WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận Điện Biên Phủ [1]

 

Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ

Nguyên tác của Henri Navarre
Trọng Đạt dịch
LND : Bài này trích dịch trong cuốn Agonie de l’Indochine của Đại tướng Navarre, Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ đầu tháng 5-1953 cho tới đầu tháng 6-1954. Ông được triệu hồi về Pháp sau khi Điện Biên Phủ thất thủ 7-5-1954. Năm 1956 ông viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối, dầy 335 trang mục đích để bào chữa cho ông và quân đội Pháp về nguyên do bại trận tại Điện Biên Phủ và qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối và sụp đổ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954.

Sư thật người dân Pháp, chính phủ đã quá chán ngán cuộc chiến này, tốn kém về tài chính, nhân mạng mà không biết bao giờ chấm dứt, họ muốn bỏ Đông Dương vì không còn quyền lợi. Năm 1945 Pháp vào Việt Nam để chiếm lại thuộc địa nhưng nay mục đích ban đầu không còn, chế độ thuộc địa cáo chung, các nước Anh, Hòa Lan.. đã trao trả độc lập cho các thuộc địa của họ. Theo Navarre kể lại trong các chương trước từ giữa năm 1952 trở đi, nhất là từ 1953 trong khi Trung Cộng ngày càng gia tăng quân viện cũng như giúp Việt Minh thành lập thêm nhiều đơn vị chính qui thì chính phủ Pháp không tăng cường thêm cho chiến trường Đông dương.

Mặc dù năm 1953, 1954 viện trợ Mỹ cho Pháp gia tăng nhiều, riêng 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí (The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2) nhưng quân Pháp tại Đông Dương ngày càng suy yếu so với Việt Minh cả về chủ lực quân lẫn hỏa lực. Trang 42 tác giả cho biết Việt Minh có một lực lượng chính qui tương đương 9 sư đoàn (6 sư đoàn có danh hiệu, một không tên và nhiều trung đoàn độc lập), trong khi Pháp chỉ tương đương 3 sư đoàn (7 nhóm lưu động, 8 tiểu đoàn nhẩy dù, trang 43).. Tóm lại trận Điên Biên Phủ là hậu quả khó tránh của tình trạng ngày càng suy yếu của Pháp so với Việt Minh, cái mà ông goị là tình trạng hấp hối của Đông Dương.

Việt Minh thắng Điện Biên Phủ nhờ quyết tâm hy sinh nhiều nhân mạng và nhận được viện trợ quân sự tăng vọt của Trung Cộng khi bắt đầu trận đánh. Trong suốt trận đánh trên 50 ngày, Việt Minh đã pháo xuống khu lòng chảo vào khoảng 200 ngàn quả đạn đại bác và súng cối lớn. Giữa thập niên 80 tôi có được đọc một cuốn sách dài khoảng 100 trang do một đại học Mỹ xuất bản năm 1974 nói về mười trận đánh lớn nhất thế giới, (lâu quá không nhớ rõ tên, The great military battles?). Sách gồm mười bài, mỗi bài do một Giáo sư hoặc một nhà nghiên cứu viết, Điện Biên Phủ cũng được xếp trong số mười trận đó và xếp hàng thứ mười, họ xếp theo thứ tự thời gian, trước đó là trận Bá Linh và Stalinggrad.

Trong phần mở đầu, nhà xuất bản cho biết: những trận đánh lớn nhất thế giới ở đây không hẳn là lớn về số lượng quân sự, nhân sự mà vì nó thay đổi một khúc quành lịch sử. Thí dụ trận Stalingrard 1942, là khởi điểm cho sự bại trận của Đức Quốc Xã, trận thủy chiến Midway 1942, Nhật thảm bại thua luôn cuộc chiến Thái Bình Dương. Trận Điện Biên Phủ 1954 đã kết thúc chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương và lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh dài như vô tận.

Mặc dù Điện Biên Phủ chỉ là một trận nhỏ về quân sự, tổng số quân hai gần 70 ngàn người, tương đương với 6 hoặc 7 sư đoàn, so với Stalingrard tổng số cả hai phía gần một triệu rưỡi người, ước lượng từ 130 tới 150 sư đoàn nhưng Điện Biện Phủ cũng được coi như ngang hàng với Stalingrard vì ý nghĩa lịch sử của nó. Về điểm này tác giả Bernard B. Fall trong cuốn sách nổi tiếng Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu cũng nói vậy (Preface, trang VII).

Tôi đã đọc phần nói về Điện Biên Phủ trong Agonie de l’Indochine vào năm 1972, tình cờ nay lại có được cuốn sách này do một người bạn du lịch châu Âu về gửi tặng, nó là môt tài liệu quí và hiếm, xin dịch lại để phổ biến cùng quí vị.

Tôi xin dịch nguyên văn Chapitre VII, La Bataille De Dien Bien Phu từ trang 188 cho tới trang 258 trong Agonie de l’Indochine của Henri Navarre, in năm 1956, nhà xuất bản Librairie Plon, Paris. Vì bài dài 70 trang bằng gần 1/5 cuốn sách nên tôi bỏ bớt một số chú thích rườm rà. Hành văn của Tướng Navarre nhiều chỗ cô đọng khó hiểu nên đôi khi tôi có chú thích thêm cho sáng sủa.

—————————————————

dbpmap
Chương VII

Trận Điện Biên Phủ

Tại Sao Có Điện Biên Phủ?

Một câu hỏi đã được chúng tôi đặt ra nhiều lần: ta sẽ làm gì tại cái nơi hẻo lánh miền Thượng du Bắc Việt này.

Để hiểu lý do tại sao tôi cho chiếm Điện Biên Phủ (ĐBP) và chấp nhận trận đánh, ta cần trở lại tình hình cuối tháng 10-1953 khi Việt Minh bỏ kế hoạch tấn công vùng châu thổ Bắc Việt (Delta) hướng về Thượng du (Bắc Việt) và Thượng Lào. Những ngày cuối tháng 10, chúng tôi được biết lính địa phương Thái bị hai tiểu đoàn chính qui tấn công và Sư đoàn 316 bỏ vùng châu thổ tiến về Lai Châu.

Những ngày đầu tháng 11 có nhiều dấu hiệu cho thấy những đơn vị quan trọng không được xác định rõ của các Sư đoàn 304, 308, 312 có lẽ tiến về Thượng Du theo sau Sư đoàn 316. Dần dần do những nguồn tin chính xác chúng tôi biết kế hoạch của Việt Minh (VM). Tại Tây Bắc Đông Dương họ nhắm tiêu diệt quân địa phương Thái , thanh toán đồn lũy Pháp tại Lai Châu và mở rộng ảnh hưởng VM tại Thượng Lào (Phong Saly – Nam Bac – Luang Prabang) để dễ kiểm soát toàn vùng biên giới Hoa – Lào và để tiếp cận với Thái Lan. Căn cứ dự định cho chiến dịch của họ là ĐBP.

Trước tình thế ấy, rõ ràng là vào cuối tuần đầu tháng 11, ta cần phải quyết định ngay nếu không địch sẽ ra tay trước. Cần phải bảo vệ Lào hay không? Nếu cần phải làm sao?
*
* *

Việc bảo vệ Lào luôn luôn là trách nhiệm thường trực của Tư lệnh Đông Dương, nhưng trong chiến dịch 1952-1953 hầu như toàn bộ quân trừ bị của chúng tôi đã được sử dụng để bảo đảm kết quả và đã gây nên những khó khăn vô cùng cho hiện tình quân đội Pháp. Tôi đã đệ trình lên Ủy ban Quốc phòng xin bớt trách nhiệm cho Tư lệnh từ tháng 7-1953 nhưng không thấy quyết định gì cả, nhiệm vụ không đổi mới, vẫn y như cũ.

Nó vẫn y như thế và còn có tính bó buộc, vả lại ngày 28-10 một hiệp ước mới được ký kết tại Paris với chính phủ Lào, do văn kiện này nước Lào vào Liên hiệp Pháp, Pháp có bổn phận phải bảo vệ Lào. Hiệp ước này về mặt ngoại giao được coi như khuôn mẫu cho Việt Nam và Miên sau này, nếu không tôn trọng mười lăm ngày sau khi ký sẽ làm hủy hoại tới chính sách cùa chúng ta.
Tôi hỏi ý kiến ông Tổng ủy viên (1) đầu tháng 11 (1953), ông nói việc bảo vệ Lào là tất nhiên. Ông Marc Jacquet, Bộ trưởng Các nước liên kết (2) tới Đông Dương vào giữa tháng 11cũng nói thế, ông còn cho biết nếu để VM chiếm Luang Prabang và tiến tới sông Cửu Long sẽ gây chấn động dư luận Pháp và cuộc chiến Đông dương sẽ không tiếp tục được.

Chúng ta đã hiểu nguyên nhân nhưng làm cách nào để bảo vệ? Phải che chở trực tiếp nó hay hoặc bảo vệ gián tiếp bằng những lực lượng từ châu thổ (Bắc việt) mục đích buộc Quân đoàn VM (3) hoặc một phần lực lượng của họ phải đương đầu?

Câu hỏi này phụ thuộc vào chiến lược chung của chiến trường lớn Đông Dương mà tôi đã nghiên cứu ở trên kia (Chương VI). Vì thiếu phương tiện (4), dù muôn hay không tôi phải quyết định bảo vệ trực tiếp Lào.

Bảo vệ ở đâu cho chắc?

Từ xứ Thái, sẽ là nơi Việt Minh tập trung, đường vào Lào gồm hai chùm: cả hai đều tới Cửu Long thượng. Đường từ đông qua Sầm Nứa và cao nguyên Traninh tới Paksane, Luang Prabang và Vạn Tượng. Nó được cai quản bởi một đồn lũy tại Cánh đồng Chum do Tướng Salan lập lên từ năm trước. Đi từ hướng Tây là tốt nhất, bắt đầu từ Tuần giao, ở chỗ này qua Điện Biên Phủ và và thung lũng có đường sông Nam Ou dẫn tới Luang Prabang rồi tới Vạn Tượng.

Chúng tôi có tin chắc chắn lực lượng lớn của Việt Minh sẽ mượn đường này. Nếu tính toán ra thì sẽ biết có lẽ Quân đoàn VM ờ ĐBP đầu tháng 12 (1953) và tới Luang Prabang ngày 1-1-1954. Những tuần lễ đầu năm sẽ thấy họ tới Vạn tượng ít nhất cũng bằng những đơn vị khinh binh và họ đi dọc theo sông Cứu Long biên giới Thái Lan.

Việc bảo vệ Lào không thể dùng vận động chiến (5). Tôi đã nói tới trong một chương trước vì những lý do: địa thế, quân Pháp không thích hợp. Vì thế ta phải cần một phương pháp khác. Cái mà truyền thống ta gọi là “chiến tranh vị trí” (6), cũng gọi bằng một từ tối tân đó là hệ thống những “con nhím” hay những “đồn lũy” (7), một giải pháp xoàng nhưng qua thử thách cho thấy chỉ có nó là xài được. Nó không ngăn được các đơn vị khinh binh của địch di chuyển nhanh, nhưng nó bảo đảm cho ta những điểm cơ bản bằng ngăn chận xâm chiếm của địch. Chính phương pháp này Tướng Salan đã cần tới năm trước.

Ở đâu chúng ta có thể lập những “vị trí” những “con nhím”, những “đồn lũy”- người muốn gọi nó theo cách nào cũng được?
Chỉ bảo vệ Lào ở ở Luang Prabang hay ở Vạn Tượng là những giải pháp không đủ chống lại những thử thách sơ đẳng. Về phương diện chính trị cũng như bảo vệ Pháp tại Paris và tại Orléans. Thực vậy Luang Prabang có tầm chính trị quan trọng, Vạn Tượng chỉ là một thủ đô hành chánh không có gì. Chiến đấu cho Luang Prabang có lợi rất lớn. Chiến đấu cho Vạn Tượng chẳng có lợi gì. Tốt hơn hết là cho di tản toàn bộ Thượng Lào.

Về mặt quân sự cả hai thủ đô này đều khó phòng thủ cả về lục quân cũng như không quân. Luang Prabang là một nơi hẻo lánh bị bao bọc tứ bề. Máy bay tới đây gặp trở ngại quanh năm. Vạn Tượng có thể bảo vệ bằng bộ binh dễ hơn nhưng với điều kiện phải khai quang rừng. Lại nữa những phi trường của hai thủ đô cách xa thành phố cần phải mất nhiều quân bảo vệ . Sau cùng nó cách quá xa phi trường châu thổ Bắc Việt không thể xử dụng được.

Cho dù ngay cả chúng ta xử dụng những phương tiện lớn (8) để bảo vệ Luang Prabang và Vạn Tượng để địch từ bỏ ý định đánh chiếm, họ sẽ không đánh thẳng mục tiêu mà đồn lính của ta tại đó sẽ bị bao vây ngay. Chúng ta sẽ không ngăn được VM chiếm những vùng xung quanh và chứng tỏ sự hiện diện của họ tại biên giới Thái Lan, đó là mục tiêu chính trị của họ.

Đối với mục tiêu này, địch nếu không bị buộc phải đánh vẫn có thể tiến tới mà không cần phải huy động cả Quân đoàn tác chiến. Họ còn một phần của lực lượng đáng kể ở tình trạng sẵn sàng, hoặc để tác chiến tại châu thổ Bắc Việt, hoặc để tăng cường cho miền trung Đông dương. Mặt trận 1954 cho thấy chắc chắn sẽ mất Thượng Lào hoặc một trận lớn tại châu thổ BV với ưu thế lực lượng rất mạnh về phía địch sẽ khiến Pháp thiệt hại nặng (9), hoặc VM sẽ tiến mạnh về phía Nam qua Trung Lào.

Để ngăn chận địch vừa có thể tới sông Cửu Long và vừa có những lực lượng gây nguy hại cho chúng, tôi chỉ có một giải pháp: cản đường hành trình họ sẽ đi qua bằng một đồn lũy, được thiết lập sao cho VM bị bó buộc hoặc phải đi vòng để che dấu những lực lượng rất lớn hoặc phải tấn công đồn trước khi tiếp tục đi qua.

Lập đồn lũy ở đâu?

Lai châu, thủ phủ chính trị của xứ Thái và là nơi duy nhất Pháp có phi trường tại miền Thượng Du rất xa đường đi của địch không ngăn chận được họ. Vả lại đứng trước áp lực mạnh, vị trí sẽ khó bảo vệ. Phi trường có đồn lũy bao quanh nắm trong một thung lũng hẹp và sâu. Ngay cả khi thời tiết tốt, máy bay đến đó cũng phải nhào lộn. Tại đây thường thì thời tiết xấu.

Chỉ có một địa điểm có thể lập phi trường được nằm phía nam Lai Châu 90km, đó là Điện Biên Phủ. Giá trị chiến lược của vị trí tại ĐBP đã được biết từ lâu lắm rồi. Ngày xưa Quân phương Bắc xâm lăng từ đây đổ xuống Thượng sông Hồng. Chúng tôi luôn luôn có một đồn tại đây, mà năm ngoái phải rút vì bị VM tấn công.

Trước khi ra đi (10), tướng Salan đã cổ võ cho việc chiếm lại ĐBP, ngày 25-5-1953, ông viết trong một bài nghiên cứu về việc bảo vệ Thượng Lào “Nay cần hoàn tất chủ lực quân tái lập căn cứ phòng thủ ĐBP. Từ đầu tháng giêng 1953 tôi đã khuyến cáo việc tái chiếm nơi đây, tôi thấy việc chiếm đóng địa phương này rất cần thiết cho an ninh Luang Prabang. Những biến cố trong khoảng tháng 4 tháng 5 (1953) vừa qua cho thấy sự cấp bách của chiến dịch này mà chỉ vì thiếu phương tiện vận chuyển hàng không đã ngăn cản sự thực hiện trước các cuộc tấn công của VM mới đây.

Các nhà cầm quyền Ai Lao biết rõ đất nước họ, cho là khi ĐBP không được chiếm lại, đường đi Luang Prabang bỏ ngỏ vì giữa ĐBP và thủ đô không có vị trí phòng thủ nào. Sau cùng chúng tôi biết VM cũng đánh giá cao vị trí của ĐBP (11). Sự quan trọng của ĐBP không thể chối cãi được cũng như khi cuộc chiến của chúng tôi mở rộng. Nó là nơi hội tụ của các chặng đường nối những vùng biên giới Lào, Thái Lan, Miến điện, Tầu. Vị trí này rất khó đến bằng đường mòn trên đồi núi. Cánh đồng ĐBP đông dân, trù phú nhất miền Thượng du. Sản lượng lúa gạo tại đây rất thừa thãi có khả năng nuôi sống từ 20,000 tới 25,000 người. Phi trường có thể mở rộng rất nhiều, có khả năng gấp hai gấp ba lần.

Tuy nhiên ĐBP, trong những trường hợp mà chúng tôi thấy, có một trở ngại lớn về hàng không, nó cách xa phi trường tại châu thổ BV, nhưng phải chấp nhận khó khăn này không có cách nào khác.

Trong bất cứ trường hợp nào, bảo vệ ĐBP bằng không quân sẽ hơn là đánh địch tại Luang Prabang và Vạn Tượng. Vả lại đường xa gây trở ngại cho ta về không quân nó cũng gây trở ngại cho VM về tiếp liệu. ĐBP cách Châu thổ 200 km, cách biên giới Tầu 300 km, không có đường từ biên giới tới đó, hoặc nếu có cũng bị phá hỏng. Vì thế nếu đánh ĐBP, Việt Minh phải dùng dân công tiêp tế, khả năng giới hạn thôi. Trong môt bài nghiên cứu tháng 5-1953 về các chiến dịch miền Thượng du, Tướng Salan nêu ý kiến VM không thể dùng nhiều vũ khí nặng vì khó khăn về vận chuyển.Thực ra viện trợ tăng cường ồ ạt của Trung Cộng cho thấy những dự đoán trên sai.

