WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc sao chép một làng của nước Áo

Ngôi làng Hallstadt ở vùng Salzkammergut của Áo tuy chỉ có 800 dân, nhưng từ lâu vẫn là một điạ điểm du lịch nổi tiếng toàn cầu, nhất là vì được UNESCO xếp vào danh sách Di sản thế giới. Mỗi năm, làng Hallstadt thu hút đến 800 ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới, trong số này có không ít du khách từ Trung Quốc.

Làng Hallstatt tại Áo gần hồ Hallstättersee Wikipedia

Ngôi làng nên thơ nằm bên bờ hồ này làm say mê các kiến trúc sư Trung Quốc đến mức mà họ đã quyết định sao chép nguyên xi đem về nước. Theo báo chí Áo, một công ty địa ốc Trung Quốc đã dự trù xây một ngôi làng theo đúng nguyên bản Hallstadt, nhưng lại “quên” xin phép chủ nhà.

Hóa ra là trong suối thời gian qua, các kiến trúc sư Trung Quốc đã trà trộn vào du khách để chụp hình ngôi làng dưới đủ mọi góc cạnh, để để làm tư liệu đem về nước xây một ngôi làng y chang, thậm chí đào cả một hồ nước kế bên. Điều đáng nói là trưởng làng Alexander Scheutz chỉ tình cờ nghe nói đến dự án này qua một tham tán kinh tế Áo ở Hồng Kông. Thậm chí, ông còn được mật báo là công trình xây dựng làng sao chép đã được tiến hành từ lâu rồi.

Không chỉ xây ngôi làng Hallstadt giống y chang, công ty địa ốc Trung Quốc nói trên dường như còn đề nghị rằng hai ngôi làng, làng sao chép và làng nguyên bản, sau này sẽ kết nghĩa với nhau ! Một phái đoàn của dân làng Hallstadt cũng sẽ được mời sang thăm Trung Quốc để “tăng cường quan hệ”.

Dân làng Hallstadt dĩ nhiên là rất bất bình khi nghe tin này, nhất là các vị trách nhiệm của giáo xứ, bởi lẽ ngay cả nhà thờ của họ cũng bị sao y bản chánh. Về phần trưởng làng Alexander Scheutz, tuy không giận dữ, nhưng ông đã thông báo chuyện này cho UNESCO. Dẫu sao thì việc sao chép làng sang Trung Quốc cũng có cái hay là sẽ thu hút thêm du khách từ Trung Quốc tới làng này.

Vấn đề là sao chép nguyên xi một ngôi làng có phải là việc hợp pháp hay không? Đây là điều mà ngay chính UNESCO cũng chưa biết xử lý ra sao, vì trên nguyên tắc, tất cả những gì ở bên ngoài đều là thuộc lĩnh vực công.

Đây không phải là lần đầu tiên các kiến trúc sư Trung Quốc sao y bản chánh một ngôi làng ở châu Âu. Tại thành phố Anting, cách Thượng Hải 30 km, vào năm 2006, người ta đã dựng lên một “Thị trấn Anting Đức”, không khác gì phong cách kiến trúc của Đức, thậm chí có cả các vòi nước trang trí bằng những bức tượng của Goethe và Schiller. Gần thành phố Thành Đô vào năm 2005, một ngôi làng kiểu Anh đã được khai trương, cũng y chang ngôi làng Dorchester ở miền Tây Nam nước Anh. Một năm sau đó, thành phố mang tên Thames Town ở ngoại ô Thượng Hải cũng đã được hoàn tất, có cả một nhà thờ cao 66 mét, sao y bản chánh giáo đường Bristol.

Nguồn: Thanh Phương (RFI)

5 Phản hồi cho “Trung Quốc sao chép một làng của nước Áo”

  1. 1/86 tr. con chim says:

    Người Tầu, không phải không có người tài giỏi. Nhưng tại cái chế độ cs khốn nạn này nó sinh ra cái thế hệ khốn kiếp, làm thui chột đi những tinh hoa của xã hội hơn tỷ dân. Từ đó nó mới đẻ ra những hành động đê hèn- vô ý thức!

  2. No-Ho says:

    Trung Quốc nổi tiếng là nước chuyên copy những sản phẩm của thế giới ấy vậy mà vẫn có một cái sản phẩm rất tuyệt vời mà nó vẫn chẳng bao giờ dám copy,thậm chí còn sợ hãi, đó là : tự do, dân chủ.

  3. Đỗ Mười says:

    Đỗ mười cái thằng Tầu, không có cái gì là chúng nó không nhái được. Đến ngôi làng mang bản sắc của một dân tộc hoàn toàn khác, chúng nó cũng không tha. Sao chúng nó không nhái luôn người da trắng đi nhỉ?

  4. Nguyen Van Lang says:

    Người Tàu không phải là thiếu thông minh hoặc thiếu sáng kiến trong mọi lãnh vực. Riêng về kiến trúc không thôi, những nét đặc trưng của người Tàu qua những chùa chiền, cung thất, tư dinh vv… với mái ngói cong vút và những hình tượng chạm trổ công phu xây dựng trên những đỉnh núi cheo leo không thôi, cũng đã từng làm cho bao du khách Tây phương phải ngây ngất ngưỡng mộ.

    Nếu nhà đương cuộc TQ là những người biết trân trọng nền văn hiến của nước họ và biết thuơng yêu chính dân tộc mình thì thiết tưởng, họ chỉ cần tập trung sáng kiến của nhân dân hầu phát huy văn hóa của chính họ là đủ, nếu không muốn nói là họ có thể chinh phục trái tim nhân loại một cách hòa bình, chứ đâu cần phải đi ăn cắp hoặc bắt chước theo người khác !

    Đằng này, ngay từ lúc đầu, đảng CSTQ chỉ chủ trương dùng bạo lực để cai trị người dân, lại dùng đủ mọi thủ đoạn để ăn cướp của chính nhân dân TQ và của bất kỳ lân bang nào yếu hơn họ. Thuợng bất chánh thì hạ tắc loạn. Chính sách này đã nhập nhiễm vào tâm lý của mọi tầng lớp nhân dân TQ, cho nên ta không lấy làm lạ khi thấy người Tàu vẫn tự cho mình quyền sang đoạt những gì không phải là của mình, miễn là mang về những lợi nhuận kếch xù cho chính họ và không bị ai phạt thì thôi.

    Thế nên, TQ là nước dẫn đầu những hiện tượng sao chép lậu, ăn cắp sáng kiến, làm hàng nhái lại của bất kỳ một ai trên thế giới. Từ nhà nước đến nhân dân TQ bỗng có cái tâm lý ăn cướp của kẻ khác một cách công khai và hàng loạt như ở chỗ không người. Họ ngang nhiên và trắng trợn đến độ họ không màng gì đến luật pháp, chẳng kiêng sợ gì một ai, còn chà đạp lên cả những gì mà họ đã ký kết.

    Gần đây nhất, sự kiện họ cướp ngang Biển Đông, khăng khăng tự cho mình “chủ quyền không thể tranh cãi” ở đây, cũng không ra ngoài cái não trạng ấy.

    Thế giới, nhất là Tây Phương phải kiên quyết ngăn chận bọn ăn cướp TQ ngay từ lúc này.

Phản hồi