WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến tranh VN và xây dựng niềm tin chiến lược

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đề xuất hôm 31-5-2013 tại Diễn đàn Đối Thoại Shangri-La, chính sách ‘xây dựng niềm tin chiến lược’. Do đó, một số lãnh đạo chính trị, quân sự cấp cao ViệtNam vừa lên đường đi chu du các nước ngoài để phổ biến thế đứng cân bằng của ViệtNam trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông xây dựng trên những chủ điểm: 1-Hòa đàm, song phương với Trung Quốc, 2-Xây dựng quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ, dùng Ảnh Đào Như Hoakỳ như đối trọng với Trung Quốc, 3-Quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thông qua các diễn đàn an ninh khu vực…

Cũng nằm trong kế hoạch thể hiện tốt chính sách ‘xây dựng niềm tin chiến lược’, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, Thứ trưởng Quốc phòng ViệtNam, đã lãnh đạo phái đoàn quân sự cao cấp lên đường đi thăm hữu nghị Hoa Kỳ trong 6 ngày, từ ngày 17-6 đến ngày 22-6 theo lời mời của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Phái đoàn gồm có các tướng lãnh cao cấp của Quân Ủy Trung Ương: -Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh lực lượng phòng không, binh chủng Không quân, -Trung Tướng Phạm Ngọc Hùng, Phó Tổng cục Tình báo Quốc phòng, -Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Minh, Phó tư lệnh Hải quân, -Thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu, -Thiếu Tướng Vũ chiến Thắng, Cục trưởng cục đối ngoại… Đây không phải lần đầu tiên Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn quân sự ra thăm nước ngoài. Tháng 10-2012, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cũng có chuyến thăm Nga. Tại Nga, ông có đến thăm nhà máy đóng tàu ngầm cho ViệtNam, Admiralteisky, tại thành phố St Petersburg. Mục đích cuộc viếng thăm được Nga và VN miêu tả như là hợp tác đào tạo kỹ thuật quân sự. Ngày 16-4-2013, ông Đỗ Bá Tỵ cũng có chuyến viếng thăm TQ ở cấp Tổng tham mưu. Trong chuyến viếng thăm này Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng đinh tại TQ: VN và TQ là hai nước láng giềng núi liền núi sông liền sông…Quan hệ Việt Trung hôm nay được nâng lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện…

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thăm lầu Năm Góc

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thăm lầu Năm Góc

Trong chuyến thăm Hoakỳ lần này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cùng phái đoàn Quân sự cao cấp Việt Nam được mời đến thăm Ngũ Giác Đài, trung tâm đầu não của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Đây là lần đầu tiên một số tướng lãnh VIệtNam đến thăm Ngũ Giác Đài của Mỹ. Hy vọng, chuyến thăm này của ông Đỗ Bá Tỵ sẽ đánh dấu một giai đoạn mới, sẽ mở ra một trang sử mới trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ. Tại Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ có buổi gặp gỡ với Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ. Tại đây hai phái đoàn cùng trao đổi, thảo luận về chiều hướng và chủ điểm của Xoay Trục Quân Sự của Mỹ và hai bên cùng chia sẻ một số tình hình thế giới và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tuyên bố: Ông coi trọng phát triển toàn diện với HoaKỳ, trong đó có quan hệ quốc phòng. Chuyến thăm của ông là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng đã ký kết. Trong khi đó Đại Tướng Martin Dempsey bày tỏ quan điểm của Mỹ là ủng hộ việc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, bằng cách tuân thủ Công ước Quốc tế về biển-1982. Cuối cùng Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ phát biểu: Trong Thời gian tới hai bên Việt Mỹ cần phối hợp thật tốt trên diễn đàn đa phương để cùng nhau góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN và các đối tác…

Sau đó, Ông Đỗ Bá Tỵ và phái đoàn quân sư ViệtNam cũng đến thăm Đại Học Quốc Phòng, Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 3, Cảnh Sát Biển ở San Diego, Đơn Vị Tìm kiếm Cứu Nạn Trên Biển, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1.

Tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, ông Đỗ Bá Tỵ gặp Trung tướng Robert Brown, Chỉ huy trưởng Quân Đoàn 1. Ông này trình bày về nội dung chiến lược “xoay trục quân đội Mỹ ”. Chính tại đây đã xảy ra câu chuyện trao đổi giữa Tướng Brown và Tướng Tỵ: Tướng Brown cho đoàn ViệtNam xem bản đồ có gắng ngôi sao vào những nơi đã diễn ra các những cuộc tập trận chung và lớn, với sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ: 1-Trung tâm huấn luyện Yakima ở bang Washington, 2-Australia, 3-ThaiLan, 4-Nhật Bản, 5-Nam Triều Tiên, 6-Philippines, 7-Hawai., và Trung tướng Brown nói thêm: “Nếu thêm một ngôi sao nữa ở đây, ViệtNam, thì thật là tuyệt vời”…Liền sau đó Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đặt câu hỏi thẳng với Trung Tướng Brown: “Liệu Mỹ có tìm cách gây ảnh hưởng tới chuyện nội bộ các nước này hay không?”. Trung tướng Brown ôn tồn giải thích cho ông Đỗ Bá Tỵ rằng, mục đích chiến lược xoay trục quân đội, không nhầm vào can thiệp hay gây ảnh hưởng với chuyện nội bộ của các nước trong khu vực mà thuần túy xây dựng mối quan hệ thân cận ngăn ngừa xung đột. Không có gì không giải quyết được khi các nước cùng nhau hợp tác. Trước mắt, Việt-Mỹ chưa có có kế hoạch tập trận chung, hai bên cũng có thể tham gia gìn giữ hòa bình và quân y.
Thật sư câu hỏi của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ,Thứ trưởng Quốc phòng ViệtNam “Liệu Mỹ có tìm cách gây ảnh hưởng tới chuyện nội bộ của các nước này hay không?” làm ngạc nhiên và gây sốc không ít cho nhiều người Mỹ, ngay cả những người ViệtNam đang theo dõi câu chuyện trao đổi. Không lẽ ông Đỗ Bá Tỵ không nắm chắc phương châm hành động của HoaKỳ: Không gì bằng lợi ích của nước Mỹ. Nothing but American interest-Không lẽ Tướng Tỵ không hiểu rằng cố gắng can thiệp vào nội bộ của nước khác là lợi ích cốt lõi cho mọi quan hệ, là giai đọan khởi đầu của mọi quá trình xâm lăng của các nước lớn, gồm có 4 giai đoạn: Can thiệp nội bộ- Xâm Nhập- Chiếm đóng- Cai trị (Intervention- Invasion- Occupation- Domination…). Giai đoạn 1-can thiệp nội bộ-là giai đoạn khó khăn nhất. Các nước lớn đã phải dùng cả những “chiêu” sức mạnh mềm lẫn sức mạnh cứng, như Nhân quyền, Viện trợ kinh tế, Cho vay ưu đãi, Đầu Tư, Giúp đỡ huấn luyện và Viện trợ quân sự… Câu hỏi của ông Đỗ Bá Tỵ đã làm chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông và của phái đoàn quân sự cao cấp ViệtNam, trượt ra ngơài chủ điểm của chính phủ ViệtNam: Xây dựng quan hệ thân thiện với Mỹ và dùng Mỹ làm đối trọng với sự bành trướng của TQ. Không lẽ ông Tỵ không biết Washington, Hawai là nội địa của Mỹ; Nam Triều Tiên, ThaiLan, Australia, Philippines là những vệ tinh chư hầu-satellites-của Mỹ? Tất cả 4 quốc gia này đều có gửi quân đội cỡ sư đoàn tham chiến bên cạnh quân đội quân đội Mỹ tại chiến trường ViệtNam từ năm 1966 đến năm 1972.

