WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận Điện Biên Phủ [1]

 

Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ

Nguyên tác của Henri Navarre
Trọng Đạt dịch
LND : Bài này trích dịch trong cuốn Agonie de l’Indochine của Đại tướng Navarre, Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ đầu tháng 5-1953 cho tới đầu tháng 6-1954. Ông được triệu hồi về Pháp sau khi Điện Biên Phủ thất thủ 7-5-1954. Năm 1956 ông viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối, dầy 335 trang mục đích để bào chữa cho ông và quân đội Pháp về nguyên do bại trận tại Điện Biên Phủ và qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối và sụp đổ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954.

Sư thật người dân Pháp, chính phủ đã quá chán ngán cuộc chiến này, tốn kém về tài chính, nhân mạng mà không biết bao giờ chấm dứt, họ muốn bỏ Đông Dương vì không còn quyền lợi. Năm 1945 Pháp vào Việt Nam để chiếm lại thuộc địa nhưng nay mục đích ban đầu không còn, chế độ thuộc địa cáo chung, các nước Anh, Hòa Lan.. đã trao trả độc lập cho các thuộc địa của họ. Theo Navarre kể lại trong các chương trước từ giữa năm 1952 trở đi, nhất là từ 1953 trong khi Trung Cộng ngày càng gia tăng quân viện cũng như giúp Việt Minh thành lập thêm nhiều đơn vị chính qui thì chính phủ Pháp không tăng cường thêm cho chiến trường Đông dương.

Mặc dù năm 1953, 1954 viện trợ Mỹ cho Pháp gia tăng nhiều, riêng 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí (The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2) nhưng quân Pháp tại Đông Dương ngày càng suy yếu so với Việt Minh cả về chủ lực quân lẫn hỏa lực. Trang 42 tác giả cho biết Việt Minh có một lực lượng chính qui tương đương 9 sư đoàn (6 sư đoàn có danh hiệu, một không tên và nhiều trung đoàn độc lập), trong khi Pháp chỉ tương đương 3 sư đoàn (7 nhóm lưu động, 8 tiểu đoàn nhẩy dù, trang 43).. Tóm lại trận Điên Biên Phủ là hậu quả khó tránh của tình trạng ngày càng suy yếu của Pháp so với Việt Minh, cái mà ông goị là tình trạng hấp hối của Đông Dương.

Việt Minh thắng Điện Biên Phủ nhờ quyết tâm hy sinh nhiều nhân mạng và nhận được viện trợ quân sự tăng vọt của Trung Cộng khi bắt đầu trận đánh. Trong suốt trận đánh trên 50 ngày, Việt Minh đã pháo xuống khu lòng chảo vào khoảng 200 ngàn quả đạn đại bác và súng cối lớn. Giữa thập niên 80 tôi có được đọc một cuốn sách dài khoảng 100 trang do một đại học Mỹ xuất bản năm 1974 nói về mười trận đánh lớn nhất thế giới, (lâu quá không nhớ rõ tên, The great military battles?). Sách gồm mười bài, mỗi bài do một Giáo sư hoặc một nhà nghiên cứu viết, Điện Biên Phủ cũng được xếp trong số mười trận đó và xếp hàng thứ mười, họ xếp theo thứ tự thời gian, trước đó là trận Bá Linh và Stalinggrad.

Trong phần mở đầu, nhà xuất bản cho biết: những trận đánh lớn nhất thế giới ở đây không hẳn là lớn về số lượng quân sự, nhân sự mà vì nó thay đổi một khúc quành lịch sử. Thí dụ trận Stalingrard 1942, là khởi điểm cho sự bại trận của Đức Quốc Xã, trận thủy chiến Midway 1942, Nhật thảm bại thua luôn cuộc chiến Thái Bình Dương. Trận Điện Biên Phủ 1954 đã kết thúc chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương và lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh dài như vô tận.

Mặc dù Điện Biên Phủ chỉ là một trận nhỏ về quân sự, tổng số quân hai gần 70 ngàn người, tương đương với 6 hoặc 7 sư đoàn, so với Stalingrard tổng số cả hai phía gần một triệu rưỡi người, ước lượng từ 130 tới 150 sư đoàn nhưng Điện Biện Phủ cũng được coi như ngang hàng với Stalingrard vì ý nghĩa lịch sử của nó. Về điểm này tác giả Bernard B. Fall trong cuốn sách nổi tiếng Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu cũng nói vậy (Preface, trang VII).

Tôi đã đọc phần nói về Điện Biên Phủ trong Agonie de l’Indochine vào năm 1972, tình cờ nay lại có được cuốn sách này do một người bạn du lịch châu Âu về gửi tặng, nó là môt tài liệu quí và hiếm, xin dịch lại để phổ biến cùng quí vị.

Tôi xin dịch nguyên văn Chapitre VII, La Bataille De Dien Bien Phu từ trang 188 cho tới trang 258 trong Agonie de l’Indochine của Henri Navarre, in năm 1956, nhà xuất bản Librairie Plon, Paris. Vì bài dài 70 trang bằng gần 1/5 cuốn sách nên tôi bỏ bớt một số chú thích rườm rà. Hành văn của Tướng Navarre nhiều chỗ cô đọng khó hiểu nên đôi khi tôi có chú thích thêm cho sáng sủa.

—————————————————

dbpmap
Chương VII

Trận Điện Biên Phủ

Tại Sao Có Điện Biên Phủ?

Một câu hỏi đã được chúng tôi đặt ra nhiều lần: ta sẽ làm gì tại cái nơi hẻo lánh miền Thượng du Bắc Việt này.

Để hiểu lý do tại sao tôi cho chiếm Điện Biên Phủ (ĐBP) và chấp nhận trận đánh, ta cần trở lại tình hình cuối tháng 10-1953 khi Việt Minh bỏ kế hoạch tấn công vùng châu thổ Bắc Việt (Delta) hướng về Thượng du (Bắc Việt) và Thượng Lào. Những ngày cuối tháng 10, chúng tôi được biết lính địa phương Thái bị hai tiểu đoàn chính qui tấn công và Sư đoàn 316 bỏ vùng châu thổ tiến về Lai Châu.

Những ngày đầu tháng 11 có nhiều dấu hiệu cho thấy những đơn vị quan trọng không được xác định rõ của các Sư đoàn 304, 308, 312 có lẽ tiến về Thượng Du theo sau Sư đoàn 316. Dần dần do những nguồn tin chính xác chúng tôi biết kế hoạch của Việt Minh (VM). Tại Tây Bắc Đông Dương họ nhắm tiêu diệt quân địa phương Thái , thanh toán đồn lũy Pháp tại Lai Châu và mở rộng ảnh hưởng VM tại Thượng Lào (Phong Saly – Nam Bac – Luang Prabang) để dễ kiểm soát toàn vùng biên giới Hoa – Lào và để tiếp cận với Thái Lan. Căn cứ dự định cho chiến dịch của họ là ĐBP.

Trước tình thế ấy, rõ ràng là vào cuối tuần đầu tháng 11, ta cần phải quyết định ngay nếu không địch sẽ ra tay trước. Cần phải bảo vệ Lào hay không? Nếu cần phải làm sao?
*
* *

Việc bảo vệ Lào luôn luôn là trách nhiệm thường trực của Tư lệnh Đông Dương, nhưng trong chiến dịch 1952-1953 hầu như toàn bộ quân trừ bị của chúng tôi đã được sử dụng để bảo đảm kết quả và đã gây nên những khó khăn vô cùng cho hiện tình quân đội Pháp. Tôi đã đệ trình lên Ủy ban Quốc phòng xin bớt trách nhiệm cho Tư lệnh từ tháng 7-1953 nhưng không thấy quyết định gì cả, nhiệm vụ không đổi mới, vẫn y như cũ.

Nó vẫn y như thế và còn có tính bó buộc, vả lại ngày 28-10 một hiệp ước mới được ký kết tại Paris với chính phủ Lào, do văn kiện này nước Lào vào Liên hiệp Pháp, Pháp có bổn phận phải bảo vệ Lào. Hiệp ước này về mặt ngoại giao được coi như khuôn mẫu cho Việt Nam và Miên sau này, nếu không tôn trọng mười lăm ngày sau khi ký sẽ làm hủy hoại tới chính sách cùa chúng ta.
Tôi hỏi ý kiến ông Tổng ủy viên (1) đầu tháng 11 (1953), ông nói việc bảo vệ Lào là tất nhiên. Ông Marc Jacquet, Bộ trưởng Các nước liên kết (2) tới Đông Dương vào giữa tháng 11cũng nói thế, ông còn cho biết nếu để VM chiếm Luang Prabang và tiến tới sông Cửu Long sẽ gây chấn động dư luận Pháp và cuộc chiến Đông dương sẽ không tiếp tục được.

Chúng ta đã hiểu nguyên nhân nhưng làm cách nào để bảo vệ? Phải che chở trực tiếp nó hay hoặc bảo vệ gián tiếp bằng những lực lượng từ châu thổ (Bắc việt) mục đích buộc Quân đoàn VM (3) hoặc một phần lực lượng của họ phải đương đầu?

Câu hỏi này phụ thuộc vào chiến lược chung của chiến trường lớn Đông Dương mà tôi đã nghiên cứu ở trên kia (Chương VI). Vì thiếu phương tiện (4), dù muôn hay không tôi phải quyết định bảo vệ trực tiếp Lào.

Bảo vệ ở đâu cho chắc?

Từ xứ Thái, sẽ là nơi Việt Minh tập trung, đường vào Lào gồm hai chùm: cả hai đều tới Cửu Long thượng. Đường từ đông qua Sầm Nứa và cao nguyên Traninh tới Paksane, Luang Prabang và Vạn Tượng. Nó được cai quản bởi một đồn lũy tại Cánh đồng Chum do Tướng Salan lập lên từ năm trước. Đi từ hướng Tây là tốt nhất, bắt đầu từ Tuần giao, ở chỗ này qua Điện Biên Phủ và và thung lũng có đường sông Nam Ou dẫn tới Luang Prabang rồi tới Vạn Tượng.

Chúng tôi có tin chắc chắn lực lượng lớn của Việt Minh sẽ mượn đường này. Nếu tính toán ra thì sẽ biết có lẽ Quân đoàn VM ờ ĐBP đầu tháng 12 (1953) và tới Luang Prabang ngày 1-1-1954. Những tuần lễ đầu năm sẽ thấy họ tới Vạn tượng ít nhất cũng bằng những đơn vị khinh binh và họ đi dọc theo sông Cứu Long biên giới Thái Lan.

