Phản ứng của báo chí và dư luận Ba Lan về vụ Đồng Chiêm
VASAVA, Ba Lan: Vụ giật sập cây thánh giá ở Đồng Chiêm là chủ đề nóng trong suốt tuần qua trên báo chí Ba Lan tạo ra những bình luận, phản ứng khá sôi nổi trong dư luận Ba Lan.
Tham gia ý kiến trên các diễn đàn không chỉ có các chinh trị gia, Linh mục, nhà báo và dân chúng. Nhiều ý kiến trong đó yêu cầu bộ Ngoại Giao và chính phủ Ba Lan phải chính thức lên tiếng.
Tuần rồi, bộ Ngoại Giao Ba Lan đã trao công hàm phản đối chính thức cho phía Việt Nam liên quan tới chuyện đàn áp giáo dân ở Đồng Chiêm.
Trong khi đó, chính quyền Việt Nam lên tiếng cho là “không có chuyện đàn áp”. Dưới đây là một số phản ứng từ Ba Lan:
PAP – Thông tấn xã Ba Lan (00:45 ngày 09.01.2010, được nhiều báo mạng lớn đăng lại): Cộng sản phá Thánh Giá sẽ có can thiệp
Dân biểu quốc hội Ba Lan sẽ lên tiếng với Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao về vụ đàn áp người công giáo tại Việt Nam. Các nghị viên gợi ý với ngài Bộ trưởng Radosław Sikorski cần gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.
Các nghị viên Ba Lan còn chỉ ra rằng Ba Lan, với tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu, phải có trách nhiệm đưa vấn đề này lên diễn đàn EU. Các nghị sĩ Ba Lan thuộc Quốc Hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy.
Đây là phản ứng sau vụ cây thánh giá lớn bị phá tại một trong các nghĩa trang cùng với việc giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn chặn việc phá hoại này.
Opoka.org.pl (trang web công giáo Ba Lan) (08.01.2009): Nhà thờ phản ứng sau sự bạo hành của công an.
”Chúng tôi vô cùng đau buồn và bất ngờ nhìn nhận vụ việc người theo đạo tại Đồng Chiêm phải chứng kiến – tuyên bố của giám mục Hà Nội nói – xúc phạm đến Thánh Giá là một sự phạm thánh! Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người.”
Đã có tới gần 1000 công an tham gia phá bỏ thánh giá đồng thời sử dụng lựu đạn gây ngạt, chó nghiệp vụ, que điện. Nhiều người bị đánh thậm tệ. Các chủ chăn Việt Nam kêu gọi giáo dân kiên cường hiệp thông trong đấng tin và cầu nguyện để quyền lợi của mọi công dân được tôn trọng và để quyền tự do tín ngưỡng được hoàn toàn công nhận.
(theo (rv/aw, © Radio Vaticana 2010)
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09.01.2010): “Phạm Thánh và vô nhân bản”
Phó văn phòng giáo phận Hà Nội, linh mục John Lê Trọng Cung gọi vụ phá bỏ Thánh Giá tại nghĩa trang Đồng Chiêm là phạm Thánh, xâm hại đức tin công giáo. Tấn công tàn nhẫn những giáo dân vô tội tới bảo vệ thánh giá là hành động ”dã man vô nhân đạo” xúc phạm trầm trọng tới nhân phẩm con người. Đây là hành vi thô bạo đáng bị liên án – linh mục nhấn mạnh. Các vị chủ chăn và giáo dân tại các giáo phận khác cũng đồng lòng đoàn kết và cầu nguyện cho những người bị thương trong vụ công an tấn công hôm thứ Tư.
Linh mục Peter Nguyễn Văn Khải CSsR, phát ngôn nhân của dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội, trong cuộc nói chuyện với tờ ”Nasz Dziennik” (Nhận Báo của Ta) giải thích thêm rằng hiện không thể chuyển tải thêm nhiều thông tin bởi phải tập trung giúp đỡ các nạn nhân.
