TT Thiệu ký kết Hiệp Định Paris tháng 1 năm 1973
Cuộc Hòa đàm Paris được khai mạc vào ngày 10-5-1968 và kết thúc bằng Hiệp định Hiệp Định Chấm dứt Chiến Tranh và Phục Hồi Hòa Bình tại Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring peace in Vietnam) ký kết ngày 27-1-1973 giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận giải phóng). Phía Cộng Sản Bắc Việt phát biểu “đó là kết quả của cuộc thương thuyết dài nhất thế kỷ, nó kéo dài 4 năm và chín tháng, gồm 202 phiên họp công khai và 24 phiên họp kín (1)
Có lẽ đây là một Hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế, kéo dài tám tháng dưới nhiệm kỳ Tổng thống Johnson (tháng 5-1968 tới tháng 12-1969) sang hết nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Nixon (1969 -1972) và một tuần trong nhiệm kỳ hai của ông (từ 21 tới 27-1-1973). Nixon và Kissinger mới đầu tưởng trong một năm sẽ giải quyết được nhưng không ngờ bị sa lầy trong chính sách “trường kỳ đàm phán” của Hà Nội, nó rập khuôn chiến lược “trường kỳ kháng chiên” của Trường Chinh. Đây là một đường lối thương thuyết dai như đỉa đói cắn cầy, mục đích làm cho đối phương phải kinh tởm và bỏ cuộc.
Việc thương thuyết thực ra do mật đàm, đi đêm giữa Tiến sĩ Henry Kissinger, Phụ tá TT Nixon và Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của CSBV bắt đầu từ 4-8-1969. những năm 1969, 1970, 1971 cuộc hòa đàm không tiến triển vì CSBV khăng khăng đòi Mỹ đơn phương rút quân, loại bỏ Nguyễn Văn Thiệu, cắt viện trợ VNCH, trung lập hóa miền Nam… nghĩa là ra đòi Mỹ đầu hàng không điều kiện. Sở dĩ họ ngoan cố như vậy vì dựa vào sự chống đối của người dân và Quốc hội Mỹ.
Hòa đàm Paris chỉ thực sự biến chuyển bắt đầu từ tháng 10-1972 cho tới tháng 1-1973. Cộng quân thảm bại trong trận tổng tấn công 1972 (Mùa hè đỏ lửa), khoảng 100,000 cán binh bị giết 700 xe tăng bị bắn cháy (2). Ngoài ra phần vì BV muốn ký sớm trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7-11-1972, họ biết chắc Nixon sẽ tái đắc cử, khi ấy ông ta sẽ cứng rắn hơn.
Tôi xin chia làm hai giai đoạn
Từ tháng 10 tới tháng 12-1972
Tháng 10 -1972 Hà Nội nhượng bộ gần hết những khoản chính như không đòi lật đổ Thiệu, không đòi Liên hiệp, cắt viện trợ miền nam… đổi lại Cộng quân được ở lại miền nam VN. Ngày 9-10-1972 hai bên Mỹ và BV ký bản Dự thảo, ngày 11-10 Kissinger về Mỹ báo tin cho Nixon, ngày 19 ông sang Sài Gòn để bàn với TT Thiệu, sau đó sẽ đi Hà Nội, dự trù sẽ ký chính thức vào ngày 25, 26 hai tuần trước bầu cử Tổng thống Mỹ 7-11-1972. Ngày 19 Tiến sĩ Kissinger sang Sài Gòn đưa bản Dự thảo cho ông Thiệu coi và hy vọng sau đó ký kết.
Kissinger vô cùng phấn khởi y như mở cờ trong bụng, Hiệp định ký trước ngày bầu cử sẽ đưa ông lên tột đỉnh danh vọng, tha hồ mà khoe khoang công trạng đã giúp cho Nixon đắc cử vẻ vang.
Quá sốt sắng với bản Hiệp định, Kissinger đã đánh giá thấp Thiệu, tưởng Mỹ nói gì Thiệu cũng phải nghe (3) vả lại lần này chính phủ Thiệu không bị loại bỏ vì BV đã nhượng bộ không đòi ông từ chức. Trái với mong đợi của Kissinger, VNCH chống đối bản Dự Thảo dữ dội, Thiệu nhất quyết đòi sửa nhiều điều khoản nhất là Cộng quân phải rút hết về Bắc (4)
Trước ngày về Mỹ, Kissinger đánh điện cho Nixon nói VNCH gây trở ngại và đề nghị Mỹ ký riêng với Hà Nội không cần miền nam VN nhưng trước sự ngạc nhiên của ông ta, Tổng thống Mỹ không đồng ý. Nixon vốn không ưa gì người phụ tá này, thừa biết tham vọng của Kissinger muốn ký cho nhanh trước bầu cử để khoe công trạng um lên (5). Qua thăm dò Nixon đả vượt quá xa đối thủ McGovern nên chẳng cần ký trước bầu cử để phải chịu ơn Kissinger và ông ủng hộ TT Thiệu bác bỏ bản Dự thảo tháng 10.
Theo George Moss (6) Nixon đồng ý với Thiệu chống bản Dự thảo này, ông cũng biết cựu Tư lệnh MACV Westmoreland và giới Lãnh đạo quân sự Mỹ chống Hiệp định nên ông cũng không cho ký.
Đầu tháng 11 tại Hòa đàm Paris Kissinger đưa ra 69 điểm đòi sửa chữa theo yêu cầu của VNCH, đòi BV phải rút hết quân, Kissinger cũng đe dọa BV nói Nixon sẽ đắc cử nay mai, ông ta sẽ cứng rắn hơn. Hà Nội không tin như vậy, họ vẫn thường nghĩ Thiệu chỉ là bù nhìn tay sai, Mỹ bảo sao nghe vậy, chuyện này chắc do Mỹ lươn lẹo bầy ra. Thọ bác bỏ yêu cầu này và lại đòi loại bỏ Thiệu như trước.
Nixon đại thắng trong cuộc bầu cử 7-11, tái đắc cử với 520 phiếu cử tri đoàn (trên 49 tiểu bang, chiếm tỷ lệ 96.65% tổng số). Đối thủ McGovern đảng Dân chủ được 17 phiếu cử tri đoàn của bang Massachusetts và District of Columbia (tỷ lệ 3.16%)
Nixon được 47,168,710 phiếu phổ thông, tỷ lệ 60.7%, McGovern 29,173,222 phiếu, tỷ lệ 37.5%, đây là lần thắng lớn thứ tư (landslide) trong lịch sử Mỹ.
Cuối tháng 11 ông vội viện trợ cho VNCH khoảng một tỷ quân viện vì sau khi ký Hiệp định sẽ chỉ được viện trợ trên căn bản một đổi một (7). Hai đợt viện trợ Enhance và Enhance Plus gồm nhiều nhất là máy bay, hơn 600 phi cơ trong đó có hơn 200 phản lực chiến đấu và trên 300 trực thăng. Nhờ đó Không quân VNCH đứng thứ tư trên thế giới về số lượng tổng cộng 2,075 máy bay đủ các loại (8). Năm 1974, 1975 sau những đợt cắt giảm viện trợ của Quốc hội, số máy bay này phần nhiều nằm ụ vì thiếu cơ phận thay thế và không đủ săng để cất cánh. (9)
Tháng 11 và 12 năm 1972 ông Thiệu mở chiến dịch lên án Kissinger và Hành pháp Mỹ ép buộc miền nam ký Hiệp ước bất bình đẳng và nêu rõ chủ trương không đầu hàng CS, không cắt đất cho CS, không trung lập liên hiệp….TT Nixon tức giận BV ngoan cố và cũng khó chịu về sự chống đối Dự Thảo kéo dài của VNCH
Giữa tháng 11-1972 Nixon đã gửi nhiều thư hứa hẹn vói Thiệu sẽ trừng trị mọi vi phạm của địch:
“Tôi xin cam kết với ông nếu Hà Nội vi phạm Hiệp định , tôi sẽ giáng trả họ nhanh chóng và ác liệt.”(10)
Tháng 11 cuộc thương thuyết bế tắc, sang tháng 12 tình hình còn bi đát hơn, Hà Nội để lộ âm mưu phá hoại đàm phán chờ phiên họp mới của Quốc hội Mỹ đầu năm 1973, họ tin là Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh buộc chính phủ phải rút quân và cắt viện trợ quân sự, miền nam sẽ không thể tồn tại (11). Hòa đàm tan vỡ ngày 14-12, Lê đức Thọ bỏ Hội nghị về Hà Nội không hẹn ngày trở lại
Nixon phẫn nộ chồng chất từ bốn năm qua do sự ngoan cố của Hà Nội (12) và phải gấp rút đưa CSVN trở lại bàn Hội nghị để cứu miền nam VN, ông đã cho oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng bằng B-52 kéo dài từ 18 cho tới 29-12. Chiến dịch xử dụng 207 pháo đài bay và hàng nghìn máy bay chiến thuật (luân phiên) ném 20,000 tấn bom xuống các mục tiêu quân sự, kinh tế như kho hàng, nhà máy điện, ga xe lửa, kho nhiên liệu, phi trường …Mỹ bị thiệt hại 27 máy bay trong đó có 15 chiếc B-52
Chiến dịch mặc dù bị dư luận trong nước và quốc tế chống đối nhưng đã có kết quả tốt, đưa Hà Nội trở lại bàn hội nghi vào đầu tháng 1-1973, cứu được miền nam.
