WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn Thái Lan nghĩ về Việt Nam

Yingluck Shinawatre - hình trên facebook của bà

Tuần qua có 2 sự kiện xảy ra ở Thái Lan làm tôi phải suy nghĩ bâng quơ. Sự kiện thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan có nữ thủ tướng. Sự kiện thứ hai là một anh nghiên cứu sinh cũ và bạn tôi đã chính thức được Vua Thái Lan ban hàm giáo sư. Nhìn Thái Lan không thể không nghĩ đến Việt Nam …
Thế là Thái Lan có nữ thủ tướng. Lần đầu tiên trong lịch sử, Thái Lan có nữ thủ tướng. Mà lại là nữ thủ tướng trẻ trung, xinh đẹp, học giỏi, và … giàu có. Sinh năm 1967, bà Yingluck Shinawatra mới tròn 44 tuổi. Nhìn mặt thấy rất nữ tính, nhưng trang phục thì rất Tây và tân thời. Ra đời ở Chiang Mai, tốt nghiệp cử nhân từ Đại học Chiang Mai, masters từ Đại học Kentucky State về quản trị công cộng. Là giám đốc của tập đoàn bất động sản, bà và ông chồng thuộc vào hàng triệu phú. Nói tiếng Anh thông thạo. Nói tóm lại, bà có tất cả tố chất của một người phụ nữ Á châu hiện đại và sẵn sàng tham chính.

Thật là khó tin, khi chỉ cách đây 2 tuần một anh bạn Thái thông thạo tình hình chính trị bên ấy nói Thái Lan chưa sẵn sàng cho một nữ thủ tướng đâu. Nhưng tôi phải hỏi tại sao không? Tại sao không có một nữ thủ tướng? Úc có nữ thủ tướng. Pakistan, Ấn Độ, Anh, Đức, v.v. cũng thế. Câu hỏi tại sao cũng có thể áp dụng cho Việt Nam. Tại sao một ngày nào đó Việt Nam ta không có nữ thủ tướng. Việt Nam đâu có kì thị nam nữ, nên chuyện nữ thủ tướng Việt Nam, hay nữ chủ tịch nước là chuyện hoàn toàn khả dĩ.

Anh bạn tôi là CP, từng là postdoc ở Viện Garvan khoảng 5 năm trước. Ở Thái Lan, hình như tất cả các bác sĩ đều được gửi đi nước ngoài để huấn luyện một thời gian như là giai đoạn postdoc, do Nhà nước tài trợ hoàn toàn. CP đã chọn nhóm của tôi để tiêu ra một năm. Trong vòng một năm, anh làm được nhiều việc, không nhớ bao nhiêu công trình, nhưng chúng tôi vẫn hợp tác ngay cả sau khi anh về Thái Lan. Chúng tôi đã đứng tên chung cả chục công trình trên các tập san quốc tế. Anh chiếm được nhiều giải thưởng cao quí ở bên Thái Lan, có giải do đích thân thủ tướng Abhisit Vejjajiva vinh danh. Nói chung, anh là một “ngôi sao” đang lên trong thế giới y khoa bên Thái Lan. Rồi anh được tiến phong chứ cdanh phó giáo sư. Hai tuần trước anh báo tin rằng sau 9 tháng xét duyệt, anh đã được Vua Thái Lan chính thức công nhận chức danh giáo sư. Chức danh giáo sư bên Thái Lan là một vinh dự lớn, nên anh mừng lắm. Tôi dĩ nhiên là mừng cho anh bạn. Anh bạn tôi xứng đáng với chức danh đó. Anh đã công bố hơn 20 công trình trên các tập san quốc tế, khoảng 10 công trình trong nước; có nhiều đóng góp nhiều cho chuyên ngành; có nhiều đóng góp cho cộng đồng; và có tên tuổi trong thế giới chuyên ngành loãng xương.

