WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Tổng thống của tôi hay đặc thù xã hội chủ nghĩa

François Hollande

François Hollande

 

Ai cũng biết Ông Tổng thống của nước Pháp là Ông François Hollande đắc cử tháng 6 năm rồi . Nay ông cai trị nước Pháp được 9 tháng. Kết quả thăm dò dư luận trong gần đây phổ biến trên nhiều báo ở Paris và còn  lưu giữ trên Atlantico.fr, có tới 60% dân Pháp không tin tưởng ở Ông Tổng thống về khả năng lãnh đạo của ông có thể đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay.

Ngày nay có báo tự hỏi phải chăng ông đắc cử vì thiệt tình được dân chúng suy nghĩ, đắn đo và chọn lựa hay vì dân chúng lúc đó chỉ muốn loại bỏ Ông Sarkozy vì ghét ông Sarkozy mà thôi? Trong đời sống hằng ngày, ở Cà-phê, chợ trời, thường nghe dân chúng tỏ vẻ hối hận đã chọn lầm mặt để gởi vàng. Thôi thì đợi 5 năm nữa chọn lại người mới.

Theo Hiến pháp của Pháp, Tổng thống có quyền giải tán Quốc Hội. Trái lại, Quốc Hội không có quyền truất phế Tổng thống tuy mức tín nhiệm của dân chúng đối với Quốc Hội cao hơn đối với ông Tổng thống. Đây cũng là một thứ nghịch lý của dân chủ. Cho nên khi ta cầm lá phiếu bỏ vào thùng phiếu để thực thi quyền dân chủ thì cũng chính là lúc ta giao trọn vận mệnh của ta cho những người làm chánh trị chuyên nghiệm – vì làm chánh trị ăn lương – nắm giữ. Nhưng người dân ít ai nghĩ tới cái nghịch lý này .

Nay người dân bắt đầu nhìn thấy sự thật ở Ông Tổng thống của họ sau 9 tháng cầm quyền .

Sự thật ở Ông Hollande

Hảng Médiaprism vừa thực hiện cho Atlantico một cuộc thăm dò về sự tín nhiệm của dư luận đối với Ông Tổng thống François Hollande, kết quả phổ biến cho thấy có tới 60% dân chúng không tin tưởng ở khả năng lãnh đạo chánh trị của Ông Hollande nữa.

Tình hình kinh tế xã hội pháp ngày càng suy thoái . Nhiệm vụ của Chánh phủ phải giựt dậy nước Pháp nhưng có 59% dân chúng không tin Ông Hollande có đủ khả năng làm điều này. Về việc giải quyết nạn thất nghiệp, 60% dân chúng không chờ đợi ở Ông Tổng thống và thất nghiệp mỗi ngày mỗi gia tăng và gia tăng phi mã.

Cải thiện mải lực của dân chúng và giảm thiểu công nợ, 60% tới 62% dân chúng không tin tưởng ở ông nữa. Tóm lại, dân chúng pháp ngày nay đa số đã không tin ở những lời hứa hẹn của ông đưa ra lúc tranh cử . Họ đã bắt đầu sáng mắt ra . Cả không ít đảng viên đảng xã hội chủ nghĩa của ông .

Khi đọc kết quả thăm dò dư luận, người ta có thể nghĩ người dân pháp đang lấy làm tiếc đã quyết định đưa vào Điện Elysée một con người mà họ nhận thấy thiếu khả năng giử những lời hứa và thiếu khả năng cải thiện đời sống hằng ngày của họ.

Tuy nhiên có 51% cho rằng Ông Hollande sẽ đem lại cho nước Pháp một bộ mặt mới nhưng 50% lại nghĩ ông sẽ không bênh vực được những quyền lợi của nước Pháp trên thế giới . 51% tin là ông Hollande sẽ không có khả năng lấy những quyết định, ngay cả những quyết định bị dân chúng phản đối bởi ông là người có thành tích ” không nói (oui) mà cũng không nói không (non) . Đó là con người ” bình thường ” (normal) và cũng từ đó ông trở thành Ông Tổng thống bình thường .

