dạy
    của
    hồ chí minh đả làm
    với
    Đức Thánh Trần
    *
    Đề đền Trần Hưng Đạo.

    Cũng tai cũng mắt cũng đao cung.
    Bác tôi, tôi bác cũng anh-hùng.
    Bác đuỗi quân Nguyên thanh kiếm bạc.
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hông.
    Bác đưa một nước ua nô lệ.
    Tôi giắt năm châu đến đại-đồng.
    Bác có khôn thiêng cười một tiếng.
    Mừng tôi cách mạng đã thành-công.
    Hồ Chí Minh
    *
    đây
    là bài thơ mất dạy nhứt
    *
    trong
    lịch-sử văn-học Việt Nam
    *
    Mất dạy
    hơn cả thơ
    của
    Chí Phèo và thị Nở *

  4. Hồ Thẩm Du says:

    Ngẫm mà thấy nghèn nghẹn.
    Nhà nước thì hô hào
    Ngư dân ra bám biển.
    Rồi sau đó thế nào?

    Sau đó thì giặc bắn,
    Cướp cá, bắt cả người.
    Thế mà lạ, nhà nước
    Chỉ “phản đối” vài lời.

    Một nhà nước bất lực
    Không thể làm được gì
    Để bảo vệ dân chúng,
    Nghĩa là yếu cực kỳ.

    Thế thì thà nói thẳng
    Bà con cứ ở nhà.
    Biển thằng giặc đã chiếm.
    Nguy hiểm, đừng đi xa.

    Thế đấy, các bác ạ.
    Cứ nghĩ mà thấy buồn.
    Càng giận ông nhà nước,
    Càng thấy thương bà con.

    (Thái Bá Tân).