Việc bảo vệ Lào không thể dùng vận động chiến (5). Tôi đã nói tới trong một chương trước vì những lý do: địa thế, quân Pháp không thích hợp. Vì thế ta phải cần một phương pháp khác. Cái mà truyền thống ta gọi là “chiến tranh vị trí” (6), cũng gọi bằng một từ tối tân đó là hệ thống những “con nhím” hay những “đồn lũy” (7), một giải pháp xoàng nhưng qua thử thách cho thấy chỉ có nó là xài được. Nó không ngăn được các đơn vị khinh binh của địch di chuyển nhanh, nhưng nó bảo đảm cho ta những điểm cơ bản bằng ngăn chận xâm chiếm của địch. Chính phương pháp này Tướng Salan đã cần tới năm trước.

Ở đâu chúng ta có thể lập những “vị trí” những “con nhím”, những “đồn lũy”- người muốn gọi nó theo cách nào cũng được?
Chỉ bảo vệ Lào ở ở Luang Prabang hay ở Vạn Tượng là những giải pháp không đủ chống lại những thử thách sơ đẳng. Về phương diện chính trị cũng như bảo vệ Pháp tại Paris và tại Orléans. Thực vậy Luang Prabang có tầm chính trị quan trọng, Vạn Tượng chỉ là một thủ đô hành chánh không có gì. Chiến đấu cho Luang Prabang có lợi rất lớn. Chiến đấu cho Vạn Tượng chẳng có lợi gì. Tốt hơn hết là cho di tản toàn bộ Thượng Lào.

Về mặt quân sự cả hai thủ đô này đều khó phòng thủ cả về lục quân cũng như không quân. Luang Prabang là một nơi hẻo lánh bị bao bọc tứ bề. Máy bay tới đây gặp trở ngại quanh năm. Vạn Tượng có thể bảo vệ bằng bộ binh dễ hơn nhưng với điều kiện phải khai quang rừng. Lại nữa những phi trường của hai thủ đô cách xa thành phố cần phải mất nhiều quân bảo vệ . Sau cùng nó cách quá xa phi trường châu thổ Bắc Việt không thể xử dụng được.

Cho dù ngay cả chúng ta xử dụng những phương tiện lớn (8) để bảo vệ Luang Prabang và Vạn Tượng để địch từ bỏ ý định đánh chiếm, họ sẽ không đánh thẳng mục tiêu mà đồn lính của ta tại đó sẽ bị bao vây ngay. Chúng ta sẽ không ngăn được VM chiếm những vùng xung quanh và chứng tỏ sự hiện diện của họ tại biên giới Thái Lan, đó là mục tiêu chính trị của họ.

Đối với mục tiêu này, địch nếu không bị buộc phải đánh vẫn có thể tiến tới mà không cần phải huy động cả Quân đoàn tác chiến. Họ còn một phần của lực lượng đáng kể ở tình trạng sẵn sàng, hoặc để tác chiến tại châu thổ Bắc Việt, hoặc để tăng cường cho miền trung Đông dương. Mặt trận 1954 cho thấy chắc chắn sẽ mất Thượng Lào hoặc một trận lớn tại châu thổ BV với ưu thế lực lượng rất mạnh về phía địch sẽ khiến Pháp thiệt hại nặng (9), hoặc VM sẽ tiến mạnh về phía Nam qua Trung Lào.

Để ngăn chận địch vừa có thể tới sông Cửu Long và vừa có những lực lượng gây nguy hại cho chúng, tôi chỉ có một giải pháp: cản đường hành trình họ sẽ đi qua bằng một đồn lũy, được thiết lập sao cho VM bị bó buộc hoặc phải đi vòng để che dấu những lực lượng rất lớn hoặc phải tấn công đồn trước khi tiếp tục đi qua.

Lập đồn lũy ở đâu?

Lai châu, thủ phủ chính trị của xứ Thái và là nơi duy nhất Pháp có phi trường tại miền Thượng Du rất xa đường đi của địch không ngăn chận được họ. Vả lại đứng trước áp lực mạnh, vị trí sẽ khó bảo vệ. Phi trường có đồn lũy bao quanh nắm trong một thung lũng hẹp và sâu. Ngay cả khi thời tiết tốt, máy bay đến đó cũng phải nhào lộn. Tại đây thường thì thời tiết xấu.

Chỉ có một địa điểm có thể lập phi trường được nằm phía nam Lai Châu 90km, đó là Điện Biên Phủ. Giá trị chiến lược của vị trí tại ĐBP đã được biết từ lâu lắm rồi. Ngày xưa Quân phương Bắc xâm lăng từ đây đổ xuống Thượng sông Hồng. Chúng tôi luôn luôn có một đồn tại đây, mà năm ngoái phải rút vì bị VM tấn công.

Trước khi ra đi (10), tướng Salan đã cổ võ cho việc chiếm lại ĐBP, ngày 25-5-1953, ông viết trong một bài nghiên cứu về việc bảo vệ Thượng Lào “Nay cần hoàn tất chủ lực quân tái lập căn cứ phòng thủ ĐBP. Từ đầu tháng giêng 1953 tôi đã khuyến cáo việc tái chiếm nơi đây, tôi thấy việc chiếm đóng địa phương này rất cần thiết cho an ninh Luang Prabang. Những biến cố trong khoảng tháng 4 tháng 5 (1953) vừa qua cho thấy sự cấp bách của chiến dịch này mà chỉ vì thiếu phương tiện vận chuyển hàng không đã ngăn cản sự thực hiện trước các cuộc tấn công của VM mới đây.

Các nhà cầm quyền Ai Lao biết rõ đất nước họ, cho là khi ĐBP không được chiếm lại, đường đi Luang Prabang bỏ ngỏ vì giữa ĐBP và thủ đô không có vị trí phòng thủ nào. Sau cùng chúng tôi biết VM cũng đánh giá cao vị trí của ĐBP (11). Sự quan trọng của ĐBP không thể chối cãi được cũng như khi cuộc chiến của chúng tôi mở rộng. Nó là nơi hội tụ của các chặng đường nối những vùng biên giới Lào, Thái Lan, Miến điện, Tầu. Vị trí này rất khó đến bằng đường mòn trên đồi núi. Cánh đồng ĐBP đông dân, trù phú nhất miền Thượng du. Sản lượng lúa gạo tại đây rất thừa thãi có khả năng nuôi sống từ 20,000 tới 25,000 người. Phi trường có thể mở rộng rất nhiều, có khả năng gấp hai gấp ba lần.

Tuy nhiên ĐBP, trong những trường hợp mà chúng tôi thấy, có một trở ngại lớn về hàng không, nó cách xa phi trường tại châu thổ BV, nhưng phải chấp nhận khó khăn này không có cách nào khác.

Trong bất cứ trường hợp nào, bảo vệ ĐBP bằng không quân sẽ hơn là đánh địch tại Luang Prabang và Vạn Tượng. Vả lại đường xa gây trở ngại cho ta về không quân nó cũng gây trở ngại cho VM về tiếp liệu. ĐBP cách Châu thổ 200 km, cách biên giới Tầu 300 km, không có đường từ biên giới tới đó, hoặc nếu có cũng bị phá hỏng. Vì thế nếu đánh ĐBP, Việt Minh phải dùng dân công tiêp tế, khả năng giới hạn thôi. Trong môt bài nghiên cứu tháng 5-1953 về các chiến dịch miền Thượng du, Tướng Salan nêu ý kiến VM không thể dùng nhiều vũ khí nặng vì khó khăn về vận chuyển.Thực ra viện trợ tăng cường ồ ạt của Trung Cộng cho thấy những dự đoán trên sai.

Về phương diện chiến thuật sự phòng thủ ĐBP cũng tương tự như tất cả những đồn lũy trong vùng đồi núi bao quanh một phi trường.Vị trí sẽ là chỗ trũng, không thể làm khác hơn vì người ta không thể lập phi trường trên đỉnh Núi.

Tuy nhiên ĐBP là một vùng rộng nhất của Thượng Du, một cánh đồng dài 12 km rộng 9 km, bằng phẳng rất thuận lợi cho việc xử dụng thiết giáp. Những đỉnh núi cao cách phi trường từ 10 tới 12 km, sẽ thiết lập đồn lũy quanh đó. Khoảng cách này ngoài tầm pháo của địch . Những khẩu pháo này chỉ có thể đặt trên sườn đồi núi hướng về phía trong lòng chảo. Phòng không địch cũng muốn chế ngự không gian phía trên phi trường,. Theo ý kiến pháo thủ ta địch sẽ không làm được, các khẩu pháo sẽ bị các đài quan sát trong lòng chảo phát hiện khi họ đặt súng hay khi bắn. Chúng sẽ bị “bịt mõm” do phản pháo của ta và do không quân oanh tạc. Những điều kiện mà VM đã sử dụng được pháo binh đã bác bỏ những luận cứ rất lý thuyết như trên, tôi sẽ bàn sau.
Nói chung vị trí của ĐBP so với tất cả những bất tiện các đồn lũy miền Thượng du, nói một cách dè dặt nó thỏa mãn yêu cầu. Nó tốt hơn cả so với Nasan, Lai châu, Luang Prabang, nó giá trị ngang với Cánh đồng Chum.

Đó là những lý do ta phải chiếm ĐBP và chấp nhận giao tranh, giải pháp tầm thường nhưng chấp nhận được để chống lại địch, nó hợp lý để nghĩ tới cái ta sắp làm. Nhưng kế đó ta không đoán trước địch tăng sức mạnh nhanh chóng. Nói chung ta không biết gì hơn thế

*
* *

Quyết định đánh ĐBP đã tạo lên, sau khi đồn lũy sụp đổ, nhiều phê phán, đa số không đúng sự thật. Có người nói việc chiếm ĐBP do Chính phủ bắt buộc tôi. Không đúng thế. Chính phủ đã sai lầm khi quên- không xác định rõ nhiệm vụ của tôi và không cung cấp cho tôi những phương tiện để chiên thắng – nhưng trách nhiệm của họ chỉ có thế. Họ không can thiệp vào tác chiến. Sau ngày đồn lũy sụp dổ, trả lời phòng vấn một ký giả trong cuộc họp báo, tôi nhận trách nhiệm hoàn toàn về kế hoạch, quyết định tác chiến trong trận ĐBP.

Có sự xác nhận trái với điều khẳng định trên cho rằng quyết định đánh ĐBP trái với ý kiến của của một số vị cấp bộ trưởng trong Chính phủ, và nhất là các vị chỉ huy quân sự, trong đó có một số thuộc cấp của tôi. Tất cả những chuyện này cũng đều sai.
Trước khi tình hình mặt trận bắt đầu xấu, Chính phủ đã không bầy tỏ ý kiến dè dặt nào. Vả lại, tôi sẽ nói sau, họ còn trách tôi bi quan khi tôi tỏ ý lo sợ. Không hề có một cấp chỉ huy quân sự nào có lập trường, dưới bất cứ hình thức nào chống lại kế hoạch quân sự tại ĐBP. Bản kế hoạch này cũng đã được sự chấp thuận của Tướng Ely, Tổng tham mưu trưởng Bộ quốc phòng và Chủ tịch ủy ban các TTM. Không hề có thuộc cấp nào của tôi trong Lục quân, Không quân- ít ra những người trực tiếp liên quan- phản đối.