Theo như các nhân chứng, đã có tới gần một ngàn công an tham gia phá hoại thánh giá. Những người công giáo tới van nài đừng phá bỏ thánh giá còn bị công an tấn công dã man. Ít nhất gần 20 người bị đánh đập, 2 trong số họ thương nặng. Ban đầu, công an chở những người này đi đâu không rõ. Thế nhưng cha Lê Trọng Cung có thông tin cho VietCatholic News rằng – hóa ra – những người này bị chở về bệnh viện Te Tiyu nhưng không được chữa trị– mãi tới khi các vị chủ chăn cùng với giáo dân tìm được họ. Tôi mang họ tới bệnh viện Việt Đức và ở đó các y bác sĩ có chăm sóc họ – phó phòng giáo phận Hà Nội cho biết.
- Chúng tôi thật sự đau lòng và ái ngại bởi vụ việc phản ánh hành vi phạm thánh Chúa. Đây quả thật là việc làm xúc phạm, coi thường biểu tượng quý giá nhất của đấng tin công giáo – linh mục Lê Trọng Cung nhấn mạnh. Linh mục cũng kêu gọi tất cả các vị chủ chăn, các sơ và giáo dân cầu nguyện để Việt Nam trở thành quốc gia ”công bằng, dân chủ và quyền công dân, nơi mà các giá trị như quyền con người được bảo vệ và tôn trọng”.
Đồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan, linh mục Edward Osiecki SVD (dòng Ngôi Lời) cũng khích lệ giáo dân cầu nguyện. Linh mục Edward Osiecki còn lưu tâm tới một khía cạnh tế nhị khác của sự việc. Vụ thánh giá bị phá nổ lần này cũng như vụ đập vỡ tượng Đức Mẹ hồi tháng 11 năm qua đều có mục tiêu là các vật thờ đặt tại nghĩa trang, tức là giữa nơi tổ tiên đã chết. – Cần phải biết rằng đối với người công giáo tại Việt Nam thì nghĩa trang là địa điểm vô cùng thiêng liêng. Phá hủy thánh giá và tượng Đức Mẹ là hành động không chỉ xâm phạm tới biểu tượng tôn giáo mà còn mang ngụ ý rằng chính quyền không đoái hoài tới nguyện vọng người dân, bởi tổ tiên họ cũng chẳng là xá gì. – linh mục dòng Ngôi Lời nhấn mạnh. – Đây là vụ trấn áp đánh vào cá nhân mạnh nhất từ trước tới nay – linh mục nói thêm.
Muốn chia rẽ giáo dân với chủ chăn
Linh mục Osiecki còn chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam muốn qua vụ này chia rẽ giáo dân với các vị chủ chăn. – Chính quyền khuyên các linh mục nên khuyến khích giáo dân phối hợp với chính quyền đồng thời ngỏ ý với các linh mục rằng đó là điều kiện để Giáo Hoàng được tới Việt Nam, rằng các giáo phận thiếu chủ chăn sẽ được chính quyền cho phép chủ chăn tới và sẽ dễ dàng hơn khi xin giấy phép trùng tu hay mở rộng nhà thờ – linh mục Osiecki giải thích. Các vị chủ chăn, trong tinh thần thiện chí và trách nhiệm với an bình xã hội, hướng dẫn giáo dân cùng cộng tác, nhưng cùng lúc đó, công an nhận lệnh của lãnh đạo đảng và hành động đúng vào lúc các vị chủ chăn và linh mục đang có mặt tại địa phận hành giáo. Và như vậy, những giáo dân vốn vâng lời linh mục có thể có cảm giác bị lừa gạt vì một đằng hứa hẹn kết quả tích cực nếu cộng tác với chính quyền, một đằng thì chính quyền lại cư xử hoàn toàn ngược lại với những gì đã hứa với các giám mục. – Đây là hành động rất lật lọng của chính quyền nhằm hạ bệ các linh mục trong mắt giáo dân – linh mục Osiecki lưu tâm. – Tuy vậy, niềm tự hào của công giáo Việt Nam là các vị chủ chăn, những vị linh mục luôn biết thực hiện giáo vụ trong tinh thần trách nhiệm và hiệp thông với Tòa Thánh dù nằm trong tình cảnh vô cùng phức tạp – linh mục dòng Ngôi Lời nói thêm. Đảng cộng sản đang bằng mọi cách chia rẽ nội bộ Giáo hội bằng những ”đặc ân” mơ hồ, hạn chế linh mục này để ưu đãi linh mục kia. – Tất cả chỉ để thực hiện tham vọng chứng minh quyền hành nằm đâu – linh mục Osiecki nhận xét.