Tháng 1-1973
Phía VNCH, TT Thiệu vẫn tiếp tục chống đối ký kết Hiệp định mà ông cho là bất bình đẳng, đòi “Cộng sản BV phải rút hết về Bắc”
Đảng Dân chủ chiếm đa số tại Quốc hội hăm dọa ra luật chấm dứt chiến tranh nếu Hiệp định bị trở ngại. Ngày 2-1-1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với lệ 154 thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông dương vừa khi đã rút quân về nước và lấy lại tù binh. Hai ngày sau, Dân chủ Thượng viện bầu nội bộ cũng thông qua Dự luật tương tự với số phiếu 36 thuận và 12 chống. (13)
Trận oanh tạc long trời lở đất đã khiến cho BV hết hồn nhất là thấy hai đàn anh vĩ đại Nga, Trung Cộng chỉ phản đối xuông không cứu được đàn em. Bộ Chính trị CSVN hốt hoảng, hồn vía lên mây xanh nghĩ tới trận kế tiếp nên vội chấp nhận trở lại bàn Hội nghị.
Ngày 6-1 Lê Đức Thọ trở lại Paris, hôm sau Kissinger cũng đến. Hai bên đều có thiện chí giải quyết để cùng đạt Hiệp định ngưng bắn. Phía Mỹ cũng muốn ký cho nhanh vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh nều Hiệp định trở ngại. Ngày 8 và 9 -1 hai bên thảo luận tốt đẹp ngày 11 bên bàn thủ tục ký kết
Ngày 7-1 tại Sài gòn ông Thiệu chưa trả lời, ngày 14-1 Nixon cử Tướng Haig sang Sài Gòn để thuyết phục Thiệu, ông ta mang thư của Nixon cho biết
“ Tôi đã quyết định ký chính thức ngày 27-1-1973 tại Paris, nếu cần Mỹ sẽ ký một mình, trong trường hợp này tôi sẽ nói VNCH gây trở ngại hòa bình, kết quả là sẽ bị cắt viện trợ kinh tế quân sự và sẽ có thay đổi trong chính phủ của ông”. Nixon vừa cây gậy vừa cà rốt, ông ta cũng tháu cáy Thiệu, dọa cho đảo chính (14). Ngày 17-1 Thiệu đòi sửa một số điều khoản nhưng Nixon từ chối.
TT Nixon đã gửi nhiều thư cam kết hứa hẹn với ông Thiệu từ mấy tháng nay, những lời hứa này không có giá trị pháp lý đối với nước Mỹ vì nó không được đưa ra Quốc hội. Đó chỉ là lời húa riêng giữa cá nhân hai ông Tổng thống (tôi đã viết riêng một bài về vấn đề này).
Ngày 20-1 ông Thiệu cử Tổng trưởng ngoại giao Trân Văn Lắm đi Paris, TS Kissinger nói là một cách để đỡ mất mặt, ông này xỏ xiên vì rất cay cú TT Thiệu, tác giả Mark Clodfelter (15) cho là sự trì hoãn của TT Thiệu để giữ thể diện hơn là chống đối. Thật ra ông Thiệu quyết tâm chống đối chứ không phải để giữ thể diện mà vì quá sợ hãi bản Hiệp định.
Clodfelter nói mặc dù nếu không có trận oanh tạc Giáng Sinh ta không biết Quốc hội có cắt viện trợ VNCH hay không, nhưng sau trận oanh tạc Lập pháp phẫn nộ và việc cắt viện trợ miền Nam chắc chắn sẽ xẩy ra nếu TT Thiệu từ chối ký kết Hiệp định. Nhà lãnh đạo miền nam không dám liều lĩnh như vậy, không có viện trợ, không thể sống còn. Ông ta đồng ý ký nhưng sau hạn chót của Nixon (16)
Theo Davidson, TT Nixon cử Tướng Haig sang Saigon giữa tháng 1-1973 nói với TT Thiệu mặc dù Hiệp định không hoản hảo nhưng trong tình thế này phải chấp nhận. Ông hứa sẽ bảo đảm bằng vũ lực nếu địch vi phạm và hứa thúc đẩy Quốc hội tiếp tục viện trợ VNCH đồng thời cũng hăm dọa sẽ ký riêng với Hà Nội nếu cần và sẽ cắt viện trợ miền Nam. Đứng trước cái gậy to, củ cà rốt bé, Thiệu đồng ý ký (17).
George Herring nói Nixon hứa hẹn Thiệu sẽ bảo đảm thi hành Hiệp định, tiếp tục viện trợ miền nam VN và hăm dọa sẽ cắt viện trợ cũng như ký riêng, cũng tháu cáy Thiệu dọa đảo chinh. Nhà lãnh đạo Sài Gòn đành chịu thua, ông không nói rõ là chịu ký mà chỉ cho biết không chống đối nữa (18)
Nhận xét và kết luận
Cuối cùng TT Nixon ký Hiệp định Paris với Hà Nội ngày 27-1-1973, nó cũng giống như bản Dự thảo từ tháng 10-1972 (trước đó ba tháng), một điểm quan trọng là BV vẫn đóng quân tại miền nam VN. Bản Dự thảo tháng 10 và Hiệp định tháng 1-1973 có khác nhau chút xíu mà các nhà sử gia Mỹ gọi là đồ trang sức (cosmetic) cho vui. Trận oanh tạc long trời lở đất với 20,000 tấn bom và cuộc thảo luận kéo dài hơn bốn năm cuối cùng vẫn không đuổi được Cộng quân rút về Bắc
Bản Dự thảo tháng 10-1972 mà Kissinger muốn ký cho nhanh để Nixon đắc cử rồi sẽ khoe khoang công trạng ầm ĩ. Nixon không muốn để Kissinger lên quá, qua mặt ông vì thế ông đã ủng hộ TT Thiệu chống bản Dự thảo này. Nixon ủng hộ Thiệu phần vì muốn khống chế tham vọng Kissinger và vì giới Lãnh đạo quân sự chống Dự thảo. Mặc dù thắng lớn về ngoại giao nhưng hai nhà lãnh đạo Kissinger và Nixon nói xấu nhau, dành khoe khoang công trạng (19).
Rồi tình hình ngày một khó khăn, Quốc hội thúc ép, đầu tháng 1-1973 Lưỡng viện Dân chủ bầu nội bộ để cảnh cáo Hành pháp cũng như VNCH nếu ngăn trở Hiệp định họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ miền nam VN. Lúc này Nixon không thể ủng hộ Thiệu được nữa mà đòi Thiệu ký. Cuối cùng ông Thiệu chấp thuận ký Hiệp định Paris không phải do Nixon ép buộc, đe dọa mà vì ông biết chắc sẽ bị Quốc hội Dân chủ thẳng tay bức tử như Clodfelter đã nói trên. TT Thiệu nhận định như vậy chứ không phải ông không hay biết gì như nhiều người lầm tưởng.
Suốt thời kỳ chiến tranh VN, đảng Dân chủ luôn chiếm đa số tại Quốc hội, năm 1972 họ nắm giữ 56% Hạ viện và 57% Thượng viện, DC chống chiến tranh dữ dội. TS Kissinger than phiền trong hồi ký về đảng Dân chủ (20), ông ta cho biết DC đã gây ra cuộc chiến sa lầy tại VN với nửa triệu quân do TT Johnson đưa vào. Nay họ trở mặt chống chiến tranh gây nhiều khó khăn cho Hành pháp.
Thật vậy, ỷ vào quyền lực của mình tại Lưỡng viện Quốc hội, họ luôn hăm dọa cắt hết mọi ngân khoản chiến tranh để đổi lấy hòa bình dù phải đầu hàng CS. Những năm 1964, 1965 Hành pháp DC tích cực tham chiến đưa quân vào VN vì theo thăm dò tỷ lệ ủng hộ người dân rất cao (60%, 70%) nay người dân quá chán chiến tranh, họ vội trở cờ hùa theo phong trào phản chiến. Với tinh thần cơ hội chủ nghĩa, DC sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì để lấy lòng dân thủ lợi.