Về phương diện chiến thuật sự phòng thủ ĐBP cũng tương tự như tất cả những đồn lũy trong vùng đồi núi bao quanh một phi trường.Vị trí sẽ là chỗ trũng, không thể làm khác hơn vì người ta không thể lập phi trường trên đỉnh Núi.

Tuy nhiên ĐBP là một vùng rộng nhất của Thượng Du, một cánh đồng dài 12 km rộng 9 km, bằng phẳng rất thuận lợi cho việc xử dụng thiết giáp. Những đỉnh núi cao cách phi trường từ 10 tới 12 km, sẽ thiết lập đồn lũy quanh đó. Khoảng cách này ngoài tầm pháo của địch . Những khẩu pháo này chỉ có thể đặt trên sườn đồi núi hướng về phía trong lòng chảo. Phòng không địch cũng muốn chế ngự không gian phía trên phi trường,. Theo ý kiến pháo thủ ta địch sẽ không làm được, các khẩu pháo sẽ bị các đài quan sát trong lòng chảo phát hiện khi họ đặt súng hay khi bắn. Chúng sẽ bị “bịt mõm” do phản pháo của ta và do không quân oanh tạc. Những điều kiện mà VM đã sử dụng được pháo binh đã bác bỏ những luận cứ rất lý thuyết như trên, tôi sẽ bàn sau.
Nói chung vị trí của ĐBP so với tất cả những bất tiện các đồn lũy miền Thượng du, nói một cách dè dặt nó thỏa mãn yêu cầu. Nó tốt hơn cả so với Nasan, Lai châu, Luang Prabang, nó giá trị ngang với Cánh đồng Chum.

Đó là những lý do ta phải chiếm ĐBP và chấp nhận giao tranh, giải pháp tầm thường nhưng chấp nhận được để chống lại địch, nó hợp lý để nghĩ tới cái ta sắp làm. Nhưng kế đó ta không đoán trước địch tăng sức mạnh nhanh chóng. Nói chung ta không biết gì hơn thế

*
* *

Quyết định đánh ĐBP đã tạo lên, sau khi đồn lũy sụp đổ, nhiều phê phán, đa số không đúng sự thật. Có người nói việc chiếm ĐBP do Chính phủ bắt buộc tôi. Không đúng thế. Chính phủ đã sai lầm khi quên- không xác định rõ nhiệm vụ của tôi và không cung cấp cho tôi những phương tiện để chiên thắng – nhưng trách nhiệm của họ chỉ có thế. Họ không can thiệp vào tác chiến. Sau ngày đồn lũy sụp dổ, trả lời phòng vấn một ký giả trong cuộc họp báo, tôi nhận trách nhiệm hoàn toàn về kế hoạch, quyết định tác chiến trong trận ĐBP.

Có sự xác nhận trái với điều khẳng định trên cho rằng quyết định đánh ĐBP trái với ý kiến của của một số vị cấp bộ trưởng trong Chính phủ, và nhất là các vị chỉ huy quân sự, trong đó có một số thuộc cấp của tôi. Tất cả những chuyện này cũng đều sai.
Trước khi tình hình mặt trận bắt đầu xấu, Chính phủ đã không bầy tỏ ý kiến dè dặt nào. Vả lại, tôi sẽ nói sau, họ còn trách tôi bi quan khi tôi tỏ ý lo sợ. Không hề có một cấp chỉ huy quân sự nào có lập trường, dưới bất cứ hình thức nào chống lại kế hoạch quân sự tại ĐBP. Bản kế hoạch này cũng đã được sự chấp thuận của Tướng Ely, Tổng tham mưu trưởng Bộ quốc phòng và Chủ tịch ủy ban các TTM. Không hề có thuộc cấp nào của tôi trong Lục quân, Không quân- ít ra những người trực tiếp liên quan- phản đối.

Nhưng khi tình hình mặt trận xấu, nhất là khi đồn lũy thất thủ thì nghe thấy trong hàng giới chức cao cấp quân sự và nhất là giới chính trị một số câu như “Tôi đã nói trước rồi mà”

Các thuộc cấp của tôi, trái lại tỏ ra hoàn toàn trung thành với tôi và tránh làm mất đoàn kết với tôi. Chỉ có Tướng Cogny tạo môt huyền thoại, sáng tác nhiều thứ, cho rằng ông ta bất đồng ý kiến với tôi về chiến lược đã đưa tới trận ĐBP. Ông soạn ra một tường trình, về lúc cuối trận mà những luận cứ sai dựa vào những rò rỉ cơ hội đã được phổ biến rộng rãi trên báo chí và diễn đàn nghị viện. Tôi đã nói và sẽ nói sau về vai trò của ông ta trong thiết lập và thi hành kế hoạch ĐBP đủ để chứng minh một chủ đề mà chỉ có mục đích giải thoát khỏi cái mà ông cho là trách nhiệm của mình.

Khi làm thế, Tướng Cogny đã vi phạm một cách vô ích vào truyền thống danh dự của quân đội bởi vì, nói về vấn đề quyết định ở cấp bậc của tôi, trách nhiệm của ông ta đã được định rõ chỉ cần một việc là tôi đã giữ quyền quyết định, cho dù ông gợi ý cho tôi nhiều.

Sau cùng ông nói là ĐBP được làm ra để “giết Việt Minh”. Như tôi đã nói ở trên về những lý do đưa tới quyết định của tôi và tôi được miễn phải bác bỏ lối giải thích đơn giản này, nhưng mà – nếu nó có thật – tôi chẳng có gì phải xấu hổ đáng tiếc gì cả về phương diện nhân bản, “giết kẻ địch” là chủ trương chính đáng của tất cả các tư lệnh chiến trường. Đó cũng là nhiệm vụ chính mà Tướng Giáp giao cho quân đội của ông.

Để bảo vệ Lào, tôi có cách nào khác hơn là mở trận chiến ĐBP?

Chiến lược không phải là một khoa học chính xác, những vấn đề nó bao hàm có nhiều giải pháp mà cấp chỉ huy phải lựa chọn. Tuy nhiên nhiều lúc – nhất là trong những trường hợp khó – mà một giải pháp dù là xoàng, nó áp đặt tuyệt đối vì chỉ có nó cho phép, với những phương tiện mà người ta cho để hoàn thành nhiệm vụ.

Đó là trường hợp của tôi. Chiếm ĐBP và và chấp nhận trận đánh mà tôi coi như giải pháp duy nhất cho tôi cơ hội cứu Ai Lao với những lực lượng tôi có. Như đã nói, trước khi có trận đánh tôi không hề thấy ai đề nghị với tôi giải pháp nào khác. Trái lại họ họ đều nói “cần phải làm như vậy”. Không có ý kiến nào khác dưới hình thức một giải pháp cụ thể, thích hợp với nhiệm vụ và phương tiện của tôi. Điều ghi nhận này đã củng cố niềm tin của tôi rằng không có cách nào khách hơn cái tôi đã làm.

—————————————————-

Chú thích.
(1) Commissaire general, đứng đầu về hành chính, Tư lệnh (Navarre) đứng đầu về quân sự (chú thích của người dịch)
(2) États associes, tức Việt, Miên, Lào. (chú thích của người dịch)
(3) Corps de bataille Vietminh, ám chỉ các sư đoàn chính qui VM như 304, 308, 312, 316…(chú thích của người dịch)
(4) Les moyens, gồm lực lượng, hỏa lực, đạn dược, tiếp liệu… (chú thích của người dịch)
(5) Guerre de movement: Chiến lược quân sự dùng di chuyển nhanh để thắng địch. (chú thích của người dịch)
(6) Guerre de places: chiến tranh vị trí, nơi chốn, đó là chính sách đóng đồn mà ta thường thấy trong hai cuộc chiến Đông Dương. (chú thích của người dịch)
(7) Camp retranché: đồn lính có nhiều công sự phòng thủ, hào, hầm… kiên cố như Điện Biên Phủ, trong bài này Navarre dùng chữ “đồn lũy” để chỉ ĐBP (chú thích của người dịch)
(8) Phương tiện rất nhiều so với nhu cầu để bảo vệ Điện Biên Phủ sau này. (chú thích của tác giả)
(9)Trận Châu thổ rất nặng (chap.VI), Tướng Cogny đã rất lo lắng về vấn đề này, thậm chí đã dự tính bỏ Hà Nội. Trận đánh ở Trung Lào không kém phần gay go. Nếu một trong hai mặt trận diễn ra với tỷ lệ lực lượng bất lợi (VM hơn Pháp từ 15 tới 20 tiểu đoàn) chắc chắn ta sẽ thua. VM đã thắng ngoạn mục tại ĐBP, Hội nghị Genève đã khiến họ cần phải thắng (chú thích của tác giả)
(10) Raoul Salan, Tư lệnh Đông Dương từ 6-1-1952 tới 8-5-1953 (chú thích của người dịch)
(11) Khi trận đánh đang diễn ra, Tướng Giáp trả lời phỏng vấn một ký giả CS Ý: ông ta nói địch chiếm ĐBP không những để thiết lập căn cứ tấn công Tây Bắc VN mà còn có mục đích xa hơn, nó đặc biệt của Bộ Tham mưu Hoa Kỳ, đó là thiết lập một căn cứ không quân quan trọng nhất Đông nam Á. Ông ta còn cho biết ĐBP là trung tâm một vòng tròn tiếp giáp phía nam nước Tầu, Miến điện, Thái Lan. Về sau trả lời phỏng vấn một tờ tuần báo của CS Pháp, ông ta nói : ĐBP là một địa điểm chiến lược rất quan trọng. Quân đoàn Viễn chinh tới đó trước hết để bảo vệ Lào và chiếm lại Tây Bắc VN. Thực hiện được kế hoạch này, địch xây dựng một căn cứ không quân và bộ binh đe dọa hậu cứ của chúng tôi (VM) và buộc lực lượng của chúng tôi giữa ĐBP và châu thổ BV phải phân tán (chú thích của tác giả)
Chiếm Điện Biên Phủ

Thượng tuần tháng mười, tôi cho chiếm ĐBP và lập một căn cứ không quân tại đây để bảo vệ Lào.

Chiến dịch không thực hiện vội vã vì kế hoạch đã được soạn từ mấy tháng trước. Tôi nhớ ra vào mùa hè, tướng Cogny đã nhiều lần đề nghị với tôi, cùng với việc rút bỏ Nasan mà ông cho là sai chiến lược và về chiến thuật mất nhiều quân, để chiếm ĐBP nơi mà ông cho là có nhiều lợi về mọi phương diện.

Hồi ấy chưa thành lập đủ quân trừ bị, tôi phải hoãn thi hành chiến dịch. Nó được dự trù tháng 12 (1953) hay tháng 1 (1954) dưới hình thức hành quân phối hợp một từ Lào, một từ Lai châu trong khi lính nhẩy dù đổ xuống mục tiêu.

Cần phải tiến hành nhanh trước khi Quân đoàn của VM tới. Quân từ Lào còn xa, ở Lai châu không đủ nên phải xử dụng không vận. Ngày 20-11 (1953) được chọn là hạn chót để đóng quân khi những đơn vị đầu tiên của Quân đoàn VM sẽ đến. Một tập hợp nhẩy dù gồm 6 tiểu đoàn và một đội pháo (75 ly không giật) sẽ chiếm ĐBP trong khi quân tại Lai Châu xác định tối đa những đơn vị địch tại vùng Tuân giao. Khi thiết lập phi trường xong, ba trong số những tiểu đoàn nhẩy dù sẽ được đưa tới bằng không vận từ châu thổ BV. Sau đó quân từ Lai châu sẽ được đưa tới ĐBP khi bị địch đe dọa tấn công.

Ngày 20-11, như đã tiên liệu, ba tiểu đoàn nhẩy dù được đưa tới chiếm ĐBP bị một tiểu đoàn địa phương quân VM tấn công, địch bị bất ngờ. Tiếp theo đó ngày 22, 23 ba tiểu đoàn nữa tới cùng với đội pháo binh. Ngày 22 đã liên lạc với Lai châu. Ngày 24 phi trưởng đã mở, Tướng Gilles đã thực hiện chiến dịch hoan hảo.
Tổ Chức Bộ Chỉ Huy

Trận đánh sắp diễn ra tại Điện Biên Phủ ở cấp bậc toàn bộ chiến trường lớn Đông Dương vì nó có mục đích bảo vệ Lào nhưng đồng thời cũng là cách “abcès de fixation” (tạo mủ tránh nhiễm trùng) (1) để tránh nguy hiểm cho Châu thổ BV và Trung Đông dương. Về lý thuyết nó được giao cho một bộ chỉ huy trực thuộc Tư lệnh.

Nhưng bị tất cả chống đối . Điện Biên Phủ thuộc Bắc Việt, giao thông của địch từ đầu chí cuối nằm tại đây. Về phương diện hàng không và tiếp liệu, trận đánh phụ thuộc vào Châu thổ tại đây có những căn cứ yểm trợ. Riêng chỉ có bộ tham mưu lục quân và không quân tại Hà Nội là có khả năng điều khiển trận đánh vì chỉ có họ đủ phương tiện vật chất, hiểu biết về địa thế và quân địch.
Bởi thế sự kết hợp giữa tướng Cogny, vị chỉ huy trưởng các lực lượng bộ binh BV và tướng Dechaux, vị chỉ huy trưởng nhóm không quân chiến thuật BV, hai vị đã được giao phó từ đầu chí cuối trách nhiệm trận đánh. Cơ cấu này phù hợp nguyên tắc tổ chức, nó nằm ở dưới cấp “chiến trường lớn” (2), các lực lượng lục và không quân hành động liên kết, không bên nào phụ thuộc bên nào.

Thực ra, trong sự kết hợp Cogny-Dechaux, vế thứ nhất (tức lục quân) vẫn nắm ưu thế. Nó chịu trách nhiệm hoàn toàn trận địa và có khuynh hướng yêu cầu không quân thi hành nhiệm vụ trực tiếp và gián tiếp phục vụ các lực lượng bộ binh. Thế mà những nhiệm vụ này hầu như là toàn bộ hoạt động của không quân.

Tuy nhiên vì lý do quan trọng của trận đánh có tầm vóc chiến trường rộng lớn và để tránh những quan điểm bất đồng có hại giữa các vị chỉ huy bộ binh và không quân, tôi đã biệt phái thường trực tướng không quân Bodet, có quyền quyết định dưới danh nghĩa tôi những vấn đề ở cấp bậc của tôi. Sau cùng tôi đã ở Hà nội nhiều ngày (3) trước và trong trận đánh và nhất là có mặt trong những giờ phút nguy kịch.

Những quyết định liên hệ mặt trận thường do tướng Cogny quyết định, hoặc một mình ông hay – khi nó liên quan đến không quân và bộ binh- kết hợp với Dechaux. Khi nó ở cấp bậc Tư lệnh do tướng Bodet –hay do chính tôi khi tôi có mặt-theo đề nghị của tướng Cogny và tướng Dechaux.

Không hề có sự thiếu liên lạc hay thiếu kết hợp hài hòa hành động giữa các bộ tham mưu Sài gòn và Hà nội như báo chí đã loan tin. Trái với những tin đã được xác nhận nhiều lần, không hề có bất đồng quan điểm về những vấn đề do trận đánh đặt ra giữa tướng Cogny và tôi – chỉ trừ một điểm mà tôi sẽ nói sau.

—————————————————–

Chú thích
(1) Abcès de fixation là cách (chữa bệnh xưa) tạo sưng mủ để khỏi làm độc chỗ khác, nghĩa bóng là tạo một biến cố xấu để tránh một biến cố tai hại hơn, (au sens propre, abcès créé pour fixer une infection; au sens figuré, événement malheureux mais évitant que des événements plus graves ne surviennent). Cụ thể ở đây có nghĩa tạo ra trận ĐBP để tránh cho Châu thổ BV, miền Trung Đông dương khỏi bị tấn công. (chú thích của người dịch)

(2) théâtre d’opération, mặt trận lớn được định nghĩa là chiến trường bao gồm cả hoạt động hành chánh (như giao thông, tiếp liệu…) và quân sự (incluant les activités administratives concomittantes aux opérations militaires) (Chú thích của người dịch)
(3) Hồi đó Phủ Tổng Ủy, bộ Tư lệnh quân đội Pháp và Chính phủ Quốc gia VN đều đóng ở Sài gòn, Sài gòn giống như Thủ đô của VN.
(chú thích của người dịch)
Sơ Khởi Về Trận Đánh

Những ngày đầu tháng 12(1953) tiền quân của Sư đoàn 316 xuất hiện gần Lai Châu. Tướng Cogny, mới đầu có ý định, được sự đồng ý của tôi, giữ Lai châu và chơi nước đôi Lai châu-ĐBP càng lâu nếu có thể, nhưng nay quyết định cho di tản Lai châu ngay. Thật vậy hiện ông chỉ muốn tập trung phòng thủ một ĐBP độc nhất. Chủ lực quân tại Lai châu được không vận tới ĐBP ngày 8-12. Những đơn vị phụ lực khác tới sau bằng đường bộ. Còn lại đi đường rừng.

Từ ĐBP, tướng Cogny nay hy vọng có thể mở “những cuộc tấn công mạnh” mục đích làm chậm lại việc đóng quân của địch. Sư thật những hoạt động này chỉ chỉ giới hạn ở việc tuần tiễu và trinh sát lanh quanh thôi. Đúng vậy nhưng hoạt động quan trọng nhất, sâu xa nhất chẳng bao lâu chỉ là không phù hợp đối với ông, vì những chủ lực quân cần có, với những công việc cần thực hiện ngay để làm cho căn cứ có thể đương đầu với cuộc tấn công của địch có thể sẩy ra rất nhanh. Vả lại trong những cuộc chạm địch của những đội thám sát, khả năng tác chiến trong rừng của quân ta yếu kém rõ rệt.