Nhận xét về cá tánh và con người thật của Ông Hollande, chẳng ai khác hơn chính là những đồng chí cấp lãnh đạo đảng của ông như:

Bà Martine Aubry, Cựu Bí thư đảng xã hội : “François Hollande là người không làm việc được . Ông ta thiếu một cá tánh “ (Le Nouvel Observateur, 23 và 30/6/11), Bà Ségolène Royal, bồ củ có 4 con với ông : ” Kẻ không làm gì hết thường được lòng nhiều người . Khuyết điểm của François Hollande là bất động . Ông ấy cứ thử kể ra một việc mà ông đã làm suốt trong 30 năm làm chánh trị của ông nghe coi ” (Le Figaro, 8/9/11), Ông Laurent Fabius, Cựu Thủ tướng xã hội : ” Thật tình các bạn có thể nghĩ Hollande làm Tổng thống à ? Chỉ có mơ mà thôi ” (Báo Sud-Ouest, 18/4/11) . Một trái dâu rừng có thể che dấu được một con voi chăng ? ” (Le Nouvel Observateur, 30/6/11), Ông Manuel Carlos Valls, đương kim Tổng trưởng Nội vụ : ” Ai bảo Hollande là bình thường ? Tôi bắt đầu không tin rồi ” (Le Figaro, 11/6/11) . Hollande chính là khuyết tật chánh yếu của đảng xã hội ” (TV Canal+, 8/6/11) .

Tìm lại quá khứ

Ở Pháp các đảng phái cánh tả như đảng xã hội (chủ nghĩa) PS và đảng cộng sản PCF có lịch sử dài và  không bị tan rả thường xuyên để phải tái kết hợp thành đảng mới như các đảng của phe hữu ( UDF, MoDem, RPR, UMP, …) . Đảng xã hội PS còn giử được bề thế khá tốt trong lúc đó đảng cộng sản PCF xuống cấp thảm hại ( Kỳ rồi không dám ra tranh cử vì năm 2007, Bà George Buffet chỉ được có 2, 90% phiếu bầu) . Từ lâu, cánh tả vẫn muốn gắn liền vận mệnh của mình với việc bảo vệ từng lớp quần chúng lao động . Trong nhiều năm dài, cánh tả tìm cách định nghĩa bản sắc chánh trị của mình dựa trên nguồn gốc xã hội . Nên trong thế kỷ qua, khi nói tới đảng phái tả, người ta nói đó là những ” đảng của phong trào quần chúng thợ thuyền”.

Trong những năm 70, cánh tả vươn lên mạnh trên chánh trường pháp. Đảng cộng sản PCF tự khoát vai trò chánh trị như người đại diện nói lên tiếng nói của” lực lượng quần chúng thợ thuyền đoàn kết “. Lãnh tụ đảng xã hội lúc bấy giờ là Ông François Mitterrand cho rằng đảng của ông bắt rể trong một ” mặt trận của giai cấp ” và sự đoàn kết cánh tả sẽ đưa ông lên nắm chánh quyền, đó không gì khác hơn là phản ảnh của một ” đa số xã hội ” kết hợp thợ thuyền, viên chức và viên chức cấp trung . Những cuộc thảo luận diễn ra lúc bấy giờ gần như bất tận về nội dung và giới hạn của cái ” đa số xã hội ” mà Ông Mitterrand đã không ngần ngại gọi đó là “nhân dân tả phái “.

Nhưng khi cánh tả lên nắm chánh quyền thì “nhân dân ” ấy từ từ biến mất . Cánh tả chánh trị của nhân dân trước đây bắt đầu trở thành tư sản, ” nhơn dân ” tẩy chai cánh tả và xoay qua những vòm trời chánh trị khác. Cánh tả  quay lại chống ” nhân dân ” và lên án ” nhân dân ” là thứ ” quá bình dân “, thiếu ý thức chánh trị, chỉ biết có họ, muốn chống lại chánh quyền của nhân dân lao động.

Phong trào quần chúng xa rời cánh tả biểu hiện khá rỏ từ năm 1981 dẩn tới năm 2007 ( năm 1981, cánh tả được 68% phiếu cử tri tả, năm 1988 : 54%, năm 1995 : 46%, năm 2002 : 44%, năm 2007 : 34% – Le Figaro, 7/2/2012 ) . Thật ra, suốt chìu dài của nền Đệ V Cộng hòa, tả phái chỉ chiếm được đa số trong giới thợ thuyền lao động trong 3 kỳ bầu cử Tổng thống mà thôi (1974,1981,1988) . Từ đây « con tim thợ thuyền ” của ” nhơn dân ” không còn đập theo nhịp chánh trị tả phái nữa.