Còn Nhật là một quốc gia được Mỹ bảo hộ-protectorate-kiềm chế trong suốt hơn 60 năm qua. Nếu ông Tỵ đã biết chắc như vậy mà ông vẫn hỏi câu hỏi như vậy, đó là điều đáng tiếc cho ông. Qua câu hỏi nóng bỏng này, ông Đỗ Bá Tỵ tự thể hiện mình là một người lính thuần túy, ông chưa ra khỏi xe tank T54, ông chưa phải là Tướng lãnh Chính trị.

Giai thoại trao đổi giữa 2 Tướng, Robert Brown và Đỗ Bá Tỵ, chưa phải chấm dứt ở đây. Theo báo New York Post, hôm 21-6, đích thân Thượng Nghị Sỹ John McCain đưa phái đoàn quân sự ViệtNam, (dĩ nhiên đó là phái đoàn của ông Đỗ Bá Tỵ) đi thăm Quốc Hội Mỹ. Một du khách chỉ vào ông McCain và hỏi “Ai vậy?”, và người khách du lịch được trả lời:” Ông ấy là ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Ông nhớ chưa?”. Sau đó có một ký giả hỏi TNS John McCain: Liệu ngày xưa ông có tưởng tượng ông được đóng vai trò của ông như thế này hay không? Ông John McCain liền trả lời: ”làm sao tôi nghĩ ra được chuyện như thế này khi tôi nằm trong nhà tù Hỏa Lò”.

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt đã hơn 38 năm, Việt Nam và Hoa kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ đã hơn 18 năm. Những trang sử đẫm máu Việt-Mỹ đã khép lại, nhưng hệ quả chiến tranh ác liệt vẫn tồn tại trong những cơn ác mộng của những người lính của hai bờ chiến tuyến, vẫn còn phủ bóng trên quan hệ giữa hai chính phủ Việt-Mỹ hôm nay. Vấn đề còn lại là hai dân tộc Việt, Mỹ, từng bước và kiên định làm sao cho những người Việt như Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ quên đi sư can thiệp đẫm máu của Mỹ vào nội bộ Việt Nam trong quá khứ; những người Mỹ như TNS John McCain quên đi những năm tháng nhọc nhằn trong nhà tù Hỏa lò-Hà nội. Vẫn biết đây là một lý tưởng khó thực hiện. Nhưng vì hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế, với quyết tâm hợp tác chặt chẽ giữa hai dân tộc Việt Mỹ không có gì không thể thực hiện được./.

June-24-2013. Oak Park, Illinois USA

© Đào Như (BS Đào Trong Thể)

© Đàn Chim Việt

 

67 Phản hồi cho “Chiến tranh VN và xây dựng niềm tin chiến lược”

  1. Bút Thép VN says:

    Xin trả lời X.L.V của Báo Nhân Dân rằng; NVHN chống CSVN chỉ vì CS là tội ác chống lại nhân loại. Liên-Xô là cái nôi đẻ ra CNCS đã vứt bỏ nó xuống hố rác lịch sử từ những năm 1991. Cả cộng đồng Châu Âu đã lên án CNCS và đồng hoá nó với tội ác qua NQ /1481.

    Vì thế, bất cứ điều gì làm cho hình ảnh bạo quyền CSVN được nâng cao là đề cao tội ác nên cần phải chống triệt để.

    Báo Đảng CSVN lại đả phá ‘cờ vàng’

    Đừng lẫn lộn đồng hoá CSVN với tổ quốc hay đất nướcVN, và cũng đừng nhầm lẫn rằng chống bạo quyền CSVN là “các nhóm “cờ vàng” đã “không bao giờ muốn đất nước phát triển, không bao giờ muốn kiều bào mình đóng góp gì cho đất nước và hơn cả thế, họ tẩy chay cả hàng hóa dân mình đổ mồ hôi tạo ra“. Nói như thế là bịa đặt, vu khống!

    Muốn có dân chủ thì phải đào thải độc tài, muốn đất nước văn minh phồn thịnh thì phải dẹp bỏ CS, đơn giản là thế!