Vào ngày 8-12 (1953), đại tá de Castries thay thế tướng Gilles trong chức vụ chỉ huy đồn lũy. Tôi nghĩ ở đây cần phải nói những lý do thực sự về việc thay đổi cấp chỉ huy này mà nó đã có nhiều phê phán sai lạc hay có chủ đích riêng.

Tướng Gilles thường chỉ huy toàn thể binh chủng nhẩy dù tại Đông dương. Ông chịu trách nhiệm về huấn luyện và thành lập những đơn vị mới mà kế hoạch đã dự trù, ông không thể xa bộ chỉ huy của mình lâu dài mà không gây trở ngại. Do đề nghị của tướng Cogny, tôi chỉ định đại tá de Castries thay thế ông. Việc lựa chọn này đã là đề tài của nhiều chỉ trích.

Người ta nói tại sao lại chọn một kỵ sỹ trong khi một đồn lũy thường là cần một người bộ binh? Bởi vì cả tướng Cogny và tôi không có tinh thần phân biệt binh chủng, và vì đại tá de Castries đối với cả hai chúng tôi có lẽ là người có khả năng nhất để bảo vệ ĐBP mà chúng tôi mong đợi. Chúng tôi không chỉ định “vì là kỵ sĩ” cũng không phải “dù là kỵ sĩ”.

Người ta cũng hỏi là tại sao lại cho một đại tá làm chỉ huy trưởng mà thường phải là một ông tướng? Bởi vì tại Đông dương thiếu sĩ quan cấp tướng trầm trọng, một đại tá lãnh nhiệm vụ chỉ huy của cấp tướng là bình thường- và cũng vì tướng Cogny và tôi không có tinh thần phân biệt binh chủng, không sung bái những ngôi sao (1)

Dù sao, tôi quả quyết rằng không thể cử ai – dù là một ông tướng hay một người bộ binh – có thể làm hơn được đại tá de Castries.
Để phụ giúp mình, người chỉ huy đồn lũy lập một bộ tham mưu theo kiểu mẫu của sư đoàn. Một phân đội liên lạc với không quân cũng được lập dành cho ông.

Nhiều tin tức dần dần cho biết những lực lượng quan trọng của Việt Minh tiến về miền Thượng du với tiếp liệu lớn chưa từng thấy của họ.

Ba sư đoàn rưỡi (316-308-312 và một phần của 304) đang trên đường tới Tây Bắc. Những dấu hiệu cho thấy có thể có Sư đoàn nặng 351 (2)

Viện trợ của Trung cộng cho VM gia tăng rất mạnh, có nhiều dấu hiệu cho thấy vũ khí đạn dược được chở tới biên giới BV. Khoảng 75,000 dân công có thể được tập trung tại Thượng du nhờ Tầu cung cấp gạo và phương tiện chuyên chở (3). Tái tạo khoảng 200 km đường giao thông cho xe ô tô vận tải và làm thêm hàng trăm km đường nữa (4)

Rõ ràng là VM đã tạo được một đường giao thông từ đâu chí cuối bằng ô tô. Con đường này dài khoảng 350 km, bắt nguồn từ biên giới Tầu tại Lạng sơn, Cao bằng, đi vòng châu thổ (Delta, BV) qua Thái Nguyên, Tuyên quang, Yên bái (tại đây qui tụ một đường tiếp tế khác xử dụng được bằng sông Hồng từ Lào Kay), rồi qua một đường giao thông mà đa phần kiến tạo bằng nhiều đoạn, nối tiếp R.P.41 (Hòa bình-Lai châu) gần Na San và đạt tới Tuần Giao, tại đây họ lập một căn cứ hậu cần quan trọng để tiêp tế cho Quân đoàn bao vây ĐBP (5).

Hai đường giao thông nữa cũng tới điểm này, một cũng từ bên Tầu qua Ban Nam Coun và Lai Châu nhưng bằng những đường mòn xấu hoặc những đường thủy loại thường, lưu thông kém (6). Mục đích lấy thêm gạo ăn. Đường kia từ Thanh Hóa qua thung lũng sông Mã. Năng xuất của nó cũng rất thấp.

Không quân Pháp tận dụng để ngăn chặn những đường giao thông, vận chuyển và tấn công các đoàn xe vận tải qua lại. Đó chỉ là vô ích. Những đoạn đường bị cắt được sửa chữa rất nhanh. Những xe cam nhông, xe đạp thồ và đoàn dân công khiêng vác chỉ đi ban đêm và khi thời tiết xấu ngăn không cho phi cơ bay lên hoặc họ ngụy trang rất khéo khiến trinh sát của ta không thấy được. Không quân của ta hiển nhiên là không đủ để đạt kết quả mong muốn. Trước tình trạng này, cuối tháng 12 (1953) tôi cảm thấy lo âu và lưu ý Chính phủ (Pháp) về sự đe dọa đè nặng xuống ĐBP và tôi nhấn mạnh đặc tính mới của mặt trận là viện trợ Trung cộng cho VM ồ ạt.

Trong một bức thư ngày 1-1-1954, tôi nói “trong trường hợp có cuộc tấn công, ta có hy vọng thắng không? chỉ còn hai tuần nữa, tôi ước lượng một trăm phần trăm. Đó là trận đánh do ta lựa chọn chiến địa và trong điều kiện thuận lợi chống kẻ địch sở hữu những phương tiện mà ta biết tới ngày 15-12 (1953). Nhưng trước những phương tiện mới mà tin tình báo nghiêm chỉnh cho biết, tôi không thể bảm đảm chắc chắn thắng lợi nữa. Trước hết là trận chiến không quân” và nói xa hơn “Nếu thua trận chiến không quân, nghĩa là địch xử dụng những vũ khí nặng (7), tôi không thể bảo đảm chiến thắng. Mà không quân ta rất yếu lại phải đảm nhận một trọng trách to lớn”

Bởi thế tôi xin tăng cường không quân ngay và kết luận “Tôi coi như chủ lực quân tập trung tại ĐBP, là điều cần và đủ để bảo vệ Thượng Lào và giữ sự hiện diện của ta tại Thượng du. Sự đóng quân này sẽ đạt nhiều lợi ích lớn nếu ta thắng trận ĐBP. Nếu ta thua trận ĐBP sẽ là một thiệt hại lớn lao. Trong mọi trường hợp đóng vai trò “tạo mủ để tránh nhiễm trùng” và có thể tránh trận đánh lớn vào Châu thổ.

Bức thư ấy không được phúc đáp, ông M.Marc Jaquet, Bộ trưởng các Nước liên kết (Việt, Miên, Lào) trong một chuyến sang Đông dương sau đó không những chỉ nói cho tôi biết nguyên văn Chính phủ coi đó là “rất bi quan”, họ vẫn còn sảng khoái lạc quan từ chiến dịch mùa hè, mà một thành viên quan trọng của Chính phủ đánh giá đó chỉ là “tiểu thuyết trinh thám”.

Tướng Bodet, phụ tá của tôi mà tôi đã phái về Paris để tường trình hiện tình lên Chính phủ và Thượng cấp, được một thỏa thuận trên nguyên tắc về một số bổ sung không quân, nhưng việc gửi đến gặp rắc rối khi thảo luận với Mỹ là chỗ cung cấp máy bay, quá chậm trễ nên khi trận đánh diễn ra mới gửi tới – quá trễ để đóng vai trò hữu dụng.

*
* *
Trong thời gian hai tháng khi VM đã sắp đặt vị trí, chuẩn bị tác chiến, ta đã thực hiện được tại ĐBP một pháo đài thật mạnh.
Ngày 25-12 chúng tôi đã phối hợp tại Sop Nao những lực lượng di động của đồn lũy và những lực lượng tại Thượng Lào, trong khi ấy có đi qua Thượng Nam Ou. Trong dịp liên kết này những lực lượng Lào đóng giữa đồn lũy và Sop Nao gồm địa phương và tình báo.

Phía VM họ bắt đầu chiếm hết vùng xung quanh ĐBP và và bắt đầu thực hiện vòng vây gần như liên tục, tuy nhiên họ không tiến gần đụng chạm với vị trí cùa Pháp. Vào ngày 20-1 (1954) cho thấy sắp có cuộc tấn công nhất là đêm 25, 26, hay đêm sau. Việc di chuyển đặt súng pháo, đạn dược và các đơn vị bộ binh được thực hiện trong ngày 25, 26. Họ bị pháo của ta và không quân bắn chống lại công tác đặt pháo.

Không thấy có tấn công. Lý do chính sự hủy bỏ lệnh tấn công này có lẽ do chưa đủ phương tiện-nhất là tiếp tế đạn dược- mà địch chưa tập trung được. Mặc dù viện trợ của Trung cộng rất nhiều cho tới hôm đó chưa đủ lượng lớn để VM mạnh khả dĩ chiếm được đồn lũy kiên cố như tại ĐBP.

Cuối tháng 1 (1954) tin tình báo khả tín cho hay địch đã hoãn cuộc tấn công, có thể từ bỏ không muốn đánh hoặc sẽ đánh Thượng Lào. Nguồn tin này được khiểm tra lại ngay. Sư đoàn 308 rời Quân đoàn bao vây ĐBP, được tăng cường Trung đoàn độc lập 148 tiến về Luang Prabang . Được báo tin kịp thời, các lực lượng của ta tại Thượng Nam Ou tránh né, một phần xuống Luang Prabang, một phần về Muong Sai, chỉ có hậu quân bị đánh quấy phá.

Sư đoàn 308 dấn bước tiến tới Nam Bac, tới chỗ nửa đường giữa ĐBP và Luang Prabang phần vì sợ không quân ta, và nhất là thiếu tiếp tế nên phải dừng lại. Trong khi đó đại tá de Castries cho đạo quân tiền sát mạnh thăm dò quanh ĐBP. Họ đụng trận khắp nơi với những đơn vị mạnh, phòng thủ vững của địch và chúng tôi bị thiệt hại nặng. Hiển nhiên là vòng vây quanh đồn lũy còn hai sư đoàn nữa và sư đoàn nặng, không có một kẽ hở nào(8)

Chính vào lúc này đã sẩy ra biến cố, mà tôi đã đề cập ở chương trước có ảnh hưởng quyết định tới kết cuộc của trận đánh và nó đã cho ĐBP một khía cạnh hoàn toàn mới: Thông báo về Hội nghị Genève (18-2).

Từ ngày 23-2 chúng ta được biết Sư đoàn 308 từ xa quay trở lại ĐBP để gia nhập Quân đoàn bao vây. Những dấu hiện về cuộc tấn công đồn lũy sắp diễn ra ngày một nhiều hơn, địch bắt đầu bắn quấy phá vị trí ta bằng những khẩu pháo riêng lẻ và bắn từ nhiều chỗ khác nhau. Họ xiết chặt dần vòng vây gần hơn, đóng quân dầy đặc những sườn đồi phía Bắc và Đông Bắc lòng chảo. Địch đặt tại đó những đài quan sát pháo binh và phòng không.

Chúng tôi được tin những đợt chuyên chở đạn dược ngày một quan trọng từ bên Tầu vào BV cũng như những vũ khí mới, nhất là trọn một tiểu đoàn phòng không (được đưa qua biên giới cuối tháng 2). Chúng tôi được biết địch thành lập những đơn vị tăng cường trích ra từ quân trừ bị và từ những đơn vị địa phương quân tại Châu thổ BV rồi hối hả tiến về ĐBP.

Trên các tuyến đường giao thông, xe vận tải chạy ngày đêm mặc dù bị thiệt hại do máy bay oanh kích nhưng không quân Pháp thiếu thốn nhiều.

Những ngày đầu tháng 3 (1954), cuộc tấn công đồn lũy chắc chắn sẽ vào ngày 15, đồng thời ta cũng biết VM sẽ tấn công trên khắp các mặt trận cùng ngày mục đích cầm chân bộ binh và không quân ta. Lãnh đạo việc phòng thủ ĐBP trong những điều kiện đã được xác định bởi chỉ thị ngày 25-1. Chỉ thị này tiên liệu riêng tại Hà Nội sẽ thành lập năm tiểu đoàn nhầy dù trừ bị – trong đó hai tiểu đoàn lấy từ Cao nguyên – để can thiệp cho đồn lũy khi cần.

————————————-
Chú thích
(1) des étoiles, ý nói cấp tướng (chú thích của người dịch)
(2) Sư đoàn vũ khí nặng: pháo binh và phòng không (chú thích của người dịch)
(3) Người ta ước lượng, cho tới khi đó, tại Thượng du VM chỉ có thể huy động tối đa 20,000 dân công vì thiếu gạo và phương tiện vận chuyển. (chú thích của tác giả)
(4) Tháng 4-5 năm 1956, tướng Giáp trả lời phỏng vấn báo Paris-Match và Paris-press, ông ca ngợi thành quả đạt được do nhân dân dành cho quân đội, người ta nhìn nhận nỗ lực lớn lao này và cảm phục sự lãnh đạo của Chính phủ (VM) đã đạt được. Nếu không có viện trợ khổng lồ của Trung cộng thì mọi nỗ lực chỉ là vô ích. (chú thích của tác giả)
(5) Mặc dù ĐBP rất gần biên giới Tầu (80km) nhưng đường tiếp tế chính thực ra rất xa, bắt đầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng, nó băng ngang BV tới ĐBP dài 350 km, gấp mấy lần khoảng cách từ ĐBP tới biên giới Tầu theo đường chim bay (chú thích của người dịch)
(6) Người ta nhận xét sai ở điểm vì ĐBP gần biên giới Tầu (80 km) có lợi cho VM. Sự thực không phải vì nước Tầu gần ĐBP mà viện trợ lớn đã mang lại (chú thích của tác giả)
(7) Trung Cộng mới cung cấp cho VM nhiều súng cao xạ tối tân có khả năng bắn hạ nhiều phi cơ Pháp (chú thích của người dịch)
(8) Trái với một số nhận định quả quyết, không thể di tản khỏi ĐBP được vào thời điểm này. (chú thích của tác giả)

(dịch nguyên văn từ trang 188 tới 212 trong Agonie de l’Indochine gồm các đoạn: Pourquoi Dien Bien Phu?; l’Occupation de Dien Bien Phu; l’Organisation du commandement; Les Préliminaires de la bataille)

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt
(còn tiếp)

74 Phản hồi cho “Trận Điện Biên Phủ [1]”

  1. LSM says:

    Thưa quí vị,
    Những ai bị “cấy sinh tử phù ” cộng sản thì cho đến chết bị hội chứng tôn thờ cộng sản dù
    đã hơn nửa thế kỷ sau mỗi khi nhắc đến tên những bộ hạ dưới trướng hoặc thủ lảnh đảng
    cướp đã rơi mặt nạ ” thương dân yên nước” lộ bộ mặt that không son phấn bán nước buôn dân làm giàu và tham tàn nhũng loạn quốc dân vẫn một mực tôn vinh thủ lảnh và thuộc hạ như thời tuyên truyền “đánh Tây cứu nước” . Nhóm lâu la cựu kháng chiến đã bị cấy “sinh tử phù cộng sản” . Đại lão làng Y cho biết cảm nghỉ về Tố Hữu của Trần Đăng Khoa.
    Cám ơn Lão Y ghi lại những dối trá của đảng cướp nước. Đánh Tây đuổi Mỹ Ngụy tạo ra một thực dân bản xứ còn tệ hơn gấp trăm ngàn lần . Những kẻ có dòng máu “sinh tử phù” chỉ biết thở dài im hơi lặng tiếng sống nốt quảng đời còn lại.
    Thôi cũng đành! nhưng những sinh viên trẻ như Phượng Uyên thì Không Đàng Lòng lảnh án tù khi tòa án của đảng cướp bỏ tù vì tranh yêu nước với đảng.
    Liệt Sĩ Mù

  2. DâM TiêN says:

    Điện Biên Phủ: điểm nóng trong thế Tam Quốc Mỹ-Nga-Tàu

    Điều may mắn cho Mỹ, là sự mâu thuẫn Nga Tàu: một mảnh rừng không thể có hai
    con cọp; một đế quốc Cs không thể có hai hoàng đế. Cho nên Nga ra tay trước, xúi
    Bắc Hàn tấn công Nam Hàn, rồi nhờ Tàu Cộng can thiệp giúp Bắc Hàn. Nhưng Mỹ
    không mắc mưu, đem quân LHQ uýnh Tàu ” chém vè” qua sông Áp lục, mà không
    truy diệt Tàu. Nga cũng biểu quyết cho quân LHQ vô đập Tàu. Từ đó Tàu bắt đầu
    hiểu ra sức mạnh và hậu ý tốt tính toán của Mỷ, và trò đểu cáng giết người của Nga.

    Năm sau 1954, từ February đến April 1954, năm cường quốc Bảo an LHQ họp tại
    Bá linh về kế hoạch hậu chiến Nam Bắc Hàn. Theo đề nghị của phái đoàn Hoa kỳ,
    hội nghị ngũ cường chuyển về Geneve từ 26 April 1954, bàn chung về vấn đê Triều
    Tiên và Đông Dương. Chỉ mấy ngày sau, March 13, Pháp mang quân đóng cứ điểm
    ĐBP theo lời ‘ cố vấn” cũa Mỹ, cùng với hứa hẹn thảm lửa triệt tiêu các sư đoàn VM.

    Như vẩy, cái thua ĐBP của Pháp đã là điều chắc chắn, và hội nghị Geneve đang tiến
    hành chỉ việc đi đến quyết định cưa đôi Vn là xong.

    Pháp bị hoàn toàn hất khỏi VN. Mỹ kiếm cớ nhảy vô, hướng về Tàu. Chơi với
    Tàu, mà lại tạo thắng cho Nga, là Mỹ… ma giáo, chứ sao. Bắt tay Tàu, việc đánh
    gục Nga trở nên dễ dàng hơn, ngon miệng quá.