Nhiều người than phiền ký kết Hiệp định Paris như vậy coi như đã chịu thua, nhưng thà ký còn hy vọng sống thêm vài năm hơn là bị người ta bức tử vào thời điểm này. Giữa hai cái cùng tồi tệ chỉ có thể lựa cái bớt xấu hơn và ông Thiệu đã sáng suốt vào giờ thứ 25.
Từ hạ tuần tháng 10-1972 cho tới hạ tuần tháng 1-1973, ông Thiệu nhất quyết đòi CSBV phải rút hết về Bắc, TT Nixon đã ủng hộ ông một thời gian nhưng sau đó cũng bất lực. Nixon nói nếu đạt thỏa hiệp đòi BV trả lại đất cho VNCH thì họ sẽ không ký Hiệp định. Có nghĩa là không thể nào đòi họ rút về Bắc (21). TT Nixon đã khuyên ông Thiệu không nên quan tâm việc quân địch còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt, mà vấn đề quan trọng ở chỗ Quốc hội Mỹ có tiếp tục viện trợ và ủng hộ chúng ta hay không (22) Đúng như Nixon đã tiên đoán, năm 1975 Sài Gòn sụp đổ không phải vì BV còn đóng quân ở lại mà vì Quốc hội đã cắt viện trợ bức tử miền nam.
Chiến dịch vận động của ông Thiệu để có một Hiệp định bình đẳng hơn và giữ thể diện quốc gia mới đầu có ý nghĩa nhưng sau dần dần đã đi quá đà nhất là từ đầu tháng 1-1973. Nó gây chia rẽ trầm trọng giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn mà Hà Nội đã khai thác triệt để tại bàn Hội nghị, họ bác bỏ tất cả những đề nghị sửa lại nhiều điểm của VNCH do Kissinger đưa ra.
Ông Thiệu đã không quan tâm đến tình thế bấp bênh khi mà ngoài CSBV ra, miên nam VN còn phải đối diện với một kẻ thù vô cùng nguy hiểm: Quốc hội Dân chủ thù nghịch (hostile Congress) chỉ chờ cơ hội để sát hại VNCH. Gió đã đổi chiều, đối với Quốc hội DC Mỹ, Đông Dương nay không còn là tiền đồn chống Cộng như ông Thiệu tưởng, người ta đã bắt tay được Trung Cộng và hòa với Nga từ hơn nửa năm về trước. Thuyết Domino không còn ý nghĩa, nay họ chỉ muốn hòa bình, lấy lại tù binh. Nói khác đi sinh mạng của 580 người tù binh Mỹ mới thực sự quan trọng vào lúc này, sinh mạng của cả Đông dương không nghĩa lý gì.
Ở cương vị nhà lãnh đạo, ông Thiệu hiểu rõ thực trạng vấn đề hơn ai hết, nhưng hai năm sau vào giữa tháng 3-1975, ông ban lệnh rút bỏ Pleiku giả vờ thua chạy để tháu cáy Mỹ. Ngay như Đại tá tham mưu trưởng Quân đoàn II cũng nghi ngờ ông Thiệu vờ thua chạy đưa tới hậu quả thảm khốc khiến bao nhiêu người mạng vong trong cơn khói lửa.
Chiến dịch chống bản Hiệp định bất bình đẳng mà ông Thiệu nhằm vào Hành pháp tháng 1-1973 là một sai lầm lớn vì ngoài Nixon ra, tại Mỹ hầu như không còn ai ủng hộ cuộc chiến tranh này, người ta đều khao khát hòa bình. Nixon đã nói với Nguyễn Phú Đức (đại diện VNCH) cuối tháng 11 vừa qua: không ai hết lòng với sự sống còn của miền nam VN bằng ông (23). Nixon-Kissinger cũng đã có lần nói với Thiệu rồi ông sẽ thấy ai là bạn, ai là thù. Chống lại Hành pháp lúc này là thất sách trong khi chúng ta chỉ còn dựa vào họ, vả lại Nixon phải chạy đua với thời gian (we were racing the clock) vì đã hứa sẽ mang lại hòa bình trong nhiệm kỳ, mà nay đã sang nhiệm kỳ mới.
Cho tới khi sự nghiệp chính trị của TT Nixon phá sản, nhiều người Việt kể cả ông Thiệu vẫn chưa tỉnh cơn mê, vẫn còn oán trách người Mỹ không giữ lời cam kết. Thực ra những lời “cam kết chui” mà Nixon-Kissinger dấu không đưa ra Quốc hội đã khiến cho họ phẫn nộ khi được biết vào tháng 4-1975 và đã thẳng tay với VNCH.
Nửa năm sau Hiệp định Paris, Quốc hội Dân chủ ra luật cắt hết mọi ngân khoản dành cho chiến tranh Đông Dương của Hành pháp. Nixon không còn quyền hành để bảo vệ đồng minh tại nơi đây.
Viễn tượng sụp không còn xa nhưng dù sao việc ký kết Hiệp định Paris tháng 1-1973 đã giúp Đông dương sống còn thêm được vài năm nữa.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
———————————————–
Chú thích
(1) Lewis Sorley: A Better War, The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years In Vietnam trang 361
(2) Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975 trang 587
(3) George C. Herring: America’s Longest War, The United States and Vietnam, 1950-1975 trang 277
(4) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam- chapter 9 -Thieu kills the deal trang 160)
(5) George C. Herring: America’s Longest War trang 277
(6) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 365
(7) Nixon: No More Vietnams trang 170, 171
(8) Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 877
(9) Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà trang 82-88
(10) No More Vietnams trang 156
(11) sách kể trên trang 170 “to legislate an end to our involment”
(12) America’s Longest War trang 280
(13) Nixon: No More VN trang 169, 170; Larry Berman: No Peace No Honor trang 221
(14) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 200
(15) sách kể trên trang 200
(16) sách kể trên trang 200
(17) Phillip B. Davidson: Vietnam at War The History 1946-1975
trang 730
(18) America’s Longest War trang 281, 282
(19) Sách kể trên trang 283
(20) Henry Kissinger: White House Years trang 227
(21) Nixon: No More Vietnams trang 152 “But one major issue we could not budge the North Vietnamese from their positions: They refused to withdraw their forces from South Vietnam”
(22) Sách kể trên trang 155
(23) Larry Berman: No Peace No Honor trang 200
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 1961, Lyndon Johnson (lúc này đang là Phó TT) đã so sánh ông thổng thống nước chủ nhà – Ngô Đình Diệm với vị thủ tướng tài ba này của nước Anh. Nhưng sự thật là sau đó, trên phi cơ trở về Hoa Kỳ, ký giả Stanley Karnow thắc mắc nên mới hỏi ông Lyndon Johnson:
- Stanley Karnow: “Phải chăng ông thực sự so sánh Diệm với ông Churchill?”
- Lyndon Johnson: “Cái cục cứt! Diệm là thằng nhóc duy nhất chúng ta có ở đây!”
Tổng thống Mỹ Richard Nixon từng không ngại ngần đưa người đồng nhiệm nước ‘đồng minh’ là VNCH lên tận mây khi đánh giá ông Thiệu là “một trong bốn hay năm chính trị gia lớn nhất của thế giới”. Nhưng trước thái độ dùng dằng làm mình làm mẩy của Nguyễn Văn Thiệu không chịu ký Hiệp đinh Pari năm 1973, Nixon nói với ngoại trưởng Henry Kissinger rằng: “Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được”.
Theo cuốn băng ghi âm được Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ giải mật năm 2009, ghi lại đoạn hội thoại ngày 20/1/1973, khi Ngoại trưởng Kissinger cảm thấy băn khoăn khi Hoa Kỳ dùng chính sách quá rắn đề đối phó với người “đồng minh” VNCH mới hỏi lại Nixon.
- Kissinger: “chúng ta làm thế có quá đáng không ?”
- Nixon thẳng thừng đáp: “Nói theo cách khác, tôi không biết liệu các biện pháp răn đe như vậy đã đi quá xa hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì, dù là tệ nhất, kể cả việc cắt lấy đầu hắn ta (tức là Nguyễn Văn Thiệu) nếu việc đó là cần thiết”. Nguyên văn: “Is that going too far?” Nixon asked Kissinger on Jan. 20, 1973. “In other words, I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary”.
Nhà văn kháng chiến Xuân Vũ : Cộng sản Hà nội chuyên nói láo .