Thí dụ cho tính lật lọng của chính quyền: Một đằng cho phép khai mở Năm Thánh, cho hoàn trả địa phận thuộc giáo hội Huế để xây nhà dòng quốc gia Đức Mẹ La Vang. Chính phủ đã hoàn trả lại 130 trong tổng 150 ngàn mét vuông đất quanh khu đó vốn từng chiếm đoạt hồi năm 1975. Nhờ vậy mà có đất xây thánh điện. Lần đầu tiên nhà thờ bị phá hủy năm 1972 hồi chiến tranh Việt Nam. Trên diện tích 20 ngàn mét vuông còn lại, chính quyền đồng ý cho trồng cây rồi hứa hẹn sẽ xây bốn con đường dẫn tới nhà dòng. Việc này được bắt đầu thực hiện hồi đầu năm ngoái.
Đồng thời, không lâu trước ngày công bố quyết định về việc hoàn trả đất xây thánh địa, chính quyền lại làm ngơ trước làn sóng phản đối, nhẫn tâm phá hủy Học đường Giáo Thánh tại Đà Lạt vốn là địa điểm vô cùng quan trọng đối với các linh mục. Học đường tồn tại từ 13 tháng 9 năm 1958, hầu hết chỉ để làm nhà dòng đào tạo linh mục cho tới khi chính quyền cộng sản thu hồi toàn bộ địa phận năm 1980. Chính quyền toan tính xây công viên ở nơi đây để sau đó bán nó cho các tập đoàn đầu tư.
Bôi nhọ các linh mục
Những chiến dịch bôi nhọ các cha đạo cũng nhằm chia rẽ hàng giáo phẩm với người dân. Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt vốn rất năng động trong hỗ trợ giáo dân từng bị bôi nhọ trên truyền thông đại chúng. Đầu tháng 12 qua, đức Tổng giám mục quyết định nạp đơn từ chức. – Khi đó, trưởng ban đại diện phái đoàn chính quyền Hà Nội, người từng mở chiến dịch thóa mạ giáo hội lại đích thân gửi tới Tổng giám mục quà tặng và thiệp chúc Giáng sinh. Tổng giám mục, giữ bình tâm và tỏ niềm hi vọng chuyến viếng thăm xuất phát từ lòng từ tâm – linh mục Osiecki nói. Thế nhưng tổng giám mục Kiệt đã không nhầm khi ái ngại bởi cuối cùng chính giáo phận của ông lại trở thành mục tiêu tấn công còn chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu chính quyền được truyền thông nhà nước mô tả y như có sự phối hợp hài hòa giữa chính quyền và đức tổng giám mục. – Mục đích rõ ràng là nhằm đặt chính đức Tổng giám mục Kiệt vào tình huống không minh bạch hòng khai trừ tổng giám mục trong mắt người dân – linh mục dòng Ngôi Lời nói.