    Thành ra, năm 1954 , Mỹ chơi khăm Pháp ra sao, thì năm 1975, Mỹ chơi đểuVNCH
    cũng như thế. . Cón cái ‘ đểu” nào hơn trong tương lai, thì thử đoan coi…

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Quan Thái Tá Phan Tấn Mỹ,
      Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/52,
      sư đoàn 18 Bộ binh VNCH cực kỳ thân mến,

      1/
      Ông rành sáu câu dzọng cổ về bọn Mọi, chuyên gia của REALPOLITIK (chính trị duy thực hay duy lợi), vậy sao vẫn còn mơ tưởng “ăn phân” (fund) Mỹ, để tính chuyện phục quốc !

      Cái gương sờ sờ trước mắt dành cho Taiwan và VNCH qua vụ Ních & Kít đi đêm với Lông (Mao) & Chồn (Chu) chưa đủ làm ông sáng mắt ra sao nhỉ !?
      Rồi Bút con phản bội phe dân chủ VN bỏ tên Vixi ra khỏi danh sách “ABC” (là xề bánh đúc cách nay không lâu).
      Giờ thằng Mọi đen ÔmBaMá lại dụ khị thằng Vixi theo nó chống Tàu, thế mà ông lại hoan hô thắng Dzũng côn đồ và chửi bọn Sang (hèn) Trọng (lú) !???

      2/
      Vixi một dzuộc như nhau, giờ chỉ có bọn mafia đỏ làm cha thiên hạ thôi. Đó là những nhóm lợi ích, dưới danh nghĩa các tập đoàn kinh tế độc quyền núp dưới nhãn hiệu quốc doanh của đảng và nhà nước CS.

      Bọn nó thanh toán nhau chỉ vì dành mối lợi, chứ làm íu gì yêu nước thương dân. Khi cần chúng vẫn gắn bó nhau, chống lại phe dân chủ.

      Chưa kể Vixi biết tỏng ruột gan thằng Mọi; cũng như sợ Mọi bỏ rơi nganng xương một khi đi đêm được với bọn Tàu lạ, như thời xa xưa bỏ rơi Taiwan và VNCH.
      Cũng như Mọi xa Tàu gần, lạng quạng thằng Tàu lạ đập cho dập mề cả cha lẫn con nhà Boác Hồ !

      3/
      Vừa qua thằng Tập qua thăm thằng ÔmBaMá để nói chuyện phải quấy, nhằm chia thế chân vạc thiên hạ mà ăn mảnh với nhau. Chả khác cảnh RôSơVen với ChúcChiu và SìTaLin họp nhau thời hậu chiến WW2 !
      Còn lâu hai thằng to đầu này mới uýnh nhau; chả khác gì xưa kia hai thắng Nga ngố và Mọi căng thẳng với nhau, nhưng bố bảo cũng chả dám xài vũ khí nguyên tử đập nhau !

      Tóm lại, chúng là những con tương cận, chuyên lấy thịt đè người, nên thường liên kết để …đễ bề action ! Đôi khi kèn cựa một chút, rồi lại làm hòa. Chúng cần có nhau, nương tựa nhau để … làm bố thiên hạ.

      Kết, ĐỪNG MƠ TƯỞNG ĐẾN MỸ GIÚP MÀ BỂ BẦU DIỀU NHÉ :-) !

      Cứ như thằng De Gaulle bị thằng Anh và thằng Mỹ hợp tác chơi xấu lúc lưu vong xứ người, nên về sau chủ trương TỰ LỰC CÁNH SINH, íu nhờ vả thằng Mọi, tảy chay Mọi ra mặt. Có thế mới kết hợp được với cựu thù là Đức mà hình thành được khối Liên Âu (EU) hôm nay (trục chính là Paris-Berlin), chia thế chân vạc với Mỹ cai trị thiên hạ và hất Anh ra ngoài (bởi Anh là cánh tay nối dài của Mỹ ở Tây Âu).

      Lão Ngoan
      Tổ sư Y Trị

      TB
      Bạn ông, nick Théc Méc, cũng lạy Mọi tôn nó làm sư phụ, làm tôi “buồn quá”, íu muốn đối thọi dzới ổng nữa. Biết nói gì hơn khi các ông cái gì cũng cho MỌI là number One và phong thánh cho nó. Có dẫn chứng bao nhiêu các ông cũng hô “biết hết cả dzồi ! Khổ lắm ngôn mãi !”
      Các ông toàn là “quan to súng ngắn” ngày xưa, categorie và calibre Cao Kỳ = “The Man Who Knew Too Much”, nên cuối cùng “xa lỗ chân trâu”, chết thật dzô dzuyên lãng nhách !
      Mjạ các ông chết mặc kệ các ông, nhưng lại kéo theo chếtt chùm cả đám dân lành vô tội, làm tôi “bức xúc”, đôi phen nặng lời. Xin thông cổ nhớ :-) !

      • Dâm TiêN says:

        Gớm! Ông kiếm đâu ra một thái tá abc, rồi phong chức
        cho anh ta loan cào như thế, không sợ Tướng Đính và
        Đỗ Mậu cự nự cho à ?

        Xin vắn tắt. Thằng Mỹ nó ôm sức mạnh, nắm pháp lý
        trong tay… thì chẳng lẽ Toubib đi mời ông Hollande
        giải quyết giùm cái Hoàng Sa hay thực thể VNCH
        cho à ơi…

        Không có thằng Mỹ, tout sera Impossible, Toubib ơi!

      • Tô Mã Ý says:

        Thưa Toubib từ mẫu : Có người đang tính mang Toubib
        ta Tòa v/v disclose lý lịch một cá nhân chống CS trước
        đối phương CS đó. Ấy a, DâM tôi can gián hết nhời,
        hắn ta mới nguôi ngoai sự đời, bởi vì Toubib may mà có
        …hai cô em gái…cực xinh, đẹp ” khủng,” mê lính chiến!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Hahahahahaha

        Tây nó bảo: Vouloir c’est pouvoir !
        Mày cứ muốn đi là được ngay con ui !

        Huề Luôn nó bảo: Waar een wil is, is een weg !
        Dịch thoát ý ngắn gọn là: Cầu được, ước thấy !

        Dân mình mắc phải hai ba khuyết điểm cực lớn. Đó là:

        1/
        Thiếu tính tự tin, tinh thần dấn thân, không như bọn phương Tây.
        Cũng bởi lối giáo dục ngày xưa theo Nho giáo, cộng thêm thần gia trưởng của xã hội nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, cho nên con người trở nên nhút nhát, bảo thủ, gói mình trong lũy tre làng, trong ghetto riêng mình. Còn trí thức, tức sĩ phu ngày xưa, lại chỉ mộng ước làm quan tức công chức, phục vụ chế độ, hơn là người tài giúp dân giúp nước thật sự, chống lại áp bức, cường quyền.

        2/
        Khủng hoảng niềm tin vào các chính khách, nên chán ghét chính trị, coi chinh trị là xấu, đồng nghĩa với ăn gian nói dối, lươn lẹo, mi dân … Trong khi chính trị là nghệ thuật chăn dân trị nước !
        Chính trị gia phải là một nhạc trưởng (chef d’orchestre) tài ba trong một giàn giao hưởng vĩ đại ; những người lãnh đạo đất nước ở vị trí đứng đầu như tổng thống, thủ tướng … phải là nhạc trưởng trong giàn nhạc giao hưởng mà các bộ trưởng, thứ trưởng, đổng lý văn phòng … là những nhạc công tài ba !

        Ở ta xưa nay, toàn là các nhạc trưởng nhạc sĩ hạng bét, thậm chí có kẻ chẳng biết về gì về nhạc lý (chính trị) nhờ thời chó nhảy bàn độc, cũng nhảy ra làm nhạc trưởng và nhạc công, cho nên thường gặp cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
        Có học hay biết nhạc thì cũng mới ở trình độ bắt chước theo người ta, hoàn toàn thiếu vắng những sáng tạo tài tình. Hồ hay Diệm cũng chỉ là con rối trên bàn cờ quốc tế. Còn lâu ta mới có những khuôn mặt lớn như Gandhi, Tôn Văn, Nelson Mandela …
        Hoặc được đào tạo chính qui một chút, có chí tiến thủ tự học tự làm, lại thường thiếu may mắn nên không gặp thời gặp vận, đành ngậm hờn làm chính trị gia sa-lông, trí thức tháp ngà … ; hay tài năng bị vùi dập trong ngục tù của bọn cường quyền; bị bạo lực hành cho “lên bờ xuống ruộng” !

        3/
        Trong thư mới đây nhất trao đổi với Thạch Đạt Lang tôi đã nhận xét như sau:

        Xin cám ơn Thạch Kiếm sĩ đã nêu bật thêm yếu tố quan trọng khác là KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN !

        Ở đây đổ kể khổ Việt Tân hơi bị nhiều sẽ làm ho nhột lắm, nhưng thực ra họ cũng chỉ là một tổ chức chính trị trong muôn ngàn tổ chức chính trị lớn nhỏ của ta xưa nay. Càng tổ chức lớn chừng nào cũng gây “CHOC” NHIỀU CHỪNG ĐÓ trong cộng đồng xã hội !

        Nói đâu xa bọn CS đã phụ lòng tin yêu của dân chúng rất nhiều. Dương Thu Hương từng cay đắng nhận xét đại khái : Đảng CS đã KHAI THÁC CẠN KIỆT MỎ VÀNG RÒNG là lòng yêu nước của dân ! Đến nay dân trở nên vô cảm hay buồn nôn khi nhắc đến đảng phái chính trị.
        Một thí dụ khác nữa là trong một số chính đảng, kiểu như Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt … cũng chia ra hệ phái miền Bắc, Trung và Nam, hay nhảy nhánh Tân Đại Việt !

        Chuyện này với ngoại quốc bình thường lắm, bởi tôn giáo lớn cũng đẻ ra những nhánh con và cũng chứi nhau giết nhau loạn cả lên. Chẳng hạn giữa Roman Catholic vs Protestant; hai nhánh lớn Shiite vs Sunnỉt của Hồi giáo …

        Cái chính là biết làm hòa với nhau (reconciliation), để kết hợp lại với nhau hay ít ra để cùng tồn tại ! Ở ta, đã tách ra là coi như trở thành kẻ thù không đợi trời chung, tìm mọi cách đánh phá nhau còn hơn là kẻ thù chính. Ngay cả vợ chồng khi cơm không lành canh không ngọt đành phải chia tay, là coi nhau như kẻ thù số Một La Mã, là tuyệt giao rồi tim cách bôi nhọ nhau không thương tiếc. Trong khi bọn phương Tây ko bao giờ hay hiếm khi để xảy ra tình trạng này; phía ta bảo đảm … 101 % là thù nhau đến khi nhắm mắt xuôi tay !

        Bởi thế cụ Trần Văn Ân trước khi qúa cố đã nói một câu khá hay, dẫu chưa phải là tuyệt vời:
        NẾU CÓ MỘT CON SỐ KHÔNG ĐANG MUỐN CHUYỂN ĐỘNG ĐỂ LÀM MỘT CÁI GÌ ĐÓ, NẾU KHÔNG GIÚP ĐỠ THÌ ĐỪNG TÌM CÁCH CHỌC GẬY BÁNH XE !

        Người mình đã không giúp lại tìm cách phá thối. Gọi là góp ý, nhưng thật ra mạ lỵ nhau không thương tiếc. Nói đâu xa tác phẩm “để đời” của Nguyễn Gia Kiểng mang tên Tổ Quốc Ăn Năn bị đánh thừa sống thiếu chết. Cái buồn cười là rất đông người chưa từng đọc nó, hay đọc một vài bài trích đăng, còn đa phần đọc các bài phê bình chê bai, nhảy vào “bề hội đồng”, nhất là cái tựa đề kêu to hơn tạc đạn của ông Kiểng. Ông này xưa nay vốn chuyên nghề chọc thiên hạ chửi (chẳng hạn tựa đề bài xã luận khá hay Qũi Đạo Của Chó). Người ta thường bới mọc điểm yếu của tác giả, xoáy mạnh vào các tiểu luận về Việt sử, mà quên đi điểm mạnh của tác giả là các bài bình luận chính trị rất công khu và đáng chú ý.
        Gần đây nhất là tác phẩm Bên Thắng Trận của Huy Đức cũng bị mang lên bàn mổ thật là nhộn !
        Nói nào ngay, đó là những cơn bão trong ly nước, rồi sau đó mọi sự sẽ qua đi ! Chả khác gì “người hùng” Lý Tống “xuất chiêu”, làm khuấy động không khí buồn ngủ trong cộng đồng hải ngoại và gây một ít chú ý trong nước, rồi thôi !

        Nói thế không có nghĩa là kô có những tiến bộ trong lãnh vực sinh hoạt chính trị và cộng đồng của người Việt trong và ngoài nước. Thực tế chứng minh cho thấy rõ một điều, có NHỮNG TIẾN BỘ VƯỢT BỰC khiến mình hãnh diện thầm đấy chứ. Này nhé thử kể một chút xem sao nhe:

        1/
        TÔN SÙNG LÃNH TỤ:
        Tâm lý này trở nên ngày một lỗi thời ! Người ta đã điểm mặt quá khứ, mạnh tay lột mặt nạ các thần tượng lịch sử không thương tiếc.

        Khởi đầu hình như từ cụ Phan Khôi qua bài viết ngắn Cỏ Cộng Sản, được Đoàn Giỏi khéo léo cho đăng lại khi tham gia bề hội đồng cụ Phan ! Cụ Phan đã dùng đủ mọi từ ngữ châm chọc, chỉ trích, mạ lị ông Hồ, khiến cho CS đau hơn hoạn, có mồm mà không cãi lại được. Đành để bụng tìm cách trả thù thật đê tiện, kiểu như Nguyễn Công Hoan chửi tục cụ Phan nhân hoạ bài thơ tự chúc thọ của cụ.
        Cụ Phan còn nổi tiếng qua bài viết tựa đề ÔNG NĂM CHUỘT v.v…
        Trong đám Nhân văn Giai phẩm có nhiều kiện tướng đã dùng thể loại nói vòng nói kháy để chửi đảng CSvà ông Hồ cũng đồng bọn te tua. Chẳng hạn ai mà kô nhớ bài thơ ÔNG BÌNH VÔI của Lê Đạt chửi các lãnh đạo CS bằng những câu thơ thật thâm thúy:

        “Ông bình vôi”

        Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
        Y như một dãy bình vôi
        Càng sống càng tồi
        Càng sống càng bé lại…

        Thời đổi mới 1988 là nảy sinh ra phong trào hải ngoại gọi là Phản tình Phản Kháng, trong đó có nhà văn trẻ Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp dùng chiêu thức đập đổ thần tượng quá khư, như Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh … để làm tróc sơn tượng đài Hồ Chí Minh. Rồi tiểu truyện Tướng Về Hưu là những đòn chí mạng giáng vào lãnh tụ và chế độ CS

        Sau này ở thập niên 90 còn lưu truyền truyện ngắn LINH NGHIỆM của Trần Huy Quang, dùng loại văn chương ẩn dụ để đánh mạnh vào huyền thoại Hồ Chí Minh.

        Ngắn gọn, thần tượng lịch sử và trong mọi lãnh vực bị bình thường hoá ! Chả còn mấy ai buồn phong thánh cho lãnh tụ nữa. Dường như hiện nay chỉ còn mấy anh chóp bu CS là thỉnh thoảng lại đưa hình ảnh ông Hồ ra doạ ma thiên hạ. Hải ngoại chỉ còn đám tử đệ của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là trang trọng mang ông lên bàn thờ sơn son thiếp vàng vái, nhưng thường là trong sinh hoạt nội bộ thôi.

        2/
        TÔN SÙNG NƯỚC LỚN:
        Cụ thể hai anh đầu sỏ khối Cộng và tư bổn là Liên Xô cũ nay là Nga và Mỹ đã ngày một lộ rõ chân tướng, nhât là trong thời buổi cách mạng thông tin điện tử như hiện nay. Những bức màn bí mật được vén lên, từ nhưng giải mật từ phía các nước trên, từ các tiết lộ bất ngờ ra ngoài, như nổi đình nổi đám là vụ án chưa giải quyết song Wikileaks, rồi nay lại có vụ mới khác.

        Dĩ nhiên cái quán tính nhờ cậy các thế lực lớn như Mỹ để đánh CS, vẫn chưa thể xoá bỏ một sớm một chiều, nhưng ít ra người ta cũng nhận chân ra một điều là, Mỹ thò tay mặt đặt tay trái như ai (cụ thể là CS, such as Nga Tàu); cũng như chơi với Mỹ không dễ như người ta tưởng ! Không phải cứ đem chiêu bài tự do dân chủ nhân quyền ra là nhử được Mỹ ….

        Còn lòng tốt của các nước xã nghĩa anh em thì khỏi bàn thêm ở đây cho mất thì giờ. Chỉ chuyện 16 chữ vàng của đàn anh Tàu cộng tặng đàn em Việt Cộng cũng nêu bật mọi sự đểu cáng của nhau. Thực tế chứng minh cho thấy, chỉ trong thế giới CS mới thấy cảnh “người bóc lột người” nổi lên thật đậm nét và con người mới xã nghĩa đồng nghĩa với “mọi người vì mình” (all to one) ! Cũng như cảnh nước nuốt nước bé còn tệ hại gấp trăm lần thời thực dân ngày xưa. Điển hình Việt Cộng muốn nuốt trọng Miên Cộng và Lào Cộng, Trung Cộng vs Việt Cộng. Thủ đoạn “cấy người, trồng người” cực kỳ tinh vi của phe CS cho thấy họ là những bậc thày (masters) với các siêu phẩm (masterpieces) khỏi cần dẫn chứng ở đây nữa.

