WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuỳ bút tháng tư + Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai

Hòa giải cần thiện chí từ 2 phía. Ảnh On the net

Giờ đã là giữa tháng 4/2010, sắp đến ngày tròn 35 năm đất nước thống nhất từ đỉnh cổng trời Hà Giang đến đất mũi Cà Mau. Cái giá phải trả cho sự kiện này không nhỏ: 1,1 triệu liệt sĩ, trong đó 500 ngàn người có mộ được quy tập đủ danh tính, 300 ngàn người phải chịu nằm dưới mộ vô danh và 300 ngàn người vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Ở phía bên kia cuộc chiến, các con số tương đồng cũng đâu có thua kém và họ cũng là con dân nước Việt cả thôi! Là người viết văn, nhưng có thói quen điều tra xã hội học, ghi chép lại làm lưng vốn cho ngòi bút của mình nên trong đầu tôi miên man ám ảnh bởi những con số, trôi ra thành câu chữ trăn trở trên mặt giấy giữa tháng tư lịch sử này…

35 năm sau cuộc chiến, nếu tôi chen số ”0” vào giữa sẽ là 305 ngàn ha rừng đầu nguồn ở 10 tỉnh biên giới đã được mấy ông quan đầu tỉnh tùy tiện cho nước ngoài thuê 50 năm mà giá thuê 1m2/năm chỉ đủ mua vài cọng rau muống thôi ư? Điều đáng để tôi trăn trở âu lo là trong đó có 240 ngàn ha rừng được cho các chủ doanh nghiệp nói tiếng Hoa, quốc tịch Trung Quốc, Đài loan, Malaysia “thuê đất trồng rừng” ở những vùng biên giới nhạy cảm! Tôi đã thử điều tra một dự án của họ ở mấy xã thuộc huyện Tràng Định- Lạng Sơn, chợt giật mình vì hình như nếu tôi không nhớ lầm thì gần 40 năm trước mình đã từng thăm dò quặng bauxite bằng phương pháp địa vật lý. Hay như một dự án trồng rừng khác ở Hà Giang, tôi ngờ rằng trong phạm vi mấy xã đó có những điểm triển vọng vàng sa khoáng.  Nói đến rừng đầu nguồn, tôi lại liên tưởng đến vấn nạn xuất hiện tràn lan, vô tổ chức các công trình thủy điện vừa và nhỏ, không chỉ dẫn đến nguy cơ tàn phá rừng, hủy hoại môi sinh, xả lũ vô tội vạ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi năm ngoái mà còn chiếm mất diện tích canh tác tốt nhất của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Điều tra quanh thị trấn du lịch, nghỉ dưỡng Sa Pa, trong bán kính 30 km có tới 17 dự án thủy điện nhỏ? Ai cũng biết, địa điểm thiết kế lòng hồ thủy điện nhỏ lý tưởng là thung lũng giữa núi, đó cũng là nơi có ruộng trồng lúa vốn rất hiếm hoi của người Dao, Mông, Thái, Tày, Nùng…ở Tây bắc, Việt Bắc. Họ mất rừng, mất ruộng nên lũ lượt tha hương làm dân di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên, bỗng chốc họ từ nạn nhân trở thành thủ phạm phá rừng vì buộc phải đốt rẫy làm nương ở nơi đất mới. Cái vòng luẩn quẩn phá rừng kia bao giờ chấm dứt? Câu hỏi này tôi đã từng đặt ra trong lọat 5 bài viết về Tam Nông trên báo Văn Nghệ Trẻ, nhân hội nghị Trung ương 7, khóa X họp vào giữa năm 2007, vẫn rơi vào im lặng.