Nhưng khi tình hình mặt trận xấu, nhất là khi đồn lũy thất thủ thì nghe thấy trong hàng giới chức cao cấp quân sự và nhất là giới chính trị một số câu như “Tôi đã nói trước rồi mà”

Các thuộc cấp của tôi, trái lại tỏ ra hoàn toàn trung thành với tôi và tránh làm mất đoàn kết với tôi. Chỉ có Tướng Cogny tạo môt huyền thoại, sáng tác nhiều thứ, cho rằng ông ta bất đồng ý kiến với tôi về chiến lược đã đưa tới trận ĐBP. Ông soạn ra một tường trình, về lúc cuối trận mà những luận cứ sai dựa vào những rò rỉ cơ hội đã được phổ biến rộng rãi trên báo chí và diễn đàn nghị viện. Tôi đã nói và sẽ nói sau về vai trò của ông ta trong thiết lập và thi hành kế hoạch ĐBP đủ để chứng minh một chủ đề mà chỉ có mục đích giải thoát khỏi cái mà ông cho là trách nhiệm của mình.

Khi làm thế, Tướng Cogny đã vi phạm một cách vô ích vào truyền thống danh dự của quân đội bởi vì, nói về vấn đề quyết định ở cấp bậc của tôi, trách nhiệm của ông ta đã được định rõ chỉ cần một việc là tôi đã giữ quyền quyết định, cho dù ông gợi ý cho tôi nhiều.

Sau cùng ông nói là ĐBP được làm ra để “giết Việt Minh”. Như tôi đã nói ở trên về những lý do đưa tới quyết định của tôi và tôi được miễn phải bác bỏ lối giải thích đơn giản này, nhưng mà – nếu nó có thật – tôi chẳng có gì phải xấu hổ đáng tiếc gì cả về phương diện nhân bản, “giết kẻ địch” là chủ trương chính đáng của tất cả các tư lệnh chiến trường. Đó cũng là nhiệm vụ chính mà Tướng Giáp giao cho quân đội của ông.

Để bảo vệ Lào, tôi có cách nào khác hơn là mở trận chiến ĐBP?

Chiến lược không phải là một khoa học chính xác, những vấn đề nó bao hàm có nhiều giải pháp mà cấp chỉ huy phải lựa chọn. Tuy nhiên nhiều lúc – nhất là trong những trường hợp khó – mà một giải pháp dù là xoàng, nó áp đặt tuyệt đối vì chỉ có nó cho phép, với những phương tiện mà người ta cho để hoàn thành nhiệm vụ.

Đó là trường hợp của tôi. Chiếm ĐBP và và chấp nhận trận đánh mà tôi coi như giải pháp duy nhất cho tôi cơ hội cứu Ai Lao với những lực lượng tôi có. Như đã nói, trước khi có trận đánh tôi không hề thấy ai đề nghị với tôi giải pháp nào khác. Trái lại họ họ đều nói “cần phải làm như vậy”. Không có ý kiến nào khác dưới hình thức một giải pháp cụ thể, thích hợp với nhiệm vụ và phương tiện của tôi. Điều ghi nhận này đã củng cố niềm tin của tôi rằng không có cách nào khách hơn cái tôi đã làm.

—————————————————-

Chú thích.
(1) Commissaire general, đứng đầu về hành chính, Tư lệnh (Navarre) đứng đầu về quân sự (chú thích của người dịch)
(2) États associes, tức Việt, Miên, Lào. (chú thích của người dịch)
(3) Corps de bataille Vietminh, ám chỉ các sư đoàn chính qui VM như 304, 308, 312, 316…(chú thích của người dịch)
(4) Les moyens, gồm lực lượng, hỏa lực, đạn dược, tiếp liệu… (chú thích của người dịch)
(5) Guerre de movement: Chiến lược quân sự dùng di chuyển nhanh để thắng địch. (chú thích của người dịch)
(6) Guerre de places: chiến tranh vị trí, nơi chốn, đó là chính sách đóng đồn mà ta thường thấy trong hai cuộc chiến Đông Dương. (chú thích của người dịch)
(7) Camp retranché: đồn lính có nhiều công sự phòng thủ, hào, hầm… kiên cố như Điện Biên Phủ, trong bài này Navarre dùng chữ “đồn lũy” để chỉ ĐBP (chú thích của người dịch)
(8) Phương tiện rất nhiều so với nhu cầu để bảo vệ Điện Biên Phủ sau này. (chú thích của tác giả)
(9)Trận Châu thổ rất nặng (chap.VI), Tướng Cogny đã rất lo lắng về vấn đề này, thậm chí đã dự tính bỏ Hà Nội. Trận đánh ở Trung Lào không kém phần gay go. Nếu một trong hai mặt trận diễn ra với tỷ lệ lực lượng bất lợi (VM hơn Pháp từ 15 tới 20 tiểu đoàn) chắc chắn ta sẽ thua. VM đã thắng ngoạn mục tại ĐBP, Hội nghị Genève đã khiến họ cần phải thắng (chú thích của tác giả)
(10) Raoul Salan, Tư lệnh Đông Dương từ 6-1-1952 tới 8-5-1953 (chú thích của người dịch)
(11) Khi trận đánh đang diễn ra, Tướng Giáp trả lời phỏng vấn một ký giả CS Ý: ông ta nói địch chiếm ĐBP không những để thiết lập căn cứ tấn công Tây Bắc VN mà còn có mục đích xa hơn, nó đặc biệt của Bộ Tham mưu Hoa Kỳ, đó là thiết lập một căn cứ không quân quan trọng nhất Đông nam Á. Ông ta còn cho biết ĐBP là trung tâm một vòng tròn tiếp giáp phía nam nước Tầu, Miến điện, Thái Lan. Về sau trả lời phỏng vấn một tờ tuần báo của CS Pháp, ông ta nói : ĐBP là một địa điểm chiến lược rất quan trọng. Quân đoàn Viễn chinh tới đó trước hết để bảo vệ Lào và chiếm lại Tây Bắc VN. Thực hiện được kế hoạch này, địch xây dựng một căn cứ không quân và bộ binh đe dọa hậu cứ của chúng tôi (VM) và buộc lực lượng của chúng tôi giữa ĐBP và châu thổ BV phải phân tán (chú thích của tác giả)
Chiếm Điện Biên Phủ

Thượng tuần tháng mười, tôi cho chiếm ĐBP và lập một căn cứ không quân tại đây để bảo vệ Lào.

Chiến dịch không thực hiện vội vã vì kế hoạch đã được soạn từ mấy tháng trước. Tôi nhớ ra vào mùa hè, tướng Cogny đã nhiều lần đề nghị với tôi, cùng với việc rút bỏ Nasan mà ông cho là sai chiến lược và về chiến thuật mất nhiều quân, để chiếm ĐBP nơi mà ông cho là có nhiều lợi về mọi phương diện.

Hồi ấy chưa thành lập đủ quân trừ bị, tôi phải hoãn thi hành chiến dịch. Nó được dự trù tháng 12 (1953) hay tháng 1 (1954) dưới hình thức hành quân phối hợp một từ Lào, một từ Lai châu trong khi lính nhẩy dù đổ xuống mục tiêu.

Cần phải tiến hành nhanh trước khi Quân đoàn của VM tới. Quân từ Lào còn xa, ở Lai châu không đủ nên phải xử dụng không vận. Ngày 20-11 (1953) được chọn là hạn chót để đóng quân khi những đơn vị đầu tiên của Quân đoàn VM sẽ đến. Một tập hợp nhẩy dù gồm 6 tiểu đoàn và một đội pháo (75 ly không giật) sẽ chiếm ĐBP trong khi quân tại Lai Châu xác định tối đa những đơn vị địch tại vùng Tuân giao. Khi thiết lập phi trường xong, ba trong số những tiểu đoàn nhẩy dù sẽ được đưa tới bằng không vận từ châu thổ BV. Sau đó quân từ Lai châu sẽ được đưa tới ĐBP khi bị địch đe dọa tấn công.

Ngày 20-11, như đã tiên liệu, ba tiểu đoàn nhẩy dù được đưa tới chiếm ĐBP bị một tiểu đoàn địa phương quân VM tấn công, địch bị bất ngờ. Tiếp theo đó ngày 22, 23 ba tiểu đoàn nữa tới cùng với đội pháo binh. Ngày 22 đã liên lạc với Lai châu. Ngày 24 phi trưởng đã mở, Tướng Gilles đã thực hiện chiến dịch hoan hảo.
Tổ Chức Bộ Chỉ Huy

Trận đánh sắp diễn ra tại Điện Biên Phủ ở cấp bậc toàn bộ chiến trường lớn Đông Dương vì nó có mục đích bảo vệ Lào nhưng đồng thời cũng là cách “abcès de fixation” (tạo mủ tránh nhiễm trùng) (1) để tránh nguy hiểm cho Châu thổ BV và Trung Đông dương. Về lý thuyết nó được giao cho một bộ chỉ huy trực thuộc Tư lệnh.

Nhưng bị tất cả chống đối . Điện Biên Phủ thuộc Bắc Việt, giao thông của địch từ đầu chí cuối nằm tại đây. Về phương diện hàng không và tiếp liệu, trận đánh phụ thuộc vào Châu thổ tại đây có những căn cứ yểm trợ. Riêng chỉ có bộ tham mưu lục quân và không quân tại Hà Nội là có khả năng điều khiển trận đánh vì chỉ có họ đủ phương tiện vật chất, hiểu biết về địa thế và quân địch.
Bởi thế sự kết hợp giữa tướng Cogny, vị chỉ huy trưởng các lực lượng bộ binh BV và tướng Dechaux, vị chỉ huy trưởng nhóm không quân chiến thuật BV, hai vị đã được giao phó từ đầu chí cuối trách nhiệm trận đánh. Cơ cấu này phù hợp nguyên tắc tổ chức, nó nằm ở dưới cấp “chiến trường lớn” (2), các lực lượng lục và không quân hành động liên kết, không bên nào phụ thuộc bên nào.

Thực ra, trong sự kết hợp Cogny-Dechaux, vế thứ nhất (tức lục quân) vẫn nắm ưu thế. Nó chịu trách nhiệm hoàn toàn trận địa và có khuynh hướng yêu cầu không quân thi hành nhiệm vụ trực tiếp và gián tiếp phục vụ các lực lượng bộ binh. Thế mà những nhiệm vụ này hầu như là toàn bộ hoạt động của không quân.