Này dư lợn viên H: TT Diệm và TT Thiệu là những nhà lãnh đạo ái quốc nên đều bị người Mỹ chán ghét . TT Diệm vì chống lại quyết định của Kennedy muốn đưa thêm quân Mỹ sang Việt nam mà bị thảm sát . TT Thiệu vì chống lại việc Nixon muốn thuận cho quân Bắc Việt xâm lược ở lại miền Nam mà bị Nixon đe doạ.
Chớ không như bọn phản quốc Hồ chí Minh và Lê Duẫn lấy đít Lenin, Stalin, Mao trạch Đông mà đội lên đầu tôn làm cha, làm thày, tình nguyện làm lính đánh thuê cho bè lũ đế quốc Trung- Xô .
Nói thiệt nghen, Hoàng – Sài Gòn có thể là “cái cục cứt” thiệt, nhưng còn Ngô Đình Diệm thì đã được chính phủ Mỹ đón tiếp nồng hậu như dưới đây;
“Tổng thống Ngô Đình Die5ê thăm Hoa Kỳ”
Hoàng mở mắt ra mà xem “Cái cục cứt” mà còn được nước Mỹ đón tiếp như thế này thì Hoàng – Sài Gòn là cái thứ gì?
Thưa,
Nghe cò mồi Cộng láo hát tỉnh rụi mà anh Ngu….chán mớ đời.
Em cò mần như em nà…bạn đời của các tổng thống Mỹ, mấy chả nói gì em biết hết trọi.
Mắc cười quá.
Mẹ nó chớ, giãi mật của…Mỹ mà diễn giãi theo kiểu cò mồi Cộng láo thì các lãnh đạo miền Nam đều làcac1 thứ….thúi, rẽ tiền.
Ý của chúng nà Hồ chí Minh và đàn em mới nà thứ thiệt, vĩ đại, đỉnh cao trí tuệ…
Thúi vừa phải thôi cò à cò…
Dân tộc VN từ thời có Cộng láo, bị khốn nạn dài dài cho đến hôm nay. Dốt, đói, chuyên bị cò mồi cho ăn…khẩu hiệu lây lất qua ngày.
Đến khi mở cửa học theo lối vận hành xã hội của Diệm, của Thiệu, mới…đở đói, đở dốt.
Nhưng cái tật láo, tự sướng, cũng không bỏ.
Diệm Thiệu, có tệ bạc gì đi nữa, cũng do người dân bầu lên đường hoàng, chính danh.
Còn Hồ chí Minh và các lãnh đạo Cộng láo sau này, chỉ có cha con nó tự bơm, tự phong, tự sướng mí nhau lên mần lãnh đạo…
Xã hội VN do Diệm Thiệu vận hành không có chính sách…láo, lừa dân ngu. Em nào có tài là được…khen ngợi, bất kể mày theo Cộng láo hay không. Con cháu của các em theo Cộng, nhãy núi, vẫn được cắp sách đến trường, lòn sâu, leo cao. Không có cái kiểu…hồng hơn chuyên như Cộng láo.
Thành ra, xã hội VNCH nó hơn một tỉ lần cái xã hội Cộng láo.
Nếu không bị cái nạn Cộng nó …bành trướng, Hàn quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mã lai…sao bằng VNCH?
Thiệt nà…xui, VN máng cái…Cộng láo. Nó láo từ tổng bí thư, chủ tịch nước, cho đến cò mồi rẽ tiền…
Không khá nỗi…
Những lời noí trên chỉ là nói lén, nói sau. Chỉ là nói lén, nói sau lưng Tổng thống Ngô Đình Diệm, nói lén, nói sau lưng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và cũng chỉ được tiết lộ sau khi các vị Tổng thống trên đã qua đời.
Những kẻ nói trên có đứng trên bục nói chuyện của Tổng Thống Mỹ, mang lô gồ Tổng Thống Mỹ mà nói những lời nói súc phạm như trên không? KHÔNG!
Có nói trước mặt các ông NDD, NVT không? KHÔNG!
Có dám “tiết lộ” khi các vị ấy còn sống không? KHÔNG!
TRong lòng những kẻ nói trên nghĩ gì, sau lưng các ông NDD & NVT họ nói gì, mặc lòng, trước mặt các ông NDD & NVT họ luôn luôn tỏ vẻ kính trọng, niềm nở ca ngợi
*****
Những điều nói trên cho thấy họ rất tức giận các ông NDD & NVT vì các vị Tổng thống VNCH không sẵn sàng nghe lời họ.
Nói cách khác họ không phải là, như nick HOàng và bọn trí thức cộng sản Lao động Tàu đẻ chuyên nghề làm chứng gian vu cáo cho họ cái tội danh của bọn cộng sản “chủ tịch” Hồ chí Minh, “THủ tuớng” Phạm Văn Đồng…, bọn tay sai trung thành ngoan ngoãn của giặc Tàu Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai
*****
Giặc tàu Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai luôn luôn tỏ ra niềm nở với bọn cộng sản Hồ chí Minh, với Phạm Văn Đồng, … vì bọn cộng sản Hồ chí Minh & Phạm Văn Đồng luon luôn ngoan ngoãn vâng lời Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai
Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai bảo sao thì Việt cộng Hồ chí Minh làm đúng như vậy
Giặc Tàu Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai bảo VC Hồ chí Minh & VC Phạm Văn Đồng ký văn tự cắt HS & TS dâng cho giặc tàu, thì VC Hồ chí Minh ngoan ngoãn làm theo ngay, thì VC Phạm Văn Đồng ngoan ngoãn làm theo ngay, thì bộ chính trị cộng sản Hà nội 1958 trong đó có Lê Duẩn ngoan ngoãn làm theo ngay
Giặc Tàu Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai bảo VC Hồ chí Minh rước giặc tàu vào hà nội, thì ngày 10-10-1954 VC Hồ chí Minh rước giặc tàu vào hà nội mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới, dụng nên nhà nuớc VNDCCH bìm bịp vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu con đẻ của hiệp định Giơ ne vơ 1954 ô nhục
Giặc Tàu Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai bảo VC Hồ chí Minh VC Phạm văn Đồng cắt VN ở vỹ tuyến 16, thì VC Hồ chí Minh ngoan ngoãn làm theo ngay, bỏ ý địmh cắt VN ở vỹ tuyến 13
Giặc Tàu Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai bảo VC Hồ chí Minh & VC Phạm văn Đồng cắt VN ở vỹ tuyến 17 thì VC Hồ chí Minh ngoan ngoãn làm theo ngay, bỏ ý địmh cắt VN ở vỹ tuyến 16
Sít ta lin & Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai bảo VC Hồ chí Minh & VC Trường Chinh bắn bà Nguyễn THi Năm, khủng bố giết hại hàng trăm ngàn nông dân Bắc Việt, thì VC HỒ chí Minh ngoan ngoãn làm ngay
Với những tên tay sai như VC Hồ chí Minh luôn luôn ngoan ngoãn làm theo lệnh chủ nô như vậy, thì mắc gì mà giặc tàu Mao Trạch Đông & Chu Ân Lai phải tức giận VC Hồ, phải chửi mắng VC Hồ, nhỉa!
Văn Thanh Quang says:
………
“Lộn xộn nội bộ chính quyền Mỹ đã giúp cho CS-BV nắm rõ tình hình, họ ngồi phủi tay cười nhìn Mỹ cấu xé lẫn nhau.”
…………………
Chú Vẹm này vừa dốt lại vừa ngu, nếu bọn CS nhà chú giỏi như vậy thì chẳng đến nỗi tan hoang miền Bắc
Còm của ông bạn cũng giống như cái nick “Chú vẹm ngu” của ông vậy. Hung hăng háu đá quá nên đang chửi chính mình mà không biết? Không chịu đọc cho kỹ rồi viết còm, mà chỉ thích xoi mói bới móc thì có phải người có học?
Nè đọc cho kỹ; ông TĐ viết; “Nói là “để cứu miền nam” vì nếu Nixon không ký được Hiệp định , Quốc hội (DC) sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh (họ đã cảnh cáo Nixon từ trước)”
Tôi góp ý bình luận; “Lộn xộn nội bộ chính quyền Mỹ đã giúp cho CS-BV nắm rõ tình hình, họ ngồi phủi tay cười nhìn Mỹ cấu xé lẫn nhau. Cuối cùng Mỹ đã phải dội bom Hà Nội để buộc CS-BV phải ngồi vào bàn hội nghị để cho quân Mỹ có đuợc danh chánh ngôn thuận rút ra khỏi VN (rút trong danh dự) dễ dàng chứ không phải để cứu Miền Nam như ông TĐ viết.”