  2. Ai Cập says:

    Tềnh hềnh là rất ..tình hình, sau vụ lật xe hôm qua với TT Morsi, cả đất nước của các Pha-ra-ôh rất chi là hỗn loạn. Nổ súng tấn công nhau giữa các nhóm đảng phái, sắc tộc ngày càng căng thẳng…rõ ràng 1 lần nữa đây ko phải là 1 mùa xuân Ả-rập với mùi thơm hoa nhài, mà là 1 cánh đồng chết chóc và mùi tanh hôi chỉ có lợi cho lũ chim lợn. Tuy vậy nhưng với lũ con chiên công giáo, đại diện là thằng LQ QUân, P.h Sơn, Trần Huỳnh Duy tức, vợ chồng Kù huy HV … vẫn tung hô và mong muốn sự việc này sảy ra với nước VN…điều đó đủ cho thấy cái não trạng vọng nô của lũ cừu lợn nó tệ hại như nào!!!! mà sao không thấy tên CCCĐ nào lên tiếng về vụ này nhỉ?

    • Kẻ Giác Ngộ says:

      Nhưng lạ lùng thay, lũ chim lợn đâu chưa thấy, chỉ có dư luận viên Ai Cập hừng hực quằn quại la hét như đang bị Đỗ Mười thiến như hoạn lợn, nghe thảm não quá!

  3. Vu Hai Au says:

    Cộng đồng CCCĐ tại Hải ngoại có lẽ rất mong được áp dụng chiêu trò dân chủ kiểu AI CẬP tại Việt Nam. Thế nhưng, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam tại Quốc nội sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra, bởi họ đã quá hiểu rõ hậu quả của cảnh ” Nồi da xáo thịt ” nó như thế nào. Mong Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn sáng suốt , không cho cộng đồng CCCĐ bất cứ một cơ hội nào dù là nhỏ nhoi nhất được thực hiện chiêu bài ” dân chủ cùi bắp ” tại Viêt Nam.

  4. Biểu tình says:

    Ai cũng chọn việc biểu tình/ Ra đảo sẽ dành phần ai?
    Nhạc: Trần Long Ẩn
    Lời mới: Bần Cố nông
     
    Khi nghĩ về cuộc biểu tình
    Tôi thường nghĩ về đàn bò điên.
    Khi nghĩ về đàn bò điên
    Tôi thường nhớ về “đàn rận”,
    Trẻ trung như Bùi Minh Hằng,
    Già nua như cụ Đức già
    Ngày đêm phá chính quyền!
      
    Ai đã từng gặp Bùi Hằng
    Sẽ hiểu thế nào là cằn – thô,
    Ai chưa hiểu sự già nua
    Hãy nhìn ngắm cụ rận già
    Và em chớ có xem thường
    Từ những con chấy rận già kia!
      
    Và tôi vẫn nhớ hoài một thằng điên
    Suốt ngày đưa tin tường thuật
    Có biểu tình là có mặt
    Chụp hình, post, đưa tin, bịa đặt để câu viu! 
     
    Ai cũng chọn việc biểu tình,
    Ra đảo sẽ dành phần ai?
    Ai cũng một thời trẻ trung
    Cũng từng nghĩ về biển đảo.
    Phải đâu yêu nước thì biểu tình ?
    Tại sao không xung phong ra đảo.
    Phải không em, phải không anh ? 
     
    Chân lý không phải chỉ biểu tình
    Đang còn khối việc cần làm hơn!
    Xin hát về bạn bè tôi
    Những người cầm súng (nơi) hải đảo.
    Ngày đêm canh giữ đất trời
    Rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân.

    • Tập Làm Văn says:

      Khi đọc bài thờ biểu tình
      Tôi cứ ngỡ của một kẻ điên
      Viết về một đàn bò
      với đầu óc liên miên

      Có lẽ tại hắn đã điên
      Nên chẳng hiểu biết về biểu tình
      Là quyền được luật pháp hiến định
      Để dân nói lên chính kiến của mình.