        3/
        TRÌNH ĐỘ QUẦN CHÚNG
        Sự giác ngộ chính trị của dân Việt được nâng cao lên vài bậc, chứ không phải một bước (nếu một bước thì đó là một bước dài, hay tạm dùng danh từ của Mao là Bước Nhảy Vọt :The Great Leap).

        Có giác ngộ “cách mạng” mới MẠNH DẠN ăn nói và hành động … Thôi thì hội đoàn lớn bé mọc ra hơn cỏ dại, rất sô bồ, nhưng cũng thật sống động, đóng góp vào tiến trình dân chủ hóa còn quá non trẻ.
        Các phương tiện hoạt động ngày một dễ dàng, giúp cho con người ta lưu động hơn, đi đây đi đó, tiếp xúc, thậm chí đụng chạm nhiều với người lạ, môi trường lạ … Tóm lại MỘT CHÂN TRỜI RỘNG MỞ, cho nên thế giới quan hay nhãn quan chính trị cũng vi thế mà thay đổi, mà tôi không dám nói là bùng nổ, đến hỗn loạn, mất trật tự.

        Người ta bạo dạn hơn xưa rất nhiều. Vâng dạn ăn dạn nói dạn viết qua các paltalk, web, homepage, rồi blog và hiện đại nhất là các trang mạng xã hội như facebook chẳng hạn …
        Tôi không còn ngạc nhiên khi thấy lạm phát blogger, và trong đó thiên hạ viết tùm lum mọi chuyện trên tròi dưới biển, khiến mình ngộp thở luôn.
        Đó là tình trạng của những cái lò xo lâu ngày bị dồn nén, khi bung ra thường rất mạnh đến quá đà. Rồi ra mọi sự sẽ đâu vào đó mà thôi, tôi hy vọng, không tôi tin tưởng mãnh liệt thế đấy.

        Vẫn còn nhiều điều để tâm sự, nhưng trong nhất thời chưa thể “tạo hình tạo dáng” (formuler; formulate) để trình bày sao cho sáng sủa và chi tiết. Thôi đành hẹn lần sau vậy.

        Chúc một đầu tuần thật nhộn và nhiều ngày hè đẹp trời.

        RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN HỒI TỪ MỌI NGƯỜI

        Thân ái,
        Lão Ngoan Đồng

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Dâm Tiên,

      1/
      Tớ íu hiểu cậu ăn phải cái củ khoai gì mà sao fantasie cho là, Nga xúi Bắc Hàn đánh Nam Hàn, để Tàu cộng nhảy dzô can thiệp bla bla bla !
      Cậu Ý Ẹ trưng ra bằng cớ đi xem nào. Cứ ăn không nói có quen thân mất nết đi rồi.

      2/
      Cậu Í É với cậu Théc Méc lúc nào cũng tưởng tượng ra Mọi là Khổng Minh Gia Cát Lượng, tiên liệu mọi bề đê dồn Tào Tháo dô Hoa Dung tiểu lộ, nhưng lại cho Quan Công chặn nơi hiểm yếu đó, dù biết rõ Quan Công sẽ … tha Tào !

      Đù mjạ toàn nói chuyện phong thần, nghe ngứa cứt ráy hai tai quá xoá !

      3/
      Dường như các quan to súng nước bé Việt Nam Cộng trừ anh nào cũng rứa thì phải.

      To đầu như hai anh Văn Thọi và Cao Kều nổ to hơn tạc đạn ! Hạ lệnh thằng lính nào đảo tẩu vào giờ thứ 25 là bắt ra toà án binh, nhưng chính mây ảnh lại dzulu vào giờ thứ 23 và 24 hết trơn hết trụi.
      Rồi ra ngoài này anh Thọi năm yên chừng 10 năm, rồi lại nhảy ra kêu gọi chống Cộng, để rồi khi chết được đàn em phủ cờ vàng !
      Anh Râu Kẽm cũng đâu chịu kém, còn yên hùng dzề lại VN chơi oẳn tù tì dzới CS; còn dzở cũ nấu phở cho Vixi sơi; cô con gái rượu pha cà phê mời Vixi uông. Thiệt xứng đôi vừa lứa cả kép lẫn đào nhà nó ! Đã thế lại quay lại chủi anh em cũ như .. bò !
      THIỆT HẾT THUỐC CHỮA !

      Anh Chung Tấn Cang nhảy xuống xuồng bơi ra biển, sau này ở đất Moi lại hùng hổ tuyên bố, định dẫn cả đám xuống vùng Bốn hợp tác làm phòng tuyến chặn bước tiến của Cộng quân. Nói nghe mắc ị quá xoá ! Thế mà mấy thằng đàn em tin chết đàn anh cà chớn mới lạ chứ ! Ông Giao Chỉ cứ thế viết bài khen dzồi phe ta, mỗi khi có một anh quan to súng bé ngã bệnh sắp hai năm mươi, hay anh mả mẹ nào vừa đo đất !

      Tớ nói thiệt lòng các cậu lại biểu tớ chửi VNCH bla bla bla !
      Các cậu chuyên nghề chụp bao xi măng Hà Tiên cho tớ kô hè !
      Tớ chửi những thằng to đầu cà chớn nghe chưa ! Tớ chửi những thằng như cậu !
      Văn dốt vũ dát, nhưng làm bộ hơn người, đòi thiên hạ phải kính ngưỡng và ca tụng !
      Nói thiệt, cậu chả khác gì ông BÌNH VÔI, CÀNG SỐNG CÀNG TỒI, bởi ruột bé lại tin hin !

      Lão Ngoan
      Tổ sư Y Trị

      • DâM TiêN says:

        Toubib biết nhiều mà…yêu thì it ui: Đến một trình độ nào đó,
        hay nhờ…thiền, con người ta tự nhiên mà hiểu ra sự đời, như
        Dâm nè. Mình mà cứ tin vô mấy cái ” tài liệu quất té,” là chúng
        đánh lừa mình. Vậy mình phải gom lại tất cả, đãi lọc chúng nó,
        rồi ngồi…thừ ra mà suy nghĩ, mà tra khảo sử liệu , tình hình,
        thí bất ngờ như một…đốm sáng,, cái hòn đá vô tri nó bật thành
        tiếng mà trả lời ta. Cái Bon sens mà, à ui…
        Cái vụ Tàu Nga thì …tự nhiên mình phải nghĩ ra, như thằng Mỹ nó
        phải nghĩ ra, là hai thằng Tàu Nga không bên nào chịu làm đàn em
        của thằng nào đâu. Cái may của thằng Mỹ trong thế Tam Quốc
        là đó. — Thằng Nga mún nhờ tay thằng Mỹ đập cho thẳng Tàu
        suy yếu đi vừa phải, để còn biết nghe lời nó. Nhưng thằng Mỹ khôn,
        chỉ đánh cầm chừng, mà tha mạng cho Tàu, rõ ràng, để cón malin
        lôi Tàu về với mình. Cái trận ĐBP là cái deuxieme ESSAI của
        thằng Mỹ với thằng Tàu; phải qua cái troisieme Essai tại VN, thì
        Tàu mới nghiêng hẳn về Mỹ. Toubib ạ, tôi tưởng, ông ngâm kíu nhiều
        hơn tui, lẽ ra ông phải…giảng giải cho tui, chứ sao lại để tui…phải
        …roi vọt với ông, làng nước họ kười cho! ( Trung sĩ DâM Tiên)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Mjạ cái anh kitô hữu mà lại đi học ngồi Thiền là íu ra ngô ra khoai chi cả.

        Thôi thôi anh hãy đi cấm phòng vài bữa và chiêm nghiệm bài thuyết giảng của linh mục Nguyễn Văn Khải để tỉnh ngộ nhớ.

        Chúc thành công

        Lão Ngoan Đồng

        LM Nguyen Van Khai Seattle 8
        http://www.youtube.com/watch?v=rQJhjA_Kwjs

        TB:
        Anh phong cho tớ cái lon đại oái, tớ phong ngay cho anh cái lon thái tá cho oách với đời. Bánh sáp đi bánh qui lại mà đồng ngũ ui !

  3. Lại Mạnh Cường says:

    XIN BAN BIÊN TẬP VUI LÒNG CHO TÔI ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA PHỎNG VẤN TỐ HỮU KHI LÀM BÀI THƠ VỀ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỂ RỘNG ĐƯỜNG DƯ LUẬN VỀ TÀI TÂM CÔNG QUA DÂN VẬN CỦA CÔNG SẢN.

    Đây chính là BÙA YÊU giúp cho ma vương CS đánh thắng được thực dân Pháp và đế quốc đầu sỏ Mỹ ! Vâng thưa bà con, CS chả khác gì lão quái Đinh Xuân Thu, cấy cái SINH TỬ PHÙ ấy vào người con dân Việt, khiến cho Nguyễn Chí Thiện sau này phải than rằng:
    GIẤY BẢO TỨ BAY ĐẦY MÁI RẠ
    CHỈ CÓ CÁI LOA LÀ VUI !

    Còn nhà thơ Nguyễn Duy cay đắng mà rằng:
    NGHĨ CHO CÙNG
    TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
    PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI !

    Lại Mạnh Cường

    =====

    Chân Dung và đối thoại
    Trần Đăng Khoa
    Bài 1: Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
    I

    Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế. Trong tâm hồn lớn lộng gió của ông không có những góc khuất, những vùng tối, những nẻo đường hiu quạnh, những thành quách nhàn nhạt một màu rêu cô liêu. Nghĩa là không có chỗ nương náu cho những nốt nhạc lạc điệu, xa lạ và trầm buồn. Đôi khi, những nỗi niềm vu vơ có ở thời Từ ấy lại lần theo một con đường riêng nhuốm màu thiên nhiên, chìm lẩn trong tiềm thức mà tìm về với ông, thì ông lại tự xoá đi, để tiếng hát ông chỉ còn một âm hưởng chủ đạo. Âm hưởng vui bất tuyệt.

    Nếu mỗi nghệ sĩ là một người thư ký của thời đại, theo quan niệm Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng. Có thể lần theo dấu vết thơ ông mà tìm những bước thăng trầm của cách mạng, của kháng chiến. Chính vì thế, trong những ngày cả nước long trọng kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi tìm lại thơ ông, tra cứu thơ ông, như tra cứu một cuốn tự điển cách mạng. Tôi lật trang Điện Biên Phủ và lập tức lại gặp ngay tiếng reo vui tưng bừng quen thuộc của ông: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Đây là bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử. Qua thơ mà ta biết cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài ba ngàn ngày. Chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc mở màn đến khi kết thúc thắng lợi là 56 ngày đêm. Trong thời gian này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang ở Việt Bắc. Trên bàn làm việc dã chiến của Người có bản đồ Điện Biên Phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi hội đàm với Chính phủ Pháp ở Paris. Trưởng phái đoàn ngoại giao của Pháp là Biđôn (Bidault). Trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ là Smit (Smith). Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì dàn quân ở giữa trận tiền. Và bạt ngàn bộ đội, dân công đi tiếp lương, tải đạn, kéo pháo, mở đường. Lương thực, đạn được vận chuyển đến Điện Biên bằng hai phương tiện chính: thồ và gánh. Đời sống tinh thần của bộ đội và dân công ta ở cái thời ấy cũng được Tố Hữu ghi chép khá tỉ mỉ: người ta động viên nhau, thúc đẩy nhau bằng tiếng hát. Những điệu hò lơ, hấy lơ vang vọng khắp các triền đèo hiểm trở Lũng Lô, Pha Đin. Như thế, xem ra, việc chuẩn bị chiến đấu vất vả, gian khổ nhưng vui. Rõ ràng đi kháng chiến như đi trẩy hội. Còn khi đã chiến đấu thì thật ác liệt. Có thể nói đó là cuộc chiến đẫm máu. Người khoét núi đặt bộc phá. Người bịt lỗ châu mai. Người lấy thân chèn pháo. Và máu người đã nhuộm đỏ cánh đồng Mường Thanh. Máu trộn với bùn đất. Chỉ một chi tiết này, ta biết chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, đã được Tố Hữu biến thành tình cảm, giai điệu. Và bao phủ lên nó là một bầu không khí hừng hực. Bầu không khí Điện Biên.

    Tố Hữu có đi chiến dịch không? Ông viết bài thơ này trong trường hợp nào? Lúc ấy ông ở đâu? Ông đang làm gì, giữ những trọng trách gì? Chiến thắng Điện Biên đến với ông ra sao? Đấy là những câu hỏi mà độc giả hôm nay tò mò muốn được giải đáp. Nhưng ai giải đáp nổi? Chỉ có thể là Tố Hữu. Và chúng tôi được giao một nhiệm vụ rất cụ thể: tìm đến gặp Tố Hữu, rồi lân la hỏi chuyện ông.

    II

    Chúng tôi tập kích vào nhà Tố Hữu, đúng theo cách tiếp cận của lính Điện Biên Phủ. Ngay lập tức nhà thơ lớn đã bị bốn anh em lính báo bao vây. Ngoài tôi và nhà phê bình Hồng Diệu, còn có thêm Khánh Chi, Trường Giang – hai phóng viên trẻ của báo Đại đoàn kết. Bây giờ thì Tố Hữu đã ngồi gọn giữa mấy anh em chúng tôi. Trông ông trầm tĩnh như một ngọn tháp cổ kính. Mà không, ông như một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo hoá đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, mái tóc bạc trắng sương gió, dường như đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể. Lơ lửng ở đâu đó trong khoảng u u minh minh trên mái đầu ngả bạc của ông, hình như vẫn còn lung liêng, vẫn còn chao lắc cái con quay mờ mờ nhân ảnh của ông Trời. ý nghĩ ấy đến với tôi khi tôi đang thành kính ngắm ông như ngắm một viện bảo tàng. Còn ông thì ngồi im lặng. Đôi mắt riu riu nửa thức, nửa ngủ, có lúc lơ đãng vô vi như một người đang nhập thiền, có lúc lại ánh lên, long lanh sáng như mảnh thuỷ tinh vỡ. Vào những giây khắc mong manh đó, tôi chợt thấy ông vẫn còn là một vị tướng soái, với đầy đủ mũ áo cân đai. Còn bây giờ, ông có vẻ như hơi ngỡ ngàng. Ông đưa mắt nhìn lũ chúng tôi là mở chiến dịch rút lui quyết không dây với lũ trẻ ranh.

    - Chuyện Điện Biên ấy mà, nói thực là mình biết không nhiều lắm đâu. Cái này các cậu phải đến gặp Hồ Phương, Hữu Mai, hay Từ Bích Hoàng. Các anh ấy đi chiến dịch Điện Biên, các anh ấy biết nhiều chuyện đấy.

    - Chuyện Điện Biên thì bạn đọc cũng đã biết rồi, vừa qua mấy anh em làm báo đã sục vào hầm De Castries, còn lặn lội vượt đèo leo suối vào tận sở chỉ huy ta ở Mường Phăng. Anh Lê Lựu đã đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Hồng Diệu đã gặp ba thiếu tướng Hồ Phương, Chu Phác và Dũng Hà. Mấy anh em còn tham khảo cả tài liệu của Pháp nói về Điện Biên. Nghĩa là nhìn Điện Biên ở mọi góc độ khác nhau. Bây giờ, mấy anh em muốn hỏi anh về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.

    Tố Hữu cười:

    - Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên thì cũng chẳng có gì phải nói thêm nữa. Mình đã viết cả ra rồi. Có gì cũng nói tuột ra hết. Thơ mình là thế, là cứ nói thẳng tuồn tuột, chẳng có gì khuất khúc cả.

    - Vâng, bài thơ nói được nhiều điều lắm. Đầy ắp tư liệu thông tin. Nhưng có thông tin mà bạn đọc bây giờ tò mò muốn biết thì bài thơ lại không nói đến. ấy là thông tin về tác giả. Khi viết bài thơ này, anh đang ở đâu?

    Tố Hữu ngồi im lặng. ánh mắt bỗng xa vợi. Hình như ông đang lục trong trí nhớ, cố tìm một hình ảnh nào đó, một bóng dáng nào đó của kỷ niệm xa mờ.

    - Chịu, không thể nhớ được. – Tố Hữu quay về phía tôi. – Mình già rồi, u mê rồi. Có lẽ các anh ở cục tác chiến, quân bưu, các anh ấy nhớ, chứ mình thì quên mất rồi. Cái bản ấy, nó có cái tên là khau khau gì đấy. Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền. Mà viết xong cũng chẳng biết đưa cho ai nữa. Hồi ấy, phương tiện tuyên truyền của ta còn nghèo lắm, sơ sài lắm, đâu có được phong phú như hồi chống Mỹ. Công cụ tuyên truyền chỉ có mỗi tờ báo Nhân Dân với cái đài 500 oát. Còn thì phần lớn là tuyên truyền mồm quan cánh dân công. Mỗi trận đánh thắng, tự thân nó đã có sức tuyên truyền rồi. Nó lan xa lắm, lan nhanh lắm. Còn chuyện Điện Biên thì sau này mới rầm rộ. Hò kéo pháo. Điện Biên bấy giờ im ắng lắm. Ta âm thầm chuẩn bị lực lượng. Không ai có thể nghĩ được rằng, ta lại có thể đưa được quân, đưa được pháo vào Điện Biên. Thực tế khách quan thì không thể làm được. Đường sá hiểm trở lắm, toàn những đèo dốc, vực thẳm. Gay go nhất là việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Cái này, phải nói là dân mình ghê gớm thật. Chỉ có đôi vai, đôi bồ, khá hơn cái xe đạp tồng tộc, mà rồi từ Thanh Hoá, từ đồng bằng Bắc Bộ mò mò đưa gạo lên. Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Phải nói ý chí của dân mình rất ghê gớm. Họ nhịn đói, nhịn khát, ăn lá lảu dọc đường. Dừng nghỉ thì nói chuyện thịt bò, nói chuyện nướng chả, làm thịt cầy, cứ như mình đang liên hoan, đang ăn thịt, mà toàn ăn thịt… mồm.