Hãy đọc nguyên câu để nắm bắt ý, ông chặt đầu cắt đuôi câu văn của tôi rồì xăm xỏ nói ẩu thì không tử tế chút nào.
Chú Vẹm ngu phải hiểu chữ “lộn xộn” ở đây là quốc hội Mỹ bàn cãi sôi nổi về vấn đề chấm dứt chiến tranh ở VN qua HĐ Balê. Không chỉ tin tức này được báo chí đăng tải hằng ngày mà tình báo của VC cũng như của VNCH thừa biết, vì thế mà CS làm eo làm phách, cố đình trệ không chịu ngồi vào bàn hội nghị.
Vì thế mà Mỹ đã dội bom ồ ạt Hà Nội để buộc CSBV phải ngồi vào bàn hội nghị và ký kết HĐ Balê, Chú Vẹm ngu hiểu chưa?
Xin nhắc nhỏ anh TĐ, Lê Đức Thọ của đoàn Bắc Việt chứ không phải Nguyễn Đức Thọ. Tên thật của Lê Đức Thọ : Phan Đình Khải (10-10-1911 — 16-10-1990).
Trong bài không hề thấy nói đến Nguyễn Đức Thọ, chỉ có nói đến Nguyễn Phú Đức (đại diện TT Thiệu)
Dòm cái hình có hai thằng chụp chung với nhau : một đứa răng hô mã tấu,một
đứa mũi két nhòm mồm . Phía dưới có hàng chữ : Ng̃ Đức Thọ và …
Chắc BBT của ĐCV vướng lỗi typo . Ba thằng đầu sỏ của Vixi thời bấy giờ là :
Nguyễn Hữu Thọ ,Mai Chí Thọ và Lê Đức Thọ , nghe nói ba thằng khốn lịn này là anh em .
Không biết nhà nào khéo đẻ ,toàn lũ đầu trâu mặt ngựa ! Sư bố chúng nó .
Đáng lẽ TĐ sửa tên (Nguyễn Đức Thọ thành Lê Đức Thọ) phải có lời cáo lỗi bạn đọc và cảm ơn người góp ý chứ nhỉ?
Hóa ra TĐ cũng “xoàng”, cư xử thiếu đàng hoàng của người viết “có lòng tự trọng”.
Thày Thừa Cơm làm ơn CHỈ RỎ chổ, đoạn nào Nguyễn Đức Thọ coi.
To: Thày Cộng Sản và Trần Tưởng,
Nhị vị hãy coi lại chứ không có Nguyễn Đức Thọ trong bài cũng như dưới hình.
To: Trần Hoàn:
Đề nghị TH đọc “phản hồi của Thày Thừa Cơm”. Khi TĐ “sửa sai” thì cũng nên có “đôi lời” để bạn đọc không hiểu nhầm “người vạch cái sai của mình”, chính vì lẽ đó cho nên TH mới “phê phán tôi và Trần Tưởng” là “nói láo.
Hành động của TĐ này khác gì “đạo văn”, thiếu tôn trọng độc giả góp ý!.
Tuân Tử dạy “Người chê ta mà chê phải, chính là thày ta. Người khen ta mà khen phải chính là bạn ta. Kẻ nịnh hót ta, chính là kẻ cừu địch hại ta.”
Rất tiếc TĐ (có lẽ) chưa đọc (hay đọc nhưng trí nhớ quá kém) những cuốn sách của các bậc thánh hiền nói về đạo làm người!
Nên nhớ, độc gỉa của ĐVC toàn các cụ U90, U80, U70… giàu kinh nghiệm và kiến thực, nay thuộc loại Thừa Cơm, Rỗi Hơi…. mới đọc ĐCV và phản loạn trên diễn đàn. Còn đám trẻ bận tối ngày lo kiếm cơm nuôi gia đình. chả hơi đâu “”đem việc muôn năm trở lại bàn” và “gái góa lo chuyện triều đình”, bàn chuyện tào lao, vô bổ.
Đôi lời trần tình.
Nhà văn Lỗ Tấn viết: “Muốn viết 1 trang sách phải đọc ngàn trang sách”, như vậy Trọng Đạt viết rất nhiều trang sách, có nghĩa là TĐ phải đọc ngàn vạn trang.
Nhà văn Nam Cao viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương, nhưng sự cẩu thả trong văn chương lại càng đê tiện”.
Vậy TĐ đã đọc những trang sách của 2 nhà văn bậc thày này chưa?
Chuyện thật nhỏ của TĐ là viết nhầm Lê Đức Thọ thành Nguyễn Đức Thọ, khi Thày Cộng Sản “nói nhỏ với TĐ” về sai sót, đáng lẽ ra phải cám ơn Thày Cộng Sản đã giúp mình sửa cái sai và cáo lỗi bạn đọc. Ai dè TĐ tư cách rất xoàng, sửa chẳng thèm xin lỗi độc gỉa, để rồi Trần Hoàn và Tudo.com “hỏi vặn Thày Cộng Sản và Trần Tưởng, coi 2 người ấy là kẻ nói láo, biạ chuyện.
Sao hèn thế Trọng Đạt? Có dám trả lời không?
Thầy thừa cơm, Thầy CS này cũng là người uyên bác, chắc cũng thuộc dòng dõi khoa bảng, thân phụ chắc cũng tốt nghiệp Đại học Chợ Cầu Muối, thân mẫu chắc cũng tốt nghiệp Cao đảng Ngã Ba Chú Ía, Cao đẳng Ngã Năm Chuồng Chó chứ không phải vừa đâu
To: Thày Cộng Sản :
No ông Thày ơi!
Tôi chỉ nghĩ có sự ngộ nhận nào đó nên hỏi lại thôi chớ không có ý hổn láo vậy đâu.
Bây giờ hiểu ra là tôi đã không được đọc trước khi BBT chỉnh lỗi typo.
Thành thật sorry, sorry!
Viễn tượng sụp không còn xa nhưng dù sao việc ký kết Hiệp định Paris tháng 1-1973 đã giúp Đông dương sống còn thêm được vài năm nữa.
Câu kết này khó hiểu quá!
Cuộc chiến đi qua đã lâu ,nhưng vẫn còn tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để
tranh cãi . Không phải tranh cãi về cái kết cục khá rõ ràng của nó ,mà về cái mức độ khó
hiểu của nó . Có lẽ đây là một cuộc chiến khó hiểu nhất thế giới .
Tác giả TĐ đưa ra kết luận khó hiểu như vậy cũng là chuyện bình thường vì chỉ đựa
vào cách suy luận của chính mình .
1/ Miền Bắc thực tâm muốn thống nhất đất nước hay chỉ là bọn đánh thuê cho
mộng bành trướng chủ nghiã cộng sản của hai đế quốc Nga Hoa ?
Với chính sách điệt trí thức của Hồ Chí Minh , kinh tế miền Bắc lụn bại ,phá sản.
Đưới sự lãnh đạo của Hồ và đám đàn em ngu dốt ; kinh tế MB ,nói như kiểu nhà thơ Trần
Vàng Sao,”nhảy núi”,được đưa ra Bắc chưã bệnh : “Nếu không có tài đánh giặc ,miền Bắc
chỉ là một vũng bùn trộn cứt “. Nếu không gây chiến ,sẽ chẳng bao giờ có được từng “cái
kim,sợi chỉ ” viện trợ từ Trung Cộng . Cái khốn nạn của Hồ là : xung phong ,tự nguyện làm
tên lính thí công cho sự bành trướng chủ nghiã cộng sản để đổi lấy khoai sắn cầm hơi !
2/. Mỹ thực tâm muốn giúp miền Nam chống lại họa cộng sản ,hay chỉ là anh nhà
giàu đa sự .Thấy dễ ăn,nhào vào ,thấy tình hình nóng bỏng ,cuốn gói ,chạy làng ?
Mỹ nhảy vào Đông dương , nhưng không có thực tâm tiêu diệt cộng sản bằng
giải pháp quân sự .Mục đích chính là ngăn chặn chớ không phải triệt tiêu cộng sản Bắc
Việt . Đồng sàng nhưng đị mộng , chính quyền miền Nam bị trói vào thế kẹt : từ huề nếu
thắng trận ,còn lại chỉ có con đường duy nhất :thua cuộc . Ông Nhu đã thấy điều nầy từ
sớm ,nếu không thắng được cộng sản trên mặt trận quân sự,tìm giải pháp kinh tế :hiệp
thương ,thí cho thằng chết đói vài tấn gạo ,may ra nó bớt hung hăng . Nhưng giải pháp
này bất thành vì con dao chí mạng cuả anh bạn đồng minh . Kế hoạch bất thành nên cũng
không tiên đoán được tình hình VN sẽ ra sao ,có giống tình trạng giữa Nam Bắc Hàn ngày
nay hay không ? Bắc Hàn vẫn chết đói ,ngửa tay xin viện trợ kinh tế của Nam Hàn hàng
năm,nhưng vẫn sở hữu một kho vũ khí khổng lồ hù doạ để kiếm cơm ?!!!