Tuy nhiên vì lý do quan trọng của trận đánh có tầm vóc chiến trường rộng lớn và để tránh những quan điểm bất đồng có hại giữa các vị chỉ huy bộ binh và không quân, tôi đã biệt phái thường trực tướng không quân Bodet, có quyền quyết định dưới danh nghĩa tôi những vấn đề ở cấp bậc của tôi. Sau cùng tôi đã ở Hà nội nhiều ngày (3) trước và trong trận đánh và nhất là có mặt trong những giờ phút nguy kịch.

Những quyết định liên hệ mặt trận thường do tướng Cogny quyết định, hoặc một mình ông hay – khi nó liên quan đến không quân và bộ binh- kết hợp với Dechaux. Khi nó ở cấp bậc Tư lệnh do tướng Bodet –hay do chính tôi khi tôi có mặt-theo đề nghị của tướng Cogny và tướng Dechaux.

Không hề có sự thiếu liên lạc hay thiếu kết hợp hài hòa hành động giữa các bộ tham mưu Sài gòn và Hà nội như báo chí đã loan tin. Trái với những tin đã được xác nhận nhiều lần, không hề có bất đồng quan điểm về những vấn đề do trận đánh đặt ra giữa tướng Cogny và tôi – chỉ trừ một điểm mà tôi sẽ nói sau.

—————————————————–

Chú thích
(1) Abcès de fixation là cách (chữa bệnh xưa) tạo sưng mủ để khỏi làm độc chỗ khác, nghĩa bóng là tạo một biến cố xấu để tránh một biến cố tai hại hơn, (au sens propre, abcès créé pour fixer une infection; au sens figuré, événement malheureux mais évitant que des événements plus graves ne surviennent). Cụ thể ở đây có nghĩa tạo ra trận ĐBP để tránh cho Châu thổ BV, miền Trung Đông dương khỏi bị tấn công. (chú thích của người dịch)

(2) théâtre d’opération, mặt trận lớn được định nghĩa là chiến trường bao gồm cả hoạt động hành chánh (như giao thông, tiếp liệu…) và quân sự (incluant les activités administratives concomittantes aux opérations militaires) (Chú thích của người dịch)
(3) Hồi đó Phủ Tổng Ủy, bộ Tư lệnh quân đội Pháp và Chính phủ Quốc gia VN đều đóng ở Sài gòn, Sài gòn giống như Thủ đô của VN.
(chú thích của người dịch)
Sơ Khởi Về Trận Đánh

Những ngày đầu tháng 12(1953) tiền quân của Sư đoàn 316 xuất hiện gần Lai Châu. Tướng Cogny, mới đầu có ý định, được sự đồng ý của tôi, giữ Lai châu và chơi nước đôi Lai châu-ĐBP càng lâu nếu có thể, nhưng nay quyết định cho di tản Lai châu ngay. Thật vậy hiện ông chỉ muốn tập trung phòng thủ một ĐBP độc nhất. Chủ lực quân tại Lai châu được không vận tới ĐBP ngày 8-12. Những đơn vị phụ lực khác tới sau bằng đường bộ. Còn lại đi đường rừng.

Từ ĐBP, tướng Cogny nay hy vọng có thể mở “những cuộc tấn công mạnh” mục đích làm chậm lại việc đóng quân của địch. Sư thật những hoạt động này chỉ chỉ giới hạn ở việc tuần tiễu và trinh sát lanh quanh thôi. Đúng vậy nhưng hoạt động quan trọng nhất, sâu xa nhất chẳng bao lâu chỉ là không phù hợp đối với ông, vì những chủ lực quân cần có, với những công việc cần thực hiện ngay để làm cho căn cứ có thể đương đầu với cuộc tấn công của địch có thể sẩy ra rất nhanh. Vả lại trong những cuộc chạm địch của những đội thám sát, khả năng tác chiến trong rừng của quân ta yếu kém rõ rệt.

Vào ngày 8-12 (1953), đại tá de Castries thay thế tướng Gilles trong chức vụ chỉ huy đồn lũy. Tôi nghĩ ở đây cần phải nói những lý do thực sự về việc thay đổi cấp chỉ huy này mà nó đã có nhiều phê phán sai lạc hay có chủ đích riêng.

Tướng Gilles thường chỉ huy toàn thể binh chủng nhẩy dù tại Đông dương. Ông chịu trách nhiệm về huấn luyện và thành lập những đơn vị mới mà kế hoạch đã dự trù, ông không thể xa bộ chỉ huy của mình lâu dài mà không gây trở ngại. Do đề nghị của tướng Cogny, tôi chỉ định đại tá de Castries thay thế ông. Việc lựa chọn này đã là đề tài của nhiều chỉ trích.

Người ta nói tại sao lại chọn một kỵ sỹ trong khi một đồn lũy thường là cần một người bộ binh? Bởi vì cả tướng Cogny và tôi không có tinh thần phân biệt binh chủng, và vì đại tá de Castries đối với cả hai chúng tôi có lẽ là người có khả năng nhất để bảo vệ ĐBP mà chúng tôi mong đợi. Chúng tôi không chỉ định “vì là kỵ sĩ” cũng không phải “dù là kỵ sĩ”.

Người ta cũng hỏi là tại sao lại cho một đại tá làm chỉ huy trưởng mà thường phải là một ông tướng? Bởi vì tại Đông dương thiếu sĩ quan cấp tướng trầm trọng, một đại tá lãnh nhiệm vụ chỉ huy của cấp tướng là bình thường- và cũng vì tướng Cogny và tôi không có tinh thần phân biệt binh chủng, không sung bái những ngôi sao (1)

Dù sao, tôi quả quyết rằng không thể cử ai – dù là một ông tướng hay một người bộ binh – có thể làm hơn được đại tá de Castries.
Để phụ giúp mình, người chỉ huy đồn lũy lập một bộ tham mưu theo kiểu mẫu của sư đoàn. Một phân đội liên lạc với không quân cũng được lập dành cho ông.

Nhiều tin tức dần dần cho biết những lực lượng quan trọng của Việt Minh tiến về miền Thượng du với tiếp liệu lớn chưa từng thấy của họ.

Ba sư đoàn rưỡi (316-308-312 và một phần của 304) đang trên đường tới Tây Bắc. Những dấu hiệu cho thấy có thể có Sư đoàn nặng 351 (2)

Viện trợ của Trung cộng cho VM gia tăng rất mạnh, có nhiều dấu hiệu cho thấy vũ khí đạn dược được chở tới biên giới BV. Khoảng 75,000 dân công có thể được tập trung tại Thượng du nhờ Tầu cung cấp gạo và phương tiện chuyên chở (3). Tái tạo khoảng 200 km đường giao thông cho xe ô tô vận tải và làm thêm hàng trăm km đường nữa (4)

Rõ ràng là VM đã tạo được một đường giao thông từ đâu chí cuối bằng ô tô. Con đường này dài khoảng 350 km, bắt nguồn từ biên giới Tầu tại Lạng sơn, Cao bằng, đi vòng châu thổ (Delta, BV) qua Thái Nguyên, Tuyên quang, Yên bái (tại đây qui tụ một đường tiếp tế khác xử dụng được bằng sông Hồng từ Lào Kay), rồi qua một đường giao thông mà đa phần kiến tạo bằng nhiều đoạn, nối tiếp R.P.41 (Hòa bình-Lai châu) gần Na San và đạt tới Tuần Giao, tại đây họ lập một căn cứ hậu cần quan trọng để tiêp tế cho Quân đoàn bao vây ĐBP (5).

Hai đường giao thông nữa cũng tới điểm này, một cũng từ bên Tầu qua Ban Nam Coun và Lai Châu nhưng bằng những đường mòn xấu hoặc những đường thủy loại thường, lưu thông kém (6). Mục đích lấy thêm gạo ăn. Đường kia từ Thanh Hóa qua thung lũng sông Mã. Năng xuất của nó cũng rất thấp.

Không quân Pháp tận dụng để ngăn chặn những đường giao thông, vận chuyển và tấn công các đoàn xe vận tải qua lại. Đó chỉ là vô ích. Những đoạn đường bị cắt được sửa chữa rất nhanh. Những xe cam nhông, xe đạp thồ và đoàn dân công khiêng vác chỉ đi ban đêm và khi thời tiết xấu ngăn không cho phi cơ bay lên hoặc họ ngụy trang rất khéo khiến trinh sát của ta không thấy được. Không quân của ta hiển nhiên là không đủ để đạt kết quả mong muốn. Trước tình trạng này, cuối tháng 12 (1953) tôi cảm thấy lo âu và lưu ý Chính phủ (Pháp) về sự đe dọa đè nặng xuống ĐBP và tôi nhấn mạnh đặc tính mới của mặt trận là viện trợ Trung cộng cho VM ồ ạt.

Trong một bức thư ngày 1-1-1954, tôi nói “trong trường hợp có cuộc tấn công, ta có hy vọng thắng không? chỉ còn hai tuần nữa, tôi ước lượng một trăm phần trăm. Đó là trận đánh do ta lựa chọn chiến địa và trong điều kiện thuận lợi chống kẻ địch sở hữu những phương tiện mà ta biết tới ngày 15-12 (1953). Nhưng trước những phương tiện mới mà tin tình báo nghiêm chỉnh cho biết, tôi không thể bảm đảm chắc chắn thắng lợi nữa. Trước hết là trận chiến không quân” và nói xa hơn “Nếu thua trận chiến không quân, nghĩa là địch xử dụng những vũ khí nặng (7), tôi không thể bảo đảm chiến thắng. Mà không quân ta rất yếu lại phải đảm nhận một trọng trách to lớn”

Bởi thế tôi xin tăng cường không quân ngay và kết luận “Tôi coi như chủ lực quân tập trung tại ĐBP, là điều cần và đủ để bảo vệ Thượng Lào và giữ sự hiện diện của ta tại Thượng du. Sự đóng quân này sẽ đạt nhiều lợi ích lớn nếu ta thắng trận ĐBP. Nếu ta thua trận ĐBP sẽ là một thiệt hại lớn lao. Trong mọi trường hợp đóng vai trò “tạo mủ để tránh nhiễm trùng” và có thể tránh trận đánh lớn vào Châu thổ.

Bức thư ấy không được phúc đáp, ông M.Marc Jaquet, Bộ trưởng các Nước liên kết (Việt, Miên, Lào) trong một chuyến sang Đông dương sau đó không những chỉ nói cho tôi biết nguyên văn Chính phủ coi đó là “rất bi quan”, họ vẫn còn sảng khoái lạc quan từ chiến dịch mùa hè, mà một thành viên quan trọng của Chính phủ đánh giá đó chỉ là “tiểu thuyết trinh thám”.