Cái ảo tưởng của từng lớp nhân dân lao động thể hiện sự thất vọng khi cánh tả nắm chánh quyền thường không đủ khả năng thỏa mản những đòi hỏi về kinh tế xã hội cho lớp người này mà trước kia, trong thế đối lập, cánh tả liên tục khơi dậy và bồi dưởng cho chọ . Cánh tả cũng bị nhơn dân lao động cho là ngày càng xa lạ với những ưu tư và những giá trị của họ . Thành phần lãnh đạo của cánh tả, đa số, phát xuất từ giới tư sản di dân – mang những tên gốc ngoại quốc như Mitterrand, Hollande, Muscovisci, Valls, …, – và tâm tư của họ là kết quả của sự tổng hợp chủ nghĩa lý tưởng của những năm 1960 với chủ nghĩa cá nhơn của những năm 1980 và 2000 .

Những giá trị tập thể, thực tiển của lớp nhơn dân lao động mà cánh tả chánh trị pháp luôn luôn tự hào là họ ra đời từ đó và tranh đấu cho những giá trị đó, ngày nay khó tìm thấy ở biểu văn và cụ thể hơn, ở chương trình 60 điểm của Ông Hollande đề nghị lúc vận động tranh cử năm 2012 . Ý niệm về ” nhơn dân ” thiếu vắng. Trái lại, những từ ngữ trong ngôn ngữ của cánh hữu như ” nước Pháp “, ” Dân tộc “, ” Cộng hòa ” lại hiện diện rất phong phú trong những biểu văn của cánh tả . Mà nước ” Pháp “, ” Dân tộc “, tức Quốc gia dân tộc và Cộng hòa thì thiếu đi tính ” từng lớp “, ” tính giai cấp ” rộng lớn, không bị hạn chế bỡi quốc gia, dân tộc hay Cộng hòa . Trong ý niệm, lớp nhân dân lao động mất đi, trên thực tế, thành phần này cũng đã tách khỏi cánh tả chánh trị pháp từ nhiều thập niên qua . Cánh tả chánh trị pháp vẫn muốn gắn liền vận mệnh chánh trị của họ với nhân dân, với tầng lớp lao động, với quần chúng bình dân, nhưng họ từ nay sẽ khó đưa ra được một nội hàm xã hội mới cho những từ ngữ kia . Khó tin họ có khả năng làm mới lại, với một ” nội dung xã hội ” mới, những từ ngữ Quốc gia, Dân tộc và Cộng hòa vốn là ngôn ngữ thông dụng của cánh hữu chánh trị pháp .

Một khi lên nắm quyền

Điều đáng lấy làm lạ đến kinh ngạc là ngày nay, sau hơn hai mươi năm cộng sản ở Đông Âu và Liên-xô đã sụp đổ sạch trơn, người ta vẫn còn nghe, dĩ nhiên là lẻ tẻ đây đó nhưng vô cùng hung hăn, những tiếng nói của những kẻ không biết thận trọng hay không hiểu biết gì hết về biến cố đau thương của quốc tế cộng sản trước đây. Những tiếng nói này vẫn mạnh dạng cho rằng đó là những tiếng  nói chân chánh của «nhân dân lao động».

Cánh tả ở Pháp bao gồm các đảng phái như đảng cộng sản, đảng xã hội, đảng xanh, và các đảng tả phái . Đảng cộng sản và các đảng tả phái, tức cực tả của phe tả, là những đảng theo quốc tế Đệ III lê-nin-stali-nít.