      • Ớt hiểm says:

        Khi đọc bài thơ biểu tình
        Rõ ràng có nhiều thằng điên
        Rằng muốn tỏ bày chính kiến
        Có nơi có chốn tha hồ
        Cali có một lũ điên
        Lợi dụng biểu tình để chửi nhau
        Trò chơi dân chủ là vậy đó
        Hỡi lũ điên kia mở mắt nhìn
        Người Việt trong nước chẳng muốn điên.

  5. says:

    Người Việt có gen chống ngoại xâm. Quả thật, xét lại lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt, chưa có dân tộc nào trên thế giới làm được. Dân tộc Việt 3 lần đại thắng giặc Mông cổ mà hầu như cả Châu Âu đều bị khuất phục trước vó ngựa Mông cổ. Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, vua Quang Trung đại phá giặc Thanh, v.v… Nói theo bóng đá, lối đánh giặc của dân Việt rất thiện chiến về phòng thủ, phản công. Trái lại, từ ngàn năm nay, giặc Tàu chuyên môn đánh chiếm các nước nhỏ, nhưng không có khả năng đánh các nước lớn. Vả lại, giặc Tàu thường hay bị các nước nhỏ hơn xâm chiếm và cai trị nhiều đời, ví dụ Mông cổ cai trị Tàu hàng trăm năm, người Mãn Thanh cai trị Tàu cũng nhiều đời, v.v… Điều đó, có nghĩa giặc Tàu chỉ có khả năng ức hiếp các nước nhỏ hơn mình và không có khả năng phòng thủ kể cả khi bị xâm lăng mà giặc Tàu cho rằng Mông cổ, Mãn Thanh đều là quân man ri, mọi rợ. Cái lỗ hổng to đùng nôm na là điểm yếu nhất của giâc Tàu là không có gen phòng thủ, rất dễ bị xâm lăng. Vậy thì, tại sao người Việt không nghĩ đến chuyện lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực điều mà giặc Tàu và cả thế giới không bao giờ nghĩ đến. CSVN đấu tranh với giặc Tàu bằng biện pháp hòa bình thì sẽ mất Hoàng Sa vĩnh viễn. Thế giới ngày nay do 5 con cá mập Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Tàu cai trị thì làm gì có chuyện chờ đợi giặc Tàu trả lại Hoàng Sa thông qua luật pháp quốc tế. Thật là mơ hồ!

  6. says:

    Nói với ông Cựu Quân Nhân QLVNCH, vua Quang trung đánh đuổi giặc Thanh đâu cần bất kỳ ngoại bang nào giúp đỡ. Đời nhà Trần xây dựng đất nước đâu cần ngoại bang bảo vệ đất nước dùm. Tại sao mấy ông VNCH vẫn còn tư tưởng phải nhờ Mỹ, nói chung là ngoại bang để bảo vệ đất Hoàng Sa. Người Việt nam đủ sức thậm chí thừa sức làm được việc đó, căn bản là người Việt không còn đấu đá nhau thì chưa chắc thua kém dân tộc nào trên thế giới. Người Việt có gen chống ngoại xâm, nhà Trần 3 lấn thắng quân Mông Cổ mạnh nhất thế giới vào thời đó là một ví dụ. Khi nào người Việt không còn tư tưởng dựa dãm vào ngoại bang thì Việt nam sẽ lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa thậm chí cả Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam.

    • Cựu Quân Nhân QLVNCH says:

      Xin thưa với ông Lê

      Việt Nam ta có câu: Đi buôn có bạn mà bán thì phải có phường, chiếc đũa bẻ dễ như chơi, cột bó đũa lại chẳng rơi cái nào. Ở cái thời vua Quang Trung đánh đuổi giặc Tầu cách nay mấy trăm năm thì VN vẫn còn đơn lẻ cũng như bao nhiêu nước khác.

      Ông vẫn cứ sống mãi ở cái thời thơ âu mới biết bò, biết nhoai, mà quên đi cái thời trưởng thành của mình cũng đã lập bạn kết bè, để không bị kẻ khác ăn hiếp?