Tướng Bodet, phụ tá của tôi mà tôi đã phái về Paris để tường trình hiện tình lên Chính phủ và Thượng cấp, được một thỏa thuận trên nguyên tắc về một số bổ sung không quân, nhưng việc gửi đến gặp rắc rối khi thảo luận với Mỹ là chỗ cung cấp máy bay, quá chậm trễ nên khi trận đánh diễn ra mới gửi tới – quá trễ để đóng vai trò hữu dụng.

*
* *
Trong thời gian hai tháng khi VM đã sắp đặt vị trí, chuẩn bị tác chiến, ta đã thực hiện được tại ĐBP một pháo đài thật mạnh.
Ngày 25-12 chúng tôi đã phối hợp tại Sop Nao những lực lượng di động của đồn lũy và những lực lượng tại Thượng Lào, trong khi ấy có đi qua Thượng Nam Ou. Trong dịp liên kết này những lực lượng Lào đóng giữa đồn lũy và Sop Nao gồm địa phương và tình báo.

Phía VM họ bắt đầu chiếm hết vùng xung quanh ĐBP và và bắt đầu thực hiện vòng vây gần như liên tục, tuy nhiên họ không tiến gần đụng chạm với vị trí cùa Pháp. Vào ngày 20-1 (1954) cho thấy sắp có cuộc tấn công nhất là đêm 25, 26, hay đêm sau. Việc di chuyển đặt súng pháo, đạn dược và các đơn vị bộ binh được thực hiện trong ngày 25, 26. Họ bị pháo của ta và không quân bắn chống lại công tác đặt pháo.

Không thấy có tấn công. Lý do chính sự hủy bỏ lệnh tấn công này có lẽ do chưa đủ phương tiện-nhất là tiếp tế đạn dược- mà địch chưa tập trung được. Mặc dù viện trợ của Trung cộng rất nhiều cho tới hôm đó chưa đủ lượng lớn để VM mạnh khả dĩ chiếm được đồn lũy kiên cố như tại ĐBP.

Cuối tháng 1 (1954) tin tình báo khả tín cho hay địch đã hoãn cuộc tấn công, có thể từ bỏ không muốn đánh hoặc sẽ đánh Thượng Lào. Nguồn tin này được khiểm tra lại ngay. Sư đoàn 308 rời Quân đoàn bao vây ĐBP, được tăng cường Trung đoàn độc lập 148 tiến về Luang Prabang . Được báo tin kịp thời, các lực lượng của ta tại Thượng Nam Ou tránh né, một phần xuống Luang Prabang, một phần về Muong Sai, chỉ có hậu quân bị đánh quấy phá.

Sư đoàn 308 dấn bước tiến tới Nam Bac, tới chỗ nửa đường giữa ĐBP và Luang Prabang phần vì sợ không quân ta, và nhất là thiếu tiếp tế nên phải dừng lại. Trong khi đó đại tá de Castries cho đạo quân tiền sát mạnh thăm dò quanh ĐBP. Họ đụng trận khắp nơi với những đơn vị mạnh, phòng thủ vững của địch và chúng tôi bị thiệt hại nặng. Hiển nhiên là vòng vây quanh đồn lũy còn hai sư đoàn nữa và sư đoàn nặng, không có một kẽ hở nào(8)

Chính vào lúc này đã sẩy ra biến cố, mà tôi đã đề cập ở chương trước có ảnh hưởng quyết định tới kết cuộc của trận đánh và nó đã cho ĐBP một khía cạnh hoàn toàn mới: Thông báo về Hội nghị Genève (18-2).

Từ ngày 23-2 chúng ta được biết Sư đoàn 308 từ xa quay trở lại ĐBP để gia nhập Quân đoàn bao vây. Những dấu hiện về cuộc tấn công đồn lũy sắp diễn ra ngày một nhiều hơn, địch bắt đầu bắn quấy phá vị trí ta bằng những khẩu pháo riêng lẻ và bắn từ nhiều chỗ khác nhau. Họ xiết chặt dần vòng vây gần hơn, đóng quân dầy đặc những sườn đồi phía Bắc và Đông Bắc lòng chảo. Địch đặt tại đó những đài quan sát pháo binh và phòng không.

Chúng tôi được tin những đợt chuyên chở đạn dược ngày một quan trọng từ bên Tầu vào BV cũng như những vũ khí mới, nhất là trọn một tiểu đoàn phòng không (được đưa qua biên giới cuối tháng 2). Chúng tôi được biết địch thành lập những đơn vị tăng cường trích ra từ quân trừ bị và từ những đơn vị địa phương quân tại Châu thổ BV rồi hối hả tiến về ĐBP.

Trên các tuyến đường giao thông, xe vận tải chạy ngày đêm mặc dù bị thiệt hại do máy bay oanh kích nhưng không quân Pháp thiếu thốn nhiều.

Những ngày đầu tháng 3 (1954), cuộc tấn công đồn lũy chắc chắn sẽ vào ngày 15, đồng thời ta cũng biết VM sẽ tấn công trên khắp các mặt trận cùng ngày mục đích cầm chân bộ binh và không quân ta. Lãnh đạo việc phòng thủ ĐBP trong những điều kiện đã được xác định bởi chỉ thị ngày 25-1. Chỉ thị này tiên liệu riêng tại Hà Nội sẽ thành lập năm tiểu đoàn nhầy dù trừ bị – trong đó hai tiểu đoàn lấy từ Cao nguyên – để can thiệp cho đồn lũy khi cần.

————————————-
Chú thích
(1) des étoiles, ý nói cấp tướng (chú thích của người dịch)
(2) Sư đoàn vũ khí nặng: pháo binh và phòng không (chú thích của người dịch)
(3) Người ta ước lượng, cho tới khi đó, tại Thượng du VM chỉ có thể huy động tối đa 20,000 dân công vì thiếu gạo và phương tiện vận chuyển. (chú thích của tác giả)
(4) Tháng 4-5 năm 1956, tướng Giáp trả lời phỏng vấn báo Paris-Match và Paris-press, ông ca ngợi thành quả đạt được do nhân dân dành cho quân đội, người ta nhìn nhận nỗ lực lớn lao này và cảm phục sự lãnh đạo của Chính phủ (VM) đã đạt được. Nếu không có viện trợ khổng lồ của Trung cộng thì mọi nỗ lực chỉ là vô ích. (chú thích của tác giả)
(5) Mặc dù ĐBP rất gần biên giới Tầu (80km) nhưng đường tiếp tế chính thực ra rất xa, bắt đầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng, nó băng ngang BV tới ĐBP dài 350 km, gấp mấy lần khoảng cách từ ĐBP tới biên giới Tầu theo đường chim bay (chú thích của người dịch)
(6) Người ta nhận xét sai ở điểm vì ĐBP gần biên giới Tầu (80 km) có lợi cho VM. Sự thực không phải vì nước Tầu gần ĐBP mà viện trợ lớn đã mang lại (chú thích của tác giả)
(7) Trung Cộng mới cung cấp cho VM nhiều súng cao xạ tối tân có khả năng bắn hạ nhiều phi cơ Pháp (chú thích của người dịch)
(8) Trái với một số nhận định quả quyết, không thể di tản khỏi ĐBP được vào thời điểm này. (chú thích của tác giả)

(dịch nguyên văn từ trang 188 tới 212 trong Agonie de l’Indochine gồm các đoạn: Pourquoi Dien Bien Phu?; l’Occupation de Dien Bien Phu; l’Organisation du commandement; Les Préliminaires de la bataille)

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt
(còn tiếp)

74 Phản hồi cho “Trận Điện Biên Phủ [1]”

  1. ngu sĩ says:

    Thưa quí Lão NĐ và quí ông NN,
    Ông NN làm thơ ý tứ và văn chương thật hay quá và suy ra cũng là đúng ( fact) , sự thật như thế không có cách gì hàn gắn? như hận thù quốc cộng, kẻ thắng tổ chức lễ mừng, kẻ bại chết rục tù, ai sống sót âm thầm cúi mặt, bị coi như nô lệ thời tiền tiền sữ phải tìm ngoại nhân cứu giúp . Đã 38 năm qua đôi bên vẫn chưa “hàn gắn”? nếu như bên thắng ai chức quyền cao nói lời “xin lỗi” đã xử tệ với bên thua VNCH và bên thua nhận và thông cảm ( nếu không thì kẻ thua làm gì được kẻ thắng ?) .
    Do những lý do trên không thể xẩy ra nên ngu phu tôi mới dùng chữ “Nếu” để bàn chuyện mất còn của dân tộc Việt ( giang san và dân tính ) . Giả sử bên thua cứ hận bên thắng cho đến khi Trung quốc chiếm trọn đất Việt Nam có lẻ sẽ hết hận ? và bên thắng lúc này đang tổ chức lại nhóm thân TQ làm thái thú cai trị theo chỉ thị Hán cộng như thờiTô Định chắc họ cũng còn vênh váo mừng chiến thắng?
    Thưa LNĐ, danh tính của một nhân vật trong tiểu thuyết của Kim Dung , tính tình như trẻ nhưng bản lỉnh nhập thần cái thế , cám ơn Lão đã góp ý và chỉ giáo . . . . vì không thể nào ( đôi bên ) cho đến khi mất Việt Nam cho nên ngu phu tôi cũng không có ý kiến nào thỏa đáng nên dùng chữ “Nếu” để biện minh một giải pháp :” Giết Rắn Khởi Nghỉa” như thời Hán Sở . Thời nay thì nếu giết được con rắn cộng sản thì toàn dân sẽ một lòng nhưng hởi ơi lại dùng chữ “Nếu ” không thể thì làm sao đây để cứu giang sang không rơi vào tay Hán tộc , các ông có giải pháp nào hoàn hão ?
    Kính thư