Khi tranh đấu giành chánh quyền ở các nước có nền dân chủ lâu đời như Anh, Pháp, Đức, …hay cướp chánh quyền ở các nước thuộc khối Đệ III, các đảng tả phái luôn luôn đứng về phía nhơn dân lao động hay nông dân . Họ tự hào xuất thân từ giới này, tức giới bị áp bức bốc lột . Họ hô hào kêu gọi tham gia tranh đấu với họ để giải phóng thân phận thiếu may mắn, nghèo khó, đói rách . Nhưng khi họ lên nắm chánh quyền thì nhân dân lập tức trở thành nạn nhơn trực tiếp của họ . Kẻ thù duy nhứt của họ là nhơn dân khi họ còn nắm chánh quyền . Nhìn lại Tàu và Việt Nam ngày nay, sự thật này thể hiện rất rỏ . Riêng đảng xã hội ở Pháp không cực đoan như các đảng cực tả . Họ chỉ mơ màng về quá khứ « nhơn dân » và bám vào quá khứ đó để vận động hốt phiếu của đa số cử tri của dân chúng lao động .

Ở các nưóc với chánh quyền cực tả, tức cộng sản, công an, quân đội đều của nhân dân để đàn áp, trù dập nhân dân . Duy có ngân hàng là của Nhà nước nên đảng viên, nhơn viên chánh phủ thì giàu có .

Xin nhắc lại một giai thoại ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa sau những năm cải cách ruộng đất kêt thúc để minh hoa cho cái được gọi là « nhân dân », « của nhân dân », …

Một hôm Hồ Chí Minh cùng với một đoàn cán bộ đi về nông thôn thăm viếng nông dân và động viên nông dân tăng gia sản xuất . Hồ xăng quần lội xuống ruộng, cầm lấy bó mạ cùng cấy với nông dân vừa hỏi to :

-  Ruộng này là của ai ?

-  Thưa bác, ruộng của đảng, ạ .

-  Không phải . Ruộng của nông dân đấy . Nông dân hãy chăm sóc kỹ để thu hoạch tốt nghen !

 

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt

 

4 Phản hồi cho “Ông Tổng thống của tôi hay đặc thù xã hội chủ nghĩa”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Ngày nay có báo tự hỏi phải chăng ông đắc cử vì thiệt tình được dân chúng suy nghĩ, đắn đo và chọn lựa hay vì dân chúng lúc đó chỉ muốn loại bỏ Ông Sarkozy vì ghét ông Sarkozy mà thôi? … Thôi thì đợi 5 năm nữa chọn lại người mới.”

    Ông Sarkozy có chính sách xoay kinh tế nước Pháp tách ra khỏi con đường trì trệ vì quá thiên về xã hội chủ nghĩa. Một chính sách mà có người nói là nước Pháp đáng lẽ phải có từ lâu giống như bà Magaret Thatcher đã xoay nền kinh tế Anh khỏi con đường trì trệ vì quá thiên về XHCN trong thập niên 1980. Nhưng cá tính của ông Sarkozy làm cử tri ghét nên ông ta bị thất cử chứ không phải là vì cử tri không tán thành chính sách của ông ta .

    Ông Hollande lên nếu vực được nước Pháp dậy thì cũng phải làm giống như ông Sarkozy. Nhưng ông Hollande thì thuộc phe xã hội nên không có cái nhìn giống như ông Sarkozy. Tuy vậy ông ta phe tả cũng phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền giai cấp vì sự trì trệ kinh tế là do chính sách quá đổ nghiêng về quyền lợi giai cấp lao động, gây trở ngại cho sự làm ăn của giới chủ nhân. Vì vậy mà có hiện tượng phái tả nói khác với xưa:

    ” Ý niệm về ” nhơn dân ” thiếu vắng. Trái lại, những từ ngữ trong ngôn ngữ của cánh hữu như ” nước Pháp “, ” Dân tộc “, ” Cộng hòa ” lại hiện diện rất phong phú trong những biểu văn của cánh tả . Mà nước ” Pháp “, ” Dân tộc “, tức Quốc gia dân tộc và Cộng hòa thì thiếu đi tính ” từng lớp “, ” tính giai cấp ” rộng lớn, không bị hạn chế bỡi quốc gia, dân tộc hay Cộng hòa”.

    Không phải chỉ riêng nước Pháp mà tại Anh, đảng Lao Động cũng kém màu thiên tả sau khi chính sách thiên hữu của bà Magaret Thatcher đã thành công trong việc làm cho kinh tế nước Anh thoái khỏi suy thoái. Các lãnh tụ đảng Lao Động sau này nói là chính sách của bà Thatcher làm cho họ thay đổi cách nhìn trong chính trị.