Hàng vạn tấn bom rơi ở Bắc Việt ,không một tên cộng sản trong bộ sậu tử thương ?
Hồ ,Giáp an toàn bay qua Tầu,qua Nga soành soạch ? Những sân bay trên đất Bắc vẫn
hoạt động ,MiG cổ lỗ vẫn bay lên không chiến ? Thả gián điệp ra bắc để thăm đò mấy cái
nhà lá ,đàn bà con nít còn lại ở hậu phương BViệt ?
Tóm lại ,chả biết anh Mẽo tính toán ra sao , kéo theo VNCH ,làm kẻ thua cuộc ,ăn
bo bo mút chỉ !!!
Tác giả viết: “…phải gấp rút đưa CSVN trở lại bàn Hội nghị để cứu miền nam VN,…”
Ở một đoạn dưới, tác giả nhắc lại:
“Chiến dịch mặc dù bị dư luận trong nước và quốc tế chống đối nhưng đã có kết quả tốt, đưa Hà Nội trở lại bàn hội nghi vào đầu tháng 1-1973, cứu được miền nam.”
Ở đoạn kết, tác giả nhận định: “… ký kết Hiệp định Paris tháng 1-1973 đã giúp Đông dương sống còn thêm được vài năm nữa.” (ngưng trích)
Chiến dịch oanh tạc là nhằm mục đích bắt cộng sản Hà Nội phải quay trở lại đàm phán để ký kết Hiệp Định Paris, nhưng để cứu Miền Nam như tác giả nhận định hay để Mỹ rút quân về “trong danh dự”? – và bỏ rơi đồng minh VNCH để 2 năm sau Miền Nam bị bức tử? Không có hiệp định thì liệu Mỹ có rút hết quân về mau lẹ sau ngày 27 tháng 1 năm 1973? Không có hiệp định thì liệu Miền Nam có mất mau lẹ như thế? Chính Bắc Việt cũng không nghĩ chiến thắng 1975 đến mau lẹ như vậy. Điều này cho thấy Hiệp Định Paris có góp phần làm Miền Nam sụp đổ mau hơn? Vì sự phản bội của đồng minh, tổng thống Thiệu đã nhìn thấy điều này nhưng nhận định sai lầm tình hình và quyết tâm của Mỹ nên mới có những tháu cáy dẫn đến Miền Nam càng mau chóng sụp đổ.
nv
Thưa o/b Nguyễn Văn
Nói là “để cứu miền nam” vì nếu Nixon không ký được Hiệp định , Quốc hội (DC) sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh (họ đã cảnh cáo Nixon từ trước)
-cắt ngân khoản chiến tranh Đông dương của chính phủ
-cắt viện trợ VNCH
Mục đích thỏa mãn yêu cầu của BV để lấy tù binh (580 người) và rút quân
Giữa tháng 12-1972 CSBV phá hòa đàm để chờ Quốc hội ra luật Chấm dứt chiến tranh cho nên Nixon phải hối hả oanh tạc BV để đưa họ vào bàn Hội nghị để cứu miền nam
Nếu Nixon không ký được Hiệp định, nước Mỹ cũng rút quân và lấy tù binh được nhưng bằng đường lối tàn nhẫn hơn (tức ra luật chấm dứt chiến tranh không cần ký Hiệp định)
Xin o/b Nguyễn Văn đọc bài “Trận oanh tạc để cứu miền nam cuối năm 1972” đã đăng vài tuần trước trên DCV
Xin vào link dưới đây
http://old.danchimviet.info/archives/99826/tran-oanh-tac-de-cuu-mien-nam-cuoi-nam-1972/2015/12
Cảm ơn ông TĐ đã giải thích và cho link.
Thưa ông TĐ,
Theo nhận xét cá nhân, chính vì muốn chấm dứt chiến tranh VN nên mới có chuyện Mỹ đi đêm với Tàu, và cũng chính vì bắt tay được với Tàu nên Mỹ mới bỏ rơi Miền Nam VN. Và để khỏi mất mặt với thế giới vì sẽ bỏ rơi MNVN nên Mỹ bằng mọi cách phải buộc cả hai, Bắc Việt và Nam Việt, phải ký hiệp định ngưng bắn và hòa bình để Mỹ rút quân về trong danh dự, coi như hai miền Nam – Bắc VN đã có hòa bình và Mỹ coi như hết trách nhiệm. Mỹ sẽ rút quân về và MN hãy tự lo liệu lấy.
Như ông TĐ đã viết, một điểm chính là, chính vì Quốc Hội Mỹ đe dọa sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt đứt mọi viện trợ, nên chính phủ Nixon càng muốn ký hiệp định mau lẹ để rút, và chính vì vậy mà Nixon ra lệnh oanh tạc Miền Bắc (không phải để cứu MN, cũng không phải để chiến thắng Miền Bắc, và cũng không chấp nhận Bắc Việt thua vì đã có mật ước với Tàu Cộng) mà mục đích chỉ muốn Hà Nội quay trở lại ký hiệp định để Mỹ rút quân về, bỏ luôn tù binh và những người mất tích.
Thiết tưởng trang sử đau thương của dân tộc đã qua; vả lại, tôi cũng không muốn khơi lại vết thương nay đã thành vết sẹo nên xin tạm gác mọi tranh luận. Chân thành cảm ơn tác giả Trọng Đạt và cầu chúc ông luôn an mạnh.
Dạo gần đây, website chạy rất chậm và rất khó vào.
nv
Ông TĐ muốn chữa cháy nhưng lấy lộn can xăng thay vì can nước?
Lộn xộn nội bộ chính quyền Mỹ đã giúp cho CS-BV nắm rõ tình hình, họ ngồi phủi tay cười nhìn Mỹ cấu xé lẫn nhau. Cuối cùng Mỹ đã phải dội bom Hà Nội để buộc CS-BV phải ngồi vào bàn hội nghị để cho quân Mỹ có đuợc danh chánh ngôn thuận rút ra khỏi VN (rút trong danh dự) dễ dàng chứ không phải để cứu Miền Nam như ông TĐ viết.
Trong bài “Mỹ dự định ném bom nguyên tử xuống Điện Biện Phủ 1954″ đúng ra cần phải có dấu hỏi ? như một nghi vấn thì ông Trọng Đạt lại đề cái tiêu đề trần truồng làm cho một số người hiểu nhầm.
Trong bài viết trên ông Trọng Đạt đề cập đến ‘Kế hoạch oanh tạc trải thảm ĐBP bằng B-29 được gọi là Kên Kên, Vulture, mà Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang 300.
Trích đoạn “1966 Bernard Fall có đề cập tới vấn đề xử dụng bom A tại ĐBP, nay hai cuốn sách dầy mới viết về chiến tranh Đông Dương và Điện Biên Phủ của Fredrik Logevall và Ted Morgan cho ta biết thêm nhiều chi tiết về vấn dề này(3). Chuyện xử dụng bom nguyên tử cứu nguy ĐBP mà Ted Morgan đã ví như phim Rashomon (Rashomon-like). Thật vậy các nhân chứng liên hệ nói không giống nhau y như trong cuốn phim nổi tiếng Rashomon của Nhật quay năm 1951, lời khai của các nhân chứng về một vụ án mạng khác nhau hoàn toàn.
Chuyện xử dụng bom nguyên tử để cứu nguy Điện Biên Phủ được nói tới ba lần, một vào đầu tháng tư, ngày 3-4, 4-4 và một vào giữa tháng 4 và cuối cùng vào hạ tuần tháng tư 22-4, 24-4. Nhưng các nhân chứng nói trái ngược nhau, các tác giả cũng nói hơi khác nhau.“.
Điều này có nghiã là chuyện dùng bom nguyên tử đã được đề cập không chính thức của vài người nhưng chính quyền Mỹ đã không có quyết định nào về việc này.
Bởi thế không thể nói là “Mỹ dự định ném bom nguyên tử xuống Điện Biện Phủ 1954″ mà đó chỉ là việc một vài yếu nhân của Pháp và Mỹ bàn luận có nên dùng bom nguyên tử để tiêu diệt Việt Minh ở Điện Biên Phủ không mà thôi.
Ông Trọng Đạt cố ý đặt mấy cái tựa đề chủ quan làm cho người đọc nhầm tưởng là chính phủ Mỹ đã có ý định ném bom nguyên tử ở VN (Mỹ ác thật ?), rồi nay lại Mỹ oanh tạc Hà nội đề cứu miên Nam, nhưng VNCH vẫn thất bại?