Tháng tư năm nay cũng vừa tròn 45 năm chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965- 3/4/2010). Không ai có thể phủ nhận đây là chiến thắng vĩ đại, oanh liệt nhất trong năm đầu tiên của cuộc chiến tranh đất đối không vô cùng ác liệt. Chỉ trong 2 ngày, trung đoàn pháo binh 228 đã cùng dân quân các làng Yên Vực, Nam Ngạn, Đông Sơn đã kiên cường bám trụ, bắn hạ 87 máy bay phản lực Mỹ, giữ được cây cầu Hàm Rồng nguyên vẹn. Tôi đã 2 lần đi làm phim về trận đánh này (2005 và 2010) nên hiểu rõ mất mát hy sinh ở đây suốt những năm chiến tranh cũng rất lớn. Trên diện tích khoảng 1 cây số vuông quanh khu vực Hàm Rồng, người Mỹ đã trút xuống 20 vạn tấn bom, 8.000 người đã chết, 13.000 người bị thương vong. Những con số ám ảnh tâm thức, xui khiến tôi năm 2005 đã cất công đi tìm nhân chứng lịch sử- ông Nguyễn Văn Bê, một trong số 13.000 người bị thương bên cây cầu Hàm Rồng. Ông Bê quê ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, nhưng vào lúc tôi đi  tìm, ông đang cuốc đất thuê cho chủ trang trại trồng dứa ở ngoại vi thị xã Bỉm Sơn. Ông bị thương trong trận đánh ngày 3/4/1965. Một mảnh bom đã găm qua mũ sắt, chui vào đỉnh đầu, đến nay chỗ bị thương vẫn còn phập phồng mảng da đầu. Sau khi ra viện, xuất ngũ vài năm thì vết thương trên đầu mới tái phát, biến ông  Bê thành người ngu ngơ, biết gì về các thủ tục vốn đã khá phiền phức để hưởng tiêu chuẩn thương binh. Tính đến thời điểm 2005 là vừa tròn 40 năm ông không hề được hưởng tiền trợ cấp. Trớ trêu ở chỗ chiếc mũ sắt có vết thủng trên đỉnh đầu của ông lại cũng được người ta đem trưng bày ở nhà Bảo tàng cách mạng tỉnh Thanh suốt 40 năm ấy, còn người thủng đầu, nghe thiên hạ đồn: “Ông muốn có sổ trợ cấp phải làm thủ tục “đầu tiên”, không có thì nghỉ cho khỏe!” Chẳng biết 5 năm qua, sau lần gặp tôi, ông sống ra sao, đã được cấp sổ hay chết rồi vẫn còn ôm mối hận? Ngẫu nhiên tháng tư dương lịch hàng năm thường trùng hợp với dịp tết “Hàn thực” vào mồng 3 tháng 3 âm lịch. Người ta ăn đồ nguội như bánh trôi, bánh chay làm từ đêm trước để ngày tết không phải dùng đến ngọn lửa oan nghiệt từng thiêu đốt mẹ con Giới Tử Thôi thời chiến quốc. Trùng Nhĩ sau khi lên ngôi vua đã vô ơn, bạc đãi và hắt hủi các công thần khiến ông phải cõng mẹ trốn vào rừng ở ẩn. Vua sai người gọi không được bèn nghe lời nịnh thần, cho đốt rừng tất ông phải ra, nhưng ông cùng mẹ thà chết cháy chứ không chịu quay về nhìn mặt lũ bất nhân. Bởi thế, tết “Hàn thực” năm nay, ăn đĩa bánh trôi tôi lại nhớ tích xưa, ngậm ngùi thương ông Nguyễn Văn Bê, miên man suy ngẫm sự đời những năm hậu chiến.