    - Vậy tin toàn thắng đến với anh lúc nào?

    - Lúc ấy khoảng 5h30 hay 6h chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hoả tốc, hoả tốc – Ngựa bay lên dốc ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi con ngựa với chú liên lạc, chứ làm gì có Đuốc cháy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng – Loa kêu từng cửa. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. ở gần dân e bị lộ. Nguyên tắc là bí mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn, và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thuỷ hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ – Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em, nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch – Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.

    Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có vẻ của một ông Phật, Hồng Diệu hỏi:

    - Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch anh có lên Điện Biên bao giờ không?

    - Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ.

    - Tưởng anh là trưởng ban tuyên truyền, anh có thể đi khắp nơi chứ.

    - Đâu có. Ông nói thế là nói cái anh tuyên truyền sau này, tuyên truyền bây giờ. Chứ lúc ấy, đi sao được. Mình cứ ngồi im chờ lệnh cụ Trường Chinh.

    - Tưởng anh viết Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam…

    - à, cái đấy mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lạ vàng. Đấy, đơn giản thế đấy.

    Rồi Tố Hữu lại cười. Hoá ra ông Phật này cũng thích đùa lắm. Ông nói mà cứ như nói đùa, và tôi nghĩ, phải là người uyên thâm lắm, thông minh và lịch lãm lắm mới có thể nhìn mọi sự đơn giản như thế, mới có thể đùa được như thế. Đùa là một phẩm chất của trí tuệ. Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. Đặt trong cái không khí của toàn bài, nó mới đắc địa, như người ta đang nghe một bản giao hưởng chát chúa toàn những kèn đồng, lại thấy vút lên mảnh mướt một tiếng sáo trúc đồng quê mát mẻ. Câu thơ ghép toàn những địa danh. Đưa địa danh vào thơ đâu có dễ dàng gì. Nhưng Tố Hữu có biệt tài trong cái kỹ nghệ ngày. Địa danh vào thơ ông thường rất nhuần nhuyễn. ở đây, dường như nó không còn là địa danh nữa, nó là kỹ nghệ chơi chữ cao, chơi chữ mà không thấy dấu vết của việc chơi chữ, chỉ có hai câu thơ với tên rừng, tên núi cụ thể mà Tố Hữu đã kết được thành một vòng hoa rực rỡ sáu màu. Đấy là vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Điện Biên lịch sử. Xuân Diệu là người đã có công trong việc phát hiện ra cái vòng hoa thầm lặng đó.

    - Sau này, ông Diệu ông ấy có khen tôi. Ông ấy tán ra thế, tôi mới biết nó như thế đấy chứ. Thực ra, đó là mấy cái địa danh có sẵn, địa danh có màu, dưới lại có trắng, có lam, có vàng. Cũng lại là màu nữa. Nó mới thành tấm thảm nhiều màu. Cái này, những anh em lý luận họ gọi là gì hỉ? Là tiềm thức à? Nghĩ cũng có lý hỉ?

    Ngừng một lát, Tố Hữu tiếp:

    - Bài thơ Điện Biên được viết nhanh lắm. Sau chiến thắng, tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến, quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên. Tôi đã đọc một loạt những hồi ký viết về Ông Cụ ở thời điểm này, nhưng không thấy ai nói đến chuyện đó. Cũng trong cuộc gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về, suốt đêm không ngủ được, cứ vẩn vơ mãi. Tôi nghĩ: tuyên truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ thuộc. Mình không nhận ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm, viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe được về Điện Biên, mình cho vào thơ hết, cho nó có vần có điệu, vì nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa, chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất, viết sảng khoái nhất. Hồi Cách mạng tháng Tám, mình cũng có bài thơ sảng khoái như vậy. Bài thơ nói về cái con chim gì ấy nó hót hót ấy…

    - à, đấy là bài Huế tháng 8 – Hồng Diệu chợt như bừng tỉnh – Có con chim nào trong tóc, nhảy nhót hót chơi. Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ.

    - ờ, đại khái là như vậy.

    Tố Hữu cười. Mấy anh em cùng cười. Không khí trong căn phòng thật ấm cúng vui vẻ. Tố Hữu tiếp tục câu chuỵện và Hồng Diệu lại làm bà Trần Thị Tuyết minh hoạ thơ cho ông. Phải nói trí nhớ của nhà tầm chương trích cú này cũng đáng hãi thật. Hầu như anh thuộc hết thơ Tố Hữu, kể cả những câu thơ trong quá trình sửa chữa, ông đã vứt rồi, mà Hồng Diệu vẫn còn thuộc. Anh đọc cho Tố Hữu nghe bằng một giọng von vót nửa kim, nửa thổ.Tiếng reo núi vọng sông rền…

    - à , cái đó mình cũng phịa đấy. – Tố Hữu cắt ngang giọng đọc đầy hào hứng của Hồng Diệu. – Hồi đó, đang phải bí mật, có ai dám reo hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí như thế mới có cớ mà hoan hô chứ. Mình hoan hô chiến sĩ Điện Biên, hoan hô ông Giáp. Lúc ấy, đại tướng võ Nguyên Giáp oanh liệt lắm. Người ra trận cơ mà. Một ông Tổng tư lệnh ra trận…

    - Thế sao sau này, trong những tập tái bản gần đây, anh lại cắt câu ấy đi?

    - Đâu, mình có cắt đâu – Tố Hữu ngạc nhiên. Mình chẳng biết gì đến chuyện ấy cả. Mình vẫn giữ đấy chứ, mà mình thấy cũng không có gì phải cải chính.

    - Bài thơ này khi anh viết xong rồi, Bác Hồ có đọc không?

    - Có chứ – Tố Hữu cười – Khi in ra, chắc Ông Cụ có đọc.

    - Thế Ông Cụ nói sao?

    - Ông Cụ chẳng nói sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác, nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác thì chưa bao giờ khen thơ tôi cả. Sau Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, tôi viết tiếp Ta đi tới và Việt Bắc…

    Đây là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Tố Hữu. Trong ba bài thơ viết cùng một giai đoạn ấy, Việt Bắc là một kiệt tác, dù còn lẫn mấy câu vè. Hai bài thơ còn lại cũng như phần lớn thơ Tố Hữu, sẽ bất tử nhờ lịch sử. Bởi nó đề cập đến những cái mốc lịch sử. Mỗi bài là một trang biên niên sử. Mà đề cập đến lịch sử, viết về lịch sử thì không ai bằng được ông. Chiến thắng Điện Biên đã qua 40 năm rồi, đã có hàng trăm bài thơ viết về sự kiện này, nhưng cho đến nay, quả thật vẫn chưa có bài thơ nào viết về Điện Biên vượt bài thơ ông. Cái hay của bài thơ không nằm trong câu chữ cụ thể mà nằm trong cái hơi chung của toàn bài.

    - à, lại nói về cái tên bài thơ. – Tố Hữu tiếp tục tâm sự – Lúc đầu mình lấy tên là Điện Biên Phủ. Nhưng sau nghĩ thấy không ổn. Điện Biên Phủ chỉ là một cái địa danh. Mình đổi thành Chiến thắng Điện Biên, cũng lại thấy vô duyên. Nghe nó như tên một bài báo. Mình đọc lại bài thơ, thấy có câu Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Thôi, lấy té luôn như thế cho rồi. Cái tên ấy hợp với không khí toàn bài – Tố Hữu nhìn sang tôi, sảng khoái như một người vừa thắng xong một trận đánh hóc hiểm – Thơ Khoa có lẽ chẳng bao giờ có hoan hô đâu nhỉ. Còn tôi thì tôi cứ hoan hô. Tôi còn hô cả khẩu hiệu nữa cơ. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Muôn năm, muôn năm Mác – Lênin. Đấy, tôi hô khẩu hiệu đấy, tôi chả sợ. Tôi muốn nói rằng: Không có cái gì là không thành thơ được. Tôi cho cả Nguyễn Văn Trỗi hô: Hồ Chí Minh muôn năm. Mà hô những ba lần kia.

    Tất nhiên, sau ba câu khẩu hiệu Hồ Chí Minh muôn năm, Tố Hữu đã hạ một câu thơ thật là thần tình: Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. Và thế là ngay lập tức, mấy câu khẩu hiệu khô khốc trên kia đã không còn là khẩu hiêu nữa, nó đã thành tình cảm, xúc cảm, thành nỗi niềm thiêng liêng của cả một đời người ở cái giây phút hiểm nghèo nhất. Và người đọc bỗng ứa nước mắt. Đấy là tài nghệ của một bút pháp lớn. Bút pháp bậc thầy.

    Câu chuyện Điện Biên tạm thời kết thúc. Tố Hữu quay sang hỏi Khánh Chi và tôi, cũng vẫn những chuyện văn chương. Khi chia tay ông, Khánh Chi mới rụt rè đề nghị:

    - Bác Tố Hữu ơi, bạn đọc ở báo Đại đoàn kết lại còn có yêu cầu này nữa. Họ muốn có mấy dòng chữ và chữ ký của bác. Bác chép cho một đoạn thơ nào đó trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.

    Tố Hữu vui vẻ:

    - ờ thì đưa sổ đây, có bút không?

    Nhưng khi đặt cuốn sổ của Khánh Chi lên đầu gối rồi thì Tố Hữu lại lưỡng lự. Hình như ông đang tính xem nên chọn câu thơ nào. Hồng Diệu liền tham mưu:

    - Xin anh chép đoạn này: Điện Biên vời vợi nghìn trùng / Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta…

    - Không, không được. – Tố Hữu lắc đầu – Phải chọn đoạn khác. Cái đoạn nói về huân chương. ờ, mà tại sao bây giờ, người ta lại không thích đeo huân chương nhỉ. Đối với tôi, huân chương bao giờ cũng có ấn tượng rất mạnh.

    Rồi ông cúi xuống viết vào cuốn sổ tay của Khánh Chi:

    Kháng chiến ba ngàn ngày

    Không đêm nào vui bằng đêm nay

    Đêm lịch sử. Điện Biên sáng rực

    Trên đất nước, như huân chương trên ngực

    Dân tộc ta, dân tộc anh hùng…

    Tố Hữu chép rõ từng nét chữ. Hồng Diệu đọc cho ông chép. Thỉnh thoảng, ông lại ngẩng lên, âu yếm chờ Hồng Diệu đọc tiếp. Tôi nhìn ông, ngỡ ngàng. Một nhà thơ lớn, nổi tiếng vào loại bậc nhất của nền thơ đương đại Việt Nam ngồi chép lại thơ mình, chép từ trí nhớ của một độc giả. Thật chẳng có gì sung sướng hơn được nhân dân thuộc thơ mình. Đấy chính là tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân đã trao tặng thi sĩ. Hạnh phúc lớn lao ấy, tạo hoá đâu có ban phát cho nhiều người.

    Tháng 5-1994

    • NON NGÀN says:

      NHÀ THƠ TUYÊN TRUYỀN

      Có anh thi sĩ tuyên truyền
      Thơ toàn khẩu hiệu bê nguyên thật buồn
      Thở ra luôn tụng Bác Hồ
      Miệng mồm xu nịnh chỗ nào lại không
      Điện Biên tưởng tượng lung tung
      Ngồi nguyên một chỗ nói vung vạn lời
      Đấy anh Tố Hữu trên đời
      Thơ như đám củi chỉ trôi theo dòng
      Trôi hoài chẳng tới biển Đông
      Trăm năm rã mục chắc không còn gì
      Bởi nào có giá trị chi
      Đa phần phịa đặt còn còn gì là thơ
      Đấy anh tự miệng nói ra
      Trần Đăng Khoa viết hẳn là không oan
      Đúng là sự thực vẽ vang
      Thơ mà kiểu ấy còn bàn để chi !

      TRĂNG NGÀN
      (28/6/13)

    • MÂY NGÀN says:

      “CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN”

      Ôi thơ giống hệt bài vè
      Đúng là Tố Hữu tập tành làm thơ
      Đọc qua toàn thấy Bác Hồ
      Ông Đồng, ông Giáp, chớ nào Điện Biên
      Nhét đầy khẩu hiệu tuyên truyền
      Nhà thơ đâu khác con thuyền Nghệ An
      Loại thơ ca ngợi quan sang
      Còn anh chiến sĩ có màng tới đâu
      Nhắc qua chỉ để mào đầu
      Bởi phần cảm xúc vẫn hầu như không
      Rõ ràng thơ kiểu lông nhông
      Cốt làm để được “Bác Hồ” đọc thôi
      Lại như đá sỏi trên đồi
      Ngổn nga ngổn nghến cũng đòi làm thơ !

      NẮNG NGÀN
      (29/6/13)

  4. DâM TiêN says:

    Thưa Trọng Đạt : Bài này sắp chui xuống vòng trời nhãn giới, nên DT
    không kịp nói ra cái gí cái gí,,,ẩn ức cõi lòng nhân thế Bùi Giáng…

    Vậy xin chờ bài ĐBP (2) sẽ xin hầu chuyện T.Đ vô cùng tao nhã.

    Khen tặng tâm thành của ông Trọng Đạt với tình hình chung Việt Nam.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thắc-Mắc says:
      23/06/2013 at 21:58

      Vài lời muốn nhắn với PHC :
      (1) Trọng Đạt đã chịu khó sưu-tầm vừa dịch vừa gợi ý cho chúng ta về mục-đích thiết-lập đồn-lũy Điện Biên Phủ và kết-quả thì ai cũng biết, tuy nhiên nguyên-nhân Pháp thua trận Điện Biên Phủ thì còn nhiều nghi-vấn : hoặc CSVN (nói trắng ra) quá giỏi, hoặc Trung Cộng quá tích-cực giúp-đở, hay Pháp (chính-quyền) muốn buông tay, hoặc Mỹ tiêu-cực giúp-đở Pháp (cũng có thể là thâm-ý của Mỹ cũng nên. v.v…) thì thay vì đi vào trọng-tâm với những phản-hồi xoay quanh, thì tôi chỉ thấy những ý-kiến …rườm-rà khác – nếu không nói là vô-bổ, thiếu đứng-đắn – kể cả ý-kiến của anh (PHC)

      (2) Tôi chưa có phản-hồi cho bài này, vì chưa có những ý-tưởng nghiêm-túc rõ nét. Bài chủ công-phu,thì chúng ta cũng nên đóng-góp tích-cực hơn.

      (3) Nhắn riêng PHC – Khoảng hơn 2 tuần nữa, Bùi Quyền sẽ đến GA thăm tôi và ở lại nhà tôi. Tôi ao-ước Niên-Trưởng chon những bài thơ ưng ý của mình, gởi cho tôi qua tay BQ ( hy-vọng là được !). Cám ơn trước.

      =====

      Tôi xin có một số ý kiến thật nhanh về hai thành phần chủ chốt trực tiếp tham chiến nhé:

      1/
      Về phía PHÁP: những tưởng bày binh bố trận đưa Việt Minh vào rọ, để dùng phi pháo diệt trọn gói các sư đoàn quân chính qui của Việt Minh, đang ngày một lớn mạnh.

      Trước khi dụ địch, Pháp đã cho dọn bãi thật kỹ, như ta thấy cứ điểm Điện Biên Phủ được xây dựng lai với pháo luỹ đồn bót ở thế ỷ dốc yểm trợ cho nhau. Lại thêm phi trường dã chiến được sửa sang lại …
      Quân Pháp được Mỹ mới tái vũ trang, nên muốn làm một cuộc thử lửa qua trận địa chiến với sự phối hợp hành động của không quân, pháo binh và bộ binh.

      Còn tại sao chọn ĐBP thì ai cũng rõ, một nút chặn quan trọng, không cho các cánh quân CS bắt tay với nhau. Việt Minh không thể xiết tay với Lào Cộng, như VM xiết tay được bới Tàu cộng ở biên giới mạn Đông Bắc. Để bộ ba Tàu, Việt và Lào cộng xiết tay nhau ở ngả biên giới Tây Bắc nữa là chỉ còn chờ sợi thòng lọng siết chặt cổ họng Pháp ở vùng đồng bằng sông Hồng mà thôi.

      Đây là vùng rừng núi hiểm trở, cho nên Pháp không hề nghĩ là Việt Minh có thể vận dụng pháo binh để vây quanh lòng chảo ĐBP được. Vả chăng có đưa pháo bao vây sẽ bị không quân dập cho tan nát. Chưa kể sẽ bị phát hiện từ xa, không thể nào vận chuyển lên các cao độ như thế.
      Mặt khác nữa, phải có đường tiêp liệu để có thể đưa đạn dược lên tận các ổ súng đại bác. Súng không hay thiếu đạn thì kể như hỏng bét kế hoạch ‘TIỀN PHÁP HẬU SUNG”, bởi làm sao đủ đạn mà pháo bày, pháo câp tập ngày đêm được chứ.

      2/
      Về phía VIỆT MINH.
      Đã tương kế tựu kế đưa Pháp vào rọ. Như đã nói rõ ở trên về Pháp bị bất ngờ do chủ quan khinh địch là chính và kế đó là sự tự tin đến độ mù quáng là mình sẽ chiến thắng, nên càng thua cay càng tố dữ, cho đến khi cạn lạng !
      Ở đây ta phải thực lòng mà ca ngợi VM đã tận dụng hết sở trường của mình và khoét sâu yếu điểm của đối phưong, để tạo nên một chiến thắng kỹ vĩ có một không hai, khiến cho giới quân sự Pháp ngã mũ thán phục và cho đến tận giờ vẫn còn ngưỡng mộ.