  2. Ngu Sĩ says:

    Kính gởi Các Ngài trí thức học vấn uyên bác ,
    Ngu sĩ tôi có đôi lời trần tình vì biết đọc và biết viết không thông tiếng Việt và không có tú tài, cữ nhân gì nên xin các ngài tha thứ tội dốt nát tuy nhiên cũng vì có chút dòng máu Lạc Hồng trôi dạt từ Bắc vào Nam nước Việt nên đạ mục kích qua một thời đại có nhiều biến chuyển không vui cho dân tộc . . . bàn góp dưới đây mời các ngài có chút giờ đọc qua . . .
    Nếu không có Nguyển Tất Thành là tiền danh của Hồ Chí Minh thì cục diện dân tộc hôm nay của nước ViệtNam sẽ như thế nào ?
    Có lẽ sau khi chiếm Hoa Lục năm 1949-50 . . .vài năm sau Trung quốc sẽ có kế sách tiến đánh Bắc Việt và lúc ấy Pháp có thể trao trả độc lập cho Việt-Nam ? Toàn dân sẽ đứng chung chiến tuyến đánh quân Trung quốc (TQ) ? hay là Mỹ sẽ nhảy vào đông dương sau khi tham vấn chia chác ảnh hưởng và quyền lực trên thế giới với Pháp. Một dân tộc có truyền thống chống quân thù xâm lăng như tổ tiên ta thì chuyện xâm lăng của TQ sẽ không thành công. Nhưng hiên nay lòng dân hổn loạn, chia rẻ quốc cộng, ý chí lung lay, văn hóa suy đồi , quân đội có sức mạnh thì lại bảo vệ đảng, lũng đoạn chính quyền cho nên mới có sự cố kẻ biểu tình chống TQ chiếm biển đảo thì bị bắt giam và kêu án tù theo ý của Hán triều.
    Chuyện đã xẩy ra đến như bây giờ là vì khi đảng của cụ Hồ ( ly) còn là rắn chưa lột xác thì toàn dân ” kháng chiến” xem nó như bão bối đánh thực dân, sau khi thắng trận Điện Biên có được một nửa giang san vẫn chưa dừng bước vì thôi thúc của TQ sau lưng quyết chiến thắng miền Nam bằng mọi giá ( súng Nga Tàu, máu người Việt ) Nga Trung có lợi và cuối cùng TQ đánh chiếm hải đảo Hoàng Sa và biền đông theo kế sách của TQ . . . dân Việt đã bị lá bùa của hồ ly, sau khi chiếm giang san thì con rắn nhỏ này dần dà lớn mạnh và đảng “làm phép” ngụy tạo thêm sừng và bốn chân cho giống ” Rồng” như tướng Trần Độ đã biết nhưng đa số dân Việt thì chưa nên mừng rỡ cho là điềm lành Rồng xuất hiện trời Nam . . nhưng sẽ không bao lâu nước Việt biến thành lảnh thổ của Hán triều qua sức ép kinh tế, chính trị và bị đồng hóa thành tỉnh bang của Trung quốc .
    Bây giờ còn chưa muộn để các ngài trí thức khoa bảng tìm cách cho dân thức tỉnh khi con Rồng giả này ăn no ngủ kỷ thì cắt sừng và chân nó rồi kêu toàn dân đến xem cho biệt sự thật . . lúc đó may ra cứu được giang san không rơi vào tay Hán tộc, đừng trông cậy vào thế lực ngoại bang nào giúp đở vì chính họ cũng đang lo sẽ bị Hán tộc khống chế.
    Vậy thì cái chuyện mà chúng ta cải cối hay cải chày về hận thù quốc cộng xét ra vô bổ.
    Các ông suy nghỉ lại xem hay là chuẩn bị cho con cháu học nói và viết Hoa ngữ có lẻ hay hơn là chê bai đánh giá người góp chuyện học vấn đến đâu và v.v. . .?
    Ngu Sĩ kính thư

    • NON NGÀN says:

      VÀNG THAU LẪN LỘN

      Thật thì hổ lốn lâu rồi :
      Ai người Mỹ Ngụy, ai người Quốc gia ?
      Ai người Cộng sản Việt Minh ?
      Ai người mới chính Việt Nam Cộng hòa ?
      Ai người yêu nước thương nòi ?
      Ai người bán đứng nước nhà cho ai ?
      Đố ai nào thử trả lời ?
      Rạch ròi tuyệt đối khiến người nghe theo
      Trăng rằm mà áng mây che
      Cũng đâu sáng được giống như trăng rằm !
      Bởi vì Pháp lẫn Việt Minh
      Đều là thực thể của tình thế xưa
      Nhiều người yêu nước thương nòi
      Đã từng đứng dưới lá cờ Việt Minh !
      Nhưng khi Cộng sản lộ hình
      Nhiều người chống lại đã quay về thành !
      Không thì cũng vẫn dững dưng
      Hoặc sau quyết hướng cờ vàng Miền Nam !
      Điều này chứng tỏ rõ ràng
      Có người Cộng sản, có người thì không
      Vậy nên cũng phải công tâm
      Công bằng định rõ mỗi ai loại gì !
      Chụp tràn “Mỹ Ngụy” lắm khi
      Kiểu anh láu cá có gì hay đâu !
      Hay gom “Cộng sản” một bầu
      Bất phân tình huống, cũng hầu tầm vơ !
      Thế nên đúng nghĩa con người
      Phải cần đúng đắn là người Việt Nam !
      Thấy ra lịch sử đàng hoàng
      Biết từng thân phận mỗi người mới hay !
      Ai từng theo gót thằng Tây ?
      Ai từng vì nước chống Tây rõ ràng ?
      Ai là Cộng sản Việt Minh ?
      Chỉ vì lý tưởng của mình mà thôi
      Còn ai vốn dĩ đứng ngoài
      Chẳng theo Tây, Mỹ mà người Việt Nam ?
      Kẻ nào vốn chỉ thời cơ
      Giả đó lý tưởng bụng thời riêng tư ?
      Vậy thì thực thực, hư hư
      Mọi điều phải rõ, đừng như khù khờ !
      Bởi như lậm kiểu tuyên truyền
      Đâu còn sáng suốt một người Việt Nam !
      Nói chung lịch sử bao hàm
      Buộc nên hiểu đúng mới là thông minh !

      ĐẠI NGÀN
      (03/7/13)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      1/
      Nếu không có Nguyển Tất Thành là tiền danh của Hồ Chí Minh thì cục diện dân tộc hôm nay của nước ViệtNam sẽ như thế nào ? (nguyên văn)

      - Theo tôi KHÔNG NÊN NẾU khi bàn về lịch sử, bởi đó là những sự kiện (fact) có thật !
      Cứ nếu mãi rồi đẻ ra một đống giả thuyết, trong khi sự thật sờ sờ trước mắt không lo tìm cách lý giải để giải quyết các vấn nạn làm nhức đầu mọi người.

      2/
      Vậy thì cái chuyện mà chúng ta cải cối hay cải chày về hận thù quốc cộng xét ra vô bổ. (sic)

      - Lại nói không đúng nữa rồi. Quốc Cộng tranh chấp hàng bao thập niên, tạo ra bao nhiêu ân oán giang hồ, mà nói là nên …quên đi và đừng nói chuyện vô bổ này nữa !
      Chỉ có Ngu Sĩ gan tày đình mới dám viết như rứa.

      Phía thua trận nghe thế sẽ ko để cho Ngu Sĩ ăn ngon ngủ yên, nếu như họ ko chụp cho NS vài cái nón cối vô đầu, bởi ăn nói kiểu CS, bảo là nên quên quá khứ cũ mà tíêp tay với chính quyền lo cho đất nước.

      Phe thắng trận CS có bao giờ quên chuyện cũ. Chúng vẫn khơi lại niềm đau dân tộc, qua các lễ lạc mừng cái gọi là chiến thắng của chúng, như Mậu Thân 1968, Mùa Xuân 1975 …

      Tóm lại, NS bàn chuyện không tưởng. Tốt nhất đừng nên bàn kiểu này nữa bạn ạ.

  3. nvtncs says:

    Gửi anh Trọng Đạt, bác Thắc Mắc, quý đọc giả,

    Sau đây là một bài về Sự Viện Trợ Quân Sự Của Trung Quốc Cho Việt Minh ( l’Aide Militaire Chinoise Au Việt Minh ) của giáo sư Christopher Goscha, Đại Học tỉnh Québec ở Montréal.
    bài này khá ‘đáng để ý’ ( intéressant ) vì tính cách không thiên vị của một giáo sư người Gia nã đại.
    Đồng thời nó cũng đáng được chú ý vì nói về vài tài liệu của Trung Cộng và của CSVN, qua mắt khách quan của một nhà giáo Gia nã đại.

    Trong bài này, có vài cái ảnh của QĐND mà tôi chưa nhìn thấy.

    Hiện tôi không đủ thời giờ dịch để trình bầy với đọc giả ĐCV nhưng sẽ có thể dịch vài đoạn có tính cách quan trọng.
    Có lẽ các anh, và quý vị cũng quen thuộc với hồi ký của cố vấn TC Trần Canh, Lã Quý Ba, vv… trên mạng.

    Nói thẳng thừng ra thì, không có sự huấn luyện của cố vấn TC, trường quân sự Whampoa, vũ khí, đạn dược, binh phục, lương thực, vv… do TC cung cấp, thì không có VNDCCH ngày hôm nay.

    http://www.er.uqam.ca/nobel/r26645/documents/articles/L%27aide%20militaire%20chinoise%20au%20Viet-minh%20%281949-1954%29.pdf

    http://www.diendan.org/the-gioi/hoi-ki-co-van-trung-quoc-1/

    Và CV của Christopher Goscha như sau:

    http://www.cgoscha.uqam.ca/

    • Lại Mạnh Cường says:

      Tôi gửi vô DCV trích đoạn bài tiếng Việt của wikipedia tựa đề “Quá trình can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam”, nhưng ko được hiển thị.
      Bài viết đầy đủ và rất hay về từng thời kỳ người Mỹ và CS đã chủ trương và hành động ra sao ở bán đảo Đông Dương

      LMC

      ==

      MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN BÀI TRÊN

      Giai đoạn 1946-1947
      Bức điện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ nhưng không được trả lời

      Sau chiến tranh thế giới thứ II, một mặt Hoa Kỳ ủng hộ khái niệm quyền dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với những thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, cũng như việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa được bù lại bằng mối quan tâm của Mỹ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại Châu Âu. Một số đồng minh NATO khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu.[1].

      Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ với nền độc lập non trẻ của Việt Nam, nhưng đã không được hồi đáp. Nhiều nhà sử học cho rằng Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội để quan hệ hữu nghị với Việt Nam, và đây là khúc ngoặt đầu tiên dẫn tới cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành tại Việt Nam.

      Những năm 1946 và 1947, Mỹ không ngăn cản Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng cũng không trực tiếp viện trợ cho các lực lượng viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Mãi đến năm 1947, khi Mỹ viện trợ cho nước Pháp 3 tỷ đôla theo kế hoạch Marshall, nhờ đó Pháp mới đỡ khó khăn hơn trong việc tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam.

      Lúc này, tuy Mỹ có chú ý đến “tính chất cộng sản” của Chính phủ kháng chiến Việt Minh, nhưng họ lại đang bị cuốn hút vào những vấn đề lớn của châu Âu. Việc chiếm đóng và xây dựng lại Nhật, sự tiến triển của các lực lượng cách mạng trong cuộc nội chiến Trung Quốc, sự phát triển mạnh của phong trào đòi độc lập và giải phóng dân tộc ở các khu vực thuộc địa rộng lớn, kể cả ở Đông Nam Á, v.v… làm cho Mỹ lúc này muốn Pháp giải quyết nhanh cuộc chiến tranh Đông Dương, kể cả bằng thương lượng. Tóm lại, cho đến những năm 1946-1947, Mỹ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề Việt Nam và Đông Dương.
      Chiến lược quân sự toàn cầu “Ngăn chặn” (1948- 1952)

      Để tồn tại như một siêu cường hàng đầu thế giới không phải chỉ có sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị, mà còn cần phải có một chiến lược toàn cầu phù hợp, một chính sách xâm nhập và bành trướng khôn khéo. Đó là điều rất khó khăn đối với Mỹ hồi đó, tuy rằng Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài tri thức, nhiều nhà khoa học lỗi lạc, nhưng những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ phải tập trung chất xám, động viên lực lượng trí tuệ để phát triển kinh tế và khoa học – kỹ thuật quân sự, tạo cơ sở để những năm sau cho ra đời được chiến lược toàn cầu.