Đại hội đảng cộng sản VN rồi cũng sẽ chẳng có gì thay đổi. Bất cứ ai lên lãnh đạo cũng sẽ không thoát khỏi gọng kìm của Tàu và Mỹ. Các ông có tuyên bố gì thì cũng chỉ là mị dân. Đòi đổi mới chính trị để phát triển đất nước nhưng vẫn độc đảng không bỏ điều 4 hiến pháp chỉ vì lo sợ để xoa dịu lòng căm phẫn của dân với đảng. Cộng sản lại lừa dân, lừa từ thế kỷ trước tới thế kỷ này. Nhưng dân bây giờ đâu còn tin đảng nữa!
Nhân bài viết nhắc lại Hiệp Định Paris năm 1973 để Mỹ có cớ rút toàn bộ quân đội bỏ MNVN cho cộng sản Hà Nội xâm chiếm, tới nay, người chủ trương vẫn còn sống và có thấy di hại cho nước Mỹ ngày nay? Nước Mỹ giờ đây đang vất vả đối phó với Tàu chỉ vì ông bộ trưởng ngu ngơ ngày đó.
Quyền lợi của Mỹ ở Á Châu – Thái Bình Dương bị đe dọa nghiêm trọng.
Kể từ khi Mỹ phản bội người bạn đồng minh VNCH để đi đêm bắt tay với Tàu và giúp nước Tàu phát triển kinh tế để ngày nay bị chính Tàu uy hiếp. Tàu muốn đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông mà chính phủ của tổng thống Obama không có bất cứ một chiến lược nào cứng rắn đối đầu. Chẳng lẽ Mỹ chịu thua bỏ mất ảnh hưởng ở Á Châu? Chắc chắn là không, khẳng định như thế. Mất ảnh hưởng ở Á Châu Mỹ cũng sẽ không còn đủ năng lực tạo được ảnh hưởng ở Trung Đông, sẽ không đủ sức bảo vệ được Âu Châu vì đồng minh và bạn bè sẽ không còn tin tưởng ở Mỹ. Mỹ sẽ co cụm. Gần một thế kỷ độc tôn bá chủ thế giới, chưa bao giờ chính phủ Mỹ nói nhiều mà không dám hành động như ngày nay. Tuy vẫn còn là sức mạnh tuyệt đối không đối thủ nhưng ý chí thì nhũn và mềm yếu.
Mỹ hãy tính lại. Không có cuộc chiến nào không đổ máu. VN với hơn 58 ngàn người Mỹ và chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Iraq, Afghanistan, Trung Đông, đệ nhất và đệ nhị thế chiến…và quan trọng hơn nữa là dám đối đầu với toàn khối cộng sản chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh cứu thế giới thoát họa cộng sản.
Không có cuộc chiến nào không tang thương mất mát. Nhưng chính những tang thương mất mát đó đã bồi đắp và tạo nên sức mạnh độc tôn của Mỹ gần một thế kỷ. Liệu Mỹ có còn muốn giữ địa vị đang có?
Sẽ có một trận đối đầu giữa Mỹ và Tàu để khẳng định vai trò độc tôn hoặc Mỹ sẽ phải chịu làm chư hầu như Âu Châu đối với Mỹ ngày nay.
nv
Người Mỹ muốn làm Trùm thế giới nhưng lại không muốn bị thiệt hại nhân mạng
Mới mất mấy chục ngàn lính ở VN đã kêu um lên thì thử hỏi làm được cái trò gì?
Ờ, tụi Mẽo nầy thuộc loại cà chớn chống xăm lăng, chết có vài ngàn là la làng chói lói, thua là phải.
Thấy tụi Bắc Cộng ngon không, chết bao nhiêu chết, mất biển đảo bao nhiêu mất, chỉ cần đuổi Mỹ đi xong là đảng Ba Đình sẽ làm. . . vua và làm đầy tớ Tàu vĩnh viễn.
Chào tác giả Trọng Đạt
Thời điểm hiện nay TK chẳng còn thú vị gì với những bài viết như thế này. Tuy nhiên, khi Tác giả đã viết mà độc giả không quan tâm, không muốn đọc thì thật đáng buồn?
Trích…”Từ hạ tuần tháng 10-1972 cho tới hạ tuần tháng 1-1973, ông Thiệu nhất quyết đòi CSBV phải rút hết về Bắc, TT Nixon đã ủng hộ ông một thời gian nhưng sau đó cũng bất lực. Nixon nói nếu đạt thỏa hiệp đòi BV trả lại đất cho VNCH thì họ sẽ không ký Hiệp định. Có nghĩa là không thể nào đòi họ rút về Bắc (21). TT Nixon đã khuyên ông Thiệu không nên quan tâm việc quân địch còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt, mà vấn đề quan trọng ở chỗ Quốc hội Mỹ có tiếp tục viện trợ và ủng hộ chúng ta hay không (22) Đúng như Nixon đã tiên đoán, năm 1975 Sài Gòn sụp đổ không phải vì BV còn đóng quân ở lại mà vì Quốc hội đã cắt viện trợ bức tử miền nam….“.
Thưa Tác giả
Từ Khi ông Diệm bị Mỹ bật đèn xanh để đám Ma vương Thích Trí Quang và lũ phản tướng giết ông Diệm tháng 11/1963… Người Mỹ đã biết rõ cái tẩy rằng, lũ (tướng ta phản loạn) này coi vậy mà dễ xỏ mũi hơn xỏ mũi trâu, họ chỉ cần bỏ ra vài triệu $ là có thể xỏ mũi và sai khiến chúng được ngay…vì thế mà Mỹ đã tung tiền ra để sai khiến và lèo lái chính trường Miền Nam…!
Trong diễn văn từ chức hôm 21/4/1075 hình như ông Thiệu đã cảm thấy ớn lạnh xương sống khi nghĩ đến cái chết của ông Diệm nên ông đã nói toác ra sự thật đau lòng về số phận của một cựu Tổng thống VNCH đã phải vì…”Vị quốc vong thân, vì dân mà phải bỏ mạng”…nằm chết co quắp trong chiếc MC 113 vì bị lãnh đạn bởi đám quân phản loạn mà chính mình đã nâng niu thăng cấp”…
Và cũng vì vậy mà ông Thiệu đã từ…rất cương quyết, cứng nhắc với “4 KHÔNG”…đành phải xuôi tay ký HĐ-Paris với chẳng còn “KHÔNG” nào nữa…(vì không muốn cùng chung số phận với ông Diệm)?
Trích…” Chiến dịch vận động của ông Thiệu để có một Hiệp định bình đẳng hơn và giữ thể diện quốc gia mới đầu có ý nghĩa nhưng sau dần dần đã đi quá đà nhất là từ đầu tháng 1-1973. Nó gây chia rẽ trầm trọng giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn mà Hà Nội đã khai thác triệt để tại bàn Hội nghị, họ bác bỏ tất cả những đề nghị sửa lại nhiều điểm của VNCH do Kissinger đưa ra ”
Thưa ông Trọng Đạt
Thực ra, “chiến dịch vận động của ông Thiệu để có một Hiệp định bình đẳng hơn” không phải chỉ bị đám “phản chiến ở Mỹ” mà cả đám xôi thịt ở miền Nam tung hấng…không chỉ gây chia rẽ trầm trọng giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn… mà còn làm xáo trộn cả bộ máy chính quyền Sàigòn nữa bởi đàn trâu do Mỹ “xỏ mũi” dẫn dắt, thúc đít nữa…!
Nếu Mỹ buộc cs-Bắc việt rút quân khỏi miền Nam trước khi ký HĐ-Paris (như mong muốn của ông Thiệu)…thì cho dù QH Mỹ có cúp hay cắt giảm việt trợ… thì cộng quân cũng không đủ sức chiếm miền Nam ngày 30/4/1975…một cách dễ dàng như đã xảy ra…Đúng không?
_”Và cũng vì vậy mà ông Thiệu đã từ…rất cương quyết, cứng nhắc với “4 KHÔNG”…đành phải xuôi tay ký HĐ-Paris với chẳng còn “KHÔNG” nào nữa…(vì không muốn cùng chung số phận với ông Diệm)? …
Thưa anh Trung Kiên,
Một người khôn ngoan như ông Thiệu biết chắc Mỹ chẳng dám dại dột chơi trò ám sát như đã làm với ông Diệm năm 1963 nên mới cù cưa với Mỹ suốt nhiều năm . Tuy nhiên cuối cùng ông Thiệu đành phải chịu ký cái HĐ Paris mắc dịch bởi vì Nixon và Kissinger bảo nếu không ký thì họ sẽ vu cho VNCH hiếu chiến, không muốn có hoà bình để Quốc Hội Hoa Kỳ có lý do cắt đứt viện trợ .