Maria Popielewicz
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (9-10.01.2010): Việt Nam là Ba Lan của Châu Á
Độc tài cộng sản nhiều năm qua muốn bằng mọi cách hủy hoại Nhà thờ, công giáo tại Việt Nam. Thế nhưng chính quốc gia này có thể trở thành tâm điểm. Tôi đưa ra luận định như vậy – Việt Nam có thể là khối domino đầu tiên của Châu Á. Việt Nam sẽ có ảnh hưởng tới Châu Á như Ba Lan với Châu Âu. Khi xưa có ai ngờ cộng sản lại bị lật đổ tại Châu Âu, vậy mà cộng sản đã bị hất đổ mà không phải trả giá bằng máu. Hôm nay chúng ta cũng khó tưởng tượng cộng sản Trung Quốc có thể bị lật đổ. Biết đâu Việt Nam lại trở thành Ba Lan thứ hai cũng nên. Nhà thờ là điểm tựa cho giáo dân người Việt không chỉ trong khía cạnh tôn giáo mà còn là điểm tựa của các giá trị dân chủ, độc lập vốn mang lại tự do cho con người. Tại Ba Lan trước kia cũng vậy, người ta tập trung quanh Nhà thờ, quanh các vị chủ chăn của mình, những người chủ chăn vốn rất công khai ủng hộ dân chủ, tự do, tôn trọng nhân cách và quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng.
Tomasz Korczyński thuộc ủy ban các tổ chức Hỗ trợ Nhà thờ cần giúp:
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09-10.01.2010): Sẽ thỉnh cầu Quốc hội về những đàn áp ờ Việt Nam:
- Các nghị viên quốc hội Ba Lan sẽ có thỉnh cầu quốc hội gửi tới Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao về những đàn áp giáo dân tại Việt Nam. Các nghị viên ngỏ lời với bộ trưởng Radosław Sikorski phải gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.
Các nghị viên chỉ ra rằng với tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu, Ba Lan cần đưa vấn đề này lên diễn đàn Châu Âu. Các nghị viên Ba Lan của quốc hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy. Đây là phản ứng sau vụ cây thánh giá to cao bị phá tại một trong các nghĩa trang cùng với việc giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn chặn việc phá hoại này. Chính quyền cộng sản tăng cường đàn áp Nhà thờ công giáo tại Việt Nam. Mùng 7 tháng 1, tại một vùng ngoại ô phía nam Hà Nội, công an trang bị vũ khí tấn công giáo dân địa phận Đồng Chiêm tới quỳ gối cố van nài để việc phạm thánh không xảy ra. Khoảng 1000 công an với chó dữ xua đuổi tàn bạo những người cầu nguyện. Nhiều người bị gậy nện liên tiếp tới bất tỉnh. Trong khi đó quân đặc nhiệm gài mìn cho nổ tung chân thánh giá lớn định vị trên núi đá tại nghĩa trang của vùng.
Hiện còn khó khẳng định liệu tính mạng người công giáo Ba Lan tại Việt Nam có bị nguy hay không. Chúng tôi chưa liên lạc được với tòa đại sứ Ba Lan tại Việt Nam. Piotr Paszkowski, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao hứa rằng sẽ tìm hiểu tình hình. Ắt hẳn nhân viên sứ quán theo dõi vụ việc – cơ quan đại sứ luôn làm vậy – Paszkowski nói. Tuy vậy, Bộ ngoại giao không cung cấp thêm thông tin về những khả năng có thể trong các bước ngoại giao nhằm bảo vệ giáo dân tại Việt Nam.
Thượng nghị viên Stanisław Zajac (đảng PiS – Pháp Lý và Công Bằng) công nhận ông có biết về tình thế khó khăn của giáo dân Việt Nam. – Chúng tôi (đảng PiS) từng đứng lên bảo vệ giáo dân tại Ấn độ. Khi các hành động bạo lực leo thang trong những vùng thế giới khác thì cần phải có thái độ rõ ràng – thượng nghị viên Zajac nói. Vị thượng nghị viên còn đảm bảo rằng ông sẽ đưa vấn đề này lên cuộc họp Câu lạc bộ đảng PiS. – Để tìm cách phản ứng giống như đã làm tại Ấn độ nhưng có thể với hình thức khác hơn – ông nghị nói thêm.