Có những con số người vô tâm thọat nghe thấy dửng dưng, nhưng tôi thì không thể. Tài liệu thống kê gần đây cho tôi biết, 35 năm sau cuộc chiến, Việt Nam ta có: 3,2 triệu người định cư ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; 500.000 người đi làm thuê ở 40 quốc gia; 250.000 người đi lấy chồng nước ngoài, chủ yếu ở Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia; 30.000 du học sinh ở châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ… Trong số 3,2 triệu người Việt định cư ở hải ngoại hiện nay, số ra đi trước ngày 30/4/1975, kể cả số di cư từ thời thuộc Pháp chỉ khoảng 1 triệu, số còn lại hơn 2 triệu người chủ yếu rời bỏ đất nước từ nửa cuối thập niên 70 và cả thập niên 80 của thế kỷ trước. Thế hệ chúng tôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sao những người được chúng tôi giải phóng lại ào ào bỏ nước mà đi đông đến vậy? Đất nước qua 24 năm đổi mới, ta vẫn tự hào về tốc độ tăng trưởng ngọan mục trong 12 năm liền (1996- 2007). Thế nhưng chất lượng tăng trưởng thì sao? Cánh kéo phân hóa giàu nghèo giãn ra tới mức chỉ một nhúm người đi xe triệu đô, cưỡi máy bay riêng, ngủ biệt thự sang trọng, trong khi có nửa triệu người đi làm thuê kiếm sống ở xứ người và 250 ngàn cô gái hơ hớ tuổi xuân phải lấy chồng chồng ngoại để có tiền cứu đói hay trả nợ cho gia đình. Trong cộng đồng  3,2 triệu người Việt hải ngoại, tôi biết có khoảng 300 ngàn chuyên gia cấp đại học và trên đại học, phần lớn đều tha thiết mong có cơ hội phụng sự Tổ quốc. Đó là nguồn nhân lực tuyệt vời cho công cuộc phát triển, sao các nhà quản lý trong nước lại ghẻ lạnh, hờ hững với họ? Tôi có thời gian làm Thư ký tòa sọan cho tạp chí Thế giới vi tính (PC World VN), một tạp chí hàng đầu về CNTT nên hiểu khá rõ nội tình vụ việc ông Trương Trọng Thi- người Pháp gốc Việt, nhà phát minh thuộc tốp tiên phong của thế giới về máy tính cá nhân và công nghệ vi xử lý, ngay từ năm 1973 đã có nguyện vọng hợp tác đầu tư với Nhà nước ta về lĩnh vực này và bị ghẻ lạnh ra sao. Cố GS Trần Lưu Chương sinh thời có lần tâm sự với tôi: “Hãy tưởng tượng ở thời điểm năm 1973, lúc châu Á và cả thế giới còn đang ở buổi bình minh của cuộc cách mạng tin học, nếu ta ủng hộ Trương Trọng Thi lập xưởng chế tạo PC và tổ chức nghiên cứu công nghệ vi xử lý thì Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có nước chạy theo bái ta làm sư phụ, chứ đâu như bây giờ ta thua họ 10 năm phát triển công nghiệp phần cứng và gia công phần mềm xuất khẩu.” Lại nữa, con số 30,000 du học sinh, nghiên cứu sinh VN đang ở Tây Âu và Bắc Mỹ là nguồn chất xám trẻ vô cùng quý giá, sao 70- 80% trong số họ không muốn về nước, đâu chỉ vì đãi ngộ thấp mà còn vì điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến bị cơ chế dị mọ trong nước kìm hãm?…

Có tiếng gà gáy sáng cất lên thao thiết, chơi vơi, lạ hóa giữa không gian khu đô thị mới, chất ngất các tòa nhà chung cư cao tầng. Ông lão hàng xóm cùng tầng 11 của tôi bảo, ông nuôi chú gà tre Nam Bộ làm cảnh, cho nguôi nỗi nhớ làng quê Đông Anh bị giải tỏa làm sân “gôn”, bứng ông cùng bà lão răng đen, vấn khăn mỏ quạ ra nhập hàng ngũ cư dân đô thị mới. Tiếng gà làm tôi liên tưởng đến buổi tọa đàm “Kê minh thập sách- minh triết trị quốc an dân” tại Hội trường tầng 3, nhà số 53 Nguyễn Du – Hà Nội vừa diễn ra hôm 15/4/2010. Hơn 600 năm trước, bà Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đã dâng lên vua Trần Duệ Tông bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều phản biện và kiến nghị, hòng cứu đất nước ra khỏi khủng hoảng toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế. Mỗi lời của bà tới nay vẫn còn tươi rói màu xanh của cuộc sống, thiết thực với hiện tình đất nước, ngỡ như ta đang đọc một bản góp ý cho văn kiện Đại hội đảng CSVN lần thứ XI, ví dụ:

“…Ba, ngăn chặn lũ lộng quyền để phòng chính sự sâu mọt.

Bốn, thải loại bọn tham nhũng để trừ tệ đục khóet của dân.

Năm, xin chấn hưng văn hóa giáo dục khiến ánh đuốc rực cùng mặt trời chiếu khắp.

Sáu, xin cầu lời nói thẳng để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở…”

Tôi nhớ, trong buổi tọa đàm đó, khi anh GS Chu Hảo mời tôi lên phát biểu, tôi đã uống thuốc liều nêu ra hai ý hỏi lại các cử tọa cũng là hỏi chính lòng mình:

Một là bản “Kê minh thập sách” có 6 điều thuộc về minh triết trị quốc an dân ngắn gọn, khúc triết và 4 điều thuộc về binh pháp, đọc lên ngỡ như binh pháp Tôn Tử hay Binh thư yếu lược của Hưng Đạo đại vương vậy. Bà Nguyễn Thị Bích Châu chỉ là cung phi, mồ côi từ nhỏ, vào cung tự học mà tỏa sáng nên chăng coi đây là sự cô đúc trí tuệ của nhiều bậc thức giả dân gian vào trong văn bản lưu truyền cho hậu thế, thông qua sự phát ngôn của nhân vật lịch sử đã hóa thánh trong lòng dân ở các đền thờ miền quê Nghệ Tĩnh?