Sự thăng tiến của anh làm tôi suy nghĩ về tình trạng bên nhà. Chính phủ Việt Nam có chính sách nào khuyến khích bác sĩ ra nước ngoài như Thái Lan? Hình như là không. Đào tạo chuyên khoa bên Việt Nam có như Thái Lan? Câu trả lời cũng không. Qui trình đề bạt chức danh giáo sư có nghiêm minh và chuẩn mực như Thái Lan? Cứ đọc bài dưới đây thì thấy câu trả lời cũng “không”. Xin nói sơ qua về quá trình tiến cử và bổ nhiệm bên Thái Lan. Ứng viên làm hồ sơ xin đề bạt, với 10 công trình ứng viên ưng ý nhất, cộng với sách vở và bằng chứng nghiên cứu độc lập (về cái khoản này, hội đồng khoa bảng bên đó yêu cầu tôi phải viết một thư chứng nhận rằng anh ta độc lập), rồi qua phản biện kín, rồi phỏng vấn, và sau cùng là Nhà vua tiến phong. Nói chung, qui trình này hoàn toàn giống với nước ngoài (chỉ không giống chỗ Nhà Vua tiến phong, nhưng tôi nghĩ chỉ là hình thức mà thôi). Không biết ở Thái Lan có ai than phiền về qui trình tiến phong chức danh giáo sư, nhưng ở nước ta, năm nào cũng có lời xầm xì chung quanh chuyện phong học hàm giáo sư. Như Tuần Việt Nam mới có bài “nhục lắm” (Chuyện phong học hàm: “Nhục lắm, em ạ!”), đọc lên là thấy đằng sau bao nhiêu tiêu cực. Nhục sao thì tôi không biết, nhưng tôi chưa thấy nơi nào có qui định lạ lùng về điểm bài báo công bố trên các tập san quốc tế bằng điểm các bài báo công bố trên các tập san trong nước không có hệ thống bình duyệt. Với một tiêu chuẩn như thế thì Việt Nam còn thua Thái Lan rất xa.

Nhưng sự thật là Việt Nam ta thua Thái Lan về mọi mặt. Về kinh tế, GDP của Thái Lan hơn ta gầp 2 lần. Vì dân số Thái Lan (64 triệu) ít hơn Việt Nam (86 triệu), nên GDP đầu người của Thái Lan cao gấp 3 lần Việt Nam. Ngoài ra, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan (8%/năm) cao hơn Việt Nam khoảng 18%.

Ngoài ra, số bài báo khoa học của Thái Lan trong 10 năm 1998-2008 cao hơn Việt Nam gấp 4.2 lần. Chỉ số kinh tế tri thức của Thái Lan hạng 63 (trên 145 nước), cao hơn Việt Nam 43 bậc! Nói tóm lại, xét trên bất cứ chỉ tiêu nào, Việt Nam cũng đều thua Thái Lan. Chẳng những thua, mà còn thua xa. Vậy mới “đau” chứ.

Nhưng tại sao chúng ta thua họ? Suy đi nghĩ lại tôi thấy có lẽ vì những lí do sau:

Thứ nhất, họ có nhiều người có tài và có tâm hơn ta. Nhìn qua thế hệ lãnh đạo trẻ của họ, phải công nhận là họ giỏi. Như anh bạn tôi, ông cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, bà tân thủ tướng là những người cùng thế hệ, xấp xỉ cùng độ tuổi. Họ học hành đàng hoàng. Họ được đào tạo bài bản. Họ có cơ hội đi nước ngoài và tiếp cận văn hóa phương Tây, cách làm hiện đại. Họ có trình độ ngoại ngữ tốt và tỏ ra rất văn minh. Họ còn có tâm, vì tất cả đều là người có tôn giáo (Phật giáo), họ quan tâm đến sự phát triển của Thái Lan hơn là lợi ích cá nhân. Ngay cả khi ông thủ tướng Abhisit Vejjajiva thất cử, ông cũng hành xử một cách rất tử tế, chứ không phải “ăn không được thì đạp đổ” hay đố kị. Nói tóm lại, nói theo ngôn ngữ hiện nay, họ có tâm và có tầm cao hơn nhiều người trí thức Việt Nam chỉ biết quan tâm đến chức vụ của mình.

Thứ hai, họ dân chủ hơn ta. Theo cái nhìn của phương Tây thì Thái Lan chưa hẳn là dân chủ. Theo quan điểm Việt Nam thì Việt Nam cũng có dân chủ, nhưng “dân chủ tập trung”. Nhưng khách quan mà nói, mức độ dân chủ của Thái Lan cao hơn ta. Rõ ràng, họ có tranh cử đàng hoàng, và người dân đi bầu chọn người mình tin cậy. Người Thái cũng biểu tình thoải mái, trong khi người Việt chỉ biểu tình chống Tàu đã bị “hỏi thăm” và “làm việc”.