  5. Fan của bác Vũ Như Vũ says:

    Phạm Ngọc Thảo (1922–1965) là một tình báo viên bí ẩn trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Ông là đại tá của hai quân đội đối nghịch trong cuộc chiến này: Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và cũng là một thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính bất thành ở Việt Nam Cộng hòa vào những năm 1964–1965.
    Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Vĩnh Long. Cha ông là Adrian Phạm Ngọc Thuần một địa chủ lớn người Công giáo, có quốc tịch Pháp. Ông Adrian Phạm Ngọc Thuần có tới hơn 4000 mẫu đất và gần 1000 căn nhà rải rác ở khắp các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Vĩnh Long. Ông Thuần có quốc tịch Pháp nên các con đều được sang Pháp học.
    Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh cả của ông là Gaston Phạm Ngọc Thuần tham gia Việt Minh ở Vĩnh Long và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ. Khi Luật sư Phạm Văn Bạch ra miền Bắc, ông Thuần làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam Bộ (trong những năm 60 làm đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Dân chủ Đức). Anh trai thứ bảy Phạm Ngọc Hùng học ở Pháp, lấy vợ Pháp rồi về Việt Nam ra chiến khu chiến đấu, làm Uỷ viên Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam. Tốt nghiệp trường Kỹ sư công chánh ở Hà Nội, khi Pháp bội ước quay lại xâm chiếm Việt Nam, ông Phạm Ngọc Thảo tuyên bố huỷ bỏ quốc tịch Pháp và quyết định trở về Vĩnh Long theo anh tham gia kháng chiến, làm việc ở Văn phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Trên đường về, ông bị dân quân Việt Minh bắt hai lần và suýt bị giết chết[cần dẫn nguồn].
    Năm 1946, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng. Ông cùng 12 chiến sỹ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên. Một lần, ông được giao nhiệm vụ đưa một cán bộ về Nam Bộ. Đó chính là Lê Duẩn, người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình báo của ông sau này.
    Sau khi trở về Nam Bộ, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phòng mật vụ Ban quân sự Nam Bộ – tổ chức tình báo đầu tiên của cách mạng ở Nam Bộ, rồi được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410, Quân khu 9 (có tài liệu nói là tiểu đoàn 404 hoặc tiểu đoàn 307). Trong thời gian này ông hướng dẫn về chiến tranh du kích cho các học viên Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim… những người sau này trở thành các tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
    Những năm 1952-1953, ông là sĩ quan tham mưu trong một số đơn vị chủ lực của Việt Minh tại miền Tây Nam Bộ. Cũng trong những năm ở chiến khu này, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nhiệm, là em ruột giáo sư Phạm Thiều.
    Phạm Ngọc Thảo không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam để hình thành “lực lượng thứ ba”. Do đó ông ở lại miền Nam hành nghề dạy học tại một số trường tư thục Sài Gòn. Phạm Ngọc Thảo trở lại Sài Gòn giữa lúc tình hình rất khó khăn: lực lượng Bình Xuyên gây rối khắp nơi. Vì không chịu ký tên vào giấy “hồi chánh” theo qui định của chính quyền miền Nam Việt Nam đối với những người đã đi theo Việt Minh không tập kết ra Bắc, ông bị đại tá Mai Hữu Xuân, Giám đốc An ninh Quân đội lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát.
    Sau cùng, ông về Vĩnh Long dạy học. Vùng này thuộc giáo phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn quen biết gia đình ông từ lâu. Gia đình anh theo Thiên chúa giáo lâu đời, rất thân thiết với Giám mục Ngô Đình Thục. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến Thảo vì đã từng làm lễ rửa tội cho anh và coi anh như con nuôi. Vì vậy, Giám mục Thục đã bảo lãnh cho ông vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ. Sau này, cũng chính Giám mục Thục đã giới thiệu ông với Ngô Đình Nhu và ông được sắp xếp vào làm việc ở Sở Tài chánh Nam Việt.
    Tháng 5 năm 1956 được sự giới thiệu của ông Huỳnh Văn Lang, Tổng giám đốc Viện Hối đoái và Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa huấn luyện tại trung tâm Nhân vị tại Vĩnh Long. Và sau đó (tháng 10 năm 1956) ông gia nhập đảng Cần Lao.
    Sau khi gia nhập đảng Cần Lao, ông phụ trách tổ quân sự, giữ nhiệm vụ nghiên cứu về chiến lược và chiến thuật quân sự và huấn luyện quân sự cho các đảng viên Cần Lao. Tháng 1 năm 1957 Phạm Ngọc Thảo tham gia biên tập bán nguyệt san Bách Khoa – tạp chí của một nhóm trí thức đảng Cần Lao.
    Ban đầu, Diệm – Nhu chưa thấy được tài năng của Thảo nên chỉ giao cho anh những chức vụ “hữu danh vô thực” như Tỉnh đoàn trưởng bảo an đoàn, tuyên huấn đảng Cần lao nhân vị…[cần dẫn nguồn] Nhưng Thảo đã biết cách “bộc lộ” mình bằng cách viết báo[cần dẫn nguồn]. Đại tá Trần Hậu Tưởng, bạn học trường võ bị của ông kể: Lúc học ở Sơn Tây, chúng tôi có phong trào làm báo tường rất mạnh, đại đội nào cũng làm một tờ báo, anh em tập viết báo rất sôi nổi. Có lẽ đó cũng là một “vốn” quý cho Thảo sau này.
    Thảo còn biết “khai thác” vốn binh pháp Tôn Tử mà thầy Hoàng Đạo Thúy từng dạy để viết báo. Thời gian này, ông cộng tác với tạp chí Bách khoa. Chỉ trong hơn một năm, ông đã viết 20 bài báo nói về các vấn đề chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo…. Những bài báo đó đã được giới quân sự chú ý và Diệm – Nhu đề cao “tầm” của ông. Năm 1957, ông được điều về làm việc tại Phòng Nghiên cứu chính trị của Phủ tổng thống với hàm thiếu tá. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Vĩnh Long, rồi Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Bình Dương.
    Năm 1960, sau khi học một khóa chỉ huy và tham mưu ở Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Phạm Ngọc Thảo được thăng thiếu tá và được cử làm Thanh tra Khu Trù Mật
    Biết Phạm Ngọc Thảo từng là chỉ huy du kích Việt Minh, đầu năm 1961 Ngô Đình Nhu đã quyết định thăng ông lên trung tá và cử làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (tức Bến Tre) để trắc nghiệm Chương trình Bình định. Từ khi ông nhậm chức, tình hình an ninh tại vùng này trở nên rất yên ổn, không còn bị phục kích hay phá hoại nữa. Tuy nhiên, do có nhiều tố cáo nghi ngờ ông là cán bộ cộng sản nằm vùng, anh em Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu đã ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và cho ông sang Hoa Kỳ học một khóa về chỉ huy và tham mưu. Từ đó Bến Tre tiếp tục mất an ninh. Trước đó, khi lên tỉnh trưởng, ông đã quyết định thả ngay[cần dẫn nguồn] hơn 2000 tù nhân đang bị giam giữ, liên lạc với bà Nguyễn Thị Định, tạo điều kiện cho khởi nghĩa Bến Tre bùng nổ. Chính sách không cho binh lính đàn áp dân chúng tùy tiện của Phạm Ngọc Thảo đã “bật đèn xanh” cho phong trào “đồng khởi” sau này.
    Tháng 9 năm 1963 Bác sĩ Trần Kim Tuyến nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị (thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu một cuộc đảo chính. Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Biệt động quân, Bảo an… sẵn sàng tham gia. Để chấm dứt âm mưu đảo chính này, ngày 6 tháng 9 năm 1963, Tổng thống Diệm đã cử Trần Kim Tuyến đi làm Tổng lãnh sự tại Ai Cập.
    Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1 tháng 11 năm 1963 (cuộc đảo chính do một nhóm tướng lĩnh khác chủ mưu), Phạm Ngọc Thảo được lên chức đại tá, làm tùy viên báo chí trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Một thời gian sau, ông được cử làm tùy viên văn hóa của Tòa đại sứ Việt Nam tại Mỹ.
    Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì chính quyền Sài Gòn đã nghi ngờ, muốn bắt ông. Vì vậy, ông đã đào nhiệm và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập khác để tổ chức đảo chính ở Sài Gòn vì một lí do vô cùng quan trọng. Theo một tài liệu mà ông nắm được, Mỹ và Nguyễn Khánh đã thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào 20/2/1965, vì vậy cuộc đảo chính sẽ tiến hành đúng ngày 19/2.
    Ngày 19 tháng 2 năm 1965, Phạm Ngọc Thảo cùng thiếu tướng Lâm Văn Phát,đại tá Bùi Dzinh và trung tá Lê Hoàng Thao đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài Gòn, bến Bạch Đằng và sân bay Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.
    Ngày 20 tháng 2, hội đồng các tướng lĩnh họp ở Biên Hòa. Các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống đảo chính và ra lệnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.
    Ngày 21 tháng 2 năm 1965, các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa, quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
    Ngày 22 tháng 2 năm 1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lệnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động (một hình thức trục xuất khỏi nước cho đi lưu vong). Ngày 25 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Khánh rời khỏi Việt Nam.
    Khi biết tin quyền lãnh đạo đã rơi vào tay các tướng lĩnh khác, Phạm Ngọc Thảo bị bắt và hy sinh.