  2. Đảng Xã hội ( tiếng Pháp : Parti socialiste, thường viết tắt là PS) là một đảng chính trị cánh tả hoạt động tại Pháp . Tổng thư ký hiện thời của đảng là Martine Aubry , thị trưởng thành phố Lille . Đảng Xã hội Pháp có nguồn gốc từ phong trào tư tưởng Xã hội chủ nghĩa mà đại diện là Chi bộ Pháp của Quốc tế Công nhân ( Section française de l’Internationale ouvrière ) thành lập năm 1905 . Từ đại hội Alfortville tổ chức năm 1969 , đảng với tên Đảng Xã hội chính thức được thành lập. Lãnh tụ nổi bật của Đảng Xã hội Pháp là François Mitterrand , tổng thống Pháp giai đoạn 1981 – 1995 . Tính cho đến năm 2007 , đây là đảng chính trị đứng thứ hai nước Pháp về số đảng viên và nghị viên trong Quốc hội Pháp . Đồng minh chính trị truyền thống của đảng là Đảng Cộng sản Pháp , Đảng cánh tả cấp tiến và Đảng Xanh .

  3. Bằng Hữu says:

    “Khi tranh đấu giành chánh quyền ở các nước có nền dân chủ lâu đời như Anh, Pháp, Đức, …hay cướp chánh quyền ở các nước thuộc khối Đệ III, các đảng tả phái luôn luôn đứng về phía nhơn dân lao động hay nông dân . Họ tự hào xuất thân từ giới này, tức giới bị áp bức bốc lột . Họ hô hào kêu gọi tham gia tranh đấu với họ để giải phóng thân phận thiếu may mắn, nghèo khó, đói rách . Nhưng khi họ lên nắm chánh quyền thì nhân dân lập tức trở thành nạn nhơn trực tiếp của họ . Kẻ thù duy nhứt của họ là nhơn dân khi họ còn nắm chánh quyền .” (trích nguyên văn).

    Tác giả dựa vào bằng chứng nào để cho rẳng các đảng cánh tả như Đảng Lao động Anh (Labour Party), Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), v.v.. mỗi khi “lên nắm chánh quyền” đều coi “nhơn dân” là kẻ thù và “nhơn dân” trở thành kẻ thù trực tiếp của họ? Hơn nữa, nếu không có các cuộc đấu tranh của cánh tả (nhất là các đảng dân chủ – xã hội) thì cho đến nay, đời sống công nhân ở các nước Tây Âu liệu có thể được cải thiện nhờ “lòng tốt bẩm sinh” của các đại gia hay các đảng cánh hữu hay không?

    Tất nhiên, cùng với đà phát triển của xã hội loài người, các đảng cánh tả ngày càng bớt tả hơn, trở thành trung-tả (centre-left), cũng như các đảng cánh hữu cũng ngày càng bớt hữu hơn, trở thành trung hữu (centre-right). Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các đảng cánh tả ở châu Âu (như Đảng Lao động Anh từ thời Tony Blair) ngày càng gần gũi hơn với Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ. Vì vậy, nếu đem cách nhìn của thế kỷ trước, nhất là cách nhìn của những người Việt đã trải qua thời chiến tranh, để đánh giá quan hệ tả-hữu của các phương Tây, thì rất dễ trở thành phiến diện, một chiều, thiển cận!

  4. HOA NGÀN says:

    TẢ VỚI HỮU

    Hữu thì hay thận trọng
    Vì đời cũng vì mình
    Tả thì luôn ẩu tả
    Việc làm luôn tung hê

    Hữu bị chê thủ cựu
    Nhưng chắc ăn mới làm
    Tả thì thường quếng quáng
    Nhân danh điều lung tung

    Từ cổ xưa tới giờ
    Hữu vẫn thường kín đáo
    Tả tào lao táo bạo
    Ném lao bỏ cả lao

    Dân khôn thường ưa hữu
    Dân ngu ưa tả khuynh
    Hữu hay thường nói chắc
    Tả miệng lưỡi tuyên truyền

    Hữu luôn theo nền móng
    Tả lại hay làm tàn
    Miệng nói điều nhân ái
    Bụng thường tính riêng tư !

    LÁ NGÀN
    (14/6/13)

Leave a Reply to Minh Đức