Nữ nghị viên Gabriela Maslowska (đảng PiS) thẳng thắn tuyên bố sẽ nộp yêu cầu tới Bộ ngoại giao về việc gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền Việt Nam yêu cầu Việt Nam lý giải cung cách hành xử của họ với giáo dân. – Chúng ta không thể câm nín với tư cách dân biểu và với tư cách của người công giáo. Việc đàn áp giáo dân ngày càng leo thang và thật sự đáng lo ngại. Bởi vậy nhất thiết phải đòi hỏi Bộ ngoại giao có phản ứng thích hợp. Tôi bắt tay vào việc này ngay ngày hôm nay – Maslowska tuyên bố.
Nghị viên Châu Âu Jarosław Kalinowski nhận rằng ông không biết nhiều thông tin về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. – Tuy vậy, tôi nghĩ rằng, ngoài các dân biểu Ba Lan, sẽ có phản ứng từ phía các nghị viên quốc hội Châu Âu.
Nghị viên quốc hội Châu Âu ông Pawel Kowal thì hứa sẽ tìm hiểu sự việc và nạp đơn thỉnh cầu lên Ủy Ban Châu Âu. – Chắc chắn tôi sẽ gửi văn bản và nếu được, tôi muốn trực tiếp đặt câu hỏi với bà Catherine Ashton về việc này.
Trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, nghị viên Châu Âu Kondrad Szymański cũng tuyên bố tương tự.
Nghị viên Artur Gorski (đảng PiS) tin rằng nhất thiết phải có phản ứng tại diễn đàn Châu Âu. – Công hàm của một quốc gia gửi từ nửa vòng trái đất có thể không có ý nghĩa lớn. Tôi cho rằng chính phủ cần hành động để Liên Minh Châu Âu, với tư cách một tổ chức liên đới, đứng lên bênh vực giáo dân bị trù dập tại các quốc gia – Gorski nói. Theo dân biểu này thì một khi Châu Âu được hình thành từ pháp quyền, tự do và tôn trọng quyền tự quyết cá thể thì chính Châu Âu phải bảo vệ các giá trị đó ngoài biên giới của mình. – Châu Âu phải giữ uy tín cho mình với các giá trị đó. Tôi trông chờ Bộ trưởng ngoại giao của Liên Minh Châu Âu có các hành động cụ thể và dứt khoát can thiệp trong việc này. Tôi cũng hi vọng rằng Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, ông Jerzy Buzek cũng sẽ lên tiếng bảo vệ giáo dân.
Ba Lan kết nối cùng Việt Nam qua quan hệ kinh doanh sôi động. – Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Ba Lan. Chúng ta quan tâm tới việc phát triển cộng tác kinh doanh và đầu tư – phó thủ tướng Waldemar Pawlak từng nói vậy năm 2008 trong cuộc gặp với Bộ trưởng bộ công nghiệp và nông thôn Việt Nam Vũ Huy Hoàng. Ba Lan không tiếc công ủng hộ ngành vận chuyển biển cho Việt Nam. Năm 1997, chính phủ ông Włodzimierz Cimoszewicz quyết định cho Việt Nam vay 70 triệu đô phục vụ nghành đóng tàu. Đổi lại, Việt Nam ưu tiên nhập cảng máy móc và trang thiết bị nặng của Ba Lan. Ý tưởng này của chính phủ bị Công đoàn ”Đoàn Kết” chỉ trích bởi hợp đồng được kí kết trùng với thời điểm Xưởng Tàu Gdansk xuống dốc. Nhưng gần đây, hồi tháng 11 và 12 năm 2009, Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Marek Sawicki đã tới thăm chính thức Việt Nam. Phía Việt Nam khi đó tỏ ý muốn nhập các mặt hàng sữa của Ba Lan và khuyến khích Ba Lan đầu tư nông sản và thực phẩm. Nếu nhận biết Việt Nam như một trong những nước nghèo nhất thế giới với cơ chế tồn tại là nông nghiệp thì có lẽ Ba Lan có hướng gây áp lực.