  6. otchithieng says:

    otchithieng
    Gọi là HÈN TƯỚNG mới đúng cho ông Giáp thật là tội nghiệp cho một kiếp người cả đời cứ làm người lòn cuối,nhục nhục nhục.

    • Builan says:

      Tôi goị thêm là NGU TRUNG
      Đáng lý ra dù là HÈN TƯỚNG thì với quyền lực “Đại công thần có thể BÓP MUĨ đám LÂU LA bão chúng đi chỗ khác chơI
      Vừa là HèN + NGU TRUNG thành ra ngoan ngoãn vâng lời bất kễ đúng sai – vinh nhục – cuối cùng lưu danh vạn đại CẦM QUẦN – ……
      Muốn biết thêm nữa – Mời bắn vào LINK

      http://www.youtube.com/watch?v=-ncoc88XPMM

  7. người tự do says:

    toàn là đánh võ mồm , có GAN thì hành động đi nhu danh Bom Lieu chet. . TỰ DO là phải đánh đổi bằng máu và nước mắt , ngồi nói không làm sao có được TỰ DO .. Các anh hùng hào kiệt đất Việt đi đâu hết rồi ? Ai cũng biết là sống trong chế độ độc tài thi làm sao có được TỰ DO hay là sợ bọn Cộng sản TRU DI CỬU TỘC theo Lệnh của Trung nam hải ? Và vì thế cho nên vv.vv..