Hai là, phải chăng “Kê minh thập sách” tập hợp ý nguyện của dân chúng mà ra đời từ hệ quả tất yếu sau mấy chục năm chính sự suy đồi, vua tôi sa đọa? Thực tế lịch sử cho thấy nhà Trần sau hơn nửa thế kỷ lừng lẫy và 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, đến năm 1314 bắt đầu trượt dài trong sa đọa với sự lên ngôi của vua Trần Minh Tông. Ông vua này là con thứ, được vua cha cưng chiều đưa lên ngôi lúc mới 14 tuổi (SN 1300), chỉ ham ăn chơi, trác táng trong sự dung túng của thượng hoàng và sự o bế của lũ nịnh thần. Đến năm 1329, đang còn sung sức ở tuổi 29 Minh Tông đã vội lẩn tránh quốc sự, nhường ngôi cho vua Trần Hiến Tông mới lên 10 tuổi (SN 1319) để mình làm Thượng hoàng. Năm 1341, Hiến Tông chết lúc 22 tuổi, chưa kịp có con nên con thứ 10 của Minh Tông mới lên 5 tuổi (SN 1336) lên làm vua, hiệu là Trần Dụ Tông. Như vậy, từ năm 1314 đến 1369 là 55 năm triều đình mục nát, chính sự nhố nhăng như phường chèo nên năm 1369 một gã lưu manh Dương Nhật Lễ, con anh hề chèo gốc Hoa trong cung là Dương Khương cũng có thể cướp ngôi làm vua được 2 năm (1369- 1370). “Kê minh thập sách” dâng lên vua Trần Duệ Tông (1372- 1377), không được vua tiếp nhận nên năm 1400 nhà Trần mới mất về tay nhà Hồ, rồi cuối cùng nước cũng mất về tay giặc Minh ở phương Bắc.

Phải chăng khi một chính thể kéo dài sự mục nát suốt mấy chục năm, quyền bính lọt vào tay lũ lưu manh hạ đẳng, chính sự nhố nhăng như phường chèo, lại khước từ minh triết Việt trong “Kê minh thập sách” thì họa diệt vong là tất yếu?

Bài học lịch sử “Kê minh thập sách” cuối thời nhà Trần, nay nhân ngày giỗ thứ 633 bà Chính thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, tôi bồi hồi ngẫm lại vẫn thấy còn nguyên giá trị giữa bầu trời thủ đô tháng tư năm 2010…

Hà Nội 18/4/2010

Nguồn: Blog Quê Choa

32 Phản hồi cho “Tuỳ bút tháng tư + Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai”

  1. Minh Quân says:

    Hòa Hợp Hòa Giải ……. please read this …..“A communist is like a crocodile: when it opens its mouth you cannot tell whether it is trying to smile or preparing to eat you up”

    Winston Churchill

  2. Minh Quân says:

    “I know that I am leaving the winning side for the losing side, but it is better to die on the losing side than to live under Communism”

    Whittaker Chambers quotes

  3. kinh kha says:

    TRAN THUY HOANG THI TAN BAO HITLER THI GIA MANG ,CON CONG SAN THIGON CA HAI THU DO,NGAY CA LIEN XO DA BO CHU NGHIA CONG SAN VAO SOT RAT CUA NHAN LOAIROI ,TAI SAO CONG SAN VIET NAMVAN CON OM THUNG RAT CUA NHAN LOAIDE BAT DAN TOC VIET NAM NGUOI CONG SAN VIET NAM CO CAI DAU KHONG?

  4. Le Nguyen says:

    Gần một trăm năm ,kể từ khi đảng CS hiện diện trên đất nước này , đã có rất nhiều lời kêu gọi hoà hợp hòa giải dân tộc và đã có hai lần được thực hiện trong quá khứ :

    1]Lần thứ nhất thành lập chính phủ liên hiệp, bao gồm các đảng phái quốc gia vào năm 1946 và những người con ưu tú của dân tộc , thực hiện hòa giải hòa hợp để cùng chung tay đánh đuổi thực dân Pháp . Trong số đó có Khái Hưng , Tạ Thu Thâu , Lý Đông A, Huỳnh Phú Sổ … đã bị CS thủ tiêu .