      Thế giới ngày nay đã hoàn toàn thay đổi, người ta liên kết với nhau thành một khối để bảo vệ và làm ăn buôn bán với nhau, ví dụ như Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, cộng đồng chung Châu Âu, còn phía CS cũng có khối Warszawa. Hiện nay những nước Đông Nam Á đang cố gắng liên kết với nhau thành một khối, một tổ chức để tự bảo vệ lẫn nhau.

      Ông hỏi: “Tại sao mấy ông VNCH vẫn còn tư tưởng phải nhờ Mỹ, nói chung là ngoại bang để bảo vệ đất Hoàng Sa. Người Việt nam đủ sức thậm chí thừa sức làm được việc đó,

      Ông chỉ biết nói cho suông miệng mà không biết suy nghĩ, mấy ông VNCH bây giờ chẳng còn quyền hành gì cả nên cũng không có tư tưởng nhờ Mỹ, mà chính nhà nước CSVN hiện nay đang cần đến sự giúp đỡ của Mỹ đấy ông ạ, tại ông không biết đấy thôi!

      Mình yếu, không đủ sức tự vệ thì phải ngoại giao kết bạn với những người khoẻ hơn mình để dựa dẫm và bảo vệ lẫn nhau cũng là chuyện bình thường mà.

      Tôi với ông chẳng có hận thù gì với nhau, đừng hoạnh hoẹ vô lý, mà hãy nhìn thẳng vào hiện tình đất nước để nhận diện kẻ thù.

      • says:

        Kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Việt là giặc Tàu từ ngàn đời nay rồi.

      • says:

        Trước 1975, người Việt sống trong cái giếng nên chỉ nhìn thấy vòm trời hình tròn. Thời điểm này nước Việt nam yếu toàn diện nên cần ngoại bang lo cho mọi cái từ cái ăn, đến cái ở. Sau 1975, người Việt có cơ hội bung ra khắp thế giới, nắm bắt được mọi mặt, có kiến thức sâu rộng, có tầm nhìn quốc tế, có khả năng tài chính, v.v.. Thời điểm này người Việt khá là vững vàng, nói rõ ra người Việt đã và đang từng bước trưởng thành dưới con mắt quốc tế. Đó là lợi thế rất mạnh, nếu người Việt khắp năm Châu ngồi lại với nhau, có lẽ người Việt không cần dựa dẫm hoàn toàn vào ngoại bang. Bấy lâu nay Mỹ không muốn trực tiếp đối đầu với các thành viên cá mập, nếu người Việt chứng minh cho thế giới thấy có khả năng gì đó, chắc chắn không phaỉ một nước và sẽ là nhiều nước sẽ ủng hộ. Nên nhớ, ủng hộ và giúp đỡ chứ không bao biện như miền Nam trước kia. Đến lúc này người Việt không cần dựa dẫm ai hết.

      • Dao Cong Khai says:

        Trả lời Bác Lê nè!

        You nói người VN có gen chống ngoại xâm mà! May ra dân trong nước thôi. Người Việt 5 châu như tôi thì cái gen đó nó bị lai rồi. Sở dĩ phải chạy sang đây làm culi cho Mỹ là vì ghê tởm cái gen chống ngoại xâm đó quá rồi. Bọn tui lai hết trơn rồi, nếu có tư tưởng chống Pháp, chống Mỹ như you thì chắc chắn đã không chiu sang đây để rửa cầu tiêu cho Đế Quốc Mỹ.

        Dân bên VN đừng có mơ, đám VN tị nạn này không dại dột về đó làm bia đỡ đạn cho mấy ông cai trị VC bên đó như bộ đội Bắc Việt vượt Trường Sơn ngày xưa đâu. Cứ hỏi mấy cô gái lấy chồng Đài Loan đó, hãy tuyên truyền họ chống Tàu trước đã rồi hãy dụ dỗ mấy người chui sang Mỹ, Pháp… Họ không lấy chồng và trung thành với chống Đài Loan thì làm sao các đồng chí kiếm được tiền môi giới hôn nhân, buôn bán nô lệ.