Jacek Dytkowski
Linh mục Edward Osiecki SVD, đồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan: (nguồn – Chodzi o uwłaszczenie nomenklatury)
Tại Việt Nam, công giáo đã tồn tại trên 350 năm. Trong thời gian đó, đã có bao nhà dòng, nhà thờ, trường học, trại trẻ mồ côi, bệnh viện và các cơ sở thiện nguyện khác được xây dựng. Để hoạt động thiện nguyện, Nhà thờ cần có chỗ dựa vật chất, chúng thuộc sở hữu Nhà thờ Việt Nam nên cũng thuộc sở hữu của giáo dân Việt. Thời nay, sở hữu của Nhà thờ thu hút lòng tham của cán sự cộng sản tưởng dễ dàng chiếm đoạt. Khẩu hiệu cộng sản „nhân dân sở hữu đất, còn đảng cộng sản điều hành đất thay cho người dân”. Trong thời buổi „kinh tế Việt Nam mở cửa” thì đây là cách để cán sự cộng sản làm giầu mà không cần tốn công. Các khu đất thu hồi, tùy theo vùng, được chuyển thành khu giải trí, quán ăn, trung tâm buôn bán… Chính quyền cộng sản thưởng hậu đội ngũ cán sự của mình bằng cách cho phép tay chân làm giầu bằng giáo hội công giáo, phật tử và cả đội ngũ đối lập. Những gì xảy ra tại Việt Nam làm ta mường tượng tới thời thành Rome bạo chúa – lính tráng trở về phải hoàn trả một phần chiến lợi phẩm lấy được từ chiến trận, phần còn lại thì tư lợi. Chính quyền cộng sản làm ngơ khi có cướp đất còn công an thì luôn chấp hành lệnh chính quyền.
Linh mục Waldemar Cisło, giám đốc tổ chức của Ba Lan Giúp Nhà Thờ Trong Gian Khó: (nguồn – Święte prawo własności)
Nhà thờ cần có sở hữu để có thể hoạt động bình thường, để có thể giảng đạo và cầu nguyện. Cần nhấn mạnh rằng khi nhận giúp đỡ của giáo dân, nhà thờ dùng nó cho những tiêu chí đáng trọng, bởi vậy mới có trại mồ côi, nhà bảo trợ, cơ sở thiện nguyện. Làm vậy nghĩa là thực hiện nguyện vọng của những giáo dân từng đóng góp tài trợ đông thời không bao giờ muốn những gì họ sở hữu rơi vào tay cộng sản. Không thể nói Nhà thờ Việt Nam có nhiều của cải và giàu mạnh, Nhà thờ chỉ có một vài sở hữu để hoạt động. Tước quyền sở hữu là thách thức bổn phận Nhà thờ. Không thể chấp nhận việc tước đoạt quyền sở hữu thiêng liêng.
Giám mục Albin Małysiak thuộc cố đô Kraków: (nguồn – Oni wszędzie działają podobnie)
Người cộng sản ở đâu cũng như nhau. Cha nhớ rất rõ trước kia tại Ba Lan người cộng sản cũng lấy đi các nhà sàn giảng đạo, không cho phép xây mở nhà thờ, hàng giáo phẩm cùng các linh mục cũng như giáo dân đều bị đàn áp. Thiếu điện thờ, thiếu nhà dòng và những cơ sở công giáo lạnh ẩm, hư hỏng dĩ nhiên không phải là những cơ sở thuận lợi cho phát triển tâm linh. Những người cộng sản vô thần muốn vậy. Họ không muốn người dân gặp gỡ nhau trong những lần giảng đạo, trong lễ Mi-sa để tâm linh không có cơ hội phát triển. Người cộng sản sẽ luôn đàn áp con chiên của Chúa vốn cấu kết người dân vào một mối. Nhà thờ luôn ưu thế khi người dân mạnh mẽ niềm tin. Người Ba Lan từng trải qua nhiều năm hình thành và phát triển công giáo khiến cho cộng sản không thể đàn áp. Nhà thờ Ba Lan đã thắng thế bởi người dân mạnh mẽ niềm tin. Chúc cho Việt Nam cũng vậy.
Bản dịch của của Bến Việt