    2] Lần thứ hai trong cuộc chiến tự vệ của chính quyền VNCH , cũng không hiếm trí thức yêu nước hô hào hòa hợp hòa gỉải dân tộc , kêu gọi quân lực VNCH buông súng để thực hiện Hoà hợp hòa giải ?! Vào giai đoạn đó, có những tiếng kêu thống thiết não nuột ,không thua kém ngày hôm nay , trong hợp âm này , có giọng giáo sư Lý Chánh Trung được đăng trên báo điện tín ngày 31/12/1974 :
    “Tôi tin rằng dân tộc tôi có tính khoan dung, đối với người và đối với mình, sẽ biết dung hợp những di đồng, vượt qua mâu thuẫn để tạo dựng một xã hội cởi mở, trong đó các thành phần đều có quyền sống và có thể sống với nhau trong tình anh em, như đã từng làm được trong quá khứ.”
    Chắc hẳn , khi nghe nhiều lời kêu gọi như thế ,những người con của Mẹ VN , những người cùng chung máu đỏ da vàng , những đồng bào ruột thịt của nhau, tránh sau khỏi xúc động bồi hồi!
    Cuối cùng ,cuộc hòa hợp hòa giải theo “cảm tính “ấy trôi về đâu ? Những nhiệt tình yêu nước thương nòi kia giờ phiêu dạt nơi đâu?

    ” Lịch sử không dạy mà lịch sử trừng phạt những ai không học bài học lịch sử! ”

    Ngày hôm nay nói đến hòa hợp hoà giải dân tộc , lẽ ra không nên bàn đến , nhưng có nhiều tiếng kêu cất lên . Do đó , bàn cho rốt ráo , cho đến tận kỳ cùng để tránh những sai lầm mà cha anh chúng ta đã phạm phải và rồi lại phải tái diễn lời kêu gọi hòa hợp hòa giải trong tương lai.

    Nếu cho rằng hòa hợp hoà giải dân tộc là cần cho sự đoàn kết tạo sức mạnh , thì sự hòa hợp hòa giải làm bệ phóng cho dân tộc ngẩng cao đầu với bè bạn năm châu là nhu cầu cấp thiết hơn. Nếu hòa hợp hòa giải theo cái cách về chung tay xây dụng đất nưóc mà không được bàn đến , không được chỉ ra những bất công , những yếu kém của quan trí , phát triển đất nước theo kiểu con nít bán đồ chơi , kiểu anh nông dân cuốc cào lồi lõm gây phản cảm , vẫn không được mở mồm hoặc bị bịt mồm , có nên hòa hợp hòa giải hay không ?

    Nhìn tòan cảnh kinh tế , xã hội VN , những ai quan tâm không khỏi lo sợ mầm khủng hoảng bùng phát trong tương lai sẽ vô cùng khốc liệt nhưng cả bộ máy nhà nước CSVN cứ ” vô tư” ca ngợi thành quả phát triển của cả nước như những kẻ lên đồng . Nguyên nhân đến từ đâu ?Chính là do độc tài , độc quyền của đảng CSVN ..
    Vậy hòa hợp hòa giải phải trên nền tảng lý tính , khoa học tính , để tránh tái hiện con ma hòa hợp hòa giải dân tộc.Và từ bỏ độc quyền là nền tảng của hòa hợp hòa giải dân tộc.
    Trước khi kết thúc góp ý này , xin mượn lời của nhạc sĩ Tô Hải , tác giả Hồi Ký Một thằng Hèn , người có đủ tư cách và khả tín ” nói về ” đảng CS ,về chế độ này:

    ” Hòa hợp hòa giải không bao giờ có , với cái kiểu cho phép được hòa giải .”

  5. KENNY says:

    Kính anh Hai Luá,

    Ai cũng đều rõ :”Cộng sãn là Tội Ác chống nhân loại- HĐÂC đã khẵng đinh bằng NQ1481.
    Cộng sãn là Ác. Muốn bảo vệ cuộc sống , bảo vệ Thiện , tất nhiên phải biết phân biệt Thiện Ác. Không chĩ phải biết thù Ác , hận Ác mà còn phãi chống Ác, loại bò Ác ra khỏi xã hội loài nguời .