      • CÃI CỐI says:

        Liên minh giữa các nước thì thời nào cũng có, nhất là ngày nay, do thế giới đang trở thành một loại ” làng địa cầu” (a global village), thì việc liên minh với các quốc gia khác là điều đương nhiên, là một thực tế trong bang giao quốc tế. Nhưng trong việc đối phó với Trung Quốc, không phải Việt Nam muốn liên minh với Mỹ là được ngay theo ý nguyện. Dân gian có câu ” trong giỏ, bỏ tiền”, lợi ích của Mỹ ở VN là gì để Mỹ có thể vì lợi ích đó mà bị lôi cuốn vào một cuộc tranh chấp, hoặc kinh tế hoặc quân sự, với Trung Quốc? Ông và nhiều người khác cứ tưởng như hễ VN muốn liên minh với Mỹ là được ngay; là ngay lập tức Mỹ sẽ sẳn sàng đem tàu chiến và quân sang giúp VN nghênh chiến với TQ vậy! Không như vậy đâu ông ơi! Bọn Mỹ khi được VN yêu cầu liên minh, sẽ tính toán xem được lợi gì, nên đòi hỏi gì ở VN, rồi mới tính đến chuyện chià bàn tay ra. Nhưng Trung quốc nó cũng đâu có ngồi yên để nhìn Mỹ-Việt ” đề huề”, nó cũng tìm cách thương lượng, mặc cả với Mỹ để vô hiệu hoá ngón đòn của VN. Kết quả là VN trở thành món hàng mặc cả giữa Mỹ-Trung Quốc. Hẳn ông còn nhớ năm 1972 Nixon Hoa du xong, là Mỹ bắt đầu bỏ rơi ” cô nàng” VNCH. Nhớ đến sự kiện đó rồi liệu ông còn tin được Mỹ trong tương lai sẽ sẳn sàng đổ máu bảo vệ cho VN khi bị Trung Quốc xâm lấn?

        Hơn nữa, việc liên minh mà ông đang bàn thì VNCS cũng đã và đang làm từ sau 1985 đến nay, sau khi đã mở mắt ra và học bài học về việc đi hẳn với Liên Xô và “ương ngạnh” với Tàu. Từ đó đến nay, VNCS đã mở quan hệ ra, trước với ASEAN, rồi sau ra toàn thể các nước, kể cả Mỹ-Âu Châu. Những năm gần đây VNCS đang thắt chặt quan hệ với Nhật, Ấn Độ, hai đối thủ gần nhất của Trung Quốc ở Á Châu, và đang ve vãn Mỹ. Nhưng ông có thấy không, Mỹ đâu đã vội chìa tay ra với VNCS, đâu đã chịu bán vũ khí cho VNCS. Không phải vì chuyện Nhân quyền đâu; đó chỉ là chiêu bài. Chẳng qua Mỹ, một mặt Mỹ vẫn còn thăm do Trung Quốc, mặt khác cũng muốn ép VNCS để được lợi hơn mới chịu; nếu ông theo dõi kỷ sẽ thấy rằng một mặt thì Mỹ rất muốn sử dụng cảng Cam Ranh, nhưng lại không chiụ bỏ lệnh cấm vận vũ khí VNCS. Có nghĩa rằng Mỹ muốn ” nhận ” mà chưa chịu ” cho”. Đó có phải là thái độ vị lợi của con buôn?

        Mở mắt ra ông ơi! Đừng đem tiêu chuẩn đạo đức dùng vào việc lượng giá quan hệ chính trị quốc tế. Quan hệ đó chỉ có một nền tảng: LỢI.

      • Cựu Quân Nhân QLVNCH says:

        Tôi đã nói với ông Lê, nói chuyện quá khứ phỏng ích gì, hãy nói chuyện hiện tại, tốt hơn hết là ông nên nói với nhà cầm quyền CSVN, vì họ đang lãnh đạo đất nước.

        Những người có tầm hiểu biết như ông mà nhà nước CSVN không biết lắng nghe, không biết trọng dụng thì thật là đáng tiếc.

Phản hồi