Thứ ba, Thái Lan có đạo đức xã hội tốt hơn Việt Nam. Tôi ghé Thái Lan nhiều lần trong mấy năm qua, và lần nào cũng thấy ấn tượng với người Thái. Họ có vẻ thành thật, dễ mến, và hiếu khách. Họ có Phật giáo làm kim chỉ nam đạo đức xã hội. Còn “phe ta” thì thật là kinh khủng. Học trò gọi thầy bằng “thằng”, và khi cần hành hung luôn thầy cô. Hôi của ngay trên đường phố giữa thanh thiên bạch nhật. Phần lớn du khách đến Việt Nam là một đi không quay lại. Tôi là người Việt mà mỗi lần đi du lịch ở mấy chỗ có du khách đều nơm nớp lo sợ bị chặt chém, mắng mỏ, và hành hung. Nếu có thước đo, tôi nghĩ đạo đức xã hội Việt Nam chắc thấp hơn Thái Lan rất nhiều.

Thái Lan và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa và chủng tộc (chứ đừng lầm rằng Việt Nam và Trung Hoa tương đồng), nhưng cạnh tranh nhau trong suốt nhiều thế kỉ. Nên nhớ rằng trước 1975 họ chỉ bằng hoặc kém ta về kinh tế, giáo dục, khoa học. Vậy mà nay thì họ đã bỏ ta quá xa trên hầu như bất cứ lĩnh vực nào (ngoại trừ quân sự). Không biết các bác đang điều hành đất nước nghĩ gì về Thái Lan và ta. Dĩ nhiên, Thái Lan không phải là tấm gương để chúng ta noi theo, nhưng ít ra, bài học phát triển của họ cũng làm cho ta phải suy nghĩ tại sao chúng ta tụt hậu.

© NVT

(nguyenvantuan.com)
Dưới đây là vài dữ liệu dân số tôi sưu tầm được để so sánh VN và Thái Lan. Biểu đồ thứ nhất cho thấy dân số giữa hai nước; biểu đồ 2 là tỉ lệ tử vong ở trẻ em.  Dân số Thái Lan nói chung sẽ không đạt con số 100 triệu như VN, nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em (một chỉ số đo lường “phúc lợi” xã hội) thì họ hơn hẳn ta, từ nay và 90 năm sau.

16 Phản hồi cho “Nhìn Thái Lan nghĩ về Việt Nam”

  1. Quang Huy says:

    Tôi thừa nhận TQ là kẻ khổng lồ đáng sợ, luôn bá quyền và tham lam. Nhưng nếu vì thế mà nói như tác giả bài viết rằng: “Thái Lan và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa và chủng tộc (chứ đừng lầm rằng Việt Nam và Trung Hoa tương đồng)” thì quả là cố chấp và phủ nhận sự thực, dù là sự thực này trong HIỆN TẠI làm chúng ta bực bội, khi ngoài khơi là sự tranh chấp mà TQ đang dùng sức mạnh, lấy thịt đè người hèn hạ !

    Về mặt văn hóa mà nói, Thái, Lào, Miến Điện và Campuchia gần như là khuôn đúc của văn hóa Hindu, Ấn Độ hay còn gọi là Indosphere. Còn VN, Nhật Bản, Hàn Quốc đều ảnh hưởng mạnh mẽ bởi TQ to lớn, còn gọi là Sinosphere. Và trong cách sinh họat hằng ngày, lề thói của người Việt cũng ảnh hưởng bởi Nho giáo với các quy tắc trên dưới, cách ăn mặc kín đáo, cách ăn uống ngó trước ngó sau, cách thưa gửi khi đi khi về, v.v….

    Về mặt con người, người Thái và Lào có thể có gốc gần, như bạn iBi nói, có thể người Thái và Lào là Mân Việt, còn người Việt thì từ Lạc Việt, các nước này đều nằm trong nhóm Bách Việt. Khi đã nhắc đến nhóm Bách Việt này, qua những nghiên cứu kỹ lưỡng, thì các cộng đồng sống ở phía Nam Trung Quốc ngày nay cũng thuộc nhóm này, như vậy, xét về họ hàng, người Việt rất gần với những người TQ ở phía Nam (tất nhiên vì ngày nay họ bị người Hán phương Bắc sáp nhập và đồng hóa, nên những người này giờ đều được gọi là người TQ). Đó là lý do phần lớn người Việt có da sáng (dĩ nhiên do khí hậu nắng nóng, nên không phải ai cũng có da sáng nếu cứ ở ngoài nắng suốt ngày), có những nét khác biệt với các sắc dân ĐNÁ khác như Campuchia (Khmer), Indonesia, Malaysia, Philippines,…

    Như vậy, xét về mặt dân tộc, phủ nhận sự liên hệ giữa VN và TQ (đúng hơn là Nam TQ, nhưng Nam TQ phần nào cũng là TQ) xét về khoa học là sai.