      Cái độc đáo của VM đưa đến chiến thắng sau cùng chính là NGHI BINH và giữ được BÍ MẬT QUÂN SỰ tuyệt đối ! Pháp kiểm soát chặc chẽ đến như thế mà vẫn không ngăn được pháo binh CS áp sát đến chung quanh mình mà chẳng hay biết gì hết cả.
      Rồi các đơn vị tác chiến tinh nhuệ của VM cũng nằm rải rác, chờ đến giờ hành động mới tập kết về nơi qui định trước và nhập trận thật nhanh.

      Cái độc đáo nhất là VM vận dụng được lòng dân, nên có được những đội dân công thật là TRÊN CẢ TUYỆT VỜI ! Đội dân công này còn hơn các đoàn tiếp vận cơ giới của Pháp và sau này của Mỹ nữa, nên đã đóng góp thật lớn để đi tới thắng lợi cuối cùng. Xem bài viết phỏng vấn Võ Nguyên Giáp trong tác phẩm của Trần Đăng Khoa để hình dung sơ sơ đội quân không trang bị một tấc sắc trong tay, nhưng bằng lòng yêu nước cực kỳ nồng nàn.
      Tóm lại kỹ thuật DÂN VẬN của VM vào hàng tuyệt kỹ, cộng với BẢO MẬT đã đánh tan một cứ điểm hùng hậu nhất của Pháp trong Chiến tranh Đông Dương lần Một !

      Cũng cần nói thêm một điều là, có cố vấn Tàu cộng tài giỏi thì cũng chỉ làm tham mưu, chứ còn điều binh khiên tướng trực tiếp ở mặt trận vẫn chính là NGƯỜI VIỆT !
      Cũng như LÒNG ÁI QUỐC là sự động viên đến giác ngộ quần chúng sống chết đi theo mình, hay nói khác đi nghệ thuật TÂM CÔNG của CS đã tới hàng siêu đẳng.

      Biết người biết ta trăm trận trăm thắng !
      Đây không phải là góp ý đề cao CS hay hàng tướng lãnh CS.
      Mà là phân tích rõ làm sao TÂM CÔNG cho giỏi để chống Cộng hiện nay.

      Nên nhớ hồi đó Việt Minh còn dấu kỹ mặt mày, còn bộ đội VM tuyệt đại đa số llà những công dân yêu nước thương nòi, muốn đánh đuổi quân Pháp tàn ác ra khỏi bờ cõi, và quyết chống lại các thành phần họ cho là tiếp tay với Pháp, chẳng hạn lực lượng quân quốc gia trong cái gọi là Liên quân Liên Hiệp Pháp thời quốc trưởng Bảo Đại chấp chánh.
      Nên xem đây là chiến thắng chung của dân tộc VN trước thực dân Pháp, hơn là chiến thắng của riêng phía CS, là một nhúm nắm đầu lực lượng Việt Minh thời đó.

      Còn nhiều điều tôi muốn tâm tình ở đây, nhưng rất tiếc chưa có thời gian để làm sáng tỏ hơn nữa.

      Kính bái,
      Lại Mạnh Cường

      • Thắc-Mắc says:

        Cảm ơn LMC khi đưa ra những lý-lẽ trên, tuy nhiên tôi nhận thấy thế này :
        (1) – Những lập-luận đó thì cũng đã được nhiều người nói đến rồi, hơn nữa, có những nhược-điểm (sẽ được trình-bày tiếp theo đây)
        (2) – Chúng ta không nên hồ-đồ đánh giá thấp Pháp mà cho rằng họ chủ-quan, khinh-địch, không nghĩ đến những khả-năng ‘ đội đá vá trời ‘ của Việt-Minh như dung dân-công để di-chuyển trọng pháo lên những vị-trí cao, v.v…Dĩ-nhiên không phải điều gì cũng gán cho phép lạ, nhưng với khoa-học thì khả-năng thực-hiện những kỳ-công được tính theo độ xác-suất. Với chiến-thuật, chiến-lược thì những đầu óc quân-sự không được phép bỏ qua những trường-hợp ‘ được cho là không thể thực-hiện được ‘ như trên. Đó là đầu-óc quân-sự với số vốn học-hỏi ở quân-trường, ở các khóa huấn-luyện và sự tìm đọc thô-thiển của tôi, còn nghĩ đến những trường-hợp ‘ không thể bị loại-trừ ‘, huống hồ là cả một Bộ Tham Mưu đồ-sộ của Pháp, Mỹ. Vậy thì với nhãn-quan quân-sự có tính cách chiến-lược, rộng lớn thì những danh-từ khinh địch, thiếu xem-xét, đánh giá địch-quân không có trong agenda. Mà chỉ thuần là những tiên-liệu cấp quốc-gia như chính-trị, ngoại-giao. Đây là ván bài lật ngửa, tháu cáy giữa những tay chơi Pháp. Mỹ, Trung-Cộng, Liên-bang Sô-viết ( lúc xảy ra trận Điện Biên Phủ) – giá-trị Việt-Minh cũng vô-nghĩa giữa những tay chơi bài này.
        (3) – Nhân-tâm chỉ được nói đến với tính-cách trường-kỳ, và không nên được đề-cập ở đây, trận Điện Biên Phủ này. Ở đây không phải là chuyện hội-nghị Diên Hồng. Quyết-định trận chiến ĐBP không nằm trong tay dân VN.
        (4) – Điều nên bàn là hoạt-động chính-trị, ngoại-giao của Pháp đối với Mỹ bề ngoài là những thất-bại, hoặc không đủ trọng-lượng để Mỹ từ-bỏ ý-định thay-thế Pháp tại Đông-dương. Tôi không nhớ bấy giờ De Gaulle còn làm Tổng thống Pháp hay thôi, và quả nếu còn, thì rõ-ràng đường-lối ngoại-giao giữa Pháp-Mỹ khỏi bàn. Chắc-chắn Pháp cũng đi lại chặt-chẽ với Trung-Cộng, và tôi đã nghĩ rằng Pháp it nhất cũng có một vài cam-kết nào đó với Trung-Cộng, vì lúc bấy giờ hội-nghị Bàn Môn Điếm về Triều-Tiên mới ký-kết hơn 2 năm, và thực-lực Trung-Cộng còn cần chỉnh-trang, bổ-sung (nhất là mới chiếm Hoa-Lục không bao lâu)., nghĩa là đường-lối ngoại-giao của Trung-Cộng với Pháp chắc-chắn khá mềm dẽo…
        (5) – Khái-quát ở trên là những điểm mà tôi cho là mấu-chốt cho sự tự tin của Pháp khi mở mặt trận ĐBP (làm rọ bắt cá), và quyết-tâm của VM khi muốn dùng ‘ gậy ông đập lung ông ‘). Quyết-tâm của VM có được là nhờ sự cam-kết chí tình ‘ môi hở rằng lạnh ‘ của TC. Phải công-nhận tình anh em của TC và CSVN quả là khắn-khít ( có thể là mưu-đồ của TC với kế-hoạch ‘ trồng người 100 năm ‘ của họ mà HCM rêu-rao sau này ). Vậy tôi nghĩ rằng, chiến-lược của Mỹ ( – muốn thay-thế Pháp tại Đông-dương, – âm-thầm nảy sinh muốn bắt tay TC làm hậu-thuẩn trong chiến tranh lạnh với Liên-Bang-Sô-Viết [ chính vì vậy mà TT Mỹ Truman đã không nghe lời Mac Athur nới rộng phạm-vi chiến tranh với TC, và còn bãi chức ông tướng 5 sao này cũng nên, nếu tôi không lầm] – tiếp-tục một cuộc chiến không chiến-thắng mà cốt để duy-trì [ cuộc chiến] với CSVN, – chiến-lược của Mỹ qua những thập niên tuy có thay-đổi, nhưng kết-nối với nhau). Có thể cho phép chúng ta nói được không rằng, chính-sách Mỹ đã quyết-định trận chiến ĐBP ? Chính-phủ Pháp có thể đánh hơi, hoặc biết được điều này. Chỉ tội-nghiệp cho Navarre, cho De Castrie, nghĩ rằng họ sai-lầm, cho hằng ngàn quân-nhân Pháp và QGVN, cho hằng chục ngàn bộ-đội VM + dân-công làm những con tốt hy-sinh, cho những HCM, VNG, v.v…’ tiểu nhân đắc chí tiếu hy hy ‘. Riêng HCM và CSVN – và nhất là tổ-quốc VN – 4 năm sau phải trả lại cái giá công-hàm 1958 ; và chưa hết đâu, hiện nay, hệ-lụy là cả mẻ lưới lớn mà TC đánh bắt được. Thì bây giờ, nhân-tâm mới là cần-thiết, hội-nghị Diên-Hồng mới là cần-thiết để giải-thể CSVN và chính-quyền VN đang nằm trong tay chúng.

  5. Tại sao Mỹ không can thiệp says:

    Mỹ không can thiệp vì Quốc hội không đồng ý, vì sợ chiến tranh lan rộng như ở Cao ly .. , nội bộ người Mỹ chia rẽ, bàn thảo, bất đồng ý kiến….

  6. nvtncs says:

    Tại sao Mỹ không can thiệp, không dùng B29 trải thảm ĐBD?
    Tài liệu dưới đây, không phải của một nhà báo hoặc một giáo sư mà do chính TT DD Eisenhower viết, trả lời.

    Để tóm tắt ý của TT Mỹ:
    1. Muốn quốc tế hoá chiến tranh ĐD.
    2. Muốn Pháp trả lại nền độc lập thật sự cho dân VN.
    3. Nhận định rằng, nếu không có sự tham gia và ủng hộ của người VN quốc gia, chặn CS ở ĐD, Mỹ cũng không làm được gì.
    TT Ike tin rằng dù Mỹ có can thiệp và Mỹ thắng quân sự ở ĐBP, nhưng nếu Pháp không trả lại độc lập cho VN và không được dân VN ủng hộ Mỹ-Pháp, thì rồi Mỹ-Pháp cuối cùng vẫn thua, vì chiến tranh ĐD của Pháp không có chính nghĩa. Nó là chiến tranh của thực dân Pháp.

    Pháp muốn gì:
    Theo nhận xét của Mỹ, Pháp nhất định không trả độc lập cho VN.

    Tôi thấy dân ta thật là không may mắn: kẹt giữa sự lường gạt của HCM, của CS quốc tế, và thái độ thực dân của Pháp; HCM lừa dân VN, rồi cũng chui vào thòng lọng lừa cuả CSTQ.
    Mỹ bất lực trước ván cờ do những quyền lợi trái ngược ( contradictoires ) của Pháp, CS Nga-Tầu, CSVN, Hồ Chí Minh xếp đặt.
    ————————————
    “Dwight D. Eisenhower, Decision Not to Intervene at Dien Bien Phu (1954)

    Dwight D. Eisenhower to Alfred Gruenther, April 26, 1954

    As you know, you and I started more than three years ago trying to convince the French that they could not win the Indo-China war and particularly could not get real American support in that region unless they would unequivocally pledge independence to the Associated States upon the achievement of military victory. Along with this-indeed as a corollary to it-this administration has been arguing that no Western power can go to Asia militarily, except as one of a concert of powers, which concert must include local Asiatic peoples.

    To contemplate anything else is to lay ourselves open to the charge of imperialism and colonialism or-at the very least-of objectionable paternalism. Even, therefore, if we could by some sudden stroke assure the saving of the Dien Bien Phu garrison, I think that under the conditions proposed by the French, the free world would lose more than it would gain.

    Dwight D. Eisenhower to Swede Hazlett, April 27, 1954

    In my last letter I remember that I mentioned Dien Bien Phu. It still holds out and while the situation looked particularly desperate during the past week, there now appears to be a slight improvement and the place may hold on for another week or ten days. The general situation in Southeast Asia, which is rather dramatically epitomized by the Dien Bien Phu battle, is a complicated one that has been a long time developing. . . .

    For more than three years I have been urging upon successive French governments the advisability of finding some way of “internationalizing” the war; such action would be proof to all the world and particularly to the Viet Namese that France’s purpose is not colonial in character but is to defeat Communism in the region and to give the natives their freedom. The reply has always been vague, containing references to national prestige, Constitutional limitations, inevitable effects upon the Moroccan and Tunisian peoples, and dissertations on plain political difficulties and battles within the French Parliament. The result has been that the French have failed entirely to produce any enthusiasm on the part of the Vietnamese for participation in the war. . . .

    In any event, any nation that intervenes in a civil war can scarcely expect to win unless the side in whose favor it intervenes possesses a high morale based upon a war purpose or cause in which it believes. The French have used weasel words in promising independence and through this one reason as much as anything else, have suffered reverses that have been really inexcusable.

    James C. Hagerty, Diary, Monday, April 26, 1954

    Indochina. The President said that the French “are weary as hell.” He said that it didn’t look as though Dienbienphu could hold out for more than a week and would fall possibly sooner. Reported that the British thought that the French were not putting out as much as they could, but that he did not necessarily agree with their viewpoint. “The French go up and down every day-they are very volatile. They think they are a great power one day and they feel sorry for themselves the next day.” The President said that if we were to put one combat soldier into Indochina, then our entire prestige would be at stake, not only in that area but throughout the world. . . . The President said the situation looked very grim this morning, but that he and Dulles were doing everything they could to get the free countries to act in concert. In addition, he said “there are plenty of people in Asia, and we can train them to fight well. I don’t see any reason for American ground troops to be committed in Indochina, don’t think we need it, but we can train their forces and it may be necessary for us eventually to use some of our planes or aircraft carriers off the coast and some of our fighting craft we have in that area for support.” “
    —————————-
    nguồn:http://wps.prenhall.com/wps/media/objects/173/177562/27_eisen.HTM

    • Thắc-Mắc says:

      Cảm ơn nvtncs . Tôi vẫn theo dõi những phản-hồi trả lời việc Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ. Nguồn tin của bạn đưa ra tuy hợp-lý, nhưng chỉ nói lên một phía : của Mỹ (Tổng thống Eisenhower) chưa hoàn-toàn khách-quan, chưa toàn-diện. Có một nguồn tin nào khác, ngoài Pháp, Mỹ, CSVN, và Trung-cộng, có tính-cách độc-lập, khách-quan hơn chăng ?

      • Lại Mạnh Cường says:

        LMCường:
        Sau khi CS Tàu chiếm được lục địa, bèn cho xuất cảng ngay cách mạng của mình sang lân bang, cụ thể là phía Đông Bắc là bán đảo Trìêu Tiên và phía cực Nam là bán đảo Đông Dương.
        Năm 1950 Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn và chiếm gần hết bán đảo Triều Tiên, khiến Mỹ vội vàng vào cuộc với viên thống tướng tư lệnh nổi tiếng ở mặt trận Thái Bình Dương thời Thế chiến Nai là Mc Arthur. Quân Mỹ đã đánh bật quân Bắc Hàn tới tận sông Áp Lục, tức áp sát biên giới với Tàu cộng, nên Tàu cộng bèn nhân cơ hội cho chí nguyện quân qua đánh giúp và đẩy lùi bước tiến của quân Mỹ.

        Trong khi đó Mao cho gia tăng viện trợ quân sự cho Việt Minh, từ việc rèn quân chỉnh cán và tổ chức quân đội cho qui mô hơn ngay trên đất Tàu, cho đến chuyện tái võ trang cho Việt Minh bằng các chiến lợi phẩm tước đoạt được từ phe quân Tàu Tưởng.
        Chính vì thế mà Việt Minh đã tung ra ngay một trận đánh có tính chiến lược vào năm 1950 ở dọc theo biên giới phía Đông Bắc, nhằm mở cửa ngõ thông thương dễ dàng với đàn anh Tàu cộng. Ta thường gọi đó là Trận đánh Cao Bắc Lạng, vì xảy ra ở các trọng điểm nói trên (Pháp gọi là trận đánh ở đường quốc lộ 4 / Bataille de RC 4; RC = route colonial; đường thuộc địa, nôm na thành đường quốc lộ =route national; còn VM gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2 hay nôm na là chiến dịch biên giới). Trọng Đạt đã có bài viết rất hay về trận này cách đây vài tháng trước trên DCV. Qua đó cho thấy quân Pháp và quân Việt trong cái gọi là quân đội Liên hiệp Pháp đã thất trận nặng ra sao

        Thực dân Pháp đã đánh giá đúng biến chuyển thời cuộc, cho nên trong năm 1950 đã đẩy mạnh hơn nữa chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Viên đại tướng năm sao danh tiếng của Pháp là De Lattre de Tassigny qua làm xếp lớn ở Đông Dương về chính trị lẫn quân sự. Pháp khẩn thiết yêu câu Mỹ viên trợ quân sự chông Cộng Sản!

        Rút kinh nghiệm từ Triều Tiên các Amercan thinktank sau đó đã cho ra đời THUYẾT DOMINO ! Mưu đồ của Mỹ chỉ nhằm NGĂN CHẶN LÀN SÓNG ĐỎ LAN RỘNG RA KHẮP VÙNG ĐÔNG NAM Á, CHỨ KHÔNG MONG TÌM MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ Ở ĐÔNG DƯƠNG !Thằng và chiếm miến Bắc là thằng Tàu cộng cho chí nguyện quân qua giúp liền tức thì !

      • Trần Vạn says:

        Có,15,000 oan hồn quân Việt Minh.

    • nguenha says:

      Thật quá rỏ ràng! cám ơn NVTNCS.

  7. DâM TiêN says:

    Tướng Navarre, kẻ chịu trách nhiệm nặng nề đã trúng mưu gian, làm mất ĐBP,
    làm Pháp sau đó bị hất ra khỏi toàn cõi Việt Nam.

    Nay Navarre dĩ nhiên phải ghi lại ba lăng nhăng xì cấu về ĐBP, và tránh nè không
    sờ vô sư thực, là mình bị…trúng mưu gian.