    Vì Cộng sãn là Ác. là Tôi Ác.
    Chống Cộng sãn có nghĩa Chống Ác . Diệt trừ Cộng Sãn có nghiã là diệt trừ Tôi Ác.
    Cuộc chiến hôm nay là CUỘC CHIẾN cuả THIỆN CHỐNG ÁC. Đúng không ?

  6. Trung Kiên says:

    Điều tra quanh thị trấn du lịch, nghỉ dưỡng Sa Pa, trong bán kính 30 km có tới 17 dự án thủy điện nhỏ? Ai cũng biết, địa điểm thiết kế lòng hồ thủy điện nhỏ lý tưởng là thung lũng giữa núi, đó cũng là nơi có ruộng trồng lúa vốn rất hiếm hoi của người Dao, Mông, Thái, Tày, Nùng…ở Tây bắc, Việt Bắc. Họ mất rừng, mất ruộng nên lũ lượt tha hương làm dân di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên, bỗng chốc họ từ nạn nhân trở thành thủ phạm phá rừng vì buộc phải đốt rẫy làm nương ở nơi đất mới. Cái vòng luẩn quẩn phá rừng kia bao giờ chấm dứt? Câu hỏi này tôi đã từng đặt ra trong lọat 5 bài viết về Tam Nông trên báo Văn Nghệ Trẻ, nhân hội nghị Trung ương 7, khóa X họp vào giữa năm 2007, vẫn rơi vào im lặng.

    Sở dĩ “vẫn rơi vào im lặng” là vì những người “lãnh đạo csvn” đã bị MÙ, CÂM, ĐIẾC cả rồi ông Vũ Ngọc Tiến ơi!

  7. sjman says:

    kinh gởi ông Vũ ngọc Tiến,
    có một chi tiết trong bài viết của ông làm tôi chú ý đó là trận chiến cầu hàm rồng năm 1965, là phe cs đã bắn hạn 78 máy bay mỹ, và mỹ đã đổ xuô’ng khoảng 20 ngàn tấn bom xung quanh cẫu Hàm rồng, etc…. Va^.y xin ông cho tôi biết chi tiết này ông lấy từ tài liệu nào? đặc biệt ưu tiên cho tài liệu nào có tính trung lập, và xác thực tí xíu.
    cảm ơn ông,
    sjman

  8. Nguoi Ty Nan says:

    Ong Nguyen Hung Quoc da noi giup cho hon 3 trieu nguoi o hai ngoai:
    “Cứ tưởng tượng có một thằng lưu manh đến cướp nhà của người ta và đuổi người ta ra đường. Mấy năm sau, thấy nạn nhân nằm lê lết trên vỉa hè và nhớ tiếc ngôi nhà cũ, tên ăn cướp lên giọng: ‘Tại sao ông bà lại phải nhớ mãi những chuyện buồn như thế? Tại sao không quên đi? Tại sao không hướng tới tương lai để sống một cách thanh thản chứ?’ Nói xong, hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được.”

  9. quocquoc says:

    Kính gửi Người Hà Nội một quan niệm về “hòa hợp hòa giải”.