    Về đặc điểm kinh tế, tôi không đánh giá cao Thái Lan hay Philippines, cả 2 nước này đều tránh được các cuộc chíến tranh và hòa bình trong cả trăm năm qua, nếu xét về logic, họ phải hơn cả Hàn Quốc (vốn cũng có chiến tranh) và Nhật Bản (thiệt hại nặng sau chiến tranh TG). Nhưng bây giờ họ đang ở đâu ???? Xếp trên ta 1 tý, còn Philippines thì cũng ngang ngang VN.

    Quá TỆ cho những đất nước được hưởng ưu ái từ sự hòa bình gần như tuyệt đối ! Vì vậy, đừng đem Thái mà so sánh với VN, nếu có, hãy lấy tấm gương của Nhật Bản (hoặc nếu thấy quá khó, hãy chuyển qua lựa chọn dễ hơn 1 tý: Hàn Quốc) cho VN ta, họ mới xứng đáng !

  2. DJLeevn says:

    Nguoi dan Thai Lan co dau khon ngoan – Con nguoi dan Viet Nam qua khon ranh.
    ( Toi dam khang dinh vi toi o Thai duoc hon 2 nam roi )

  3. Nguyễn Vũ says:

    Bác Tuấn chỉ so sánh theo diện đồng đại mà quên chiều lịch đại, chỉ thiên về logic mà quên lịch sử. Nên nhớ Thái Lan hàng trăm năm nay không có chiến tranh, còn Việt Nam, cuộc chiến tranh kéo dài hàng trăm năm (với Pháp, Mỹ, và cả Trung Quốc) mới chỉ kết thúc cách đây 30 năm. Nếu so sánh sức công phá của chiến tranh với sức công phá của 1 quả bom đối với 100 mét vuông đất chẳng hạn, có thể thấy: Thái Lan được xây dựng trên 100 mét vuông đất nguyên vẹn lành lặn, chẳng bị quả bom nào cả, còn Việt Nam bắt đầu xây dựng trên 100 mét vuông đất bị một quả bom nguyên tử nổ tung, khoét thành hố sâu hoắm. Trải qua hàng trăm năm chiến tranh, hàng chục triệu người chết, vài chục triệu người bị thương hoặc bị ảnh hưởng chất độc da cam, mà phần lớn họ là những người ưu tú; đất đai, núi rừng, sông ngoì bị tàn phá; các phong tục, tập quán, lối sống vì chiến tranh mà bị biến đổi.. Vậy nên Việt Nam có chênh lệch bấy nhiêu so với Thái Lan thì cũng chưa là gì cả (ấy là chưa nó Việt Nam còn nhiều điểm đã đuổi kịp và sắp vượt cả Philipine, Indonessia và thậm chí cả Thái Lan). Chỉ nhìn vào mấy con số so sánh đó rồi khái quát non…thì quả thật là mới nhìn đồng đại mà quên lịch đại, mới chỉ nhìn thấy logic mà quên lịch sử. Đó không phải là cách nhìn của nhà khoa học.

  4. Le TOm says:

    So sánh kiểu này chắc không có sự kiện 1975 VN chắc cũng giàu như Hàn Quốc quá.Nếu vậy sao mấy nước châu Phi,đông nam Á khác lúc trước 1975 xuất phát cũng bằng Hàn Quốc mà sao giờ vẫn ngèo thế nhỉ,dù theo TBCN.

  5. vn says:

    Thế mà cứ ngỡ Vietnam là “đỉnh cao của trí tuệ, trái tim của nhân loại, lương tri của loài người”. Hỡi ôi, nghe mà thấy…nhục

  6. hungdungnkt says:

    THAI LAN la mot nuoc FREEDOM . con VN ta la nuoc CS, mot nghich ly ro rang .lam sao co mot WOMAN de lam do te cho che do CS.dat nuoc Vn bay gio hay de cho gioi tre tu chon lay con duong di . hay vi mot tinh thuong yeu non nuoc VIEt ,dung nen dem cai toi of nhung ke ban nuoc truoc 75, than ai

Phản hồi