      Chiến lược toàn cầu của Mỹ gồm có chiến lược chung (grand strategy) có khi còn gọi là chiến lược tổng quát, và chiến lược quân sự toàn cầu. Chiến lược chung bao gồm những quan điểm, tư tưởng và phương hướng chỉ đạo chiến lược cho tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế ngoại giao v.v… và thường được mang tên là học thuyết hoặc chủ nghĩa. Kèm theo là một chiến lược quân sự toàn cầu.
      Ra đời trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, Liên Xô vừa chiến thắng phát xít, uy tín quốc tế đang lên cao, tuy bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn đang nắm ưu thế quân sự về vũ khí thông thường. Các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt ra đời được Liên Xô ủng hộ và bắt đầu hình thành một hệ thống thế giới. Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đang trên đà phát triển. Phong trào giải phóng dân tộc lên cao. Trong lúc đó, các trung tâm tư bản chủ yếu ở châu Âu và Nhật chưa được củng cố, phục hồi, tập hợp lại. Bối cảnh lịch sử đó đặt chiến lược toàn cầu Mỹ xuất phát từ một thế phòng ngự là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.

      Sau khi trúng cử vào Nhà Trắng lần thứ hai, Tổng thống Mỹ Truman đề ra học thuyết mang tên mình. Học thuyết Truman, coi Liên Xô là đối tượng chủ yếu và lập luận rằng “một số phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng là tay sai của cộng sản do Moscow điều khiển, sử dụng chiêu bài dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản”. Do vậy, chiến lược của Mỹ là phải bao vây và ngăn chặn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa đồng thời phải chống những phong trào giải phóng dân tộc do những người cộng sản lãnh đạo và ủng hộ những phong trào dân tộc không theo chủ nghĩa cộng sản như các phong trào ở Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á, Đông Bắc Á[2]… Để củng cố lực lượng đồng minh của Mỹ, học thuyết Truman chấp nhận kế hoạch Marshall ở châu Âu. Kế hoạch Marshall do Marshall, quốc vụ khanh Mỹ nêu ra ngày 5-6-1947, nhằm khôi phục lại châu Âu bằng viện trợ Mỹ. Các nước Anh, Pháp, Bỉ, Áo, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Ailen, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Đức… đã tiếp nhận với điều kiện giành cho Mỹ những đặc quyền kinh tế theo yêu cầu của Mỹ, ủng hộ chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mỹ.

    • Thắc-Mắc says:

      Cảm ơn nvtncs. Những tài-liệu bạn đưa ra là đúng với ao-ước của tôi, để có những nguồn tin tương-đối khách-quan hơn. Bạn nên dành thì-giờ cho những thảo-luận có ích, tìm-kiếm những tài-liệu liên-quan (đến chủ-đề của bài chủ) hơn là viết những phản-hồi cho những CAM hay những tên vô-học như ‘ CÃI CỐi ‘ . Lần nữa tôi xin cảm ơn bạn. Lẽ ra tôi cũng muốn đóng góp thêm ý-kiến về tài-liệu Wikipedia ‘ Quá-trình can-thiệp của Mỹ vào chiến-tranh VN ‘, nhưng không có thì-giờ. Hơn nữa LMC (trong trả lời Dâm Tiên ) có đề cập đến những phản-hồi của tôi đối với anh ấy, cho thấy anh ấy không hiểu nội-dung phản-hồi của tôi (xem những phản-hồi cũ), nên tôi xin giữ im-lặng. Nói chung tài-liệu Wikipedia nói trên cũng có giá-trị, tuy có vài điểm cần đặt vấn-đề. Tài-liệu này tôi cũng đã có đọc. Việc vài nhà sử-học trách Mỹ đã bỏ lở cơ-hội vào năm 1946 khi HCM kêu gọi sự ủng-hộ của Mỹ, không đơn-giản và cũng không nên cho rằng Mỹ ‘ bỏ lở cơ-hội ‘. Vì rằng Mỹ có nhiều việc phải làm ưu-tiên hơn thế, vì rằng Mỹ vốn không chấp-nhận ủng-hộ một chính-phủ CS trong khối CS/Liên-Bang Sô-Viết khi biết HCM đang là con bài của Quốc-tế CS mà Nga đứng đầu (khác với bây giờ, nếu Mỹ có ủng-hộ chính-quyền CSVN hiện nay vì tính riêng-rẽ của nó), vì rằng Mỹ chưa chính-thức áp-lực lên Pháp trong khi Pháp lăm-le trở lại VN (chiến-lược toàn-cầu của Mỹ chỉ nhắm vào Liên-Bang Sô-Viết bấy giờ), vì rằng v.v…Bảo rằng thần-thánh-hóa Mỹ và cho rằng Mỹ cứ như Gia-Cát-Lượng thì cũng đúng thôi. Chúng ta không thể chối cãi những Bộ Tham-Mưu, Nghiên-Cứu đồ-sộ của hầu như tất cả những quốc-gia hiện nay – Khổng Minh GCL thì không thấm-tháp gì nếu so-sánh với – Chắc-chắn những đầu-óc của Nhà Trắng, của Lưỡng-Viện Quốc-Hội Hoa-Kỳ, của Ngũ-Giác-Đài thì khỏi bàn đến, và dĩ-nhiên có hệ-thống qua nghiên-cứu, phân-tích, đánh-giá, đúc-kết và lên kế-hoạch hẳn giá-trị hơn những speculations của vài nhà sử-học nào đó.

      • Vietnam says:

        Mỹ như thế là không có con mắt nhìn sâu sắc. Ông Hồ thực chất chỉ là người dân tộc chủ nghĩa. Ông ta theo CS (Quốc tế 3 của Lê Nin) là vì trong cương lĩnh của họ có vấn đề giải phóng các nước thuộc địa mà Thôi.

        Ông Hồ chỉ mượn cái cỗ xe CSCN để làm phương tiện giải phóng dân tộc khỏi thực dân Pháp mà thôi. Khi dành được độc lấp 1945, ông Hồ quay sang tìm gặp Mỹ nhưng không được chấp nhận. Chính Mỹ đã đẩy ông Hồ về phe CS mà Mỹ không biết đấy thôi./.

  4. trí tuệ trung bình says:

    Cãi cối chắc thuộc lớp trẻ chẳng hiểu tiếng Anh, tiếng Tây được bao nhiêu mà lên giọng khinh miệt những người đáng chú bác mình, trình độ đáng bậc thầy mình
    Cãi cối tự phong cho mình vào hạng trí tuệ trung bình, nhưng trình độ của anh được bao nhiêu mà tự xếp anh vào hạng trung bình? đã được xếp vào hạng dưới trung bình chua?
    Trên một diễn đàn nêu mình không đồng ý thì nên lý luận hẳn hòi mới đáng là người độ giả chân chính,còn lợi dụng sự dễ dãi của diễn đàn để nói những câu hồ đồ như “khóa miệng lại” với những người lớn tuổi đáng cha chú mình thì phải nói là hạng thiếu giáo dục, mal élevé

  5. Tú Thấu says:

    Từ năm 1962, trở về trước đi sĩ quan chỉ cần có trình độ lớp 9, nhiều ông sĩ quan chỉ có tiểu học, thiếu tướng Hoàng Văn Lạc cũng chỉ có tiểu học, lúc nhỏ đi chăn trâu, nhờ làm con nuôi ông Diệm mà sau này được làm tỉnh trưởng rồi lên tướng, phần lớn sĩ quan từ trung tá trở lên trình độ chỉ là vậy. Sau này họ là những người lãnh đạo! Nhưng người thực tài thì không lệ thuộc bằng cấp mà danh họ và sự nghiệp họ vang lừng kim cổ, Thomas Edison có đến cả ngàn phát minh về điện mà ông ta chưa xong trung học, Jean jacques Rousseau cũng chẳng có bằng cấp gì mà văn tài vang lừng, ở ta tôi cũng theo dõi báo chí hàng ngày tôi thấy trong thời gian gần đây it ra cũng có 3 người chế ra những nông cụ, khí cụ mà họ đều học chưa qua cấp 2 trung học, trong khi bao nhiêu kỹ sư ra trường mà không chế được như họ.
    Con người chỉ hơn nhau được khi cho họ tiếp xúc với thực tế, khi đó mới phát huy được trí thông minh của họ.
    Các ông lãnh tụ, sĩ quan đệ I, II QL/VNCH đã thiếu học, thiếu tài mà lại thiếu đức nên mới là thảm họa

  6. DâM TiêN says:

    Ơ hay, anh cu Cãi Cối vơ đũa cả nắm sao đành. Trái đất hình vuông à?

    Như Dâm Tiên đây, đang học Y, đi kháng chiến, bạn với Phùng Thế Tài,
    Hoàng Minh Thảo, Vương Thừa Vũ, Lê Quân E.48 Thủ đô…

    Khi ta vô B, ta thấy Miến Nam chúng nó phồn thịnh, an hòa quá xá,
    nên ta chiêu hồi cùng Tướng Cao Kỳ…

    Ta ỡ sau hậu trường hà, vẽ đường chỉ lối cho Ban Liên hợp đấu vò mốm
    vố nhóm Lê Quang Hòa, Võ đông Giang, Trần Văn Trà…

    Ta mang quân hàm Đại tá — nhưng ẩn tế — của QLVNCH, có Tiến sĩ xã hội
    học và it ra cũng có cái Journalism bốn năm Đại học bên này…

    Thế mà, vô đây ta còn e ngại những bạn Lê Văn, Thạch Đạt Lang, Tâm
    Việt, Zulu, Bạn Đời… thi Cãi Cối đối với ta chẳng là …cái con kec gì ..hà .

    • Hồ chí Dũng says:

      “Ta mang quân hàm Đại tá — nhưng ẩn tế — của QLVNCH, có Tiến sĩ xã hội
      học và it ra cũng có cái Journalism bốn năm Đại học bên này…”

      Phét lác!

      “Thế mà, vô đây ta còn e ngại những bạn Lê Văn, Thạch Đạt Lang, Tâm
      Việt, Zulu, Bạn Đời…”

      Mấy tay mà you “e ngại” đang ở mô rứa, hỉ?