    Không Cần Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc Nhưng Cần Hòa Hợp Hòa Giải Với Dân Tộc
    Nhớ lại trước 1975, khi nào hai chữ “hòa bình” được nói đến nhiều nhất thì cũng là lúc chiến tranh đang tới hồi khốc liệt nhất. Lịch sử đang lập lại “qui luật” này với cụm từ “hòa hợp hòa giải dân tộc”. Mấy năm gần đây, đặc biệt là Mùa Nước Mắt Thứ 35 này, sao thiên hạ từ mấy tay đầu xỏ Băng Đảng Maifia Đỏ đến mấy cái đuôi lòng thòng trong và ngoài nước cứ thảm thiết đồng ca bài “con cá nó sống vì nước” hay gọi là bài thuốc dân tộc “hòa hợp hòa giải” cũng vậy. Đúng rồi, nói nhiều về cái gì thì cái đó đang xẩy ra ngược lại : Dân tộc VN đã tới hồi xung đột khốc liệt nhất, sự xung đột không hề xẩy ra giữa nhân dân với nhau nhưng đó là sự xung đột giữa bọn Thống Trị và cả Khối Dân Tộc Bị Trị, xẩy ra giữa Tội Ác và Nạn Nhân. Trong phạm vi một ý kiến không thể diễn giải đầy đủ, nhưng chỉ cần nhìn vào những tội ác đang phơi bày trắng trợn ở hiện tại chứ không cần dựa vào cái chiều dài lịch sư tội ác của quá khứ thì không ai có thể bênh vực được cho những tội ác mà Băng Đảng Thống Trị đang gây ra cho cả một dân tộc, trong đó đáng kể là tội bán nước, tội cướp đất cướp nhà của dân, tội bóp mồm bóp cổ cùm kẹp tù đày những người yêu nước, tội xử dụng Bọn Côn Đồ gọi là Công An để đánh đập bắt bớ dân lành, thằng Côn Đồ Công An quyền đánh đập bất cứ ai không cần lí do, người dân chỉ cần vi phạm nhỏ về giao thông là có thể bị bọn côn đồ Công An bạt tai đá đít rồi…
    Như vậy không thể dùng chữ “Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” mà phải nói “Hòa Hợp Hòa Giải Với Dân Tộc” mới đúng . Dân Tộc Viẹt Nam luôn luôn là một khối duy nhất chưa bao giò rạn nứt, nên không cần hòa giải. Chỉ có những tội đồ của dân tộc mới cần từ bỏ tội ác, xin sự tha thứ của dân tộc để được hòa giải với dân tôc. Đó là con đường duy nhất để bọn tội đồ nếu không vì thực tâm quay về với dân tộc, thì ít nhất bọn chúng cũng được cùng với vợ con được yên thân mà huởng những gì đã cướp đoạt của nhân dận

  10. quocquoc says:

    Không Cần Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc Nhưng Cần Hòa Hợp Hòa Giải Với Dân Tộc

    Nhớ lại trước 1975, khi nào hai chữ “hòa bình” được nói đến nhiều nhất thì cũng là lúc chiến tranh đang tới hồi khốc liệt nhất. Lịch sử đang lập lại “qui luật” này với cụm từ “hòa hợp hòa giải dân tộc”. Mấy năm gần đây, đặc biệt là Mùa Nước Mắt Thứ 35 này, sao thiên hạ từ mấy tay đầu xỏ Băng Đảng Maifia Đỏ đến mấy cái đuôi lòng thòng trong và ngoài nước cứ thảm thiết đồng ca bài “con cá nó sống vì nước” hay gọi là bài thuốc dân tộc “hòa hợp hòa giải” cũng vậy.

    Đúng rồi, nói nhiều về cái gì thì cái đó đang xẩy ra ngược lại : Dân tộc VN đã tới hồi xung đột khốc liệt nhất, sự xung đột không hề xẩy ra giữa nhân dân với nhau nhưng đó là sự xung đột giữa bọn Thống Trị và cả Khối Dân Tộc Bị Trị, xẩy ra giữa Tội Ác và Nạn Nhân. Trong phạm vi một ý kiến không thể diễn giải đầy đủ, nhưng chỉ cần nhìn vào những tội ác đang phơi bày trắng trợn ở hiện tại chứ không cần dựa vào cái chiều dài lịch sư tội ác của quá khứ thì không ai có thể bênh vực được cho những tội ác mà Băng Đảng Thống Trị đang gây ra cho cả một dân tộc, trong đó đáng kể là tội bán nước, tội cướp đất cướp nhà của dân, tội bóp mồm bóp cổ cùm kẹp tù đày những người yêu nước, tội xử dụng Bọn Côn Đồ gọi là Công An để đánh đập bắt bớ dân lành, thằng Côn Đồ Công An quyền đánh đập bất cứ ai không cần lí do, người dân chỉ cần vi phạm nhỏ về giao thông là có thể bị bọn côn đồ Công An bạt tai đá đít rồi..
    .
    Như vậy không thể dùng chữ “Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” mà phải nói “Hòa Hợp Hòa Giải Với Dân Tộc” mới đúng . Dân Tộc Viẹt Nam luôn luôn là một khối duy nhất chưa bao giò rạn nứt, nên không cần hòa giải. Chỉ có những tội đồ của dân tộc mới cần từ bỏ tội ác, can xin sự tha thứ của dân tộc để được hòa giải với dân tôc. Đó là con đường duy nhất để bọn tội đồ nếu không vì thực tâm quay về với dân tộc, thì ít nhất bọn chúng cũng được cùng với vợ con được yên thân mà huởng những gì đã cướp đoạt của nhân dận

Phản hồi