  8. Huong Nguyen says:

    Có người đã nói: “… làm chính trị thì phải lỳ…” … Lãnh đạo thì đôi khi trong 1 giai đoạn nào đó phải lỳ vì 1 người lãnh đạo thật sự và có lập trường thì không thể chỉ sống vì 1 cảm tính của quần chúng … nhưng lỳ theo kiểu CS thì tôi từ giận giữ qua buồn nôn và cuối cùng là …thật sự kinh hải. Kinh hải vì cả 1 dân tộc đang chìm đắm mà cả những bậc gọi là trí thức thì vẫn vui đùa nhởn nhơ, xem việc tranh luận như là một món ăn tinh thần, thậm chí có người còn “anh anh em em “, hảnh diện uống XO với cái đám cô hồn thì quả thật Việt-Nam đã đến thời mạt vận.

    • tonydo says:

      Đừng lo! Huỳnh Thục Vy cùng bảy Anh Thư khác mới thành lập hội nhân quyền cho phụ nữ ( bài trên mạng này).
      Tuyệt chiêu. Đây mới đúng chỗ cho người năng động như Thục Vy.
      Cộng Sản đang đau đầu vì lỡ vô ủy ban nhân quyền LHQ.
      Hội nhân quyền mới thành lập của Thục Vy không phải là đảng phái chính trị, và chỉ để bênh vực quyền lợi cho phụ nữ. Nghĩa là họ không dùng bạo lực để lật đổ chính quyền do đảng Cộng Sản lãnh đạo.
      Tất nhiên LHQ và đặc biệt là Mỹ sẽ có đủ lý do bênh vực cho họ.
      Há miệng mắc quai. Đòn quá độc.
      Huỳnh Thục Vy muôn năm!

  9. chien says:

    VNCH ư??? Đã thua “chạy tụt quần” rồi, còn già họng làm chi???

    • nguyenquang says:

      “Nguyễn Phú Trọng trong một chuyến xuất ngoại hiếm hoi đã đăng đàn ở Cu Ba nói ba hoa chích chòe tâng bốc về học thuyết Mác – Lénin,. …đến mức Cu Ba không hề đưa mảy may nội dung điên loạn ấy trên báo, và nước Brazil phải vội vã đóng cửa từ chối đoàn « tệ khách » này đặt chân lên nước mình.

      Cũng không kém bẽ bàng khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Pháp tháng 9 vừa qua, không một tờ báo hay truyền hình nào đưa tin dù một hàng ” …

      ” Chạm đáy”26/11/13 | Tác giả: Bùi Tín

      Thân phận của những tên bán nước cả thế giới đều biết tỏng thì mong chờ gì mà được cấp lãnh đạo ở các nước khác họ kính nể ?!

      • DâM TiêN says:

        Tôi bênh ông Nguyễn Tấn Dũng, kẻ thù của Trọng Lú.

        Ông Dũng cần sự có mặt của Mỹ tại VN, mà ngăn Tàu.

        Pháp mang mồi hận Điện Biên phủ ngàn năm với Mỹ,

        Thì Pháp lạnh nhạt với ông DŨng thân Mỹ, có chi mà lạ ?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Đảng CS vừa yêu cầu mọi người phải nâng cao cảnh giác vì VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn ba mươi tám năm đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.

    • noileo says:

      “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” & “Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đã rước giặc Tàu vào Việt nam, đã cẳt đất VN, cắt biển VN dâng cho giặc Tàu, còn già họng làm chi !

    • UncleFox says:

      Chay tụt quần như thế mà vẫn bị “bên thắng trận” bám đuôi đòi nhận làm “khúc ruột xa nghìn dặm”, “máu của máu, thịt của thịt Việt Nam” … mới thực là chán chứ !

      Anh nói ngu thế này thì lấy tên “chien” (tiếng Pháp có nghĩa là con chó, văn hoa như tiếng Tầu thì gọi bằng “kẩu nô”) …. cũng đúng thôi !

  10. Trần Hoàng says:

    Một ngày u ám mùa thu
    Có bầy Cộng phỉ theo thù phản dân
    Cướp công kháng chiến toàn dân
    Manh tâm hiến cả giang san Nga Tàu.
    Hồ gian hăng hái đi đầu
    Nối đuôi Duẫn ác, theo sau Giáp hèn
    Đồng, Chinh đánh trống thổi kèn
    Dẫn đường dân tộc tiến lên đại đồng.

    nguyen chinh an.

Leave a Reply to otchithieng