      • DâM TiêN says:

        Cái bắng tiến sĩ xã hội học, thì họa mấy năm là thành,
        có chi là lạ?

        Cái Journalism chỉ có bốn năm , có chi là khó?

        Hố chí Dũng tứ kon cái ku k ụ Gồ ra, nên bênh nhóm
        già Gồ, hỉ ?

        Ngoài Bắc Kỳ rau muống ta quen thân với những cỡ
        Vương Thừa Vũ, Hoàng Minh Thảo, Phùng Thế Tài
        ( hay đánh lính)…rõ chưa?

        Cái cấp bậc “đại tá,”có gì mà oai, nhưng phải hơn hai
        tép riu Cãi Cối và HỒ chỉ Địa,,,hè hè…

  7. nvtncs says:

    “1.-Bọn họ đều là khọm già, tuổi tác trung bình cũng cỡ 65-70.”
    Cuộc đời ngắn lắm, quay ̣đi ngoảnh lại, ông cũng sẽ già như họ. Già trẻ không phải là hay hay dở, cái hay là mình sống theo đúng tiếng gọi của lương tâm và kiến thức, nếu mình có những điều kiện này.

  8. Này Cãi cối says:

    Cãi cối nói

    “Đọc những bài viết của Trọng Đạt, và những comments của những người như Dâm Tiên, Tiên Ngu, Lão Ngoan Đồng, Lại Mạnh Cường, Dân Luận 13, v.v…một người với trí tuệ trung bình như tui cũng đoán nhận ra phần nào những vị đó thuộc tầng lớp nào, tầm mức hiểu biết ra sao. Phân tích thì dài dòng chỉ xin ghi vắn gọn như ri:”

    Anh tự xếp anh vào hạng trí tuệ trung bình? ?
    Nhưng ai công nhận anh trình độ trung bình? ??
    Anh học hết lớp ba trường làng Phú nhuận chưa thế nhỉ ????
    Anh càng nổ nó càng tỏa cái mùi thum thủm giống như mùi …. xin anh mần ơn khóa cái Anus lại cho bà con nhờ

  9. Này Cãi cối says:

    Cãi cối nói

    “Đọc những bài viết của Trọng Đạt, và những comments của những người như Dâm Tiên, Tiên Ngu, Lão Ngoan Đồng, Lại Mạnh Cường, Dân Luận 13, v.v…một người với trí tuệ trung bình như tui cũng đoán nhận ra phần nào những vị đó thuộc tầng lớp nào, tầm mức hiểu biết ra sao. Phân tích thì dài dòng chỉ xin ghi vắn gọn như ri:”

    Anh tự xếp anh vào hạng trí tuệ trung bình?
    Nhưng ai công nhận anh trình độ trung bình?
    Anh học hết lớp ba trường làng Phú nhuận chưa thế nhỉ ?
    Anh càng nổ nó càng tỏa cái mùi thum thủm giống như mùi …. xin anh mần ơn khóa cái Anus lại cho bà con nhờ

  10. CÃI CỐI says:

    Đọc những bài viết của Trọng Đạt, và những comments của những người như Dâm Tiên, Tiên Ngu, Lão Ngoan Đồng, Lại Mạnh Cường, Dân Luận 13, v.v…một người với trí tuệ trung bình như tui cũng đoán nhận ra phần nào những vị đó thuộc tầng lớp nào, tầm mức hiểu biết ra sao. Phân tích thì dài dòng chỉ xin ghi vắn gọn như ri:

    1.-Bọn họ đều là khọm già, tuổi tác trung bình cũng cỡ 65-70.

    2.-Là các cựu sĩ quan của QLVNCH, hoặc chí ít cũng là viên chức chính phủ bậc trung. Phần đông đã từng bị VC cho mặc áo quần sọc dưa, đi phá rừng làm rẫy trong các trại ” cải tạo”, trong nhiều năm. Khi ra khỏi ” chuồng cải tạo”, có thể có người trong họ đã không tìm thấy bà vợ nõn nà ngày xưa của mình đâu cả! Và việc đó có thể giúp hình thành ở những người đó một lòng căm thù VC không nguôi.

    3.-Đa số các vị này giỏi lắm chỉ hết Tú Tài I(nghĩa là lớp 11); một vài vị may ra có được một hai chứng chỉ đại học trước khi bị động viên, dzô lính. Căn cứ vào cung cách viết, không thấy có vị nào tỏ ra đã đậu cữ nhân ở VN. Ngay cả ông Trọng Đạt cũng thế thôi, tuy có đôi chút vốn liếng sinh ngữ nhờ là sinh vào thời mà tiếng Pháp còn được chuộng, rồi từ Pháp văn mà học Anh văn thì cũng dễ thôi. Nhưng chắc chắn ông Trọng Đạt này mà nói tiếng Anh thì bọn Mỹ sẽ dõng cả hai tai mới nghe ra! Còn về viết lách thì ông Đạt này cũng thuộc hạng ” long” thôi chứ chưa thuộc hạng nặng được. Nhớ lại trong quyển Bên Thắng Cuộc, thằng VC Huy Đức viết rằng :” Cuối thập niên 1970 Sài Gòn không có đủ gạo trắng….” vậy mà ông Trọng Đạt lại hiểu rằng nó viết trước 1975 SG không có đủ gạo…Điều đó chứng tỏ là ông Đạt đọc ẩu. Nghĩa là viết không hay, mà khả năng đọc thì cũng dỡ.

    Vậy nhưng ” mẹ hát con khen hay” các ông trong bọn, như Lại Mạnh Cường, lại xúm nhau bốc thơm ông Đạt lên mây xanh, thực hiện đúng phương châm phe nhóm!

    3.-Vì kiến thức, óc suy luận thuộc loại ” lục lục thường tài”, nên lối chống Cộng của các vị cũng rất xoàng tỏ ra một lập trường chính tri hời hợt, chỉ đặt trên nền tảng của lòng hận thù, chứ không có ý thức quốc gia-dân tộc sâu sắc. Ngay việc ông Đạt chọn dịch hồi ký của Navarre, cùng với những lời comments của các vị liên quan đến trận ĐBP cũng đủ bộc lộ sự nông cạn trong lập trường chính trị của các vị.

    4.-Sự xuất hiện của các vị này, cùng với thái độ quá khích của họ, ít nhiều làm lu mờ chính nghĩa của những người chống Cộng chân chính, với ý thức quốc gia-dân tộc đúng đắn. Họ gây không ít phản cảm đối với phần đông độc giả trẻ trong Nước, khiến giới này ngộ nhận về người Quốc gia, và như vậy vô tình tác hại đến nỗ lực vận động dân chúng cho một chuyển hướng chính trị tốt cho VN trong tương lai. Họ cũng khiến bộ mặt của diễn đàn ĐCV trở nên đơn điệu, kém khách quan.

    Mong sao các vị ấy nghĩ lại mà ” khoá bớt” cái miệng dzô duyên của mình cho thiên hạ nhờ, để dành hơi sức và kiến thức mà làm cho đúng việc ” Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”.

    • Tien Ngu says:

      Xin lỗi Cối nghe,

      Cái màn…chê, ra vẽ khinh bỉ diễn đàn viên…phãn động này của Cối, anh cò mồi nào cũng…hát y chang vậy cả.

      Đâu phải chê rề thiên hạ như thế, rồi thì thiên hạ trên diễn đàn sẽ đánh giá Cối là đình cao nhất ở đây, Cối?

      Các cái còm về Điện Biên của…phãn động nghe nó…trái màn nhỉ quá hả Cối? Thiệt là ngược lại những gì mà Cộng láo tự sướng xưa nay. Đúng là còm của lũ…dốt, sao bằng còm của…Cối.

      Mắc cười quá.

      Nội cái anh Võ nguyên Giáp, từ đơ dèm cà cuống, Hồ chí Minh phong…cái tọt lên đại tướng. Y hệt như Kim dong Ung phong đại tường cho con trai của mình vậy.

      Quả là thiên tài. Không cần phải qua kinh nghiệm lãnh đạo chỉ huy, trận mạc đổ mồ hôi, hay trường lớp quân sự từ bé đến lớn gì cả. Hết phãn nghe.

      Tiên Ngu đành phải thua Cối. không oan ức gì cả…

    • danluan13 says:

      Rõ ràng Cãi Cối muốn “gây sự” dù chẳng ai thèm chơi.

      Tiếp theo chiến dịch bắt bloggers trong nước của đảng là chiến dịch quấy phá commenters. Rõ nhé! Có vũ khí, có quân đội, có côn an mà sao lại run sợ vậy? Tưởng chỉ biết sợ Tàu Khựa ai dè sợ cả tiếng nói… sự thật.

      Cãi Cối tính gài để tìm hiểu lý lịch hả? Còn khuya!

      Cãi Cối tự nhận có “trí tuệ trung bình“? Nghi ngờ lắm nghe. Vì người có trí tuệ thì phải biết suy nghĩ, và nếu biết suy nghĩ thì đã không làm những trò tiểu nhân quấy phá người khác phải không? Vả lại, người có trí tuệ sao không dùng trí tuệ mà lại đi đoán mò? Lại còn đoán mò trật lất.

      Tóm lại, viết comment như vầy thì không phải là người có trí tuệ. Người có trí tuệ thì phải biết nhận thức, biết phải trái, tuyệt đối không làm hành động tiểu nhân vô cớ nói xấu người khác.

      Chán hè? tự dưng có người tư xưng có “trí tuệ” gây sự. Rõ chán! Chỉ có cộng sản mới phá vậy chứ người có trí tuệ ai làm vậy phải không Cãi Cối!?

      kbc

    • nvtncs says:

      “3.-Đa số các vị này giỏi lắm chỉ hết Tú Tài I(nghĩa là lớp 11); một vài vị may ra có được một hai chứng chỉ đại học trước khi bị động viên, dzô lính. Căn cứ vào cung cách viết, không thấy có vị nào tỏ ra đã đậu cữ nhân ở VN.”

      Tôi không bênh vực ông Lại Mạnh Cường, chỉ bênh sự thật: Lại Manh Cường đỗ bằng y sĩ VNCH nghĩa là sau 7 năm đại học thi cử hằng năm, chống án, và đỗ đạt tử tế, do những giáo sư tốt nghiệp bằng y sĩ đại học Pháp, chấm; sau đó họ được bổ vào quân y QLVNCH, chứ không phải họ có bằng y sĩ ngoài bắc, từ y tá lên “chức” y sĩ.

      Riêng về ông “cãi cối”, khi phán xét trình độ học thức của người, xin ông vui lòng cho thiên hạ biết, ông phán xét người với tư cách nào, và ngay cả trình độ đại học nào của chính ông.

Leave a Reply to danluan13