Chết thì ai chẳng sợ, nhất là sợ chết vì bị ám toán . Chắc ông Thiệu cũng thế . Tuy nhiên, nếu bảo ông Thiệu chấp nhận ký HĐ Paris vì sợ bị giết kiểu ông Diệm thì thật là sai lầm, không đúng cung cách “bác Tám Thẹo” tí nào .
Thân mến
_”Nếu Mỹ buộc cs-Bắc việt rút quân khỏi miền Nam trước khi ký HĐ-Paris (như mong muốn của ông Thiệu)…thì cho dù QH Mỹ có cúp hay cắt giảm việt trợ… thì cộng quân cũng không đủ sức chiếm miền Nam ngày 30/4/1975…một cách dễ dàng như đã xảy ra…Đúng khổng” …
Cho dù VC có rút hết về Bắc thì chúng cũng có thể quay lại rất nhanh . Nếu Mỹ cúp viện trợ trong khi Liên Sô, Trung Cộng và CSQT cứ tiếp tục cung ứng vũ khí tối tân cho chúng thì VNCH cũng sẽ ô hô ai tai … sớm hay muộn thôi, thưa anh Trung Kiên .
Giá mà “bác Tám” có thể cà khựa với Mỹ được thêm vài năm nữa, cho đến khi VNCH khai thác được đủ dầu xuất cảng … thì Nguyễn Cao Kỳ có thể lái máy bay ra Bắc đánh văng cái Mả Káo ở làng Ba Đình rồi . Tiếc quá phải không anh ?
Chào bác Káo
Lâu rồi không gặp Bác trên ĐCV…Mong rằng Bác vẫn khoẻ?
Góp ý trên chỉ là suy luận với chữ “nếu”, vì tất cả đã qua hơn 40 năm rồi. Điều đáng nói ở đây là cả ông Diệm lẫn ông Thiệu đều không thể cưỡng lại được chủ đích của Mỹ…
Để giết ông Diệm thì Mỹ vẽ ra, một mặt tung dư luận; Diệm độc tài gia đình trị, Diệm kỳ thị tôn giáo, Diệm đàn áp Phât giáo…Mặt khác thì bao che, nâng đỡ Thích trí Quang, bỏ tiền mua chuộc phản tướng làm loạn và sát hại ông Diệm.
Đến phiên ông Thiệu Mỹ cũng bày trò tương tự; hết tố cáo Thiệu tham nhũng đến tiếp tay (gián tiếp) cho VC dịp tết Mậu Thân, làm ngơ để cho chúng tấn công hầu như toàn bộ các tỉnh ở Miền Nam…
Rồi làm áp lực ông Thiệu phải ký HĐ-Paris, cho dù đó là một HĐ bất bình đẳng…đến việc “hứa lèo” với ông Thiệu là sẽ tiếp tục hỗ trợ chiến đấu nếu cs-BV vi phạm HĐ-Paris. Nhưng cuối cùng thì…sự việc đã xảy ra như mọi người đã thấy!
Bác Káo nghĩ rằng;…”Cho dù VC có rút hết về Bắc thì chúng cũng có thể quay lại rất nhanh . Nếu Mỹ cúp viện trợ trong khi Liên Sô, Trung Cộng và CSQT cứ tiếp tục cung ứng vũ khí tối tân cho chúng thì VNCH cũng sẽ ô hô ai tai…“…
…Vậy thì…”bác Tám” có thể cà khựa với Mỹ được thêm vài năm nữa, cho đến khi VNCH khai thác được đủ dầu xuất cảng…” thì cũng sẽ “ô hô ai tai” như Bác nghĩ thôi một khi Mỹ đã nhất quyết rũ áo ra đi, để lại VNCH phải đơn thương độc mã đương đầu với cả khối CS (Nga-Tầu và cả khối cs-Đông Âu đểu yểm trợ cho cs-BV).
Ba đánh một không chột cũng què huống hồ cả một bày CS xâu xé tấn công với đủ mọi thứ vũ khí hiện đại thì miền Nam chịu đâu thấu?
Đâu thể tệ như vậy, anh Trung Kiên . Hiện tại Việt Nam sản xuất chừng 350.000 thùng dầu mỗi ngày . Chúng ta thử tính nếu VNCH khai thác được mỗi ngày chừng nửa số đó rồi nhân $30, chúng ta sẽ có hơn 5 triệu USD/ngày (bằng khoản viện trợ năm 1973) . Với số tiền như thế thì ta có thể đánh đến chừng nào thằng Liên Sô kiệt sức, không còn sữa cho thằng con hoang VC bú mớm …
Giời ạ ! đâu phải khơi khơi mà Bác Tám nhà mình có lần buột miệng mơ thành Tổng Trưởng bộ Dầu Hoả .
Nhân dịp Tết ta sắp đến, chúc anh và quý quyến một năm mới vạn sự như ý .
Hai thằng Káo và Cầy gặp nhau mừng rối rít, tay bắt mặt mừng như vừa ăn cỗ thây ma NĐD về.
Hai bác Fox + TK gặp nhau tay bắt mặt mừng ăn cỗ tưng bừng nói chuyện về NĐD rôm rả.
Xem ra bàn tiệc khá thịnh soạn với càri gà, rựa mận và xương cầy hầm củ chuối, vứt xương xuống đất làm cho lũ káo và cầy tha hồ lượm lặt gặm xương khoái bí tỉ vừa nhai vừa tru hú, còn DLV thì hậm hực?
@Káo và Kầy says:
29/01/2016 at 02:15
“Hai thằng Káo và Cầy gặp nhau mừng rối rít, tay bắt mặt mừng như vừa ăn cỗ thây ma NĐD về.”
Sao em nở dại khờ, chửi hùa bác là. . . . Káo với Kầy!
Đây nầy:
Uncle= Bác
Fox = Cáo ( chồn, chó là giòng họ cầy,cáo)
Nghĩa là: Bác Cáo là Bác Chó.
Ý của họ chửi Bác Hồ là. . . đồ chó đó, vậy mà em cũng nở hùa theo!
Thiệt, tủi cho vong linh. . . Bó Chác quá!
Mai mốt đừng ngu. . .”biện chứng-quá độ” vậy nghen?
Nỗi đau kéo dài bốn mấy năm vẫn chưa nguôi, sao lại ký làm gì, nếu còn ông Diệm, chắc chắn ổng sẽ không ký!
có đến ông Giời cũng không cứu được miền nam khi mà thằng Quốc Hội dân chủ cương quyết đầu hàng CS để lấy kiếm phiếu cho chúng nó
Dear Excellency and Friend,
I thank you very sincerely for your letter and your offer to transport me towards freedom. I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for you and in particular for your great country, I never believed for a moment that you would have this sentiment of abandoning a people which has chosen liberty. You have refused us your protection and we can do nothing about it. You leave, and it is my wish that you and your country will find happiness under this sky. But, mark it well, that if I shall die here on the spot and in my country that I love, it is too bad, because we are all born and must die one day. I have only committed this mistake of believing in you, the Americans.”
Regards,
Prince Sirik Matak.
****
Kính gửi Ngài và Bạn,
Tôi chân thành cám ơn lá thư của Ngài cùng nhã ý đưa tôi đi tìm tự do. Nhưng than ôi, tôi làm sao mà có thể ra đi một cách hèn nhát như vậy được. Đối với Ngài và đặc biệt đối với cái đất nước vĩ đại của Ngài, tôi đã không bao giờ, dù chỉ trong một khoảng khắc, nghỉ là quý vị sẽ lại đành bỏ rơi một dân tộc mà đã quyết định chọn tự do. Ngài đã chối từ chấm dứt bảo vệ chúng tôi và chúng tôi thì cũng không thể làm gì hơn trước việc này. Ngài ra đi, và xin chúc Ngài cùng đất nước của Ngài rồi đây sẽ tìm ra được hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng, xin hãy nhớ kỹ là, nếu tôi phải chết ngay tại chổ và trên đất nước tôi yêu kính, thì quả là quá xấu, vì tất cả chúng ta ai cũng đều được sinh ra và rồi một ngày nào đó cũng sẽ phải chết. Tôi chỉ đã phạm cái lỗi lầm là lở đem niềm tin đặt nơi quý vị, những người Mỹ.
Trân trọng.
Sirik Matak.’
Càng đọc càng thấy tức thằng cọng sản đã đưa dân tộc đến vòng tăm tối !