    Thế mà có thầy ký lục làng ta, cứ theo voi ăn bã mía, tưởng gì hay hay, đem
    chường lại một câu chuyện về ĐBP vừa sai lạc, nhạt như nước ốc.

    Nếu tự biết mình còn kém cỏi, thì nên đi học lại. Độc giả ĐCV đâu phải
    là bình dân học vụ ? Toàn là học vị cao hơn thầy ký làng ta cả đó, nhá !

    • Thắc-Mắc says:

      Tôi xin can ông anh. Tôi appreciate bài viết này, dù đó chỉ là một phần của cuốn sách do Navarre viết. Cho dù Navarre hay De Castrie có viết chủ-quan, viết lăng-nhăng cách nào thì người ta vẫn – trước hết cứ đọc, vì họ là những người trong cuộc – còn có viết như thế nào thì hạ hồi phân-giải. Trọng-Đạt có công sưu-tầm rồi đưa ra thì cũng tốt thôi, sao anh lại cứ rắc-rối với tác-giả như vậy. Điểm tôi cần biết và muốn lưu-ý là, sự thật Điện Biên Phủ nếu có thể được, càng được revealed càng nhiều càng tốt, để phá-bỏ những huyền-thoại, những cao-rao của phía CSVN. Ai cũng rõ rằng, không có sự trợ-giúp tích-cực về vũ-khí, đạn-dược, thực-phẩm và nhân-lực của Trung-cộng thì điều mà CSVN gọi là chiến-thắng ĐBP – và sau này nữa là 30/04/1975. làm sao có thể xảy ra được.
      ĐBP hay VNCH tan hang là chuyện quá-khứ, nhưng lịch-sử luôn lập lại. Chúng ta ôn cố tri tân. Con cái chúng ta tìm-hiểu lịch-sử, một phần cũng để rút kinh-nghiệm. Lịch-sử có thể cho chúng ta những bài học hay nếu chúng ta biết áp-dụng. Chào.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Bravo 3x

        Trọng Đạt DỊCH rất công phu.
        Ta nên trân trọng và đừng bới bèo ra bọ.
        Tôi chưa có thì giờ nên chưa có ý kiến nhiều.
        Chỉ meo riêng đề nghị TĐ nên viết tiếp theo trận Cao Bắc Lạng
        là trận Vĩnh Phúc Yên và cứ thế tuần tự đến giai đoại cuối là ĐBP.
        Có thể thiên hạ mới hiểu rõ diên tiến Chiến tranh Đông Dương lần Một.

        Trong đó có năm bản lề 1950, dẫn đến các biến cố lớn: 1/ Việt Nam hóa chiến tranh qua hành động mở các trường quân sự huấn luyện sỉ quan VN; 2/ đưa con bài Bảo Đại ra thành lập chính phủ để đẩy VN vào Liên Hiệp Pháp, dĩ nhiên hình thành quân đội quốc gia thật sự đánh đấm với CS; 3/ nhận viện trợ quân sự của Mỹ.

        Về giáo dục ta thấy đã đi trước một bước, kết quả là rút kinh nghiệm từ trường Y nói riêng và một số trường đại học khác nói chung, vào lúc Nhật đảo chính 1945, việc học hành bị gián đoạn một năm, do vắng mặt các thày Tây. Cho nên họ đã cấp tốc hóa việc Việt Nam hóa nền giáo dục ngay sau khi trở lại VN vào năm 1946.
        Họ chọn lọc ra một số người xuất sắc cho qua Pháp thi lấy bằng thạc sĩ để trở về thành giáo sư đại học (chẳng hạn bên y có hai ông thạc sĩ y khoa đầu tiên là bác sĩ Trần Quang Đệ học y từ Paris về và bác sĩ Phạm Biểu Tâm học y trong nước; sau đó là bốn ông khác như Mguyễn Hữu, Trịnh Văn Tuất, Nguyễn Văn Chung và Vũ Công Hoè. Hai ông đầu di cự vào Nam theo trường Y, hai ông sau ở lại Hà Nội vào năm chia hai đất nước 1954) và thành lập gấp rút trường Y Sài Gòn và coi như một nhánh (annexe) của trường Y Hà Nội (phía VN có ông PBT trấn ngự ở Hà Nội và trong Sài Gòn là ông Trần Quang Đệ)

        ======

        Ghi chú :

        MỘT CHÚT LỊCH SỬ Y KHOA ĐẠI HỌC ĐUỜNG SÀI GÒN (1954-1975) do giáo su Trần ngọc Ninh viết (nhxb Hội Y Si VN ở Canada xuất bản 2002) noi trang 27 và 28 cho ta một cái nhìn khái quát về “dàn đồng” của truờng Y Hà Nội ngoài các giáo su Pháp sau khi Việt Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến nên một số đông giảng viên lẫn sinh viên Y bỏ theo họ ra chiến khu:

        “Chúng tôi giúp giáo sư Huard để lập lại truờng Y khoa đại học Hà Nội mà chính ông gọi là Việt Nam. Một số sinh viên cu lần lượt trở về, anh Nguyễn Đinh Cát, anh Nguyễn Hữu, anh Trần Vỹ ở những lớp trên tôi, anh Hoàng Tiến Bảo, anh Nguyễn Văn Thọ, anh Lê Thế Linh ở những lớp sau tôi. Cũng vào khoảng thời gian ấy thì ở Sài Gòn, giáo sư A. Rivoalen và B. Joyeux lập ra một truờng Y khoa tại ngôi biệt thự số 28 đuờng Testard (sau đổi tên là đuờng Trần Qúi Cáp), giáo sư Trần Quang Đệ đuợc mời tham gia. Ở đây, các anh Nguyễn Lưu Viên, Đặng Văn Chiếu, Nguyễn Văn Út, đa tốt nghiệp. Truờng Quân Y Việt Nam đuợc mở năm 1949 với giáo su Trần Quang Đệ làm hiệu truởng, giáo sư Phạm Biểu Tâm làm phó. Anh Hoàng Văn Đức là sinh viên quân y đầu tiên.
        Bác si Phạm Biểu Tâm và giáo sư Trần Quang Đệ đuợc giáo sư Huard dẫn dắt sang Paris thi thạc si (LMC ghi chú: 1948) và là những nguời VN thứ nhất đậu thạc si các đại học Pháp quốc (về Phẫu khoa), sau đó là các bác si Đặng Văn Chung (Nội Khoa), Vũ Công Hoè (Co thể bệnh học), Trịnh Văn Tuất (Nha Khẩu Xoang) và Nguyễn Hữu (Cơ thể học) (LMC ghi chú : 1952)
        Truờng Y khoa Hà Nội bắt đầu có bề dày từ đó.”

      • Lại Mạnh Cường says:

        Ông Nguyễn Lưu Viên ở phần một lại viết vào giai đoạn trên nhu sau:

        [trích]
        Trong lúc đó thì Pháp đã trở lại Hà Nội, và năm 1947 thì Trường Y Dược khoa Hà Nội hoạt động trở lại và được chia ra làm hai cơ sở: một ở Hà Nội (được gọi là section de Hanoi) với Thầy Huard làm khoa trưởng và một ở Sài Gòn (được gọi là section de Saigon) với Thầy Massias làm khoa trưởng.
        Ở Sài Gòn, trường Y Dược khoa được đặt tại một tư thất (villa) ở đường Testard (sau đổi tên là đường Trần Quí Cáp). Tư thất nầy khi trước là của chị bác sĩ Henriette Bùi (con của cụ Bùi Quang Chiểu, một chính trị gia có tiếng ở miền Nam).
        Nên để ý rằng lúc ấy trường Thuốc Sài Gòn không có tên là Faculté de Médecine de Saigon mà có tên chính thức là Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie de Hanoi (Section de Saigon) làm cũng như thể là các thầy Pháp có linh cảm trước (trước 28 năm) rằng Hà Nội sẽ chi phối Sài Gòn?)

        Sau đó dưới thời Đệ nhứt Cộng Hòa (vào thập niên 60) nhờ sự viện trợ của Mỹ, một trường Y khoa Đại học nguy nga được xây cất trong vùng Chợ Lớn như chúng ta đã biết… và đã phải vĩnh biệt.
        B.s. Nguyễn Lưu Viên
        Tập san Y sĩ – số 108
        tháng 9-1990
        [hết trích]

      • Lại Mạnh Cường says:

        Tôi xin phép dẫn chứng thêm, để làm sáng tỏ việc tại sao lại Việt nam hóa nền giáo dục tại VN của thực dân Pháp thông qua kể lại một chút lịch sử trường Y Hà Nội sau khi Nhật đảo chính Pháp, rồi đầu hàng vào năm 1945; tíêp theo quân Tàu phe Tưởng Giới Thạch vào Bắc và trong Nam là quân Anh vào VN, để giải giới và tiếp nhận đám quân Nhật thua trận. Thực dân Pháp thừa cơ hội này đã theo chân quân Anh vào theo. Việt Minh cũng nhân cơ hội tốt cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật lập ra , rồi tuyên bố toàn quốc kháng chíên chống Tây thực dân vào năm 1946.

        LMCường:
        Căn cứ theo sách trên của giáo sư Trần Ngọc Ninh thì khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ lớn, hai ông Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng đi theo Việt Minh vào chiến khu, và ông Phạm Biểu Tâm ở lại cùng với ông Ninh bố ! Ông Ninh được “assimiler” như nội trú (theo lời kể của ông Nguyễn Lưu Viên ở bên dưới, vì lúc đó tình hình lộn xộn nên không tổ chức được thi nội trú. Xin kiểm chứng lại chi tiết này).

        Cũng theo như ông Nguyễn Lưu Viên viết bên trên thì khi Việt Minh cướp chính Quynh năm 1945 bác sĩ Hồ Đắc Di lên làm khoa trưởng và có Tôn Thất Tùng phụ tá. Cho nên khi quân Pháp trở lại Việt Nam giáo sư Huard nắm quyền khoa trưởng, tổ chức lại trường lớp, nên mời ông Phạm Biểu Tâm thay cho vai trò của Tôn Thất Tùng. Rồi giáo sư Huard đưa hai ông Phạm Biểu Tâm và Trần Quang Đệ sang Pháp thi thạc sĩ Ngoại Khoa năm 1948.

        Cũng theo như ông Ninh Bố thì ông Nguyễn Hữu học lớp trên; còn ông Nguyễn Lưu Viên cho hay học Cung nằm thứ nhất với ông Nguyễn Hữu, nhưng rồi bị học lại năm thứ nhất cho nên không hiểu có cùng lớp với ông Ninh Bố chăng ?

        Nguyễn Lưu Viên:
        [trích]
        Tội nghiệp anh Sinh sau khi phải ở lại (redoubler) năm thứ Nhứt cũng như tôi, thì rồi phải “sortie lat” (nghĩa là bỏ nghề thuốc) bởi lẽ thi bốn kỳ không đậu
        [hết trích]

        Nguyễn Lưu Viên:
        [trích]
        Ra tới Hà Nội tôi đến trình diện ở Trường Thuốc (lúc ấy cụ Hồ Đắc Di làm khoa trưởng, anh bác sĩ Phạm Khắc Quảng làm tổng thư ký) thì anh Quảng cử tôi làm lưu trú (stage interné) cho khu Lazaret mà anh ấy đang phụ trách (vì thầy Rivoalen cũng như tất cả thầy Pháp khác không còn dạy ở trường nữa). Lúc ấy thì ở bệnh viện Bạch Mai đã có anh Phạm Phú Khai làm lưu trú cho khu Tai Mũi Họng, anh Phan Đình Tuân lưu trú cho khu Sản khoa, anh Nguyễn Danh Đàn và anh Trần Vỹ lưu trú cho khu Nội thương, và anh Xuân (quên họ là gì chỉ nhớ anh là Xuân Violon vì anh ấy đàn violon khá lắm) lưu trú cho khu Bệnh ngoài da.
        [hết trích]

    • quân dân nam bộ says:

      Ông Tổ sư y trị Lại mạnh Cường đã bảo Dâm tiên fermer sa gueule, người ta đã nói Dâm tiên hãy câm cái mõm lại mà vẫn chửi đổng. Mỗi lần Dâm tiên mở miệng ( múa bút) là mùi hôi thối bay khắp diễn đàn, đặt cái tên Dâm tiên cho thấy là một tên CAM bất lương. Cút đi cha nội. Tôi đồng ý với Thắc Mắc, người ta bỏ công dịch để hậu thế tìm hiểu . . . như chuyện Lã Sanh Môn, mỗi người kể một chuyện. Kẻ hợm mình chê bai người khác . . cái thói khinh mạng hạ cấp này đến nay còn tồn tại trong óc một tên dâm CAM? Thánh than thiên địa ơi ! Bỏ đi tám .
      QDNB

      • DâM TiêN says:

        Xin quân rân nam bộ thứ tha cho nhá nhá.
        Với qdnb, thì bài này là một kho vàng.
        Với DT, thì cái kho đã trống trơn trọi.
        Thiệt là, bình đảng hay đồng đẳng xem ra
        cũng khó quá, ta!

  8. Đông Dương.Hấp hối says:

    Hấp hối hay lâm chung hay ủm củ tỷ thì cũng chẳng quan trọng gi`
    Quan trọng là cái nội dung của nó có khách quan hay chủ quan không, thế thôi

  9. Dâm Tiên nói tiếng Tây says:

    Ông lính khố đỏ Dâm Tiên ba đời làm bồi Tây nói:

    “Lèo lèo me zông đô bố coup tết bớp”
    (l’elève maison d’eau beaucoup tête boeuf)
    Học sinh trường nhà nước đầu bò lắm.

    • Dâm chính thống says:

      Dâm Tiên
      ” nó’ ngu thế, cứ văn vẻ ba xu mãi thế này?

      • Thắc-Mắc says:

        Nhắn riêng Dâm chính-thống, hay DT, hay Ý-Yên, hay PHC hoặc đúng nhất là PTM, xem lại phản-hồi cũ, có reply của tôi cho anh. Sáng nay phone cho anh mà không thấy ai bắt chuyện. Chiều nay BQ sẽ đến gặp anh. Thân,

      • Ôg Chống Vc says:

        @Thắc-Mắc

        “24/06/2013 at 09:26
        … Sáng nay phone cho anh mà không thấy ai bắt chuyện. Chiều nay BQ sẽ đến gặp anh. Thân,” TM

        1) Những thông tin cá nhơn khi muốn trao đổi, hẹn hò, etc…nên dùng facebook thì tốt hơn cả!
        2) danchimviet.info phải qua một hộp đựng thư; để mods xem xét, etc…Vì thế bạn sẽ phải chờ đợi mệt xỉu…
        3) DCVOnline.net thì từ trước đến nay vẫn thế…có nghĩa là thả dàn; bạn có thể góp ý, trao đổi, hẹn hò (y chang facebook vậy)…mà không cần phải đợi chờ mods…kiểm duyệt gì ráo trọi.

        Trường hợp của bạn, thì ÔgcVc khuyên nên dùng DCVOnline.net. Hơn nữa cụ Ý giăng mùng 24/24 nơi đó đó…

      • Tô Mã Ý says:

        Thắc Mắc thân:
        Cảm ơn còn nhớ đến PTM. Mình sẽ phone cho BQ. Bạn ta đang
        đi một vòng “làm lại’ quân sử. Thất đáng khen. Mình bị đau, mới
        làm Microwave ( Laser) nên mất sức lắm, chưa đến thăm BQ.

        Mình biết sẽ có biến động, nhưng chưa xác định ngày N, nên còn
        nấn ná nơi đây. Mong sẽ được gặp hai bạn TM và BQ. Thân,
        YY

  10. Tô Mã Ý says:

    Thưa Hồn Liệt Sĩ ( đồng kính gởi ông Trọng Đạt):

    Tôi có đọc hai đoạn văn ngắn, một của ông Hồ, một trên một trang báo Pháp, mà lâu
    quá, tôi quên mất tên —– Về ông Hồ như sau ,” Đây là một vấn đề CHÍNH TRỊ vô cùng
    quan trọng. Vậy các chú phải đánh thắng, đánh thắng bằng bất cứ giá nào.” Như vậy,
    ông Hồ, tuy không chủ động trong việc tung ra chiện trận ĐBP, nhưng cũng được
    gián tiếp thông báo, hay gợi ý cho biết về mục đích tối hậu của ĐBP trong chiến tranh
    Đông Dương. AI gợi ý cho ông Hổ? — chưa biết rõ là Tàu hay là…Mỹ?

    Vế bài báo kia, thuật lại lời cáo lỗi về phía Mỹ ,đã không can thiệp vô trện ĐBP như đã
    hứa,” Chúng tôi rất tiếc về việc các phi đoàn B.29 đang bận công tác huấn luyện ,nên
    không thể đến tham dự trân DBP bên cạnh quân đội Pháp.”

    Tạm kết về ĐBP. Đây là một kế hoạch quốc tế, có thỏa thuận hay lừa dụ lẫn nhau,
    mà không phải là kế hoạch chủ động của ông Hố , ông Giáp. ( xin còn tiếp…)

    • vk mỹ says:

      Mỹ không cho máy bay vận tải vào ĐBP ư? Có đấy, lên ĐBP mà xem cái xác máy bay 2 thân của Mỹ bị Việt Minh bắn rơi!

      • DâM TiêN says:

        Pháp cũng có máy bay do Mỹ viện trợ.

        Nhưng, những không đoàn B.29 của Mỹ đã không tới.
        Và Pháp bị hụt hẫng , thua.

        ( Trận ĐBP là thế dọn đường cho Mỹ TEST Trung
        Cộng qua chiến tranh VN, và Mỹ đã thuyết phục được
        Trung cộng, để rảnh tay hạ đo ván Liên Sô. )

        Đó là sách lược đông hòa Tôn Quyền, bắc cự ( diệt )
        Tào Tháo.

Leave a Reply to Tại sao Mỹ không can thiệp